GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜI ĐỐI VỚI SINH VIÊN (Trang 38 - 43)

1. Giới thiệu chung về trường Kinh tế Quốc dân

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển trường Kinh tế Quốc Dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có trụ sở tại số 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Khu vực có trụ sở chính của trường Đại học KTQD cũng là nơi tập trung rất nhiều trường đại học lớn của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956, trường được thành lập với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Ngày 22 tháng 5 năm 1958, Thủ tướng Chính Phủ ra Nghị định số 252-TTg đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục. Tháng 1 năm 1965 Trường lại một lần nữa được đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Kế hoạch. Ngày 22 tháng 10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên Trường thành trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Năm 1989, trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính Phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là:

- Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học. - Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô.

- Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt nam. Hiện nay, trường Kinh tế Quốc dân có hơn 45.000 sinhviên; 1167 cán bộ, giảng viên, công nhân viên (trong đó có 697 giảng viên, 19 giáo sư và 105 phó giáo sư, 107 tiến sĩ và 398 thạc sĩ). Ở bậc đại học, trường đào tạo 45 chuyên ngành thuộc 8 khối chuyên ngành khác nhau.

Ở bậc cao học đào tạo hai nhóm ngành kinh tế - kinh doanh và quản lý với 33 chuyên ngành hẹp. Bậc nghiên cứu sinh đào tạo 14 mã số chuyên ngành với 22 chuyên ngành hẹp. Bên cạnh các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, Trường cũng thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cán bộ kinh tế trên phạm vi toàn quốc.

Không chỉ là đi đầu về đào tạo, trường KTQD còn được coi là trung tâm về nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách kinh tế – xã hội hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, trường cũng là địa chỉ tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh đáng tin cậy trong cả nước.

Trường Đại học KTQD có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu - đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Hà Lan, CHLB Đức, Canada...Đặc biệt, trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức Sida (Thụy Điển), UNFPA, CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh), UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Hanns Seidel (Đức) ... để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ tại Trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường...

Với những cống hiến của mình, trường Kinh tế Quốc dân đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng Ba trong giai đoạn 1961 - 1972, hạng Hai năm 1978, hạng Nhất năm 1983, Huân chương Độc lập hạng Ba năm 1986, hạng Hai năm 1991và hạng Nhất năm 1996, danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2000, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001, Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2008.

HIỆU TRƯỞNG

Hội đồng khoa học và đào tạo Hội đồng giáo sư CÁC PHÓ HIỆU TRƯỞNG

HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

Các Viện, Trung tâm trực thuộc trườngViên Quản trị KDViện Đào tạo sau ĐHViện nghiên cứu KT&PTViện dân số& Các vấn đề xã hộiT.T Công nghệ thông tinT.T dịch vụT.T thông tin tư liệu thư việnT.T đào tạo từ xaT.T dào liện tụcT.T Pháp Việt đào tạo& Quản lýT.T Kinh tế phát triển và chính sách công Việt Nam – Hà LanCác khoa đào tạo chuyên ngành

Các khoa không đào tạo chuyên ngành và các BM trực thuộc trườngKhoa lý luận chính trịKhoa giáo dục quốc phòngKhoa Đại học tại chứcBộ môn CNTTBộ môn Giáo dục thể chất

Các trung tâm thực thuộc khoaT.T Đào tạo bồi dưỡng tư vấn về NHTC và CKT.T Kế toán – Kiểm toánT.T Ngoại ngữ kinh tếT.T Tư vấn về KH&PTT.T Bồi dưỡng tư vấn MarketingT.T Tư vấn và PT Nguồn nhân lựcT.T Bồi dưỡng và tư vấn PLT.T Bồi dưỡng, nghiên cứu và tư vấn quản lýT.T bồi dưỡng tư vấn DV Du lịch

Tổ chuyên tráchĐoàn thanh niênVP Đảng ủyCông đoànHội cựu chiến binh Hội sinh viên

Các phòng, nhàP.Tổng hợpP. Tổ chức CBP.Quản lý đào tạoP.Quản lý khoa họcP.Công tác chính trịP.Tài chính kế toánP. Quản trị thiết bịP. Hợp tác quốc tếP. Thanh traP.Bảo vệNhà xuất bảnTrạm y tếNhà trẻ

1.2. Cơ cấu tổ chức

2. Giới thiệu về sinh viên Kinh tế Quốc dân

Sinh viên trường Đh KTQD chủ yếu là sinh viên có lực học khá giỏi. Cùng với đó, phong trào hoạt động Đoàn, hoạt động đội của SV KTQD hết sức sôi nổi, trải rộng trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và là một sân chơi bổ ích cho tất cả SV trong trường, cụ thể như sau:

2.1.Học lực

Theo cuộc điều tra trực tuyến với 302 sinh viên khóa 48 và 255 sinh viên năm 1, 2 ,3 của trường Kinh tế quốc dân thu được số liệu sau :

Hình 3.2: Kết quả xếp loại tốt nghiệp của SV KTQD

Như vậy, có thể thấy SV trường ĐH KTQD là những sinh viên có khả năng tiếp thu kiến thức tốt và chú trọng vào học tập ngay từ khi còn là học sinh trung học phổ thông.

Những năm 2006, 2007, 2008 trường KTQD chưa có chế độ đào tạo ngoài ngân sách nhà nước nên chất lượng đầu vào của trường rất tốt với 34,77% SV tốt nghiệp loại giỏi và 45,03 % SV tốt nghiệp loại khá. Tuy nhiên, tới năm 2009, khi trường được bộ Giáo dục – Đào tạo cho phép mở hệ đào tạo ngoài ngân sách ( có điểm đầu vào thấp hơn điểm sàn) thì mặt bằng chung của SV có thấp hơn một chút với 21.57% SV tốt nghiệp loại giỏi và 43,92% tốt nghiệp loại khá.

Không chỉ vậy, điểm đầu vào trường KTQD cũng thuộc Top trường có điểm sàn cao của Việt Nam. Dưới đây là bảng thống kê điểm đầu vào trường KTQD qua các năm.

Hình 3.3: Điểm đầu vào trường KTQD qua các năm

Nhìn vào số liệu trên, có thể thấy muốn vào trường KTQD, học sinh cần học tốt và học đều cả 3 môn thuộc khối ngành mình học.

Với đầu vào là những SV có tiềm năng như vậy, nếu được định hướng đúng để mỗi SV tự lập KHCĐ cho mình, phấn đấu để đạt được những mục tiêu do tự mình đặt ra thì thành tựu mà trường KTQD đóng góp cho đất nước sẽ tăng lên gấp bội.

2.2.Các hoạt động xã hội của sinh viên Kinh tế Quốc dân

Các hoạt động của hội sinh viên trong trường ĐH Kinh tế Quốc dân rất sôi động và phong phú. Dưới đây là sơ đồ các tổ chức hội sinh viên trường KTQD

Hình 3.4 : Sơ đồ các tổ hội sinh viên trường KTQD

Tất cả các CLB, tổ đội trên thu hút được đông đảo số lượng sinh viên trong trường tham gia. Trong đó, có một số CLB, tổ đội được đánh giá rất cao trong toàn Tp HN như đội Tình nguyện trường, CLB Nhà kinh tế trẻ…Không chỉ có những hoạt động của hội sinh viên, hoạt động của Đoàn thanh niên trường KTQD cũng rất sôi nổi. Có thể đến một số CLB hoạt động rất hiệu quả như CLB thuyết trình, SIFE NEU. Đặc biệt, trong năm vừa qua, đội SIFE NEU – đội sinh viên triển khai những dự án phục vụ cộng đồng đã giành được giải nhất toàn quốc và trở thành đại diện Việt Nam tới Berlin.

Như vậy, có thể thấy, hoạt động của sinh viên KTQD trải rộng trên rất nhiều lĩnh vực như : nghiên cứu khoa học, học tập, kĩ năng, thể dục thể thao, tình nguyện, hoạt động xã hội…

Với môi trường có các hoạt động đoàn, hoạt động hội trải rộng trên tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống như tại trường KTQD, SV được cọ sát, trải nghiệm để tích lũy vốn sống cho chính mình.

Không chỉ vậy, tham gia các CLB, tổ đội tại trường, SV còn được rèn luyện những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như : Thuyết trình, giao tiếp, giải quyết xung đột…

Bên cạnh đó, mô hình CLB, tổ đội tại trường KTQD còn giúp SV mở rộng mối quan hệ của mình trong cuộc sống, tìm được những người có chung đam mê, sở thích. Đây sẽ là những đồng nghiệp, đối tác, người đỡ đầu đáng tin cậy của SV sau này.

Đây là những tiền đề, những hành trang hữu ích cho các nhà kinh tế trẻ trong cuộc hành trình đi đến thành công của mình.

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜI ĐỐI VỚI SINH VIÊN (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w