1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đổi mới nhận thức về kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam ý nghĩa và định hướng vận dụng

26 101 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 304 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƯƠNG I: ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 3 1. Góp phần quan trọng để tăng trưởng kinh tế. 3 2. Tạo việc làm và xoá đói gảm nghèo. 4 3. Đóng góp và huy động các nguồn vốn trong xã hội nộp ngân sách nhà nước. 5 4. Thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 6 CHƯƠNG II: Ý NGHĨA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 7 1. Kinh tế tư nhân tăng về mặt số lượng. 7 1.1. Thời kỳ trước năm 1986. 7 1.2. Thời kỳ sau năm 1986. 7 2. Phát triển kinh tế tư nhân theo ngành nghề tổ chức kinh doanh. 8 2.1. Trong lĩnh vực nông nghiệp. 8 2.2. Trong lĩnh vực công nghiệp. 9 2.3. Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. 9 2.4. Trong xấy dựng kết cấu hạ tầng. 10 3. Đánh giá kinh tế tư nhân trong những năm qua 10 3.1. Thành tựu 10 3.2. Tồn tại hạn chế. 13 3.3. Nguyên nhân hạn chế. 16 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 19 1. Phương hướng. 19 1.1. Chính phủ có sự phối hợp chặt chẽ với nhà kinh doanh. 19 1.2. Đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục. 19 1.3. Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ, chú trọng cung cấp thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin. 19 1.4. Nâng cao khả năng tiếp cận của doanh nghiệp tư nhân. 20 1.5. Chú trọng phát triển các ngành phù hợp với điều kiện đất nước. 20 2. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân. 21 2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, quản lý. 21 2.2. Khuyến khích tư nhân đầu tư vào các ngành nghề thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 22 2.3. Thiết lập các định chế hỗ trợ kinh tế tư nhân. 22 KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 1

PHỤ LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG I: ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 3

1 Góp phần quan trọng để tăng trưởng kinh tế 3

2 Tạo việc làm và xoá đói gảm nghèo 4

3 Đóng góp và huy động các nguồn vốn trong xã hội nộp ngân sách nhà nước 5

4 Thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế 6

CHƯƠNG II: Ý NGHĨA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 7

1 Kinh tế tư nhân tăng về mặt số lượng 7

1.1 Thời kỳ trước năm 1986 7

1.2 Thời kỳ sau năm 1986 7

2 Phát triển kinh tế tư nhân theo ngành nghề tổ chức kinh doanh 8

2.1 Trong lĩnh vực nông nghiệp 8

2.2 Trong lĩnh vực công nghiệp 9

2.3 Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ 9

2.4 Trong xấy dựng kết cấu hạ tầng 10

3 Đánh giá kinh tế tư nhân trong những năm qua 10

3.1 Thành tựu 10

3.2 Tồn tại hạn chế 13

3.3 Nguyên nhân hạn chế 16

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 19

1 Phương hướng 19

1.1 Chính phủ có sự phối hợp chặt chẽ với nhà kinh doanh 19

1.2 Đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục 19

1.3 Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ, chú trọng cung cấp thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin 19

1.4 Nâng cao khả năng tiếp cận của doanh nghiệp tư nhân 20

1.5 Chú trọng phát triển các ngành phù hợp với điều kiện đất nước 20

2 Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân 21

2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý, quản lý 21

2.2 Khuyến khích tư nhân đầu tư vào các ngành nghề thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 22

2.3 Thiết lập các định chế hỗ trợ kinh tế tư nhân 22

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng Xã hộichủ nghĩa (XHCN) vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ranhư một yêu cầu tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam Kinh tế tư nhân là một bộphận trong cơ cấu ấy đã có một thời kỳ bị coi là đối lập với kinh tế XHCN, vìvậy phải nằm trong diện cải tạo xoá bỏ Song thực tiễn đã cho thấy quan niệmnhư vậy là cực đoan và sự xuất hiện trở lại của kinh tế tư nhân đã góp phầnkhông nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực Cùngvới chủ trương chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, Đảng

và nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyếnkhích sự phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân Tuynhiên, kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế non trẻ của nước ta đang phải đối diệnvới nhiều khó khăn, thách thức Nhiều vấn đề bất cập trong xã hội, trong chủtrương chính sách và tổ chức quản lý đang là trở ngại cho sự phát triển của thànhphần kinh tế này

Tại Đại hội XII việc Đảng ta xác nhận “kinh tế tư nhân là một động lựcquan trọng của nền kinh tế” trong phát triển đất nước không chỉ xác nhận vai tròmới của kinh tế tư nhân mà còn mở ra những cơ hội mới để thành phần kinh tế

tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn Điều này cho thấy, quan điểm của Đảng ta vềkinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân đã có những bước chuyển quan trọng.Với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về vai trò, thực trạng kinh tế tưnhân nước ta trong những năm qua và một số phương hướng giải pháp phát triển

kinh tế tư nhân, em đã lựa chọn tiểu luận: “Đổi mới nhận thức về kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Ý nghĩa và định hướng vận dụng”

Do kiến thức còn thiếu, trình độ còn hạn chế nên trong bài viết của emcòn nhiều thiếu sót Em mong nhận được sự góp ý kiến của thầy, cô giáo để bàitiểu luận của em hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn

Trang 3

CHƯƠNG I: ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA

1 Góp phần quan trọng để tăng trưởng kinh tế.

Trong những năm qua (2002-2017) kinh tế tư nhân đã có những bướcphát triển đột phá như: Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 10,2%; tỷ trọng đónggóp trong GDP duy trì ổn định ở mức 39-40%; thu hút 85% tổng số lao độngtrong nền kinh tế; bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân

có quy mô lớn hơn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thịtrường trong nước và quốc tế như: Vingroup, Sun Group, Novaland, VietjetAir… cùng với đó là đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có những tỷ phúUSD được xếp hạng trong danh sách của Forbes như ông Phạm Nhật Vượng, bàNguyễn Thị Phương Thảo

Khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ phát triển và tốc độ tăng của các nămthường cao hơn tốc độ tăng chung của nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP củakinh tế tư nhân giai đoạn 2003-2010 là 11,93%/năm, giai đoạn 2011-2015 là7,54%/năm Số lượng doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh,

và chiếm số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp của cả nước, từ 55.236 doanhnghiệp (năm 2002) lên 495.826 doanh nghiệp (năm 2015) với nhiều loại hình đadạng; phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh, riêng năm 2016 có hơn 110 nghìndoanh nghiệp được thành lập mới, số doanh nghiệp gia nhập thị trường tăngbình quân mỗi năm khoảng 17% Các doanh nghiệp dân doanh, kinh tế hợp tác,kinh tế hộ đã tạo ra 45% GDP Đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP và tăngtrưởng GDP cũng có sự vượt trội Trong khi tỷ lệ đóng góp của kinh tế nhà nướcgiảm từ 40,2% năm 1995 xuống còn 39,2% năm 2004, kinh tế tập thể giảmtương ứng từ 10,1% xuống còn 7,1% thì kinh tế tư nhân (chưa tính kinh tế cáthể) tăng tương ứng từ 6,3% lên 15,2% Theo tính toán của các nhà thống kê, đểtăng trưởng 1% GDP của Việt Nam cần tăng trưởng tiêu dùng 2,1 đến 2,2% (kể

Trang 4

cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống) Khu vực kinh tế tư nhânphát triển sẽ làm tổng cầu tăng nhanh, thực hiện được chủ trương kích cầu củaNhà nước do mở rộng sản xuất làm cho nhu cầu các yếu tố đầu vào gia tăng,đồng thời thu nhập của người lao động tăng do sản xuất phát triển và số laođộng được huy động vào làm tăng thêm.

Ngoài những con số biết nói đã nêu, kinh tế tư nhân còn có những đónggóp quan trọng như: góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng củatoàn xã hội nhờ hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng cả về lượng và chất; nângcao sức cạnh tranh của nền kinh tế, làm cho hoạt động kinh tế năng động hơn;

mở rộng thị trường trong nước ra thị trường thế giới, đặc biệt làm cho thị trườngchứng khoán sôi động hẳn lên; góp phần xóa đói, giảm nghèo; hình thành độingũ doanh nhân tài giỏi, có chí, có tâm huyết và năng lực kinh doanh vì mụctiêu dân giàu, nước mạnh, biết tự mình làm giàu chân chính, góp phần xây dựngđất nước mạnh giàu; có ảnh hưởng và tác động tới hệ thống chính trị- xã hộitheo hướng dân chủ hóa, thúc đẩy quá trình cải cách hành chính nhà nước, tạo

sự đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng khối đoàn kết toàn dân

2 Tạo việc làm và xoá đói gảm nghèo.

Khu vực kinh tế tư nhân thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước

và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần khôngnhỏ tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt tạo việc làmmới cho những đối tượng bị giảm biên chế hoặc mất việc làm do quá trình tinhgiản bộ máy hành chính, cải cách doanh nghiệp nhà nước hay dịch chuyển laođộng từ khu vực nông thôn Số việc làm năm 2013 trong khu vực kinh tế tư nhânkhoảng 7,5 triệu người, chiếm 26% lực lượng lao động xã hội (không tính số laođộng trong nông nghiệp), cơ cấu lao động khu vực dân doanh năm 2015 chiếmtới 88,8% (nhà nước – 9,6%, đầu tư nước ngoài -1,6%), tạo ra 49% việc làm phinông nghiệp ở nông thôn Hằng năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tiếp nhậnhơn 90% số lao động mới

Trang 5

Khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần đáng kể vào việc xoá đói giảmnghèo, cải thiện đời sống nhân dân ở khu vực thành thị và nông thôn Việc sửdụng lao động tại chỗ của khu vực kinh tế tư nhân đã giảm bớt khâu giải quyếtnơi ăn ở, các điều kiện cơ sở hạ tầng khác như phương tiện giao thông, trườnghọc trạm xá… Theo thực tế khảo sát, thu nhập trung bình của 1 lao động trongkhu vực kinh tế tư nhân cao gấp 2 đến 3 lần so với mức lương cơ bản Nhà nướcquy định Phát triển khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng để tạo ra việclàm tại chỗ cho gia đình và địa phương, đem lại thu nhập cho người lao động

3 Đóng góp và huy động các nguồn vốn trong xã hội nộp ngân sách nhà nước.

Trong 15 năm gần đây, vốn đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, chiếm

tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội Theo Báo cáo của Thủ tướng Chínhphủ tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XI ngày 20-3-2007 thì vốn đầu tư toàn xãhội năm 2006 đạt 393,5 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% GDP; trong đó vốn đầu tưcủa kinh tế tư nhân đạt 31% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội Năm 2015, khu vựckinh tế tư nhân có bước phát triển mạnh mẽ Khu vực kinh tế tư nhân chiếm26,7% tổng vốn đầu tư phát triển, hầu hết giá trị nông nghiệp, chiếm 25,5% giátrị công nghiệp, phần lớn giá trị dịch vụ, 48% kim ngạch xuất khẩu

Biểu 1: Đóng góp của DNTN vào NSNN

Trang 6

Năm 2010 nộp ngân sách khoảng 139.000 tỷ đồng, ước tính chiếm 29,3%tổng thu ngân sách tăng 5% so với năm 2009 Đến năm 2011, khu vực doanhnghiệp tư nhân nộp ngân sách nhà nước đạt trên 152.075 tỷ đồng, chiếm 24,8%tổng thu ngân sách Qua số liệu cho chúng ta thấy khu vực kinh tế tư nhân có vaitrò rất lớn trong nguồn thu ngân sách của nhà nước Với tốc độ phát triển nhanhchóng, chỉ trong một vài năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân đã thể hiện một vịthế quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế và là chỗ dựa vững chắc trong quá trìnhxây dựng và phát triển đất nước trở thành một nước CNH, HĐH.

4 Thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội, chuyển dịch

cơ cấu kinh tế.

Trình độ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tiến

bộ hơn, số lượng hàng hoá tham gia xuất khẩu ngày càng tăng Xuất khẩu trựctiếp của khu vực kinh tế tư nhân đến nay đã tăng khá, 9 tháng đầu năm 2014 đạttrên 43 triệu USD, trong đó các công ty cổ phần đạt khoảng 31 triệu USD, công

ty trách nhiệm hữu hạn đạt khoảng 4 triệu USD

Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân góp phần thu hút được nhiều laođộng ở nông thôn vào các ngành phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp đã giúpchuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếđất nước Cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch cân bằng không chỉ thể hiện

về số lượng giữa kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể , mà còn thể hiện rất rõ trong

sự phát triển của các vùng lãnh thổ, và giữa các ngành Các doanh nghiệp đăng

ký hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại chiếm 42% tổng sốdoanh nghiệp, công nghiệp và xây dựng 31%, dịch vụ khác 22%, nông nghiệpchỉ chiếm 5%

Trang 7

CHƯƠNG II: Ý NGHĨA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA

1 Kinh tế tư nhân tăng về mặt số lượng.

1.1 Thời kỳ trước năm 1986.

Kinh tế tư nhân vẫn tồn tại, trong công nghiệp vẫn có trên dưới 60 vạnngười sản xuất cá thể; năm 1980: 50,3vạn; năm 1981: 55,1 vạn; năm 1983: 66,6vạn; năm 1984: 64 vạn; năm 1985: 59,3 vạn

Số lượng lao động hoạt động trong kinh tế tư nhân vẫn chiếm trên 20%tổng số lao động ngành công nghiệp; năm1980: 22,3%; năm 1984: 26%; năm1985: 23%; năm 1986: 23,2%

Giá trị sản lượng công nghiệp do khu vực kinh tế tư nhân tạo ra hàng nămchiếm trên dưới 15% giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp

Những người kinh doanh thương nghiệp những năm 1980 cũng ở mức 60vạn Năm 1980: 63,7 vạn; năm 1985: 63,7 vạn; năm 1986: 56,8 vạn

Những số liệu trên cho thấy sức sống của kinh tế cá thể rất bền bỉ, sự hiệndiện của thành phần kinh tế này trong suốt thời gian dài như một tất yếu kháchquan, cần phải biết sử dụng mặt tích cực của nó làm cho dân giàu, nước mạnh

1.2 Thời kỳ sau năm 1986.

Từ đường lối đổi mới (đại hội VI của Đảng 12-1986) khẳng định xâydựng, phát triển nền kinh tế nước ta với cơ cấu nhiều hình thức sở hữu, nhiềuthành phần kinh tế tồn tại lâu dài Nhờ có chính sách đổi mới kinh tế tư nhânđược thừa nhận và tạo điều kiện phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển kinh

tế của đất nước

Luật Doanh nghiệp năm 1999 tạo ra bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế.Ngay sau đó 1 năm, từ chỗ chỉ có 4 ngàn doanh nghiệp thì con số này đã lên 13ngàn doanh nghiệp Số doanh nghiệp trong kinh tế tư nhân ngày càng tăng theotừng năm Nếu như 2006, Doanh nghiệp tư nhân khoảng 3,4 triệu doanh nghiệpthì đến năm 2010 tăng lên thành 5,7 triệu doanh nghiệp

Trang 8

Biểu 2: Số lượng Doanh nghiệp tư nhân những năm qua

Đặc biệt, năm 2016, có 110.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với

số vốn đăng ký tăng kỷ lục Đây là lần đầu tiên, lượng doanh nghiệp thành lậpmới trong 1 năm vượt mốc 100.000 doanh nghiệp, tăng tới hơn 16,2% Số vốncam kết đưa vào thị trường là 891.094 tỷ đồng, đạt tỷ trọng 8,09 tỷ đồng chomỗi doanh nghiệp thành lập mới; tăng 48,1% so cùng kỳ năm 2015 Số doanhnghiệp quay trở lại hoạt động là 26.689 doanh nghiệp, tăng 43,1% Các doanhnghiệp thành lập mới đã đăng ký tạo việc làm cho gần 1,3 triệu lao động Nhữnglĩnh vực kinh doanh có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng cao so với cùng

kỳ 2015 là kinh doanh bất động sản (tăng 83,9%), y tế và hoạt động trợ giúp xãhội (tăng 52%), giáo dục - đào tạo (tăng 43,1%) Ngược lại, một số ngành nghềkinh doanh có số lượng đăng ký mới giảm so với cùng kỳ là nghệ thuật, vui chơi

và giải trí (giảm 26,2%), nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 15%)

2 Phát triển kinh tế tư nhân theo ngành nghề tổ chức kinh doanh 2.1 Trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cùng với sự đổi mới trong kinh tế, các Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Đầu

tư trong nước, Luật Thương mại được thông qua đã tác động rất mạnh vào khuvực nông nghiệp, tới hàng triệu nông dân Việt Nam Kinh tế hộ gia đình nôngdân, kinh tế trang trại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động có tính chất côngnghiệp ở nông thôn (ngành nghề truyền thống, các doanh nghiệp xây dựng, dịch

Trang 9

vụ…) phát triển rất mạnh, tạo nên sự thay đổi to lớn bộ mặt của nhièu vùngnông thôn Hiện cả nước có 9,32 triệu hộ nống dân hoạt động trên gần 8.978 xãtrong khắp 7 vùng sinh thái Trong đó, nhóm hộ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớnnhất (79,58%) Trong thời gian qua, nông dân nước ta đã bỏ vốn lập trên 20.065trang trại Trong đó, riêng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ có tới11.697 trang trại, chiếm 58,3% tổng số trang trại trong cả nước Trung du vàmiền núi phía Bắc có số trang trại ít nhất, với 587 trang trại, chiếm tỷ lệ 2,9% Ởkhu vực này, trang trại chăn nuôi chiếm đa số, với 506 trang trại Kinh tế trangtrại đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam lên kinh tế hànghoá, giải quyết nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

2.2 Trong lĩnh vực công nghiệp.

Với cơ chế mới, khu vực kinh tế tư nhân cũng thâm nhập mạnh mẽ vàolĩnh vực công nghiệp Số liệu của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2006-2015 chothấy toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân trong công nghiệp (chiếm khoảng 10%)đang đóng góp khoảng 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp của nền kinh tế.Khu vực kinh tế tư nhân trong nước mà đặc biệt là các doanh nghiệp hộ gia đình

có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo Trong những nămgần đây, trong nông thôn cả nước có khoảng từ 18% đến 20% số hộ nông dântham gia hoạt động phi nông nghiệp, trong đó một nửa là hoạt động trong lĩnhvực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng thuộc kinh tế tư nhân, cá thể

và hộ gia đình

2.3 Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

Đây là lĩnh vực kinh tế tư nhân hoạt động sôi nổi, ngày càng lấn át khuvực quốc doanh Hơn 80% doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vựcthương mại, dịch vụ Số lượng tăng lên nhanh chóng: năm 1986 có 56,8 vạn hộ,năm 1995 là 94 vạn hộ, năm 2015 là 157 vạn hộ Tư thương và hộ cá thể ngàycàng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ, khuvực này đảm nhận tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội là74,9% Tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước trong giá trị xuất

Trang 10

khẩu không kể dầu lửa đã tăng từ 22% trong năm 2000 lên 42% vào giữa năm

2015 và tỷ trọng trong giá trị nhập khẩu đã tăng từ 16% lên tới 28%

2.4 Trong xấy dựng kết cấu hạ tầng.

Với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm, Chính phủ đã đề rachương trình với rất nhiều kì vọng về xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm nhữngchương trình lớn về phát triển đường sắt, đường bộ với hệ thống cầu qua sông,đường hàng không và hệ thống các sân bay quốc tế, nội địa Kết cấu hạ tầng có

vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn

đề xã hội nhưng để có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển như kế hoạch củaChính phủ thì cần có nguồn vốn rất lớn mà nếu chỉ Nhà nước thì không đủ sứcthực hiện Những chỉ số sau đây cho thấy rõ điều này: số vốn đầu tư cho ngànhnăng lượng hàng năm xấp xỉ 5-5,5 tỷ USD, trong đó ngành điện dự kiến cần sốvốn đầu tư trung bình hàng năm là 4,5-5 tỷ USD mà 52-58% dành cho sản xuấtđiện và 42-48% dành cho truyền tải và phân phối điện Với ngành giao thôngvận tải, nhu cầu đầu tư cũng rất lớn Theo nghiên cứu chiến lược giao thông vậntải quốc gia thì số vốn cần thiết để đầu tư là 14,5 tỷ USD Chỉ với 2 ngành nêutrên, số vốn hàng năm cần thiết cho đầu tư đã là 6,5-7 tỷ USD, đó là chưa kểnhững ngành kết cấu hạ tầng khác (như viễn thông, nước sạch và vệ sinh…).Trong những tới, nhu cầu vốn sẽ rất lớn, ước tính khoảng 6-7% GDP Vì thếviệc thu hút sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân là hết sức quan trọng

3 Đánh giá kinh tế tư nhân trong những năm qua

3.1 Thành tựu

3.1.1 Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư.

Khẳng định rõ vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân thời gian qua, ôngNguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng BanKinh tế Trung ương nhấn mạnh, tỷ trọng đóng góp GDP của kinh tế tư nhân thờigian qua luôn lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác và duy trì ổn định ởmức 39-40% Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của khối kinh tế tư nhân giaiđoạn 2003-2015 đã là 10,2%/năm Trong đó, số lượng các doanh nghiệp tư nhân

Trang 11

ngày càng tăng mạnh, từ 55.236 doanh nghiệp năm 2002 lên 495.826 doanhnghiệp năm 2015 với nhiều loại hình đa dạng Số doanh nghiệp tư nhân xuấthiện trong bảng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tăng đều và ổn địnhnhững năm qua Năm 2007, chỉ có 103 doanh nghiệp tư nhân nằm trong BảngVNR 500 Năm 2012, con số này đã là 225, tăng hơn 2 lần Kể từ giai đoạn năm

2012 đến 2016, số lượng doanh nghiệp tư nhân trong Bảng xếp hạng VNR 500luôn đứng đầu trong số doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế Số hộ kinhdoanh phi nông nghiệp tăng nhanh từ 2,6 triệu hộ lên 4,6 triệu hộ ở cùng thời kỳ.Tổng doanh thu của doanh nghiệp tư nhân từ năm 2007 đến năm 2015 tăng 4,4lần, từ 3,5 triệu tỷ đồng năm 2007 lên 15,5 triệu tỷ đồng năm 2015

Phát triển kinh tế tư nhân góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập chongười lao động, khắc phục tình trạng thất nghiệp trong xã hội Trên địa bàn cảnước, thành phần kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng việc làm cao nhất Sốviệc làm năm 2014 trong khu vực kinh tế tư nhân khoảng 7,5 triệu người, chiếm26% lực lượng lao động xã hội Trong số 2,5 triệu lao động đang làm việc trênđịa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có 74% làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân

và cá thể Trên địa bàn Hà Nội, số lao động làm việc trong thành phần kinh tế tưnhân tăng 7,56 lần trong giai đoạn 2005 - 2015

Biểu 3: Sử dụng lao động của các thành phần kinh tế giai đoạn 2014-2015

Trang 12

Tổng sản phẩm trong nước của khu vực kinh tế tư nhân tăng trưởng liêntục trong những năm gần đây GDP khu vực kinh tế tư nhân năm 2000 đạt86.926 tỷ đồng, năm 2010 đạt 226 nghìn tỷ đồng tăng bình quân 11,9%/ năm.Trong đó GDP của các hộ kinh doanh cá thể tăng bình quân 11,6%/năm; củadoanh nghiệp tư nhân tăng bình quân 12,2%/năm Trong những năm 2011-2015đóng góp GDP của khu vực kinh tế tư nhân vẫn tiếp tục tăng và góp phần lớnvào sự thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

Biểu 4: Tăng trưởng và đóng góp vào GDP của kinh tế tư nhân

3.1.2 Thúc đẩy hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường tạo sự cạnh tranh.

Với chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế, bên cạnh các doanhnghiệp Nhà nước, sự xuất hiện và phát triển các doanh nghiệp kinh tế tư nhântạo ra môi trường phát triển mới Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếhợp tác và cạnh tranh với nhau để phát triển, làm cho thị trường ngày càng trởnên sôi nổi Sự cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ của pháp luật, làm chocác doanh nghiệp phải tìm cách đối phó với những vấn đề khó khăn trong quátrình hoạt động Để giải quyết những vấn đề đó doanh nghiệp phải biết cáchtrang bị cho mình một lực lượng tốt với những cán bộ công nhân có trình độcao Phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo ra một đội ngũ những nhà doanh nghiệp

Trang 13

theo đúng nghĩa: năng động, nhạy bén, dám nghĩ dám làm, sẵn sàng chịu mọithử thách của thị trường, tự chịu trách nhiệm Những cơ sở kinh doanh của khuvực kinh tế tư nhân không những là cơ sở thu hút lao động, giải quyết việc làm

mà còn là những lò luyện cán bộ sau khi tốt nghiệp các trường Chưa bao giờtrên đất nước ta lại xuất hiện nhiều gương mặt các nhà doanh nghiệp trẻ nhạybén và năng động như những năm qua

3.2 Tồn tại hạn chế.

3.2.1 Qui mô nhỏ, năng lực và sức cạnh tranh hạn chế.

Tình trạng qui mô nhỏ bé là một vấn đề cản trở rất lớn tới sự phát triểncủa khu vực kinh tế tư nhân Đáng nói hơn, có tới 97% doanh nghiệp tư nhân cóquy mô nhỏ và siêu nhỏ, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới, năng lực tàichính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, trình độ quản trị, tínhliên kết còn yếu; khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và quốc tế còn thấp.Trung bình mỗi hộ kinh doanh phi nông nghiệp có số vốn kinh doanh là 79,78triệu đồng, sử dụng 2,78 lao động; đối với hộ kinh doanh nông nghiệp cũng cóqui mô nhỏ, sử dụng lao động gia đình, mặt bằng canh tác (mặt đất, mặt nước)bình quân chỉ 0.8ha/hộ; trong đó các doanh nghiệp thì số doanh nghiệp có dưới

50 lao động chiếm 90,09%, bình quân vốn sử dụng một doanh nghiệp chỉ là 3,7

tỷ đồng Mức độ trang bị vốn/lao động của khu vực kinh tế tư nhân nhìn chungcòn quá nhỏ bé; đặc biệt là các hộ gia đình trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp

Đa phần trong số vốn của các doanh nghiệp bỏ ra là để thuê mặt bằng sản xuất,xây dựng nhà xưởng…Do đó, cơ sở không có điều kiện để mua sắm máy mócthiết bị, kỹ thuật sản xuất lạc hậu

3.2.2 Máy móc, thiết bị lạc hậu và nguồn nhân lực hạn chế.

Khu vực kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệuquả sản xuất, kinh doanh trong khoảng thời gian dài đảm bảo sức cạnh tranh cầnthiết, nhất là khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, do máy móc thiết bịcông nghệ còn lạc hậu mà nguyên nhân sâu xa là do vấn đề vốn trong các doanhnghiệp, và công ty, trong điều kiện vốn quá ít, chỉ nguyên số vốn doanh nghiệp

Ngày đăng: 20/11/2020, 20:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w