1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu giá trị của HE4, CA125, thuật toán nguy cơ ác tính buồng trứng (ROMA) trong chẩn đoán trước mổ ung thư buồng trứng

7 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 380,94 KB

Nội dung

Nghiên cứu giá trị của HE4, CA125 và ROMA trong dự báo ung thư buồng trứng. Ba chỉ số CA 125, HE4, ROMA đều có giá trị dự báo ung thư buồng trứng được đánh giá là tốt đến rất tốt với diện tích dưới đường cong ROC tương ứng là 0,872; 0,894 và 0,912, trong đó ROMA cho kết quả cao nhất.

Trang 1

Võ Văn Khoa, Nguyễn Vũ Quốc Huy

Đại học Y Dược Huế

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA HE4, CA125,

THUẬT TOÁN NGUY CƠ ÁC TÍNH BUỒNG TRỨNG

(ROMA) TRONG CHẨN ĐOÁN TRƯỚC MỔ

UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

Tác giả liên hệ (Corresponding author):

Võ Văn Khoa,

email: vankhoa.hsv@gmail.com

Ngày nhận bài (received): 08/06/2018

Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):

25/06/2018

Ngày bài báo được chấp nhận đăng

(accepted): 29/06/2018

Từ khóa: Ung thư buồng trứng,

CA 125, HE4, ROMA.

Keys word: Ovarian cancer,

CA 125, HE4, ROMA.

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của HE4, CA125 và ROMA trong dự báo

ung thư buồng trứng.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến cứu 277 bệnh

nhân có khối u buồng trứng được khám và điều trị tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trung Ương Huế từ 1/2016 đến 11/2017 Tất cả các bệnh nhân được thu thập thông tin cá nhân, xét nghiệm nồng độ CA 125 và HE4 huyết thanh

sử dụng kit HE4 của hãng ARCHITECT, tính chỉ số ROMA và ước tính nguy

cơ ác tính trước mổ Sau khi bệnh nhân được phẫu thuật, các trị số này được đối chiếu với kết quả mô bệnh học để tính toán giá trị chẩn đoán trước mổ

Kết quả: Có 30 trường hợp ung thư buồng trứng, chiếm tỷ lệ 10,83%

Giá trị trung vị của CA 125, HE4, ROMA của nhóm ung thư buồng trứng

và nhóm không ung thư lần lượt là: 214,20 U/ml và 17,45 U/ml; 90,00 pM

và 38,50 pM; 55,20% và 4,47 Độ nhạy và độ đặc hiệu của CA 125, HE4, ROMA trong chẩn đoán ung thư buồng trứng lần lượt là: 83,33% và 78,14%;

50% và 98,38%; 80% và 84,62% Diện tích dưới đường cong ROC của CA

125, HE4, ROMA lần lượt là: 0,872; 0,894; 0,912 Với điểm cắt tối ưu 9,35%

của chỉ số ROMA, độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 86,7% và 88,7%.

Kết luận: Ba chỉ số CA 125, HE4, ROMA đều có giá trị dự báo ung

thư buồng trứng được đánh giá là tốt đến rất tốt với diện tích dưới đường cong ROC tương ứng là 0,872; 0,894 và 0,912, trong đó ROMA cho kết quả cao nhất Chỉ số ROMA nên được triển khai ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng để giúp đánh giá, xử trí và tiên lượng bệnh nhân có khối u buồng trứng nghi ngờ ung thư.

Từ khoá: Ung thư buồng trứng, CA 125, HE4, ROMA.

Abstract

VALIDITY OF SERUM CA-125, HE4 AND ROMA IN PREOPERATIVE PREDICTION OF OVARIAN CANCER

Objectives: To evaluate the validity of serum CA-125, HE4 and

ROMA in preoperative prediction of ovarian cancer.

Trang 2

PHỤ KHOA – NỘI TIẾT, VÔ SINH

Materials and Methods: cross-sectional, descriptive study on 277 patients hospitalized at the OBGYN

Department, Hue Central Hospital from Jan 2016 to November 2017 All patients have completed history taking, measurements of serum CA-125 and HE4 using ARCHITECT HE4 kits; ROMA calculated, and risk of preoperative malignancy estimated These values were matched postoperatively to the histopathological results to calculate the preoperative prediction values.

Results: There were 30 (10,8%) cases of ovarian cancer Median values of CA 125, HE4, and ROMA

of ovarian cancer and benign ovarian were 214,20 U/ml and 17,45 U/ml; 90,00 pM and 38,50 pM; 55,20% and 4,47%, respectively The sensitivities and specificity associated with the ability of CA125, HE4, ROMA, to distinguish between malignant versus benign ovarian masses were 83,33% and 78,14%; 50% and 98,38%; 80% and 84,62%, respectively Areas under the ROC curve of CA-125, HE4, ROMA were 0,872; 0,894; and 0,912 respectively With optimal cutoff values 9,35% for ROMA, the sensitivity and specificity were 86.7% and 88.7%, respectively.

Conclusion: All three of CA 125, HE4, and ROMA have good validity in the diagnosis of ovarian cancer

Areas under the ROC curve of CA-125, HE4, ROMA were 0,872; 0,894; and 0,912 respectively, of which ROMA gives the highest results The ROMA index should be widely applied in clinical practice to help assess, manage and predict patients with suspected ovarian cancer.

Keywords: Ovarian cancer, CA 125, HE4, ROMA.

1 Đặt vấn đề

Ung thư buồng trứng (UTBT) là bệnh lý ác tính

xếp thứ 7 của phụ nữ trên toàn thế giới, xảy ra với

tần suất 5-15/100.000 phụ nữ/năm ở các nước

phương Tây Tại Việt Nam, số liệu của Globocan

năm 2012 cho thấy tần suất mắc mới khoảng 3 –

4,5/100.000 phụ nữ/năm, tỷ lệ lưu hành khoảng

8 – 10 trường hợp/100.000 phụ nữ/năm [8]

Khoảng 70% các trường hợp ung thư buồng trứng

không được chẩn đoán trước khi đạt đến giai đoạn

tiến triển Tỷ lệ sống sót 5 năm liên quan đến ung

thư buồng trứng là <30% [7] Chẩn đoán sớm khối

u ác tính buồng trứng trở thành yếu tố chính trong

việc cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân Các

công cụ hiện đang được sử dụng để phân biệt bệnh

nhân có nguy cơ thấp và nguy cơ cao mắc ung thư

buồng trứng là chất chỉ điểm CA125, HE4 cũng

như chỉ số nguy cơ Thuật toán ác tính buồng trứng

(ROMA) [12]

CA125 là chất chỉ điểm sinh học được sử dụng

rộng rãi nhất trong ung thư buồng trứng Tuy nhiên,

độ nhạy và độ đặc hiệu của CA125 chỉ phát hiện khoảng 80% bệnh nhân bị ung thư buồng trứng nhưng chỉ trong 50% phụ nữ bị bệnh ở giai đoạn sớm Độ nhạy, độ đặc hiệu CA125 có giới hạn, vì

nó có thể được tăng cao trong một loạt các bệnh lành tính phổ biến như lạc nội mạc tử cung và viêm nhiễm vùng chậu [14] Trong những năm gần đây, đã có một tìm kiếm cho dấu ấn sinh học mới và HE4 là một trong những dấu hiệu đầy hứa hẹn hơn HE4 đã được tìm thấy trong hơn một nửa trong số các khối u buồng trứng mà không thể hiện CA125 [14] Sự kết hợp HE4 và CA125 rất tiềm năng, đem lại độ nhạy và độ đặc hiệu cao giúp phát hiện sớm ung thư buồng trứng, việc kết hợp này được tính trong một thuật toán để đánh giá khả năng ác tính của buồng trứng gọi là ROMA [15] Nghiên cứu HE4 và ROMA trong chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng đã được thực hiện khắp nơi trên thế giới

Tại Việt Nam hiện chỉ có rất ít đề tài khảo sát riêng lẻ về giá trị của HE4 và ROMA trong chẩn đoán ung thư buồng trứng trên cỡ mẫu nhỏ Do

Trang 3

đó, chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu: Nghiên

cứu giá trị của HE4, CA125 và ROMA trong chẩn

đoán trước mổ ung thư buồng trứng

2 Đối tượng và phương

pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Gồm 277 bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng

là khối u buồng trứng, bao gồm u buồng trứng lành

tính và ung thư buồng trứng nhập viện Khoa Phụ

Sản bệnh viện Trung Ương Huế từ tháng 1 năm

2016 đến tháng 11 năm 2017

- Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân có đủ

thông tin cá nhân, các triệu chứng lâm sàng,

nồng độ CA125 và HE4 huyết thanh, có kết quả

giải phẫu bệnh sau mổ, hoặc xét nghiệm tế bào

học màng bụng dương tính (đối với những bệnh

nhân ung thư buồng trứng vượt quá giai đoạn

phẫu thuật)

- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đang mang

thai; Bệnh nhân có tiền sử UTBT hoặc ung thư phúc

mạc tiên phát hoặc có bất kỳ bệnh ung thư nào

kèm theo

2.2 Phương pháp nghiên cứu: Mô tả

cắt ngang, tiến cứu

2.2.1 Cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện trong thời

gian nghiên cứu

2.2.2 Quy trình nghiên cứu:

- Khám, phỏng vấn các bệnh nhân có u buồng

trứng để thu thập các số liệu về tuổi, tình trạng kinh

nguyệt, số con

- Thu thập chỉ số nồng độ CA125, HE4: Lấy

2ml máu tĩnh mạch bệnh nhân, quay ly tâm lấy

huyết tương, làm xét nghiệm CA 125, HE4 theo

tiêu chuẩn kỹ thuật của Khoa Hoá Sinh Bệnh viện

Trung Ương Huế, kết quả trả về trong ngày

+ CA 125: Thực hiện trên máy xét nghiệm miễn

dịch Elecsys 2010 CA125 được gọi là dương tính

khi [CA125] > 35U/ml; âm tính khi [CA125] ≤

35U/ml.[5]

+ HE4: Thực hiện trên máy xét nghiệm miễn

dịch Architect i1000

Với phụ nữ trước mãn kinh, HE4 dương tính:

[HE4] > 70pmol/l và âm tính: [HE4] ≤ 70pmol/l

Với phụ nữ mãn kinh, HE4 dương tính: [HE4] >

140 pmol/l và âm tính: [HE4] ≤ 140pmol/l

- Tính chỉ số ROMA [16]

+ Phụ nữ trước mãn kinh PI= -12,0 + 2,38*LN[HE4] + 0,0626*LN[CA125]

ROMA = exp(PI) / [1 + exp(PI)] * 100 Nếu ROMA ≥ 7,4%, nguy cơ ác tính cao

Nếu ROMA < 7,4%, nguy cơ ác tính thấp + Phụ nữ sau mãn kinh:

PI= -8,09 + 1,04*LN[HE4] + 0,732LN[CA125]

ROMA = exp(PI) / [1 + exp(PI)] * 100 Nếu ROMA ≥ 25,3%, nguy cơ ác tính cao

Nếu ROMA < 25,3%, nguy cơ ác tính thấp

- Điều trị và xét nghiệm mô bệnh học khối u buồng trứng Phân loại mô bệnh học khối u theo WHO Các trường hợp ung thư buồng trứng vượt quá giai đoạn phẫu thuật và có kết quả tế bào dịch báng dương tính được xem là có “tiêu chuẩn vàng”

dương tính

- Phân tích và tính toán giá trị chẩn đoán của các trị số và chỉ số dựa trên tiêu chuẩn vàng mô bệnh học

2.2.3 Xử lý số liệu

Số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 20.0 theo phương pháp thống kê y học Kiểm định Chi bình phương: cho 2 biến phân loại Kiểm định Mann-Whitney để so sánh sự khác nhau giữa 2 nhóm không phải phân phối chuẩn Kiểm định Hanley – McNeil để so sánh 2 AUC

3 Kết quả nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu gồm 277 bệnh nhân, trong đó nhóm u buồng trứng lành tính gồm 247

UTBT Đặc điểm n (247)Không ung thư% n (30)Ung thư % p Nhóm tuổi

<0,01 a

20 – 29 76 30,8 3 10,0

30 – 39 66 26,7 2 6,7

40 – 49 52 21,1 6 20,0

≥ 50 37 15,0 19 63,3 Kinh nguyệt

Còn kinh 217 87,9 13 43,3 <0,01a Mãn kinh 30 12,1 17 56,7

Số con Chưa có con 70 28,3 7 23,3

0,220 a

1 con 48 19,4 4 13,3

2 con 52 21,1 4 13,3

> 2 con 77 31,2 15 50,0

Bảng 1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Trang 4

PHỤ KHOA – NỘI TIẾT, VÔ SINH

bệnh nhân chiếm 89,2%, nhóm u buồng trứng ác

tính gồm 30 bệnh nhân chiếm 10,8%, trong đó có

25 bệnh nhân ung thư biểu mô, 3 bệnh nhân u tế

bào hạt, 1 u tế bào mầm, 1 u carcinoid

Có sự khác biệt về phân bố nhóm tuổi và tình

trạng kinh nguyệt với bênh ung thư buồng trứng,

cụ thể trong nhóm bệnh nhân ung thư buồng trứng:

63,3% bệnh nhân ≥ 50 tuổi, 56,7% bệnh nhân

mãn kinh (p< 0,01)

Không có sự khác biệt về số con của bệnh nhân

và bệnh ung thư buồng trứng (p= 0,220)

Trung vị của HE4, CA125 và ROMA của nhóm

ung thư cao hơn nhóm không ung thư, sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê

Trong nhóm nghiên cứu chung, diện tích dưới

đường cong ROC (AUC) của ROMA cao hơn HE4

và CA 125

Diện tích dưới đường cong (AUC) của ROMA

cao hơn so với HE4 và CA 125 Tuy nhiên khi

sử dụng test Hanley-McNeil để so sánh AUC

của ROMA với 2 chỉ số HE4 và CA 125 thì sự

khác biệt này không có ý nghĩa thống kê Cụ

Giá trị

(Trung vị

Q25%-Q75%)

Nhóm nghiên cứu (n=277) Không ung thư(n=247) Ung thư(n=30)

Đơn

vị lệch chuẩn Z p CA125(U/ml) (12,20 - 39,04)18,91 (11,88 - 28,70)17,45 (60,56 - 764,42) -6,647 <0,01214,20 b

HE4(pmol/l) (30,50 - 50,10)39,80 (30,10 - 45,90)38,50 (57,47 - 447,97) -7,040 < 0,01 90,00 b

ROMA(%) (2,53 - 8,47)4,80 (2,44 - 7,02)4,47 (11,89 - 95,00) -7,373 < 0,01 55,20 b

Bảng 2 Giá trị của CA125, HE4, ROMA của mẫu nghiên cứu

Tham số

Diện tích dưới đường ROC

Điểm cắt tối ưu Điểm cắt chuẩn Điểm cắt Độ nhạy (%) hiệu (%) Điểm cắtĐộ đặc Độ nhạy (%) hiệu (%)Độ đặc Nhóm nghiên cứu

CA125 0,872 48,5 U/ml 83,3 86,64 35 U/ml 83,3 78,14

HE4 0,894 55,3 pM 80,0 91,5 - 50,0 98,38

ROMA 0,912 9,35 % 86,7 88,7 - 80,0 84,62

Trước mãn kinh

CA125 0,931 48,5 U/ml 92,3 85,7 35 U/ml 92,31 76,5

HE4 0,835 55,3 pM 76,9 94,0 70 pM 61,54 98,16

ROMA 0,844 9,74 % 76,9 92,6 7,4 % 76,92 82,95

Sau mãn kinh

CA125 0,900 39,86 U/ml 76,47 93,3 35 U/ml 76,47 90,0

HE4 0,894 58,2 pM 76,5 86,7 140pM 41,18 100,0

ROMA 0,924 23,99 % 82,4 96,7 25,3 % 82,35 96,67

Bảng 3 Giá trị chẩn đoán ung thư buồng trứng của CA 125, HE4, ROMA tại điểm cắt chuẩn

và điểm cắt tối ưu.

Biểu đồ 1: Đường cong ROC của CA125, HE4, ROMA thể: ROMA và CA125 (Z = 0,869; p=0,3851); ROMA và HE4 (Z = 1,090, p = 0,27)

4 Bàn luận

4.1 Giá trị của CA 125

Biến số liên tục CA 125 trong nghiên cứu của chúng tôi có dạng phân phối không chuẩn Do

đó các số liệu về thống kê của CA 125 sẽ được báo cáo là số trung vị với độ phân tán số liệu là các bách phân vị

Khi khảo sát giá trị trung vị của CA 125 trong quần thể nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận kết quả: 18,91 (12,20 - 39,04) U/ml và giá trị trung

vị này trong nhóm UTBT là 214,20 U/ml (60,56

- 764,42) U/ml cao hơn so với nhóm không UTBT 17,45 (11,88 - 28,70) U/ml Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) Điều này cho thấy nồng độ CA 125 trong máu có mối tương quan với tình trạng có hay không UTBT

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên quần thể phụ nữ có khối u buồng trứng nhập viện để phẫu thuật, dùng kết quả giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng cho quyết định có hay không có UTBT, với điểm cắt được chọn cho CA 125 được gọi là dương tính khi giá trị CA125 > 35 U/ml

Có nhiều nguyên nhân lành tính có thể làm tăng CA 125, bao gồm mang thai, lạc nội mạc

tử cung, u xơ tử cung (u lành), viêm tụy, kinh nguyệt, bệnh viêm nhiễm vùng chậu, và bệnh gan Tuy nhiên khoảng gần 20% phụ nữ có ung thư buồng trứng không có tăng CA 125, phần lớn trường hợp có tăng CA 125 đơn thuần lại không mắc bệnh ung thư [5] Trong nghiên cứu của chúng tôi có các trường hợp u lạc nội mạc tử

Trang 5

cung, u buồng trứng kèm viêm nhiễm tiểu khung

cho kết quả CA 125 rất cao, bên cạnh đó có 3

trường hợp ung thư tế bào hạt và 1 trường hợp u

carcinoid có kết quả CA 125 và HE4 hoàn toàn

bình thường

Kết quả ghi nhận, nếu tính theo tiêu chuẩn

điểm cắt 35 U/ml thì độ nhạy của CA 125 trong

nghiên cứu của chúng tôi là 83,3% và độ đặc

hiệu là 78,14% Diện tích dưới đường cong ROC

của CA 125 là 0,872 với điểm cắt tối ưu là

48,5U/ml thì độ nhạy là 83,3% và độ đặc hiệu

là 86,64% Do đó để tăng độ đặc hiệu của CA

125 kiến nghị nên tăng điểm cắt lên khoảng

48,5 là phù hợp

4.2 Giá trị của HE4

Biến số liên tục HE4 trong nghiên cứu của

chúng tôi có dạng phân phối không chuẩn Do

đó các số liệu về thống kê của HE4 sẽ được báo

cáo là số trung vị với độ phân tán số liệu là các

bách phân vị

Khi khảo sát giá trị trung vị của HE4 trong

quần thể nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận kết

quả: 39,80 (30,50 - 50,10) pmol/l và giá trị

trung vị này trong nhóm UTBT là 90,00 pmol/l

(57,47 – 447,97 ) pmol/l cao hơn so với nhóm

không UTBT 38,50 pmol/l (30,10 - 45,90)

pmol/l Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p

< 0,01) Điều này cho thấy nồng độ HE4 trong

máu có mối tương quan với tình trạng có hay

không UTBT Các quan sát này cũng được ghi

nhận tương tự với CA125 và ROMA Hai biến số

này cũng có dạng phân phối không chuẩn và có

mối tương quan với tình trạng UTBT

Kết quả giá trị HE4 của chúng tôi gần giống

với kết quả của Tô Thị Thục Trang [3] năm 2014

về số trung vị của HE4 44,7 pmol/l (36,7-55,2)

pmol/l, thấp hơn kết quả của Francis Jacob

(2011) [11] với số trung vị trong nhóm lành tính

là 50 (42- 62) pmol/l, trong nhóm ung thư là

128 (79 - 572) pmol/l Sự khác biệt này có thể

là do cỡ mẫu nghiên cứu khác nhau và thực hiện

trên quần thể không phải là người Châu Á

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên quần

thể phụ nữ có khối u buồng trứng nhập viện để

phẫu thuật, dùng kết quả giải phẫu bệnh là tiêu

chuẩn vàng cho quyết định có hay không có

UTBT, với điểm cắt được chọn cho HE4 được gọi

là dương tính khi giá trị HE4 >140 pmol/l ở phụ

nữ mãn kinh hoặc > 70 pmol/l ở phụ nữ chưa mãn kinh

Kết quả ghi nhận độ nhạy của HE4 trong nghiên cứu của chúng tôi là 50% và độ đặc hiệu

là 98,38% So sánh với độ nhạy dao động khoản 56,9%-80,8% từ các nghiên cứu trước đây ở nước ngoài, kết quả của chúng tôi có thấp hơn Độ đặc hiệu trong nghiên cứu của chúng tôi là 98,38%

và tương đồng với các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, hầu hết đều ≥ 90% Tác giả Tô Thị Thục Trang (2014) cho kết quả là 97,3% [3] Gorp năm 2011 và Chan K K năm 2013 cũng cho kết quả là 96,9%, gần giống với kết quả của chúng tôi [9], [6] Chỉ có nghiên cứu Francis Jacob năm

2011 trên 160 bệnh nhân cho kết quả tương đối thấp hơn là 84,6% [11], sự khác biệt này có lẽ

do quần thể nghiên cứu của tác giả bao gồm cả những người khỏe mạnh (không có khối u buồng trứng) và khảo sát trên cỡ mẫu nhỏ

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận diện tích dưới dưới đường cong ROC của HE4 là 0,894 Ghi nhận này của chúng tôi tương đồng với nghiên cứ của Tô Thị Thục Trang (2014)

là 0,92.Theo nghiên cứu của hai tác giả nước ngoài Su Wei năm 2016: AUC/ROC = 0,99 và của Gorp năm 2011: AUC/ROC = 0,86 Như vậy giá trị AUC/ROC của HE4 hầu hết qua các nghiên cứu > 0,86, điều này nói lên HE4 là một xét nghiệm có giá trị cao trong chẩn đoán UTBT

Trong nghiên cứu này, khi khảo sát đường cong ROC, chúng tôi nhận thấy điểm cắt tối ưu của HE4 là 55,4 pM, tại điểm cắt này ta có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 80% và 91,5%, kết quả này có giá trị tốt hơn hẳn khi dùng điểm cắt theo chuẩn

4.3 Giá trị của ROMA

Biến số liên tục ROMA trong nghiên cứu

Gorp (2011) [9] 389 74,5 96,9 0,86 Francis Jacob (2011) [11] 160 83,3 84,6 0,89 Karlsen (2012) [12] 1218 63,2 90 Chan K K (2013) [6] 414 56,9 96,9

Vũ Bá Quyết (2014) [2] 85 63,6 94,7

Tô T Th Trang (2014) [3] 1290 80,8 97,3 0,92

Su Wei (2016) [17] 158 75 97,87 0,990 Chúng tôi (2016) 277 50 98,38 0,894 Bảng 4 So sánh giá trị chẩn đoán của HE4 với các tác giả khác

Trang 6

PHỤ KHOA – NỘI TIẾT, VÔ SINH

chúng tôi cũng có dạng là một phân phối không

chuẩn Do đó các số liệu thống kê của ROMA

sẽ được báo cáo qua số trung vị Trung vị của

ROMA là 4,80% (2,53 - 8,47%) , trong đó giá

trị trung vị trong nhóm không ung thư buồng

trứng 4,47% (2,44- 7,02%) và nhóm ung thư

buồng trứng là 55,20% (11,89- 95,0%), sự khác

biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,01) Theo

tác giả Katarzyna M Terlikowska và cộng sự

(2016) [18] ghi nhận trung vị của ROMA nhóm

không ung thư và nhóm ung thư buồng trứng:

12,4% và 50,4% Theo Aneta Cymbaluk-Płoska

(2016) [8] ghi nhận trung vị của ROMA nhóm

không ung thư và nhóm ung thư buồng trứng:

11,3%, 96,12% Giá trị này cao hơn chúng tôi

vì nhóm nghiên cứu số lượng khác với chúng tôi,

Nhóm không ung thư và ung thư buồng trứng:

35 và 25 bệnh nhân

ROMA là kết quả của 1 thuật toán sau khi

kết hợp giữa kết quả của HE4 và CA125 từ đó

tính toán khả năng ác tính của 1 khối u buồng

trứng hay khối u vùng hạ vị ở phụ nữ còn kinh

hay đã mãn kinh Độ nhạy và độ đặc hiệu của

ROMA trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi:

80,0% và 84,62% So sánh với các kết quả với

giá trị độ nhạy và độ đặc hiệu với CA 125 và

HE4, nghiên cứu của chúng tôi thấy ROMA cho

độ nhạy cao hơn nhưng độ đặc hiệu thấp hơn

HE4, nhưng lại cho độ nhạy thấp hơn và độ đặc

hiệu cao hơn CA125

Theo Võ Thành Nhân [1] nghiên cứu với n

= 31 năm 2010, độ nhạy của ROMA là 88,2%

và độ đặc hiệu 64,3% Theo Dr Jaganathan,

độ nhạy của ROMA là 91,4% Nghiên cứu của

Cristina Anton (2016) [4], với n = 128 cho

thấy ROMA có độ nhạy là 74,1% và độ đặc

hiệu là 75,8% Nghiên cứu Su Wei và cộng sự

năm 2016 [17], n = 158 thu được độ nhạy của

ROMA là 93,75%; độ đặc hiệu là 92,55 Theo

Vũ Bá Quyết (2014) [2] độ nhạy của ROMA

là 63,6% và độ đặc hiệu là 86,7%, nghiên cứu của chúng tôi có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương các nghiên cứu khác

Theo Karlsen M A [13], trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, để có dự đoán chính xác khả năng lành tính hay ác tính của khối u buồng trứng, với từng nhóm còn kinh hay mãn kinh nên

sử dụng ROMA khác nhau Ở nhóm mãn kinh, nên sử dụng ROMA, dự đoán kết quả sẽ chính xác hơn Ở nhóm còn kinh, nên sử dụng riêng lẻ nồng độ HE4, sẽ cho kết quả tốt hơn HE4 đặc hiệu hơn CA125 trong các bệnh u buồng trứng HE4 và CA125 hay ROMA làm tăng độ nhạy trong chẩn đoán phân biệt khối u buồng trứng, tuy nhiên HE4 có độ đặc hiệu hơn Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy trong nhóm trước mãn kinh thì CA125 cho độ nhạy cao nhất, sau mãn kinh thì ROMA cho độ nhạy cao, HE4 có độ đặc hiệu cao nhất trong các thời điểm

Đường cong ROC và diện tích dưới đường cong (AUC) của ROMA: 0,912, có giá trị rất tốt trong vấn đề chẩn đoán bệnh, với điểm cắt tối

ưu là 9,52% giá trị độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 86,7% và 88,7% Theo Su Wei (2016), AUC/ROC = 0,994, theo Cristina Anton (2016), AUC/ROC = 0,824

5 Kết luận

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cả

ba chỉ số là CA 125, HE4, ROMA đều có giá trị dự báo ung thư buồng trứng được đánh giá là tốt đến rất tốt với diện tích dưới đường cong ROC tương ứng là 0,872; 0,894 và 0,912, trong đó ROMA cho kết quả cao nhất Chỉ số ROMA nên được triển khai ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng

để giúp đánh giá, xử trí và tiên lượng bệnh nhân có khối u buồng trứng nghi ngờ ung thư

Trang 7

Tài liệu tham khảo

1 Vũ Thanh Nhân và cs Vai trò của HE4 trong chẩn đoán UTBT Tạp

chí Y học thành phố Hồ Chí Minh 2010;14 (phụ bản 4):495 - 499.

2 Vũ Bá Quyết, Đặng Quang Hùng Nghiên cứu giá trị của nồng

độ HE4 huyết thanh trong chẩn đoán u buồng trứng Tạp chí phụ sản

2014;12(2):35-39.

3 Tô Thị Thục Trang Giá trị của HE4 trong chẩn đoán ung thư biểu

mô buồng trứng tại Bệnh viện Từ Dũ, Luận án chuyên khoa II, Đại Học

Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh 2014.

4 Anton C, Carvalho FM, Oliveira EI, Maciel GA, Baracat EC, Carvalho

JP A comparison of CA125, HE4, risk ovarian malignancy algorithm

(ROMA), and risk malignancy index (RMI) for the classification of ovarian

masses Clinics 2012;67(5):437-441.

5 Bast RCJr, Xu FJ, Yu YH, Barnhill S, Zhang Z, Mills GB CA 125: the

past and the future Int J Biol Markers 1998;13(4):179-87.

6 Chan K K., et al.The use of HE4 in the prediction of ovarian cancer

in Asian women with a pelvic mass.Gynecol Oncol 2013;128(2):239-44.

7 Creasman WT, Ngan HY, Pecorelli S and Beller U: Carcinoma of the

fallopian tube FIGO 26th Annual Report on the Results of Treatment

in Gynecological Cancer Int J Gynaecol Obstet 2006; 95 (Suppl

1):S145-S160.

8 Cymbaluk-Płoska1 Aneta, Anita Chudecka-Głaz1, Anna Surowiec

MMP3 in Comparison to CA 125, HE4 and the ROMA Algorithm in

Differentiation of Ovarian Tumors, Asian Pacific Journal of Cancer

Prevention 2016; 17:2597-2603.

9 Gorp Van T., Cadron I., Despierre E., et al HE4 and CA125 as a

diagnostic test in ovarian cancer: prospective validation of the Risk of

Ovarian Malignancy Algorithm, Br J Cance 2011; Mar 1;104(5):863-70.

10 Ferlay J, et al GLOBOCAN Cancer Incidence and Mortality

Worldwide: IARC CancerBase No 11 [Internet] Lyon, France: IARC

2013 Available from: http://globocan.iarc.fr, accessed on 04/Feb/2015.

11 Jacob F., et al No benefit from combining HE4 and CA125 as ovarian

tumor markers in a clinical setting”, Gynecol Oncol 2011; 121(3): 487-91.

12 Karlsen M A., et al Evaluation of HE4, CA125, risk of ovarian

malignancy algorithm (ROMA) and risk of malignancy index (RMI) as diagnostic tools of epithelial ovarian cancer in patients with a pelvic mass”, Gynecol Oncol 2012;127(2):379-83.

13 Karlsen M A., Høgdall E.V., Christensen I.J., et al A novel diagnostic

index combining HE4, CA125 and age may improve triage of women with suspected ovarian cancer - An international multicenter study in women with an ovarian mass Gynecol Oncol 2015 Sep;138(3):640-6.

14 Montagnana M., et al HE4 in ovarian cancer: from discovery to

clinical application.Adv Clin Chem 2011;55:1-20.

15 Moore RG, McMeekin DS, Brown AK, DiSilvestro P, Miller MC, Allard

WJ, et al A novel multiple marker bioassay utilizing HE4 and CA125 for the prediction of ovarian cancer in patients with a pelvic mass Gynecol Oncol 2009;112:40–6.

16 Moore RG, Jabre-Raughley M, Brown AK, Robison KM, Miller MC,

Allard WJ, et al Comparison of a novel multiple marker assay vs the Risk of Malignancy Index for the prediction of epithelial ovarian cancer

in patients with a pelvic mass Am J Obstet Gynecol 2010;203(3):228-6

17 Su Wei, Hui Li, Bei Zhang The diagnostic value of serum HE4 and

CA-125 and ROMA index in ovarian cancer Biomedical reports 2016;

5:41 – 44.

18 Terlikowska Katarzyna M., et al Preoperative HE4, CA125 and

ROMA in the differential diagnosis of benign and malignant adnexal masses Journal of Ovarian Research 2016.

Ngày đăng: 02/11/2020, 21:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w