TÓM TẮTĐề tài “Tác động của hội nhập kinh tế lên bất bình đẳng thu nhập ở các nướcđang phát triển” – nghiên cứu trường hợp các quốc gia đang phát triển ở khu vựcChâu Á, Châu Phi và Châu
Trang 1- -LÂM TÚ UYÊN
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ LÊN BẤT BÌNH ĐẲNG
THU NHẬP Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS Lê Thanh Tùng
TP HỒ CHÍ MINH, Năm 2019
Trang 2- -LÂM TÚ UYÊN
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ LÊN BẤT BÌNH ĐẲNG
THU NHẬP Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS Lê Thanh Tùng
TP HỒ CHÍ MINH, Năm 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của hội nhập kinh tế lên bất bình đẳng thu nhập ở các nước đang phát triển” là bài viết trong nghiên cứu của chính
tôi
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôicam đoan rằng luận văn này chưa được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằngcấp ở những nơi khác
Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trongluận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đạihọc hoặc cơ sở đào tạo khác
TP Hồ Chí Minh, 2019
Lâm Tú Uyên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạtnhững kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tạiTrường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến
TS Lê Thanh Tùng, người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dẫn tận tình và giúp đỡtôi hoàn thành luận văn này
Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đãđộng viên, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập vàthực hiện nghiên cứu này
Cuối cùng, tôi xin chúc quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp sứckhỏe và thành đạt
Tôi xin chân thành cảm ơn
Người thực hiện đề tài
Lâm Tú Uyên
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài “Tác động của hội nhập kinh tế lên bất bình đẳng thu nhập ở các nướcđang phát triển” – nghiên cứu trường hợp các quốc gia đang phát triển ở khu vựcChâu Á, Châu Phi và Châu Mỹ trong giai đoạn từ 1996 đến 2016 với số liệu của 62quốc gia Nguồn dữ liệu được thu thập từ báo cáo theo từng quốc gia của WB(World Development Indicators), WGI Worldwide Governance Indicators vàSWIID (The Standardized World Income Inequality Database)Xác định được tácđộng này sẽ có ý nghĩa kinh tế trong việc đưa ra một số chính sách nhằm giảm bấtbình đẳng ở các nước đang phát triển trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và toàncầu hóa nền kinh tế thế giới
Dựa trên cơ sở lý thuyết và kế thừa những nghiên cứu trước, luận văn đã xâydựng nghiên cứu với các biến tác động đến bất bình đẳng thu nhập Nguồn dữ liệuđược thu thập từ báo cáo theo từng quốc gia của WB, WGI và SWIID Nghiên cứu
sử dụng phương pháp thống kê mô tả và hồi quy dữ liệu bảng với các mô hình hồiquy Pooled OLS, mô hình tác động ngẫu nhiên REM, mô hình tác động cố địnhFEM và cuối cùng là ước lượng vững hiệp phương sau để khắc tự tương quan chuỗi
và phương sai sai số thay đổi
Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ các biến trong
mô hình Biến đại diện cho hội nhập kinh tế được đo lường bằng độ mở thương mại
và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, có tác động đến bất bình đẳng thu nhập có mức
ý nghĩa thông kê với mức 1% đến bất bình đẳng thu nhập ở những quốc gia đangphát triển Ngoài ra một số yếu tố khác có tác động là: thu nhập bình quân đầungười, công nghệ,lạm phát, chi tiêu chính phủ và tham những Kết quả trên là cơ sở
để những nhà hoạch định chính sách đề ra những chính sách và phương hướng đểcác quốc gia đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ giảm bất bình đẳngtrong giai đoạn hội nhập kinh tế như hiện nay
Trang 6Empirical analysis results show that there are relationships of variables inthe model The representative variable for economic integration is measured bytrade openness and foreign direct investment, which affects the income inequalitywith a statistical significance of 1% to income inequality in developing countries Inaddition, a number of other factors that have an impact are per capita income,technology, inflation, government spending and corruption The above results arethe basis for policy makers to set policies and directions for developing countries inAsia, Africa and America to reduce inequality during the period of economicintegration today.
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN - i
LỜI CẢM ƠN - ii
TÓM TẮT - iii
DANH MỤC HÌNH VẼ - viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU -ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - x
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU - 1
1.1 Vấn đề và lý do nghiên cứu - 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu - 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu - 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 4
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu - 4
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu - 5
1.5 Đóng góp mới của nghiên cứu - 5
1.6 Kết cấu của luận văn - 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN - 7
2.1 Khái niệm bất bình đẳng thu nhập - 7
2.2 Đo lường bất bình đẳng thu nhập - 7
2.2.1 Đường cong Lorenz - 7
2.2.2 Hệ số Gini - 8
Theo hình 1.1, công thức được tính như sau: - 9
2.2.3 Tiêu chuẩn của “40” World Bank - 9
Trang 82.2.4 Hệ số giãn cách thu nhập - 10
2.3.1 Lý thuyết chữ U ngược của Simon Kuznets - 10
2.3.2 Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A.Lewis - 11
2.3.3 Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng của H Oshima - 12
2.3.4 Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế (của Ngân hàng thế giới WB) - 13
2.2 Khái quát về hội nhập kinh tế - 14
2.2.1 Khái niệm và bản chất về hội nhập kinh tế quốc tế - 14
2.2.2 Lý thuyết về hội nhập kinh tế - 15
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước - 17
2.3.1 Các nghiên cứu cho thấy hội nhập kinh tế giảm bất bình đẳng thu nhập 17 2.3.2 Các nghiên cứu cho thấy hội nhập kinh tế tăng bất bình đẳng thu nhập 22 2.3.3 Các nghiên cứu cho thấy hội nhập kinh tế không ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập - 25
3 1 Phương pháp nghiên cứu - 28
3.1.1 Phương pháp thống kê mô tả - 28
3.1.2 Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu - 28
3.2 Nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu - 30
3.2.1 Nguồn dữ liệu - 30
3.3.2 Mẫu nghiên cứu - 31
3.3 Mô hình nghiên cứu - 32
3.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất - 32
3.3.2 Mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu - 32
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY - 39
Trang 94.1 Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình - 39
4.1.1 Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình - 39
4.2 Ma trận hệ số tương quan - 43
4.3 Kết quả nghiên cứu chính - 44
4.3.1 Mô hình hồi quy Pooled OLS - 44
4.3.2 Mô hình hồi quy tác động cố định FEM - 45
4.3.3 Mô hình hồi quy tác động cố định REM - 46
4.3.2 Kiểm định mô hình hồi quy: - 47
4.4 Các kiểm định chẩn đoán đối với mô hình ảnh hưởng cố định FEM - 49
4.4.1 Kiểm tra đa cộng tuyến - 49
4.4.2 Kiểm định tự tương quan chuỗi - 50
4.4.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi - 51
4.5 Phân tích kết quả và suy diễn thống kê - 53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - 57
5.1 Kết luận: - 57
5.2 Gợi ý về chính sách - 58
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo - 61
5.3.1 Hạn chế - 61
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo - 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 63
PHỤ LỤC - 68
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
TrangHình 2.1 Đường cong Lorenz và hệ số Gini 8Hình 2.2 Mô hình chữ U ngược 10
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1 Diễn giải nguồn dữ liệu 29
Bảng 3.2 Mô tả quan hệ của các biến trong mô hình 34
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 38
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến khu vực Châu Á 39
Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến khu vực Châu Mỹ 39
Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến khu vực Châu Phi 40
Bảng 4.5 Ma trận hệ số tương quan 42
Bảng 4.6 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình 43
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS 44
Bảng 4.8 Kết quả mô hình hồi quy FEM 45
Bảng 4.9 Kết quả mô hình hồi quy REM 46
Bảng 4 10 Kết quả lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM 47
Bảng 4.11 Kiểm định Hausman lựa chọn mô hình REM và FEM 48
Bảng 4.12 Hệ số nhân tử phóng đại phương sai VIF 49
Bảng 4.13 Kiểm định tự tương quan chuỗi cho FEM 50
Bảng 4.14 Kiểm định phương sai sai số thay đổi cho FEM 51
Bảng 4.15 Kết quả hồi quy theo FEM có tùy chọn “Robust” 52
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CORR Mức kiểm soát tham nhũng
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FEM Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model)
GCE Chi tiêu của chính phủ
GINI Bất bình đẳng thu nhập
GMM Generalized Method of Moments
GPPPC Thu nhập bình quân đầu người
HNKT Hội nhập kinh tế
IV Instrumental Variable Estimtor
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development)Panel Data Dữ liệu bảng
Poold OLS Phương pháp bình phương n hỏ nhất/ Mô hình hồi quy OLS
(Pooled OLS Model)REM Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model)
TRADEOPEN Độ mở thương mại
SWIID Cơ sở dữ liệu bất bình đẳng thu nhập
(The Standardized World Income Inequality Database)
Trang 13WB Ngân hàng thế giới (World Bank)
WGI Chỉ số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators)
Trang 14CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Vấn đề và lý do nghiên cứu
Bất bình đẳng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,Kaldor (1955) và Lewis (1954) cho rằng bất bình đẳng là nguồn gốc của tiết kiệm
và tiết kiệm có ý nghĩa lớn đến đầu tư và tăng trưởng Tuy nhiên một số nghiên cứukhác lại cho ra kết quả ảnh hưởng của bất bình đẳng đến tăng trưởng là quan hệngược chiều, bất bình đẳng càng cao sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng Benabou(1996); Panizza (2002) chứng minh về mối quan hệ ngược chiều về bất bình đẳng
và tăng trưởng kinh tế Các nhà nghiên cứu tại World Bank cho rằng tăng trưởngkinh tế sẽ giảm nghèo đói, trong cuộc khảo sát của những hộ gia đình từ 44 nước,các nhà nghiên cứu của World Bank (1999) phát hiện thấy rằng nếu quốc gia nào
có sự phân phối thu nhập bình đẳng thì ảnh hưởng đến tốt đến tăng trưởng kinh tế
và kéo theo việc xoá đói giảm nghèo sẽ gấp năm lần so với quốc gia mà phân phốithu nhập bất bình đẳng
Theo UNDP (2013) có hai yếu tố liên quan đến bất bình đẳng thu nhập
là“yếu tố toàn cầu hóa và các yếu tố liên quan đến chính sách của chính phủ nhưchính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách tỉ giá UNDP nhậnđịnh“thương mại sẽ gia tăng bất bình đẳng thu nhập trong công nghiệp cũng nhưtăng bất bình đẳng ở các quốc gia ở các mức thu nhập thấp, phụ thuộc vào thể chế
và mức phát triển của từng nước Đối với các nước đang phát triển, tự do hóathương mại sẽ kéo theo nhu cầu lao động trong các ngành thâm dụng lao động, từ
đó kéo theo lao động trong ngành nông nghiệp, từ nơi có năng suất thấp đến nơi cónăng suất cao hơn Dò ng FDI vào sẽ giúp mở rộng các hoạt động kinh tế, đồng thờiảnh hưởng lên tỉ giá làm biến đổi cơ cấu xuất nhập khẩu Khi xuất nhập khẩu thayđổi sẽ làm cơ cấu sản xuất trong nước, kéo theo tiền lương và lao động thay đổi vàlàm cho bất bình đẳng thu nhập cũng thay đổi theo
Tính đến thời điểm này, đã có rất nhiều chủ đề cả về định lượng lẫn địnhtính về hội nhập kinh tế tác động đến nền kinh tế các quốc gia Lý thuyết kinh tế về
Trang 15thương mại quốc tế đưa ra mô hình xem xét sự biến đổi về phân phối thu nhập dophát triển kinh tế mang lại Hội nhập kinh tế tạo tiền đề cho tự do hóa thương mại,thúc đẩy cho việc chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp luôn có sự cạnhtranh khốc liệt hội nhập kinh tế là cầu nối thuận lợi cho các luồng FDI, khi thamgia hội nhập kinh tế sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sẽ“sử dụng một cách hiệuquả hơn các nguồn lực sẵn có của mình: vốn, tri thức và sức lao động Tuy nhiêncác tác nhân kinh tế, với điều kiện khác nhau về vốn, trình độ quản lý và lao động
sẽ phản ứng khác nhau với sự thay đổi do hội nhập kinh tế mang lại.”Trong quátrình phát triển kinh tế có những đối tượng và cá nhân không đủ điều kiện để hộinhập với sự phát triển chung thì sẽ dễ dàng bị bỏ rơi ngoài cuộc chơi Điều này dẫnđến bức tranh kinh tế sẽ có sự thay đổi theo vùng miền của một quốc gia Do“hiệuquả sử dụng đầu vào sẽ khác nhau, tiến bộ công nghệ được cải tiến và do đó năngsuất lao động cũng khác nhau Tất cả điều này đều có ảnh hưởng tới mức độ bấtbình đẳng trong kinh tế giữa các hộ gia đình,”các cá nhân từ đó sẽ ảnh hưởng đếnbất bình đẳng thu nhập
Hội nhập kinh tế là kết quả của việc chi phí vận chuyển sẽ giảm, hàng ràothương mại ít hơn, các ý tưởng được lan truyền nhanh hơn, các luồng vốn gia tăng
và áp lực di dân lớn hơn Hội nhập kinh tế là mối quan tâm đáng lo ngại về việc giatăng bất bình đẳng, thay đổi quyền lực và đồng nhất văn hóa Hội nhập ngày nayđang làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập giữa các nước và nhóm nước với nhau,khi tham gia vào nền kinh tế công nghiệp trên thế giới đã làm tăng thu nhập, do đó
sẽ chênh lệch về mức sống của người dân và làm cho tình trạng bất bình đẳng giatăng Việc thỏa thuận vào tiến trình hội nhập kinh tế của khu vực có thế sẽ giảm làmtình trạng về bất bình đẳng thu nhập
Lý thuyết kinh tế đã chỉ ra mối liên quan giữa thương mại quốc tế - một thểhiện của mức độ hội nhập kinh tế quốc tế - và mức độ bất bình đẳng thu nhập.Chẳng hạn các lý thuyết kinh tế về thương mại quốc tế dựa trên mô hình tân cổ điểncủa Heckscher-Ohlin và định lý Stolpher-Samuelson cho rằng trao đổi thương mạithông qua hội nhập kinh tế sẽ giúp làm tăng trưởng kinh tế và làm giảm khoảng
Trang 16cách giàu nghèo trong nội bộ nền kinh tế của các nước đang phát triển Kỳ vọng đóđược dựa trên nguyên lý lợi thế tương đối: trong nền kinh tế mở thì lao động trình
độ thấp ở các nước đang phát triển sẽ trở nên khan hiếm hơn một cách tương đối và
do đó sẽ có cơ hội tăng thêm thu nhập của mình
Đã có rất nhiều phân tích về vấn đề này như: “hội nhập kinh tế quốc tế và bấtbình đẳng trong thu nhập ở Trung Quốc” của tác giả Xiaofei Tian & cộng sự(2005), nghiên cứu “Toàn cầu hóa và bất bình đẳng tại Trung Quốc” của Shang JinWei Yi Wu (2011), nghiên cứu “Tự do hóa thương mại, bất bình đẳng và giảmnghèo đói tại Châu Mỹ Latinh” của tác giả Guillermo Perry & cộng sự (2006) TạiViệt Nam cũng có rất nhiều bài viết về bất bình đẳng thu nhập như bài viết: “Bấtbình đẳng nông thôn thành thị ở Việt Nam” của tác giả Hương Thu Lê & Alison(2010), nghiên cứu: “Tác động xã hội của hội nhập quốc tế và gia nhập WTO ở ViệtNam” của Trịnh Duy Luân & cộng sự (2008), Nguyễn Thị Minh (2009) với tiêu đề:
“Sử dụng mô hình toán nghiên cứu tác động của hội nhập quốc tế lên mức bất bìnhđẳng thu nhập của các hộ gia đình ở Việt Nam” Tuy nhiên có rất ít bài viết về chủ
đề hội nhập kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập, vì những cơ sở đã trình bày ở trên
tác giả đã quyết định chọn đề tài “Tác động của hội nhập kinh tế lên bất bình đẳng thu nhập ở các nước đang phát triển”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1/ Xác định tác động của hội nhập kinh tế lên bất bình đẳng thu nhập ở cácnước đang phát triển
2/ Lượng hóa mức độ tác động của hội nhập kinh tế lên bất bình đẳng thunhập ở các nước đang phát triển
3/ Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy tác động tích cực của hộinhập kinh tế lên bất bình đẳng thu nhập
Trang 171.3 Câu hỏi nghiên cứu
1/ Hội nhập kinh tế tác động lên bất bình đẳng thu nhập ở các nước đangphát triển như thế nào?
2/ Mức độ tác động của hội nhập kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập đượclượng hóa như thế nào?
3/ Các hàm ý chính sách nào cần đề xuất nhằm thúc đẩy tác động tích cựccủa hội nhập kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Châu Á bao gồm các nước: Armenia, Azerbaijan, Bangladesh, China,Georgia, Indonesia, India, Kyrgyz Republic, Cambodia, Lao PDR, Sri Lanka,Mongolia, Nepal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Syrian Arab Republic,Tajikistan, Timor-Leste, Thailand, Uzbekistan, Vietnam
Châu Phi bao gồm các nước: Algeria, Botswana, Burundi, Burkina Faso,Côte d'Ivoire, Cameroon, Cape Verde, Djibouti, Ghana, Kenya, Lesotho, Morocco,Mozambique, Malawi, Niger, Rwanda, Senegal, Swaziland, Tanzania, Zambia,Zimbabwe
Trang 18Châu Mỹ bao gồm các nước: Belize, Brazil, Bolivia, Colombia, Costa Rica,Dominican Republic, Ecuador, Guatemala, Guyana, Honduras, Jamaica, Mexico,Nicaragua, Paraguay, El Salvador, Venezuela.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 1996 đến 2016
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài sẽ nghiên cứu sự tác động của hội nhập kinh tế lên bất bình đẳng thunhập ở các nước đang phát triển
1.5 Đóng góp mới của nghiên cứu
Đề tài sẽ đưa ra những kiến thức về hội nhập kinh tế đến bất bình đẳng thunhập tại những quốc gia đang phát triển Việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội làviệc mà bất cứ quốc gia nào cũng luôn hướng đến và mong muốn đạt được Vớiphương pháp và mục tiêu, nghiên cứu sẽ đưa ra những lời khuyên để những nhàquản lý vạch ra những chính sách thích hợp để giảm bất bình đẳng thu nhập, ổnđịnh và phát triển kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay
1.6 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu chung
Trình bày lý do, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi, phương pháp ýnghĩa và kết cấu của nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu có liên quan:
Trình bày khái niệm, các lý thuyết về bất bình đẳng thu nhập và hội nhậpkinh tế, kết quả của một số nghiên cứu trước liên quan
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu:
Trình bày quy trình phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu của đềtài, mô hình và định nghĩa những biến, nguồn dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu:
Trang 19Phân tích kết quả nghiên cứu: phân tích mô tả thống kê dữ liệu nghiên cứu,kết quả phân tích của mô hình kinh tế lượng.
Chương 5: Kết luận và khiến nghị:
Trình bày tóm tắt kết quả, gợi ý một số chính sách và những hạn chế của đềtài cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 20CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1 Khái niệm bất bình đẳng thu nhập
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về bất bình đẳng thu nhập, nhưng đơngiản và dễ hiểu là luôn có sự khác biệt lớn về mức thu nhập khác nhau giữa cácnhóm dân cư trong xã hội
Theo Sổ tay về nghèo đói và bất bìn h đẳng hình thức của nghèo đói củaWorld Bank (2009) Haughton & Khandker nêu rõ rằng bất bình đẳng đi liền vớinghèo đói, nhưng có ý nghĩa rộng hơn Trong khái niệm nghèo đói, mối quan tâmthường tập trung vào mức thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người và phân ph ốithu nhập trên chi tiêu của nhóm có thu nhập thấp nhất; trong khi đó bất bình đằngquan tâm tới phân phối thu nhập của toàn bộ dân số
Theo OECD (2011) cho rằng bất bình đẳng thu nhập phản ánh cách thứcphân phối là sự khác biệt trong phân phối tài sản, thu nhập giữa các cá nhân hoặcnhóm người Nó được mô tả như là khoảng cách của người nghèo và người giàu,khác biệt nhau về sự giàu có và khác biệt về thu nhập, hay còn gọi là sự khác biệtnhau về mức độ giàu nghèo
Bất bình đẳng thu nhập là hiện tượng thu nhập được phân phối không đềugiữa các cá nhân hoặc các hộ gia đình trong nền kinh tế Để xem xét mức độ bấtbình đẳng thu nhập người ta thường dựa vào tỷ trọng thu nhập được nhận bởi baonhiêu phần trăm dân số Bất bình đẳng thu nhập thường được gắn với ý tưởng về
“sự không công bằng” Nếu như những người giàu nhận phần lớn hơn đáng kể trongthu nhập quốc dân so với tỷ lệ trong dân số thì thường được coi là không công bằng
2.2 Đo lường bất bình đẳng thu nhập
2.2.1 Đường cong Lorenz
Conrad Lorenz - nhà thống kê người Mỹ năm 1905 đã xây dựng được biểu
đồ biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ
Trang 21“Hình 2.1: Đường cong Lorenz và hệ số Gini”
Nguồn: [Vũ Thị Ngọc Phùng, trang 138]
Trục hoành trong hình 2.1 biểu hiện phần trăm cộng dồn của dân số và đượcsắp xếp theo thứ tự thu nhập tăng dần Trục tung là tỷ lệ trong tổng thu nhập mà mỗiphần trăm trong dân số nhận được Đường kẻ chéo (đường 45o) trong hình cho thấy
ở bất kỳ điểm nào trên đường này đều phản ánh tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận đúngbằng tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập Đường Lorenz cho thấy mối quan hệđịnh lượng thực sự giữa tỷ lệ phần trăm của dân số có thu nhập và tỷ lệ phần trămtrong tổng thu nhập nhận được trong một khoản thời gian nhất định chẳng hạn làmột năm Khoảng cách giữa đường chéo (đường 45o) và đường Lorenz một dấuhiệu cho biết mức độ bất bình đẳng Đường Lorenz càng cách xa đường 45othì mức
độ bất bình đẳng càng lớn Điều đó cũng có nghĩa là ph ần trăm thu nhập ngườinghèo nhận được sẽ giảm đi [Vũ Thị Ngọc Phùng, năm 2005, trang 139]
2.2.2 Hệ số Gini
Đường Lorenz sử dụng đo lường mức độ bình đẳng được biểu thị bằng hình
vẽ Hạn chế của đường Lorenz là không lượng hóa được mức độ bất bình đẳng vàtrong trường hợp so sánh 2 phân phối thu nhập, nếu đường Lorenz tương ứng với 2
Trang 22phân phối đo cắt nhau (không có đường nào hoàn toàn nằm về bên phải của đườngkia) thì không thể xếp hạng sự bất bình đẳng được Vì vậy phải sử dụng t hước đobiểu thị bằng con số Hệ số Gini (G) là thước đo được sử dụng rộng rã i trong nghiêncứu thực nghiệm Dựa vào đường Lorenz có thể tính toán hệ số Gini Hệ số Ginichính là tỷ số giữa diện tích được giới hạn bởi đường Lorenz và đường 45ovới diệntích tam giác nằm bên dưới đường 45o với diện tích tam giác nằm bên dưới đường
45o [Vũ Thị Ngọc Phùng, năm 2005, trang 140]
Theo hình 1.1, công thức được tính như sau :
Hệ số Gini (G)=
Diện tích (A)Diện tích (A+B)
Về lý thuyết, hệ số Gini nhận giá trị biến thiên từ 0 đến 1 Song về thực tế ,Gini nhận giá trị trong khoảng lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1 (0<G<1) Tuy hệ số Gini đãlượng hóa được mức độ bất bình đẳng về phân phối thu nhập, nhưng các nhà kinh tếnhận thấy rằng hệ số Gini cũng mới chỉ phản ánh được mặt tổng quát nhất của sựphân phối, trong một số trường hợp chưa đánh giá được những vấn đề cụ thể
2.2.3 Tiêu chuẩn của “40” World Bank
World Bank (2002) đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng:
Tỷ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mức thunhập thấp nhất trong xã hội Theo chỉ tiêu này, có 3 mức độ bất bình đẳng cụthể như sau Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong
xã hội chiếm tỷ lệ lớn hơn 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bìnhđẳng thấp Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xãhội có tỷ lệ từ 12% đến 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳngtương đối.Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xãhội có tỷ lệ nhỏ hơn 12% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao.[Đinh Phi Hổ, năm 2009, trang 203]
Trang 232.2.4 Hệ số giãn cách thu nhập
Chỉ tiêu hệ số giãn cách thu nhập được sử dụng để đánh giá tình trạngbất bình đẳng thu nhập Chỉ tiêu này được xác định bởi mức chênh lệch thunhập của 20% dân số có thu nhập cao nhất và 20% dân số có thu nhập thấpnhất Hệ số giãn cách càng lớn (chênh lệch) càng lớn, tình trạng bất bìnhđẳng càng cao [Đinh Phi Hổ, năm 2009, trang 204]
2.3 Nền tảng lý thuyết về bất bình đẳng thu nhập
2.3.1 Lý thuyết chữ U ngược của Simon Kuznets
“ Simon Kuznets nhà kinh tế học Mỹ năm 1995 đưa ra tranh luận rằng hìnhchữ U ngược là mối liên hiện quan hệ giữa GNP/người và sự bất bình đẳng trongphân phối.[[{{rrrriirir uye
dhđhdhdh
Simon Kuznets đã đưa ra một mô hình nghiên cứu mang tính thực nghiệmnhằm xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và tình trạng bất bình đẳng trong phânphối thu nhập Do hạn chế về số liệu, Kuznets đã từng dùng tỷ số giữa tỷ trọng thunhập của nhóm 20% giàu nhất trong tổng dân số so với tỷ trọng thu nhập của nhóm
Trang 2460% nghèo nhất làm thước đo sự bất bình đẳng (gọi là tỷ số Kuznets) Các nghiêncứu sau đó của Kuznets (1963) qua số liệu quan sát được từ 18 nước cũng cho kếtquả tương tự Vì vậy, Kuznets đã đưa ra gi ả thiết cho rằng: bất bình đẳng sẽ tăng ởgiai đoạn ban đầu và giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của sự phát triển được lan tỏarộng rãi hơn Nếu biểu diễn mối quan hệ trên đồ thị sẽ có dạng chữ U ngược Vì vậycòn được gọi là giả thiết chữ U ngược Giả thiết này trở thành vấn đề quan trọnggây ra nhiều ý kiến tranh luận [Vũ Thị Ngọc Phùng, năm 2005, trang 142]
Hạn chế trong mô hình của Kuznets là không giải thích được 2 vấn đề quantrọng: Thứ nhất, những nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự thay đổi bất bình đẳngtrong quá trình phát triển Thứ hai, phạm vi khác biệt giữa các nước về xu thế thayđổi này trong điều kiện họ sử dụng các chính sách khác nhau tác động đến tăngtrưởng và bất bình đẳng Từ hai vấn đề này dẫn đến điều mà các nước đang pháttriển băn khoăn vẫn không được giải đáp cụ thể Đó là có phải các nước có thu nhậpthấp tất yếu phải chấp nhận gia tăng về bất bình đẳng trong quá trình tăng trưởngkinh tế hay không và sau đó họ có thể mong chờ sự bất bình đẳng được giảm bớtkhi họ đạt đến mức độ cao của sự phát triển không [Vũ Thị Ngọc Phùng, năm
2005, trang 143 - 143]
2.3.2 Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A.Lewis
Mô hình nhất trí với Kuznets về nhận xét cho rằng sự bất bình đẳng sẽ tănglên lúc đầu và sau đó giảm bớt khi đã đạt được tới mức độ phát triển nhất định.Những tiến thêm một bước mô hình đã giải thích được nguyên nhân của xu thế này.Trước hết, sự bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu bởi vì cùng với việc mở rộngquy mô sản xuất công nghiệp, số lượng lao động được thu hút vào làm việc ở khuvực này ngày càng tăng nhưng tiền công của công nhân nó chung vẫn ở mức tốithiểu Như vậy, trong khi mức tiền công của công nhân không thay đổi thì thu nhậpcủa các nhà tư bản vừa tăng lên do duy mô mở rộng, vừa tăng lên do lao động củacông nhân đưa lại Ở giai đoạn sau sự bất bình đẳng giảm bớt do khi lao động dưthừa được thu hết vào khu vực thành thị (sản xuất công nghiệp và dịch vụ) thì lao
Trang 25động trở thành yếu tố khan hiếm trong sản xuất Nhu cầu lao động ngày càng tănglên đòi hỏi phải tăng tiền lương như vậy sẽ dẫn đến giảm bớt sự bất bình đẳng [VũThị Ngọc Phùng, năm 2005, trang 143 - 143].
Theo quan điểm của Lewis, bất bình đẳng là điều kiện để người giàu tăngtích lũy, tăng đầu tư do đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, cũng có quanđiểm đối lập cho rằng một mức độ phân phối lại hợp lý thực sự có thể tăng cườngtiết kiệm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Điều này được lý giải dựa trên hành vi tiếtkiệm biên của cá nhân khi thu nhập thay đổi Giả sử khi thu nhập tăng, tỷ lệ tiếtkiệm tăng, trong trường hợp này bất bình đẳng tăng sẽ dẫn đến tiết kiệm tăng.Ngược lại bất bình đẳng giảm sẽ kìm hãm tiết kiệm Hoặc giả sử, khi thu nhập tăng,
tỷ lệ tiết kiệm biên giảm dần, khi đó nếu bất bình đẳng giảm sẽ làm tăng tiết kiệmtrong nền kinh tế Điều này được rút ra từ các số liệu nghiên cứu của các nước đangphát triển Ở những nước này có xu hướng là khi người giàu tăng thu nhập, nhu cầutiêu dùng của họ tăng cao (và hướng vào những hàng hóa xa xỉ) Vì thế, xu hướngtiết kiệm biên rất thấp và tỷ lệ tiết kiệm trung bình của họ có thể thấp hơn nhữngngười kém giàu có hơn Như vậy, rõ ràng là các nước đang phát triển trong trườnghợp này, việc giảm bất bình đẳng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tiếtkiệm và đầu tư [Vũ Thị Ngọc Phùng, năm 2005, trang 145 - 146]
2.3.3 Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng của H Oshima
Ý nghĩa cơ bản của sự tăng trưởng đi đôi với bình đẳng dựa vào cách đặt vấnđề: có thể hạn chế sự bất bình đẳng ngay từ giai đoạn đầu của tăng trưởng đượckhông? Một trong những hướng giải quyết vấn đề này là dựa vào mô hình của nhàkinh tế Nhật Bản H Oshima Trong mô hình 2 khu vực, Oshima đã xuất phát từ đặcđiểm sản xuất nông nghiệp Châu Á, đó là sản xuất lúa nước có tính thời vụ cao vàrằng quá trình tăng trưởng cần được bắt đầu từ khu vực nông nghiệp Chính quátrình này sẽ đẫn đến hạn chế sự bất bình đẳng trong quá trình tăng trưởng TheoOshima, trước hết khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị sẽ được cảithiện ngay từ giao đoạn đầu , do việc tập trung phát triển khu vực nông thôn dựa trên
Trang 26chính sách cải cách ruộng đất, dựa trên sự trợ giúp của nhà nước về giống , kỹ thuậtđồng thời việc mở rộng và phát triển ngành nghề đã làm cho thu nhập ở khu vựcnông thôn (vốn là khu vực có th u nhập thấp nhất trong xã hội) được tăng lên Tiếp
đó là quá trình cải thiện dần khoảng cách thu nhập giữa xí nghiệp có quy mô lớn và
xí nghiệp có quy mô nhỏ ở thành thị, cũng như nông trại lớn và nông trại nhỏ ởnông thôn Quá trình này có thể chia làm hai giai đoạn Trong giai đoạn đầu, khoảngcách thu nhập tăng lên do các cơ sở sản xuất lớn tận dụng được lợi thế về quy mô và
có điều kiện áp dụng kỹ thuật mới Sau đó do lợi ích của cơ sở hạ tầng và khả năng
áp dụng kỹ thuật mới tăng lên ở các cơ sở nhỏ, làm cho khoảng cách về thu nhậpgiảm dần Vậy điều này có tác động như thế nào đến tăng trưởng? Theo Oshima,tiết kiệm sẽ được tăng lên ở các nhóm dân cư, kể cả các nhóm có thu nhập thấp, vìthu nhập ở họ dần dần thỏa mãn được các khoản chi và khi đó họ bắt đầu tiết kiệm
để trả nợ các khoản vay đầu tư phát triển sản xuất và đầu tư g iáo dục – đào tạo chocon em họ [Vũ Thị Ngọc Phùng, năm 2005, trang 146 - 147]
2.3.4 Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế (của Ngân hàng thế giới WB)
Quan điểm này về cơ bản cũng giống như quan điểm cho rằng: tăng trưởngkinh tế đi đôi với bình đẳng hay tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đềphúc lợi, tuy nhiên khác về cách thức tiếp cận để đạt mục tiêu Phân phối lại cùngvới tăng trưởng kinh tế là cách thức phân phối lại các thành quả của tăng trưởngkinh tế sao cùng với thời gian, phân phối thu nhập dần được cải thiện hoặc ít nhấtkhông là xấu đi trong quá trình tăng trưởng vẫn tiếp tục Điều này phụ th uộc vàonhiều yếu tố, trong đó có sự lựa chọn các giải pháp chính sách phân phối lại đượcxem là quan trọng Nó bao gồm chính sách phân phối lại tài sản (của cải) và chínhsách phân phối lại từ tăng trưởng
Cần phải có những chính sách phân phối lại tài sản là vì: theo phân tích của
WB, nguyên nhân cơ bản của tình trạng bất công trong phân phối thu nhập của các
cá nhân ở hầu hết các nước đang phát triển là do sự bất công trong vấn đề sở hữu tài
Trang 27sản Lý do chính vì sao gần 20% dân số nhận được hơn 50% thu nhập là vì 20% này
có thể đã sở hữu và kiểm soát trên 70% các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là vốn vậtchất, đất đai, thậm chí cả vốn nhân lực Chính sách này đã được phổ biến ở cácnước đang phát triển để phân phối lại tài sản là chính sách cải cách ruộng đất, chínhsách nhằm tăng cường cơ hội giáo dục cho nhiều ngườ i [Vũ Thị Ngọc Phùng, năm
2005, trang 147 - 146]
2.2 Khái quát về hội nhập kinh tế
2.2.1 Khái niệm và bản chất về hội nhập kinh tế quốc tế
Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế là một khái niệm phước tạp và gần nhưkhông có định nghĩa rõ ràng Những học giả trên thế giới không ngừng tìm hiểu,nghiên cứu và đưa ra những định nghĩa về vấn đề này
Với tiêu đề “Hội nhập kinh tế quốc tế” – “International economicintegration” của Timbergen (1954) ông cho rằng: “bỏ qua những hạn chế cùng cáccách phân biệt giữa những tổ chức và hướng đến những hoạt động tự do được ra đờitrong giao dịch kinh tế Những quốc gia chủ động thông qua việc sửa đổi nhữngchính sách, định chế đang tồn tại và củng cố những chính sách cùng định chế mớiđược ưu tiên cấp thêm quyền cưỡng chế ” Pinder (1969) khái quát rằng: “hội nhậpkinh tế là quá trình kết nối những bộ phận nhỏ thành một tập hợp chung” TheoKahnert (1969) khái quát: “hội nhập kinh tế quốc tế nghĩa là loại bỏ sự phân biệt vềđối xử hiện có đang tồn tại song song tại các biên giới quốc gia” Tương tự, Balasca(1974) định nghĩa: “đây là quá trình bỏ qua sự nhận thức đối xử giữa các quốc giaphản ánh những chủ đề nào ảnh hưởng đến Nhà nước” Mennis & Sauvant (1974)nêu rằng: “đây là quá trình làm cho biên giới giữa hai nước; biên giới giữa cácnhóm nước và các cộng đồng đến với nhau gần nhau hơn , từ đó sẽ hình thànhnhững hệ thống hợp tác hoàn thiện hơn” Pelkmans (1984) nhấn mạnh: “hội nhậpkinh tế quốc tế là cách thức loại trừ các biên giới kinh tế giữa hai hay nhiều nềnkinh tế”
Trang 28Tổng hợp những định nghĩa nêu trên, hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là:
“sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực vàtoàn cầu trong đó các nước thành viên chịu sự ràng buộc theo những quy địnhchung của cả khối
Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết 6 vấn đền chủ yếu đó là: đàm phán
để cắt giảm các rào cản thuế quan; giảm dần và loại bỏ các rào cản phi thuế quan;giảm thiểu các hạn chế với hoạt động dịch vụ; giảm thiểu các trở ngại đối với hoạtđộng đầu tư quốc tế; điều chỉnh các quy định và công cụ của chính sách thương mạikhác; phát triển các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế… trên toàn cầu
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng hai nguyênnhân quan trọng đó là: thứ nhất là sự hội nhập tự phát bởi sự chi phối của thị trường
mà ở đó chính phủ sẽ không can thiệp; thứ hai là sự chủ động hội nhập thông quacác khuôn khổ liên minh chính chủ
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được xem là bước ngoặc quan trọng cho sựtồn tại bền vững của hoạt động hội nhập trong nhiều lĩnh vực khác nhau và khôngngừng thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế
2.2.2 Lý thuyết về hội nhập kinh tế
Lý thuyết về hội nhập kinh tế được cung cấp bởi Viner (1950), người đưa rađịnh nghĩa về ảnh hưởn g của hoạt động ngoại thương Lý thuyết mô tả sự trao đổitrong dòng chảy thương mại Ông đã kiểm tra dòng chảy thương mại giữa hai nướctrước và sau khi thống nhất đất nước và so sánh chúng với những đất nước khác Lập luận của ông đã đưa ra lý thuyết về hội nhập kinh tế cho đến nay
Nhà kinh tế học Hunga ry, Balasca (1961) thì khái quát: “hội nhập kinh tế làhình thức đại diện cho các mức độ hội nhập khác nhau Đó là khu vực thương mại
tự do, liên minh hải quan, thị trường chung, liên minh kinh tế và hội nhập toàn diện.Hội nhập kinh tế ngày càng tăng thì biên giới thương mại giữa các thị trường sẽ dầnmất đi Với những thị trường siêu quốc gia, có sự tự do lưu thông các yếu tố kinh tếqua biên giới một cách tự nhiên ở mức độ nào sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ
Trang 29hội nhập sâu rộng của nền kinh tế đó Sự hội nhập này không chỉ bao gồm lĩnh vựckinh tế - tài chính nói chung mà nó còn liên quan cả về mặt chính trị Ông cònkhẳng định, theo thời gian các cộng đồng kinh tế sẽ hướng đến liên minh chính trị ”.Hội nhập kinh tế được sắp xếp theo các cấp độ từ thấp đến cao , hội nhậpkinh tế càng cao thì tồn tại những trở ngại về việc lưu thông hàng hóa giữa nhữngquốc gia tham gia sẽ càng thấp, hơn thế nữa là sẽ càng tiến đến xu hướng phối hợp
cả trong chính trị và cả kinh tế
i Khu vực mậu dịch tự do: (Free Trade Areat)
Đây là hình thức liên kết kinh tế có tính thống nhất không cao, các nướctrong liên kết cùng nhau thỏa thuận: thuận lợi hóa hoạt động thương mại và đầu tưgiữa các nước thành viên bằng cách thỏa thuận cắt giảm thuế quan và các biện phápphi thuế, thuận lợi hóa hoạt động đầu tư vào nhau; giữa các nước xây dựng cácchương trình hợp tác kinh tế và đầu tư vì sự phát triển chung của các nước thànhviên; thực hiện đơn giản hóa thủ tục hải quan và thị thực xuất nhập cảnh tạo điềukiện cho hàng hóa, dịch vụ, hoạt động đầu tư của các thành viên thâm nhập vàonhau; mỗi nước thành viên tùy vào điều kiện phát triển kinh tế cuả quốc gia mình
mà đưa ra các giải pháp về thuế quan, các biện pháp phi thuế riêng phù hợp vớinguyên tác chung của khối; mối nước thành viên vẫn duy trì quyền độc lập tự chủcủa mình trong quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước khác ngoài khối [Võ ThanhThu, năm 2005, trang 38]
ii Liên minh thuế quan (Customs Union)
Đây là hình thức liên kết có tính thống nhất tổ chức cao hơn so với hình thứcFTA, nó mang toàn bộ những đặc điểm của FTA, nhưng giữa các nước còn thỏathuận thêm những điều kiện hợp tác sau: các nước trong liên minh thỏa thuận xâydựng chung về cơ chế hải quan thống nhất áp dụng chung cho các nước thành viên;cùng nhau xây dựng biểu thuế quan thống nhất áo dụng trong hoạt động thương mạivới các nước ngoài liên kết; tiến tới xây dựng chính sách ngoại thương thống nhất
mà mỗi nước thành viên phải tuân thủ [Võ Thanh Thu, năm 2005, trang 39 - 40]
Trang 30iii Thị trường chung (Common Market)
Đây là hình thức phát triển cao hơn của liên kết kinh tế giữa các nước Cácnước hội viên thuộc thị trường chung thỏa thuận: xóa bỏ những trở ngại đến quátrình buôn bán lẫn nhau như thuế quan, hạn ngạch giấy phép ; xóa bỏ các trở ngạicho quá trình tự do di chuyển tư bản và sức lao động giữa các nước hội viên; xâydựng cơ chế chung để điều tiết thị trường của các nước thành viên; tiến tới xâydựng chính sách kinh tế đối ngoại chung trong quan hệ với các nước ngo ài khối.[Võ Thanh Thu, năm 2005, trang 40]
iv Liên minh quốc tế (Economic Union)
Đây là hình thức liên kết kinh tế có tính tổ chức thống nhất cao hơn so với thịtrường chung Nó mang toàn bộ đặc điểm của liên kết thị trường chung, nhưng nó
có thêm các đặc điểm khác như: các nước xây dựng chung nhau chính sách kinh tếđối ngoại và chính sách phát triển kinh tế nội địa như chính sách phát triển kinh tếngành, phát triển kinh tế vùng mà không bị chia cắt bởi biên giới lãnh thổ giữa cácnước thành viên; thực hiện sự phân công lao động sâu sắc giữa các nước thành viên;cùng nhau thiết lập một bộ máy tổ chức điều hành sự phối hợp kinh tế giữa cácnước thành viên [Võ Thanh Thu, năm 2005, trang 40]
v Liên minh về tiền tệ (Monetary Union)
Là mô hình hội nhập kinh tế dựa trên cơ sở một thị trường chung cộng thêmvới việc thực hiện chính sách kinh tế và tiền tệ chung [một đồng tiền chung, ngânhàng trung ương thống nhất của khối) Điển hình là khu vực đồng tiền chung Châu
Âu EU hiện nay [Võ Thanh Thu, năm 2005, trang 40]
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước
2.3.1 Các nghiên cứu cho thấy hội nhập kinh tế giảm bất bình đẳng thu nhập
i Almas Heshmati (2003) nghiên cứu về “mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và bấtbình đẳng thu nhập”, Almas Heshmati cho rằng yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng
Trang 31thu nhập là yếu tố bên trong và bên ngoài Yếu tố bên trong là chính trị, cạnh tranh bêntrong, các yếu tố bên ngoài như là toàn cầu hóa Trong nghiên cứu, biến vùng lý giải
về sự điều chỉnh mức độ thu nhập Những biến được đưa vào là Gini, GINDEXi theochỉ số của Kearney trong việc phát triển chỉ số toàn cầu hóa được đo lường bằng:hội nhập kinh tế, liên hệ cá nhân, công nghệ và quản lý chính trị Biến Region đolường biến vùng
Chỉ số định lượng hội nhập kinh tế được đại diện bằng bốn biến số chính là:thương mại, FDI, dòng vốn đầu tư và hóa đơn thanh toán thu nhập Chỉ số liên hệ cánhân gồm những biến: khách du lịch quốc tế, cuộc gọi điện thoại quốc tế và chuyểntiền xuyên biên giới Biến công nghệ bao gồm: người sử dụng internet, máy chủinternet và băng tần cố định Chỉ số đánh giá sự tham gia chính trị đo lường bằng:
số lượng đại sứ quán trong nước, những tổ chức quốc tế mà quốc gia đang thamgia” Phương pháp hồi quy với 62 mẫu từ 1995 – 2000 Các chỉ số của toàn cầu hóachỉ giải thích được 7-11% về sự khác biệt bất bình đẳng thu nhập giữa các quốc gia.Hồi quy xác nhận rằng toàn cầu hóa và bất bình đẳng thu nhập giữa các nước cómối liên hệ với nhau Do đó, toàn cầu hóa và bất bình đẳng thu nhập trong nghiêncứu tương quan ngược chiều nhau
ii Mari Inês Sim và Sim Davids (2011) nghiên cứu “Toàn cầu hóa và bấtbình đẳng thu nhập tại Brazil” Nghiên cứu đưa vào những biến: Gini đo lường bấtbình đẳng thu nhập, Trade đo lường bằng độ mở thương mại, FDI là vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài, School là trình độ học vấn, GDP là GDP bình quân đầu người,Population là dân số, Politics là nền chính trị Tác giả dùng panel data và phươngpháp hồi quy ước lượng Pooled OLS; Fixed Effects; Random Effects của 27 tiểubang thuộc Brazil với thời gian 3 năm: 1997; 2002 ; 2007 với 81 quan sát Theo kếtluận cho thấy rằng toàn cầu hóa quan hệ dương với bất bình đẳng thu nhập tạiBrazil
iii Lei Zhou và ctg (2011) nghiên cứu “Tác động của toàn cầu hóa đến phân
bố bất bình đẳng thu nhập tại 60 nước” Trong đó Gini là bất bình đẳng thu nhập,
Trang 32biến Globalization xác định bằng thương mại; FDI; dòng vốn đầu tư; sự bồi thườngcủa người không nơi cư trú, thu nhập ở nước ngoài; cuộc gọi quốc tế, du lịch quốctế; chuyển giao của chính phủ; những chuyển giao khác; người sử dụng internet; sốlượng đại sứ quán trong nước; số thành viên trong những tổ chức quốc tế, đóng góptài chính, biến Education đo lường bằng tổng số học sinh hoàn thành chương trình ởbậc tiểu học; trung học và cao đẳng đại học, biến Urbanization được tính bằng dân
số sống ở thành thị/tổng dân số Đối với mẫu tổng hợp của 60 quốc gia trong thờigian năm 2002; 2003; 2004 cho thấy, toàn cầu hóa tương quan ngược chiều đến bấtbình đẳng thu nhập
iv Jong – Eun Lee (2010) nghiên cứu “Bất bình đẳng trong toàn cầu hóaChâu Á”, với mẫu số liệu thu thập trong Châu Á của 11 quốc gia, từ giai đoạn1960đến 2003 Nghiên cứu sử dụng các phương pháp ước lượng: Pooled OLS; FixedEffects; Random Effects” Mô hình sử dụng các biến: Gini, GDP, Trade; FDI; P14(dân số có tuổi từ 0 -14); P64 (dân số có tuổi từ 15- 64); Education (trình độ trunghọc sau 15 tuổi), Crop (chỉ số sản xuất cây trồng); Manuva (mức nâng cao sản xuấttrong nông nghiệp), GG (tỷ lệ chi tiêu của chính phủ); MR (cung tiền M2 trên tổng
tỷ lệ dữ trữ); Serva (gia tăng dịch vụ); CG (tiêu dùng hộ gia đình trên GDP) và biếnInflation đo lường tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ số điều chỉnh GDP Kết quảcho biết toàn cầu hóa làm bất bình đẳng thu nhập giảm tại Châu Á
v Marie Daumal (2013) nghiên cứu “tác động mở cửa thương mại đối vớibất bình đẳng khu vực: Các trường hợp Ấn Độ và Brazil” Ấn Độ được chia thành
28 tiểu bang, dữ liệu được lấy trong giai đoạn từ 1980 đến năm 2004 Brazil là quốcgia được chia thành 27 tiểu bang, trong thời gian từ 1985 đến năm 2004 Phươngpháp thực nghiệm bao gồm hồi quy trong một phương trình chuỗi thời gian ở Ấn
Độ và Brazil, phương hình hồi quy có dạng như sau:
lnGini t = a0+ a1lnOpenness t + a2lnFDI t + a3lnGDPcapita t + u t
Trong đó biến độc lập là: Gini đo lường bất bình đẳng thu nhập, các biến phụthuộc lần lượt là: Openness là thước đo độ mở thương mại; được tính bằng tổng của
Trang 33xuất khẩu và nhập khẩu/GDP; FDI dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDPcapita là GDP bình quân đầu người Tác giả áp dụng phương pháp: ECM vàVECM, thông qua hồi quy cho ra kết quả tại “Ấn Độ độ mở thương mại tác độngtích cực đến bất bình đẳng thu nhập, còn Brazil thì độ mở thương mại lại tươngquan cùng chiều đến bất bình đẳng thu nhập”.
vi Meltem Ucal & ctg (2015) nghiên cứu “bất bình đẳng thu nhập và FDIcủa Thổ Nhĩ Kỳ” Trong thời gian từ 1970 đến năm 2008, nghiên cứu đã sử dụngphương pháp tự hồi quy phân phối trễ ARDL (Auto regressive distributed lag), cácbiến được đưa vào trong mô hình là: Gini index (Gini) đo lường bất bình đẳng thunhập; FDI/GDPlà vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP; GDPGR là tăngtrưởng của GDP, GFC là tổng vốn cố định trong nước/GDP; INF là mức lạm pháthàng năm; KOFPOL mức độ ổn định chính trị; LR là người biết chữ dành chongười trưởng thành hàng năm; POPGR là tốc độ tăng dân số; Trade là độ mởthương mại GDPGR có tác động đến bất bình đẳng thu nhập nhưng ở mức độ rấtnhỏ; tổng vốn cố định trong nước và giảm tốc độ dân số sẽ làm bất bình đẳng thunhập giảm; riêng tỷ lệ biết chữ làm bất bình đẳng thu nhập tăng Kết quả hồi quyđưa ra kết quả FDI tương quan ngược chiều với bất bình đẳng thu nhập
vii Ruixin Zhang và Sami Ben Naceur (2018) “nghiên cứu phát triển tàichính, bất bình đẳng thu nhập và nghèo đói từ 1961 - 2011 tại các nước đang pháttriển và phát triển đối với mẫu tổng hợp của 143 quốc gia” với phương phápmoments tổng quát GMM và ước lượng biến công cụ IV Những biến được sử dụngtrong mô hình bao gồm: biến Gini, biến tài chính, biến kiểm soát và biến giả “Biếntài chính gồm 10 biến: tài khoản ngân hàng trên 1000 người trưởng thành, giá trịgiao dịch trong 10 công ty thương mại hàng đầu, tín dụng tư nhân/GDP, tổng giá trịthị trường chứng khoán giao dịch/GDP, tỷ lệ lãi ròng, tỷ lệ doanh thu thị trườngchứng khoán, vốn điều tiết đối với tài sản có rủi ro, mức độ thay đổi của chỉ số giá
cổ phiếu, tự do hóa tài chính trong nước, tự do hóa tài chính bên ngoài Biến kiểmsoát gồm: GDP bình quân đầu người, lạm phát, thương mại và chi tiêu chính phủ.Nghiên cứu cho ra kết quả phát triển tài chính làm giảm bất bình đẳng thu nhập Kết
Trang 34luận cho thấy giá trị giao dịch trong 10 công ty thương mại hàng đầu, tỷ lệ lãi ròng,biến động của chỉ số giá cổ phiếu, tự do hóa tài chính trong nước, tự do hóa tàichính bên ngoài, lạm phát quan hệ cùng chiều với bất bình đẳng thu nhập Ngượclại những biến tài khoản ngân hàng trên 1000 người trưởng thành, tín dụng tư nhân/GDP, tổng giá trị thị trường chứng khoán giao dịch/ GDP, tỷ lệ doanh thu thị trườngchứng khoán, vốn điều tiết đối với tài sản có rủi ro, GDP, thương mại và chi tiêuchính phủ tương quan ngược chiều với bất bình đẳng thu nhập.
viii Yanqing Jiang (2016) nghiên cứu: “hội nhập thương mại và bất bìnhđẳng khu vực tại Trung Quốc”, từ 1997-2013 với 29 tỉnh thành tại Trung Quốc Tácgiả dùng các biến IR là thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn so với các hộ giađình ở thành thị, biến độc lập là FT đo lường xuất khẩu cộng nhập khẩu trên %GDP; INFRAS là cơ sở hạ tầng được tính bằng số km đường cao tốc trong thànhphố Kết luận hội nhập thương mại có tác động tích cực đến bất bình đẳng thu nhập
ix Vanessa S Tchamyou và ctg (2018) nghiên cứu: “bất bình đẳng thunhập, công nghệ thông tin và truyền thông và kết nối tài chính tại 48 quốc gia ở khuvực Châu Phi trong thời gian từ 1996-2014” Tác giả dùng panel data và áp dụngphương pháp GMM và sử dụng hồi quy với biến Gini, chỉ số Atkinson và tỷ lệPalma đo lường bất bình đẳng thu nhập Những biến độc lập bao gồm biến tài chính(độ sâu tài chính kinh tế, độ sâu hệ thống tài chính, hiệu quả hệ thống ngân hàng,hiệu quả hệ thống tài chính, hoạt động hệ thống tài chính, quy mô tài chính), biếncông nghệ thông tin (thuê bao sử dụng điện thoại di động, thuê bao sử dụnginternet, đăng ký băng rộng cố định), biến kiểm soát (chi tiêu của chính phủ, sốlượng tuyển sinh tiểu học, kiều hối, kiểm soát tham nhũng) Phân tích đã đưa ra kếtluận rằng công nghệ thông tin thông qua phát triển tài chính sẽ thúc đẩy việc tăngtrưởng kinh tế và từ đó sẽ giảm bất bình đẳng thu nhập
x John Nkwoma Inekwe (2018) nghiên cứu: “một cách tiếp cận mới về hộinhập tài chính và bất bình đẳng thu nhập thị trường” với mẫu tổng hợp là 39 nước
và trong thời gian từ 1989 - 2014 Nghiên cứu sử dụng hợp đồng tín dụng của công
Trang 35ty tài chính với dữ liệu bảng kết hợp phương pháp hồi quy biến công cụ IV vàphương pháp GMM Tác giả sử dụng Gini market và Gini net đo lường bất bìnhđẳng thu nhập thị trường và bất bình đẳng thu nhập ròng Biến độc lập lần lượt làhội nhập tài chính; biến kiểm soát, biến giả dummy thể hiện mức độ phát triển củaquốc gia” Biến độc lập hội nhập tài chính đo lường bằng các chỉ số hợp đồng chovay, quốc gia cho vay, quốc gia đi vay, trung tâm cho vay, đất nông nghiệp Tác giảđưa vào những biến kiểm soát như: vốn con người, GDP bình quân đầu người, tỷ lệthất nghiệp, FDI, đầu tư trong nước và chỉ số giá tiêu dùng Kết quả cho thấy hộinhập tài chính giảm bất bình đẳng thu nhập thị trường nhưng làm tăng bất bình đẳngthu nhập ròng.
xi Christelle Meniago và Simplice A Asongu (2018): “Xem xét lại mốiquan hệ bất bình đẳng tài chính trong một nhóm các nước châu Phi ”, với 48 quốcgia từ 1996 đến năm 2004 Nghiên cứu áp dụng panel data với phương pháp ướclượng GMM và hồi quy biến công cụ (IV) Mô hình sử dụng biến hệ số Gini; hệ sốAtkinso và tỉ lệ Palma để đo lường bất bình đẳng thu nhập Những biến độc lậptrong mô hình hồi quy lần lượt FD là các biến tài chính (Economic Financial Depthđược đo lường bằng nợ phải trả trên % GDP; Financial System Depth được đolường bằng tín dụng ngân hàng trên tiền gửi ngân hàng; Financial System Enciencyđược đo lường bằng Tín dụng tài chính trên tiền gửi tài chính; Banking SystemActivity được đo lường bằng t ín dụng trong nước từ ngân hàng tiền gửi (% GDP);Financial System Activity đo lường bằng tín dụng trong nước từ các tổ chức tàichính (% GDP); Financial Stability đo bằng dự đoán khả năng một ngân hàng cóthể tồn tại và không phá sản) GDP và biến kiểm soát (lạm phát, kiều hối và ổn địnhchính trị) Kết quả cho thấy bất bình đẳng thu nhập giảm trong nghiên cứu này
2.3.2 Các nghiên cứu cho thấy hội nhập kinh tế tăng bất bình đẳng thu nhập
i Arthus S Alderson và Francois Nielser (2011) nghiên cứu: “Toàn cầu hóa
và xu hướng bất bình đẳng thu nhập tại 16 nước OECD”, kết hợp dữ liệu bảng của
Trang 3616 quốc gia trong giai đoạn 1967 đến năm 1992 với 192 quan sát Sự gia tăng bấtbình đẳng thu nhập ở một số nước OECD có nhiều lý do khác nhau, khi thực hiệnnghiên cứu này tác giả đã tập trung vào ba khía cạnh khác biệt của toàn cầu hóa đó
là đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại và di cư” Nghiên cứu trình chorằng tỷ lệ nhập cư và dân số nhập cư gây nên hiện tượng bất bình đẳng tăng Lýthuyết của Kuznets cho thấy rằng đối với mức độ phát triển tương đối trong xã hộicao, đó là một sự liên kết tiêu cực giữa bất bình đẳng và phát triển xã hội, vì các xãhội này có lẽ được sắp xếp theo đoạn bên phải của“đường cong hình chữ U ngượclại”theo dõi bất bình đẳng và sự phát triển kinh tế Các biến trong mô hình bao gồmbất bình đẳng thu nhập, GDP bình quân đầu người, phần trăm lực lượng lao độngtrong nông nghiệp, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ nhập học trung học, dòng chảyFDI trên lực lượng lao động, xuất khẩu/GDP, di cư, tham gia công đoàn, thiết lập vềtiền lương, nữ tham gia lực lượng lao động, phần trăm lực lượng lao động trong sảnxuất Bằng cách kết hợp những phương pháp Pool OLS, REM và FEM, cuối cùngkết quả là toàn cầu hóa làm bất bình đẳng thu nhập tại 16 quốc gia OECD tăng
ii Wu & Hsu (2012) sử dụng bộ dữ liệu từ 54 nước trong thời gian 1980 đếnnăm 2005 gồm các biến: GINI, FDI, GDP, Schooling – giáo dục, Inflation – lạmphát, Trade – thương mại, Air – vận tải hàng không, Elect – điện năng tiêu thụ,Phone – đường dây điện thoại, PCM – chỉ số kết hợp cơ sở hạ tầng từ 3 biến Air,Elect, Phone) Nghiên cứu cho thấy FDI có thể gây hại cho việc phân phối thu nhậpcủa các nước tiếp nhận có năng lực hấp thụ thấp nhưng lại ít có ảnh hưởng đến bấtbình đẳng thu nhập trong trường hợp các quốc gia có khả năng hấp thụ tốt hơn
iii Marie Daumal (2013) nghiên cứu “tác động của mở cửa thương mại đốivới bất bình đẳng khu vực - Các trường hợp Ấn Độ và Brazil” Ấn Độ bao gồm 28tiểu bang, dữ liệu được lấy trong thời gian từ 1980 đến năm 2004 Brazil là mộtquốc gia được chia thành 27 tiểu bang, trong thời gian từ 1985 đến năm 2004.Phương pháp thực nghiệm bao gồm hồi quy trong một phương trình chuỗi thời gian,phương hình hồi quy có dạng như sau:
Trang 37lnGini t = a0+ a1lnOpenness t + a2lnFDI t + a3lnGDPcapita t + u t
Trong đó biến độc lập là Gini đo lường bất bình đẳng thu nhập, các biến phụthuộc lần lượt được đưa vào mô hình là: Openness là thước đo độ mở thương mại;FDI, GDP capita là GDP bình quân đầu người Nghiên cứu áp dụng những ướclượng là mô hình hiệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) và mô hìnhvecto hiệu chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Model) Tại Ấn Độ chothấy độ mở thương mại tác động đến bất bình đẳng thu nhập tích cực, còn tại Brazilthì độ mở thương mại lại tác động đến bất bình đẳng thu nhập tiêu cực
iv Mihaylova (2015) nghiên cứu: “Tác động của FDI đối với bất bình đẳngthu nhập của 10 nước Trung và Đông Âu (CEE)” trong thời gian 1990 – 2012 Cácbiến sử dụng trong mô hình gồm: GINI đo lường bất bình đẳng thu nhập, FDI đolường vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, EDUC đo lường trình độ giáo dục, GDDPC
là bình quân đầu người, GOVERN là chính phủ, SERV là dịch vụ Thông qua môhình tác động cố định FEM, nghiên cứu nhận thấy rằng FDI gây ảnh hưởng đến bấtbình đẳng thu nhập, nhưng mức độ khác nhau dựa vào mức độ giáo dục và pháttriển kinh tế của nước tiếp nhận Ở mức độ thấp về vốn con người và kinh tế pháttriển, FDI có xu hướng tăng bất bình đẳng thu nhập ở nền kinh tế có vốn con người
và trình độ phát triển thấp, nhưng nếu gia tăng về giáo dục và GDP bình quân đầungười thì hiệu quả phân phối FDI sẽ giảm đi Đến khi nền kinh tế đạt được mức độvốn con người và phát triển kinh tế cao hơn, FDI lúc này sẽ góp phần làm giảm bấtbình đẳng thu nhập Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lạm phát và dịch vụ góp phần làmtăng bất bình đẳng thu nhập
v Muriel Ametoglo và Guo Ping (2016) nghiên cứu “hội nhập kinh tế khuvực và bất bình đẳng thu nhập các nước Châu mỹ La tinh, trường hợp của Cộngđồng các quốc gia Andean” Cộng đồng các quốc gia Andean gồm 4 quốc gia đó là:Bolivia, Columbia, Ecuador và Peru, dữ liệu được nghiên cứu trong thời gian từ
2000 đến năm 2013 với 56 quan sát Tác giả sử dụng mô hình tác động cố định(FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Những biến độc lập trong mô hình
Trang 38lần lượt là tỷ lệ thương mại; Trade; FDI; trình độ học vấn được đo bằng tuyển sinhcủa trường cấp 2; tăng trưởng đo lường tốc độ tăng trưởng phần trăm hàng năm củaGDP theo giá thị trường dựa trên đô la Mỹ năm 2005 Theo mô hình hồi quy, hộinhập khu vực làm cho bất bình đẳng thu nhập tăng.
2.3.3 Các nghiên cứu cho thấy hội nhập kinh tế không ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập
i Xiaofei Tian & cộng sự (2008) nghiên cứu “tác động của hội nhập kinh tếđến bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc” từ 1979 đến năm 2006 Với mô hình hồiquy gồm biến Gini, cùng với các biến độc lập lần lượt là biến Per Capital GDP đolường mức tăng trưởng GDP đầu người; biến Trade/GDP đo lường tổng số giữaxuất khẩu và nhập khẩu với GDP; biến FDI/GDP đo lường tỷ số giữa FDI với GDP;cuối cùng là biến Gov mức chi của chính phủ cho an sinh xã hội Nghiên cứu cho rakết quả hội nhập kinh tế và bất bình đẳng thu nhập không có ảnh hưởng
ii Franco và Gerussi (2013) xác minh thương mại và FDI có ảnh hưởng đếnphân phối thu nhập trong mẫu 18 quốc gia trong giai đoạn 1990 – 2006” Mô hình
sử dụng các biến GINI, FDI, TRADE, GDPPC, SEC – số học sinh trung học, lạm phát , SERVICE- dịch vụ, IMPED – nhập khẩu từ các nước phát triển, IMPING– nhập khẩu từ các nước đang phát triển, EXPED – xuất khẩu sang các nước pháttriển, EXPING – xuất khẩu sang các nước đang phát triển Bằng Phương pháp FEM
INF-và SGMM (System GMM), kết quả cho thấy FDI tác động không đáng kể đến bấtbình đẳng thu nhập
iii Inmee Beak và Qichao Shi (2015) nghiên cứu: “Tác động của toàn cầuhóa kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập: các nền kinh tế phát triển với các nền kinh
tế mới nổi” Tác giả chia toàn cầu hóa thành cường độ thương mại và hội nhập tàichính, và cũng bằng cách phân biệt mức độ toàn cầu hóa giữa các nước phát triển vàđang phát triển Trong đó biến Gini đo lường bất bình đẳng, biến Trade được tínhgián tiếp bằng xuất khẩu và nhập khẩu theo % GDP, biến Finance đo lường (tài sảnIIP + nợ phải trả IIP)/GDP/, biến Gdppc đo lường bằng Gdp bình quân đầu người,
Trang 39biến Industry đo lường tỷ lệ giá trị gia tăng của ngành dịch vụ vào giá trị gia tăngcủa ngành sản xuất, biến Pol_gov đo lường chỉ số tham nhũng, biến Tech đo lường
số người sử dụng interner trên 100 người, biến Edu là tỷ lệ phần trăm dân số trên 25tuổi học trung học; biến giả trong đó D =1 cho những nước phát triển là những biếnđộc lập của mô hình Nghiên cứu áp dụng panel data của 78 nước, bao gồm 26 nướcphát triển và 52 nước đang phát triển giai đoạn từ”1990 đến năm 2010 Kết luậnrằng“toàn cầu hóa không ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập, hồi quy đưa ra kếtquả trong cường độ thương mại sẽ làm bất bình đẳng thu nhập tăng ở các nước đangphát triển, nhưng ở các nước đang phát triển bất bình đẳng thu nhập lại giảm Vàhội nhập tài chính sẽ làm bất bình đẳng thu nhập giảm ở các nước phát triển nhưngbất bình đẳng thu nhập tại các nước đang phát triển lại tăng
iv MYH Wong (2016) nghiên cứu: “Toàn cầu hóa, chi tiêu và bất bình đẳngthu nhập tại Châu Á Thái Bình Dương” Dữ liệu nghiên cứu trong nước, từ 1960đến năm 2012 và sử dụng dữ liệu bảng nghiên cứu tác động của toàn cầu hóa đốivới các mô hình chi tiêu xã hội và bất bình đẳng thu nhập ở khu vực Châu Á Tháibình Dương với mô hình hồi quy 2 giai đoạn 2SLS Tác giả đưa ra hai mô hình đó
là mô hình chi tiêu công và mô hình bất bình đẳng thu nhập Mô hình chi tiêu côngbao gồm bốn biến số là toàn cầu hóa; kinh tế; chính trị và dân số học Mô hình bấtbình đẳng thu nhập với biến phụ thuộc là Gini đo lường bất bình đẳng thu nhập, cácbiến độc lập gồm: chi tiêu; thương mại; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; gdp bìnhquân đầu người, tăng trưởng kinh tế; dân số trên 65 tuổi; dân số thành thị; chế độdân chủ, biến giả là các nước đang phát triển trong khu vực Nghiên cứu đã chỉ rarằng toàn cầu hóa có tác động tích cực đến chi tiêu, còn bất bình đẳng thu nhập thìkhông có tác động
Tóm tắt chương 2:
Nội dung chương 2 đã trình bày các định nghĩa và đồng thời nêu lên cơ sở
lý thuyết về mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và bất bình đẳng thu nhập Qua kếtquả nghiên cứu thực nghiệm từ những nghiên cứu trước tồn tại mối quan hệ giữa
Trang 40hội nhập kinh tế và bất bình đẳng thu nhập Những mô hình từ các nghiên cứu trước
sẽ làm nền tảng để xây dựng mô hình nghiên cứu trong chương sau