Chuyên đề tốt nghiệp
SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜI ĐỐI VỚI SINH VIÊN I. LÝ LUẬN VỀ
CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH 1. Khái niệm
kế hoạch Hiểu theo cách chung nhất,
kế hoạch là
sự thể hiện cách thức, giải pháp cho một hoạt động nhằm đạt được mục đích và kết quả như mong muốn. Nó có thể được xem như nhịp cầu nối hiện tại và vị trí mà chúng ta muốn đến trong tương lai. Tuy nhiên, nếu xét về bản chất,
kế hoạch chính là
sự hướng tới tương lai. Tính chất đó
của kế hoạch được thể hiện ở hai nội dung như sau: -
Kế hoạch dự báo những gì sẽ xảy ra, đặt ra kết quả đạt được trong tương lai. -
Kế hoạch thực hiện việc sắp đặt các hoạt động
của tương lai, các
công việc
cần làm và thứ tự thực hiện các
công việc để đạt được kết quả đã định. Để thể hiện hai nội dung trên, các
kế hoạch thông thường sẽ đi trả lời bốn câu hỏi chính như sau : - Chúng ta đang ở đâu ? - Chúng ta muốn đi đến đâu ? - Làm thế nào để chúng ta đi đến đó ? - Làm thế nào để chúng ta luôn đi đúng hướng ? Tương ứng
với bốn câu hỏi đó là bốn giai đoạn
của quá trình
lập kế hoạch. Đó chính là: Phân tích tổng quan;
thiết lập và phân tích mục tiêu; lên
kế hoạch hành động; theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện
kế hoạch và các kết quả đạt được. Bốn giai đoạn này có mối quan hệ mật
thiết và
tác động qua lại lẫn nhau. Chúng ảnh hưởng đến chất lượng và tính khả thi
của kế hoạch đã được đưa ra. 2. Vai trò
của công tác lập kế hoạch Mỗi loại
kế hoạch có vai trò cụ thể khác nhau và hiện nay, chưa có tài liệu nào nói về vai trò
của công tác kế hoạch nói chung. Tuy nhiên,
căn cứ vào bốn câu hỏi chính
của công cụ
kế hoạch, ta có thể nhận thấy vai trò
của công tác lập kế hoạch như sau: Vương Thị Thùy Dung Lớp:
Kế Hoạch 48B 1 1 Chuyên đề tốt nghiệp - Giúp cá nhân hay tổ chức
lập kế hoạch hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu…của
đối tượng được
lập kế hoạch. - Định hướng cho
đối tượng được
lập kế hoạch về mục tiêu trong tương lai
của mình. - Tìm kiếm, huy động, tập trung và phối hợp các nguồn lực một cách hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu và mong muốn đặt ra. - Phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận, tổ chức có liên quan. - Là một
công cụ dùng để quản lý và ứng phó
với những bất định
của cuộc sống. Như vậy, có thể thấy
kế hoạch có vai trò rất lớn trong tất cả mọi hoạt động
của đời sống con người. 3. Qui trình
lập kế hoạch. Thông thường,
lập kế hoạch thường trải qua 4 bước - Bước 1 : Trả lời câu hỏi chúng ta đang ở đâu ? - Bước 2 : Trả lời câu hỏi chúng ta muốn đi tới đâu ? - Bước 3 : Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để chúng ta đi đến đó ? - Bước 4 : Trả lời câu hỏi làm thế nào để chúng ta luôn đi đúng hướng ? Cụ thể như sau : 3.1. Bước 1: Trả lời câu hỏi chúng ta đang ở đâu Để trả lời trên, người
lập kế hoạch phải có cái nhìn tổng quan và khách quan về nội dung
lập kế hoạch. Mặc dù vậy, mỗi loại
kế hoạch khác nhau sẽ đi sâu phân tích tổng quan về một nội dung khác nhau.
Với kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội, người làm
kế hoạch thường đi sâu phân tích khả năng, điều kiện phát triển các yếu tố tiềm năng trong tương lai và đánh giá trình độ phát triển
của quốc gia hoặc địa phương đó ở hiện tại.
Kế hoạch kinh doanh thì lại đi sâu vào phân tích đánh giá môi trường bên trong, bên ngoài để xác định doanh nghiệp đang đứng ở đâu trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu
của mình…Tuy nhiên tựu chung lại, khi trả lời câu hỏi chúng ta đang ở đâu, người
lập kế hoạch cần phải rút ra được tương quan so sánh giữa ta trong quá khứ
với ta ở hiện tại, giữa ta hiện tại
với thế giới bên ngoài. Cùng
với đó, quá trình này cũng
cần đưa ra nhận dạng những cơ hội có thể có trong tương lai cũng như các thách thức có thể xảy ra. 3.2. Bước 2: Trả lời câu hỏi chúng ta muốn đi tới đâu Câu trả lời
của câu hỏi chúng ta muốn đi tới đâu là quá trình
thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và những nhiệm vụ
cần thực hiện cho bản
kế hoạch. Thông thường,
căn cứ vào thông tin có đuợc từ quá trình phân tích tổng quan, người
lập kế hoạch sẽ đề ra các cấp độ mục Vương Thị Thùy Dung Lớp:
Kế Hoạch 48B 2 2 Chuyên đề tốt nghiệp tiêu khác nhau như mục tiêu cuối cùng (hay còn gọi là
tác động), mục tiêu trung gian (hay còn gọi là kết quả), mục tiêu đầu ra…Tuy nhiên, tất cả các mục tiêu đều
cần tuân thủ một nguyên
tắc được rất nhiều người biết đến - nguyên
tắc Smart : - S - Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu. - M - Measurable: Đo đếm được. - A - Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng
của mình. - R-Realistic: Thực tế, không
viển vông. - Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra. 3.3. Bước 3: Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để chúng ta đi đến đó Hành trình đi đến mục tiêu đã đặt ra luôn nhiều chông gai và yếu tố bất định. Vì vậy,
cần phải có một
kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Trong
kế hoạnh hành động này, người
lập kế hoạch sẽ liên kết, huy động và
cân đối các nguồn lực. Đồng thời, người
lập kế hoạch cũng sẽ xác định thứ tự ưu tiên, chia nhỏ mục tiêu và lên
kế hoạch thời gian cụ thể để con đường đi đến mục tiêu là con đường phù hợp nhất. 3.4. Bước 4: Trả lời câu hỏi làm thế nào để chúng ta luôn đi đúng hướng Là quá trình theo dõi, đánh giá nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện mục tiêu, phát hiện những vấn đề có liên quan đến khả năng thực hiện mục tiêu đã đề ra để có những điều chỉnh cho phù hợp. Việc theo
dõi đánh giá này có thể được triển khai bởi chính người
lập kế hoạch hoặc một cá nhân, tổ chức khách quan, độc lập. Trong một thế giới có tính biến dịch rất cao thì việc theo
dõi và đánh giá là vô cùng
cần thiết. Nó sẽ giúp cho chúng ta tránh được những hạn chế
của công tác phân tích, dự báo và giúp bản
kế hoạch trở nên linh hoạt trong một môi trường linh động. II.
SỰ CẦN THIẾT PHẢI
LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜI VỚI SINH VIÊN 1. Đặc điểm
của sinh viên Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, là những người đang theo học ở bậc đại học để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần
của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt này được đào tạo
với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào các hoạt động
cộng đồng, là nguồn bổ sung
đội ngũ trí thức cho xã hội. Tuổi
sinh viên nhìn chung là từ 18 – 25. Đây là thời kỳ
của sự trưởng thành xã hội - bắt đầu có quyền
của người
công dân, hoàn thiện học vấn để chuẩn bị cho một Vương Thị Thùy Dung Lớp:
Kế Hoạch 48B 3 3 Chuyên đề tốt nghiệp nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có quan điểm chính trị, có được nghề ổn định, bắt đầu lao động, giảm phụ thuộc kinh tế, bước vào hôn nhân…
Sinh viên là những người lớn cả về phương diện
sinh học và xã hội. Mặc dù vẫn còn là
đối tượng đang được tiếp tục giáo dục nhưng xã hội nhìn nhận
sinh viên như chủ thể có trách nhiệm
của hoạt động sản xuất xã hội và đánh giá các kết quả hoạt động
của họ theo "tiêu chuẩn người lớn". 1.1.
Sự phát triển cơ thể
Sự phát triển cơ thể
của sinh viên diễn ra ổn định, đồng đều. Trọng lượng não đạt mức tối đa, khoảng 1400gr và chứa khoảng 14-16 tỷ nơ-ron. Các nơ-ron đã phát triển hoàn thiện - phát triển các sợi nhánh, sợi trục được myelin hóa hoàn hảo đảm bảo
sự dẫn truyền các luồng thần kinh nhanh chóng, chính xác. Các sợi nhánh đảm bảo
sự liên hệ hết sức rộng khắp, chi tiết và tinh tế. Các nhà nghiên cứu đã tính được nhiều tế bào thần kinh đến tuổi
sinh viên có thể nhận tin từ 1200 nơ-ron trước và gửi đi 1200 nơ-ron sau. Số lượng các kênh liên hệ đó làm cho khả năng hoạt động trí tuệ
của sinh viên vượt xa học
sinh phổ thông trung học. Ước tính có khoảng 2/3 số kiến thức học được trong
cuộc đời được tích lũy trong thời gian này. Vương Thị Thùy Dung Lớp:
Kế Hoạch 48B 4 4 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2. Những thay
đổi về tâm lý 1.2.1. Đặc điểm chung
của thời kỳ phát triển Đặc trưng tâm lý quan trọng nhất
của tuổi
sinh viên là tình trạng chuyển tiếp giữa
cận dưới là
sự chín muồi về
sinh lý,
cận trên là có nghề nghiệp ổn định và bắt đầu bước vào một phạm vi hoạt động lao động nhất định. Đây cũng là giai đoạn có
sự biến
đổi mạnh mẽ về động cơ và thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp. Ở
sinh viên,
sự tự ý thức phát triển mạnh. Họ chú trọng đến việc tự đánh giá hành động và kết quả
tác động
của mình, đánh giá về tư tưởng, tình cảm, phong cách đạo đức, hứng thú, tư tưởng, động cơ hành vi, vị trí
của mình trong các mối quan hệ và trong
cuộc sống nói chung. Thông qua tự đánh giá,
sinh viên chủ động điều chỉnh hành vi, hoàn thiện nhân cách, chủ động tổ chức toàn bộ thế giới nội tâm
của mình. 1.2.2. Những mâu thuẫn chính phải giải quyết ở tuổi
sinh viên Thế giới nội tâm
của sinh viên rất phức tạp và nhiều mâu thuẫn. Có thể nêu ra 4 mâu thuẫn lớn sau đây: - Mâu thuẫn giữa mơ ước
với khả năng, điều kiện và kinh nghiệm để thực hiện mơ ước đó. - Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập sâu những môn mình yêu thích
với yêu cầu thực hiện toàn bộ chương trình học tập. - Mâu thuẫn giữa số lượng thông tin đưa tới người
sinh viên và thời gian để hiểu, để suy ngẫm các thông tin đó. - Mâu thuẫn giữa yêu cầu học tập và nhu cầu
của đời sống giới trẻ. 1.2.3. Những véc-tơ phát triển
của sinh viên Chickering và Reiser (1993) cho rằng
sự phát triển xã hội là
cuộc hành trình làm tăng tính phức tạp. Trong quá trình phát triển có những bản đồ (véctơ) "mô tả những xa lộ chính để đi tới cá tính, tới
sự đồng cảm
với những cá nhân khác và những nhóm khác".
Sinh viên thực hiện
cuộc hành trình theo những tốc độ khác nhau qua các véctơ, nhưng họ luôn di chuyển từ những mức độ thấp hơn đến mức độ cao hơn
của sự phức tạp trong véctơ đó. a. Véctơ phát triển năng lực Vương Thị Thùy Dung Lớp:
Kế Hoạch 48B 5 5 Chuyên đề tốt nghiệp
Sinh viên di chuyển từ mức độ thấp hơn đến mức độ cao hơn
của năng lực trí tuệ, thể lực và năng lực quan hệ giữa cá nhân
với nhau. - Năng lực trí tuệ bao gồm khả năng nắm vững nội dung, xây dựng kỹ năng thông hiểu, phân tích và tổng hợp, và phát triển tính chất tinh tế về trí tuệ và thẩm mỹ. - Năng lực quan hệ giữa các cá nhân
với nhau là biết lắng nghe, trả lời và kết hợp các mục đích cá nhân
với mục đích
của nhóm. b. Véctơ quản lý cảm xúc - Ý thức về cảm xúc:
sinh viên tiến triển từ mức độ thấp hơn đến mức độ cao hơn của: o Khả năng kiểm soát các cảm xúc gây rối ren (lo lắng, gây gổ, suy sụp .). o Nhận thức về cảm xúc. o Khả năng phối hợp cảm xúc
với hành động. - Di chuyển từ độc
lập sang tự chủ:
sinh viên phải học cách tự lo liệu, nhận trách nhiệm theo đuổi những mục đích tự lựa chọn. Họ trở nên ít chịu ảnh hưởng
của người khác. - Phát triển những mối quan hệ chín chắn giữa cá nhân
với nhau:
sinh viên đi từ mức độ thấp hơn đến mức độ cao hơn của: o Khả năng dung thứ giữa cá nhân
với nhau và giữa các nền văn hoá. o Từ có những mối quan hệ tưởng tượng, ngắn hạn hay không lành mạnh sang khả năng quan hệ gần gũi và cam kết lớn hơn. - Ổn định cá tính:
sinh viên đi từ
sự khó chịu đến
sự an tâm thoải mái
với vẻ ngoài
của mình,
với giới, gia đình, nguồn gốc xã hội/văn hoá, các vai trò và lối sống. - Phát triển mục đích: tạo điều kiện cho
sinh viên thực hiện những quan tâm, những mục đích và
kế hoạch đối với thiên hướng, những hứng thú cá nhân và
sự sốt sắng
với các mối quan hệ. c. Phát triển tính toàn vẹn Các chuẩn mực ứng xử
của sinh viên được biến
đổi từ nước đôi, cứng nhắc và tự cho mình là trung tâm trở thành các chuẩn mực: - Ứng xử có nhân tính (quan tâm đến những sở thích
của người khác). Vương Thị Thùy Dung Lớp:
Kế Hoạch 48B 6 6 Chuyên đề tốt nghiệp - Cá nhân hoá (khẳng định những giá trị cốt yếu
của mình trong khi vẫn tôn trọng những người khác). - Thích hợp (làm cho những chuẩn mực ứng xử
của cá nhân mình tương xứng
với những hành vi có trách nhiệm về mặt xã hội). Như vậy, có thể thấy lứa tuổi
sinh viên là giai đoạn chín muồi về sức khoẻ, rảnh rỗi về thời gian và không chịu nhiều sức ép về tiền bạc. Đây cũng chính là giai đoạn chuyển tiếp vô cùng quan trọng, là giai đoạn định hình, phát triển và ảnh hưởng đến toàn bộ
cuộc đời của mỗi người. Ở giai đoạn này,
sinh viên đã bắt đầu được gia đình, xã hội trao quyền quyết định về
cuộc đời mình. Vì vậy, việc lên
kế hoạch cuộc đời cho chính mình và bắt tay vào thực hiện
kế hoạch đó là rất
cần thiết với sinh viên. 2.
Sự cần thiết của việc
lập kế hoạch cuộc đời với sinh viên Theo như phân tích ở trên, việc
lập kế hoạch cuộc đời sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho
sinh viên như : Giúp
sinh viên hiểu được những giá trị nội tại
của mình,
sử dụng thời gian hiệu quả, vượt qua những khó khăn trở ngại trong
cuộc sống …Tuy nhiên trong phạm vi đề án, xin phân tích tích lợi ích tổng quan ở tầm vĩ mô
của việc
lập kế hoạch cuộc đời trên 3 khía cạnh: Tâm lý, Văn hoá – Xã hội và Kinh tế. 2.1. Lợi ích về mặt tâm lý Mỗi người chỉ có một
cuộc đời để làm chủ, đề sống theo đúng niềm đam mê
của mình. Chỉ khi theo đuổi ước mơ và những
kế hoạch do chính mình đặt ra, mỗi người mới có thể sống vui vẻ, mạnh mẽ hơn trong
cuộc sống và phát huy hết năng lực,
sự nhiệt tình
của mình trong
công việc. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ đang sống
với kế hoạch và
sự sắp xếp
của cha mẹ, họ hàng. Điều này khiến cho nhiều lúc, một số lượng không nhỏ các bạn
sinh viên cảm thấy hoang mang hay chán nản về tương lai
của chính mình. Lướt qua các phương tiện thông tin đại chúng, người lớn có thể giật mình trước những thống
kê về tỉ lệ giới trẻ nói chung và
sinh viên nói riêng bị rối loạn tâm lý trước những áp lực từ bố mẹ,
cuộc sống. Trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, áp lực học tập vì kỳ vọng
của gia đình
với học
sinh THPT vào khoảng 50%; và
với sinh viên là hơn 37%. Ngoài ra, những Vương Thị Thùy Dung Lớp:
Kế Hoạch 48B 7 7 Chuyên đề tốt nghiệp khó khăn HS gặp phải khi học tập có đủ dạng: học thiếu động cơ, mục đích (53,53%); nội dung học quá nặng, thiếu phương pháp học tập có hiệu quả 30,02%; thời gian học nhiều (30,8%). Bên cạnh đó, theo ông Trần Văn Vũ - Phó trưởng khoa 3 thuộc Bệnh
viện Tâm thần T.Ư cho hay: “Mỗi năm, bệnh
viện đón nhận gần 4.000 bệnh nhân, trong đó 30% là
đối tượng HS,
sinh viên. Có thể thấy, trước những khó khăn và áp lực từ nhiều phía, nhiều
sinh viên không chống đỡ nổi
với cạm bẫy, cám dỗ, phát triển tâm lý lệch lạc, rơi vào trầm cảm hoặc khiến có những phản ứng “phá phách”. Việc sống không có mục đích, không có định hướng còn để lại hậu quả về mặt tâm lý cho những “tri thức trẻ” khi rời giảng đường bước vào
cuộc sống. Không ít người khi trở thành một phần
của guồng máy chầm chậm tại các
công ty nhà nước hay khi
đối mặt
với những góc tối
của cuộc sống đã cảm thấy chán nản, mệt mỏi… Cũng có một số lượng không nhỏ
sinh viên chọn làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân hay các doanh nghiệp nước ngoài. Ở môi trường này, áp lực về hiệu quả, chất lượng và tính chuyên nghiệp khiến nhiều người đã dốc hết cả thể chất và tinh thần vào
công việc, để rồi dẫn đến chứng rối loạn tâm thần (RLTT). Biểu hiện
của chứng bệnh RLTT là căng thẳng, lo âu, trầm cảm, thậm chí có người tự hủy hoại
sự sống. Đương nhiên, không phải tất cả
sinh viên nếu không
lập kế hoạch cuộc đời đều trở nên như vậy ; và không phải
lập kế hoạch cuộc đời sẽ chắc chắn giúp
sinh viên tránh được toàn bộ những khó khăn trở ngại như đã
kể ở trên. Tuy nhiên, hoạt động đó luôn là điều kiện cần, là hành trang không thể thiếu khi ta muốn đi tới đích là một
cuộc sống thành công, khoẻ mạnh và hạnh phúc. Vương Thị Thùy Dung Lớp:
Kế Hoạch 48B 8 8 Chuyên đề tốt nghiệp 2.2. Lợi ích về mặt văn hoá - xã hội
Lập kế hoạch cuộc đời giúp
sinh viên nâng cao chất lượng
cuộc sống
của chính bản thân gia đình và xã hội. Như những thông tin phía trên, việc không có
kế hoạch cuộc đời có thể dẫn đến rối loạn về mặt tâm lý. Kéo theo đó là
sự phá huỷ nguồn lực, chất lượng
cuộc sống
của cá nhân nói riêng và xã hội nói chung. Nếu có khoảng 50%
sinh viên ý thức sâu sắc về bản thân mình, biết mình học để làm gì, mình thực
sự phù hợp và yêu thích
công việc gì thì những người này có thể đóng góp nhiều hơn cho bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, nâng cao chất lượng
cuộc sống chính bản thân mình,
của gia đình và xã hội. Bên cạnh đó,
lập kế hoạch cuộc đời có thể giúp
sinh viên chủ động tránh xa những tệ nạn xã hội. Thời gian rảnh rỗi nhiều lại không có
sự quản lý và giám sát
của gia đình, không ít
sinh viên đã bị lôi kéo vào những hoạt động xã hội không lành mạnh. Theo thống
kê chưa đầy đủ
của Bộ GD-ĐT, giai đoạn từ năm 2003-2007, số SV phạm tội hình
sự là 27 SV, bị bắt giữ liên quan đến vụ việc khác là 77 SV, 126 SV bị buộc thôi học và 2.533 SV vi phạm quy chế nhà trường. Những con số này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Để giải thích cho những tình trạng báo động trên, có một nguyên nhân đã được giới truyền thông đã, đang và có lẽ sẽ còn nhắc đến nhiều. Đó chính là thói quen không
lập kế hoạch trong
cuộc sống, bị động, chưa chủ tâm tìm đến những môi trường
sinh hoạt lành mạnh và
sử dụng thời gian một cách hiệu quả
của chính
sinh viên. Hơn 30 năm trước, kinh tế Việt Nam vận hành dưới chế độ
kế hoạch hóa tập chung. Trong đó, nhà nước lên
kế hoạch phát triển, trực tiếp kiểm soát các nguồn lực xã hội và giao chỉ tiêu về cho từng địa phương, từng
công dân. Thói quen thụ động bắt nguồn từ đó và ảnh hưởng sâu sắc đến tận bây giờ, bất chấp nền kinh tế Việt Nam đã vận động theo chế độ kinh tế thị trường
với những quy luật vốn có
của nó. Thời đại mới
đòi hỏi lối tư duy mới, những con người mới.
Lập kế hoạch cuộc sống, chủ động chèo lái con thuyền
cuộc đời giúp
sinh viên trở thành người đặt
viên gạch đầu tiên trong quá trình thay
đổi tư duy thụ động và thiên về cảm tính
của người Việt Nam, viết lên một trang mới về con người Việt Nam giàu truyền thống văn hóa nhưng lại rất linh hoạt, chủ động và sáng tạo khi hòa mình vào dòng chảy
của thế giới. Vương Thị Thùy Dung Lớp:
Kế Hoạch 48B 9 9 Chuyên đề tốt nghiệp 2.3. Lợi ích về mặt kinh tế Trong
cuộc sống, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc rất nhiều tới lãng phí biển, lãng phí rừng, lãng phí đất. Nhưng có một nguồn lực vô hạn chưa được đánh giá đúng
với giá trị vốn có
của nó, đó là tiềm năng
của con người. Tiềm năng con người có sức mạnh phi thường. Theo các nhà khoa học, con người có khả năng đạt được hầu hết những mục tiêu mà mình
thiết lập cho bản thân. Mọi cá nhân đều có khả năng làm được nhiều hơn những gì người đó có thể hình dung. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không nhận ra và
sử dụng hết tiềm năng
của mình. Theo một nghiên cứu
của trường Đại học Stanford, một người bình thường chỉ
sử dụng 2% năng lực trí tuệ
của mình. Phần còn lại chỉ nằm yên dự trữ để giành thời gian về sau. Nó cũng giống như việc cha mẹ giành cho con cái một ngân quỹ 100.000 đô-la, nhưng con trẻ chỉ rút ra tiêu 2.000 đô la. Số tiền còn lại vẫn nằm trong tài khoản và không được
sử dụng đến hết
cuộc đời. Không chỉ gây lãng phí cho cá nhân, việc không
lập kế hoạch cuộc đời còn gây ra nhiều lãng phí cho xã hội và đất nước. Theo khảo sát về việc làm
của sinh viên tốt nghiệp đại học do tiến sĩ (TS) Lê Thi ̣ Thanh Mai va ̀ Trâ ̀ n Văn Đô ̀ ng thư ̣ c hiê ̣ n, hơn 60%
sinh viên ra trường phải đào tạo lại. Đó là một con số lãng phí đáng báo động
với một nước còn nghèo như nước ta. Đứng trước thực trạng đó, bản thân mỗi
sinh viên cần có trách nhiệm
với cuộc đời mình.
Sự bùng nổ
của các phương tiện thông tin đại chúng giúp giới trẻ có thể tiến tới gần hơn nền văn mình
của nhân loại. Vậy tại sao mỗi
sinh viên không tự giúp mình và góp phần vào
sự thay
đổi bộ mặt
của đất nước ? Giá trị thặng dư
của xã hội bắt nguồn từ
sự cố gắng
của mỗi cá nhân. Các quy luật tự nhiên như luật hấp dẫn, luật nhân quả, luật cho nhận…vẫn luôn hiện hữu trong xã hội, dẫu cho mọi người có biết tới nó hay không.
Với những
sinh viên chủ động
lập kế hoạch cuộc đời, họ kiên trì theo đuổi mục tiêu
của mình và nhận được những gì xứng đáng
với những thứ họ đã bỏ ra. Đó có thể là những thứ có thể đo đếm được Vương Thị Thùy Dung Lớp:
Kế Hoạch 48B 10 10 [...]... định: Hiện nay, đa phần
sinh viên Việt Nam không có thói quen
lập kế hoạch cuộc đời Nguyên nhân thì có rất nhiều như: không được dạy về
lập kế hoạch cuộc đời, không có ý thức, mải chơi, không có tầm nhìn, thích lý thuyết mà không lưu tâm đến ứng dụng vào
công việc và
cuộc sống… Tuy nhiên, việc
sinh viên lập kế hoạch cuộc đời là hết sức
cần thiết Bởi
kế hoạch cuộc đời giúp
sinh viên có tầm nhìn xa, biết... được
cuộc đời mình Có
kế hoạch sẽ biết rõ từng giai đoạn
của cuộc đời, vững vàng trong
cuộc sống Cũng có một số
sinh viên thành
công nhưng không
lập kế hoạch Nhưng, thành
công bền vững khó có thể có ở những người không có
kế hoạch cuộc đời 3.4 Harry Nguyễn - Project Manager
của FPT Chia sẻ
với giới truyền thông, Harry Nguyễn đưa ra quan điểm
của mình về
lập kế hoạch cuộc đời như sau : ‘‘Theo tôi, lập. .. Các yếu tố
tác động tới
lập kế hoạch cuộc đời Căn cứ vào những nghiên cứu
của các chuyên gia về con người, có thể thấy yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới việc có
lập kế hoạch cuộc đời hay không chính là suy nghĩ Nếu một người nghĩ rằng mình không muốn
lập kế hoạch, không
cần lập kế hoạch thì không ai có thể bắt người đó viết ra
kế hoạch cuộc đời của họ và ngược lại Vương Thị Thùy Dung Lớp:
Kế Hoạch 48B... lớn, vì vậy, tỉ lệ
sinh viên phải trọ học xa gia đình rất cao Không có thầy cô và cha mẹ luôn nhắc nhở, nếu không có
kế hoạch cuộc đời cho mình, những SV năm đầu rất dễ mất phương hướng
của cuộc đời mình Ngoài việc đưa ra phương hướng cho
cuộc sống, việc
lập kế hoạch cuộc
đời còn giúp
sinh viên, đặc biệt là
sinh viên năm thứ nhất dễ dàng tiếp
cận với những Vương Thị Thùy Dung Lớp:
Kế Hoạch 48B Chuyên... sức ỳ
của bản thân, từng bước phấn đấu để đi tới mục tiêu
của mình Các thói quen tiếp theo giúp mở rộng mối quan hệ trong xã hội cũng như hoàn thiện bản thân để trở nên thành đạt II ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CHUNG VỀ
LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜI 1 Thời điểm
lập kế hoạch cuộc đời Với những phân tích về lứa tuổi
sinh viên ở trên, có thể nhận thấy thời điểm tốt nhất để bắt đầu
lập kế hoạch cuộc đời là khi
sinh viên bắt... mình 3 Phương pháp
lập kế hoạch cuộc đời Người
lập kế hoạch cuộc đời có thể
sử dụng bản đồ tư duy
của Tony Buzan để
lập được
kế hoạch cuộc đời Đây là một
công cụ tổ chức tư duy, giúp chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não Nó là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa
của nó, sắp xếp ý nghĩ
của con người Để
Lập Bản Đồ Tư Duy, mỗi người
cần một tờ giấy... Tử đã đưa ra 2 Nội dung
của kế hoạch cuộc đời Nội dung
của một bản
kế hoạch cuộc đời cần tập trung vào bốn vấn đề chính: - Bản thân người
lập kế hoạch là ai và đang ở đâu – Đây là những hiểu biết tổng quan về chính bản thân mỗi người, hiểu
sứ mệnh, mục đích sống, điểm mạnh, điểm yếu…
của cá nhân đó Vương Thị Thùy Dung Lớp:
Kế Hoạch 48B Chuyên đề tốt nghiệp - 34 Người
lập kế hoạch muốn đi tới đâu –... người
lập kế hoạch cần làm để có thể theo
dõi và điều chỉnh quá trình thực hiện
kế hoạch của mình Trả lời câu hỏi này không hề dễ, tuy nhiên, câu trả lời
của câu hỏi này giúp người
lập kế hoạch trở nên linh hoạt hơn trong một môi trường biến động mà vẫn không đi lệch lại những nguyên
tắc sống
của mình Trong số những nội dung vừa nêu trên, người
lập kế hoạch cuộc
đời cần tập trung vào nội dung
của phần... MÔ HÌNH VỀ VIỆC
LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜI I GIỚI THIỆU VỀ QUAN ĐIỂM VÀ MÔ HÌNH LIÊN QUAN TỚI
LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜI TRÊN THẾ GIỚI Đi theo bốn câu hỏi
của qui trình
lập kế hoạch, tôi tìm tới
công trình nghiên cứu
của một số chuyên gia về thay
đổi bản thân trên thế giới Cụ thể như sau : Nghiên cứu về giá trị
của con người và cách xác định mình đang ở đâu
của Mike George; Carl Gustav Jung và
công ty House,... đến
với những người không chủ động
với cuộc đời mình Đó là
sự tương hợp giữa
cuộc sống
với các qui luật tự nhiên 3 Đánh giá
của một số người nổi tiếng về tầm quan trọng
của hoạt động
lập kế hoạch cuộc đời 3.1 Cố thạc sĩ phát triển
cộng đồng Nguyễn Thị Oanh Cố thạc sĩ phát triển
cộng đồng Nguyễn Thị Oanh - nhà xã hội học quen thuộc
với giới truyền thông đã từng viết về tầm quan trọng
của việc
lập kế hoạch . Chuyên đề tốt nghiệp SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜI ĐỐI VỚI SINH VIÊN I. LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH 1. Khái niệm kế hoạch Hiểu theo cách. cuộc đời cho chính mình và bắt tay vào thực hiện kế hoạch đó là rất cần thiết với sinh viên. 2. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cuộc đời với sinh viên