LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môi trường sống là không gian sinh sống của con người và thế giới sinh vật, lànơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của conngười.. Hậu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM
KHOA HÓA
Đề tài nghiên cứu:
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC
HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
GVHD: Thầy Trịnh Văn BiềuSVTH: TRƯƠNG VÔ KỴLớp: Hóa 2 Bình Dương
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môi trường sống là không gian sinh sống của con người và thế giới sinh vật, lànơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của conngười Đồng thời cũng là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trongcuộc sống và sản xuất
Hậu quả của chiến tranh, sự gia tăng dân số nhanh chóng, quá trình côngnghiệp hóa, đô thị hóa làm cho số lượng chất thải tăng lên không ngừng ở nhiều nơi,nhiều chổ gây nên sự ô nhiễm môi trường
Thế giới hiện nay đang phải gánh chịu những thách thức về môi trường như:khí hậu toàn cầu thay đổi, thiên tai gia tăng Đầu tháng 09 năm 2000 những cơngiông bão liên tiếp kèm theo mưa lớn đỗ xuống đồng bằng sông Cửu Long, làm chovùng ruộng đất rộng lớn bị chìm trong biển nước, gây thiệt hại ước tính tới trên 3100
tỉ đồng, làm trên 300 người chết Ngày 26/12/2004 động đất và sóng thần đã phá đinhiều nơi của hàng chục nước Châu Á làm trên 200 người chết và mất tích
Sự suy giảm tầng ozon gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, có nơiđất hoang biến thành sa mạc
Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng lớn, cùng với sự phát triển đôthị, khu công nghiệp, khu du lịch, việc đỗ bỏ các loại chất thải vào đất, sông ngòi, ao
hồ, biển đã gây ô nhiễm môi trường ngày càng lớn
Vì vậy, việc “giáo dục môi trường, bảo vệ môi trường” không còn là nhiệm vụ
của riêng ai, mà là nhiệm vụ của mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức Nhưng có vai tròquan trọng hơn hết là ngành giáo dục, đặc biệt là các trường trung học cơ sở, trunghọc phổ thông Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đấtnước, những người sẽ đảm nhận nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền, khai thác và bảo vệmôi trường Trường học cũng là nơi hội tụ đầu đủ các điều kiện để tác động và ý thứcthế hệ trẻ, thế hệ đang trong quá trình phát triển các thái độ hành vi Sự thành đạt củacác em sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển bền vững hiện tại và mai sau
Trang 3Bộ môn hóa học là một trong những bộ môn có liên quan mật thiết đối với môi
trường Do đó, “giáo dục môi trường” là việc làm thiết thực của mỗi giáo viên hóa
học, vì sự phát triển bền vững của toàn cầu và mỗi quốc gia Trên tinh thần đó, lồng
ghép “giáo dục môi trường” vào dạy hóa học là điều cần thiết của người giáo viên
hóa học
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Giúp học sinh hiểu về môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Từ
đó, sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh đối với môi trường
III NHIÊM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Làm rõ quan điểm nhận thức môi trường ở học sinh
Nêu lên một số tranh ảnh minh họa hai dạng môi trường
a Dạng môi trường trong lành
b Dạng môi trường bị ô nhiễm
IV LỌAI HÌNH:
Giáo dục môi trường khai thác từ môn hóa học 8, 9
V KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
b Khách thể: Quá trình rèn luyện khả năng nhận thức cho học sinh quamôn hóa học
c. Đối tượng nghiên cứu: Việc lồng ghép “giáo dục môi trường” trong dạy
học hóa học ở trường trung học cơ sở
VI GIẢ THIẾT KHOA HỌC:
Nếu giáo viên nắm vững nội dung bài dạy, mục tiêu bài dạy, hiểu rõ về môi
trường sẽ giúp giáo viên lồng ghép “giáo dục môi trường” vào bài dạy dễ dàng và sẽ
nâng cao hiệu quả dạy học
VII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
a Tìm đọc, tham khảo và nghiên cứu các tài liệu có liên quan
b Tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn
c Nghiên cứu chương trình hoá học lớp 8, 9 đang hiện hành
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1 Ô nhiễm môi trường là gì?
a Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn,đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi,gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác
b Ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của con người gây ra Ngoài ra, ônhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch gâynhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gâybệnh phát triển…
1.1.2 Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm:
1.1.2.1 Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: khí cacbon oxit (CO), khí lưu huỳnhđioxit (SO2), khí cacbonic (CO2), nitơ đioxit (NO2)… và buị
Nguyên nhân gây khí thải rất đa dạng nhưng chủ yếu là do quá trình đốt cháynhiên liệu: gỗ cũi, than đá, dầu mỏ, khí đốt,…
1.1.2.2 Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:
- Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấmgây bệnh Việc sữ dụng thuốc bảo vệ thực vật bên cạnh hiệu quả làm tăng năng suấtcây trồng còn có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe conngười
- Chất độc hóa học làm rụng lá cây do quân đội Mỹ sữ dụng trong chiến tranh ởMiền Nam Việt Nam trước đây đã phá hủy môi trường và gây nhiều bệnh tật cho conngười
1.1.2.3 Ô nhiễm do các chất phóng xạ:
Trang 5Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người vàsinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủyếu là từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyêntử,… và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân.
1.1.2.4 Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Chất thải rắn gây ô nhiễm bao gồm các dạng vật liệu được thải ra qua quá trìnhsản xuất và sinh hoạt:
a Các chất thải công nghiệp như: đồ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng
cụ kim loại, đồ thủy tinh, tro xỉ,…
b Các chất thải từ hoạt động công nghiệp chủ yếu là rác thải hữu
cơ như thực phẩm hư hỏng, lá cây,…
c Chất thải từ hoạt động xây dựng gồm có đất, đá, vôi, cát,…
d Chất thải từ khai thác khoáng sản gồm đất, đá,…
e Hoạt động y tế thải ra: bông băng bẩn, kim tiêm,…
f Các gia đình thải ra nhiều loại rác như: túi nilon dùng đựng đồ
và gói thức ăn, thức ăn thừa,…
1.1.2.5 Ô nhiễm do sinh vât gây bệnh:
Bên cạnh các sinh vật có ích, nhiều nhóm sinh vật gây bệnh cho người và các sinhvật khác Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu là do do các chất thải như phân,rác, nước thải sinh hoạt, xác chết của sinh vật, nước và rác thải từ các bệnh viện,…không được thu gom và xữ lý đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hạicho người và động vật phát triển
1.2 Cơ Sở thực tiễn:
1.2.1 Ô nhiễm không của riêng ai:
Ngày 05 tháng 12 năm 1952, ở nước Anh - nước được mệnh danh là xứ sở của
sương mù, tại Luân Đôn đã xảy ra sự kiện “màn khói giết người” làm chấn động thế
giới Dân trong Thành Phố thấy tức ngực, khó thở, ho liên tục Chỉ trong vòng 4,5ngày đã có hơn 4 nghìn người chết, trong đó phần lớn là trẻ em và người già, haitháng sau lại có trên tám nghìn người nữa chết Việc giảm sút môi trường cho thấyhàm lượng khí SO2 đến 3,8mg/m3, cao gấp 6 lần và nồng độ bụi khói lên tới4,5mg/m3, gấp 10 lần so với ngày thường
Trang 6Nguyên nhân của “màn khói giết người” ở Thành Phố Luân Đôn là do khói than
của các xí nghiệp và gia đình quyện vào sương mù buổi sớm của mùa đông gây ra.Cuối những năm 1960 nhiều khu vực rộng lớn ở Châu Âu và Bắc Mỹ bị ô nhiễmnặng nề Các con sông trở thành nơi đổ chất thải, các thành phố bị bao phủ bởi khóibụi công nghiệp, khí CO2 nhiều, cánh đồng bị tàn phá thảm khốc Môi trường sống
của loài người đang hồi báo động! Chính vì vậy, lần đầu tiên HỘI NGHỊ QUỐC TẾ
VỀ CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI đã được tổ chức vào ngày 05
tháng 06 năm 1972 tại Thụy Điển Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính sự sống của
loài người, và TỔ CHỨC LIÊN HIỆP QUỐC đã chọn ngày 05 tháng 06 hàng năm
làm ngày môi trường thế giới
Ngày 19 tháng 08 năm 2004 toàn Thành Phố Hồng Kông như bị một lớp sương
mù che phủ làm hạn chế tầm nhìn của người dân Đó là lớp bụi từ Quảng Đông Trung
Quốc tràn sang gây một ngày “mờ mịt” nhất của Hồng Kông trong nhiếu năm trở lại
đây
Tháng 10 năm 2004 nhà chức trách Thành Phố Bắc Kinh đã tuyên bố “tình trạng
nhiễm khẩn cấp” do không đạt được mục tiêu giữ sạch bầu không khí.
Tại Ấn Độ, theo số liệu của viện nghiên cứu ung thư Quốc Gia, có đến 2/5 ngườidân New Đeli mắc những chứng bệnh liên quan đến sự ô nhiễm không khí
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), 2/3 trong số 800.000 ca chết yểu ở Châu Á là
do ô nhiễm không khí gây ra WHO cũng cảnh báo, mỗi năm thế giới có 1,6 triệu ca
tử vong do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí
Ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường được Chính Phủ đặc biệt quan tâm và đãxây dựng kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững Tháng 12 năm
1993 Quốc Hội đã thông qua “Luật bảo vệ môi trường” Việt Nam đã tham gia và phê
chuẩn các công ước, thỏa ước và tuyên bố mang tính quốc tế về môi trường
Ở các thành phố lớn như TP HCM việc cải tạo kênh rạch đã bước đầu mang lạihiệu quả về kinh tế, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe của nhân dân Nhiều khu đô thị mới
đã có những thảm cây xanh, những công trình phúc lợi mang tính bền vững để giữgìn môi trường sống của cộng đồng
Nhưng việc bảo vệ môi trường ở nước ta cũng còn nhiều thách thức đặt ra Việcchặt phá và khai thác rừng một cách bừa bãi vẫn tiếp diễn Các sông, suối bị nhiễm
Trang 7độc bởi nạn khai thác các khoáng chất trái phép làm ảnh hưởng đến môi sinh và sứckhỏe con người Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, chưa có một tầmnhìn xa cho vấn đề sinh tử này.
Ngành y tế đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ, vệ sinh môi trường và chăm sócsức khỏe cộng đồng Nhưng để làm tốt công việc này, đòi hỏi phải có sự tham gia củatoàn xã hội, trong đó ngành giáo dục góp một phần không nhỏ
Hãy bảo vệ môi trường như bảo vệ chính sự sống của mình Hồi chuông cảnh tỉnh
ấy vang lên không chỉ một ngày mà là mãi mãi
1.2.2 Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường:
Môi trường ngày càng suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả những ngườiđang sống và cả thế hệ tương lai, buộc người ta phải xem xét đến vấn đề phát triểnbền vững Đó là sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu tăng cường kinh tế với cácmục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường
Các giải pháp để bảo vệ môi trường phát triển bền vững, đây là một thách thức lớnđối với loài người hiện nay Người ta tập trung vào những vấn đề cốt lõi là ổn địnhdân số, tìm kiếm những nguồn năng lượng mới, hợp tác khu vực; sử dụng đất, nướchợp lý; đa dạng sinh học; phát triển công nghệ sinh học, giáo dục môi trường… Vấn
đề giáo dục môi môi trường đang được cả thế giới quan tâm Giáo dục môi trường
đối với con người không phải là việc chỉ học một lần trong đời, mà là học suốt đời ỞViệt Nam đã có luật bảo vệ môi trường và có chiến lược bảo vệ môi trường 2001 –2010
CHƯƠNG 2: LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ QUA MỘT SỐ BÀI CỤ THỂ
2.1 Một số bài hóa học 8:
2.1.1 Bài 12: “Sự biến đổi của chất”.
Phần vận dụng: giáo viên có thể nêu câu hỏi: Trong những hiện tượng dưới đây:đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học?
Trang 8Quá trình hô hấp của người và động vật (lấy vào khí oxi, thảy ra môi trường khí
CO2)
Quá trình cây xanh quang hợp (lấy vào khí cacbonđioxit và thảy ra môi trường khíoxi khi có ánh sáng)
Qua đó, giáo viên giáo dục học sinh ý thức trồng và bảo vệ cây xanh
2.1.2 Bài 20: “Tỉ khối của chất khí”:
Phần tổng kết bài học: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin em có biết:
“Trong lòng đất luôn luôn xảy ra sự phân hủy một số hợp chất vô cơ và hữu cơ sinh
ra khí cacbonđioxit (CO2), khí này không màu, không mùi, không duy trì sự cháy và
sự sống của người và động vật Mặt khác, khí cacbonđioxit lại nặng hơn không khíkhoảng 1,52 lần Vì vậy, khí cacbonđioxit thường tích tụ trong đáy giếng khơi, trênnền hang sâu Người, động vật xuống những nơi này sẽ bị chết ngạt, nếu không mangtheo bình dưỡng khí hoặc không khí trước khi xuống”
Qua thông tin này, ngoài việc đã phá mê tín dị đoan, giải thích hiện tượng thực tếcòn giúp học sinh biết được khí cacbonđioxit là một trong những chất gây ô nhiễmmôi trường không khí
2.1.3 Bài 22: “Tính theo phương trình hóa học”:
Phần vận dụng: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và giải bài tập “Lưu hùynh cháytrong không khí sinh ra một chất khí có mùi hắc, gây ho, viêm đường hô hấp Đó làkhí lưu hùynh đioxit có CTHH là SO2”
a Viết PTHH của lưu huỳnh cháy trong không khí
b Biết ms tham gia phản ứng là 1,6g Hãy tìm:
Trang 9không nên dùng diêm quẹt làm trò chơi, vừa nguy hiểm, vừa vi phạm nội quy lại gây
ô nhiễm môi trường
2.1.4 Bài 25: “Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp - ứng dụng của oxi:
Trong phần ứng dụng của oxi học sinh nắm được 2 ý cơ bản là: oxi cần cho sự hôhấp của người và động vật; và oxi cần cho sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sảnxuất Qua đó học sinh thấy được tầm quan trọng của oxi Từ đó giáo dục học sinh ýthức giữ vững tỉ lệ khí oxi trong không khí bằng cách bảo vệ cây xanh, trồng câyxanh
2.1.5 Bài 28: “Không khí và sự cháy”
Phần I: Thành phần của không khí (mục 3): Bảo vệ không khí trong lành tránh ônhiễm
Để xây dựng phần này giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK Sau đó giáoviên cho học sinh quan sát một số tranh ảnh minh họa tác hại do ô nhiễm môi trườngkhông khí gây nên như:
Tranh môi trường trong lành không bị ô nhiễm
Trang 10
Tranh môi trường bị ô nhiễm bao gồm các tranh sau đây:
Tranh cảnh đất bị nứt nẻ do hạn hán Tranh cảnh lũ lụt
Tranh cảnh cây cối bị xơ xác, trụi lá Tranh núi lửa đang hoạt động
do mưa axit
Trang 11
Tranh hoạt động giao thông vận tải Tranh nhà máy thải khói bụi ra khí quyển
Qua các tranh ảnh trên giáo viên nêu câu hỏi:
1 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí?
2 Tác hại của ô nhiễm môi trường trong không khí?
3 Có cách nào để giữ cho không khí không bị ô nhiễm không?
Sau khi học sinh thảo luận và trả lời, giáo viên chốt lại ý chính: “Bảo vệ không khítrong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, của mỗi quốc gia Bảo vệ rừng, trồng rừng,trồng cây xanh là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành” Rừng là láphổi xanh của nhân loại
Trong phần vận dụng kiến thức đã học, giáo viên phát cho học sinh phiếu học tập:
4 loại phiếu cho 4 tổ (mỗi tổ một loại gồm 10 tờ) Các phiều học tập cho các tổ có nộidung như sau:
a. Tổ 1: hai câu hỏi:
Câu 1: Vì sao ban đêm nằm ngủ dưới các tán cây lại bị mỏi? Ban đêm
không được để hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ
Câu 2: Không khí sạch là không khí:
Có nhiều khí oxi
Trang 12 Có ít khí CO2 và các khí khác.
Không có khói bụi, các chất rắn hàm lượng dưới 1%
Có nhiều khí nitơ
Hãy chọn câu trả lời đúng:
b Tổ 2: Nêu ý nghĩa của các việc làm sau:
Cấm hút thuốc hay bậc lửa trong hầm lò
Cấm dùng lửa trong rừng, cấm đốt rừng rẫy trong mùa khô
Trồng rừng và bảo vệ cây xanh là giữ gìn không khí trong lành
c. Tổ 3: Người và động vật trong quá trình hô hấp đã hấp thụ khí O2, thở rakhí CO2, các nhiên liệu như: xăng, dầu, củi… trong quá trình đốt cháy cũng cần khí
O2 và thải ra môi trường khí CO2 Như vậy, lượng khí O2 phải mất dần, đồng thờilượng khí CO2 phải tăng dần Nhưng trong thực tế hàng nghìn năm nay tỉ lệ về thểtích của O2 trong không khí luôn ≈ 21% Hãy giải thích:
d Tổ 4: hai câu hỏi:
Trong đời sống hàng ngày, những quá trình nào sinh ra khí CO2? Và quátrình nào làm giảm khí CO2, sinh ra khí O2?
Nếu nồng độ khí CO2 cao sẽ làm tăng nhiệt độ của trái đất (hiệu ứng nhàkính) Theo em liệu pháp nào làm giàm lượng khí CO2?
Học sinh thảo luận và nêu đáp án
2.1.6 Bài 36: “Nước” Phần III: Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất – chống ô nhiễm nguồn nước.
Giáo viên nêu câu hỏi:
1 Trong đời sống và sản xuất, nước có những vai trò gì?
2 Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
3. Tác hại của ô nhiễm nguồn nước?
Trong quá trình học sinh thảo luận để tìm ra câu trả lời, giáo viêntreo tranh đã chuẩn bị sẳn lên bảng cho học sinh quan sát