1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THU HOẠCH PHẦN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

9 423 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thu Hoạch Phần Giáo Dục Môi Trường
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Chuyên ngành Giáo Dục Môi Trường
Thể loại Bài thu hoạch
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 72,5 KB
File đính kèm BAI THU HOACH PHAN GIAO DUC MOI TRUONG.rar (16 KB)

Nội dung

Đối với các cơ chế sống thì ” môi trường sống ” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và phát triển của cơ thể.. Đối với con người ” môi trường sống ” là tổng h

Trang 1

Bài thu hoạch PHẦN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG



Phần I : NHỮNG ĐIỂM MỚI MÀ BẢN THÂN THU NHẬN ĐƯỢC

SAU KHI HỌC PHẦN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

A Trang bị về kiến thức môi trường, bảo vệ môi trường và việc giáo dục môi trường cho người giáo viên cụ thể như sau:

I - MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ ?

Theo định nghĩa rộng nhất thì ” môi trường ” là tổng hợp các điều

kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường

Đối với các cơ chế sống thì ” môi trường sống ” là tổng hợp những

điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và phát triển của cơ thể

Đối với con người ” môi trường sống ” là tổng hợp các điều kiện vật

lý, hoá học, kinh tế, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và của những cộng đồng của con người

Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hoá học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người hoặc ít chịu chi phối của con người

Môi trường xã hội bao gồm các mối quan hệ giữa người và người Môi trường nhân tạo bao gồm những nhân tố vật lý, sinh học xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người

II - THẾ NÀO LÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Trang 2

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính lý hoá sinh học của bất kỳ thành phần nào của môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định Sự gia tăng các chất lạ và làm thay đổi các yếu tố môi trường sẽ gây hại đến sức khoẻ, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó

 Các loại ô nhiễm :

- Ô nhiễm hoá học, ô nhiễm vật lí, ô nhiễm vật lí – sinh học, ô nhiễm sinh học

 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường

- Ngành sản xuất và tiêu thụ năng lượng

- Công nghiệp hoá học, luyện kim, sản xuất hàng tiêu dùng

- Ô nhiễm nông nghiệp

- Ô nhiễm do giao thông vận tải

- Chất độc hoá học dùng trong chiến tranh

III - NHẬN THỨC CỦA BẢN THÂN

1 Tại sao phải bảo vệ môi trường

Môi trường xung quanh chúng ta là khung cảnh của lao động của cuộc sống và sự nghỉ ngơi của con người Nó tạo thành một thể thống nhất bao gồm những đối tượng và hiện tượng tự nhiên – khí hậu đất đai không khí nước thực vật động vật Môi trường là nền tảng không thể thiếu cho sự sinh tồn của loài người Nó cung cấp vật chất và năng lượng để đảm bảo sự sống còn và phát triển của nhân loại Vì thế môi trường bị hủy hoại thì cuộc sống con người sẽ bị hủy diệt

2 Có những biện pháp nào để bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề quốc gia mà mang tính quốc tế Cần tích cực tham gia các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường

Trang 3

- Thể chế hóa việc bảo vệ môi trường : đặt ra những quy định, luật lệ buộc mọi người phải tuân theo Bảo vệ môi trường phải là một chương trình quốc gia được đầu tư ngân sách và quan tâm đúng mức

- Xây dựng quy hoạch sử dụng và bảo vệ các tài nguyên

- Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào việc chống ô nhiễm bảo vệ môi trường

- Giáo dục cho nhân dân ý thức bảo vệ môi trường một cách rộng rãi : mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, ngành nghề trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng

- Đưa việc giáo dục môi trường vào trường học là một biện pháp hiệu quả có ý nghĩa chiến lược

B – Trang bị cho bản thân những kỹ năng về giáo dục môi trường Ứng dụng việc giáo dục môi trường để giảng dạy cho học sinh

1 GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CHO HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN

- Có ý thức thường xuyên và luôn nhạy cảm với một khía cạnh của môi trường và những vấn đề có liên quan

- Thu thập được những kiến thức cơ bản về môi trường, quan hệ giữa con người và môi trường, sự phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ đó

- Phát triển kĩ năng bảo vệ môi trường dự đón phòng tránh và giải quyết các vấn đề môi trường nảy sinh

- Tham gia tích cực vào các hoạt động khôi phục bảo vệ môi trường

- Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường nảy sinh

- Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường với sức khỏe con người con người chất lượng cuộc sống phát triển thái độ tích cực với môi trường

2 CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

Trang 4

- Đưa giáo dục môi trường vào tất cả các cấp học, tất cả các môn học.

- Thực hiện giáo dục môi trường bằng phương pháp hiện đại Đ8ạt trọng tâm ở người học

- Rèn luyện kĩ năng bảo vệ môi trường

- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường

- Luôn chú ý hành động thái độ đúng đắn và tinh thần trách nhiệm cao với việc bảo vệ môi trường

- Vừa cung cấp kiến thức về môi trường vừa thực hiện trong môi trường

có thái độ tình cảm vì môi trường

- Ưu tiên cho đào tạo giáo viên và các bậc tiểu học trung học

3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC

- Phương pháp giảng dạy dùng lời nói

- Phương pháp seminar

- Phương pháp đàm thoại

- Thiết kế mođun giáo dục môi trường

- Sử dụng tư liệu tranh ảnh

- Thiết kế website giáo dục môi trường

- Giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoại khóa

- Tổ chức đi thực tế

 Lớp đã tổ chức tham quan môi trường khí hậu địa điểm tích lịch sử – sinh thái địa đạo Củ Chi

Phần II: VIẾT MỘT GIÁO ÁN CÓ NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

Môn : Công nghệ

Lớp : 7

Bài 22 VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG

Trang 5

I – MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Trình bày được vai trò của rừng đối với môi trường sống, đối với đời sống, đối với kinh tế, đối với sản xuất và xã hội

- Trình bày được thực trạng rừng, đất rừng của nước ta hiện nay

- Xác định được nhiệm vụ phát triển và bảo vệ các loại rừng

- Có ý thức bảo vệ và phát triển rừng trong môi trường hiện nay

II – CHUẨN BỊ

1 Giáo viên : Hình 34 & 35 SGK phóng to.

- Tài liệu về lâm nghiệp (số liệu cháy rừng)

2 Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh các loại rừng.

III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ

3 Giảng bài mới

 Giới thiệu bài: Như chúng ta đều biết rừng có vai trò rất lớn đối

với đời sống, đối với sản xuất và kinh tế của mỗi gia đình và mỗi quốc gia Hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu từng vai trò của rừng, thực trạng rừng nước ta hiện nay từ đ1o thấy được mỗi chúng ta cần hoạt động như thế nào để phát triển rừng phục vụ tốt cho đời sống của mỗi con người

Nội dung và kỹ năng

cơ bản

Hoạt động của GV Hoạt động của HS I- Vai trò của rừng

* Bảo vệ môi trường

Hoạt động 1: Tìm

hiểu vai trò của rừng

GV treo tranh vẽ hình

Trang 6

- Làm sạch không khí

- Giữ nước chống rửa

trôi, xói mòn

- Giảm tốc độ của gió và

chống cát bay

* Phát triển kinh tế

- Cung cấp nguyên liệu

lâm sản phục vụ đời

sống

- Xuất khẩu

* Phục vụ nhu cầu văn

hóa xã hội

- Nghiên cứu khoa học

- Du lịch, giải trí

vẽ về vai trò của rừng và nêu câu hỏi

Cho học sinh thảo luận theo nhóm

+ Quan sát hình vẽ và theo hiểu biết của mình hãy cho biết rừng có những vai trò nào?

� GV hướng dẫn và phân chia ý trả lời của học sinh

� Các vai trò

- Bảo vệ môi trường

- Phát triển kinh tế

GV thông qua những tác hại do phá rừng dẫn đến các tác hại rất lớn

về kinh tế

- GV đặt câu hỏi : + Vì sao có rừng thì nước lũ không chảy tràn trên mặt đất ?

+ Vì sao rừng phát triển lại hạn chế lũ lụt ?

+ Vì sao rừng làm cho không khí trong lành ?

- Học sinh thảo luận theo nhóm

� Phân công trả lời các hình

- Học sinh trả lời + Rễ hút bớt nước và lá rừng giữ nước lại trong đất

+ Ngăn cản nước đầu nguồn tràn về đồng bằng

+ Lá cây quang hợp nhả khí oxi hút khí cacbonic của các nhà máy

Trang 7

II- Nhiệm vụ trồng

rừng ở nước ta

1 Tình hình rừng

nước ta

Bị tàn phá nghiêm

trọng diện tích và độ che

phủ của rừng ngày càng

giảm, diện tích đồi trọc

ngày càng tăng

Hoạt động 2: Tìm hiểu

về tình hình rừng của nước ta hiện nay

GV treo tranh hình 35 SGK lên bảng � yêu cầu học sinh đọc số liệu trong sơ đồ

� Giới thiệu tình hình rừng của nước ta từ

1943 � 1995

 GV giải thích : Diện tích rừng tự nhiên là rừng tự mọc không phải do trồng

+ Diện tích đồi trọc là diện tích đồi chưa được

sử dụng vào sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp

+ Độ che phủ là diện tích có cây rừng che phủ

so với tổng diện tích của

cả nước

� Nếu có thể khuyến khích học sinh trả lời về các khái niệm đó

+ Diện tích đất của nước

- Quan sát hình và trả lời câu hỏi

33 triệu ha

- Diện tích rừng tự nhiên giảm

Trang 8

2 Nhiệm vụ của

trồng rừng

- Trồng 3 loại rừng

+ Rừng phòng hộ

+ Rừng đặc

+ Rừng sản xuất

ta là bao nhiêu

- Qua quan sát đồ thị ở hình 35 em có thể kết luận như thế nào về sự biến động của rừng, độ che phhủ diện tích đồi trọc từ 1943 � 1995

� Mở rộng : rừng được coi là lá phổi của trái đất

là “ kho vàng xanh “ của con người nên mất rừng

là mất sự sống

 Tổ chức cho học sinh thảo luận

- Phá rừng sẽ dẫn đến tác hại gì ?

- Nêu những nguyên nhân mất rừng ở nước ta

từ năm 1943 � 1995

Hoạt động 3: Tìm hiểu

nhiệm vụ của trồng rừng

- GV hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu SGK yêu cầu :

+ Phải trồng thêm bao nhiêu rừng để phủ xanh

so với năm 1995

+ Trồng những loại

Diện tích đồi trọc ngày càng tăng

- Phân chia nhóm để trả lời hai câu hỏi trên

Đọc kĩ phần 2 19,8 triệu ha

Trang 9

rừng nào Nói rõ đặc điểm của mỗi loại rừng đó

� GV chốt lại

- Tổng diện tích phải trồng thêm

- Ba loại rừng cần trồng

IV – TỔNG KẾT BÀI

1 Đặt câu hỏi củng cố bài SGK trang 57

Nhận xét tiết học

2 Dặn dò

- Làm câu hỏi : Em hãy kể những vườn quốc gia mà em biết ? Nhiệm vụ của rừng quốc gia khác trồng rừng như thế nào?

- Học kĩ bài và chuẩn bị bài 23

Ngày đăng: 16/11/2020, 20:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w