Cấu tạo, tính chất và vai trò của Carbohydrate

11 7.9K 37
Cấu tạo, tính chất và vai trò của Carbohydrate

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 4 CARBOHYDRATE SỰ TRAO ĐỔI CARBOHYDRATE TRONG CƠ THỂ THỰC VẬT 4.1 Cấu tạo, tính chất vai trò của carbohydrate Carbohydrate là nhóm chất hữu cơ phổ biến khá rộng rãi trong cơ thể sinh vật. Nhìn chung hàm lượng carbohydrate ở thực vật cao hơn ở động vật. Ở thực vật carbohydrate tập trung chủ yếu ở thành tế bào, mô nâng đỡ mô dự trữ. Tuy nhiên hàm lượng carbohydrate thay đổi tuỳ theo loài, giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Trong cơ thể người động vật carbohydrate tập trung chủ yếu trong gan. Thực vật xanh có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp carbohydrate từ CO 2 H 2 O. Carbohydrate thực vật là nguồn dinh dưỡng quan trọng của người động vật. Trong cơ thể sống carbohydrate giữ nhiều vai trò quan trọng như: - Cung cấp năng lượng cho cơ thể, carbohydrate đảm bảo khoảng 60% năng lượng cho các quá trình sống. - Có vai trò cấu trúc, tạo hình (ví dụ: cellulose, peptidglican .) - Có vai trò bảo vệ (mucopolysaccharide) - Góp phần bảo đảm tương tác đặc hiệu của tế bào (polysaccharide trên màng tế bào hồng cầu, thành tế bào một số vi sinh vật). Dựa vào cấu tạo, tính chất carbohydrate được chia làm hai nhóm lớn: monosaccharide polysaccharide. 4.2 Các monosaccharide Monosaccharide là các aldehyd hoặc ketone có chứa một hoặc nhiều nhóm hydroxyl. Số lượng carbon trong phân tử monosaccharide ít nhất là 3, đó là glyceraldehyd dihydroxyacetone. Chúng có công thức như sau: 56 L-glyceraldehyd D-glyceraldehyd CH 2 OH | C = O | CH 2 OH Dihydroxyaketone Glyceraldehyd có chứa 1 cacbon bất đối (C*), có hai đồng phân D L, còn dihydroxyaketone không chứa carbon bất đối. Số đồng phân lập thể của monosaccharide tính theo công thức X = 2 n (n là số C* trong phân tử). Nếu số cacbon trong phân tử monosaccharide là 4, 5, 6 hoặc 7 chúng có tên gọi tương ứng là tetrose, pentose, hexose heptose. Công thức cấu tạo của một số monosaccharide thường gặp được trình bày ở dưới đây: CHO | HCOH | HCOH | CH 2 OH D-Erythrose CHO | HCOH | HCOH | HCOH | CH 2 OH D-Ribose CH 2 OH | C = O | HC-OH | HCOH | CH 2 OH D-Ribulose CH 2 OH | C = O | HO-CH | HCOH | CH 2 OH D-Xilulose CHO | HCOH | HOCH | HCOH | HCOH CH 2 OH | C = O | HO-CH | HCOH | HCOH CH 2 OH | C = O | HO-CH | HCOH | HCOH 57 | CH 2 OH D-Glucose | CH 2 OH D-Fructose | HCOH | CH 2 OH D-Sedoheptulose Khi đánh số thứ tự các nguyên tử carbon trong phân tử monosaccharide, bắt đầu từ carbon của nhóm carbonyl của aldose, hoặc carbon ở đầu gần nhóm carbonyl của các ketose. Căn cứ vào vị trí của H OH ở carbon bất đối mang số thứ tự lớn nhất (carbon bất đối ở xa nhóm carbonyl) giống với D hoặc L- glyceraldehyd để xếp monosaccharide đó vào dạng D hoặc L. Các monosaccharide có khả năng làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực về bên phải (ký hiệu dấu +) hoặc bên trái (ký hiệu dấu -). Trong hoá sinh học đường 6C 5C có ý nghĩa lớn. Một số đường ví dụ 1,6 fructosediphosphate đường ribose đã được nêu ở trên. Hexose pentose có thể tồn tại ở dạng thẳng hoặc vòng. Theo đề nghị của Harworth phân tử đường được viết ở dạng vòng. Ở đây người ta tưởng tượng một mặt phẳng nằm ngang có 6 hoặc 5 góc, ở những góc của nó sắp xếp ở phía trên hoặc phía dưới những chuỗi bên vuông góc với mặt phẳng. Ở dạng vòng xuất hiện một nhóm hydroxyl glycoside, nhóm này có khả năng phản ứng cao, dễ dàng tạo liên kết glycoside tính khử. 58 . Nhóm hydroxyl glycoside là đặc trưng của đường khử, nhóm này có thể ở phía dưới hoặc phía trên mặt bằng phân tử. Nếu nó nằm phía dưới thì người ta gọi là dạng α, ví dụ α-glucose, nếu ở phía trên thì được gọi là dạng β. Glucose tồn tại chủ yếu ở dạng 6 cạnh (pyranose), fructose pentose ở dạng vòng 5 cạnh (furanose). Một liên kết glycoside xuất hiện khi ở một phân tử nguyên tử H được thay thế bằng một gốc đường (glycosyl), ví dụ ở adenine được thay thế bởi 1 ribosyl (gốc đường của ribose). 59 Hình 4.1 Tổng hợp hexosephosphate từ triosephosphate Trong trường hợp này nguyên tử N nối với 2 thành phần, vì vậy người ta gọi N-glycoside. Tương tự như vậy S-glycoside O-glycoside cũng được tạo nên. Trong trường hợp thứ nhất nguyên tử H của một nhóm SH, 60 trong trường hợp thứ hai nguyên tử H của một nhóm OH được thay thế bởi một gốc glycosyl. Tính chất chung của các monosaccharide Các monosaccharide là những chất không màu, phần lớn có vị ngọt. Chúng hoà tan tốt trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ không phân cực, tan trong dung dịch ethanol 80%. Tính chất lý học đặc trưng của monosaccharide là tính hoạt quang của chúng, nghĩa là có khả năng làm quay mặt phẳng của ánh sáng phân cực sang phải hoặc sang trái. Có thể đo được góc quay này bằng máy phân cực kế. Hoá tính quan trọng của monosaccharide là những tính chất của nhóm chức aldehyd hoặc ketone, điển hình là tính khử. a) Tuỳ điều kiện oxy hoá monosaccharide bị oxy hoá thành các acid khác nhau - Khi oxy hoá nhẹ bằng dung dịch clo, brom, iod trong môi trường kiềm, hoặc dung dịch kiềm của các ion kim loại, nhóm chức aldehyd của monosaccharide bị oxy hoá. Ion kim loại bị khử thành dạng có hoá trị thấp hơn hoặc đến kim loại tự do (vi dụ Cu 2+ →Cu +1 , Ag + →Ag 0 ). CHO COOH | | HCOH HCOH | | HOCH Oxy hoá nhẹ HOCH | | HCOH HCOH | | HCOH HCOH | | CH 2 OH CH 2 OH D-glucose D-gluconic acid - Khi chất oxy hoá là HNO 3 đặc, cả hai nhóm aldehyd alcohol bậc 1 của monosaccharide đều bị oxy hoá tạo thành acid chứa 2 nhóm carboxyl gọi là saccharic acid: 61 CHO COOH | | HCOH HCOH | | HOCH HNO 3 HOCH | | HCOH HCOH | | HCOH HCOH | | CH 2 OH COOH D-glucose saccharic acid b) Dưới tác dụng của các chất khử nhóm carbonyl của monosaccharide bị khử tạo thành các polyol tương ứng Để tiến hành phản ứng khử có thể dùng dòng khí hydro có chất xúc tác là kim loại (hỗn hợp Hg Na). Ví dụ khi bị khử fructose tạo thành 2 polyol đồng phân là sorbitol mannitol. Sorbitol cũng là sản phẩm của phản ứng khử glucose. CHO CH 2 OH | | HCOH HCOH | | HOCH HOCH | | HCOH HCOH | | HCOH HCOH | | CH 2 OH COOH D-glucose D-sorbitol Trong cơ thể sinh vật, glucose có thể bị khử tạo thành polyol vòng gọi là inosite, ví dụ mezoinosite là yếu tố sinh trưởng của các mô thực vật nuôi cấy. Estephosphoric của nó (fitin) là nguồn dự trữ phospho trong hạt. 62 c) Phản ứng tạo este thường xảy ra với nhóm alcohol bậc 1, OH glycosite của monosaccharide. Các este phosphat của monosaccharide là những sản phẩm trung gian quan trọng nhất của nhiều quá trình trao đổi chất trong cơ thể sinh vật. d) Phản ứng của nhóm OH glycosite tạo thành các hợp chất glycoside Nhóm OH glycoside có thể phản ứng với rượu tạo thành este tương ứng gọi là glycosite. Tuỳ theo vị trí của nhóm OH này mà α- hoặc β- glycoside được tạo thành. Trong phân tử glycoside, phần không phải carbonhydrate được gọi là aglicon. Có thể phân biệt các kiểu liên kết glycosite khác nhau: - Liên kết O-glycoside: (G-C-O-A) gốc aglicon (A) kết hợp với carbonhydrate (G) qua O. Liên kết O-glycoside là dạng liên kết của đi-, tri-, oligo- polysaccharide. - Liên kết S-glycoside: (G-C-S-A) gốc aglicon (A) kết hợp với carbonhydrate (G) qua S - Liên kết N-glycoside: (G-C-N-A) gốc aglicon (A) kết hợp với gluxit (G) qua N - Liên kết C-glycoside: (G-C-C-A) gốc aglicon (A) kết hợp với carbonhydrate (G) qua C Liên kết glycoside không bền với acid, tương đối bền với kiềm. Dưới tác dụng của acid hoặc các enzyme tương ứng, glycoside bị thuỷ phân tạo thành monosaccharide aglicon. 4.3 Các polysaccharide Polysaccharide do nhiều gốc monosaccharide kết hợp với nhau, có khối lượng phân tử lớn, do đó polysaccharide không có tính khử. Các monosaccharide có thể thuộc một loại hay nhiều loại khác nhau. Các liên kết glycoside trong phân tử polysaccharide có thể là α- hoặc β-glycoside. Tên polysaccharide dựa theo tên của monosaccharide cấu tạo nên nó 63 nhưng đổi đuôi “ose” thành đuôi “an”. Ví dụ D-glucane, D-fructane, D- galactane. Sau đây chỉ đề cập chi tiết hơn một số polysaccharide phổ biến quan trọng. Tinh bột là polysaccharide dự trữ thực vật phổ biến nhất, là một hỗn hợp của amylose amylopectin, trong đó amylopectin chiếm khoảng 80%. Amylose là một chuỗi không phân nhánh gồm nhiều gốc glucose. Có khoảng 200-300 gốc glucose kết hợp với nhau theo kiểu α-glycoside. Liên kết luôn luôn nằm giữa C 1 C 4 . Ngược lại amylopectin là chuỗi phân nhánh. Sự phân nhánh là do liên kết glycoside giữa C 1 C 6 . Amylopectin được tạo thành từ amylose. Gốc amylose (khoảng 40 gốc glucose) được gắn kết với một chuỗi amylose khác bằng liên kết α -1-6-glycoside. Người ta cho rằng chuỗi amylose dài cả những chuỗi amylopectin ngắn hơn có cấu tạo xoắn. Cơ quan dự trữ tinh bột là vô sắc lạp (amyloplast), tương tự như lục lạp phát triển từ tiền lục lạp. Cơ quan chứa tế bào dự trữ (hạt ngũ cốc, củ khoai tây) gồm các vô sắc lạp xếp sít nhau. Tinh bột được tích luỹ trong vô sắc lạp lục lạp ở dạng hạt tinh bột tạo nên vị trí tinh bột tập trung. Cấu trúc này đối với từng loại thực vật là khác nhau như ở hình 4.2. Người ta có thể nhận dạng hạt tinh bột có nguồn gốc từ các loài thực vật khác nhau. Ở những vị trí tinh bột tập trung 64 thể hiện sự kết hợp của các hạt tinh bột dày hơn hoặc thưa hơn. Sự kết hợp dày hơn thể hiện vào ban ngày, thưa hơn vào ban đêm. Tinh bột có nhiều trong các loại quả củ khác nhau, như trong hạt ngũ cốc (60-70 %) trong củ khoai tây (15-20%). Hình 4.2 Cấu trúc của các hạt tinh bột khác nhau Trong lục lạp tinh bột chỉ được tích luỹ tạm thời thực ra chỉ khi hoạt động quang hợp mạnh, vào ban ngày. Ban đêm những hạt tinh bột được phân giải thành các monosacaride, đặc biệt là các triose được đi ra khỏi lục lạp. Glycogen là một chuỗi mạch nhánh, đại phân tử được tạo nên từ nhiều gốc glucose. Glycogen (tinh bột của gan) là carbohydrate dự trữ của động vật bậc cao. Nó tồn tại chủ yếu ở trong gan trong mô cơ. Nồng độ glycogen ở trong gan cao hơn ở trong mô cơ, tuy nhiên vì trọng lượng của mô cơ lớn hơn trọng lượng của gan nên mô cơ có nồng độ glycogen tổng số cao hơn ở gan. Glycogen nằm trong tế bào chất ở dạng hạt nhỏ, có đường kính 10-40 nm. Sự tổng hợp glycogen thực hiện từ UDP-glucose. 65 [...]... kết nằm giữa C1 C4 tương tự liên kết trong cellobiose Ở liên kết β-glycoside nhóm OH ở C1 nằm ở phía trên, trong khi nhóm OH ở C4 nằm ở phía dưới (công thức Harworth) Như vậy những nhóm OH của hai gốc đính ở 2 phía đối diện nhau, người ta cho rằng mặt bằng của phân tử tự quay 1800 Sau đó phân tử cellulose có một hình dạng, mà nguyên tử C6 lúc nằm ở phía trên lúc thì ở phía dưới của phân tử 66...Nó là chất cho gốc glycosyl đối với enzyme tổng hợp glycogensynthetase Glycogen ở trong gan chịu trách nhiệm điều khiển nồng độ đường trong máu Nồng độ đường trong máu nằm giữa 4,5-7mM Khi cung cấp đường qua thức ăn thì glucose trong máu được tổng hợp thành glycogen, khi cần glucose, ví dụ hoạt động của cơ thì glucose được giải phóng từ glycogen Cellulose là một thành phần quan trọng của thành . CHƯƠNG 4 CARBOHYDRATE VÀ SỰ TRAO ĐỔI CARBOHYDRATE TRONG CƠ THỂ THỰC VẬT 4.1 Cấu tạo, tính chất và vai trò của carbohydrate Carbohydrate là nhóm chất hữu. tương tác đặc hiệu của tế bào (polysaccharide trên màng tế bào hồng cầu, thành tế bào một số vi sinh vật). Dựa vào cấu tạo, tính chất carbohydrate được

Ngày đăng: 23/10/2013, 18:20

Hình ảnh liên quan

Hình 4.1 Tổng hợp hexosephosphate từ triosephosphate - Cấu tạo, tính chất và vai trò của Carbohydrate

Hình 4.1.

Tổng hợp hexosephosphate từ triosephosphate Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 4.2 Cấu trúc của các hạt tinh bột khác nhau - Cấu tạo, tính chất và vai trò của Carbohydrate

Hình 4.2.

Cấu trúc của các hạt tinh bột khác nhau Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan