Giả thuyết khoa học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các trường THPT trên địa bàn tỉnhĐiện Biên chưa thực sự được chú trọng và hiệu quả còn thấp; việc quản lý củaHiệu trưởng vẫn còn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LÒ MAI SƠN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNGTRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LÒ MAI SƠN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNGTRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Tuyết
HÀ NỘI - 2015LỜI CẢM ƠN
Trang 3Với tình cảm chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Tuyết đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo cho tác giả hoàn
thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Hội đồng Khoa học, các thầy giáo, cô giáo đãtrực tiếp giảng dạy và tham gia quản lý trong quá trình học tập và làm luận văntốt nghiệp
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên, học sinh trường THPTThành phố, trường THPT Phan Đình Giót, trường THPT Thanh Chăn, trườngTHPT huyện Điện Biên, trường THPT Thanh Nưa, Sở Giáo dục và Đào tạoTỉnh Điện Biên cùng bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện và đónggóp những ý kiến quý báu cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luậnvăn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nôị, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Lò Mai Sơn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4Cơ sở vật chấtGiáo dục - Đào tạoGiáo viên
Giáo viên bộ mônGiáo viên chủ nhiệmHoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpHọc sinh
Hiệu trưởngKinh tế - Xã hộiQuản lý giáo dụcThiết bị dạy họcThể dục - thể thaoTrung học cơ sởTrung học phổ thôngThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
Trang 5Lời cảm ơn i
Danh mục chữ viết tắt ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 7
1.1 Tổng quan 7
1.1.1 Ở nước ngoài 7
1.1.2 Ở Việt Nam Error! Bookmark not defined 1.2 Cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường Error! Bookmark not defined
1.2.1 Khái niệm về quản lý Error! Bookmark not defined 1.2.2 Khái niệm về quản lý giáo dục Error! Bookmark not defined 1.2.3 Các chức năng quản lý giáo dục Error! Bookmark not defined 1.2.4 Khái niệm về nhà trường và quản lý nhà trường Error! Bookmark not defined
1.3 Cơ sở lý luận về HĐGDNGLL Error! Bookmark not defined 1.3.1 Hoạt động Error! Bookmark not defined 1.3.2 Hoạt động giáo dục Error! Bookmark not defined 1.3.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Error! Bookmark not defined 1.3.4 Nội dung HĐGDNGLL ở trường THPT hiện nay Error! Bookmark not defined
1.3.5 Một số phương pháp tổ chức HĐGDNGLL Error! Bookmark not defined
1.4 Công tác quản lý của HT trường THPT trong HĐGDNGLL Error! Bookmark not defined
1.4.1 Trường THPT Error! Bookmark not defined
Trang 61.4.2 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của HT trường THPT Error! Bookmark not defined
1.4.3 Nội dung quản lý của HT đối với HĐGDNGLL Error! Bookmark not defined
Kết luận chương 1 Error! Bookmark not defined Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG CÁC TRƯỜNGTHPT TỈNH ĐIỆN BIÊN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG 31
2.1 Tổng quan về tình hình phát triển KT – XH, Giáo dục –Đào tạo của tỉnh Điện Biên 31
2.2 Thực trạng về GD THPT có liên quan đến HĐGDNGLL tỉnh Điện Biên 33 2.2.1 Về qui mô GD THPT 33
2.2.2 Chất lượng GD THPT 34
2.2.3 Đội ngũ GV và CBQL trường THPT 35
2.2.4 Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học và Ngân sách GD địa phương 36
2.3 Phân tích thực trạng về nhận thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các trường THPT tỉnh Điện Biên 38
2.3.1 Xây dựng bộ công cụ khảo sát 38
2.3.2 Phân tích thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh 40
2.4 Phân tích thực trạng tổ chức, chỉ đạo quản lý HĐGDNGLL của các trường THPT tỉnh Điện Biên 50
2.4.1 Thực trạng tổ chức, quản lý chỉ đạo HĐGDNGLL của HT các trường THPT 50
2.4.2 Thực trạng tổ chức, chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm 52
Trang 72.4.3 Thực trạng sự phối kết hợp giữa Hiệu trưởng với tổ chức Đoàn
TNCSHCM nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhàtrường 532.4.4 Thực trạng về sử dụng CSVC - TBDH , huy động các nguồn kinh phíphục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 542.4.5 Đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các
trường THPT tỉnh Điện Biên 552.5 Nhận xét đánh giá chung thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng ở các trường Trung học phổ thông tỉnhĐiện Biên 562.5.1 Những kết qủa đã đạt được của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp56
2.5.2 Những tồn tại và khó khăn gặp phải trong hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp 572.5.3 Những nguyên nhân của tồn tại, yếu kém 58Kết luận chương 2 61Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐGDNGLL CỦA HIỆU
TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH ĐIỆN BIÊN 633.1 Cơ sở đề xuất cho việc xây dựng các biện pháp 633.1.1 Căn cứ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và những ưu điểm, hạn chếcủa thực trạng công tác quản lý các HĐGDNGLL của HT các trường THPTtỉnh Điện Biên 633.1.2 Căn cứ cơ sở pháp lý 633.2 Các biện pháp 653.2.1 Tổ chức tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượngtham gia giáo dục khác 653.2.2 Kiện toàn, phát huy vai trò của BCĐ HĐGDNGLL 67
Trang 83.2.3 Phát huy vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên - Liên kết phối hợp với các lực lượng xã hội để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp 69
3.2.4 Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn, tổ giáo viên chủ nhiệm tham gia tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp 72
3.2.5 Xây dựng năng lực tổ chức các HĐGDNGLL cho đội ngũ GV 74
3.2.6 Khuyến khích, phát huy tối đa vai trò chủ thể của học sinh và tập thể HS trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 75
3.2.7 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học, tài chính và các điều kiện khác cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 76
3.2.8 Công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 78
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi hiệu quả các biện pháp đề xuất trên 79 Kết luận chương 3 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84
1 Kết luận 84
2 Khuyến nghị 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 91
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Qui mô GD THPT tỉnh Điện Biên 32
Bảng 2.2 Xếp loại Học lực và Hạnh kiểm HS THPT 32
Bảng 2.3 Tỷ lệ tốt nghiệp THPT và lưu ban bỏ học 33
Bảng 2.4 Tình hình đội ngũ GV và CBQL bậc THPT 34
Bảng 2.5 Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học THPT 35
Bảng 2.6 Ngân sách GD địa phương 35
Bảng 2.7 Nhận thức về vị trí HĐGDNGLL của CBQL 38
Bảng 2.8 Nhận thức về mục tiêu HĐGDNGLL của GV 39 Bảng 2.9 Nhận thức của CBQL về các loại hình thực hiện
Bảng 2.10 Nhận thức của GV đánh giá về các hình thức
Bảng 2.11 Nhận thức của CBQL về tác dụng của HĐGDNGLL
đến việc hình thành nhân cách HS 41 Bảng 2.12 Nhận thức của GV về tác dụng của HĐGDNGLL đến
việc hình thành nhân cách HS 42 Bảng 2.13 Nhận thức của GV đánh giá mức độ yêu thích của HS
về các loại hình HĐGDNGLL cụ thể 43 Bảng 2.14 Nhận thức về những khó khăn gặp phải khi tổ chức
HĐGDNGLL của CBQL 44 Bảng 2.15 Nhận thức về những tác động xấu của yếu tố môi
trường ngoài khi tổ chức HĐGDNGLL trong GV 45
Trang 10Bảng 2.16 Nhận thức của HS về loại hình và nội dung
Bảng 2.17 Về các tác dụng, ảnh hưởng của HĐGDNGLL đối với
việc hình thành nhân cách HS 47Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp đề xuất 78Bảng 3.2 Kết quả điểm khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp đề xuất 79DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa 2 hoạt động GD trong quá trình
sư phạm 20Hình 1.2 Sơ đồ kế hoạch HĐGDNGLL ở trường THPT 21Hình 1.3 Sơ đồ phân chia hoạt động theo chủ đề, chủ điểm năm
học 24Hình 3.1 Biểu đồ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp đề xuất 80
Trang 12Điều 2 Luật Giáo dục (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã ghi rõ: “Mục tiêu
giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trithức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,…; hình thành và bồi dưỡng nhâncách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc”
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001- 2010) của nước ta, nêu rõ:
“Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước,…, lòng nhân ái, ý thức tôn trọngpháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèohèn Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghềnghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, ý thức vươn lên vềkhoa học và công nghệ.”
Đó là những giá trị đạo đức cơ bản và năng lực nghề nghiệp cần có ởcon người lao động của thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nướcnhững thập niên đầu thế kỷ XXI Những giá trị đạo đức và năng lực nghềnghiệp của người lao động, rõ ràng được hình thành cơ bản không chỉ bằng giờhọc trên lớp mà phải được rèn luyện, củng cố và phát triển thông qua các
Trang 13hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng, đặc biệt hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp ở nhà trường phổ thông đóng vai trò quan trọng.
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổquốc, giàu truyền thống văn hóa cách mạng, nằm trong vùng phát triển kinh tếtrọng điểm của miền biên giới - Phía Bắc, là tỉnh có tiềm năng du lịch, đặc biệt
là lĩnh vực văn hoá - lịch sử Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắngĐiện Biên Phủ đang được đầu tư mang tính quốc gia Hiện tại, mật độ dân sốkhá đông, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển chưa mạnh và đồng bộ, các tệ nạn
xã hội có nguy cơ tiềm ẩn và bùng phát Riêng ngành giáo dục đã và đang từngbước phát triển nhưng còn gặp nhiều khó khăn Xuất phát từ nhiều tác động,nguyên nhân khác nhau về kinh tế, chính trị, về cơ sở vật chất, về phương tiệndạy học, về nhận thức mà phần nhiều trường phổ thông, đặc biệt là công tácgiáo dục toàn diện chưa được chú trọng, trong đó có giáo dục ngoài giờ lên lớp.Mặt khác, do các điều kiện còn hạn chế nên các trường Trung học phổ thônghiện nay chủ yếu vẫn chỉ cung cấp tri thức để hình thành nhận thức, chưa coitrọng đúng mức và chưa có đủ điều kiện rèn luyện kỹ năng, hành vi, trau dồinhững xúc cảm, tình cảm, niềm tin, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ
Trong thời gian gần đây, nhiều trường Trung học phổ thông tỉnh ĐiệnBiên, tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được đưa vào chương trìnhchính khóa theo chương trình đổi mới của bậc học phổ thông Song, lại thiếutính hệ thống và chưa khai thác hết tiềm năng của cán bộ quản lý, giáo viên,học sinh Do đó, với vai trò vừa là đối tượng vừa là chủ thể hoạt động của họcsinh nhiều khi bị mờ nhạt, dễ gây sự nhàm chán trong hoạt động của học sinh,không hấp dẫn thu hút được sự tham gia của đông đảo học sinh, không tạođược sân chơi lành mạnh, sinh động, dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp
Xuất phát từ những lý do chủ yếu nêu trên, là cán bộ quản lý nhà trường,tôi rất trăn trở trước thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớphiện nay ở các trường Trung học phổ thông trong tỉnh Điện Biên, nó
Trang 14đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu đề tài: «Biện pháp quản lý hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường trung học Phổ thông tỉnh
Điện Biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay» làm luận văn của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở, phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐGDNGLLcủa Hiệu trưởng(HT) các trường THPT tỉnh Điện Biên, đối chiếu với lý luậnQLGD, kết hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội ở từng khu vực của nhà trường
Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL phù hợp, khả thi, góp phần làmtốt hơn các HĐGDNGLL ở trường THPT
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT
tỉnh Điện Biên
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý các HĐGDNGLL của Hiệu
trưởng các trường THPT tỉnh Điện Biên
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các trường THPT trên địa bàn tỉnhĐiện Biên chưa thực sự được chú trọng và hiệu quả còn thấp; việc quản lý củaHiệu trưởng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập do đó, nếu phân tích,
đánh giá đúng thực trạng HĐGDNGLL và công tác quản lý của Hiệu trưởngcác trường THPT tỉnh Điện Biên, thì sẽ xác lập được một hệ thống các biệnpháp quản lý phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi bền vững, có thể nângcao hiệu quả HĐGDNGLL, góp phần thúc đẩy chất lượng dạy học – giáo dục ởtrường THPT
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT
5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Điện Biên
Trang 155.3 Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay; khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi hiệu quả của các biện pháp đó
6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1 Quan điểm nghiên cứu
6.1.1 Quan điểm tiếp cận hệ thống
Quản lý nhà trường là quản lý một “Tiểu hệ thống xã hội”, trong đóquản lý HĐGDNGLL về thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm củagiáo viên(GV) Vì vậy, các biện pháp quản lý HĐGDNGLL phải được xem xéttrong một hệ thống những tác động quản lý của Hiệu trưởng đến các lĩnh vựcquản lý khác, nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra
6.1.2 Quan điểm tiếp cận lịch sử
Việc nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng cáctrường THPT trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, ở những thời điểm cụthể Mặt khác, việc nghiên cứu phải tính đến những đòi hỏi khách quan của sựphát triển KT - XH, khoa học công nghệ đối với quản lý HĐGDNGLL, nhằmphát triển hài hòa và toàn diện nhân cách của người học
6.1.3 Quan điểm tiếp cận toàn diện
Đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện việc quản lý HĐGDNGLL
ở các trường THPT, bao gồm các vấn đề như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,xây dựng đội ngũ, xây dựng các điều kiện vật chất, tài chính, phối hợp các lực lượng xãhội, kiểm tra đánh giá đồng thời để đánh giá khách quan và toàn diện thực trạng quản
lý, việc nghiên cứu được thực hiện chủ yếu trên ba đối tượng: cán bộ quản lý, giáo viên
và học sinh
6.2 Phương pháp nghiên cứu
6.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, phân loạicác tài liệu khoa học và các văn bản pháp qui của nhà nước, của ngành,
Trang 16của địa phương có liên quan Nhằm tìm hiểu, xây dựng cơ sở lý luận, cơ sởpháp lý, cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.
6.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Gồm phương pháp đàm thoại, quan sát, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến,tổng kết kinh nghiệm Quản lý, khảo nghiệm
6.2.2.1 Phương pháp đàm thoại
Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp củaHiệu trưởng các trường THPT tỉnh Điện Biên, chúng tôi tổ chức trò chuyện,trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường khảosát, nhằm tìm hiểu về chất lượng quản lý HĐGDNGLL
6.2.2.2 Phương pháp điều tra bằng hệ thống Ankét
Chúng tôi tìm hiểu thực trạng quản lý HĐGDNGL thông qua hệ thốngcác câu hỏi, các phiếu khảo sát xin ý kiến các cán bộ quản lý, giáo viên và họcsinh, nhằm thu thập ý kiến chủ quan của các thành viên Từ đó có bức tranh vềthực trạng quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các trường THPT Điện Biên
6.2.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục Là sự kết hợp
giữa lý luận quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với thực tiễn, là quátrình đem lý luận quản lý phân tích những kinh nghiệm thực tiễn về quản lýHĐGDNGLL, nhằm từ thực tiễn mà rút ra lý luận đúng cho vấn đề nghiên cứu
6.2.3 Nhóm phương pháp bổ trợ khác
6.2.3.1 Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục: Nhằm xử lý
kết quả nghiên cứu, xác định các thông số cần thiết như xác xuất, tỷ lệ %, giátrị trung bình, bài toán ước lượng, kiểm định…
6.2.3.2 Phương pháp khảo nghiệm
Nhằm xem xét tính đúng đắn, cần thiết và khả thi hiệu quả của nhữngbiện pháp đề xuất về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong thựctiễn
Trang 177 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu thực trạng chung quản lý hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp của Hiệu trưởng 5 trường THPT đại diện cho mặt bằng địa bàn tỉnh gồm 2trường THPT của tỉnh (THPT thành phố, THPT Phan Đình Giót)
1 trường THPT Thanh Chăn thuộc xã biên giới và 2 trường THPT huyện Điện Biên, THPT Thanh Nưa
- Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những HĐGDNGLL trong phạm vi khuôn khổ của nhà trường
8 Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm có phần mở đầu, nội dung, kết luận và các phụ lục Nội dung
đề tài được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT (gồm 22 trang)
Chương 2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Điện Biên (gồm 33 trang)
Chương 3 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Điện Biên (gồm 28 trang)
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP1.1 Tổng quan
1.1.1 Ở nước ngoài
Trong quá trình phát triển của khoa học giáo dục, hoạt động dạy- họcđược nghiên cứu một cách có hệ thống từ thời J.A.Cômenxki(1592-1670) tớinay; nhưng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dường như chưa được sựquan tâm của các nhà khoa học Tuy nhiên, trong lịch sử cũng có những nghiêncứu đề cập tới vấn đề này Đến thế kỷ XX, A.S Macarenkô(1888-1939) - nhà
sư phạm nổi tiếng của Nga vào thập niên 20, 30 đã nói về tầm quan trọng củacông tác GD ngoài giờ lên lớp:
Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục cầnphải được đổi mới trong quá giảng dạy, đồng thời càng phải phát triển mạnhhơn nữa trong quá trình giáo dục, không chỉ thực hiện riêng ở trên lớp học, dù
là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáodục chỉ được tiến hành trên lớp Công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộ cuộc sốngcủa trẻ [1,tr 63]
Trong thực tiễn công tác của mình, A.S Macarenkô đã tổ chức các hoạtđộng ngoại khóa, câu lạc bộ HS ở trại M Gorki và công xã F.E Dzerjinskinhư:
“Tổ đồng ca, tổ văn học Nga, tổ khiêu vũ, xưởng tự do, tổ thử nghiệm khoa học tự nhiên, tổ vật lý - hoá học, thể thao Việc phân phối các em vào các tổ ngoại khóa, câu lạc bộ được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào, nhưng các tổ phải có kỷ luật trong quá trình hoạt động” [2,tr 173-174].
Vào những năm 60 - 70, đất nước Liên Xô (cũ) đang trên con đường xâydựng Chủ nghĩa xã hội, việc GD con người phát triển toàn diện được ĐảngCộng sản và Nhà nước Xô viết quan tâm Các nghiên cứu về lý luận GD
Trang 19nói chung và HĐGDNGLL nói riêng được đẩy mạnh Trong sách “ Giáo dụchọc” tập 3, tác giả T.A.Ilina đã đề cập tới khái niệm, nội dung và các hình thức
cơ bản của HĐGDNGLL Quyển “Tổ chức và lãnh đạo công tác giáo dục ởtrường phổ thông”, tác giả I.X Marienco đã trình bày sự thống nhất của côngtác GD trong và ngoài giờ học, nội dung và các hình thức tổ chứcHĐGDNGLL, vị trí của người HT trong việc lãnh đạo hoạt động GD và các tổchức Đội thiếu niên và Đoàn thanh niên
Đặc biệt, trong cuốn sách “Effective Eduacational Management” (Quản
lý giáo dục có hiệu quả), tác giả Van Der Westhtuizen đã nêu một số vấn đề:khái niệm, mục đích, phân loại các hoạt động của học sinh làm 7 lĩnh vực, cácnhiệm vụ quản lý hoạt động của HS, vai trò của GV và những người lớn kháctrong việc tổ chức hoạt động của học sinh
- Hoạt động tập thể góp phần GD ý thức chính trị, khả năng công tác độclập của HS, góp phần củng cố, mở rộng kiến thức và phát triển mọi năng khiếu của họtheo chương trình và kế hoạch thống nhất
Như vậy, hoạt động tập thể được xác định là một trong những hoạt động
GD cơ bản thực hiện trong trường phổ thông, nhằm hình thành và phát triểntoàn diện nhân cách thế hệ trẻ
- Công tác giáo dục ở nhà trường được thực hiện thông qua các hoạt độnggiáo dục: học tập văn hóa, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học và các hoạt động xãhội
Trang 20- Các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia vớimức độ thích hợp, là nhằm củng cố những tri thức đã học được, bồi dưỡng tình cảm đốivới nhân dân lao động, xây dựng thái độ tích cực tham gia công tác xã hội… Ngoài cáchoạt động giáo dục trên đây, cần tổ chức thêm những hoạt động ngoại khóa khác như thểdục thể thao, văn nghệ để công tác giáo dục được thêm phong phú.
- Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị Ban chấp
hành TW Đảng (Khóa IV) về cải cách giáo dục đã khẳng định: “Nội dung giáo dục ở trường phổ thông trung học mang tính chất toàn diện…, nhưng có chú ý hơn đến việc phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân , cần coi trọng giáo dục thẩm mỹ, giáo dục
và rèn luyện thể chất, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và rèn luyện quân sự” [11, tr 4-5].
- Chỉ thị số 45/2007/CT-BGDĐT ngày 17 tháng 8 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo về “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục tạimục có nêu: “Đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luậtngoại khóa, lồng ghép nội dung phổ biến giáo dục pháp luật vào nội dung các hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp”
Để đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục, đã có nhiều công trình nghiêncứu làm rõ khái niệm “hoạt động ngoài giờ lên lớp” và xác định các hình thức
tổ chức có chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường cụthể như:
Phạm Hoàng Gia [18] đã dùng phiếu mẫu điều tra, nêu 30 loại cộngviệc, gồm 57 dạng hoạt động cụ thể, phân thành các nhóm: Hoạt động học tập,hoạt động vui chơi- giải trí, hoạt động xã hội, hoạt động năng khiếu cá nhân
Giang Thị Khuyên [11] với nghiên cứu “thực trạng quản lýHĐGDNGLL ở trường Tiểu học miền núi huyện Mai Châu - Sơn La”, đã chỉ ramột số biện pháp tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học có hiệu quảnhư, Bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng hướng dẫn tổ chức quản lý HĐGDNGLL
Trang 21cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; tăng cường công tác thi đua khen thưởng, chăm
lo xây dựng, quản lý cơ sở vật chất; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, phối hợpcác lực lượng tham gia tổ chức
Đinh Xuân Huy [17] nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐGDNGLLcủa người hiệu trưởng ở trường phổ thông dân tộc nội trú - tỉnh Lai Châu đãkhẳng định vai trò quan trọng của tổ chức các HĐGDNGLL với việc nâng caochất lượng giáo dục của trườg phổ thông dân tộc nội trú Tác giả đã xây dựngcác biện pháp quản lý hoạt động này của người Hiệu trưởng trong trường phổthông dân tộc nội trú như: Bồi dưỡng nhận thức, năng lực cho đội ngũ giáoviên; cải tiến công tác quản lý; hướng dẫn; phối hợp các lực lượng tham giavào HĐGDNGLL ở trường THPT dân tộc nội trú
Nguyễn Văn thiềm [19] cho rằng chất lượng giáo dục học sinh ở nhàtrường giảm sút một phần là do việc giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp bịbuông lỏng; sự phối hợp giữa các lực lượng bị coi nhẹ cho nên phải có sự phốihợp hoạt động nhà trường với địa bàn dân cư
- Một số nghiên cứu thực nghiệm cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp
tổ chức nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL do nhóm cán bộ nghiên cứu của ViệnKhoa học giáo dục thực hiện như:
- Một số nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận về
ĐGDNGLL, của một số tác giả như:
Nguyễn Dục Quang [16] đã tập trung nghiên cứu các mặt củaHĐGDNGLL với việc xác định mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đốivới việc hình thành phát triển các phẩm chất nhân cách, đạo đức, củng cố, nângcao kiến thức văn hóa cho học sinh Tác giả cũng đã đưa ra các hình thức, nộidung HĐGDNGLL phương thức tổ chức linh hoạt mềm dẻo sát với thực tiễncác trường phổ thông
Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ [25] cũng cho rằng: “Quản lý làmột quá trình định hướng, quá trình có mục đích, quản lý có hệ thống là quátrình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những
Trang 22mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lýmong muốn”.
Qua hệ thống nghiên cứu nói trên, cho thấy các tác giả đi sâu vào nghiêncứu cơ bản về HĐGDNGLL ở trường phổ thông, nghiên cứu thực nghiệm,tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm xây dựng qui trình tổ chức và đổi mới nội
dung phương pháp HĐGDNGLL Còn các nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLL nói chung ở trường phổ thông và quản lý HĐGDNGLL ở trường
THPT nói riêng hầu như ít được thực hiện nghiên cứu Qua tìm hiểu chưa cócông trình, đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý và các biện pháp quản
lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các trường THPT tại tỉnh Điện Biên Chính
vì vậy, trong điều kiện công tác của bản thân, tôi thấy cần có sự nghiên cứu cơbản về thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở các trường THPT tỉnh Điện Biên Từ
đó đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL của người Hiệu trưởngtrường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dụ phổ thông tronggiai đoạn hiện nay
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
1.2.1 Khái niệm về quản lý
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội
của lao động Sự cần thiết của quản lý được Các Mác viết: “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì
ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân… Một người độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển lấy mình, còn
một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng.” (Các Mác và Anghen, Toàn tập,
tập 23 trang 34, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.)
Như vậy, Các Mác đã chỉ ra bản chất quản lý là một hoạt động lao động
để điều khiển lao động, một hoạt động tất yếu quan trọng trong quá trình pháttriển của xã hội loài người Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, mọi nơi,mọi lúc, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người
Trang 23Đó là một loại hoạt động bắt nguồn từ tính chất cộng đồng, dựa trên sựphân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung.Trong quá trình phát triển của lý luận quản lý, có nhiều cách định nghĩa khácnhau về khái niệm quản lý, do các nhà nghiên cứu lý luận cũng như thực hànhquản lý đưa ra.
Tác giả Hà Sĩ Hồ [17]: “Quản lý là một quá trình tác động có địnhhướng (có chủ đích), có tổ chức, lựa chọn trong các tác động có thể có, dựatrên các thông tin về thực trạng của đối tượng và môi trường, nhằm cho sự vậnhành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đãđịnh”
Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ [25] cũng cho rằng: “Quản lý làmột quá trình định hướng, quá trình có mục đích, quản lý có hệ thống là quátrình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Nhữngmục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lýmong muốn”
Tác giả Nguyễn Văn Lê [27] lại cho rằng: “Quản lý không chỉ mang tínhkhoa học, mà còn mang tính nghệ thuật” Cũng như các tác giả khác ông chorằng mục đích của công việc quản lý chính là nhằm đạt hiệu quả tối ưu theomục tiêu đề ra Ông viết: “Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệthuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào con người nhằm đạt hiệu quảtối ưu theo mục tiêu đề ra”
- Frederick Winslow Taylor (1856-1915), người sáng lập thuyết quản lý
theo khoa học đã định nghĩa “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [12,tr 89] Đó cũng là tư tưởng cơ bản của ông về quản lý.
- Henry Fayol (1841-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính, cho
rằng: “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển,
Trang 24phối hợp và kiểm tra”[12,tr 103] Trong định nghĩa này, ông đã nêu ra 5 chức
năng cơ bản của nhà quản lý
- Harold Koontz, người được coi là cha đẻ của quản lý hiện đại, đã viết:
“Quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực các cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi chủ thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”[18,tr 29].
Theo các thuyết quản lý hiện đại thì: “Quản lý là quá trình làm việc vàthông qua những người khác để thực hiệc các mục tiêu của tổ chức trong mộtmôi trường biến động”[28,tr 8]
- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, “Hoạt động quản lý là hoạt động bao gồm hai quá trình “quản” và “lý” tích hợp vào nhau; trong đó, “quản” có nghĩa là duy trì
và ổn định hệ, “lý” có nghĩa là đổi mới hệ” [3,tr 2]
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu một cách kháiquát: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thểquản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vậnhành và đạt được mục đích đã đề ra
Khái niệm quản lý được các nhà nghiên cứu và phân tích bằng nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản có những điểm chung như:
Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả của những người cộng sự khác nhau trong cùng một tổ chức
Quản lý là những tác động có mục đích lên một tập thể người, thành tố
cơ bản của hệ thống xã hội
Quản lý là các hoạt động thực tiễn nhằm đảm bảo hoàn thành các côngviệc qua những nỗ lực của người khác
Tóm lại: Quản lý là có sự tác động có định hướng, có tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình
xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với
ý chí của nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan.
Trang 25Ngày nay, trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự biến độngkhông ngừng của nền kinh tế - xã hội, quản lý được xem là một trong năm
nhân tố phát triển kinh tế - xã hội (vốn - nguồn lực lao động - Khoa học kỹ
thuật - tài nguyên và quản lý) trong đó quản lý đóng vai trò quyết định của sự
thành bại của công việc Hoạt động quản lý tồn tại với 3 yếu tố cơ bản đó là
“Chủ thể quản lý, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý" Các yếu tố này có mối
quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau và cùng nằm trong môi trường quản lý được
thể hiện sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong quản lý
1.2.2 Khái niệm về quản lý giáo dục
Các nhà lý luận về QLGD Liên Xô (cũ) đã đưa ra một số khái niệm
QLGD, như M.M.Mechti Zade đã nêu: “Quản lý giáo dục là tập hợp những
biện pháp(tổ chức, phương pháp, cán bộ, giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính, )
nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo
dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng
cũng như về mặt chất lượng” [28,tr 34].
- Theo Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm quản lý giáo dục là khái niệm đa
Trang 2614
Trang 27Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,phù hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối
và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dụcthế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.[28,tr 35]
- Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì mới quản lý được giáo dục Tức là
cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực,…” [32,tr
9]
Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến kháchthể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục, đạt tới kếtquả mong muốn một cách hiệu quả nhất
Quản lý giáo dục có tính xã hội cao Bởi vậy, cần tập trung giải quyết tốtcác vấn đề: xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng phục vụcông tác giáo dục
Đối với cấp vĩ mô quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thểquản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sởgiáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêuphát triển giáo dục đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thểquản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống; sử dụng mộtcách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mụctiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bênngoài luôn luôn biến động Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục là hoạtđộng tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điềuchỉnh, giám sát, một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục
Trang 28(nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với cấp vi mô quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tácđộng tự giác (Có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật)của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha
mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện
có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường Cũng có thể địnhnghĩa quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vàoquá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗtrợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diệnnhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường Quá trình giáo dục làmột quá trình bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động giáodục của nhà trường và hoạt động tự giáo dục của người được giáo dục dưới sự
tổ chức, lãnh đạo của nhà giáo dục Người được giáo dục tự giác, tích cực tựgiáo dục nhằm hình thành những phẩm chất của người công dân Quá trìnhgiáo dục được tổ chức giúp người học nắm được những nội dung: hệ thống trithức, thái độ, kỹ năng, hành vi ứng xử và thói quen hành vi thể hiện trong cuộcsống của cộng đồng, của xã hội Từ đó hình thành ở người học những mặt xãhội, tâm lý, thể chất, cách ứng xử đúng đắn thông qua các mối quan hệ cùngnhau trong tập thể, trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, văn nghệ,thể dục thể thao, hoạt động xã hội
Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục.Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhàtrường Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp khác của nhà trường đều hướngvào tiêu điểm này Vì vậy, quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trìnhlao động sư phạm của thầy, hoạt động học - tự giáo dục của trò diễn ra trongquá trình dạy học – GD
1.2.3 Các chức năng quản lý giáo dục
Trang 291.2.3.1 Kế hoạch hoá: Là một chức năng quản lý, kế hoạch hóa có nghĩa là
xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các conđường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích giáo dục
1.2.3.2 Tổ chức: Là sự phối hợp các tác động bộ phận lại với nhau làm cho
chúng trở nên tác động thích hợp, mà hiệu quả của tác động này lớn hơn tổnghiệu quả các bộ phận Nhờ tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp,điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực
1.2.3.3 Chỉ đạo: Chỉ đạo là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt
động của mình Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là có sự theo dõi và giám sát côngviệc để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận để hoạt động diễn ra đúng hướng,đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng giáo dục trong một tổ chức và phốihợp tối ưu với nhau
1.2.3.4 Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra, đánh giá là một chức năng cơ bản và
quan trọng của quản lý Nhờ có kiểm tra, đánh giá mà người quản lý có đượcthông tin chính xác về những thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạtđộng một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu quản lý giáo dục
1.2.4 Khái niệm về nhà trường và quản lý nhà trường.
1.2.4.1 Khái niệm về nhà trường: Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của
xã hội thực hiện chức năng tái tạo và phát triển xã hội, theo nghĩa hình thành
và phát triển nhân cách mỗi thành viên của xã hội, hướng tới sự duy trì và pháttriển xã hội Thiết chế chuyên biệt này hoạt động trong tính qui định của XH
1.2.4.2 Khái niệm về quản lý nhà trường: Vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục
là quản lý nhà trường, vì nhà trường là cơ sở giáo dục, nơi tổ chức thực hiệnmục tiêu giáo dục
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang:
Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lýđến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ
do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây
Trang 30dựng vốn tự có Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường màđiểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chất lượng mục tiêu và
kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới [28,tr 43]
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh
và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [44,tr
205]
Bản chất của hoạt động quản lý trong nhà trường là quản lý HĐ dạy học– giáo dục tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng tháikhác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo
Tóm lại: Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng
trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theonguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối vớingành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh
1.3 Cơ sở lý luận về HĐGDNGLL
1.3.1 Hoạt động
- Theo Từ điển Triết học: “Hoạt động là một phương thức đặc thù của con người quan hệ với thế giới, một quá trình qua đó con người tái sản xuất và cải tạo một cách sáng tạo thế giới tự nhiên, do đó làm cho bản thân mình trở thành chủ thể hoạt động và làm cho những hiện tượng của tự nhiên mà con người nắm được trở thành khách thể của hoạt động của mình”.[25,tr 256].
- Khi hoạt động là đối trượng của tâm lý học, A.N Leonchiev đã định nghĩa như sau:
Hoạt động là một quá trình thực hiện sự chuyển hoá lẫn nhau giữa haicực chủ thể - khách thể Theo nghĩa rộng nó là đơn vị phân tử chứ không phải
là đơn vị cộng thành của đời sống chủ thể Đời sống của con người là một quan
hệ thống nhất các hoạt động thay thế nhau Hoạt động, theo nghĩa hẹp
Trang 31hơn tức là ở cấp độ tâm lý học, là đơn vị của đời sống mà khâu trung gian làphản ánh tâm lý, có chức năng hướng dẫn chủ thể trong thế giới đối tượng.[23,tr 579].
1.3.2 Hoạt động giáo dục
Hoạt động giáo dục là quá trình phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của học sinh và tập thể HS khi tham gia vào hoạt động học tập và giáo dụctrong và ngoài nhà trường Quá trình tổ chức này được đặt trong mối quan hệthuận lợi hài hòa giữa cá nhân với môi trường tự nhiên và xã hội, giữa cá nhân
và tập thể, giữa giáo viên và học sinh với các lực lượng xã hội khác trong mốiquan hệ biện chứng giữa quá trình tác động có mục đích của nhà giáo dục với
sự hoạt động tự giáo dục của học sinh
“Học sinhTHPT ngày nay có những bước nhảy vọt về chất trong quátrình học tập và rèn luyện Các em mạnh dạn hơn, suy nghĩ táo bạo hơn, có
những nhu cầu mới hơn, đặc biệt là nhu cầu về hoạt động…” [10,tr 63] Mặc
dù hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo, song nội dung và tính chất hoạtđộng học tập ở lứa tuổi THPT này khác rất nhiều so với các lứa tuổi tiểu học,THCS Nó đòi hỏi ở các em tính năng động và độc lập cao hơn, tư duy lô gícnhiều hơn Những yêu cầu đó vừa phải được thể hiện trong hoạt động học tâp,vừa phải cụ thể hoá trong các hoạt động giáo dục của tập thể Đây là một trongnhững đặc điểm hoạt động rất rõ nét của học sinh THPT
Nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành trong hoạt động, giao lưu
và thông qua hoạt động, giao lưu Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hìnhthành nhân cách Giáo dục thực hiện bằng nhiều con đường, nhiều phươngthức, ngoài con đường dạy học trên lớp có thể thông qua các hoạt động GDkhác ngoài lớp
1.3.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3.3.1 Khái niệm HĐGDNGLL
Như đã biết, quá trình GD và quá trình dạy học là những bộ phận củaquá trình sư phạm toàn diện, thống nhất
Trang 32- Trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những trithức khoa học một cách có hệ thống, còn phải luôn mang lại hiệu quả giáo dục, tức làgiáo dục nhân cách cho học sinh thông qua nội dung các môn học và tạo điều kiện chotoàn bộ quá trình giáo dục đạt được hiệu quả cao.
- Trong quá trình giáo dục, ngoài việc hình thành cho học sinh thái độđúng đắn, các hành vi và các thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong cácmối quan hệ về xã hội, chính trị, đạo đức, pháp luật , còn phải tạo cơ sở để các em có
thể bổ sung và hoàn thiện kiến thức đã học trong quá trình dạy học Vậy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là gì?
Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về HĐGDNGLL và nhìn chung cáckhái niệm có nhiều điểm tương đồng nhau - Theo T.A.Ilin Công tác giáo dụchọc sinh ngoài giờ học thường được coi là công tác giáo dục ngoại khóa Côngtác này, bổ sung và làm sâu thêm công tác giáo dục nội khóa, trước tiên làphương tiện để phát hiện đầy đủ tài năng và năng lực của trẻ em, làm thức tỉnhhứng thú và thiên hướng của học sinh đối với một hoạt động nào đó; đó là mộthình thức tổ chức giải trí của học sinh và là cơ sở để tổ chức việc thực tập vềhành vi đạo đức, để xây dựng kinh nghiệm của hành vi này [33,tr 61-62]
- Tác giả Đặng Vũ Hoạt quan niệm: “Hoạt động GDNGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học-kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí , để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.” [20,tr 7].
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy rằng: HĐGDNGLL là hoạt động
giáo dục được tổ chức ngoài thời gian học trên lớp Đây là một trong hai hoạtđộng cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạchcủa nhà trường; hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tậptrên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo
Trang 33mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ.
HĐGDNGLL do nhà trường tổ chức và quản lý với sự tham gia của cáclực lượng xã hội Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạt động dạy - họctrong phạm vi nhà trường hoặc trong cộng đồng Hoạt động này diễn ra trong
cả năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình sư phạm, làm cho quátrình này được thực hiện ở mọi nơi mọi lúc
1.3.3.2 Mục tiêu, vai trò, vị trí, ý nghĩa của HĐGDNGLL
* Mục tiêu: HĐGDNGLL ở trường THPT nhằm các mục tiêu sau;
+ Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống tốt của dân tộc, biết tiếpthu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại; củng cố mở rộng kiến thức đã học trênlớp, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân và xã hội, có ý thức lựa chọn nghề nghiệptương lai cho bản thân
+ Củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện từ THCS đểtrên cơ sở đó tiếp tục phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện, nănglực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực tổchức quản lý, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh , có lối sống phù hợp với cácgiá trị xã hội
+ Bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để từ đó có thái độđúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống; biết chịu trách nhiệm về hành vi của bảnthân và đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của người khác; có hứng thú vànhu cầu tham gia các hoạt động chung; tích cực chủ động và linh hoạt trong các họatđộng tập thể; biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống
* Vai trò, vị trí, ý nghĩa của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ởtrường THPT HĐGDNGLL là một bộ phận gắn bó hữu cơ, thống nhất và toàndiện của quá trình sư phạm ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THPTnói riêng; là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể của mìnhtrong hoạt động, nâng cao được tính tích cực hoạt động, qua đó rèn
Trang 34luyện những nét nhân cách của con người mới phát triển toàn diện (xem hình1.1)
QUÁ TRÌNH SƯ PHẠM
NHÂN CÁCH - SỨC LĐ PHÁT TRIỂN TOÀN
DIỆN
Hình 1.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa 2 hoạt động GD trong quá trình sư phạm
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện tốt nhất để học sinhphát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động của các em trong quá trình họctập, rèn luyện toàn diện HĐGDNGLL vừa củng cố, mở rộng kiến thức đã học,vừa phát triển các kỹ năng sống cơ bản của học sinh theo mục tiêu giáo dục ởTHPT Mặt khác, HĐGDNGLL thu hút và phát huy tiềm năng của các lựclượng giáo dục, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường
“Hoạt động GDNGLL ở THPT đặt học sinh (lứa tuổi đầu thanh niên)trước những vấn đề của thời đại, của xã hội mà họ phải đối mặt trong tương laikhông xa Vì vậy, ở THPT các em phải được chuẩn bị hành trang để gánh váctrách nhiệm chủ nhân của đất nước trong tương lai” [7,tr 42]
“Với vị trí, vai trò, ý nghĩa quan trọng như vậy, hoạt hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp thực sự là một bộ phận hữu cơ của hệ thống hoạt động giáodục ở trường THPT HĐGDNGLL cùng với hoạt động dạy học trên lớp là mộtquá trình sư phạm gắn bó, thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của cấphọc”[9,tr 61] Tổ chức có hiệu quả HĐGDNGLL ở trường THPT sẽ
Trang 35gắn liền nhà trường với đời sống xã hội, góp phần phát huy vai trò của giáo dục
trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
Vì vậy, việc nhà trường tổ chức các HĐGDNGLL với những hình thức
đa dạng do HS tự quản lý và điều khiển có vị trí rất quan trọng đối với lứa tuổi
này của học sinh Đây là những hoạt động không thể thiếu, có tác dụng thiết
thực đối với việc hình thành và phát triển nhân cách các em
Dưới góc độ chỉ đạo chung, vị trí của HĐGDNGLL được khẳng định tạiđiều 26 điều lệ trường THPT, ban hành theo Quyết định số: 07/ 2007/ QĐ
- BGD-ĐT, ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT: “Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật,
thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo
dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; ….phù hợp với đặc
điểm sinh lý lứa tuổi học sinh” [8, tr 15].
Là một trong hai hoạt động giáo dục trong nhà trường: hoạt động dạy học trên lớp và HĐGDNGLL; từ đó có sơ đồ kế hoạch HĐGDNGLL (gồm
-phần bắt buộc theo chủ điểm 12 tháng và -phần tự chọn) ở trường THPT như
sau;
(xem hình 1.2) [36,tr31]
Chương
HĐXH
đoàn thanh niên trình Sân vọng HS
Hình 1.2 Sơ đồ kế hoạch HĐGDNGLL ở trường THPT
Trang 361.3.3.3 Nguyên tắc tổ chức HĐGDNGLL: Để đảm bảo hiệu quả giáo dục của
HĐGDNGLL, cho nên việc tổ chức các hoạt động phải tuân thủ các nguyên tắcsau đây:
* Nguyên tắc về tính mục đích: HĐGDNGLL phải góp phần hình thànhnhân cách người công dân, người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, giàu lòng yêunước, có chí tiến thủ và ý chí vươn lên trong cuộc sống
Nguyên tắc này đòi hỏi các cấp quản lý hoạt động giáo dục, đội ngũ thầy
cô giáo trong nhà trường và các lực lượng giáo dục khác phải nhận thức đầy đủ
về vị trí, nhiệm vụ của HĐGDNGLL, tích cực chỉ đạo và hỗ trợ cho hoạt độngnày đạt được mục đích giáo dục mong muốn
* Nguyên tắc tính tự nguyện, tự giác: Đây là nguyên tắc chung, thể hiệnđặc điểm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Nếu hoạt động học tập trên lớp là bắtbuộc thì HĐGDNGLL là tự nguyện, tự giác Giáo dục tự chọn tham gia các hoạt độngtheo khả năng, hứng thú, điều kiện sức khỏe của mình, chỉ có như vậy mới tạo ra đượcđộng cơ hoạt động, phát huy được thiên hướng của từng HS
* Nguyên tắc tính đến các đặc điểm lứa tuổi và cá biệt của học sinh:
Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung và hình thức HĐGDNGLL phải được thay đổi, tùy thuộc vào sự chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang lứa tuổi khác
ở học sinh Nhà trường giáo viên phải xác định các loại hình hoạt động và cáchình thức công việc sao cho chúng phù hợp với khả năng của lứa tuổi và hứng thú cánhân học sinh
* Nguyên tắc kết hợp sự lãnh đạo sư phạm với tính độc lập, tự quản củahọc sinh Học sinh THPT có tính tích cực hoạt động xã hội và có tính tự quản, tuy nhiêncác em chưa có đủ kinh nghiệm sống, vì vậy cần có sự lãnh đạo sư phạm của thầy côtrong việc tổ chức các HĐGDNGLL
Nguyên tắc này đòi hỏi phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học
sinh HĐGDNGLL phải là hoạt động của học sinh, do học sinh tự tổ chức và quản lý Vai trò của người thầy là xác định phương hướng hoạt động,
Trang 37giúp đỡ học sinh tổ chức công việc, là người cố vấn cho học sinh trong các hoạt động của họ.
* Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả Khi tiến hành bất cứ hoạt động nàocũng phải tính đến hiệu quả, nhưng hiệu quả giáo dục luôn được coi là vị trí hàng đầu,chủ yếu của HĐGDNGLL Nếu tổ chức HĐGDNGLL có sự kết hợp hiệu quả giáo dụcvới các hiệu quả khác như: kinh tế, chính trị, xã hội,
thì phải lấy hiệu quả giáo dục để điều chỉnh hiệu quả khác
1.3.4 Nội dung HĐGDNGLL ở trường THPT hiện nay
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT rất phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức tổ chức hoạt động Nội dung HĐGDNGLL
ở trường THPT hiện nay tập trung vào 6 vấn đề lớn sau:
* Lẽ sống của thanh niên trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước
* Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình
* Nhiêm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
* Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản văn
hoá
* Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp
* Những vấn đề có tính nhân loại như: bệnh tật, đói nghèo; giáo dục vàphát triển; dân số; môi trường; hoà bình, hợp tác giữa các dân tộc; Công ước Liên hợpquốc về Quyền trẻ em; các tệ nạn xã hội
1.3.4.1 Nội dung HĐGDNGLL được cụ thể hoá thành 10 chủ đề phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện học tập của HS THPT trong 12 tháng sau
- Tháng 9 : Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH-HĐH
- Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình
- Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo
- Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Tháng 1 : Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Tháng 2 : Thanh niên với lý tưởng cách mạng
- Tháng 3 : Thanh niên với vấn đề lập nghiệp
Trang 38- Tháng 4 : Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
- Tháng 5 : Thanh niên với Bác Hồ
- Tháng 6, 7, 8 (Hè): Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng (bao
gồm các vấn đề giao thông, XH, môi trường, chống tệ nạn XH, văn hoá, TDTT)
1.3.4.2 Nội dung HĐGDNGLL được thực hiện thông qua các loại hình hoạt
động sau đây: ‘‘Hoạt động xã hội - chính trị, Hoạt động văn hoá nghệ thuật,
Hoạt động thể dục- thể thao(TD - TT), Hoạt động lao động và hướng nghiệp,
Hoạt động theo hứng thú khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật,’’ [7, tr 43]
1.3.4.3 Phân chia nội dung hoạt động theo tiến độ thời gian
* Hoạt động hàng ngày * Hoạt động hàng tuần * Hoạt động hàngtháng (xem hình 1.3) [38,tr 8]
Trang 39hình thức hoạt động đã lựa chọn.” [10,tr 64] Có một số phương pháp cơ bảnsau đây:
1.3.5.1 Phương pháp thảo luận
Thảo luận là một dạng tương tác nhóm đặc biệt mà trong đó các thànhviên đều giải quyết một vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biếtchung Thảo luận tạo ra một cơ hội cho học sinh kiểm chứng ý kiến của mình,
có cơ hội để làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn
1.3.5.2 Phương pháp sắm vai
Phương pháp sắm vai được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái
độ của học sinh đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó Phương pháp sắmvai cũng rất có tác dụng trong việc rèn luyện về kỹ năng giao tiếp ứng xử củahọc sinh
1.3.5.3 Phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tínhtích cực của học sinh Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việcgiải quyết chúng chưa có qui luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn cóchưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua
1.3.5.4 Phương pháp xử lý tình huống
Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâuthuẫn Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương ánkhác nhau
Tình huống trong giáo dục là những tình huống thực hoặc mô phỏngtheo tình huống thực, được cấu trúc hoá nhằm mục đích giáo dục
1.3.5.5 Phương pháp giao nhiệm vụ
Giao nhiệm vụ là đặt học sinh vào vị trí nhất định buộc các em phải thựchiện trách nhiệm cá nhân
Trong việc tổ chức HĐGDNGLL, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp
sẽ tạo nên thế chủ động cho các em khi điều hành hoạt động Điều đó sẽ
Trang 40giúp phát triển tính chủ động, sáng tạo, khả năng đáp ứng trong mọi tình huốngcủa học sinh.
1.3.5.6 Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhaucủa HĐGDNGLL như làm quen, cung cấp và tiếp nhận tri thức, đánh giá kếtquả, rèn luyện các kỹ năng và củng cố nhiều tri thức đã được tiếp nhận
Trên đây là một vài phương pháp tổ chức HĐGDNGLL được vận dụng
từ các phương pháp giáo dục và phương pháp dạy học Tuy nhiên, khi vậndụng những phương pháp này, giáo viên cần phải linh hoạt, tránh máy móc ápdụng hoặc rập khuôn Trong một hoạt động, có thể đan xen nhiều phương phápkhác nhau thì sẽ có hiệu quả hơn
1.4 Công tác quản lý của HT trường THPT trong HĐGDNGLL