Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 42 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
42
Dung lượng
109,29 KB
Nội dung
TỔNGQUANVỀTỶGIÁ 1.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷgiá 1.1.1 Khái niệm Theo nghĩa rộng, chính sách tỷgiá là những hoạt động của Chính phủ (mà đại diện thường là NHTW) thông qua một chế độ tỷgiá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷgiá cố định hay tác động để tỷgiá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Theo nghĩa hẹp, chính sách tỷgiá là những hoạt động của NHTW thông qua cơ chế điều hành tỷgiá và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được một mức tỷgiá nhất định, để tỷgiá tác động tích cực đến hoạt động cuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của quốc gia. 1.1.2 Mục tiêu của chính sách tỷgiá 1.1.2.1 Ổn định giá cả Với các yếu tố khác không đổi, khi phá giá nội tệ (tức tỷgiá tăng), làm cho giá hàng hoá nhập khẩu (bao gồm hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cho sản xuất trong nước) tính bằng nội tệ tăng. Giá hàng hoá nhập khẩu tăng làm cho mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế tăng, tức gây lạm phát. Tỷgiá tăng càng mạnh và tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao. Điều này được thể hiện thông qua công thức: P t = α.P + (1 - α).E.P * α - là tỷ trọng hàng hoá sản xuất trong nước (1 - α) là tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu P - là mức giá cả hàng hoá sản xuẩttong nước tính bằng nội tệ P * - là mức giá cả hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ E – là tỷgiá (số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ) P t – là mức giá cả hàng hoá chung của nền kinh tế Ngược lại, khi nâng giá nội tệ (tức tỷgiá giảm), làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm, tạo áp lực giảm lạm phát. Qua phân tích thấy được, chính sách tỷgiá có thể được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả. Với các yếu tố khác không đổi, muốn kiềm chế lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách nâng giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷgiá giảm); muốn kích thích lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách phá giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷgiá tăng); muốn duy trì giá cả ổn định NHTW phải sử dụng chính sách tỷgiá ổn định và cân bằng. 1.1.2.2 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm Khi các yếu tố khác không đổi, với chính sách phá giá nội tệ sẽ làm cho: - Kích thích tăng trưởng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thu nhập quốc dân và tăng công ăn việc làm. Y = C + I + G + X – M Phá giá nội tệ làm cho xuất khẩu X tăng và nhập khẩu M giảm, do đó tác dụng làm tăng trực tiếp thu nhập quốc dân Y. - Phá giá nội tệ làm cho những ngành sản xuất không sử dụng (hoặc sử dụng ít) đầu vào là hàng nhập khẩu sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh vềgiá so với hàng hoá nhập khẩu, từ đó mở rộng được sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm công ăn việc làm mới. Tuy nhiên, để có được một cuộc phá giá thành công, thì trong nèn kinh tế phải có sẵn điều kiện cần thiết như năng lực sản xuất và thị trường cho hàng xuất khẩu, năng lực sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu, đồng thời để tránh vòng xoáy của “phá giá - lạm phát và lạm phát – phá giá”, thì phải áp dụng một chính sách thắt chặt tiền tệ và một quỹ dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để can thiệp trong thời gian đầu. Ngược lại, với các yếu tố khác không đổi, khi nâng giá nội tệ sẽ tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp. Qua phân tích cho thấy, chính sách tỷgiá có thể được sử dụng như một công cụ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng công ăn việc làm. Với các yêu tố khác không đổi, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần áp dụng chính sách phá giá nội tệ; ngược lại muốn kiềm chế và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thì áp dụng chính sách nâng giá nội tệ. 1.1.2.3 Cân bằng cán cân vãng lai Với chính sách tỷgiá định giá thấp nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện được cán cân vãng lai từ trạng thái thâm hụt trở về trạng thái cân bằng hay thặng dư. Với chính sách tỷgiá định giá cao nội tệ sẽ có tác dụng kìm hãm xuất khẩu và kích thích nhập khẩu, giúp điểu chỉnh cán cân vãng lai từ trạng thái thặng dư trở về trạng thái cân bằng hay thâm hụt. Với chính sách tỷgiá cân bằng sẽ có tác dụng cân bàng xuất khẩu và nhập khẩu, giúp cán cân vãng lai tự động cân bằng. 1.2 Nội dung của chính sách tỷgiá Hành vi phá giá nội tệ, tức bao gồm những can thiệp của Chính phủ để đồng nội tệ trở nên được định giá thấp hơn. Hành vi nâng giá nội tệ, tức bao gồm những can thiệp của Chính phủ để đồng nội tệ trở nên được định giá cao hơn. Hành vi duy trì tỷgiá ở một mức nhất định, tức bao gồm những can thiệp của Chính phủ để duy trì tỷgiá là ổn định không đổi Không can thiệp, để cho tỷgiá biến động tự do theo quan hệ cung cầu thị trường. 1.3 Các công cụ của chính sách tỷgiá 1.3.1 Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá. Thông thường đó là hoạt động của NHTW trên thị trường ngoại hối thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷgiá cố định (trong chế độ tỷgiá cố định), hay ảnh hưởnglàm cho tỷgiá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷgiá thả nổi). Để tiến hành can thiệp buộc NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh. Hơn nữa, các hoạt động can thiệp trực tiếp của NHTW tạo ra hiệu ứng thay đổi cung ứng tiền trong lưu thông, có thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế; chính vì vậy, đi kèm theo hoạt động can thiệp trực tiếp, NHTW thường phải sử dụng thêm một nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông. Do có hạn chế nhất định, nên các NHTW của các nước phát triển đã dần chuyển từ can thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp mà chủ yếu là thông qua công cụ lãi suất tái chiết khấu. Thuộc nhóm công cụ trực tiếp còn có các biện pháp can thiệp hành chính của Chính phủ: - Biện pháp kết hối: là việc Chính phủ quy định đối với các cá nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. Biện pháp kết hối được áp dụnh trong những thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối. Mục đích chính của biện pháp kết hối là nhằm tăng cung ngoại tệ tức thời để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phải phá giá nội tệ. - Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm được mua ngoại tệ. Tất cả các biện pháp này đều nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷgiá ổn định. 1.3.2 Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷgiá Bao gồm các công cụ như: lãi suất tái chiết khấu, thuế quan, hạn ngạch, giá cả v.v… Trong số các công cụ gián tiếp thì công cụ lãi suất tái chiết khấu thường được sử dụng nhiều nhất và tỏ ra hiệu quả nhất. - Lãi suất tái chiết khấu: với các yếu tố khác không đổi, khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu, sẽ có tác động làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường; lãi suất thị trường tăng hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm cho nội tệ lên giá. Khi lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ có tác dụng ngược lại. - Thuế quan: thuế quan cao sẽ có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu; nhập khẩu giảm làm cho cầu ngoại tệ giảm, kết quả làm cho nội tệ lên giá. Khi thuế quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại. - Hạn ngạch: hạn ngạch có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, do đó có tác động lên tỷgiá giống như thuế quan cao. Dỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷgiá giống như thuế quan thấp. - Giá cả: thông qua hệ thống giá cả, Chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu; bù giá làm tăng nhập khẩu, kết quả là làm cho nội tệ giảm giá. Ngoài các công cụ gián tiếp, trong từng thời kỳ Chính phủ (chủ yếu là các nước đang phát triển) còn có thể áp dụng một số biện pháp cá biệt khác như: - Điều chính tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM: khi ngoại tệ khan hiếm trên thị trường ngoại hối, NHTW có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ của các NHTM, làm cho chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng; để kinh doanh có lãi buộc các NHTM phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn hơn so với nắm giữ nội tệ, khiến cho những người sử dụng ngoại tệ phải bán đi lấy nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. - Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ. - Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM ngoài mục đích chính là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, còn có tác dụng hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷgiá khi cung cầu mất cân đối. 1.4 Các mô hình xác định tỷgiá 1.4.1 Mô hình ngang giá sức mua (PPP) PPP được nhà kinh tế học Gustan Cassell đưa ra vào năm 1920. Nội dung cơ bản của học thuyết là: tỷgiá giao dịch trên thị trường phải phán ánh ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền. 1.4.1.1 Quy luật ngang giá sức mua Tỷgiá là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền trong giao dịch mua bán giữa các bên trên thị trường ngoại hối mà chưa đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng E.P * E R = ---------- P P - là mức giá cả hàng hoá sản xuất trong nước tính bằng nội tệ P * - là mức giá cả hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ E – là tỷgiá (số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ) Theo quy luật ngang giá sức mua thì tỷgiá thực (E r ) luôn có xu hướng vận động vềgiá trị là 1 đơn vị. Khi E r = 1 tức E.P * = P, ta có hai đồng tiền là ngang giá sức mua với nhau. Điều này có nghĩa là nều chuyển đổi một đơn vị nội tệ sang ngoại tệ theo tỷgiá E thì ta mua được một số lượng hàng hoá ở nước ngoài là tương đương trong nước. Ngược lại, nếu chuyển đổi 1 đơn vị ngoại tệ sang nội tệ theo tỷgiá E thì ta mua được một số lượng hàng hoá ở trong nuớc là tương đương ở nước ngoài. Mối quan hệ giữa tỷgiá và ngang giá sức mua được thể hiện như sau: E.P * E R = ---------- = 1 P -----> E = P/P* Mà P/P * = E P Do đó E = E p Như vậy, theo quy luật thì tỷgiá giao dịch trên thị trường phải phản ánh ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền 1.4.1.2 Quy luật một giá Gọi P i là giá của hàng hoá i ở trong nước tính bằng nội tệ P i * là giá của hàng hoá i ở nước ngoài tính bằng ngoại tệ Khi đó P i = E.P i * Khi quy luật một giá bị phá vỡ thì kinh doanh chênh lệch giá thông qua các hành vi mua hàng hoá ở thị trường có giá thấp và bán ở thị trường có giá cao giúp khôi phục trở về trạng thái cân bằng. 1.4.1.3 Các dạng biều hiện của PPP 1.4.1.3.1 PPP dạng tuyệt đối giản đơn Quy luật ngang giá sức mua tại một thời điểm đối với rổ hàng hóa và dịch vụ ở trong nước và nước ngoài được biểu diễn như sau: E = (1) Trong đó: E - tỷgiá giao dịch trên thị trường P - giá của rổ hàng hóa và dịch vụ tính bằng nội tệ P * - giá của rổ hàng hóa và dịch vụ tính bằng ngoại tệ Công thức (1) được gọi là PPP dạng tuyệt đối nguyên thể. * Nếu: E > P/P* ⇔ P < P.E Gọi độ lệch giữa E.P * và P tính bằng ngoại tệ là F. Ở đây F bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm rủi ro, chênh lệch mức thuế quan và thuế VAT giữa hai nước F được xem là nhân tố làm cho tỷgiá lệch khỏi ngang giá sức mua. P + E.F = E. P Trường hợp này được hiểu là, giá hàng hóa ở trong nước sau khi cộng thêm nhân tố F sẽ bằng giá hàng hóa ở nước ngoài. Tiếp tục biến đổi đẳng thức ta có: ⇔ P = (E.P * - E.F) ⇔ P = E.P * ( 1- ) Đặt: F/P * = f Ta có: P = E. P * = (1-f) Vì P và F đều là mức giá (P là giá hàng hóa, còn F là giá dịch vụ) nên nhìn chung chúng đều tăng hoặc đều giảm cùng chiều, do đó f có thể được xem là một hằng số Suy ra: E = . Đặt 1/ (1-f) = k, ta có: E = . k * Nếu: E < P/ P * ⇔ P > E. P * Ta biểu diễn mối quan hệ giữa tỷgiá và ngang giá sức mua khi có đề cập đến nhân tố F như sau: P = E. P * + E.F Trường hợp này được hiểu là, giá hàng hóa ở nước ngoài sau khi cộng thêm nhân tố F sẽ bằng giá hàng hóa ở trong nước. Tiếp tục biến đổi công thức ta có: ⇔ P = (E.P * - E.F) ⇔ P = E.P * ( 1+ ) Đặt: F/P * = f Ta có: P = E. P * = (1+f) E =; Đặt 1/ (1+f)= k', ta có: E =. k' Ý nghĩa PPP mẫu tuyệt đối: cho phép giải thích sự thay đổi của tỷgiá một cách rất trực quan. Cụ thể: Nếu mức giá hàng hóa ở trong nước tăng nhanh hơn ở nước ngoài (P/ P * tăng) thì nội tệ giảm giá và ngược lại. Hạn chế của PPP mẫu tuyệt đối: Công thức này chỉ tồn tại và có ý nghĩa về mặt lý thuyết, không có khả năng kiểm chứng mối quan hệ giữa tỷgiá và ngang giá sức mua trong thực tế. 1.4.1.3.2 PPP dạng tuyệt đối tổng quát PPP dạng tổng quát sẽ cho chúng ta cách nhìn nhận thấu đáo và chính xác về sự khác biệt giữa hàng hóa có thể tham gia thương mại quốc tế (international tradeables goods - ITG) và không thể tham gia thương mại quốc tế(international non - tradeables goods - NITG). ITG bao gồm những hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu và những hàng hóa sản xuất nội địa được sử dụng trong nước nhưng có đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. NITG bao gồm những hàng hóa không thể trao đổi trong thương mại quốc tế như đất đai, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ khác. Giá cả hàng hóa ITG được hình thành theo quy luật cung cầu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế; trong khi đó, đặc trưng của những hàng hóa NITG là không thể hoặc không mang lại lợi nhuận khi bán hoặc mua chúng trên thị trường quốc tế. Điểm khác biệt giữa hàng hóa ITG và NITG là ở chỗ: quy luật ngang giá sức mua thỏa mãn trước hết và chủ yếu chỉ đối với hàng hóa ITG còn đối với hàng hóa NITG thì hầu như không thỏa mãn. Điều này xảy ra là vì, giá cả của hàng hóa ITG được điều chỉnh bởi quy luật cạnh tranh quốc tế; trong khi đó giá cả của hàng hóa NITG được điều chỉnh chủ yếu bởi quy luật cạnh tranh trên thị trường nội địa. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa tỷgiá và ngang giá sức mua, khi phân biệt hàng hóa ITG và NITG. Như trên đã phân tích đối với nhóm hàng hóa ITG, ta có thể viết: P T = E. P * T Trong đó: E - tỷgiá bằng số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ P T - mức giá tính bằng nội tệ của hàng hóa ITG P * T - mức giá thành bằng ngoại tệ của hàng hóa ITG Gọi P 1 là chỉ số giá chung của nền kinh tế nội địa được tính bằng tỷ trọng trung bình theo mức giá của cả hai nhóm hàng hóa ITG là P T và NITG là P N . Do đó, ta có: P 1 = αP N + (1-α) P T (2) Trong đó: α - tỷ trọng hàng hoá NITG ở trong nước [...]... và CPI*t luôn có sẵn trong niên giám thống kê, nên công thức (11) được sử dụng để xác định tỷgiá theo thuyết ngang giá sức mua (hay còn gọi là tỷgiá thực); và để kiểm chứng độ lệch giữa tỷgiá giao dịch trên thị trường và tỷgiá ngang giá sức mua Tỷ lệ lên giá của VND so với PPP được tính như sau: Gọi tỷ giá chính thức là E, ngang giá sức mua là PPP ta có: - Theo tỷ giá chính thức: - Theo PPP: 1 VND... năm t so với năm (t-1) - E0 là tỷgiá cuối năm (0), là số đã biết -Et là tỷgiá cuối năm (t) theo quy tắc ngang giá sức mua Ta lập bảng xác định tỷgiá tại thời điểm cuối các năm như sau: Năm (t) CPI CPI* 0 CPI0 CPI*0 Tỷgiá theo PPP E0 (là số đã cho) 1 CPI1 CPI*1 E1= E0 2 CPI2 CPI*2 E2= E0 3 CPI3 CPI*3 E3= E1 4 (n) CPI4 CPI*4 E4= E1 Một cách tổng quát, công thức tính tỷgiá năm thứ n (E 0) theo thuyết... cho rằng tỷ lệ thay đổi tỷgiá dự tính được viết: ∆Ee = θ ( (e − e) + (∆P e − ∆P e* ) (18) Trong đó: ∆Pe - tỷ lệ lạm phát dự tính dài hạn trong nước ∆Pe* - tỷ lệ lạm phát dự tính dài hạn nước ngoài Đẳng thức (18) nói lên rằng: trong ngắn hạn, tỷgiá e được kỳ vọng là có e xu hướng vận động đến tỷgiá cân bằng trong dài hạn , do đó mức thay đổi tỷgiá được kỳ vọng bằng mức chênh lệch trong tỷ lệ lạm... các nhân tố khác không đổi, thì khi giá hàng hoá ITG tăng tương đối so với giá hàng hoá NITG sẽ làm cho tỷgiá tăng, tức nội tệ giảm giá 1.4.1.3.3 PPP Dạng tương đối - tỷ lệ % Gọi ∆E - tỷ lệ thay đổi tỷgiá sau 1 năm ∆ P - tỷ lệ thay đổi giá sau 1 năm ở trong nước (Việt Nam) ∆ P* - tỷ lệ thay đổi giá sau 1 năm ở nước ngoài (Mỹ) - Tại thời điểm đầu năm: P0 = E0 P*0 - Tại thời điểm cuối năm P1 = E1 P*1... và xem xét sự thay đổi của tỷgiá Mức độ thay đổi của tỷgiá (bên trái) được xác định bởi các biến số (bên phải) Từ công thức 11.16 cho phép tiên đoán những gì sẽ xảy ra với tỷgiá khi một trong các biến số thay đổi * Ảnh hưởng của cung ứng tiền lên tỷ giá Với các nhân tố khác không đổi, khi cung ứng tiền trong nước tăng x%, thì tỷ giá cũng tăng x%, nghĩa là nội tệ giảm giá đúng bằng x% Trong khi đó,... tăng làm cho mức giá ở nước ngoài giảm xuống; mức giá ở nước ngoài giảm làm cho nội tệ giảm giá, tức tỷ giá tăng để duy trì PPP * Ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ giá: Với các nhân tố khác không đổi, khi mức lãi suất danh nghĩa nội địa tăng làm cho nội tệ giảm giá, tức tỷgiá tăng Điều này xảy ra là vì khi mức lãi suất nội địa tăng làm cho cầu tiền giảm, cầu tiền giảm làm cho nội tệ giảm giá Chúng ta có... lên rằng: mức giá cả tương đối giữa hàng hoá ITG và NITG [tức các tỷ số (PN/PT) và (P*N/P*T) có ảnh hưởng đến mức tỷgiá Trong mỗi nền kinh tế, nếu các nhân tố khác không đổi, thì khi giá hàng hoá NITG tương đối so với giá hàng hoá ITG (tức P N/PT tăng) sẽ làm cho tỷgiá giảm, tức nội tệ lên giá Ngược lại, nếu các nhân tố khác không đổi, thì khi giá hàng hoá ITG tăng tương đối so với giá hàng hoá NITG... n là tỷ lệ gia tăng dự tính của tỷgiá giao ngay sau thời gian t Nghĩa là: c ∆1/ n = S1s/ n − S S Thay E = S, F1/n = Sc1/n , p1/n = c ∆1/ n vào các công thức của CIP để có được các công thức UIP, bao gồm: * Công thức UIP dạng tỷ lệ: - Công thức Ngang giá lãi suất không có bảo hiểm rủi ro tỷgiá dạng chính xác, thời hạn 1 năm: c ∆1/ n = - Công thức ngang giá lãi suất không có bảo hiểm rủi ro tỷgiá dạng... cung ứng tiền ở nước ngoài tăng x%, thì tỷgiá giảm x%, nghĩa là nội tệ lên giá đúng bằng x% * Ảnh hưởng của thu nhập lên tỷ giá: Với các nhân tố khác không đổi, khi thu nhập thực tế trong nước tăng, làm cho cầu tiền thực tế tăng nhằm đáp ứng tăng nhu cầu giao dịch: cầu tiền tăng làm cho mức giá trong nước giảm, mức giá trong nước giảm làm cho nội tệ lên giá, tức tỷgiá giảm để duy trì PPP Tương tự, khi... thiết, giá cả hàng hóa và dịch vụ là linh hoạt hoàn hảo, nghĩa là PPP mẫu tuyệt đối được duy trì thường xuyên liên tục.Chúng ta áp dụng PPP mẫu tuyệt đối như sau: E= Đẳng thức nói lên rằng tỷgiá có thể ảnh hưởng lên trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ thông qua mối quan hệ giữa tỷgiá với giá cả ở nội địa và ở nước ngoài E= (13) Từ đẳng thức (13) cho thấy, tỷgiá được xác định bởi: (i) tương quan . giữa tỷ giá giao dịch trên thị trường và tỷ giá ngang giá sức mua. Tỷ lệ lên giá của VND so với PPP được tính như sau: Gọi tỷ giá chính thức là E, ngang giá. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ 1.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá 1.1.1 Khái niệm Theo nghĩa rộng, chính sách tỷ giá là những hoạt