1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giá trị của nồng độ oxit nitric khí thở ra trong chẩn đoán và kiểm soát hen ở trẻ trên 5 tuổi tại bệnh viện nhi trung ương

42 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Kháng thể đơn dòng tác động khác nhau phụ thuộc vào tế bào đích. Omalizumab gắn với IgE trên bề mặt tế bào mast và tế bào base, làm giảm giải phóng các chất trung gian gây kích hoạt phản ứng dị ứng [11].

  • Mepolizumab là kháng thể đơn dòng IgG1 kappa đặc hiệu cho IL-5. Mepolizumab và benralizumab ngăn cản IL-5 gắn vào các receptor trên bề mặt các bạch cầu ái toan, làm giảm số lượng bạch cầu ái toan trong máu, trong nhu mô, trong đờm. Mepolizumab được chấp nhận dựa trên 3 thử nghiệm (DREAM, MENSA, SIRIUS). Mỗi thử nghiệm đều chứng minh được có giảm số lần cơn hen nặng kịch phát và số lần hen nặng phải nhập viện điều trị hoặc phải thăm khám bác sỹ. Giảm sử dụng glucocorticoid 50% trong nhóm mepolizumab, cải thiện FEV1 so với nhóm chứng. Mepolizumab được chỉ định cho bệnh nhân hen nặng trên 12 tuổi có kiểu hình hen tăng bạch cầu ái toan.

  • Benralizumab được chứng nhận sử dụng dựa trên nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng WINDWARD, kết quả sau 8 tuần điều trị có giảm số cơn hen nặng kịch phát hàng năm, cải thiện FEV1, giảm sử dụng corticosteroid đường uống 75% trường hợp, giảm 50% trường hợp không sử dụng corticosteroid đường uống so với nhóm chứng.

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐỖ THỊ HẠNH CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐỖ THỊ HẠNH CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy Cho đề tài: Nghiên cứu giá trị của nồng độ oxit nitric khí thở ra trong chẩn đoán và kiểm soát hen ở trẻ trên 5 tuổi tại Bệnh Viện Nhi Trung ương Chuyên ngành: Nhi khoa Mã số: 62720135 CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ Hà Nội - 2018 CÁC CHỮ VIẾT TẮT AAE : Cơn hen cấp (Acute AsthmaExacerbation) cAMP : AMP vòng (Cyclic adenosine monophosphate) DPI :Dạng hít bột khô (Dry powder inhaler) FEV1 : Thể tích thở tối đa trong giây đầu tiên (Forced expiratory volume in one second) GC : (Glucocorticoid) GINA : Hội hen toàn cầu (Global initiative for asthma) HFA : Hydrofluoroalkane propellant HPQ : Hen phế quản ICS : Corticosteroid hít (Inhaled corticosteroids) IL : (interleukin) LABA : Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài (Long-acting bronchodilators) LAMA : Tác nhân kháng muscarinic tác dụng kéo dài (Long-acting antimuscarinic agents) LTRA : Kháng receptor leukotriene (Leukotriene receptor antagonists) PASS : Thang điểm PASS (Pediatric Asthma Severity Score) PEF : Lưu lượng đỉnh (Peak expiratory flow) pMDI : Pressurized metered dose inhaler PRAM : Thang điểm PRAM (Preschool Respiratory Assessment Measure) WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World health organization) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 NỘI DUNG .2 I Các thuốc điều trị hen 2 1.1 Thuốc giãn phế quản 2 1.1.1 Thuốc cường β2 adrenergic 2 1.1.2 Thuốc ức chế phó giao cảm 3 1.1.3 Nhóm Xanthin 4 1.1.4 Magnesium sulfate 5 1.2 Cromolyn 6 1.3 Thuốc kháng leucotrien 6 1.3.1 Cơ chế tác dụng: .6 1.3.2 Các thuốc kháng leucotrien: 6 1.4 Thuốc chống viêm 7 1.5 Kháng thể đơn dòng 8 II Hướng dẫn điều trị hen trẻ em .9 2.1 III Điều trị hen trẻ em theo GINA 2017 9 2.1.1 Chiến lược điều trị hen 9 2.1.2 Đánh giá lại đáp ứng điều trị và lựa chọn điều trị phù hợp 10 2.1.3 Hướng dẫn điều trị hen ở trẻ em dưới 5 tuổi 10 2.1.4 Hướng dẫn điều trị hen ở trẻ em trên 5 tuổi 17 2.1.5 Một số điều trị khác 27 2.1.6 Các biện pháp không dùng thuốc 28 Điều trị hen cá thể hóa theo kiểu hình 28 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Kiểm soát ban đầu cơn hen cấp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi theo GINA 2017 13 Bảng 2: Liều ICS thấp hàng ngày sử dụng cho trẻ em ≤5 tuổi 17 Bảng 3: Điều trị hen theo bậc 26 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Tiếp cận điều trị hen theo bậc cho trẻ em dưới 5 tuổi 16 Sơ đồ 1 Kiểm soát cơn cấp trong xử trí ban đầu ở trẻ em từ 6-11 tuổi theo GINA 2017 21 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hen phế quản (HPQ) là bệnh lý không đồng nhất, đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở mạn tính, được xác định bởi tiền sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, đau tức ngực, ho thay đổi theo thời gian, cường độ và hạn chế thông khí thở ra [1] Hen phế quản là một bệnh phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng, có khoảng 334 triệu người mắc bệnh hen trên toàn cầu [2] HPQ được xem là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì bệnh có thể ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, đang gia tăng tỷ lệ mắc ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở trẻ em [3] Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính mỗi năm có khoảng 15 triệu người không có khả năng lao động và 250 000 người tử vong vì bệnh hen Khoảng 500 000 bệnh nhân hen phải nhập viện điều trị mỗi năm, trong đó 34,6% là bệnh nhân dưới 18 tuổi Bệnh hen làm trẻ em trong độ tuổi đi học (5-17 tuổi) phải nghỉ học là 10 triệu ngày/năm và tiêu phí 726,1 triệu USD/năm do người chăm sóc trẻ phải nghỉ việc [4] Hậu quả của hen không được điều trị dẫn đến tăng số lần các đợt nặng kịch phát, biến đổi cấu trúc đường thở, giảm chức năng phổi Ở trẻ em sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng thể chất, ảnh hưởng đến tình trạng học tập của trẻ, có nguy cơ đe dọa tính mạng của trẻ Do tình hình bệnh hen ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, gây ra gánh nặng về kinh tế và xã hội Năm 1993, tổ chức hen toàn cầu được thành lập đặt tên là GINA, nhằm cung cấp các thông tin về việc chăm sóc, điều trị và dự phòng HPQ Từ năm 2002, GINA liên tục cập nhật hàng năm về chiến lược dự phòng kiểm soát hen toàn cầu Tại Việt Nam, năm 2012 Bộ Y tế đã ban hành quyết định: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi, hướng dẫn này được Bộ Y tế sửa đổi và cập nhật mới nhất vào tháng 9 năm 2016 [5] Ngày nay, vấn đề điều trị và quản lý hen là nhu cầu cấp thiết và lâu dài đối với bệnh nhân hen trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam Vì vậy, chúng tôi thực hiện chuyên đề này với mục tiêu: Cập nhật điều trị hen phế quản ở trẻ em 2 NỘI DUNG I Các thuốc điều trị hen Thuốc điều trị hen được hiểu bao gồm các thuốc điều trị trong cơn hen cấp và các thuốc điều trị dự phòng ngoài cơn hen cấp [4] I.1 Thuốc giãn phế quản I.1.1 Thuốc cường β2 adrenergic I.1.1.1 Cơ chế tác dụng Cơ trơn đường hô hấp có nhiều receptor β2, khi bị kích thích sẽ gây giãn cơ trơn khí phế quản do làm tăng cAMP trong tế bào.Khi dùng dưới dạng khí dung, các thuốc cường β2 ức chế giải phóng histamine và leucotriene khỏi dưỡng bào ở phổi, làm tăng hoạt động của hệ thống lông mao, giảm tính thấm của mao mạch phổi và ức chế phospholipase A2, tăng khả năng chống viêm của corticoid khí dung Các thuốc cường β2 adrenergic được chia làm 2 loại: - Loại có tác dụng ngắn (short acting β 2 agonist: SABA): salbutamol, terbutalin, fenoterol chủ yếu dùng để điều trị cơn hen cấp Thuốc dùng dưới dạng hít, tác dụng sau 2 - 3 phút, kéo dài 3- 5 giờ - Loại có tác dụng dài (long acting β2 agonist: LABA): salmeterol, formoterol gắn vào receptor β2 mạnh hơn salbutamol, tác dụng kéo dài khoảng 12 giờ, dùng phối hợp với corticoid để dự phòng dài hạn và kiểm soát hen Tác dụng không mong muốn thường gặp: đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run nhẹ (đặc biệt ở đầu ngón tay) Hiếm gặp: nhức đầu, mất ngủ, giãn mạch ngoại biên, loạn nhịp tim, hạ kali máu, tăng glucose và acid béo tự do trong máu, phản ứng quá mẫn Thuốc dùng nhiều lần sẽ có hiện tượng nhờn thuốc nhanh do số lượng receptor β2 của phế quản giảm dần (cơ chế điều hòa giảm), bệnh nhân có xu hướng phải tăng liều 3 I.1.1.2 Các loại thuốc - Salbutamol: Cơn hen cấp: hít định liều mỗi lần 100 - 200 μg (1- 2 xịt), tối đa 3 - 4 lần/ ngày Hoặc: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da mỗi lần 500 μg, nhắc lại sau mỗi 4 giờ nếu cần Cơn hen cấp nặng kịch phát: khí dung 2,5 – 5 mg hoặc tiêm tĩnh mạch chậm Phòng cơn hen do gắng sức: hít 100 - 200 μg (1- 2 xịt) truớc khi vận động 15 – 30 phút, hoặc uống 2 - 4 mg trước khi vận động 2 giờ Khi thuốc dùng đường khí dung, nồng độ thuốc trong máu chỉ bằng 1/10 - 1/50 so với đường uống - Terbutalin: Liều dùng: cơn hen cấp: hít 250 - 500 μg (1- 2 lần xịt)/ lần hoặc tiêm tĩnh mạch chậm Bambuterol là tiền chất của terbutalin, mỗi ngày uống một lần 10 - 20 mg trước khi đi ngủ - Salmeterol: Liều dùng: mỗi lần hít 50 - 100 μg (2- 4 xịt), 2 lần/ ngày Thuốc được chỉ định cho trẻ trên 4 tuổi I.1.2 Thuốc ức chế phó giao cảm I.1.2.1 Ipratropium bromid (Atrovent): Là dẫn xuất amin bậc 4, dùng đường hít Khi khí dung, chỉ khoảng 1% thuốc được hấp thu, 90% thuốc qua đường tiêu hóa, không được hấp thu, thải theo phân nên ít gây tác dụng không mong muốn toàn thân Tác dụng giãn phế quản của ipratropium trên người bệnh hen thường chậm và không mạnh bằng thuốc cường β2 tác dụng ngắn (SABA), nên thường chỉ được phối hợp sử dụng khi các thuốc nhóm SABA không đủ mạnh hoặc có tác dụng phụ nặng Phối hợp ipratropium với SABA làm giãn phế 4 quản mạnh hơn, cho phép giảm liều SABA nên hạn chế được tác dụng phụ của SABA Khí dung ipratropium có tác dụng tối đa sau 30 – 60 phút, thời gian tác dụng kéo dài 6 - 10 giờ Tác dụng không mong muốn: khô miệng, buồn nôn, táo bón, đau đầu Liều dùng: hít định liều: mỗi lần 20 - 40 μg (1- 2 xịt), 3-4 lần/ ngày I.1.2.2 Berodual (ipratropium bromid + fenoterol): Mỗi lần xịt có 20 μg ipratropium và 50 μg fenoterol Liều thông thường 1 - 2 xịt/ lần, ngày 3 lần I.1.2.3 Oxitropium có tác dụng tương tự như ipratropium I.1.3 Nhóm Xanthin Theophylin là base xanthin (cùng với cafein và theobromin) có nhiều trong chè, cà phê, ca cao I.1.3.1 Cơ chế tác dụng và tác dụng dược lý Do ức chế phosphodiesterase - enzym giáng hóa cAMP, theophylin làm tăng cAMP trong tế bào nên tác dụng tương tự thuốc cường adrenergic - Trên hô hấp: làm giãn phế quản, đồng thời kích thích trung tâm hô hấp ở hành não, làm tăng biên độ và tần số hô hấp - Trên tim mạch: làm tăng biên độ, tần số và lưu lượng tim, tăng sử dụng oxy của cơ tim và tăng lưu lượng mạch vành - Trên thần kinh trung ương: tác dụng kích thích thần kinh trung ương kém cafein, kích thích các hoạt động của vỏ não, gây mất ngủ có thể do tác dụng lên hệ thống lưới kích thích - Làm giãn cơ trơn đường mật và niệu quản - Tác dụng lợi niệu kém theobromin - Theophylin được chuyển hóa qua gan Nồng độ trong huyết tương, thời gian bán thải của theophylin thay đổi đáng kể trong một số tình trạng sinh lý và bệnh lý (tăng trong suy tim, xơ gan, nhiễm virus, người cao tuổi) hoặc do 5 tương tác thuốc, trong khi giới hạn an toàn giữa liều điều trị và liều độc của theophylin khá hẹp Tác dụng giãn phế quản của theophylin không mạnh bằng các thuốc kích thích β2, trong khi nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn khá cao, vì vậy theophylin không phải là thuốc đầu tiên được lựa chọn đầu tiên trong cắt cơn hen Hiện nay, theophylin uống giải phóng nhanh ít được dùng trong điều trị hen, chủ yếu dùng theophylin giải phóng chậm, giúp duy trì đủ nồng độ thuốc trong máu trong 12 giờ để điều trị dự phòng và kiểm soát hen về đêm Trong cơn hen nặng, theophylin được dùng phối hợp với các thuốc cường β2 hoặc corticoid để làm tăng tác dụng giãn phế quản, nhưng lại có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc cường β2 (hạ kali máu) Theophylin có thể dùng đường tiêm là aminophylin, hỗn hợp của theophylin và ethylendiamin, tan trong nước gấp 20 lần so với theophylin đơn độc Trong điều trị cơn hen nặng, tiêm tĩnh mạch aminophylin rất chậm (ít nhất trong 20 phút) Tác dụng không mong muốn: thường gặp nhịp tim nhanh, tình trạng kích thích, bồn chồn, buồn nôn, nôn Ít gặp: kích ứng đường tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, run, co giật, loạn nhịp tim, hạ huyết áp, phản ứng dị ứng Liều dùng: Viên theophylin giải phóng chậm (Theostat, Nuelin SA): mỗi lần uống 200 - 400 mg, cách 12 giờ uống 1 lần Aminophylin: Tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất trong 20 phút liều 6 mg/ kg, có thể duy trì 0,6 mg/kg/giờ [6] I.1.4 Magnesium sulfate Magnesium sulfate gây giãn phế quản do ức chế kênh calci trong các tế bào cơ trơn đường thở [7] Magnesium sulfate có tác dụng cải thiện chức năng phổi khi bệnh nhân có FEV111 tuổi, phối hợp LABA với ICS cải thiện triệu chứng hen, chức năng phổi, giảm nguy cơ có cơn hen nặng kịch phát so với sử dụng ICS liều trung bình đơn thuần Lựa chọn khác thay thế cho nhóm trẻ thiếu niên là tăng liều ICS liều trung bình, hoặc ICS liều thấp phối hợp với LTRA, hoặc ICS liều thấp tăng gấp hai lần, kết hợp theophylline tác dụng kéo dài Tuy nhiên phối hợp giữa ICS và LABA có hiệu quả tốt hơn so với các nhóm còn lại Bậc 4: Sử dụng từ 2 thuốc dự phòng hen trở nên phối hợp với SABA khi cần Lựa chọn điều trị bậc 4 sau khi điều trị theo bậc 3 đã sử dụng 2 loại thuốc dự phòng hen kết hợp với thuốc giảm triệu chứng khi cần mà triệu chứng hen không được kiểm soát Ở trẻ 6-11 tuổi, cần có sự đánh giá của chuyên gia trước khi quyết định điều trị bậc 4 Tăng ICS liều trung bình phối hợp với LABA và sử dụng SABA khi cần thiết Những trẻ có nhiều hơn một cơn hen nặng kịch phát trong 1 năm qua, duy trì ICS liều thấp/LABA, thuốc giảm triệu chứng thấy có giảm số cơn hen nặng kịch phát so với nhóm dùng ICS liều cao hoặc duy trì ICS cùng liều/LABA Có thể lựa chọn phối hợp là LTRA, tiotropium, ICS liều cao/LABA, theophylline tác dụng kéo dài liều thấp ICS liều cao được khuyến cáo dùng từ 3-6 tháng khi triệu chứng hen không được kiểm soát ở những bệnh nhân sử dụng ICS liều trung bình/LABA và/hoặc phối hợp thêm LTRA 24 Bậc 5: Lựa chọn bậc 5 được chỉ định trực tiếp bởi chuyên gia kiểm soát bệnh nhân hen nặng Điều trị bao gồm omalizumab (xolair; kháng IgE) ở trẻ ≥6 tuổi với hen mức độ trung bình và dị ứng nặng không kiểm soát được triệu chứng với điều trị ở bậc 4 Omalizumb được tiêm dưới da cho bệnh nhân hen mức độ trung bình và nặng không thể kiểm soát hen với liệu pháp thông thường; liều tiêm phụ thuộc nồng độ IgE và cân nặng, sử dụng 75, 150, 225, 300, hoặc 375mg mỗi 2-4 tuần Thuốc kháng IL-5 khác là reslizumab chưa được chấp nhận sử dụng ở trẻ em dưới 18 tuổi Mepolizumab (Nucala) được sử dụng cho bệnh nhân hen tăng bạch cầu ái toan nặng với liều 100 mg mỗi 4 tuần Tăng bậc điều trị hen khi nào?  Tăng bậc duy trì (ít nhất từ 2-3 tháng): khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị ban đầu, triệu chứng hen vẫn xuất hiện mặc dù kỹ thuật hít đúng, bệnh nhân tuân thủ điều trị, không còn các yếu tố nguy cơ như khói thuốc lá  Tăng bậc ngắn hạn (trong 1-2 tuần): tăng liều ICS trong 1-2 tuần nếu thấy cần thiết, trong thời gian bệnh nhân nhiễm virus hoặc phơi nhiễm tác nhân dị ứng theo mùa  Điều chỉnh hàng ngày: ở những bệnh nhân sử dụng budesonide/formoterol hoặc beclometasone/formoterol Điều chỉnh liều ICS/formoterol tùy theo triệu chứng của bệnh nhân Điều trị giảm bậc hen khi nào?  Khi các triệu chứng được kiểm soát tốt và chức năng phổi trong giớihạn bình thường trong ít nhất 3 tháng trở nên  Chọn thời điểm thích hợp: không nhiễm virus, không đi du lịch  Giảm liều ICS 25-50% mỗi 3 tháng đảm bảo an toàn cho bệnh nhân 25 Hình 1: Khuyến cáo điều trị hen ở trẻ trên 6 tuổi theo GINA 2017 ICS corticosteroids dạng hít; LABA: kháng beta2 tác dụng kéo dàit; med: liều trung bình; OCS: corticosteroids uống * không dùng cho trẻ 3% Những bệnh nhân này được sử dụng Duplimab là kháng thể đơn dòng kháng dưới đơn vị α receptor IL-4, có tác dụng ức chế cả IL-4 và IL-13 Sau 6-9 tuần điều trị, nhóm sử dụng 31 Duplimab chỉ còn 6% bệnh nhân có cơn hen nặng so với nhóm chứng có 44% bệnh nhân vẫn còn cơn hen nặng [39] Kháng IL-17: Trong các nghiên cứu về tế bào đường thở ở bệnh nhân hen nặng, người ta thấy vai trò của số lượng và hoạt động của bạch cầu trung tính tại đường thở Bệnh nhân hen tăng bạch cầu trung tính thường có FEV1 thấp và nhu cầu sử dụng ICS liều cao [40], [41] SCH527123 là một phân tử nhỏ gắn với CXCR1 và CXCR2 ở người ái lực cao, đây là các receptor cho sự gắn kết với IL-8, GRO-a và ENA78 làm tăng thu hút các bạch cầu trung tính SCH527123 ức chế hóa ứng động của bạch cầu trung tính làm giảm quá trình viêm Nair tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng trên 22 bệnh nhân hen nặng có số lượng tế bào trong đờm dưới 10x 10 6 và số lượng bạch cầu trung tính >40% sử dụng SCH527123 dùng đường uống hàng ngày trong 30 ngày thì bệnh nhân có giảm số lượng bạch cầu trung tính trong đờm, giảm số cơn hen nặng và cải thiện số điểm kiểm soát hen so với nhóm chứng, không thấy tác dụng phụ ở nhóm bệnh nhân sử dụng SCH527123 [42] Các tế bào Th-17 có vai trò làm tăng phản ứng đường thở ở cả hai nhóm bệnh nhân hen tăng bạch cầu ái toan và tăng bạch cầu trung tính Các dưới nhóm của Th-17 là IL-17A và IL-17E tác dụng lên tế bào cơ trơn đường thở Tăng nồng độ IL-17A và IL-17F tại phổi của bệnh nhân hen có liên quan đến quá trình viêm tăng bạch cầu trung tính và mức độ nặng của bệnh Brodalumab là một kháng thể đơn dòng G2 (IgG2) globulin miễn dịch kháng IL-17RA Thuốc có ái lực cao với IL-17RA ở người, ức chế hoạt động sinh học của IL-17A, -17F, -17A/F Busse nghiên cứu trên 200 bệnh nhân hen dai dẳng sử dụng brodalumab thì thấy không hiệu quả so với nhóm chứng[43] KẾT LUẬN 32 Hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính đường thở, tuy nhiên diễn biến bệnh khác nhau ở từng bệnh nhân phụ thuộc sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường Với kiểu hình lâm sàng đa dạng đòi hỏi thầy thuốc phải lựa chọn được thuốc điều trị phù hợp với từng bệnh nhân Bệnh nhân hen cần thiết sử dụng thuốc điều trị hen đúng liều lượng và đúng cách để đạt hiệu quả điều trị tối đa và giảm nguy cơ tác dụng phụ của thuốc hen Bệnh nhân cần được theo dõi đánh giá kiểm soát định kỳ để đánh giá mức độ hen, từ đó lựa chọn thuốc dự phòng hen tăng hoặc giảm bậc theo khuyến cáo của GINA TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 GINA, 2017 GINA Report, Global Strategy for Asthma Management and Prevention 2017 2 Gouin, S., et al., Prospective Evaluation of Two Clinical Scores for Acute Asthma in Children 18 Months to 7 Years of Age Academic Emergency Medicine, 2010 17(6): p 598-603 3 GINA Global strategy for asthma management and prevention 2017 03/02/2018]; Available from: www.ginasthma.org 4 Girish D Sharma, M., FCCP, FAAP Pediatric Asthma 2017 25/03/2018]; Available from: www://http.emedicine.medscape.com/article/1000997-overview 5 Bộ Y tế Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi 2016; Available from: https://thuvienyhoc.com/chu-de/huong-dan-chan-doanva-dieu-tri-hen-tre-em-duoi-5-tuoi-bo-y-te/ 6 Blaive, B., et al., [Intravenous theophylline in the treatment of asthma attacks] Allerg Immunol (Paris), 1987 19(2): p 61-4 7 Urso, D.L., Treatment for acute asthma in the Emergency Department: practical aspects Eur Rev Med Pharmacol Sci, 2010 14(3): p 209-14 8 Silverman, R.A., et al., IV magnesium sulfate in the treatment of acute severe asthma: a multicenter randomized controlled trial Chest, 2002 122(2): p 489-97 9 Powell, C., et al., Inhaled magnesium sulfate in the treatment of acute asthma Cochrane Database Syst Cochrane Database Syst Rev , 2012 12 10 Busse, W.W., et al., The Inhaled Steroid Treatment As Regular Therapy in Early Asthma (START) study 5-year follow-up: effectiveness of early intervention with budesonide in mild persistent asthma J Allergy Clin Immunol, 2008 121(5): p 1167-74 11 Jane Burch, S.G., Claire McKenna, Omalizumab for the Treatment of Severe Persistent Allergic Asthma in Children Aged 6–11 Years Vol 30 2012: PharmacoEconomics, 12 National Asthma Education and Prevention Program, Third Expert Panel on the Diagnosis and Management of Asthma Expert Panel Report 3: Guidelines for the Diagnosis and Management of Asthma Bethesda (MD): National Heart, Lung, and Blood Institute (US); 2007 Aug 2007 13 Respirology, H.K.S.o.P Childhood asthma treatment guildeline for Hong Kong 2005 21/03/2018]; Available from: www.hkspra.org/product_image_pub/18_677797.pdf 14 Bacharier, L.B., et al., Diagnosis and treatment of asthma in childhood: a PRACTALL consensus report Allergy, 2008 63(1): p 5-34 15 Plaza Moral, V., et al., SPANISH GUIDELINE ON THE MANAGEMENT OF ASTHMA J Investig Allergol Clin Immunol, 2016 26 Suppl 1(Suppl 1): p 1-92 16 Swern, A.S., et al., Predicting an asthma exacerbation in children 2 to 5 years of age Annals of Allergy, Asthma & Immunology 101(6): p 626-630 17 Griffiths, B and F.M Ducharme, Combined inhaled anticholinergics and short-acting beta2-agonists for initial treatment of acute asthma in children Cochrane Database Syst Rev , 2013 18 Powell, C., et al., Magnesium sulphate in acute severe asthma in children (MAGNETIC): a randomised, placebo-controlled trial Lancet Respir Med, 2013 1(4): p 301-8 19 Indinnimeo, L., E Chiappini, and M Miraglia Del Giudice, Guideline on management of the acute asthma attack in children by Italian Society of Pediatrics Ital J Pediatr, 2018 44(1): p 46 20 Rowe, B.H., et al., Early emergency department treatment of acute asthma with systemic corticosteroids Cochrane Database Syst Rev, 2001(1): p Cd002178 21 Bisgaard, H., et al., Montelukast reduces asthma exacerbations in 2- to 5-year-old children with intermittent asthma Am J Respir Crit Care Med, 2005 171(4): p 315-22 22 Rodrigo, G.J and J.A Castro-Rodriguez, Daily vs intermittent inhaled corticosteroids for recurrent wheezing and mild persistent asthma: a systematic review with meta-analysis Respir Med, 2013 107(8): p 1133-40 23 Randolph Malone, The safety of twice-daily treatment with fluticasone propionate and salmeterol in pediatric patients with persistent asthma Annal of Allergy, Ashma and Immunology, 2005 95: p 66-71 24 Perrin, K., et al., Randomised controlled trial of high concentration versus titrated oxygen therapy in severe exacerbations of asthma Thorax, 2011 66(11): p 937-41 25 Griffiths B, D.F., Combined inhaled anticholinergics and short-acting beta2-agonists for initial treatment of acute asthma in children (Review) Paediatr Respir Rev., 2013 14: p 234-235 26 Robinson , D.S., et al., Predominant TH2-like Bronchoalveolar TLymphocyte Population in Atopic Asthma New England Journal of Medicine, 1992 326(5): p 298-304 27 Peters, M.C., M.L Nguyen, and E.M Dunican, Biomarkers of Airway Type-2 Inflammation and Integrating Complex Phenotypes to Endotypes in Asthma Curr Allergy Asthma Rep, 2016 16(10): p 71 28 Richards, L.B., et al., Biomarkers and asthma management: analysis and potential applications Curr Opin Allergy Clin Immunol, 2018 18(2): p 96-108 29 John Henderson, A., Childhood asthma phenotypes in the twenty-first century Breathe, 2014 10(2): p 100-108 30 Deschildre, A., et al., Add-on omalizumab in children with severe allergic asthma: a 1-year real life survey Eur Respir J, 2013 42(5): p 1224-33 31 Milgrom, H., et al., Treatment of childhood asthma with antiimmunoglobulin E antibody (omalizumab) Pediatrics, 2001 108(2): p E36 32 Holgate, S.T., et al., Efficacy and safety of a recombinant antiimmunoglobulin E antibody (omalizumab) in severe allergic asthma Clin Exp Allergy, 2004 34(4): p 632-8 33 Busse, W.W., et al., Randomized trial of omalizumab (anti-IgE) for asthma in inner-city children N Engl J Med, 2011 364(11): p 1005-15 34 GINA Global Strategy for Asthma Management and Prevention 2018 April, 16th]; Available from: http://www.ginasthma.org 35 Leckie, M.J., et al., Effects of an interleukin-5 blocking monoclonal antibody on eosinophils, airway hyper-responsiveness, and the late asthmatic response Lancet, 2000 356(9248): p 2144-8 36 Pavord, I.D., et al., Mepolizumab for severe eosinophilic asthma (DREAM): a multicentre, double-blind, placebo-controlled trial Lancet, 2012 380(9842): p 651-9 37 Wenzel, S., et al., Effect of an interleukin-4 variant on late phase asthmatic response to allergen challenge in asthmatic patients: results of two phase 2a studies Lancet, 2007 370(9596): p 1422-31 38 Corren, J., et al., Lebrikizumab treatment in adults with asthma N Engl J Med, 2011 365(12): p 1088-98 39 Wenzel, S., et al., Dupilumab in persistent asthma with elevated eosinophil levels N Engl J Med, 2013 368(26): p 2455-66 40 Jatakanon, A., Neutrophilic Inflammation in Severe Persistent Asthma American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, 1999 160(5) 41 Moore, W.C., et al., Sputum neutrophils are associated with more severe asthma phenotypes using cluster analysis The Journal of allergy and clinical immunology, 2014 133(6): p 1557-1563.e5 42 Nair, P., et al., Safety and efficacy of a CXCR2 antagonist in patients with severe asthma and sputum neutrophils: a randomized, placebocontrolled clinical trial Clin Exp Allergy, 2012 42(7): p 1097-103 43 Busse, W.W., et al., Randomized, double-blind, placebo-controlled study of brodalumab, a human anti-IL-17 receptor monoclonal antibody, in moderate to severe asthma Am J Respir Crit Care Med, 2013 188(11): p 1294-302 ... nồng độ oxit nitric khí thở chẩn đoán kiểm soát hen trẻ tuổi Bệnh Viện Nhi Trung ương Chuyên ngành: Nhi khoa Mã số: 627201 35 CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ Hà Nội - 2018 CÁC CHỮ VIẾT TẮT AAE : Cơn hen cấp (Acute... II.1.4.Hướng dẫn điều trị hen trẻ em tuổi II.1.4.1 Điều trị hen cấp trẻ tuổi Chẩn đoán hen cấp trẻ em tuổi Ở trẻ tuổi, AAE làm giảm chức phổi (giảm PEF FEV1 so với trước so với giá trị dự đoán) Sự xuất... tháng, xuất triệu chứng hen điều trị hen phải lặp lại II.1.3.Hướng dẫn điều trị hen trẻ em tuổi II.1.3.1 Điều trị hen cấp kịch phát trẻ ≤ tuổi Chẩn đoán hen cấp kịch phát trẻ ≤ tuổi (Acute AsthmaExacerbation

Ngày đăng: 28/10/2020, 08:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kiểm soát ban đầu cơn hen cấp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi theo GINA 2017 Liệu phápLiều và cách sử dụng - Nghiên cứu giá trị của nồng độ oxit nitric khí thở ra trong chẩn đoán và kiểm soát hen ở trẻ trên 5 tuổi tại bệnh viện nhi trung ương
Bảng 1 Kiểm soát ban đầu cơn hen cấp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi theo GINA 2017 Liệu phápLiều và cách sử dụng (Trang 18)
Hình 1: Khuyến cáo điều trị hen ở trẻ trên 6 tuổi theo GINA 2017 - Nghiên cứu giá trị của nồng độ oxit nitric khí thở ra trong chẩn đoán và kiểm soát hen ở trẻ trên 5 tuổi tại bệnh viện nhi trung ương
Hình 1 Khuyến cáo điều trị hen ở trẻ trên 6 tuổi theo GINA 2017 (Trang 30)
Bảng 3: Điều trị hen theo bậc - Nghiên cứu giá trị của nồng độ oxit nitric khí thở ra trong chẩn đoán và kiểm soát hen ở trẻ trên 5 tuổi tại bệnh viện nhi trung ương
Bảng 3 Điều trị hen theo bậc (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w