Học thuyết cân bằng danh mục đầu tư tiếp cận tỷ giá

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ (Trang 33 - 37)

Học thuyết này lý luận dựa trên trái phiếu. Nghĩa là, dân chúng ở các quốc gia có nhu cầu nắm giữ đồng thời trái phiếu nội địa và trái phiếu nước ngoài, hay nói một cách tổng quát, dân chúng thường có nhu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán và thường ưu tiên chứng khoán nội địa. Mô hình cân bằng danh mục đầu tư không chỉ đề cập đến nhu cầu đối với các đồng tiền và các trái phiếu khác nhau ở mỗi nước, mà còn chỉ ra cầu tiền và cầu chứng khoán trong mối quan hệ với thu nhập, mức lãi suất và các yếu tố khác. Học thuyết cho rằng cung cầu các đồng tiền và các trái phiếu là cân bằng, nghĩa là các thị trường cân bằng. Một thực tế là học thuyết được hình thành trên cơ sở đa dạng hóa danh mục đầu tư và điều kiện cân bằng của các thị trường, do đó nó có tên gọi là học thuyết cân bằng danh mục đầu tư tiếp cận tỷ giá.

Đồ thị 1: Học thuyết cân bằng danh mục đầu tư

Hiệu ứng thị trường mở A1 MM1 MM2 A1’ A2M2 BB1 BB2 E1 E2

E2’r1 r1 R1 r2 R2 ã Mức lãi suất n ội tệ uất nội địa (r) A2

Trục tung biểu diễn mức lãi suất nội tệ (r) và trục hoành biểu diễn tỷ giá (E), bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ.

Đường MM1 là tập hợp tất cả các cặp tỷ giá và lãi suất biểu diễn trạng thái cân bằng ban đầu của thị trường tiền tệ nội địa, nghĩa là bất cứ điểm nào trên MM1 cũng biểu diễn cung tiền bằng cầu tiền. Tại thời điểm ban đầu, đường MM1 được vẽ ứng với một mức cung tiền nhất định. Đường MM1 có độ nghiêng đi lên từ trái qua phải là vì, khi lãi suất tăng làm cho cầu tiền giảm, bởi vì chi phí cơ hội nắm giữ tiền tăng lên. Vì cung tiền là một số cho trước, do đó với các

nhân tố khác không đổi, khi cầu tiền giảm làm cho cung tiền vượt cầu tiền. Để tăng cầu tiền bằng với cung tiền, buộc tỷ giá phải tăng. Điều này xảy ra là vì: khi tỷ giá tăng làm tăng giá trị trái phiếu và tiền tệ nước ngoài khi chuyển đổi sang nội tệ. Điều này hàm ý rằng của cải của những người trong nước tăng lên thông qua việc nắm giữ các trái phiếu và tiền tệ nước ngoài. Của cải tăng làm tăng cầu nội tệ, điều này xảy ra là vì: tiền tệ là một bộ phận của cải, do đó với các nhân tố khác không đổi, cầu tiền tăng khi của cải tăng: Như vậy, hiệu ứng tăng cầu nội tệ xuất phát từ tăng tỷ giá có tác dụng bù đắp cho sự giảm cầu tiền tệ do mức lãi suất. Điều này có nghĩa là thị trường tiền tệ nội địa có thể đạt được cân bằng nếu tỷ giá tăng khi lãi suất nội tệ tăng, tức đường MM1 có độ nghiêng đi lên.

Đường BB1 là tập hợp tất cả các tỷ giá và lãi suất biểu diễn trạng thái cân bằng ban đầu của thị trường trái phiếu nội địa, nghĩa là bất cứ điểm nào nằm trên đường trên BB1 đều biểu diễn cung trái phiếu bằng cầu trái phiếu. Tại thời điểm ban đầu, đường BB1, được vẽ ứng với một mức cung trái phiếu nhất định. Đường BB1 có độ nghiêng đi xuống từ trái qua phải là vì, khi lãi suất giảm, làm giảm cầu trái phiếu nội địa. Vì cung trái phiếu là không đổi, do đó khi cầu trái phiếu giảm làm cho chung trái phiếu vượt cầu trái phiếu. Để tăng cầu trái phiếu nội địa, buộc tỷ giá phải tăng. Tỷ giá tăng làm tăng giá trị trái phiếu và tiền tệ nước ngoài khi chuyển sang nội tệ. Điều này hàm ý rằng, trái phiếu và tiền tệ nước ngoài là "được giá" khi qui sang trái phiếu ghi bằng nội tệ, kích thích dân chúng bán trái phiếu nước ngoài để mua trái phiếu nội địa, kích thích dân chúng bán trái phiếu nước ngoài để mua trái phiếu nội địa, kết quả là cầu trái phiếu nội địa tăng lên. Như vậy, hiệu ứng tăng cầu trái phiếu nội địa xuất phát từ tỷ giá tăng có tác dụng bù đắp cho sự giảm cầu trái phiếu do mức lãi suất. Kết quả là thị trường trái phiếu nội địa đạt được cân bằng khi lãi suất nội tệ giảm và tỷ giá tăng, tức đường BB1 có độ nghiêng đi xuống. Đường BB1 đi xuống có thể giải thích bằng cách khác như sau: khi tỷ giá tăng làm tăng giá trị qui nội tệ của

các trái phiếu nước ngoài do những người trong nước nắm giữ, nghĩa là tổng tài sản trong nước qui nội tệ tăng lên. Với các nhân tố khác không đổi, khi tổng tài sản trong nước tăng làm tăng cầu trái phiếu nội địa. Với lượng cung trái phiếu cho trước, để thị trường trái phiếu cân bằng, thì cầu trái phiếu phải giảm; cầu trái phiếu giảm, buộc lãi suất nội tệ phải giảm kết quả là thị trường trái hiếu được cân bằng. Như vậy, khi tỷ giá tăng thì lãi suất phải giảm, có như vậy thị trường trái phiếu mới cân bằng, tức đường BB1 phải có độ nghiêng đi xuống.

Như vậy, sau khi cung ứng tiền tăng làm cho MM1 dịch chuyển xuống dưới và sang bên phải đến MM2. Tuy nhiên, một cách tổng quát chúng ta nói rằng đường MM1 dịch chuyển đến MM2, MM2 và BB1 giao nhau tại mức lãi suất thấp hơn và tỷ giá cao hơn so với trạng thái ban đầu (so sánh tọa độ điểm A'1 và A1).

Để thị trường trái phiếu cân bằng thì cầu trái phiếu phải bằng cung trái phiếu. Chúng ta thấy rằng:

- Ứng với mỗi mức tỷ giá nhất định, cầu trái phiếu giảm khi mức lãi suất giảm. Điều này hàm ý rằng đường BB1 sẽ dịch chuyển xuống dưới đến BB2.

- Tại mỗi mức lãi suất nhất định, cầu trái phiếu giảm khi tỷ giá giảm (tỷ giá giảm làm giảm tài sản qui nội tệ; tài sản giảm làm giảm cầu trái hiếu nội tệ). Điều này hàm ý rằng đường BB1 sẽ dịch chuyển sang BB2.

Như vậy, khi cầu trái phiếu tăng làm cho BB1 dịch chuyển xuống dưới và sang bên trái BB2. Tuy nhiên, một cách tổng quát chúng ta nói rằng đường BB1

dịch chuyển đến BB2.

Với sự dịch chuyển đường MM1 đến MM2 và BB1 đến BB2 cho chúng ta thấy những điểm khác nhau giữa học thuyết tiền tệ và học thuyết cân bằng danh mục đầu tư trong việc tiên đoán những gì sẽ xảy ra sau khi cung ứng tiền tăng:

Theo học thuyết cân bằng danh mục đầu tư: cung ứng tiền tăng làm tăng cầu (giảm cung) trái phiếu, kết quả là làm dịch chuyển đường BB1 đến BB2. Cân

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ (Trang 33 - 37)