1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu tình hình trẻ sơ sinh thừa cân tại khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Huế

5 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 341,67 KB

Nội dung

Bài viết xác định tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ liên quan đến trẻ sơ sinh thừa cân. Trẻ sơ sinh thừa cân chiếm tỷ lệ khá cao và trẻ thừa cân có nhiều yếu tố nguy cơ bất lợi cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.

Trang 1

SẢN KHOA – SƠ SINH

Trần Thị Hoàn, Hoàng Liên Châu, Hoàng Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Hậu, Nguyễn Thị Diệp Lê

Bệnh viện Trung ương Huế

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TRẺ SƠ SINH THỪA CÂN TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Tác giả liên hệ (Corresponding author):

Trần Thị Hoàn,

email: hunghoan65@gmail.com

Ngày nhận bài (received): 10/7/2017

Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):

15/8/2017

Ngày bài báo được chấp nhận đăng

(accepted): 31/8/2017

Từ khóa: Sơ sinh thừa cân, thai

to, macrosomia.

Tóm tắt

sinh thừa cân.

phân tích Đối tượng nghiên cứu gồm 351 trường hợp đơn thai, tuổi thai

từ 37 tuần trở lên Đến theo dõi chuyển dạ tại khoa Phụ sản, bệnh viện Trung ương Huế có trọng lượng trẻ sơ sinh sau sinh ≥ 4000gram Thời gian nghiên cứu từ 6/2016 đến 5/2017.

lệ 5,7% Một số yếu tố trong nhóm trẻ sơ sinh thừa cân gồm: tuổi mẹ từ 31-40 chiếm 30,2%, nghề nghiệp là nội trợ chiếm 40,7%, các sản phụ

ở thành phố chiếm 60,7%, trình độ phổ thông trung học chiếm 39,9%, chiều cao sản phụ từ 151-160cm chiếm 53,6%, các sản phụ có cân nặng khi sinh từ 61-70 kg chiếm 58,7% và mang thai từ 3 lần trở lên có

tỷ lệ 40,1% Tăng cân thai kỳ >20 kg chiếm tỷ lệ 34,2%, tiền sử sinh con to chiếm 53,6%, số trẻ sơ sinh nam chiếm 69,4%, tỷ lệ mổ lấy thai chiếm 89,7% và bệnh lý đái tháo đường kèm theo chiếm 2,6%.

nhiều yếu tố nguy cơ bất lợi cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.

Abstract

FETAL MACROSOMIA AT HUE CENTRAL HOSPITAL

singletons pregnant more than 37 weeks gestational intrapartum care, delivered or Cesarean section, at Hue Central Hospital, from June 2016

to May 2017 Fetal macrosomia was defined in fetal has birth weight greater than 4000 grams.

in fetal macrosomia group: There were 30.2% maternal age from

Trang 2

31-114 - 118

40 years old, 40,7% were housework, 60.7% living at town, 39.9% have education at high school

level, maternal height from 151-160cm were 53.6%, weight at delivery from 61-70kgs were 58.7%

Weight gain during pregnancy more than 20kg were 34.2% and the woman with previous macrosomia

pregnancy were 53.6% The rate of cesarean section in fetal macrosomia group were 89.8%.

mother and fetus.

1 Đặt vấn đề

Cân nặng của trẻ khi sinh thể hiện sự phát triển

của thai nhi trong thai kỳ Trước đây, ở nước ta,

phần lớn trẻ sơ sinh có trọng lượng khi sinh thường

không cao, thậm chí là thấp so với tuổi thai Trong

những năm gần đây, tình hình kinh tế ngày càng

được nâng cao cũng như số con ở mỗi gia đình

xu hướng ít lại, dẫn đến cân nặng của trẻ sơ sinh

lúc sinh tăng dần Từ đó kéo theo số trẻ sơ sinh có

cân nặng cao so với mức trung bình ngày càng

nhiều Trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh Việt

Nam khoảng 3000 ± 200 gram Thai to là thai có

trọng lượng trên 4000 gram (ở Châu Âu), hay trên

3500 gram (ở Việt nam) [1] Trẻ sơ sinh thừa cân

có nhiều yếu tố nguy cơ cho cả mẹ và thai/trẻ sơ

sinh như tăng tỷ lệ mổ lấy thai hay sinh thủ thuật,

nguy cơ đờ tử cung, chấn thương sinh dục, sang

chấn trong cuộc sinh, ngạt, hạ đường máu… Tuy

nhiên, vấn đề trẻ sơ sinh thừa cân chưa được quan

tâm đúng mức, cũng như chưa có nhiều nghiên cứu

về vấn đề này tại đơn vị chúng tôi, khoa Phụ sản,

bệnh viện Trung ương Huế

Xuất phát từ tình hình thực đó cũng như tầm

quan trọng của vấn đề sơ sinh thừa cân, nhằm

mục tiêu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà mẹ

và trẻ sơ sinh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề

tài: “Nghiên cứu tình hình trẻ sơ sinh thừa cân

tại khoa Phụ sản, bệnh viện Trung ương Huế” với

mục tiêu sau:

1 Xác định tỷ lệ trẻ sơ sinh thừa cân

2 Khảo sát một số yếu tố nguy cơ liên quan

đến sơ sinh thừa cân tại khoa Phụ sản, Bệnh viện

Trung ương Huế

2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Gồm 351 trường hợp đơn thai, có tuổi thai từ

37 tuần trở lên, đến sinh đường âm đạo/mổ lấy thai tại khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Huế, được chẩn đoán sơ sinh thừa cân trong thời gian từ tháng 6/2016 đến tháng 5/2017

Tiêu chuẩn chọn trẻ sơ sinh thừa cân trong nghiên cứu khi trẻ có cân nặng sau sinh ≥ 4000 gram

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Mô tả cắt ngang có phân tích

3 Kết quả nghiên cứu

3.1 Tỷ lệ trẻ sơ sinh thừa cân

Trong thời gian từ tháng 6/2016 đến tháng 5/2017 có 6117 trẻ sơ sinh đủ tháng, đơn thai, không có dị tật bẩm sinh đến theo dõi kết thúc thai

kỳ tại khoa Phụ sản, bệnh viện Trung ương Huế

Trẻ sơ sinh thừa cân (trọng lượng ≥ 4000 gram) chiếm tỷ lệ 5,7% (351/6117) Có 1814/6117 trẻ sơ sinh có trọng lượng ≥ 3700 gram, chiếm tỷ lệ 29,6%

3.2 Các yếu tố liên quan đến trẻ thừa cân 3.2.1 Đặc điểm chung của mẫu sơ sinh thừa cân

Các sản phụ có độ tuổi từ 31- 40 tuổi chiếm

tỷ lệ 30,2% (106/351) trong nhóm sơ sinh thừa cân và 42,3% (2439/5755) trong nhóm không

Trọng lượng trẻ Số lượng Tỷ lệ (%)

Trẻ sơ sinh có trọng lượng ≥ 4000 gram 351 5,7 Trẻ sơ sinh có trọng lượng ≥ 3700 gram 1814 29,7 Trẻ có trọng lượng trung bình 4303 70,3

Bảng 1 Tỷ lệ trẻ sơ sinh thừa cân.

Trang 3

Số trẻ thừa cân được mổ lấy thai chiếm tỷ lệ rất cao 89,7%, trong khi tỷ lệ mổ lấy thai ở các trẻ có trọng lượng trung bình là 61,9%

Tỷ lệ chung ở cả hai nhóm là 63,5%

Tỷ lệ trẻ nam trong nhóm sơ sinh thừa cân chiếm là 69,2% (243/351) và số trẻ nữ chiếm tỷ

lệ 40,8% (108/351)

Trong 351 trẻ sơ sinh thừa cân có 68 trẻ, chiếm

tỷ lệ 19,3%, có tình trạng hạ đường máu sau sinh

Các đặc điểm mẹ Sơ sinh thừa cân(n/%) lượng trung bìnhSơ sinh có trọng

(n/%)

Tuổi mẹ

<20 66 (18,8) 979 (17,0) 20-30 98 (27,9) 1256 (21,8) 31-40 106 (30,2) 2439 (42,3)

>40 81 (23,1) 1092 (18,9) Nơi cư trú Nông thôn, miền núiThành phố 213 (60,7)138 (39,3) 3961 (68,7)1805 (31,3)

Nghề nghiệp

Cán bộ - Công nhân viên 105 (29,9) 2098 (36,4) Nội trợ 143 (40,7) 2516 (43,6) Nông dân 36 (10,3) 389 (6,7) Khác 67 (19,1) 763 (13,3) Trình độ văn hóa

Tiểu học 50 (14,2) 673 (11,7) Trung học cơ sở 95 (27,0) 1535 (26,6) Trung học phổ thông 1 40 (39,9) 2750 (47,7) Sau trung học phổ thông 66 (18,9) 808 (14,0)

Bảng 2 Đặc điểm chung của mẫu và tỷ lệ trẻ sơ sinh thừa cân.

có trẻ sơ sinh thừa cân Tương tự, những sản phụ

sống ở thành phố chiếm tỷ lệ 60,7% (231/351) và

68,7% (3961/5766), nhóm sản phụ nội trợ chiếm

tỷ lệ 40,7% (143/351) và 43,6% (2517/5766)

và trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 39,9%

(140/351) và 47,7% (2750/5766)

3.2.2 Tiền sử sản khoa

Trong nhóm sơ sinh thừa cân, các sản phụ sinh

lần thứ 3 trở lên có tỷ lệ sinh con to chiếm tỷ lệ

40,1% (141/351) Có 188/351 sản phụ đã từng

có tiền sử sinh con to, chiếm tỷ lệ 53,6%

3.2.3 Yếu tố nguy cơ của trẻ sơ sinh và thai kỳ

Các sản phụ có chiều cao từ 151-160 cm

chiếm tỷ lệ 53,7% (188/351) trong nhóm có trẻ

sơ sinh thừa cân, trong khi đó, nhóm sản phụ có

trẻ sơ sinh trung bình là 46,8% (2697/5766)

Cũng trong nhóm này, các thai phụ có trọng

lượng từ 61-70kg chiếm tỷ lệ 58,7% (206/351),

chỉ số khối cơ thể > 23 chiếm tỷ lệ 50,4%

(177/351) và tăng cân trong thai kỳ từ >20 kg

chiếm tỷ lệ 34,2% (120/351)

Có 9/351 sản phụ sinh con thừa cân có

bệnh lý đái tháo đường khi mang thai, chiếm

tỷ lệ 2,6%

Các đặc điểm mẹ Sơ sinh thừa cân(n/%) lượng trung bìnhSơ sinh có trọng

(n/%)

Số lần mang thai Lần thứ nhấtLần thứ hai 112 (31,9)98 (28,0) 2107 (36,5) 2064 (35,8)

Lần thứ ba trở lên 141 (40,1) 1595 (27,7) Tiền sử sinh con to KhôngCó 188 (53,6)163 (46,4) 1745 (30,3)4021( 69,7)

Bảng 3 Tiền sử sản khoa và tỷ lệ trẻ sơ sinh thừa cân.

Đặc điểm mẹ Sơ sinh thừa cân(n/%) lượng trung bìnhSơ sinh có trọng

(n/%)

Chiều cao (cm) 151-160150 188 (53,7)39 (11,1) 2697 (46,8)722 (12,5)

>160 124 ( 35,3) 2347 (40,7) Cân nặng khi sinh

(kg)

51-60 87 (24,7) 2954 (51,2) 61-70 206 (58,7) 1227 (21,3)

>70 54 (15,4) 1123 (19,5) Chỉ số khối cơ thể

(kg/m²)

<18,5 48 (13,7) 685(11,9) 18,5-23 126 (35,9) 3182 (55,2)

>23 177 (50,4) 1899 (32,9) Tăng cân trong thai

kỳ (kg)

<13 81 (23,1) 693 (12,0) 13-20 150 (42,7) 3919 (68,0)

>20 120 (34,2) 1154 (20,0)

Bảng 4 Đặc điểm thai kỳ và tỷ lệ trẻ sơ sinh thừa cân.

Bệnh đái tháo đường Số lượngSơ sinh thừa cânTỷ lệ %

Bảng 5 Tỷ lệ trẻ sơ sinh thừa cân và bệnh đái tháo đường mẹ.

Phương pháp sinh Sơ sinh thừa cân lượng trung bìnhSơ sinh có trọng Tổng

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Sinh thường 36 10,3 2194 38,1 2230 36,5

Mổ lấy thai 315 89,7 3572 61,9 3887 63,5

Bảng 6 Phương pháp sinh và tỷ lệ trẻ sơ sinh thừa cân.

Giới tính trẻ Số lượngSơ sinh thừa cân% Sơ sinh có trọng lượng trung bìnhSố lượng %

Bảng 7 Mối liên quan giữa trẻ sơ sinh thừa cân và giới tính của trẻ

Hạ đường máu Số lượngSơ sinh thừa cânTỷ lệ %

Bảng 8 Tỷ lệ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh thừa cân

Trang 4

114 - 118

4 Bàn luận

4.1 Tỷ lệ trẻ sơ sinh thừa cân

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy có

351/6117 trẻ sơ sinh có cân nặng ≥ 4000 g, chiếm

tỷ lệ 5,7% Kết quả này phù hợp với định nghĩa thai

to trên thế giới là ghi nhận trên bách phân vị thứ

90, tương ứng 4000 g Với trọng lượng ≥ 4000 g

kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn của

Phạm Thị Quỳnh Hoa (2007) là 3,92% [6], Phạm

Thị Mai Nhung (2009) 2,03% [5] Kết quả nghiên

cứu của chúng tôi gần tương đương với Srofenyoh

khi nghiên cứu ở Ghana là 4% [10]

Ngoài ra, chúng tôi cũng phát hiện có 1814/6117

trẻ sơ sinh có cân nặng ≥ 3700 g chiếm tỷ lệ 29,6%

Tại khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Huế, khi các

trẻ sơ sinh khi sinh có trọng lượng ≥ 3700 g thì được

xem như trẻ sơ sinh thừa cân, do đó chúng tôi phân

tích thêm nhóm này trong nghiên cứu và nhận thấy

các trẻ có cân nặng ≥ 3700 g trong nghiên cứu của

chúng tôi cao hơn kết quả của một số tác giả khác

như Lâm Đức Tâm (2015) tại Cần thơ là 23,25% [3],

Ngô Thị Uyên (2008) tại Hải phòng là 15,7% [4], Lê

Lam Hương (2014) là 18,5% [2], khi thai ≥ 3500 g

Như vậy cùng với sự phát triển kinh tế của xã hội,

điều kiện sống của người dân ngày càng cao hơn,

cũng như ý thức chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ tốt

hơn nên trọng lượng trẻ sơ sinh ngày càng cao

4.2 Các yếu tố liên quan đến trẻ sơ

sinh thừa cân

4.2.1 Đặc điểm chung của mẫu sơ sinh thừa cân

Tuổi mẹ: Ở bảng 2 cho thấy tỷ lệ các sản phụ

có độ tuổi từ 31-40 chiếm đa số tỷ lệ cao nhất trong

các nhóm tuổi, 30,2% Tỷ lệ này trong nghiên cứu

của Phạm Thị Mai Nhung lên đến 77,7% [5] Theo

tác giả Mahin Najafian có 60% sản phụ sinh con

thừa cân ≥ 35 tuổi [9] Điều này phù hợp với tình

trạng hiện nay là phụ nữ có xu hướng lập gia đình

muộn, nên trường hợp lớn tuổi mang thai cũng tăng

lên, góp phần làm tăng tỷ lệ thai to

Nơi cu trú: Có 60,7% các sản phụ sinh sống ở

thành phố sinh con thừa cân, kết quả này phù hợp

với nghiên cứu của Phạm Thị Mai Nhung là 59,2%

[5] Điều này cho thấy yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến

tỷ lệ sinh con thừa cân Trong nghiên cứu của tác giả

Phạm Thị Quỳnh Hoa cũng cho thấy tỷ lệ sơ sinh thừa

cân ở nhóm các sản phụ sống ở thành phố cao hơn

nhóm sống ở nông thôn (17,15% so với 11,4%) [6]

Nghề nghiệp: trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm các sản phụ là nội trợ sinh con thừa cân chiếm

tỷ lệ cao nhất 40,7% tiếp đến là nhóm cán bộ công nhân viên chức 29,9% Kết quả này phù hợp với Phạm Thị Mai Nhung 42,7% [5] Các sản phụ nội trợ có nhiều thời gian để chăm lo cho sức khỏe khi mang thai cũng như không chịu áp lực ngoài xã hội nên góp phần nâng cao tỷ lệ sinh con thừa cân hơn

Trình độ văn hóa: có 140 sản phụ có trình độ học vấn là trung học phổ thông sinh con thừa cân chiếm tỷ lệ 39,9% Kết quả này phù hợp với kết quả của Phạm Thị Mai Nhung là 36,9% [5]

4.2.2 Tiền sử sản khoa và tình trạng sơ sinh thừa cân

Số lần mang thai: Ở bảng 3 cho thấy các sản phụ mang thai lần thứ 3 trở lên có tỷ lệ sinh con thừa cân cao nhất 40,1% Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Mai Nhung 36,9% [5]

Theo Phạm Thị Quỳnh Hoa tỷ lệ sơ sinh thừa cân theo tuổi thai liên quan đến số lần sinh [6]

Tiền sử sinh con to: Có 188 sản phụ (53,6%) có tiền sử sinh con thừa cân Theo Lâm Đức Tâm cũng cho rằng các sản phụ có tiền sử sinh con to nguy cơ sinh con to ở lần mang thai sau tăng lên 6 lần [3]

Do đó các sản phụ này nên theo dõi và quản lý thai chặt chẻ cho lần mang thai sau, tránh các nguy cơ

có thể xảy ra lúc sinh nếu thai thừa cân

4.2.3 Yếu tố nguy cơ của trẻ sơ sinh và mẹ

Chiều cao, cân nặng: Ở bảng 4 cho thấy có 53,7% trường hợp có chiều cao từ 151-160 cm và

có 58,7% các sản phụ có cân nặng khi sinh là từ

61-70 kg Các kết quả này phù hợp với của Phạm Thị Mai Nhung [5] và của M Najafian [9] Tác giả M

Najafian cũng cho rằng có mối liên hệ giữa chiều cao sản phụ và trọng lượng sơ sinh của trẻ [9] Điều này

có thể được lý giải là do yếu tố di truyền Tuy nhiên yếu tố chiều cao không thể thay đổi, do đó để quản

lý cân nặng của trẻ khi sinh chúng ta cần quản lý tốt cân nặng của các thai phụ trong quá trình mang thai

Chỉ số khối cơ thể (BMI): đây là vấn đề được

đề cập nhiều nhất ở lĩnh vực sản khoa trong những năm gần đây Thai phụ có BMI càng cao nguy cơ sinh con thừa cân càng tăng Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm các sản phụ có BMI > 23 chiếm

tỷ lệ cao nhất 50,4% Kết quả này phù hợp với Phạm Thị Mai Nhung 37,86% [5] và Lâm Đức Tâm

Trang 5

SẢN KHOA – SƠ SINH

cũng cho rằng khi BMI > 23 tỷ lệ sinh con to tăng

1,64 lần so BMI trung bình [3] Theo M.C Jolly thai

phụ có BMI từ 25-30 có tỷ lệ sinh con thừa cân là

13,8%, khi BMI ≥ 30 tỷ lệ này là 19,2% [8]

Tăng cân trong thai kỳ: trong suốt quá trình

mang thai, số cân nặng của thai phụ tăng trung

bình 10-12 kg Sự tăng cân quá mức trong thai kỳ

cũng dẫn đến tình trạng sinh con thừa cân Trong

nghiên cứu của chúng tôi có 42,7% các sản phụ

sinh con thừa cân tăng từ 12-20 kg trong thai kỳ

Kết quả của chúng tôi phù hợp với Lâm Đức Tâm là

52,44% [3], và Phạm Thị Mai Nhung là 43,7% [5]

Ở bảng 5 cho thấy có 9/351 (2,6%) các thai

phụ có bệnh lý tiểu đường trong khi mang thai

Mặc dù tỷ lệ không cao nhưng cũng cho thấy bệnh

lý này cũng ảnh hưởng lên trọng lượng trẻ khi sinh

Tác giả Lâm Đức Tâm cũng cho rằng có mối liên

quan giữa tiểu đường và tỷ lệ sinh con thừa cân [3]

Như vậy các yếu tố tăng cân khi sinh phối hợp

với chỉ số BMI, mẹ béo phì hay tiểu đường kết hợp

làm tăng nguy cơ dẫn đến trẻ sơ sinh thừa cân Do

đó cần khuyến cáo các thai phụ khi mang thai phải

theo dõi thai kỳ chặt chẻ, kiểm soát cân nặng trong

quá trình mang thai và kiểm tra chỉ số đường máu

để kiểm soát được cân nặng của trẻ khi sinh ra

Trong những năm gần đây tỷ lệ mổ lấy thai ngày

càng tăng với nhiều lý do khác nhau Trong đó tỷ lệ mổ

lấy thai do thai to cũng chiếm một phần không nhỏ

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 89,7% (bảng 6) các

sản phụ mổ lấy thai vì thai to, phù hợp với kết quả của

Phạm Thị Quỳnh Hoa là 65,36% [6] và của Phạm Thị

Mai Nhung là 73,8% [5] Nghiên cứu của Jolly M.C

cũng cho thấy tỷ lệ mổ lấy thai ở trẻ thừa cân cao hơn

trẻ có trọng lượng trung bình (11,8% so với 7,6%) [8]

Tình trạng thai to khi lựa chọn sinh đường âm đạo đã được chứng minh làm tăng nguy cơ các tai biến cho

mẹ và thai Do đó ngày này để giảm thiểu các nguy cơ này các nhà chuyên môn có xu hướng chỉ định mổ lấy thai khi chẩn đoán xác định là thai to (dựa vào khám lâm sàng, kết quả siêu âm…) Điều này giải thích cho

tỷ lệ mổ lấy thai cao trong nhóm các trẻ thừa cân Bảng 7 cho thấy có 243/351 (69,2%) trẻ sơ sinh thừa cân, và 3371/5766 (58,5%) ở nhóm trẻ

có trọng lượng trung bình là bé trai Tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với tình trạng mất cân bằng giới tính của xã hội trong những năm gần đây

Ở khoa Phụ sản bệnh viện Trung ương Huế, tất cả các bé khi sinh ra có trọng lượng ≥ 4000g đều được làm xét nghiệm đường máu ngay sau sinh Kết quả trong 351 trẻ sơ sinh có trọng lượng

≥ 4000g có 68 trẻ chiếm tỷ lệ 19,3% hạ đường máu sau sinh (bảng 8) Kết quả của chúng tôi phù hợp với Phạm Thị Mai Nhung là 18,45% [5], của Araz.N là 16,7% [7] Như vậy các trẻ thừa cân thường có nguy cơ béo phì và tiểu đường sau này

Do đó đối với nhóm trẻ thừa cân cần phải có chế

độ theo dõi và chăm sóc đặc biệt về sau

5 Kết luận

Qua nghiên cứu tình hình trẻ sơ sinh thừa cân tại khoa Phụ sản bệnh viện Trung ương Huế ghi nhận trẻ có trọng lượng ≥ 4000g chiếm tỷ lệ 5,7% Các yếu tố tìm thấy liên quan đến trẻ thừa cân gồm tuổi mẹ từ 31-40 tuổi, trình độ học vấn, mang thai lần thứ 3 trở lên, tiền sử sinh con to, tăng cân nhiều trong thai kỳ cũng như BMI > 23 Tỷ lệ mổ lấy thai tăng khi mang thai to

Tài liệu tham khảo

1 Bộ môn Phụ sản, Đại họcY Dược thành phố Hồ Chí Minh (2011),Sản phụ

khoa tập I, Nhà xuất bản Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, tr.251-254.

2 Lê Lam Hương, Hoàng Thanh Hà (2014), “ Nghiên cứu giá trị dự đoán

trọng lượng thai của thai đủ tháng qua lâm sàng và siêu âm”, Tạp chí Phụ

sản, 12/1, tr.58-63.

3 Lưu Đức Tâm, Lưu Thị Trâm Anh, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2016),” Nghiên cứu

tỷ lệ và các yếu tố liên quan thai to tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần thơ

năm 2015”, Tạp chí Phụ sản14(03), tháng 7/2016, tr.31-37.

4 Ngô Thị Uyên, Lê Thùy Hưu (2011),” Tình hình chẩn đoán xử trí thai to tại bệnh viện

Phụ sản Hải phòng từ tháng 3-4 năm 2008”, Y học Thực hành( 774), số 7, tr.54-57.

5 Phạm Thị Mai Nhung (2009),” Nghiên cứu tình hình trẻ sơ sinh thừa cân tại bệnh

viên Trung ương Huế”, Luận văn tốt nghiệp nội trú, trường Đại học Y dược Huế.

6 Phạm Thị Quỳnh Hoa,( 2008), “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sơ

sinh quá cân theo tuổi thai ở những sản phụ đẻ tại bệnh viện”, Y học thực hành, 606-607, tr.372-377.

7 Araz N, Araz M (2006), “ Frecency of neonatal hypoglycemia in large of

gestational age infants of non-diabetic mothers in a community maternity hospital”, Acta medica (Hradec Králové), 49(4), pp.237-239.

8 Jolly M.C.,Sebire N.J., Harris J.P., Regan L., Robinson S.,( 2003), “ Risk factors for

macrosomia and its clinical consequences: a study of 350,311 pregnancies” European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology, 113(1), pp.100-104.

9 Mahin Najafian and Maria Cheraghi (2012),” Occurrence of Fetal macrosomia

Rate and Its Maternal and Neonatal Complication: A 5-year Cohort Study”, Article, ISRN Obstetrics and Gynecology, pp.353-791.

10 Srofenyoh E.K.,Seffah J.D (2006), Prenatal, labor and delivery characteristics

of mothers with macrosomic babies”, International Journal of Gynecology and Obstertrics, 93,pp 49-50.

Ngày đăng: 02/11/2020, 21:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w