Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

55 429 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

Trang 1

MỤC LỤC

Mở đầu ………1

Chương 1 Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Của Đề Tài 4

1.1 Lý Luận Chung Về Nhãn Hiệu Và Sức Mạnh Nhãn Hiệu 4

1.1.1 Khái niệm về nhãn hiệu 4

1.1.2 Thế nào là một nhãn hiệu mạnh 5

1.1.3 Sự tồn tại của nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng 5

1.1.3.1 Sự nhận thức nhãn hiệu 5

1.1.3.2 Hình ảnh nhãn hiệu 6

1.1.4 Giá trị đầu ra của một nhãn hiệu mạnh 7

1.1.4.1 Sự trung thành đối với nhãn hiệu 7

1.1.4.2 Việc chấp nhận giá cao 7

1.2 Phương Pháp Đo Lường Giá Trị Một Nhãn Hiệu 8

1.2.1 Phương pháp định tính 8

1.2.2 Phương pháp định lượng 8

1.3 Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu 9

1.3.1 Các định hướng chiến lược 11

1.3.2 Các giải pháp Marketing 11

1.3.2.1 Giải pháp về sản phẩm 11

1.3.2.2 Giải pháp về giá 12

1.3.2.3 Giải pháp về phân phối 12

1.3.2.4 Giải pháp về các phương tiện truyền thông 13

1.3.2.5 Sử dụng đòn bẩy các yếu tố liên kết nhãn hiệu thứ cấp 16

1.3.2.6 Cải thiện các dịch vu 16ï Chương 2: Thực Trạng Nhãn Hiệu Eurotile 17

2.1 Giới Thiệu Về Thị Trường Gạch Men Tại Việt Nam 17

2.1.1 Tình hình cung trên thị trường 17

2.1.2 Tình hình cầu trên thị trường 19

2.1.2.1 Sức tiêu thụ 19

2.1.2.2 Khách hàng 20

2.2 Giới Thiệu Về Nhãn Hiệu Eurotile 26

2.2.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty liên doanh gạch men Mỹ Đức 26

2.2.2 Giới thiệu về Eurotile 27

2.2.3 Tình hình hoạt động, kinh doanh 28

2.2.3.1 Sản xuất 28

Trang 2

2.2.3.2 Phân phối 28

2.2.3.3 Hoạt động Marketing – Quảng bá nhãn hiệu 31

2.3 Thực Trạng Nhãn Hiệu Eurotile 31

2.3.1 Đo lường mức độ tồn tại của nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng 31 2.3.1.1 Đo lường mức độ nhận biết nhãn hiệu 31

2.3.1.2 Kênh thông tin nhận biết nhãn hiệu 34

2.3.2 Đo lường đánh giá về hình ảnh nhãn hiệu 36

2.3.3 Đo lường kết quả kết quả của một nhãn hiệu mạnh mang lại 39

2.3.3.1 Sự trung thành với nhãn hiệu 39

2.3.3.2 Việc chấp nhận giá cao 42

Tóm tắt những thời cơ, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của Eurotile 43

Chương 3: Các Đề Xuất Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile 44

3.1 Mục Tiêu Và Phương Hướng 44

3.1.1 Tăng cường sự hận biết nhãn hiệu 44

3.1.2 Tập trung xây dựng hình ảnh nhãn hiệu 44

3.1.3 Nâng cao tỷ lệ khách hàng và khả năng định giá cao 44

3.2 Nhóm Đề Xuất Về Định Hướng Cho Nhãn Hiệu Eurotile 45

Các nhóm chiến lược 45

3.2.1 Đề ra viễn cảnh của nhãn hiệu 45

3.2.2 Xác định lại khách hàng mục tiêu 46

3.1.3 Định vị thị trường 46

3.2.4 Duy trì và khai thác các thành phần của nhãn hiệu 47

3.3 Các Giải Pháp Marketing 47

3.3.1 Giải pháp về sản phẩm 47

3.3.2 Giải pháp về giá 48

3.3.3 Giải pháp về phân phối 49

3.3.4 Giải pháp về truyền thông 49

3.3.4.1 Mục tiêu truyền thông 49

3.3.4.2 Kênh truyền thông 50

3.3.5 Sử dụng đòn bẩy các yếu tố nhãn hiệu thứ cấp 51

3.3.6 Nâng cao chất lượng các dịch vụ 51

3.3.7 Những đề xuất khác 52

Kết luận 53 Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

- Nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình và có giá trị của một doanh nghiệp Với quan điểm Marketing hiện đại, xây dựng một nhãn hiệu mạnh là cách tiếp cận hiệu quả nhất để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm Trong đó, công tác đo lường và nâng cao sức mạnh nhãn hiệu là một công đoạn quan trọng của công việc quản lý nhãn hiệu

- Cũng như những ngành khác trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất gạch men cũng đang chịu áp lực cạnh tranh rất gay gắt Trong điều kiện như vậy, vấn đề nâng cao sức mạnh nhãn hiệu là một trong những giải pháp nhằm tạo ra và nâng cao vị thế cạnh tranh cho sản phẩm

* Với những lý do trên, tôi đã chọn hướng áp dụng những cơ sở khoa học của công tác đo lường và nâng cao sức mạnh nhãn hiệu cho ngành gạch men cao cấp Nhãn hiệu được sử dụng cho đề tài là nhãn hiệu gạch men Eurotile của Công ty liên gạch

men Mỹ Đức, nơi tôi đang công tác Do vậy, tôi đã chọn đề tài “ Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình

2 Mục tiêu của đề tài

Ỵ Tiếp cận về đo lường sức mạnh nhãn hiệu trên quan điểm lấy khách hàng làm trọng tâm cho thị trường gạch men

Ỵ Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao sức mạnh của nhãn hiệu Eurotile trong thời gian sắp tới

Trang 4

3 Phương pháp nghiên cứu

- Dựa vào lý thuyết khoa học về nhãn hiệu của các chuyên gia Marketing nổi tiếng như Kevin Lane Keller, Philip Kotler và vận dụng các nguyên lý đó vào thực tiễn để tiến hành đo lường, phân tích và đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao sức mạnh cho nhãn hiệu Eurotile

- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (sử dụng các số liệu thứ cấp của Hiệp hội gốm sứ Việt Nam, Công ty Customer Insights,…) và các nguồn tài liệu nghiên cứu thị trường của Công ty liên doanh gạch men Mỹ Đức

4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng khách hàng nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu “những người sử dụng gạch dân dụng” trong khi các kênh phân phối phổ biến của thị trường gạch men bao gồm: kênh dân dụng (Công ty bán qua các đại lý), kênh công trình (Công ty bán trực tiếp và gián tiếp) và kênh xuất khẩu (Công ty bán trực tiếp)

- Khu vực nghiên cứu: giới hạn nghiên cứu tại hai thành phố chính là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, hai thành phố này chiếm khoảng 60% tỷ trọng doanh số của Eurotile

5 Kết cấu luận văn

* Luận văn được chia thành ba chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

Chương này sẽ trình bày các khái niệm về nhãn hiệu, phương pháp đo lường và nâng cao sức mạnh nhãn hiệu

Trang 5

- Chương 2: Thực trạng nhãn hiệu Eurotile

Trong chương này, ta tìm hiểu sơ lược thị trường gạch men và nhãn hiệu Eurotile Trình bày các kết quả nghiên cứu liên quan đến những yếu tố quyết định đến sức mạnh nhãn hiệu Eurotile trong mối quan hệ so sánh với các nhãn hiệu cạnh tranh

- Chương 3: Đề xuất nâng cao sức mạnh nhãn hiệu Eurotile

Chương 3 sẽ đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức mạnh nhãn hiệu thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh của nhãn hiệu cũng như nhằm tối ưu hóa tiềm năng của Công ty trong việc đầu tư phát triển nhãn hiệu

* Ngoài ra, luận văn còn bao gồm các phần: - Mở đầu

- Danh mục các kí hiệu - Danh mục các bảng biểu - Danh mục các sơ đồ và đồ thị - Phụ lục

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lý Luận Chung Về Nhãn Hiệu Và Sức Mạnh Nhãn Hiệu

1.1.1 Khái niệm về nhãn hiệu

- Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, nhãn hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ thiết kế, … hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”

- Trong tình hình hiện tại, khi người tiêu dùng đang phân vân khi phải đối diện với hàng loạt thông tin về sản phẩm, sự đa dạng của hàng hoá cùng với dịch vụ thì việc xây dựng một nhãn hiệu khác biệt, ấn tượng, đi sâu vào tâm trí của khách hàng chính là điều kiện sống còn của doanh nghiệp

- Trong xây dựng nhãn hiệu, một khái niệm quan trọng ta cần quan tâm đó là “chất lượng cảm nhận” Để hiểu thêm về điều này, ta làm rõ các cấp độ chất lượng của

một sản phẩm

- Chất lượng một sản phẩm được chia làm 3 cấp độ: Lợi ích cơ bản của sản phẩm (cấp độ 1) Lợi ích cụ thể của sản phẩm (cấp độ 2) Lợi ích gia tăng của sản phẩm (cấp độ 3)

- Với sự cạnh tranh gay gắt cũng như tiến trình chuyển giao công nghệ ngày càng nhanh trên phạm vi toàn cầu thì các cấp độ 1 & 2 không còn là những công cụ cạnh tranh hữu hiệu và cấp độ 3 đã thể hiện ưu thế của mình Đó là cấp độ các lợi ích gia tăng của sản phẩm được tạo nên từ sự cảm nhận của người tiêu dùng Điều này cho

Trang 7

thấy chất lượng sản phẩm ở góc độ chất lượng cảm nhận là vô cùng quan trọng Tuy vậy, điều này không có nghĩa là phủ nhận tầm quan trọng của hai cấp độ 1 & 2 trên, đó là mức độ cơ bản mà sản phẩm phải đạt được

1.1.2 Thế nào là một nhãn hiệu mạnh?

* Một nhãn hiệu mạnh là nhãn hiệu có tầm ảnh hưởng mạnh đến khách hàng Sự ảnh hưởng này được thể hiện qua: sự tồn tại của nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng và những giá trị đầu ra mà một nhãn hiệu mạnh mang lại

- Sự tồn tại của nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng chính là nguồn tạo nên sức mạnh cho nhãn hiệu Sự tồn tại này được đo lường thông qua hai yếu tố chính:

Sự nhận biết nhãn hiệu

Hình ảnh về nhãn hiệu trong tâm trí của khách hàng - Những giá trị đầu ra một nhãn hiệu mạnh được cụ thể qua:

Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu Chấp nhận trả giá cao để sử dụng nhãn hiệu đó

* Ta sẽ tuần tự bàn đến các tiêu thức này ngay ở các phần tiếp theo

1.1.3 Sự tồn tại của nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng

1.1.31 Sự nhận biết nhãn hiệu (Brand Awareness)

* Sự nhận biết nhãn hiệu thông thường được đo lường ở ba mức độ - TOM (Top of mind) : nhận biết đầu tiên về nhãn hiệu

Đây là việc nhận biết đầu tiên về nhãn hiệu khi nhắc đến một ngành cụ thể nào đó

Ví dụ: Lúc đặt câu hỏi: “ Khi nhắc đến gạch men, Anh/Chị nghĩ ngay đến nhãn hiệu

nào?” Câu trả lời của khách hàng trong trường hợp này chính là nhãn hiệu TOM Đây là mức độ nhận biết nhãn hiệu cao nhất

Trang 8

- (Spontaneous): nhận biết không cần trợ giúp về một nhãn hiệu

Đây là thứ tự ưu tiên sau TOM Ở mức độ này, khách hàng có thể tự nhớ ra nhãn hiệu mà không cần sự hỗ trợ nào khác, tuy nhiên đây không phải là nhãn hiệu đầu tiên được họ nghĩ đến và nêu ra, khi được đề cập đến các nhãn hiệu trong ngành nghiên cứu

- (Aided Brand Awareness): sự nhận biết cần trợ giúp

Khách hàng phải được đọc, xem tên, thậm chí logo mới nhận ra nhãn hiệu

1.1.3.2 Hình ảnh nhãn hiệu (Brand Image)

- Hình ảnh nhãn hiệu là tập hợp những đặc tính của nhãn hiệu được khách hàng nhớ

tới Nếu như nhận biết nhãn hiệu là điều kiện cần thì việc tạo dựng ra một hình ảnh nhãn hiệu mạnh, độc đáo và được khách hàng đánh giá cao là điều kiện đủ để tạo ra

một nhãn hiệu mạnh

- Để tạo dựng được hình ảnh nhãn hiệu, ta cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nó Các yếu tố này được phân thành ba nhóm chính, đó là:

Nhóm những đặc tính nhãn hiệu

Nhóm những lợi ích nhãn hiệu mang lại

Nhóm thái độ của khách hàng đối với nhãn hiệu

- Và để tạo ra hình ảnh của một nhãn hiệu mạnh, điều quan trọng là ta phải có được những đặc tính nhãn hiệu mạnh, khác biệt và được khách hàng đánh giá cao

Đặc tính nào của nhãn hiệu được xem là mạnh khi nó chính là những thông tin được khách hàng nhớ đến và trên nền tảng đó ảnh hưởng đến quyết định nhãn hiệu của họ

Đặc tính nào của nhãn hiệu giúp khách hàng thỏa mãn được nhu cầu của họ càng nhiều thì càng được khách hàng đánh giá cao

Trang 9

Đặc tính nào của nhãn hiệu được xem là khác biệt khi nó thực sự thuyết phục được khách hàng nên mua nhãn hiệu này mà không phải nhãn hiệu khác Điều này là một quyết định cực kỳ quan trọng cho công tác định vị

1.1.4 Giá trị đầu ra của một nhãn hiệu mạnh

1.1.4.1 Sự trung thành đối với nhãn hiệu

- Sự trung thành của khách hàng được thể hiện phổ biến qua các điểm: mua thường xuyên hơn, giới thiệu cho nhiều người và ít bị ảnh hưởng bởi những mẫu quảng cáo của đối thủ

- Sự trung thành đối với một nhãn hiệu có giá trị rất lớn Nó giúp ta giữ được một mức doanh thu nhất định do đã có một số lượng khách hàng thân thiết sẵn có Sự trung thành giúp ta giảm được chi phí marketing để duy trì khách hàng cũng như quảng bá nhãn hiệu Đó chính là một rào cản hiệu quả nhất cho nhãn hiệu trước đối thủ cạnh tranh do chi phí của việc thu hút khách hàng mới thường rất tốn kém Ỵ Vì thế cần phải tăng cường tỷ lệ khách hàng trung thành với nhãn hiệu

1.1.4.2 Việc chấp nhận giá cao

- Giá cao của một nhãn hiệu xuất phát là từ giá trị gia tăng của sản phẩm mang lại Công tác xây dựng nhãn hiệu của hoạt động marketing chủ yếu xoay quanh vấn đề này Đó là lý do khi một nhãn hiệu có được chất lượng cảm nhận nhất định mang lại càng nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng thì nó càng có khả năng được chấp nhận ở mức giá cao cấp

1.2 Phương Pháp Đo Lường Sức Mạnh Nhãn Hiệu

- Để đo lường sự tồn tại của nhãn hiệu trong tâm trí của khách hàng và hình ảnh

nhãn hiệu, cũng như các giá trị đầu ra của một nhãn hiệu mạnh mang lại, ta cần tiến hành song song giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng

Trang 10

1.2.1 Phương pháp định tính

- Đây là phương pháp giúp tìm ra những đặc tính của chủng loại sản phẩm được khách hàng quan tâm để từ đó tiếp tục đo lường sự hài lòng của họ về nhãn hiệu đó cũng như sự khác biệt giữa các nhãn hiệu với nhau

- Có nhiều phương pháp để thực hiện, trong đề tài này ta sử dụng phương pháp chuyên gia (các trưởng phòng, ban của Công ty liên doanh gạch men Mỹ Đức) để xác định các đặc tính của nhãn hiệu cần đo lường

1.2.2 Phương pháp định lượng

- Phương pháp định lượng giúp ta đo lường phần trăm khách hàng nhận biệt được nhãn hiệu và không nhận ra nhãn hiệu; xác định trong số những khách hàng nhận biết được nhãn hiệu thì bao nhiêu phần trăm thuộc dạng nhận biết đầu tiên về nhãn hiệu (TOM), bao nhiêu nhận biết nhãn hiệu không cần hỗ trợ và bao nhiêu là thuộc dạng nhận biết cần hỗ trợ

- Bên cạnh đó, ta cũng có thể dùng thang đo danh xưng để tính số phần trăm khách hàng đồng ý với những yếu tố liên kết hình ảnh nhãn hiệu được nêu ra trong phương pháp định tính để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong tâm trí khách hàng

- Ngoài ra, với phương pháp này, ta sẽ tính được tỷ lệ khách hàng trung thành với nhãn hiệu thông qua các tiêu thức như: họ tiếp tục sử dụng hoặc giới thiệu nhãn hiệu đến người khác

- Và dựa trên những yếu tố liên kết hình ảnh nhãn hiệu có ảnh hưởng đến khách hàng, ta tiến hành đo lường mức độ thỏa mãn của từng nhãn hiệu phân tích Những yếu tố liên kết hình ảnh nhãn hiệu nào càng có được sự thỏa mãn của khách hàng thì yếu tố đó càng đuợc khách hàng đánh giá cao (favorable)

Trang 11

- Kế đến, ta tiến hành phân tích trong sự so sánh tương quan với đối thủ để tìm ra được đâu là yếu tố vượt trội của nhãn hiệu cần phân tích đối với đối thủ cạnh tranh để tiếp tục tạo nên sự khác biệt

1.3 Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu

- Nâng cao sức mạnh nhãn hiệu chính là việc tạo ra một hình ảnh nhãn hiệu độc đáo, được khách hàng quan tâm và in sâu trong tâm trí khách hàng cũng như có được các kết quả đầu ra như tỷ lệ khách hàng trung thành cao, ấn định được mức giá cao trên thị trường

- Mục đích: làm tăng sự tồn tại của nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng cũng như đẩy mạnh được những giá trị đầu ra cao của một nhãn hiệu

* Sự tồn tại của nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng

- Đối với nhận biết nhãn hiệu, ta cần đẩy mạnh các thang đo TOM, Spontaneous, Aied brand awareness Theo AC Nielsen, chuẩn ta cần vươn đến cho các thang đo trên như sau:

Tỷ lệ khách hàng biết đến nhãn hiệu tiến đến 100% TOM đạt tối thiểu 50%

- Nếu các thang đo này nhỏ hơn tiêu chuẩn trên, đầu tư vào sự nhận biết nhãn hiệu sẽ vẫn mang lại hiệu quả Ta cần tiếp tục có những hoạt động xây dựng sự nhận biết nhãn hiệu tích cực hơn Để làm được điều này, việc xác định các kênh truyền tải thông tin nhãn hiệu cũng như nội dung chính cần truyển tải là gì làm một vấn đề hết sức quan trọng

- Để thực hiện được điều này, ta cần làm cho nhãn hiệu ngày càng gần gũi với khách hàng mục tiêu thông qua các kênh giao tiếp Marketing tích hợp như quảng

Trang 12

cáo, trưng bày, … sẽ được trình bày trong phần các kênh giao tiếp Marketing tích hợp bên dưới

* Hình ảnh nhãn hiệu

- Dựa trên những yếu tố liên kết hình ảnh nhãn hiệu chính, ta tiến hành đo lường sự thỏa mãn của khách hàng với những tiêu thức đó trong mối tương quan với những đối thủ cạnh chính trên thị trường

- Trên cơ sở đo lường và phân tích, ta sẽ biết được những lợi thế và hạn chế về hình ảnh nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh Từ đó, ta xác định đâu là yếu tố liên kết hình ảnh nhãn hiệu mà ta cần đầu tư để tạo ra một nhãn hiệu thật sự mạnh mẽ, độc đáo và được khách hàng ưa chuộng

* Các đầu ra của sức mạnh nhãn hiệu

- Đo lường tỷ lệ khách hàng trung thành để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao lượng khách hàng trung thành cho nhãn hiệu

- Về giá cả, ta tiến hành đo lường giá của nhãn hiệu đang nghiên cứu trong sự tương quan với đối thủ cạnh tranh Sau đó tiến hành đánh giá sự hài lòng của khách hàng về mức giá này

Lưu ý: ta cần phân tích các cơ sở trên trên quan điểm của công ty, khách hàng và

đối thủ cạnh tranh để có được những định hướng phù hợp với thực trạng của công ty và thị trường

- Để thực hiện được điều này, đầu tiên ta cần quan tâm đến những định hướng mang tính chiến lược mà nhãn hiệu sẽ theo đuổi Trên cơ sở đó, ta triển khai các giải pháp marketing để thực hiện định hướng đã đề ra

- Một lần nữa, ta cần lưu ýnhững định hướng và chương trình này cần được đưa ra trong mối tương quan giữa thực trạng nhãn hiệu, đối thủ cạnh tranh và khách hàng

Trang 13

1.3.1 Các định hướng chiến lược

* Định hướng phát triển nhãn hiệu là yếu tố hàng đầu cần phải quan tâm Trong phần này, ta cần xem xét các vấn đề sau:

- Thị trường mục tiêu: xác định xem thị trường mục tiêu có đủ hấp dẫn để ta tiếp tục đầu tư khai thác hay không? Hoặc thị trường mục tiêu hiện tại còn phù hợp với tình hình biến động của thị trường và nội tại của Công ty hay không?

- Định vị nhãn hiệu: xác định yếu tố tạo nên sự khác biệt cho nhãn hiệu để tập trung xây dựng nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh cho nhãn hiệu trong thị trường mục tiêu đã chọn

- Các phần tử của nhãn hiệu như logo, khẩu hiệu, màu sắc,… những yếu tố này cần hỗ trợ cho nhãn hiệu dễ được nhận biết và khác biệt hơn

1.3.2 Các giải pháp Marketing giúp nâng cao sức mạnh nhãn hiệu

1.3.2.1 Giải pháp về sản phẩm

- Sản phẩm chính là yếu tố cơ bản để tạo ra sức mạnh nhãn hiệu Vì vậy, từ khâu thiết kế, sản xuất, bán hàng và các dịch vụ khác đều phải hướng đến việc tạo ra một hình ảnh tích cực cho nhãn hiệu thông qua các yếu tố liên kết nhãn hiệu mạnh, được ưa thích và độc đáo

- Chiến lược sản phẩm yêu cầu phải được lựa chọn phát triển những lợi ích hữu hình và vô hình mà khách hàng mong đợi

- Và một điều cần lưu ý chính là chất lượng cảm nhận (perceived quality) là một đặc tính quan trọng của nhãn hiệu rất có ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng

1.3.2.2 Giải pháp về giá cả

- Để xác định được chiến lược giá phù hợp trong việc xây dựng và nâng cao sức mạnh nhãn hiệu, ta có thể sử dụng mô hình xác định giá theo giá trị (Value

Trang 14

Pricing) Đây là mô hình xác định giá do Kevin Lan Keller đề nghị trên cơ sở dung hòa ba yếu tố:

Chi phí thiết kế và phân phối sản phẩm Chi phí sản xuất sản phẩm

Giá bán của sản phẩm

- Chi phí thiết kế và phân phối sản phẩm: đây là những chi phí cần thiết để tạo ra nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, lưu thông sản phẩm cũng như các dịch vụ tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm Như đã trình bày ở phần “Sản phẩm” trong chương này, đây là khoản đầu tư cần thiết để tạo nên sức mạnh nhãn hiệu, không phải là khoản chi phí Vì vậy, ta không cần phải giảm thiểu khoản đầu tư này mà cần đầu tư tối ưu để tạo ra giá trị của nhãn hiệu theo mong đợi

- Chi phí sản xuất: đây là chi phí dùng để sản xuất ra sản phẩm với những đặc tính đã được xác định trong phần thiết kế Trong công đoạn này, cần quan tâm đến vấn đề tiết kiệm chi phí để có giá thành thấp nhất

- Giá bán sản phẩm: là mức giá mà khách hàng đồng ý trả cho tất cả những lợi ích và giá trị mà họ có được từ sản phẩm Rõ ràng, sự cảm nhận của khách hàng về giá trị và lợi ích mà sản phẩm mang lại đóng vai trò then chốt để quyết định vấn đề

này

1.3.2.3 Giải pháp về phân phối

- Các kênh phân phối không đơn thuần chỉ là nơi phân phối hàng mà đây còn là một trong những công cụ để nâng cao sức mạnh nhãn hiệu bằng cách đẩy mạnh sự nhận biết nhãn hiệu và cải thiện cho các yếu tố liên kết nhãn hiệu

Trang 15

- Điều này được thực hiện thông qua sự ảnh hưởng của các yếu tố liên kết về tên tuổi của kênh trung gian đến nhãn hiệu, các hoạt động trưng bày, hợp tác quảng cáo cũng như thái độ và hành vi của các kênh trung gian về nhãn hiệu đó

1.3.2.4 Giải pháp về các phương thức giao tiếp Marketing,

- Giao tiếp Marketing là một công cụ được các doanh nghiệp sử dụng để thông tin, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng đối với nhãn hiệu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Đây là một giải pháp quan trọng để khách hàng biết đến nhãn hiệu và các đặc tính của nó

- Ta có nhiều phương thức giao tiếp Marketing để lựa chọn Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao và mức độ cộng hưởng tốt nhất của các công cụ này trong việc truyền tải thông tin nhằm nâng cao sức mạnh nhãn hiệu cũng như ngân sách đầu tư, ta cần quan tâm đến việc kết hợp nhiều phương tiện truyền thông cùng một lúc để có hiệu quả nhất Để đạt điều này, ta cần lưu ý mức độ phù hợp về ý nghĩa và nội dung tất cả các thông điệp cần giao tiếp trên mọi kênh truyền thông

- Bảng 1 liệt kê các kênh giao tiếp Marketing ta có thể sử dụng Và một công cụ giao tiếp marketing nào cũng cần đảm bảo:

Có thể tiếp nhận được (có thể nghe, nhìn được); Thu hút được sự chú ý

Hiểu được

Nhận được phản ứng tích cực từ người tiếp nhận

Khiến người tiếp nhận thông tin sẽ dự định và mong muốn thực hiện theo nội dung họ tiếp nhận

Trang 16

Bảng 1:

Các kênh giao tiếp Marketing

Quảng cáo qua phương tiện truyền

thông đại chúng Truyền hình Truyền thanh Báo

Tạp chí Quảng cáo bằng hình thức phản hồi

Phương tiện truyền thanh Các ấn phẩm

Internet (e-mail,…) Quảng cáo tại chỗ Bản tin, pano, áp phích

Bảng hiệu Tranh ảnh

Tại các rạp chiếu phim Trên các phương tiện vận tải Quảng cáo tại điểm mua hàng Tại giá trưng bày hàng

Trên lối đi giữa các gian hàng Các xe đẩy hàng trong siêu thị Đài hoặc tivi trong cửa hàng

Các hoạt động xúc tiến thương mại Hỗ trợ bằng tiền cho khách khi mua hàng Hỗ trợ bằng tiền cho việc trưng bày hàng Các biện pháp xúc tiến bằng tiền

Các cuộc thi và các biện pháp khuyến khích giao dịch

Các chương trình huấn luyện, đào tạo Các cuộc triễn lãm thương mại

Hợp tác quảng cáo Các hoạt động xúc tiến bán hàng Hàng mẫu

Phiếu cắt trên báo để dự thưởng Thưởng bằng tiền

Các cuộc thi bốc thăm may mắn Tặng thêm hàng

Phiếu giảm giá, khách hàng thân thiết,…

Trang 17

Tặng thêm hàng Giảm giá

Marketing và tài trợ thông qua các

sự kiện nổi bật, tài trợ Thể thao Nghệ thuật

Hoạt động giải trí

Hội chợ và các ngày lễ hội Từ thiện

Quan hệ khách hàng và các hoạt động thu hút sự chú ý của khách hàng

1.3.2.5 Sử dụng những đòn bẩy các yếu tố liên kết nhãn hiệu thứ cấp

* Các yếu tố nhãn hiệu thứ cấp phổ biến là: - Nhãn hiệu công ty

- Nhãn hiệu quốc gia - Kênh phân phối

- Những nhãn hiệu khác

- Dùng những người nổi tiếng để quảng bá nhãn hiệu - Những sự kiện và hoạt động tài trợ

1.3.2.6 Cải thiện các dịch vụ

- Ta cần quan tâm cải thiện các dịch vụ trước và sau khi bán hàng để tạo nên giá trịgia tăng cho nhãn hiệu.

Trang 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHÃN HIỆU EUROTILE 2.1 Giới Thiệu Về Thị Trường Gạch Men Tại Việt Nam

2.1.1 Tình hình cung trên thị trường

- Tình hình cung trên thị trường gạch men nhìn chung đã vượt cầu Ta có thể tham khảo số liệu về sản xuất, tiêu thụ và tồn kho của gạch men theo bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2:Tình trạng sản xuất – tiêu thụ – tồn kho gạch men trong nước Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

(Theo số liệu Hiệp hội gốm sứ Việt Nam)

- Khúc thị trường gạch men cao cấp chiếm khoảng 20 – 25% thị trường, chiếm khoảng 19-20 triệu m2/năm được cung cấp chủ yếu bởi các nhà sản xuất trong nước (tham khảo bảng 3)

Bảng 3:Công suất thiết kế các nhà máy gạch men cao cấp tại Việt Nam Tên Công ty Nhãn hiệu Công suất thiết kế (triệu m2)

Trang 19

- Bên cạnh đó, một lượng hàng cao cấp và thứ cấp được nhập khẩu từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Malaysia, … đã làm tình hình cạnh tranh của thị trường gạch men thêm phần gay gắt

- Trong số những nhãn hiệu cao cấp trên, American Home hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do kinh doanh không hiệu quả và đang trong quá trình chuyển nhượng Trong thời gian tới, khúc thị trường cao cấp sẽ chỉ là sân chơi của Đồng Tâm, Bạch Mã và Eurotile Tuy vậy, sự trở lại của American Home vẫn là một điểm đen cần theo dõi vì đây là một nhãn hiệu có tiềm lực

- Hiện nay, Đồng Tâm là nhãn hiệu có khả năng phục vụ thị trường cao nhất với công suất 9 triệu m2/năm, gồm 2 nhà máy tại miền Nam và miền Trung Chủng loại hàng hóa và sản phẩm của Đồng Tâm giới thiệu ra thị trường rất đa dạng về kích thước và thiết kế Sự đầu tư vào các hoạt động Marketing cùng với việc có mặt lâu đời đã làm cho nhãn hiệu Đồng Tâm thật sự quen thuộc với thị trường gạch men Tuy nhiên, Đồng Tâm chưa thể bứt phá được về mặt thiết kế (ta sẽ làm rõ trong các phần sau)

- Bạch Mã là nhãn hiệu có khả năng phục vụ thị trường đứng thứ hai với công suất 4 triệu m2/năm Chủng loại hàng hóa của Bạch Mã tương đối đa dạng, mẫu thiết kế cũng được thị trường chấp nhận

- Eurotile là nhãn hiệu có công suất thiết kế thấp nhất trong khúc thị trường cao cấp Với chiến lược sử dụng men mờ – xu hướng chung của thị trường gạch men thế giới - trong thời gian dài nên đã dần được thị trường chấp nhận Hiện tại, khả năng khai thác công suất và tiêu đã đạt gần 87% so với công suất thiết kế và thường bị thiếu hàng vào mùa cao điểm Tuy vậy, Eurotile vẫn là nhãn hiệu được đánh giá là có chất lượng và sang trọng

Trang 20

- Tóm lại, trong khúc thị trường gạch men cao cấp hiện nay, ta chỉ cần quan tâm đến 3 nhãn hiệu chính là Đồng Tâm, Eurotile và Bạch Mã

2.1.2 Tình hình cầu trên thị trường

2.1.2.1 Sức tiêu thụ

- Theo số liệu bảng 2, tình hình tiêu thụ gạch men đang ở mức tăng trưởng cao, trung bình 30%/năm Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức tương đối cao, trên 7%/năm cùng với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã và đang tạo nên mức thu nhập ngày càng cao cho người dân, đặc biệt là tại Hà Nội và TP.HCM Và xu hướng xây dựng nhà cửa mới theo kiểu nhà lầu, biệt thự với trang trí nội thất hiện đại rất thịnh hành Ngoài ra, một bộ phận người nước ngoài sống và làm việc ở Việt Nam cũng muốn trang trí nhà cửa và văn phòng làm việc theo phong cách phương Tây Do vậy, xu hướng chi tiêu cho gạch men cao cấp của thị trường Việt Nam ngày càng tăng là tất yếu

- Để thấy rõ hơn về khúc thị trường cao cấp, ta tham khảo số liệu phân nhóm các hộ gia đình theo thu nhập tại TP HCM theo biểu đồ sau:

4 0 3 4

2 7 2 4 2 43 2

3 0

3 2 3 1 3 01 8

1 9 2 0

2 22 09

1 3 1 4

1 61 7

0 %2 0 %4 0 %6 0 %8 0 %1 0 0 %

2 0 0 02 0 0 12 0 0 22 0 0 32 0 0 4

A : > 1 0 0 0 U S D / t h a ùn gB : 5 0 0 - 9 9 9 U S D / t h a ùn gC : 3 0 0 - 4 9 9 U S D / t h a ùn gD : 1 5 0 - 2 9 9 U S D / t h a ùn gE : < 1 5 0 U S D / t h a ùn g

(Nguồn: Công ty Customer Insights)

Đồ thị 1:Phân loại thu nhập hàng tháng của hộ gia đình qua các năm tại TP HCM

Trang 21

- Số liệu cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình loại A (có thu nhập trên 1.000 USD/tháng tại TP.HCM đang có xu hướng tăng lên

2.1.2.2 Khách hàng:

- Như phạm vi nghiên cứu của đề tài đã nêu, trong phần này, ta chỉ tiến hành nghiên cứu hành vi mua hàng của đối tượng khách hàng là những người tiêu dùng (consumers)

- Những phân tích này sẽ là nền tảng quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức mạnh nhãn hiệu Eurotile ở chương 3

Hành vi tiêu dùng của khách hàng

- Theo lý thuyết về hành vi tiêu dùng, quy trình mua hàng của người tiêu dùng bao gồm: Nhận thức nhu cầu Ỵ Tìm kiếm thông tin Ỵ Đánh giá các lựa chọn Ỵ Quyết định mua Ỵ Thái độ sau khi mua

- Theo số liệu bộ phận nghiên cứu thị trường của Công ty liên doanh gạch men Mỹ Đức (tham khảo cách thực hiện nghiên cứu ở phụ lục 1), ta có thể miêu tả những động thái của khách hàng trong thị trường gạch men như sau:

* Nhận thức nhu cầu:

Nhu cầu của khách hàng chủ yếu được tạo ra từ những yếu tố nội tại Đó là khi người tiêu dùng có nhu cầu lát gạch men do sửa hoặc xây nhà Và việc xây, sửa nhà chỉ được thực hiện một vài lần trong đời người Vì vậy, khách hàng sẽ rất ít bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại vi

* Tìm kiếm thông tin và đánh giá các lựa chọn:

Khách hàng chỉ quan tâm đến việc tìm kiếm thông tin khi họ có nhu cầu thực sự Việc tìm kiếm các thông tin về nhãn hiệu được thực hiện trước khi xây nhà Đối với

Trang 22

thị trường gạch men, mùa cao điểm bắt đầu từ tháng 6 đến cuối năm.Biểu đồ doanh số của Eurotile là một ví dụ minh chứng cho điều này Vì vậy, nhu cầu tìm kiếm thông tin gạch men sẽ bắt đầu vào tháng 4 hàng năm

Năm 2003Năm 2004

Đồ thị 2:

Doanh số theo tháng của nhãn hiệu Eurotile qua các năm 2003 -2004

- Nguồn thông tin người tiêu dùng quan tâm là: Bạn bè và người thân (36%) Các cửa hàng bán vật liệu xây dựng (34%) Tham khảo kiến trúc sư (19%) Trực tiếp đến các phòng trưng bày (11%)

- Và phần lớn những khách hàng đã qua giới thiệu của người thân, kiến trúc sư đều đến thăm các cửa hàng (58%) và phòng trưng bày (62%) và khách hàng đến phòng trưng bày đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn thiết kế (83%) (nếu có)

- Ngoài ra, Tạp chí “Nhà Đẹp” cũng là một nguồn thông tin mà khách hàng quan tâm khi cần tìm thông tin cho việc xây nhà của mình

Trang 23

- Những thông tin khách hàng quan tâm và dùng để đánh giá chính là: uy tín nhãn hiệu, giá, màu sắc, họa tiết của bề mặt viên gạch

- Việc lựa chọn nhãn hiệu được dựa vào việc biết đến nhãn hiệu và hình ảnh (hay sự hiểu biết) về nhãn hiệu đó

- Về giá cả khách hàng quan tâm đến mức giá chấp nhận Sự đánh giá này được xác định dựa trên những lợi ích khách hàng có được so với mức giá mà họ phải trả - Về lựa chọn màu sắc, họa tiết: khách hàng chủ yếu dựa vào các yếu tố đẹp, dễ nhìn, sang trọng, trang nhã và đa dạng về mẫu mã Đây là những yếu tố mang tính trực quan, khách hàng rất dễ nhận biết

* Quyết định mua hàng:

- Khách hàng chủ yếu mua gạch tại các đại lý gần nhà (chiếm 60%), tại các chợ vật liệu xây dựng (20%) như đường Tô Hiến Thành, Bạch Đằng, Phan Đình Phùng,… - Tỷ lệ khách hàng quyết định nhãn hiệu nào sẽ mua trước khi đi đến phòng trưng bày và cửa hàng để xem mẫu là rất cao (52,5%) Nhóm nhãn hiệu khách hàng quan tâm (considertation set) này chủ yếu là Đồng Tâm (49%), Bạch Mã (35%) và Eurotile (29%)

- Đối với những khách hàng chưa có dự định quan tâm đến nhãn hiệu nào (chiếm 47,5%) thì lại được các đại lý ưu tiên giới thiệu Bạch Mã (chiếm 57%), Đồng Tâm (chiếm 42%), American Home (chiếm 28%) và chỉ 23% dành cho Eurotile

Lý do gạch men của Đồng Tâm và Bạch Mã được giới thiệu là vì họ cho rằng các sản phẩm này bền, đa dạng mẫu và quá phổ biến (đặc biệt là Đồng Tâm) Đối với Eurotile, các đại lý dựa vào yếu tố chất lượng tốt (60%) và về màu sắc, thiết kế bề mặt (chỉ chiếm 27%)

Trang 24

- Khúc thị trường cao cấp, khách hàng sẽ có sự lựa chọn giữa 3 nhãn hiệu chính là Đồng Tâm, Bạch Mã và Eurotile Việc chọn nhãn hiệu nào phần lớn do các quý ông đề nghị (chiếm 52%), từ kiến trúc sư (14%)

- Việc lựa chọn nhiều nhãn hiệu gạch khác nhau cho ngôi nhà của mình là rất phổ biến, ta có thể đơn cử tình trạng sử dụng của Eurotile như sau:

Đồ thị 3:

Thực trạng việc sử dụng Eurotile

- Theo số liệu bên dưới, ta thấy chỉ 1/3 khách hàng là sử dụng hoàn toàn Eurotile, 67% khách hàng còn lại xác nhận họ đã sử dụng chung với những nhãn hiệu khác Những nhãn hiệu được sử dụng chung là Đồng Tâm (chiếm 33%) và Bạch Mã (chiếm 13%)

- Trong khi đó việc quyết định màu, mẫu gạch và giá cả thường đều do hai vợ chồng cùng quyết định Ý kiến của kiến trúc sư đứng hàng thứ hai và kế đến là những đề nghị của nhân viên tại các phòng trưng bày

* Thái độ sau khi mua:

- Khi mua và sử dụng, khách hàng sẽ đánh giá lại tổng thể về nhãn hiệu mà họ đã chọn Nhận xét này không chỉ dựa trên những chất lượng, tính thẩm mỹ của sản phẩm mà còn liên quan đến các dịch vụ như giao hàng, tư vấn lát gạch, mức độ đáp ứng nhu cầu về sản phẩm (đủ hàng để cung cấp đúng tiến độ của khách hàng hay không?)

33% 67

Sử dụng nhiều nhãn hiệu kết hợp

Trang 25

- Trong đó, chọn sử dụng cho ngôi nhà của mình hoặc giới thiệu cho người quen đối với những nhãn hiệu mà mình hài lòng Và ngược lại, họ có xu hướng chuyển sang dùng nhãn hiệu khác hoặc thậm chí khuyên người khác không nên dùng nếu không hài lòng Điều này thật sự quan trọng đối với thị trường gạch men cao cấp vì hiện nay phần lớn phương tiện tuyên truyền chủ yếu được khách hàng biết đến các nhãn hiệu gạch men là nguồn thông tin truyền miệng Ngoài ra, việc khách hàng thường sử dụng nhiều loại gạch cho ngôi nhà của mình (như đã trình bày ở trên) cũng là một động thái mà ta cần quan tâm để tạo nên hình ảnh nhãn hiệu tốt trong đầu khách hàng

Ỵ Có thể tóm tắt hành vi tiêu dùng của khách hàng thị trường gạch men cao cấp theo sơ đồ sau:

Tìm kiếm thông tin Nhận thức

nhu cầu

Đánh giá các lựa chọn

Quyết định mua

Thái độ sau khi mua

Mô tả khách hàng hiện tại của Eurotile

Sơ đồ 1 :

* Bên cạnh những hành vi của người tiêu dùng trong thị trường gạch men nói chung, ta sẽ làm rõ hơn các thông tin nhân khẩu học của khách hàng đã sử dụng gạch men Eurotile Họ là ai, có những sở thích gì, tại sao lại chọn Eurotile,…

- Yếu tố nội tại - Ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi

- Thời điểm:

Trước khi quyết định chọn mua

- Nguồn thông tin:

Bạn bè, người thân, kiến trúc sư Tuy nhiên, khách hàng có xu hướng đến cửa hàng, phòng trưng bày để tham khảo thêm thông tin

- Thông tin khách hàng quan tâm:

Uy tín nhãn hiệu Giá cả

Chất lượng gạch Tính thẩm mỹõ của mẫu thiết kế

- Người quyết định mua:

Chủ nhà (chồng lựa chọn nhãn hiệu, vợ và chồng lựa chọn mẫu gạch)

- Người có ảnh hưởng:

Kiến trúc sư Chủ cửa hàng

- Nơi mua hàng:

Cửa hàng gần nhà Chợ vật liệu xây dựng

- Số nhãn hiệu sử dụng: có xu hướng

sử dụng nhiều nhãn hiệu

- Các ảnh hưởng đến thái độ của khách hàng:

Dịch vụ tư vấn thiết kế

- Không hài lòng:

Chuyển sang sử dụng nhãn hiệu khác và khuyên người khác không nên dùng

Tóm tắt quy trình quyết định mua gạch

Trang 26

- Khách hàng sử dụng Eurotile còn là những người có óc thẩm mỹõ (58%), thu nhập khá cao(47%), hiểu biết (28%) và có nhu cầu làm đẹp cho ngôi nhà của mình (19%)

- Họ thường đọc báo, xem tivi và nghe nhạc khi có thời gian rảnh Nơi để khách hàng mục tiêu thư giản là các siêu thị (tại nội thành) hoặc đi pinic xa tại các vùng biển và các quán cà phê máy lạnh Các môn thể thao họ thường tham gia là đá bóng, vũ cầu và tennis Họ là người sành điệu, thời trang và có vị trí nhất định trong xã hội

2.2 Giới Thiệu Về Nhãn Hiệu Eurotile

2.2.1 Giới thiệu sơ lược Công ty liên doanh gạch men Mỹ Đức

- Ngày 15 tháng 04 năm 1996, Morgan Standley Dean Witter và Công ty Phát triển Nhà Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hợp tác thành lập Công ty liên doanh gạch men Mỹ Đức với sự hỗ trợ về công nghệ và kỹ thuật của tập đoàn Valverde của Châu Âu Tổng vốn đầu tư của dự án lên 37 triệu USD với công suất sản xuất 3.2 triệu m2

gạch men hằng năm Vào tháng 10 năm 1998, Nhà máy được xây dựng và hoàn thành cùng với thiết bị và công nghệ hiện đại nhất của Sacmi tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

- Gắn liền tiêu chí hoạt động: “ Giúp mọi người nâng cao môi trường sống”, trong hơn 5 năm hoạt động, công ty đã đi tiên phong cung cấp cho thị trường trong nước dòng sản phẩm men mờ đạt tiêu chuẩn Châu Âu về chất lượng lẫn thẩm mỹõ Đó chính là gạch men Eurotile với các chủng loại gạch lát nền, gạch ốp tường cũng như những gạch trang trí (điểm, viền)

- Với định hướng đúng đắn cùng những nổ lực và mong muốn mang đến cho khách

hàng ngày càng nhiều những giá trị gia tăng, Công ty liên doanh gạch men Mỹ Đức

Trang 27

đã là một nhãn hiệu có uy tín trong thị trường vật liệu xây dựng nói chung và gạch men cao cấp nói riêng, cũng như đối với khách hàng

2.2.2 Giới thiệu về Eurotile

- Trước tiên, ta sẽ tiến hành tìm hiểu các thành phần của nhãn hiệu Eurotile, khúc thị trường mục tiêu và định vị của nó

- Trong thời gian qua, nhãn hiệu Eurotile đã gắn với những yếu tố nền tảng sau:

• Logo: • Khẩu hiệu:

• Màu sắc: đỏ và màu xanh như mẫu trên

• Khách hàng mục tiêu: khách hàng cao cấp sử dụng gạch men • Định vị: Luôn tạo nên sự khác biệt

- Chiến lược định hướng phát triển khúc thị trường mục tiêu đối với khách hàng có thu nhập cao, quan tâm nhiều về chất lượng cũng như tính độc đáo của ngôi nhà mà họ sở hữu này đang mang lại cho công ty nhiều cơ hội cũng như những thách thức

Cơ hội thuận lợi được thể hiện khi trào lưu sử dụng gạch men mờ, mang tính độc đáo của những người có thu nhập cao ngày càng mạnh đúng theo định hướng chiến lược của Eurotile Và khúc thị trường này thật sự tiềm năng trong bối cảnh kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay (như đã phân tích ở phần trên)

Ngoài sự thuận lợi trên, tính cạnh tranh gay gắt trong khúc thị trường cao cấp lại là một thách thức đặt ra cho Eurotile Tiêu chuẩn chọn lựa mẫu mã, chất lượng nhãn hiệu để sử dụng của khách hàng dần được nâng cao và trở nên khắc khe hơn Bên cạnh, đối thủ cạnh tranh trong nước như Đồng Tâm, Bạch Mã cải thiện đã

Ngày đăng: 31/10/2012, 17:06

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: - Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

Bảng 1.

Xem tại trang 16 của tài liệu.
Phương Tiện Hình thức - Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

h.

ương Tiện Hình thức Xem tại trang 16 của tài liệu.
- Tình hình cung trên thị trường gạch men nhìn chung đã vượt cầu. Ta có thể tham khảo số liệu về sản xuất, tiêu thụ và tồn kho của gạch men theo bảng số liệu dưới  đây:                                                 - Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

nh.

hình cung trên thị trường gạch men nhìn chung đã vượt cầu. Ta có thể tham khảo số liệu về sản xuất, tiêu thụ và tồn kho của gạch men theo bảng số liệu dưới đây: Xem tại trang 18 của tài liệu.
2.1.1 Tình hình cung trên thị trường - Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

2.1.1.

Tình hình cung trên thị trường Xem tại trang 18 của tài liệu.
2.1.2 Tình hình cầu trên thị trường - Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

2.1.2.

Tình hình cầu trên thị trường Xem tại trang 20 của tài liệu.
Truyền hình Báo, tạp chíTrưng bày tại cửa hàng Hội chợ VLXD Bảng hiệu ngoài trờiBảng hiệu tại cửa hàngCataloguesWebsite - Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

ruy.

ền hình Báo, tạp chíTrưng bày tại cửa hàng Hội chợ VLXD Bảng hiệu ngoài trờiBảng hiệu tại cửa hàngCataloguesWebsite Xem tại trang 34 của tài liệu.
- Theo số liệu của Bảng 9, ta thấy kênh thông tin của Eurotile rất thụ động. Những nguồn thông tin chính mà khách hàng tiếp nhận là từ những thông tin truyền miệng  và trưng bày tại các cửa hàng, phòng trưng bày - Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

heo.

số liệu của Bảng 9, ta thấy kênh thông tin của Eurotile rất thụ động. Những nguồn thông tin chính mà khách hàng tiếp nhận là từ những thông tin truyền miệng và trưng bày tại các cửa hàng, phòng trưng bày Xem tại trang 35 của tài liệu.
2.3.2. Đo lường đánh giá về hình ảnh nhãn hiệu (Brand Image) - Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

2.3.2..

Đo lường đánh giá về hình ảnh nhãn hiệu (Brand Image) Xem tại trang 36 của tài liệu.
- Để đo lường hình ảnh nhãn hiệu, trước tiên ta cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh nhãn hiệu - Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

o.

lường hình ảnh nhãn hiệu, trước tiên ta cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh nhãn hiệu Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 4: - Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

Bảng 4.

Xem tại trang 37 của tài liệu.
- Số liệu bên dưới sẽ cho ta thấy về tình hình này tại thị trường gạch men cao cấp tại 2 thành phố lớn - Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

li.

ệu bên dưới sẽ cho ta thấy về tình hình này tại thị trường gạch men cao cấp tại 2 thành phố lớn Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 6 - Đo Lường Và Nâng Cao Sức Mạnh Nhãn Hiệu Eurotile

Bảng 6.

Xem tại trang 41 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan