Trong quan hệ kinh tế quốc tế, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng ra với phần còn lại của thế giới.
GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, VÀ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI SVTH: Đào Thị Thanh Mai SVTH: Đào Thị Thanh Mai Trang Trang 1 1 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo I- TỶ GIÁ HỐI ĐỐI: 1. Khái niệm về tỷ giá hối đối: Trong quan hệ kinh tế quốc tế, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng ra với phần còn lại của thế giới. Các quan hệ này thể hiện là q trình ln chuyển hàng hố, vốn trên phạm vi tồn thế giới. Q trình này làm xuất hiện các nhu cầu về ngoại tệ để thanh tốn các hợp đồng ngoại thương và đầu tư quốc tế. Vì vậy, mỗi quốc gia phải xác định tỷ lệ trao đổi giữa đơn vị tiền tệ của nước mình (đồng nội tệ) với đơn vị tiền tệ của quốc gia khác (đồng ngoại tệ) thường là các ngoại tệ mạnh như USD, JPY, GBP, EUR, …Từ đó xuất hiện phạm trù “tỷ giá hối đối”. Tỷ giá hối đối là giá cả của 1 đồng tiền này được biểu thị thơng qua đồng tiền khác. Ví dụ: Tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 09/07/2008 là 1 USD = 16.851VND Như vậy, bản chất của tỷ giá hối đối là một loại giá cả nhưng là giá cả của hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ. Đồng tiền đứng ở vị trí thứ nhất gọi là đồng tiền yết giá. Đồng tiền đứng ở vị trí thứ hai gọi là đồng tiền định giá. Đồng tiền yết giá là đồng tiền thể hiện giá trị của nó qua đồng tiền định giá, có số đơn vị là 1 Tỷ giá đứng trước là tỷ giá mua của ngân hàng. Tỷ giá mua của ngân hàng là tỷ gía ngân hàng áp dụng khi mua ngoại tệ vào. Tỷ giá đứng sau là tỷ giá bán của ngân hàng. Tỷ giá bán của ngân hàng là tỷ giá ngân hàng áp dụng khi bán ngoại tệ ra. 2. Các phương pháp yết giá: a) Phương pháp yết giá gián tiếp: Là phương pháp biểu thị mà trong đó lấy đồng tiền trong nước làm 1 đơn vị để so sánh với số lượng tiền tệ nước ngồi. 1 nội tệ = x ngoại tệ Theo phương pháp này thì bản tệ là đồng tiền yết giá, ngoại tệ là đồng tiền định giá. Đây là phương pháp thường dùng ở một số nước như: Anh, Mỹ, Úc, Newzealand, Euro. b) Phương pháp yết giá trực tiếp: Là phương pháp biểu thị mà trong đó lấy ngoại tệ làm một đơn vị để so sánh với số lượng tiền tệ trong nước. 1 ngoại tệ = x nội tệ SVTH: Đào Thị Thanh Mai SVTH: Đào Thị Thanh Mai Trang Trang 2 2 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Với phương pháp này thì ngoại tệ là đồng tiền yết giá, nội tệ là đồng tiền định giá. Phương pháp này được dùng ở các nước còn lại trong đó có nước ta. Trong bài nghiên cứu này tỷ giá hối đoái được niêm yết theo phương pháp trực tiếp nếu không có chú thích gì thêm. 3. Phân loại tỷ giá hối đoái: Có nhiều loại tỷ giá khác nhau được sử dụng trên thị trường hối đoái, tuỳ thuộc vào tiêu thức phân loại khác nhau. a) Căn cứ vào đối tượng xác định: Nếu phân loại theo đối tượng xác định, người ta chia ra hai loại tỷ giá: Tỷ giá chính thức: là một loại tỷ giá do Ngân hàng Trung ương nước đó xác định và công bố. Tỷ giá thị trường: là tỷ giá hình thành do quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái. b) Căn cứ vào kỹ thuật giao dịch: Nếu phân loại theo kỹ thuật giao dịch, người ta chia thành hai loại tỷ giá: Tỷ giá giao ngay (spot): là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc. Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (forward): là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng. c) Căn cứ vào hoạt đông xuất - nhập khẩu: Căn cứ tiêu thức này, người ta phân ra hai loại tỷ giá: Tỷ giá xuất khẩu: là tỷ giá so sánh giữa tổng giá vốn hàng xuất khẩu tính trên sàn tàu bằng tiền nội địa so với ngoại tệ thu được theo giá FOB tại cảng xuất khẩu, cụ thể là: Tỷ giá xuất khẩu = tổng giá vốn tại sàn tàu bằng nội tệ / tổng ngoại tệ thu được theo giá FOB tại cảng Tỷ giá nhập khẩu: là tổng giá bán hàng nhập khẩu tại cảng nhập khẩu tính theo nội tệ so với ngoại tệ phải trả tính theo giá CIF tại cảng nhập khẩu, cụ thể: Tỷ giá nhập khẩu = tổng giá bán hàng nhập khẩu tại cảng nhập khẩu / tổng ngoại tệ phải trả theo giá CIF tại cảng nhập khẩu d) Căn cứ vào giá trị của tỷ giá: Nếu căn cứ vào giá trị của tỷ giá, người ta chia làm hai loại: Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ giá sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá cả của một đồng tiền biểu thị qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa chúng. Tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ được gọi là tỷ giá song phương(bilateral exchange rate). Đối với mỗi sự thay đổi tỷ giá song phương, ta đều biết đồng tiền SVTH: Đào Thị Thanh Mai SVTH: Đào Thị Thanh Mai Trang Trang 3 3 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo nào lên giá và đồng tiền nào hạ giá. Vấn đề phức tạp đặt ra là tại một thời điểm nhất định, đồng tiền này lên giá, nhưng lại làm giảm giá đối với đồng tiền kia, vậy làm thế nào để biết được một đồng tiền là lên giá hay giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại? Để giải quyết vấn đề này, trong thực tế người ta dùng tỷ giá danh nghĩa đa biên - MNER (multiple nominal exchange rate) phản ánh sự thay đổi giá trị đồng tiền đối với tất cả các giá trị của đồng tiền còn lại và được biểu thị dưới dạng chỉ số. Để đơn giản, người ta chọn ra một rổ các đồng tiền mạnh được sử dụng chủ yếu trong thanh toán ngoại thương và căn cứ vào tỷ trọng thanh toán của từng đồng tiền để phân bổ tỷ trọng cho từng tỷ giá song phương theo nguyên tắc tỷ trọng thanh toán càng lớn thì tỷ trọng tỷ giá song phương cũng càng lớn. Ta có công thức tính MNER như sau: j n j ij weMNER . 1 ∑ = = Trong đó: MNER là tỷ giá danh nghĩa đa biên, e là chỉ số tỷ giá song phương, w là tỷ trọng của tỷ giá song phương, j số thứ tự của các tỷ giá song phương, i là số thứ tự kỳ tính toán. Tỷ giá thực: là tỷ giá xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước và ở nước ngoài, do đó nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Đặc tính quan trọng nhất của tỷ giá thực là nó đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó. Để so sánh khả năng cạnh tranh của hai nước, người ta thường dựa vào tỷ giá thực song phương như sau: i i Ri CPI CPIe E * . = Trong đó: E R là tỷ giá thực, e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa CPI*; là chỉ số tỷ giá tiêu dùng ở nước ngoài CPI: là chỉ số tỷ giá tiêu dùng trong nước i: là số thứ tự kỳ tính toán. Tỷ giá hối đoái thực có ý nghĩa quan trọng, bởi vì với các nhân tố khác không đổi: Xét ở trạng thái tĩnh: + Nếu E R >1 thì nội tệ được coi là định giá thực quá thấp, ngoại tệ được coi là định giá thực quá cao. Điều này có nghĩa là: Nếu chuyển đổi mỗi đồng nội tệ ra ngoại tệ sẽ mua được ít hàng hoá ở nước ngoài hơn so với ở trong nước. Nếu chuyển đổi đồng ngoại tệ ra nội tệ sẽ mua được nhiều hàng hoá trong nước hơn so với ở nước ngoài. Do đó, khi tỷ giá thực lớn hơn 1 sẽ giúp cải thiện được cán cân thương mại. SVTH: Đào Thị Thanh Mai SVTH: Đào Thị Thanh Mai Trang Trang 4 4 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo + Nếu E R < 1, thì nội tệ được coi là định giá thực quá cao và nội tệ được coi là định giá thực quá thấp. Khi tỷ giá thực nhỏ hơn 1 làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi. + Nếu E R = 1, thì sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của hai đồng tiền là như nhau, tức hai đồng tiền là ngang giá sức mua, do đó, tác động làm cho cán cân thương mại cân bằng. Xét ở trạng thái động: Nếu tỷ giá thực tăng, có tác dụng kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, điều này giúp cải thiện cán cân thanh toán. Nếu tỷ giá thực giảm, có tác dụng kích thích tăng nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, điều này làm cán cân thanh toán trở nên xấu. Nếu tỷ giá thực không đổi, thì trạng thái tài khoản vãng lai là không đổi. Vì vậy, khi phá giá, tức chỉ số e tăng thì làm cho tỷ giá thực tăng, giúp cải thiện cán cân thanh toán. Trên thực tế, mỗi nước không phải có quan hệ kinh tế không phải với chỉ một nước mà còn với nhiều nước khác nữa. Để có cái nhìn tổng thể về sức mua thực tế của đồng tiền nước đó với đồng tiền nước khác có liên quan thì người ta thường dựa vào tỷ giá hối đoái thực đa biên (multiple real exchage rate). MRER được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đa biên đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước và ở tất cả các nước còn lại. Công thức tính MRER: VN i i ii CPI CPI MNERMRER * ×= Trong đó: J n j j ii GDPCPICPI ×= ∑ = 1 * CPI*: là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ j: là số thứ tự của các đồng tiền trong rổ i: là số kỳ thanh toán Về ý nghĩa, MRER tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng tương tự như tỷ giá thực song phương, nhưng MRER thể hiện tương quan của nội tệ với tất cả các đồng tiền trong rổ. Do đó, nó phản ánh vị thế tổng hợp về sức cạnh tranh thương mại quốc tế của một nước với tất cả các nước còn lại. Trong khi đó, tỷ giá thực song phương đơn thuần chỉ đề cập đến vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế giữa hai nước mà thôi. e) Căn cứ vào thời điểm giao dịch: Căn cứ vào thời điểm giao dịch, tỷ giá hối đoái được chia làm hai loại: - Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá được công bố vào đầu giờ của ngày giao dịch. - Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá được công bố vào cuối giờ của ngày giao dịch SVTH: Đào Thị Thanh Mai SVTH: Đào Thị Thanh Mai Trang Trang 5 5 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Ngoài ra, ở Việt Nam còn có các loại tỷ giá khác như tỷ giá tiền mặt, tỷ giá chuyển khoản, tỷ giá mua, tỷ giá bán,… 4. Các phương pháp xác định tỷ giá: Tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên quan hệ cung cầu của một đồng tiền. Để xác định được tỷ giá hối đoái, trước hết ta phải xác định đường cung và đường cầu của đồng tiền đó, với mỗi mức tỷ giá hối đoái ta sẽ xác định số lượng cung cầu tương ứng. Tại mức tỷ giá làm cho cung khớp cầu thì được gọi là tỷ giá cân bằng. Tuy nhiên, tỷ giá cân bằng không phải là một đại lượng bất biến theo thời gian mà nó có thể nó có thể biến động thường xuyên khi cung cầu thay đổi. Mối quan hệ giữa cung cầu ngoại tệ tác động hình thành tỷ giá được mô tả như trong hình 1. Hình 1 Tỷ giá USD/VND Đường cung USD Y a A Đường cầu USD Số lượng USD X a Qua đồ thị ta thấy đường cung và đường cầu gặp nhau tại điểm A(X a ,Y a ). Tức tỷ giá USD/VND = Y a là tỷ giá cân bằng cung cầu. Nếu tỷ giá USD/VND > Y a thì cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, khi đó giá ngoại tệ sẽ giảm (tỷ giá sẽ giảm đi trên đồ thị). Nếu tỷ giá USD/VND < Y a thì cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ, khi đó giá ngoại tệ sẽ tăng (tỷ giá sẽ tăng lên trên đồ thị) Ngoài ra, trong nhiều trường hợp người ta còn có thể gián tiếp xác định tỷ giá hối đoái dựa trên 2 tỷ giá đã biết của 2 cặp tiền tệ để xác định tỷ giá của một cặp tiền tệ thứ ba. Xác định tỷ giá theo cách này được gọi là phương pháp tính chéo. Quy tắc xác định tỷ giá tính theo phương pháp tính chéo được phát biểu như sau: “Muốn xác định tỷ giá hối đoái của đồng tiền A so với đồng tiền B theo SVTH: Đào Thị Thanh Mai SVTH: Đào Thị Thanh Mai Trang Trang 6 6 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo phương pháp tính giá chéo ta lấy tỷ giá của đồng tiền A so với đồng tiền B nhân tỷ giá của đồng tiền C so với đồng tiền B.” B C C A B A ×= Ví dụ: 1 USD = 15.600 VND USD/VND = 16.560 1 EUR = 1,434 USD EUR/USD = 1,434 Vậy tỷ giá giữa EUR và VND là: EUR/VND = EUR/USD × USD/VND = 1,434 × 16.560 = 23.747 II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐỐI 1. Tỷ lệ lạm phát tương đối: Lạm phát biểu hiện sự tăng giá trên thị trường. Trong một quốc gia lạm phát tăng sẽ làm sức mua đồng nột tệ giảm đi,làm tỷ giá hối đối tăng và ngược lại. Tuy nhiên nếu đồng ngoại tệ cũng bị lạm phát hay tăng giá ở nước ngồi thì tỷ giá hối đối cũng bị ảnh hưởng tương tự. Như vậy, sức mua của đồng tiền có bị ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá. Ngưới ta gọi đó là thuyết ngang giá sức mua PPP. Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, đến lượt nó những hoạt động thương mại này tác động đến cầu tiền và cung tiền và vì thế tác động đến tỷ giá hối đối. Hình 2 Tỷ giá USD/VND E 0 ’ Đường cung USD Y a E 0 Đường cầu USD X a Số lượng USD Mối liên hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đối sẽ được làm rõ hơn khi ta đi sâu nghiên cứu cái được gọi là lý thuyết ngang giá sức mua PPP (Purchasing Power Parity). Có nhiều hình thức khác nhau của lý thuyết này, theo hình thức tuyệt đối gọi là “luật một giá” thì cho rằng giá cả của các sản phẩm giống nhau của hai nước khác nhau sẽ bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung. Nếu có một sự chênh lệch trong giá cả khi được tính bằng một đồng tiền chung hiện hữu, mức cầu sẽ dịch chuyển để giá thực tế tính ở mỗi nước hoặc tỷ giá hối đối có thể điều chỉnh lại hoặc hai nhân tố này bị tác động đồng thời. Cả hai lực này sẽ làm cho giá cả của sản phẩm sẽ giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung. Trên thực tế, sự tồn tại của chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu và hạn ngạch có thể ngăn cản hình thức ngang giá sức mua tuyệt đối. SVTH: Đào Thị Thanh Mai SVTH: Đào Thị Thanh Mai Trang Trang 7 7 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Hình thức tương đối của lý thuyết này để giải thích cho khả năng bất hoàn hảo của thị trường, giá cả của những sản phẩm ở những nước khác nhau sẽ không nhất thiết bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung. Tuy nhiên, theo hình thức này, tỷ lệ thay đổi trong giá cẩn phẩm sẽ phần nào giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung, miễn là chi phí vận chuyển và các hàng rào mậu dịch không đổi. Tức là khi mặt bằng giá cả trong hai nước thay đổi tương đối thì tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để duy trì ngang giá sức mua. Khái niệm này được mô phỏng thành công thức sau: 1 )1( )1( − + + = f h f I I e Trong đó: e f là phần trăm thay đổi giá trị đồng ngoại tệ I h là mức lạm phát trong nước I f là mức lạm phát nước ngoài Từ công thức trên, ta có thể rút ra kết luận sau: Nếu I h > I f , e f sẽ dương. Điều này ngụ ý rằng đồng nội tệ sẽ tăng giá khi lạm phát trong nước vượt quá lạm phát nước ngoài. Nếu I h < I f , ef sẽ âm. Điều này ngụ ý rằng đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lạm phát nước ngoài vượt quá lạm phát trong nước. Dưới tác động của lạm phát thì tỷ giá cân bằng mới được xác định là: ( ) ( ) ( ) + + =+= + f h tftt I I SeSS 1 1 1 1 Tuy nhiên, lý thuyết này không phải luôn đúng trong thực tế do những nguyên nhân như: Ngoài chênh lệch lạm phát, tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác, đó là sai biệt trong lãi suất, mức thu nhập và các biện pháp kiểm soát của Chính phủ. Ngay trong quan hệ ngoại thương, bên cạnh sự chi phối của lạm phát và các biện pháp kiểm soát của Chính phủ, thì sự ràng buộc bởi các hợp đồng ngoại thương, sự không đồng nhất về các mặt hàng giữa các quốc gia (không có hàng thay thế cho hàng nhập khẩu) cũng góp phần hạn chế sự chuyển dịch sức cầu khi có chênh lệch lạm phát. Từ đó, ngăn cản sự biến động của tỷ giá hối đoái theo chênh lệch lạm phát như lý thuyết 3P đã dự báo. 2. Lãi suất tương đối: Lãi suất chính là giá cả của dòng vốn, dòng vốn sẽ đổ về nơi có lãi suất cao và chảy ra khỏi nơi có lãi suất thấp. Thay đổi trong lãi suất tác động đến đầu tư chứng khoán nước ngoài, tới lượt mình đầu tư chứng khoán nước ngoài lại ảnh hưởng đến cung và cầu tiền, vì thế ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Cần lưu ý rằng lãi suất tác động trong quá trình chu chuyển vốn quốc tế là lãi suất thực, tức là lãi SVTH: Đào Thị Thanh Mai SVTH: Đào Thị Thanh Mai Trang Trang 8 8 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo suất danh nghĩa đã được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát. Theo hiệu ứng Fisher quốc tế ta có phương trình: 1 + lãi suất danh nghĩa = (1 + lãi suất thực) (1 + lạm phát dự kiến) Phương trình trên thường được tính gần đúng bằng phương trình: Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + lạm phát dự kiến Nếu lãi suất thực trong nước cao hơn lãi suất thực nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ, dẫn đến nhiều dòng vốn sẽ chảy vào hoặc sẽ chuyển hoá lượng ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn, điều này làm cung ngoại tệ tăng lên(đường cung ngoại tệ dịch chuyển sang phải). Đồng thời, cầu ngoại tệ trên thị trường lại giảm xuống (đường cầu ngoại tệ dịch chuyển sang trái), do các nhà đầu tư trong nước muốn giữ tiền trong ngân hàng và các chứng từ có giá của nước mình hơn là hơn là đầu tư ra nước ngoài với lãi suất thấp. Từ đó, làm cho tỷ giá hối đoái giảm (E 0 ’<E 0 ) như hình 3. Ngược lại,nếu lãi suất thực trong nước thấp hơn lãi suất thực nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Hình 3 Tỷ giá USD/VND Đường cung USD E 0 Y a E 0 ’ Đường cầu USD Số lượng USD X a Từ phân tích hiệu ứng Fisher quốc tế, ta thấy khi lãi suất thực như nhau cho một năm ở tất cả mọi quốc gia, thì chênh lệch cho lãi suất danh nghĩa bất kỳ ở hai nước nào cũng biểu thị cho chênh lệch lạm phát giữa hai nước đó. Như thế không khuyến khích các nhà đầu tư trong việc đầu tư vào chứng khoán của nước có lãi suất cao, bởi lãi suất này cũng phản ánh dự kiến lạm phát cao, mà mô hình 3P đã dự báo lạm phát cao có thể áp đặt lực giảm giá lên chính đồng tiền của nước này. Kết quả cuối cùng, tỷ suất sinh lợi khi đầu tư nước ngoài (r) bằng tỷ suất sinh lợi trong nước (i h ). Vì tỷ suất sinh lợi thực tế khi đầu tư nước ngoài phụ thuộc cả vào lãi suất nước ngoài (i f ) và phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái (e f ). Ta có: ( )( ) ( ) ( ) 1 1 1 111 − + + =⇒=−++= f h fhff i i eiier Đây là nội dung của hiệu ứng Fisher quốc tế. Từ công thức trên, xin rút ra nhận xét: SVTH: Đào Thị Thanh Mai SVTH: Đào Thị Thanh Mai Trang Trang 9 9 GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Khi i h >i f , ef sẽ dương. Đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất trong nước và sự tăng giá này sẽ cải thiện tỷ suất sinh lợi từ nước ngoài cho các nhà đầu tư trong nước. Khi i h <i f , ef sẽ âm. Nghĩa là đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lãi suất nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước. Chính sự giảm giá này sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán nước ngoài dưới góc nhìn của các nhà đầu tư trong nước, khiến tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán nước ngoài không cao hơn tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán trong nước. Tỷ giá hối đoái khi có chênh lệch lãi suất giữa hai nước theo dự báo của hiệu ứng Fisher quốc tế là: ( ) ( ) ( ) + + =+= + f h tftt I I SeSS 1 1 1 1 Cũng như thuyết ngang giá sức mua, hiệu ứng Fisher quốc tế không luôn đúng, do nó căn cứ trên ngang giá sức mua. Hơn nữa, ngoài lạm phát còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, nên tỷ giá hối đoái cũng không hoàn toàn điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát. 3. Thu nhập tương đối: Nếu thu nhập trong nước có sự gia tăng còn các yếu tố khác coi như không đổi, thì dẫn đến xu hướng tiêu dùng hàng ngoại nhiều hơn hay nhu cầu nhập khẩu tăng. Từ đó, làm tăng cầu về ngoại tệ (đường cầu ngoại tệ dịch sang phải), còn nhu cầu nước ngoài đối với hàng trong nước không đổi. Vì thế, đồng ngoại tệ tăng giá (E 0 ’>E 0 ) như hình 4. Ngược lại, nếu thu nhập tương đối trong nước giảm thì đồng ngoại tệ sẽ giảm giá. Hình 4 Tỷ giá USD/VND Đường cung USD E 0 ’ Y a E 0 Đường cầu USD 4. Kiểm soát của Chính phủ: Chính phủ của nước ngoài có thể tác động đến tỷ giá cân bằng qua nhiều cách khác nhau như áp đặt những rào cản về ngoại hối, áp đặt những rào cản về ngoại thương, can thiệp vào thị trừng ngoại hối và tác động đến những biến động vĩ mô như lạm phát, lãi suất và thu nhập quốc dân . SVTH: Đào Thị Thanh Mai SVTH: Đào Thị Thanh Mai Trang Trang 10 10 [...]... thanh toán quốc tế qua nhiều năm Tỷ giá mua bán của các ngân hàng được phép dựa trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN công bố cộng trừ 5% và chênh lệch giữa tỷ giá mua bán quy định là 0.5% Từ bảng số liệu trên cho thấy, sự biến động tỷ giá là rất mạnh kể từ khi hợp nhất tỷ giá Đây được coi là thời kỳ điều chỉnh mạnh tỷ giá của NHNN nhằm đưa giá trị của VND về với giá trị cân bằng và sát với tỷ giá thị... trình điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc: Là 1 nước trong khu vực châu Á nhưng Trung Quốc có một nền kinh tế phát triển vượt bậc và mau lẹ Từ một nước thực hiện thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ phát triển sang kinh tế thị trường XHCN và hội nhập kinh tế thế giới Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa nền kinh tế từ cuối những năm bảy mươi, theo đó là điều chỉnh các chính sách kinh. .. phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế mang màu sắc riêng của Trung Quốc Cùng với quá trình cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế, chế độ và chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc được chuyển đổi cho phù hợp vói yêu cầu của nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế thị trường có sự điều của Nhà nước theo định hướng XHCN Vào năm 1978, Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu Sau khi chính... với việc thay đổi chính sách tỷ giá, chế độ quản lý ngoại hối của Trung Quốc cũng được cải cách mạnh mẽ tỷ giá chính thức thống nhất với mức tỷ giá hoán đổi hiện hành, chế độ giữ lại ngoại tệ được bãi bỏ, thị trường ngoại hối liên ngân hàng được thành lập Việc cải cách chế độ tỷ giá thực chất đi liền với việc phá giá đồng tiền đã tác động rất mạnh và hầu như tức thời đến động thái của nền kinh tế Trung. .. tặng hay viện trợ của Chính phủ và tư nhân cũng được phản ánh trong tài khoản vãng lai Tài khoản vốn: phản ánh các thay đổi trong tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn mà quốc gia sở hữu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thanh toán: Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái cán cân tài khoản vãng lai Tác động của tỷ giá và chính sách tỷ giá đến cán cân tài khoản vãng lai được biểu hiện tập trung trước hết... VND/1USD Song nếu so với tỷ giá thực tính theo phương pháp tương đồng sức mua thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa từ sau năm 1992 đã tách xa dần với tỷ giá hối thực Cụ thể là tỷ giá hối đoái thực đã tăng đáng kể còn tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định SVTH: Đào Thị Thanh Mai Trang 26 GVHD: ThS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Sự ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã góp phần ổn định giá cả, ổn định lạm phát,... lên giá, giá sản phẩm đầu vào nhập khẩu của Trung Quốc tính ra NDT sẽ rẻ đi tương ứng Điều này sẽ làm giảm đáng kể tác động tiêu cực do giá thành sản phẩm xuất khẩu tăng lên gây ra CHƯƠNG II: SVTH: Đào Thị Thanh Mai Trang 20 GVHD: ThS Nguyễn Khắc Quốc Bảo THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA Sau một thời gian dài, tỷ giá hối đoái nói riêng và giá. .. tổng cục thống kê Những tác động tiêu cực của tỷ giá trong thời gian này đã bị làm trầm trọng hơn do tác động của quyết định điều chỉnh và phá giá đồng NDT 50% vào năm 1994, tạo cho hàng hóa, dịch vụ Trung quốc có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước lẫn quốc tế Việc giảm mạnh tỷ giá hối đoái giữa VND và NDT đã làm cho hàng hóa – dịch vụ Trung Quốc trở nên quá rẻ Năm 1992, Việt Nam đã SVTH:... định về việc cho các nhà các nhà đầu tư bất động sản vay tiền và hạn chế hạn ngạch đầu tư của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường trái phiếu cũng như thị trường chứng khoán Trung Quốc Dường như Trung Quốc vẫn đang rất cẩn trọng trong việc điều chỉnh tỷ giá đồng NDT và cho đến giờ, dù thừa nhận đồng NDT được định giá thấp nhưng Trung Quốc vẫn cho rằng hiện chưa phải là thời điểm thích hợp để điều. .. ngân hàng Trung ương nước này tiêu tốn khoảng 12 tỷ USD để can thiệp duy trì biên độ mà không đem lại kết quả Ngày 26/2/1999 được coi như một cái mốc quan trọng trong điều hành chính sách tỷ giá, thời điểm NHNN Việt Nam thay đổi cách xác định tỷ giá hối đoái chính thức Bằng quyết định số 65 1999/QĐ-NHNN, NHNN đã bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức nói trên và thay vào đó là công bố tỷ giá giao dịch . Khắc Quốc Bảo GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, VÀ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI. nhau. V. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ 1. Quá trình điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc: Là 1 nước trong