MÔ HÌNH HƯỚNG DẪN SINHVIÊN LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜ

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜI ĐỐI VỚI SINH VIÊN (Trang 55 - 68)

Như đã phân tích ở trên, lập kế hoạch cuộc đời là quá trình đi trả lời 4 câu hỏi : Chúng ta đang ở đâu, chúng ta muốn đi tới đâu, làm thế nào để chúng ta đi đến đó và làm thế nào để chúng ta luôn đi đúng hướng. Xin đưa ra một số phương pháp giúp các bạn sinh viên tự tìm câu trả lời cho mình như sau :

1. Trả lời câu hỏi người muốn lập kế hoạch cuộc đời đang ở đâu

1.1.Sử dụng bảng trắc nghiệm khám phá bản thân MBTI

Đáp án của mỗi câu hỏi thường là 1 cặp đối lập của tính cách. Có những câu khó lựa chọn, tuy nhiên sinh viên vẫn phải chọn một đáp án có phần nổi trội hơn. Để có kết quả tin cậy, sinh viên cần chọn theo cách mà mình thường làm, chọn theo cái mà mình có chứ không chọn theo cái mà mình muốn, cái mà mình cho là đúng.

Để kiểm tra mình thuộc nhóm tính cách nào, các bạn sinh viên có thể truy cập vào Website www.toilaai.vn để làm bài trắc nghiệm bằng tiếng Việt (60 câu trong phụ lục) và http://www.humanmetrics.com/cgi-win/JTypes2.asp để tiến hành làm trắc nghiệm bằng tiếng anh (72 câu trong phục lục).

Đặc điểm của từng nhóm tính cách cũng được miêu tả cụ thể trong phụ lục của đề tài.

1.2.Ứng dụng những nghiên cứu của chiêm tinh học

Chiêm tinh học cho rằng, con người vào thời điểm sinh ra trên trái đất chịu ảnh hưởng nhất định của những bức xạ mặt trời và các thiên thể. Do đó tính nết và cốt cách của những người sinh ra ở mỗi khoảng thời gian trong năm đều có những nét đặc trưng chung.

Người xưa quan sát mặt trời qua kính thiên văn, nhận ra rằng ở những thời điểm khác nhau trong năm, mặt trời nằm ở khu vực những chòm sao khác nhau. Chính vì vậy, các nhà chiêm tinh học chia Hoàng đạo thành 12 cung, cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Tính cách theo 12 cung hoàng đạo

Tên chòm sao Giới hạn ngày

sinh Tượng trưng Phân loại

Bạch Dương 21/3 – 20/4 Con cừu trắng có sừng

cong trong đàn Tích cực Chủ đạọ (Con thoi. Vững bước tiến về phía trước để thực hiện những mục tiêu đã định. Luôi coi mình là trung tâm) Hỏa

Sống nhanh, rõ ràng, nhiệt tình và linh hoạt=> Thích để lại trong lòng mọi người ấn tượng nhiệt tình, mạnh mẽ và tốc độ. Giỏi trong việc phát động phong trào nhưng lại không được nhiệt tình cho lắm với những công việc tiếp theo.

Kim Ngưu 21/4 – 21/5 Con trâu bảo vệ có sừng dài trong bầy thú

Kiên định ( Đá nhan thạch, Luôn kiên trì đến cùng để đạt được mục đích. Hay cố chấp) Thổ

Kiên cường, đầu đội trời, chân đạp đất và thích đưa tay giúp đỡ người khác.Thích để lại ấn tượng cẩn thận, có thể tin cậy và thực tế trong lòng mọi người. CÓ thể theo được những công việc gian khổ, nặng nhọc nhưng không tìm được niềm vui trong những trò giải trí

hệt nhau, luôn tiến về phía trước cực trúc trước gió) Tìm các cách khác nhau để đạt được mục đích. Dễ thay đổi, thích nghi những hay bị lung lay trước khó khăn )

Thái độ lạnh nhạt và thường xuyên thay đổi với người và sự vật chung quanh. Khi không khí lưu thong sẽ tạo ra những luồng gió mát và trong lành. Những luồng gió này có lúc sẽ biến thành những trận cuông phong đạp bằng mọi vật trên đường đi của nó => Thích để lại ấn tượng nhẹ nhành, hiểu biết và hữu hảo trong lòng mọi người. Họ là những anh tài trong biện luận nhưng kiến thức thực tế về công việc lại rất ít.

Cua Lớn 22/6 – 23/7 Động vật có Càng lớn

sống ở hang sâu Chủ đạo

Thủy

Thích lưu động. Gặp việc họ suy nghĩ và tìm cách giải quyết. Khi nước chảy nó sẽ cuốn những gì mà nó gặp phải. Thích để lại ấn tượng nhạy cảm, thâm thúy và có con mắt quan sát trong lòng mọi người. Họ đồng cảm với người khác nhưng dễ có gảm giác dựa dẫm, không có sức sống

Xử Nữ 24/8 – 23/9 Người con gái trinh mặc

bộ đồ trắng tinh khiết. Dễ thay đổi Thổ

Thiên Xứng 24/9 – 23/10 Một cái cân luôn trong trạng thái ổn định

Tích

cực Chủ đạo Không khí

Hổ Cáp 24/10 – 22/11

Loài động vật gần gioosngs nhện, trên người có vòi đốt rất nguy hiểm

Kiên định Thủy

Nhân Mã 23/11 – 22/12 Hình tượng nửa người luôn tiến về phía trước

Tích

cực Dễ thay đổi Hỏa

Dương Cưu 23/11 – 20/1 Loài dê núi có khả năng

mẫn cảm, ý chí cao Chủ đạo Thổ

Bảo Bình 21/1 – 19/2 Một thanh niên tuấn tú tay bê 1 bình nước phát quang

Tích

cực Kiên định Không khí

Song Ngư 20/2 – 20/3

Một đôi cá giống hệt nhau, có màu sắc sặc sỡ đến từ đại dương.

Dễ thay đổi Thủy

Các thông tin chi tiết về từng chòm sao như ấn tượng trong lòng người khác, tính cách cơ bản, mục tiêu theo đuổi…được miêu tả cụ thể trong phụ lục 2 của đề tài

2. Trả lời 2 câu hỏi : Người lập kế hoạch muốn đi tới đâu và làm thế nào để đi đến đó

Không ai có thể nói cho người khác biết phải đi con đường nào. Chỉ có trái tim của người đó mới biết đâu là con đường đi của riêng mình. Tuy nhiên, trong phạm vi đề án, xin đưa ra phương pháp khung Logic giúp sinh viên biết cách đặt mục tiêu và lên kế hoạch hành động cho mình.

Phương pháp khung logic LFA ( LFA-logical Frame Approach ) là phương pháp quản lý dựa trên phân tích các vấn đề phát triển cốt lõi, lựa chọn phương pháp giải quyết những vấn đó trên cơ sở nguồn lực sẵn có nhằm đạt được trạng thái phát triển tốt hơn. Trên lí thuyết, phương pháp này được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 : Phân tích

- Phân tích các bên hữu quan (các đối tượng mà có liên quan lợi ích trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động dù là lợi ích đó là tích cực hay tiêu cực)

- Phân tích vấn đề. - Phân tích mục tiêu.

- Phân tích và lựa chọn chiến lược, thực hiện nhằm trả lời được 3 câu hỏi lớn: Vì sao lại làm hoạt động này? Hoạt động này làm gì? Và phải làm như thế nào?

Giai đoạn 2 : Thiết kế

- Xác định cấp mục tiêu cho hoạt động đang thiết kế. - Xây dựng các chỉ số đo lường.

- Xây dựng nguồn kiểm chứng các chỉ số. - Xây dựng các giả định của hoạt động.

- Tập hợp tất cả các yếu tố này để xây dựng khung logic.

Tuy nhiên, khi ứng dụng vào đặt mục tiêu và lên chương trình hành động trong lập kế hoạch cuộc đời, ta có linh hoạt và bỏ qua một số bước không cần thiết.

Dưới đây xin giới thiệu về 3 nội dung quan trọng nhất của phương pháp LFA, đó là xây dựng cây vấn đề, cây mục tiêu và khung Logic.

2.1.Cây vấn đề

2.1.1. Giới thiệu

Là một công cụ trong quá trình phân tích vấn đề nhằm xâu chuỗi tất cả những vấn đề tạo nên sự tồn tại của thực trạng hiện tại.

Cây vấn đề thể hiện rõ mối quan hệ giữa nguyên nhân - vấn đề cốt lõi và kết quả theo 1 sơ đồ hệ Logic giữa các cấp dưới dạng hình cây và gọi là cây vấn đề. Các cấp ở trên là hệ quả trực tiếp của cấp bên dưới và cấp dưới là nguyên nhân trực tiếp gây lên vấn đề ở bên trên.

Trong cấu trúc cây vấn đề, mỗi nguyên nhân cấp dưới chỉ tạo ra 1 kết quả cấp trên và 1 kết quả cấp trên có thể do nhiều nguyên nhân cấp dưới gây ra.

Xây dựng cây vấn đề là 1 khâu rất quan trong vì nó làm cơ sở để xác định các mục tiêu, từ đó liên quan đến kết quả đạt được trong tương lai. Do vậy, cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức vào công đoạn này.

2.1.2. Cách xây dựng cây vấn đề

- Để xây dựng cây vấn đề, trước hết cần tìm ra vấn đề cốt lõi – trở ngại chính của quá trình hoàn thiện và phát triển cần phải giải quyết. Sau đó, đặt câu hỏi : nếu vấn đề cốt lõi không được giải quyết thì hậu quả sẽ là gì. Nếu hậu quả đó không được giải quyết thì hậu quả cao hơn sẽ là gì…

- Đặt câu hỏi : Đâu là nguyên nhân gây ra vấn đề cốt lõi? Từ đó xác định nguyên nhân cấp 1. Tiếp tục đặt câu hỏi : tại sao lại phát sinh ra nguyên nhân cấp 1 để tìm nguyên nhân cấp 2. Tiếp tục đặt câu hỏi cho đến khi chúng ta tìm được nguyên nhân sâu xa – nguyên nhân cho phép ta lên kế hoạch hành trong phạm vi kiểm soát của mình.

2.1.3. Sơ đồ

2.2.Cây mục tiêu

2.2.1. Giới thiệu

Là cách biểu thị bằng sơ đồ các mục tiêu và mối liên hệ giữa chúng, nhằm cải thiện quan hệ giữa phương tiện với mục đích. Cấu trúc cây mục tiêu được chuyển từ cây vấn đề sang. Tuy nhiên, cây vấn đề chỉ là căn cứ để xây dựng cây mục tiêu. Các mục tiêu đặt ra có thể nhằm giải quyết tất cả các vấn đề hoặc chỉ một số các vấn đề mà ta có thể can thiệp được. Xây dựng cây mục tiêu không chỉ dựa trên cơ sở là cây vấn đề (tác động các vấn đề đạt được trạng thái mong muốn hơn) mà còn dựa vào những triển vọng, tiềm năng sẵn có của đối tượng tác động nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất có thể.

Trong cây vấn đề, các cấp mục tiêu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Giữa mục tiêu cấp trên với cấp dưới là mối quan hệ triển khai. Ngược lại là mối liên hệ thực hiện, tức là để đạt được mục tiêu cấp trên thì phải thực hiện các mục tiêu cấp dưới. Giữa các mục tiêu cùng cấp phải có sự độc lập tương đối với nhau để đảm bảo tính logic giữa các mục tiêu.

Khi xây dựng cây mục tiêu cần phải xác định được vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết mục tiêu cuối cùng, từ đó xác định các cấp mục tiêu tiếp theo. Các mục tiêu được lập căn cứ vào cây vấn đề và nguồn lực sẵn có.

2.2.2. Sơ đồ

2.3.Khung logic

Là tập hợp các khái niệm liên quan đến nhau, mô tả một cách đơn giản, dễ hiểu những khía cạnh quan trọng nhất của một chiến lược can thiệp tại một thời điểm nhất định.

Đây là sơ đồ để thể hiện các bước thực hiện, có tác dụng hỗ trợ quá trình quản lý, kiểm tra, giám sát hoàn thành hoạt động.

Hình 4.3: Khung Logic

Mục tiêu cuối cùng Chỉ số/chỉ tiêu Nguồn kiểm chứng Giả định Mục tiêu trung gian Chỉ số/chỉ tiêu Nguồn kiểm chứng Giả định Đầu ra Chỉ số/chỉ tiêu Nguồn kiểm chứng Giả định

Hoạt động Nguồn lực Điều kiện tiên quyết

Trong khung logic, cột 1 là quan trọng nhất, thể hiện logic can thiệp, phản ánh các cấp mục tiêu từ mục tiêu tổng quát đến các hoạt động cụ thể nhất. Khi hiểu cột này, người đọc sẽ trả lời 3 câu hỏi: Vì sao làm hoạt động này? Hoạt động này làm cái gì? Phải làm như thế nào? Cụ thể:

- Mục tiêu cuối cùng: Là mục tiêu tổng quát nhất mà ta hướng tới. Cấp mục tiêu này thể hiện tầm nhìn dài hạn để mọi hoạt động không bị lệch hướng trong quá trình thực hiện.

- Mục tiêu trung gian: Là mục tiêu trực tiếp, là cái đích của hoạt động. Cấp mục tiêu này để xác định ý đồ cụ thể mà dựa vào đó để xây dựng các chương trình hành động. - Đầu ra: Là các sản phẩm cụ thể, trực tiếp do hoạt động ta muốn làm tạo ra. Về cơ bản

thì đầu ra nằm trong sự kiểm soát của người thực hiện. Khi tất cả các đầu ra được hoàn thành thì mục tiêu trung gian cũng được hoàn thành.

- Hoạt động: Là những hoạt động cụ thể, cần thiết để biến những đầu vào, nguồn lực sẵn có thành đầu ra dự kiến.

Các cột tiếp theo thể hiện các yếu tố để hoàn thành, giám sát quản lý cột 1: - Chỉ số: Là những thức đo dùng để đo lường mức độ đạt được mục tiêu đề ra ở các

cấp. Chỉ tiêu là chỉ số đã được lượng hóa để căn cứ vào đó xét mức độ hoàn thành của mục tiêu, đầu ra.

- Nguồn kiểm chứng: Là cách thức xây dựng nguồn thông tin, cách tính toán đo lường chỉ số và số lượng cần thu thập.

- Giả định: Là những điều kiện bên ngoài không thuộc tầm kiểm soát của chương trình dự án nhưng có tác động rất lớn đến mức độ đạt mục tiêu của chương trình dự án.

Các cột này được trình bày trình bày theo logic ngang sao cho phù hợp với cột 1

3. Trả lời làm thế nào để người lập kế hoạch luôn đi đúng hướng

Quá trình quản lý hành động dựa vào các chỉ số và nguồn kiểm chứng của phương pháp LFA là một trong những cách để biết ta có đi đúng hướng không. Tuy nhiên, với những biến động không ngừng của cuộc sống cùng sự lớn lên trong tình cảm và trí tuệ của mỗi người, khó có thể cố định cuộc đời mình với những mục tiêu có sẵn. Chính vì vậy, mỗi người cần triển khai linh hoạt kế hoạch cuộc đời của mình dựa trên những giá trị sống của mình.

Cùng với những kế hoạch riêng lẻ là những kế hoạch dài hạn trong cuộc sống. Với những kế hoạch này, chúng ta khó có thể dự báo hết những tình huống có thể xảy ra. Vì vậy, mỗi người cần xây dựng cho mình một mục đích sống, một hệ thống giá trị trong mỗi người. Đó có thể là trung thực, là yêu thương, là tha thứ…Đây là một việc không hề dễ dàng và thường mất một thời gian dài. Tuy nhiên, xin đưa ra bộ câu hỏi khám phá mục đích sống do trung tâm Unesco giáo dục quốc tế đào tạo học viên để các bạn sinh viên có thể tham khảo.

Để trả lời các câu hỏi này, sinh viên nên ngồi một mình trong không gian yên tĩnh, thoáng đạt và không để tâm trí mình vướng bận bởi những suy nghĩ vẩn vơ cũng như hoàn cảnh bên ngoài.

Câu 1: Hãy hình dung về hình ảnh một người hùng trong tâm trí của bạn. Phẩm chất nào của người đó đã lôi cuốn bạn?

Câu 2: Nghĩ về một tác phẩm văn học, một bản nhác mà bạn yêu thích. Bạn thích gì ở tác phẩm đó. Nó đã khơi dậy cảm xúc hay phẩm chất nào bên trong bạn?

Câu 3: Nhớ lại một lần bạn mắc phải một sai lầm rất khó có thể tha thứ cho bản thân. Khi đó, bạn đã đi người lại giá trị nào mà mình rất coi trọng.

Câu 4: Nhớ lại một lần bạn đã rất tự hào về bản thân vì đã sẵn sàng đấu tranh bảo vệ những điều quan trọng. Khi đó, bạn đã đứng lên bảo vệ giá trị nào vậy?

Câu 5: Những giá trị nào quan trọng tới mức bạn sẵn sàng hi sinh vì chúng, ? Câu 6: Bạn đã biết mình sẵn sàng hi sinh vì điều gì, nhưng bạn khao khát muốn cống hiến và muốn sống hết mình cho giá trị nào?

Câu 7: Giá trị nào mà bạn luôn luôn giữ vững để hiện thực hóa các kế hoạch đã đặt ra với niềm tin tưởng và nhất quán ?

Khi trả lời đuợc bẩy câu hỏi nói trên, mỗi sinh viên sẽ tìm đuợc cho mình ít nhất 3 giá trị quan trọng nhất. Từ đó làm điểm tựa cho tất cả các hoạt động mà mình phải lựa chọn.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn biểu hiện của những giá trị mà mỗi người muốn mang theo đến suốt cuộc đời, trung tâm Unesco có đưa ra chín câu hỏi để cho học viên trả lời. Cụ thể như sau:

Câu 1: Nhớ lại những khoảnh khắc trong đời, khi bạn thấy tự hào và sung sướng trọn vẹn với giá trị của mình và những người xung quanh cũng cảm thấy hạnh

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜI ĐỐI VỚI SINH VIÊN (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w