1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ MỘT CƠ CẤU SINH VIÊN ĐẠI HỌC PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KINH TẾ

16 562 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 24,71 KB

Nội dung

Trang 1

SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ MỘT CƠ CẤU SINH VIÊN ĐẠI HỌC PHÙ HỢPVỚI YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHÍNH

SÁCH HỖ TRỢ KINH TẾ

I - CƠ CẤU SINH VIÊN HỢP LÝ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI : 1 Khái niệm và phân loại cơ cấu sinh viên :

1.1 Khái niệm cơ cấu sinh viên.

Trong thời đại ngày nay, thời đại mà trí tuệ con người là tài sản quý giá nhấtcủa các dân tộc thì “đi lên bằng giáo dục” là chân lý của sự phát triển Mặt bằngdân trí càng cao cùng với những đỉnh cao về trí tuệ là điều kiện tiên quyết quyếtđịnh sự thắng lợi của mỗi quốc gia trong qúa trình hội nhập và phát triển về kinhtế, tiến bộ khoa học kỹ thuật mang tính toàn cầu hiện nay.

Giáo dục luôn theo sát với sự vận động, phát triển của mỗi giai đoạn lịch sử,đáp ứng một phần yêu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo cho các lĩnh vực kinhtế của xã hội đó Đồng thời,hoạt động giáo dục là công cụ phục vụ mục tiêu chínhtrị của mỗi giai cấp thống trị Giáo dục đào tạo những con người có phong cáchđạo đức, lối sống và tư tưởng chính trị theo đường lối của giai cấp thống trị Theoquy luật đó, nền giáo dục Việt Nam phải là công cụ phục vụ mục tiêu chính trị củaĐảng Cộng sản Việt Nam với giai cấp lãnh đạo là giai cấp công nhân Trong giađoạn hiện nay, mục tiêu chính của Đảng và Nhà nước ta là tiến hành cơng nghiệphố - hiện đại hố (CNH - HĐH) đất nước, rút ngắn khoảng cách của sự phát triểngiữa nước ta với các nước khác trên thế giới và trong khu vực Vì thế, việc xâydựng và đổi mới hệ thống giáo dục tạo ra nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật,quản lý cao và nâng cao mặt bằng dân trí nhân tài cho đất nước v.v là vấn đềmang tính thiết yếu.

Trang 2

độ kỹ thuật, quản lý cao cho nền kinh tế Với vai trò đó, việc đổi mới hệ thống giáodục Đại học là vấn đề thiết yếu cần được chú trọng công cuộc đổi mới hệ thốnggiáo dục, nhằm tạo ra sự thích ứng với nền kinh tế và mục tiêu của Đảng và Nhànước.

Đổi mới hệ thống giáo dục bậc Đại học là đổi mới cơ cấu khối lượng, cơ cấusinh viên, cơ cấu giảng viên và những nội dung khác của hệ thống Hệ thống giáodục bậc Đại học với tính chất là cung cấp nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật,quản lý cao cho nhu cầu về nhân lực của các ngành kinh tế vì thế đổi mới và xâydựng cơ cấu sinh viên phù hợp, hợp lý là điểm chủ yếu trong chiến lược đổi mới.Chúng ta phải xây dựng một cơ cấu phải đảm bảo về số lượng và nội dung với điềukiện kinh tế Trong điều kiện Việt nam, tầng lớp nông dân chiếm một số lượng lớntrong tổng số dân cả nước, thì lượng sinh viên xuất thân từ tầng lớp nông dân phảichiếm một tỷ trọng tương ứng, làm cho tỷ lệ sinh viên đó tương xứng với vị trí củalực lượng lao động nông nghiệp trong lực lượng lao động của toàn xã hội Do tínhchất, vai trò của cơ cấu sinh viên đào tạo trong chiến lược phát triển, đổi mới hệthống giáo dục bậc Đại học nên cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học phải có sựnhìn nhận chuẩn xác.

Cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học là trạng thái cấu thành nội bộ của hệthống giáo dục bậc Đại học Cơ cấu sinh viên đó bao gồm: Cơ cấu ngành nghề theokhối trường, cơ cấu phân theo địa lý, cơ cấu giới tính, cơ cấu văn hoá, cơ cấu độtuổi

Việc phân tích cơ cấu sinh viên bậc Đại học xét trên tất cả về các khía cạnhvề cơ cấu là một vấn đề rộng và phức tạp Vì thế, bài viết chỉ xin tập trung vào haikhía cạnh lớn của cơ cấu sinh viên.

Trang 3

1.2 Phân loại cơ cấu sinh viên :

1.2.1 Cơ cấu sinh viên theo khối trường học.

Cơ cấu sinh viên theo khối trường học là trạng thái khối lượng sinh viên cấuthành hệ thống giáo dục đào tạo bậc Đại học của nhóm trường dựa trên tiêu thứcphân định nhóm trường bậc Đại học của mỗi quốc gia.

1.2.2 Cơ cấu sinh viên theo vùng.

Trong tiêu thức cơ cấu sinh viên phân theo vùng, cơ cấu sinh viên đượcphân làm hai tiêu thức :

1.2.2.1 Cơ cấu sinh viên phân theo vùng kinh tế

Cơ cấu sinh viên phân theo vùng kinh tế là trạng thái số lượng sinh viên cấuthành cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học dựa trên tiêu thức phân định địa giớivùng kinh tế của mỗi quốc gia.

1.2.2.2 Cơ cấu sinh viên phân theo khu vực thành thị - nông thôn.

Cơ cấu sinh viên phân theo khu vực thành thị - nông thôn là trạng thái sốlượng sinh viên bậc Đại học thuộc khu vực đó, dựa trên sự phân định tiềm thứcthành thị- nông thôn của mỗi quốc gia.

1.3 Tiêu thức đánh giá tính hợp lý của cơ cấu sinh viên :

Như trên đã phân tích, sự phát triển nền kinh tế đặt ra yêu cầu về sự phù hợpcủa nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, quản lý cao đối với hệ thống giáo dục bậcĐại học, có nghĩa là phải có một cơ cấu sinh viên hợp lý.

Hiện nay còn có nhiều quan niệm khác nhau về tính hợp lý của cơ cấu sinhviên Trên khía cạnh nền kinh tế, cơ cấu sinh viên hợp lý là sự phù hợp với yêu cầusử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao Tính hợp lý này của cơ cấu sinh viên đàotạo bậc Đại học được đánh giá trên một số tiêu thức sau.

Trang 4

tối đa đến đó Tránh tình trạng thất nghiệp và chờ việc không tự nguyện của nguồnnhân lực có trình độ ở mức cao.

* Cơ cấu sinh viên đó phải phù hợp yêu cầu của nền kinh tế với việc pháttriển các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong từng thời kỳ, để tạo ra sự pháttriển đầu tiên của ngành kinh tế mũi nhọn đó Cơ cấu phải đáp ứng được về sốlượng chất lượng của nguồn nhân lực đó.

* Cơ cấu sinh viên đó phải phù hợp với cơ cấu giai tầng xã hội Cụ thể làgiữa khu vực thành thị và nông thôn, vùng kinh tế trọng điểm và không trọng điểm,đảm bảo sự công bằng trong phát triển kinh tế xã hội.

* Tỷ trọng của số lượng sinh viên đào tạo trong các nhóm ngành đào tạophải có sự cân đối với yêu cầu của ngành đó trong từng giai đoạn phát triển củanền kinh tế Số lượng sinh viên phục vụ đúng chuyên ngành đào tạo phải cao.

2 Mối quan hệ giữa cơ cấu sinh viên :

2.1 Đặc điểm của cơ cấu sinh viên.

Cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học được cấu thành bởi các phân tử đóchính là các sinh viên Các sinh viên này tồn tại và phát triển dưới sự tác động củahàng loạt nhân tố chính trị, văn hoá, đời sống v.v Mặt khác các sinh viên này trongtương lai là sản phẩm của hoạt động giáo dục đối với thị trường lao động Nhữngnguyên nhân đó của đối tượng sinh viên đã tác động và tạo ra cho cơ cấu sinh viênđào tạo bậc Đại học những đặc điểm.:

Trang 5

lựa chọn nhóm ngành học của sinh viên căn cứ vào triển vọng của ngành nghề đóvới các điều kiện ở hiện tại như thu nhập,mức sống,cơ hội thăng tiến Trong điềukiện của Việt Nam ở những năm đầu tiên của thập kỷ 90, cơ chế kinh tế thị trườngthực sự phát triển trong nền kinh tế nước ta Thời gian này, các ngành kinh tếtrong lĩnh vực kinh doanh phát triển mạnh mẽ tạo ra nhu cầu về đội ngũ cán bộquản lý kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh và sự am hiểu các chính sách quản lý.Điều kiên đó đã tạo ra cho các cán bộ quản lý làm việc trong lĩnh vực này có mộtđiều kiện về thu nhập, đời sống, cơ hội thăng tiến cao Sự thể hiện trong thu nhập,đời sống v.v của nhóm ngành này là tiêu chí cho sinh viên trong thời gian đó lựachọn khối trường kinh tế - luật để theo học Việc theo học cao làm cho cơ cấu sinhviên của khối trường kinh tế -luật trong giai đoạn này tăng cao, đồng thời nó cũngtác động đến tỷ trọng của cơ cấu sinh viên trong các khối trường khác Vậy cơ cấusinh viên đào tạo bậc Đại học cũng thành cách khách quan theo đúng tính chất củasản phẩm (sản phẩm giáo dục) trong thị trường (thị trường lao động).

Trang 6

* Đặc điểm không tuân thủ một cách khách quan theo thị trường lao động đóchính là yếu tố đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục của người sinh viên trong cơcấu đào tạo Những nhân tố đạo đức, lối sống v.v là nhân tố không định hình trongsinh viên, nó luôn được chú trọng và xây dựng trong mỗi cá nhân ngày càng tốthơn và không có giới hạn nào cho mình Do đó, thị trường lao động không thể nêura mức cầu là bao nhiêu với nhân tố đạo đức, lối sống v.v khi yêu cầu với nguồnlao động có trình độ kỹ thuật, quản lý cao, và càng không thể tác động nhằm xâydựng một định chuẩn về đạo đức, lối sống v.v gắn với cơ cấu nhân lực có trình độbậc Đại học Nhân tố không định hình về đạo đức, lối sống v.v luôn thể hiện trongnhững hoạt động của đời sống thường ngày, tác động đến sự phát triển trong đờisống văn hoá - tinh thần của xã hội.

Bên cạnh những đặc điểm về sự hình thành mang tính khách quan, độ trễ,hay sự không định hình của đạo đức, lối sống của cơ cấu sinh viên, thì cơ cấu sinhviên còn có những đặc điểm về giai tầng, trình độ nhận thức, độ tuổi v.v Nhữngđặc điểm đó tạo cho cơ cấu sinh viên có đặc điểm giống đặc điểm của sản phẩmthông thường và cũng có sự khác biệt với các sản phẩm thông thường trong thịtrường.

2.2 Vai trò của cơ cấu sinh viên hợp lý với sự phát triển kinh tế.

Vai trò của giáo dục với sự phát triển ngày càng thể hiện rõ thông qua cácdấu ấn trực tiếp của sản phẩm giáo dục trong bất kỳ một sản phẩm nào dưới dạnghàm lượng trí tuệ và kỹ năng lao động cần thiết để làm gia sản phẩm đó.

Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển còn được thể hiện ở hệ thống giáodục bậc Đại học thông qua một cơ cấu đào tạo hợp lý với yêu cầu của nền kinh tếtrong từng giai đoạn phát triển.

Trang 7

độ và khả năng thích ứng cao Trình độ, năng lực, khả năng làm việc tốt đã manglại cho họ một năng suất cao trong lao động Năng suất làm việc cao và tổ chứccông việc khoa học đã làm cho quy trình sản xuất đạt hiệu quả , tạo ra nhiều sảnphẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, nhờ đó quốc gia có thể đẩy mạnh tốiđa sự tăng trưởng của mình và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên trườngquốc tế Cơ cấu sinh viên đào tạo hợp lýkhắc phục sự thiếu hụtnguồn nhân lực cótrình độ kỹ thuật,quản lý cao trong hoạt động sản xuất của các ngành sản xuất.Điều đó tạo ra sự phát triển cân đối về trình độ sản xuất của đội ngũ lao động trongcác ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển cân đối với các ngành khác trong nền kinhtế Vì thực tế, trong nền kinh tế, các nhóm ngành sản xuất nằm trong sự liên hệmang tính tương hỗ,một số ngành yếu kém trong trình độ sẽ gây ra tình trạng kémhiệu quả trong sản xuất và không đáp ứng được yêu cầu của các nhóm ngành khác.Nguyên nhân đó gây ra những cản trở trong quá trình phát triển kinh tế của mỗiquốc gia.

- Cơ cấu sinh viên đào tạo hợp lý tạo ra nguồn lực phát triển mới cho cáclĩnh vực khác của nền kinh tế Hàng năm, lượng ngân sách Nhà nước chi cho pháttriển giáo dục nói chung và giáo dục Đại học nói riêng chiếm tỷ trọng lớn trongđầu tư phát triển Cơ cấu sinh viên hợp lý sẽ tạo ra sự cân đối giữa đào tạo và sửdụng giảm tối thiểu tình trạng thừa thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao giữa cácnhóm ngành Điều đó tiết kiệm cho ngân sách đầu tư giáo dục bậc Đại học vàđồng thời nguồn vốn đó có thể di chuyển sang các lĩnh vực khác của nền kinhtế,mục đích tạo sự phát triển tốt hơn cho lĩnh vực đó trong những giai đoạn mà yêucầu phải có sự phát triển cao về số lượng và chất lượng.

Trang 8

càng phức tạp trong quá trình phát triển Điều đó cũng xuất phát từ nguyên nhân làhọ chán nản trong cuộc sống bao nhiêu hoài bão và ước vọng khi còn theo học trởthành con số không khi ra trường, bên cạnh đó gánh nặng về kinh tế trong cuộcsống và tâm lý thất nghiệp của họ khi ra trường đối với gia đình Chính vì thế, mộtcơ cấu sinh viên đào tạo hợp lý làm cho tỷ lệ thất nghiệp và chờ việc không tựnguyện sau khi ra trường giảm Con số thất nghiệp qua đào tạo giảm cũng gópphần giải quyết phần nào những tồn tại về mặt xã hội.

- Cơ cấu sinh viên hợp lý còn tác động đến sự phát triển về mặt xã hội thôngqua sự phù hợp cơ cấu giai tầng trong xã hội Cơ cấu hợp lý tạo ra sự phát triểnbình đẳng trong mặt bằng dân trí giữa các giai tầng trong xã hội Cơ cấu sinh viênhợp lý đó góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ dân trí của khu vực nông thôn- thành thị, vùng kinh tế trọng điểm với vùng kinh tế khó khăn bằng chính lựclượng cán bộ có trình độ kỹ thuật và quản lý phù hợp với sự phát triển của từngvùng kinh tế và khu vực khác nhau Từ đó, nâng cao nhận thức trong mỗi ngườidân về vai trò và quyền lợi của họ, đồng thời khuyến khích họ tham gia tích cựchơn để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế và xã hội.

Nhận thức được vai trò của cơ cấu sinh viên hợp lý trong sự phát triển kinhtế xã hội làm cho các quốc gia luôn quan tâm chú trọng đến việc hình thành và xâydựng một cơ cấu sinh viên hợp lý với giai đoạn phát triển của mình.

II - VAI TRÒ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH MỘT CƠCẤU SINH VIÊN HỢP LÝ :

1 Nhân tố chung tác động đến sự hình thành cơ cấu sinh viên.

Trang 9

với chất lượng, số lượng cụ thể trong từng giai đoạn phát triển Bên cạnh đó cơ cấusinh viên còn là một sự vận động nội thân của bản thân nó.

Các nhân tố khách quan tác động sự hình thành và phát triển của cơ cấu sinhviên chủ yếu bao gồm các nhân tố sau :

* Nhân tố khoa học kỹ thuật : Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làmbiến đổi mọi mặt của đời sống xã hội Đổi mới và phát triển khoa học kỹ thuật làmcho các yếu tố đời sống cơ cấu xã hội biến đổi về nội dung Trong điều kiện đó, sựhình thành và phát triển cơ cấu sinh viên đào tạo Đại học cũng không tránh khỏisự tác động của nhân tố khoa học kỹ thuật Hàng loạt các ngành nghề đào tạo mớira đời nhằm tiếp thu những thành tựu của khoa học kỹ thuật và nâng cao đời sốngxã hội Đáp ứng yêu cầu phát triển của những ngành nghề đó phải có một đội ngũlao động có trình độ và kỹ thuật cao, do đó đã tác động đến sự hình thành và pháttriển cơ cấu sinh viên trong các nhóm trường Đại học Trong thực tế, với yêu cầulực lượng cán bộ trong những ngành công nghiệp mới như điện tử, viễn thôngthông tin học v.v đã thu hút một lượng lớn sinh viên theo học các ngành mới này.Sự phát triển các ngành mới này làm cho số lượng sinh viên theo học các ngànhthuộc khối trường kinh tế tăng lên, tỷ trọng cơ cấu sinh viên của khối trường nàycũng tăng lên trong toàn bộ hệ thống giáo dục Đại học Ngồi ra, trong bối cảnhhội nhập và tồn cầu hố nền kinh tế trình độ quản lý kinh tế cũng mang nhiều nộidung và sắc thái mới Việc áp dụng tin học, các lý thuyết kinh tế mới vào quản lýđã góp phần phát triển năng suất trong nghiều doanh nghiệp, đòi hỏi sinh viên phảiđược trang bị một trình độ quản lý khoa học hơn, có áp dụng những thành tựu khoahọc kỹ thuật sẽ thu hút nhiều hơn lượng sinh viên theo học trong các khối trườngkinh tế - luật.

Trang 10

thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩahoàn toàn khác so với định hướng phát triển kinh tế xã hội theo cơ chếquản lý tập trung.Sự biến đổi làm thay đổi cơ cấu hành chính, các khuônkhổ pháp luật để phù hợp với yêu cầu phát triển v.v Điều này đòi hỏiphải có một lực lượng lớn cán bộ am hiểu được luật pháp trong nướccũng như luật pháp quốc tế Điều đó đã thu hút sinh viên theo học cáctrường luật hay chuyên ngành về quan hệ quốc tế trong các nhómtrường Nhân tố khác là mặt bằng dân trí, trong điều kiện xã hội mới, yêucầu đặt ra là phải có sự nâng cao trình độ dân trí trong các giai tầng xãhội Điều đó tác động đến cơ cấu sinh viên giữa các giai tầng xã hội vàvùng kinh tế Số sinh viên của các vùng kinh tế, khu vực xét trên tiêuthức dân số tăng lên.

Ngoài ra sự tác động của nhân tố xã hội đến cơ cấu sinh viên còn thểhiện ở số lượng dân số, mức tăng dân số thông qua sự biến đổi về cơ cấugiới tính, trình độ văn hoá, cơ cấu độ tuổi của cơ cấu sinh viên v.v.

Trang 11

giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới với sự hấp dẫn trong các lĩnh vực kinh tế vàluật pháp đã thu hút một số lượng lớn sinh viên theo học trong khi đó thì số lượngsinh viên trong nhóm ngành sư phạm tăng nhưng không cao.

Vậy nhân tố giáo dục cũng ảnh hưởng trong việc hình thành và phát triển cơcấu sinh viên theo một hướng nhất định đáp ứng yêu cầu của xã hội trong sự pháttriển.

*Nhân tố kinh tế : Nhân tố kinh tế đóng vai trò quan trọng trong hàng loạtcác nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của cơ cấu sinh viên Sự thayđổi của nền kinh tế làm cho cơ cấu ngành nghề thay đổi ,với sự phát triển của mộtsố nhóm ngành mũi nhọn nhằm tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế vàsự giảm tỷ trọng của những ngành không thiết yếu Sự tăng giảm tỷ trọng giữa cácngành đặt ra một yêu cầu mới về nguồn nhân lực cho sự phát triển của nó Do đó,nói thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực theo học các khối trường của mà ngànhnó cung cấp nhân lực Sự tăng giảm đã làm cho cơ cấu sinh viên phân theo tiêuthức các khối trường thay đổi tương ứng Trong sự phát triển của nền kinh tế, cácvùng kinh tế và khu vực trọng điểm kinh tế luôn được coi trọng do đó nó thu hútmột lượng lớn lao động có trình độ tương ứng vào đây Làm cho cơ cấu đào tạothay đổi về khu vực ,vùng kinh tế.Sự thay đổi trong yêu cầu về nguồn nhân lực đãlàm cho cơ cấu đào tạo đa dạng hơn về trình độ văn hoá, lứa tuổi , phát triển theosự phát triển của lĩnh vực mà nó liên quan.

Cơ cấu sinh viên bậc Đại học còn chịu sự tác động của các nhân tố khácnhư chính trị văn hoá truyền thống, sự hợp tác quốc tế v.v những nhân tố này làmcho cơ cấu sinh viên phát triển để thích nghi với yêu cầu trong nền kinh tế Sự pháttriển đó đã hình thành cơ cấu đào tạo bậc Đại học theo nhóm ngành và theo một sốtiêu thức như khu vực vùng kinh tế.

Trang 12

Cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học hình thành một cách khách quan theonhu cầu của thị trường lao động ở thời hiện đại, và độ trễ của thời gian đào tạo đãlàm cho cơ cấu sinh viên đào tạo Đại học có thể không đúng với yêu cầu của thịtrường trong thời gian tới Để cơ cấu đó phát huy hiệu quả cao trong việc đáp ứngyêu cầu của thị trường lao động thì Nhà nước phải có sự can thiệp có chủ địnhnhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên đó Một trong những biện pháp xác định là chínhsách hỗ trợ kinh tế.

2.2.1 Chính sách đầu tư giáo dục.

Giáo dục đào tạo theo nghĩa hẹp về học tập là bao gồm mọi dạng học tập củacon người dưới bất kỳ hình thức nào Trong phạm vi hẹp, giáo dục đào tạo đượcchun mơn hố trong một tổ chức gọi là trường học Trong hệ thống giáo dụcnước ta trường học là trung tâm giáo dục quan trọng nhất, phổ biến và là nơi thuhút nguồn đầu tư ngân sách chủ yếu của Nhà nước trong hoạt động đầu tư cho giáodục

Hoạt động đầu tư cho giáo dục luôn được các học giả đánh giá cao tronghoạt động đầu tư phát triển Vì thế hoạt động đầu tư giáo dục luôn được coi là sựđầu tư cho tương lai Grry Becher nhà kinh tế học Hoa Kỳ, giải thưởng Nobel năm1992, đã khẳng định "không có nguồn đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầutư giáo dục" vì :

* Sản phẩm của hoạt động giáo dục có giá trị tiêu dùng cao.

* Làm năng suất lao động tăng cao.* Làm giảm quá trình tái sản xuất dân số.

Trang 13

Trong hoạt động đầu tư giáo dục nguồn vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng.Nguồn vốn đó được phân định theo hai tiêu thức đó là nguồn vốn đầu tư từ ngânsách Nhà nước và nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tập trung xây dựng cơ sở vật chấtgiáo dục, đào tạo "cú huých" ban đầu trong việc nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũgiáo viên của những ngành quan trọng và có một sự ưu tiên cho các khu vực khácnhau.

Nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước là của các tổ chức, các khâu,vốn viện trợ nhân đạo của các nước phát triển ,vay của các nước v.v Nguồn vốnnày cũng góp phần mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục và đồng thờitạo điều kiện xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm giáo dục Nguồn vốnngoài ngân sách này của mỗi quốc gia là sự bù đắp một phần cho việc đầu tư giáodục của ngân sách quốc gia.

Trong hệ thống giáo dục đào tạo Đại học, nguồn vốn đầu tư giáo dục nhằmgiúp việc mở rộng quy mô đào tạo của khối trường, quy mô ngành nghề, xây dựngvà thành lập các loại hình trường lớp, cơ sở mới Từ đó, chúng ta thu hút sinh viêntheo học nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên đào tạo trong từng khối trường, vùngkinh tế hay khu vực nông thôn thành thị.

Trang 14

trường trọng điểm qua việc tăng chỉ tiêu đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho sinhviên v.v Đó chính là sự tác động của hoạt động đầu tư giáo dục tới cơ cấu sinhviên theo khối trường với cơ cấu sinh viên phân theo vùng, trong đó là cơ cấu sinhviên phân theo khu vực thành thị - nông thôn và các vùng kinh tế thì chính sáchđầu tư giáo dục bậc Đại học sẽ phát triển hình thức xây dựng các trường Đại họctại chính khu vực và vùng kinh tế đó Qua cách làm đó đã thu hút lượng sinh viêntrong các khu vực và vùng kinh tế đó theo học, dần dần khắc phục tình trạng mấtcân đối giữa cơ cấu sinh viên phân theo vùng kinh tế trọng điểm với các vùng kinhtế khác và khu vực nông thôn thành thị Đồng thời đối với vùng đã có trường Đạihọc, có thể dùng nguồn vốn đầu tư giáo dục Đại học để mở rộng và tăng quy môđào tạo trong các khối ngành thuộc các trường

Vậy hoạt động của các chính sách đầu tư giáo dục bậc Đại học đã tác độngnhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên trong thời khối trường và các vùng kinh tế,thông qua việc sử dụng nguồn vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng và các điềukiện mới cho việc học tập của sinh viên.

2.2.2 Chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất.

Giáo dục đào tạo Đại học là một trong những hoạt động tạo ra phúc lợi xãhội mà mọi thành viên trong xã hội đều có quyền hưởng thụ lợi ích do nó đem lại.Khi nền kinh tế phát triển thì hoạt động phúc lợi đó không chỉ phát triển về sốlượng mà còn tăng lên về chất lượng tạo ra lợi ích cao hơn cho mọi người Nhưngbên cạnh đó, sự phân cực về đời sống trong nền kinh tế đã làm cho một số ngườikhông được hưởng hoạt động phúc lợi đó Điều đó xảy ra với tầng lớp nông dân,gia đình ở các vùng kinh tế có điều kiện khó khăn.Để khắc phục tình trạng này,chúng ta phải có những biện pháp khuyến khích giúp đỡ vật chất, nhằm tạo tínhcông bằng trong việc tham gia hưởng thụ phúc lợi đó.

Trang 15

Chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất nhằm tạo ra điều kiện hỗ trợ mộtphần cho nhứng nhóm đối tượng có sự hạn chế trong hoàn cảnh sống, giúp họ khắcphục những khó khăn trong học tập để tiếp thu những kỹ năng cần thiết cho sựtham gia hoạt động sản xuất của họ sau này.

Các chính sách khuyến khích hỗ trợ vật chất chủ yếu gồm có :

* Chính sách miễn giảm học phí và học bổng hiện hành.

* Chính sách cho vay tín dụng sinh viên của hệ thống Ngân hàng.

Trang 16

Đối với sinh viên theo khu vực thành thị nông thôn hay vùng kinh tế, chínhsách khuyến khích hỗ trợ vật chất đã điều chỉnh cơ cấu sinh viên giữa các khu vựcvà vùng kinh tế nhằm xây dựng một cơ cấu hợp lý với điều kiện kinh tế và yếu tốxã hội Thông qua các hình thức miễn giảm học phí, cho vay tín dụng với sinh viênnghèo, thuộc khu vực nông thôn đã tạo điều kiện cho sinh viên thuộc các đối tượngnày khắc phục sự hạn chế trong điều kiện tài chính để theo học Đồng thời, cácchính sách trên cũng tạo điều kiện cho họ vươn lên trong học tập với kết quả cao.Sự tác động đó đã làm cho một lượng lớn đối tượng học sinh trong các khu vựckhó khăn, vùng kinh tế xa xôi theo học Sự tăng lên về số lượng sinh viên trongcác vùng, khu vực này đã làm giảm sự cách biệt về tỷ trọng của cơ cấu sinh viêngiữa các vùng, khu vực Qua đó tạo điều kiện về nhân lực có trình độ kỹ thuật,quản lý cao cho các vùng kinh tế khó khăn và khu vực nông thôn Đồng thời sựtăng tỷ trọng cơ cấu sinh viên của các vùng còn tạo điều kiện nâng cao dân trí củavùng đó và phát triển các điều kiện xã hội có liên quan.

Ngày đăng: 30/10/2013, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w