Thực trạng quản lý thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT thành phố... Thực trạng mức độ ảnh hưởng của cá
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM–––––––––––––––––––––
PHAN ANH THÙY
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁNTHEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ CHÍ LINH,
TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-PHAN ANH THÙY
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁNTHEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ CHÍ LINH,
TỈNH HẢI DƯƠNGNgành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS.NGUYỄN THỊ THANH
THÁI NGUYÊN - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Thanh Mọi tham khảo dùng trong
luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng Các nội dung nghiên cứu và kếtquả trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ côngtrình nào.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 8 năm 2020
Tác giả
Phan Anh Thùy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Xin được bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, cácthầy, cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học của trườngĐại học Sư phạm Thái Nguyên đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trongquá trình học tập và nghiên cứu
Bản luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn ThịThanh, nhân dịp này tôi xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô đã trựctiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các em học sinh ở các trường THPTThành phố Chí Linh đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi thu thập thông tin phục vụ choquá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi trong suốtthời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả luận văn
Phan Anh Thùy
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danhmục các chữ viết tắt viii Danhmục bảng, biểu đồ ix MỞĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Giả thuyết khoa học 2
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Cấu trúc luận văn 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT 4
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 4
1.1.1 Các nghiên cứu hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực 4
1.1.2 Các nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triểnnăng lực 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản 7
1.2.1 Hoạt động dạy học 7
1.2.2 Hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh 8
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lựchọc sinh 11
1.3 Hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT 12
1.3.1 Đặc điểm học sinh trường THPT 12
Trang 61.3.2 Yêu cầu đổi mới dạy học môn toán ở trường THPT theo hướng phát triển
Trang 72.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 34
2.2.1 Mục đích của khảo sát 34
2.2.2 Đối tượng của khảo sát 34
2.2.3 Nội dung của khảo sát 35
2.2.4 Phương pháp của khảo sát 35
2.2.5 Thời gian của khảo sát 35
2.2.6 Tiêu chí và thang đánh giá thực trạng 35
2.3 Thực trạng hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực họcsinh ở các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 36
2.3.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn toán theo hướng phát triển nănglực học sinh ở các trường THPT Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 36
2.3.2 Thực trạng thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn toán theo hướng pháttriển năng lực học sinh ở các trường THPT Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 37
2.3.3 Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn toán theo hướng phát triển nănglực học sinh ở các trường THPT Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 38
2.3.4 Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo hướng pháttriển năng lực học sinh ở các trường THPT Thành phố Chí Linh 41
2.3.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn toán theo hướng pháttriển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương 42
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lựchọc sinh ở các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 43
2.4.1 Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học môn Toán theo hướng phát triển nănglực học sinh ở các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 43
2.4.2 Thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn toán theo hướng phát triển NLHS ở các trường THPT Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 44
2.4.3 Thực trạng quản lý thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT thành phố
Trang 8Chí Linh tỉnh Hải Dương 472.4.4 Thực trạng quản lý đánh giá kết quả dạy học môn toán theo hướng phát triểnnăng lực học sinh ở trường THPT thành phố Chí Linh tỉnh Hải
Dương 49
Trang 92.5 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành
phố Chí Linh tỉnh Hải Dương 51
2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướngphát triển NLHS ở các trường THPT Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 52
3.1 Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp 58
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 58
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 58
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 58
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 59
3.2.Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán tại các trường THPTthành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh 59
3.2.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên môn Toán về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển NLHS ởcác trường THPT Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 59
3.2.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo tổ toán thực hiện chương trình và xây dựng nội dungdạy học môn toán theo hướng phát triển NLHS ở trường THPT .61
3.2.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới dạy học môn toán theo hướng nghiên cứu bài học 62
3.2.4.Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chứcdạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT 63
3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpmôn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT 65
Trang 103.2.6 Biện pháp 6: Tăng cường khai thác sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; khai thác hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý hoạt động
dạy học môn toán theo hướng phát triển NLHS THPT 67
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 68
3.4 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển NLHS ở các trường THPT Thành phốChí Linh, tỉnh Hải Dương 68
3.4.1 Mục đích khảo sát 68
3.4.2 Nội dung khảo sát 68
3.4.3 Đối tượng và phương pháp khảo sát 69
3.4.4 Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đãđề xuất 70
3.4.5 Tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79PHỤ LỤC
Trang 12DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Tổng hợp thực trạng qui mô, cơ sở vật chất, đội ngũ GV Toán các trường
THPT Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm học 2019 - 2020 33
Bảng 2.2: Cơ cấu theo độ tuổi GV môn toán các trường THPT Thành phố Chí Linh,
tỉnh Hải Dương, tính đến 12/2019 33
Bảng 2.3: Kết quả học lực môn Toán học kì I năm học 2019-2020 của các trường
THPT Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 34
Bảng 2.4: Đối tượng và địa bàn khảo sát 34
Bảng 2.5: Quy ước tiêu chí và điểm đánh giá 35
Bảng 2.6: Thực trạng hiệu quả đạt được mục tiêu dạy học môn toán theo hướng phát
triển NLHS ở các trường THPT Thành phố Chí Linh 36
Bảng 2.7: Thực trạng thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn toán theo hướng
phát triển NLHS ở các trường THPT Thành phố Chí Linh 37
Bảng 2.8: Thực trạng sử dụng phương pháp, kỹ thuâ dạy học môn toán theo hướng
phát triển NLHS ở các trường THPT Thành phố Chí Linh 39
Bảng 2.9: Thực trạng mức độ sử dụng hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo
hướng phát triển NLHS ở các trường THPT Thành phố Chí Linh 41
Bảng 2.10: Thực trạng đánh giá kết quả dạy học môn toán theo hướng phát triển năng
lực học sinh ở trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 42
Bảng 2.11: Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu dạy học môn toán theo hướng phát
triển NLHS ở các trường THPT Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 43
Bảng 2.12: Thực trạng quản lý chương trình, nội dung dạy học môn toán theo hướng
phát triển NLHS ở các trường THPT Thành phố Chí Linh 45
Trang 13phát triển NLHS ở trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 47
Bảng 2.14: Thực trạng quản lý đánh giá kết quả dạy học môn toán theo
hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương 49Bảng 2.15: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học môn
toán theo hướng phát triển NLHS ở các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 51
Trang 14Bảng 3.1: Đối tượng và địa bàn khảo nghiệm 69
Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá về tính cần thiết của 6 biện pháp đề xuất 70
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 72
Bảng 3.4: Sự tương quan về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 74
Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 75
Trang 15MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng dạy học từ xưa đến nay luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quátrình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục của các nhà trường nói chung Chấtlượng dạy học - giáo dục quyết định sự tồn tại và phát triển của sự nghiệp giáo dục.Đặc biệt, hiện nay việc triển khai chương trình GDPT mới vào trường phổ thông vớiđịnh hướng chuyển từ dạy học trang bị kiến thức sang dạy học phát triển năng lực choHS bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệm… chính làthể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà Nước về thực hiện thành công đổi mới căn bản,
toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết 29 của Ban chấp hành TW Đảng:“Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từquan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chínhsách ’’.
Chất lượng giáo dục phổ thông nói chung, chất lượng dạy học trong các trườngtrung học phổ thông nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng quản lý hoạt độngdạy học các bộ môn, trong đó dạy học môn Toán có vai trò quan trọng đặc biệt trongbối cảnh đổi mới giáo dục theo hướng chuẩn hóa và hội nhập quốc tế Bởi đó là mônhọc khoa học cơ bản hình thành năng lực tư duy logic và năng lực tiếp thu các khoahọc khác cho học sinh Thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học môn toán ởtrường trung học phổ thông… những năm qua đã có những chuyển biến nhất định,song nhìn chung chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chưa cao, chưa đáp ứng đượcyêu cầu đổi mới giáo dục hướng tới phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo xuthế hội nhập quốc tế
Thành phố Chí Linh là một thành phố miền núi mới được thành lập, nền kinhtế còn chưa phát triển đồng bộ, vẫn còn có học sinh dân tộc thiểu số, bao gồm 4trường THPT trên địa bàn Dưới sự chỉ đạo của các cấp, các nhà trường đã từng bướcđổi mới hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, chất lượng giáodục của các nhà trường ngày càng được nâng lên Tuy nhiên, các trường THPT trênđịa bàn thành phố Chí Linh vẫn còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trong hoạtđộng dạy môn toán của giáo viên và hoạt động học của học sinh Để tìm những giảipháp phù hợp, khả thi, khắc phục những khó khăn, hạn chế, đảm bảo nâng cao chấtlượng dạy học, đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay trong dạy học bộ môn toán
tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài: "Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo
Trang 16hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương".
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động dạy học môntoán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố Chí Linh,tỉnh Hải Dương Đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toántheo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnhHải Dương nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT nói chung và môntoán nói riêng
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn toán theo theo
hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn toán theo
hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh HảiDương
- Đề xuất một số biện pháp biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán
theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnhHải Dương
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THPT
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THPT thành phố ChíLinh , tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh
Trang 17Hiện nay công tác quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường trung họcphổ thông thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả nhất định,song bên cạnh đó còn có nhiều khó khăn, bất cập, hạn chế Nếu xây dựng được các
Trang 18biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực họcsinh một cách hợp lý, khả thi, tập trung khắc phục những bất cập thì sẽ nâng cao chấtlượng dạy học môn toán nói riêng chất lượng dạy học các nhà trường nói chung ở cáctrường trung học phổ thông thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu tài liệu, kết quả nghiên cứu khoa học, các tổng kết kinh nghiệmcủa nhà quản lý giáo dục về hoạt động dạy học môn toán, quản lý hoạt động dạy họcmôn toán ở trường THPT Phân tích, khái quát hóa, so sánh, tổng hợp các thông tin,tư liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy học của giáo viên và học sinhTHPT thuộc địa bàn nghiên cứu
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏiđóng/mở về vấn đề hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực họcsinh ở các trường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương
- Phương pháp đàm thoại: bằng hệ thống câu hỏi để trả lời trực tiếp đối thoạivề vấn đề hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở cáctrường THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương
6.3 Các phương pháp hỗ trợ
Dùng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng
phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường
THPT thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh
Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường
THPTthành phố Chí Linh - tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học
Trang 19Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở TRƯỜNG THPT1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực
Dạy học phát triển năng lực, phẩm chất người học là một xu hướng tất yếu củagiáo dục Việt Nam và của các nước trên thế giới hiện nay Trước sự thay đổi mạnhmẽ của khoa học, công nghệ thì dạy học định hướng nội dung, kinh viện, nặng vềtruyền thụ kiến thức bộc lộ nhiều điểm bất cập
Sự hình thành và phát triển của xu hướng dạy học tiếp cận năng lực Tiếp cậnNL trong giáo dục nói chung, dạy học nói riêng được hình thành, phát triển rộngkhắp ở Mỹ vào những năm 1970 và trở thành một phong trào với những nấc thangmới trong những năm 1990 ở Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales Sở dĩ có sự pháttriển mạnh mẽ này là do rất nhiều học giả và các nhà thực hành phát triển nguồn nhânlực xem tiếp cận NL là cách thức có ảnh hưởng nhiều nhất, được ủng hộ mạnh mẽ
nhất để cân bằng giáo dục và quá trình dạy học, là “cách thức để chuẩn bị lực lượng
lao động cho một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu” và là “một câu trả lời mạnh mẽđối với những vấn đề mà các nhà trường, cá nhân, tổ chức đang phải đối mặt trongthế kỷ XXI” [64, tr.46] Đặc trưng và ưu thế của dạy học tiếp cận năng lực.Theo J
Richard và T.Rodger: “Tiếp cận năng lực trong dạy học tập trung vào kết quả học
tập, nhắm tới những gì học sinh dự kiến phải làm được hơn là nhắm tới những gì họcần phải học được” [63]
Ở nước ta nghiên cứu về dạy học và dạy học theo hướng phát triển năng lực
người học, trong đó phải kể đến nghiên cứu “Đổi mới giáo dục và tổ chức các hoạt
động dạy học để phát triển năng lực, phẩm chất người học” của tác giả Trịnh Văn
Biều và Trần Thị Ngọc Hà đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phốHồ Chí Minh số 10 (88) năm 2016 Trịnh Văn Biều đã chỉ rõ sự khác biệt giữa dạyhọc định hướng nội dung và dạy học phát triển năng lực phẩm chất người học ở 6phương diện: mục đích, nội dung, phương pháp, tổ chức, kiểm tra đánh giá và sảnphẩm
Trang 20Tác giả Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường, (2011) với “Lý luận dạy học hiện
đại, Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học”, NXB Đại học Sư
phạm Trong cuốn này hai tác giả đã nêu rõ: “Giáo dục định hướng năng lực nhằm
mục tiêu phát triển năng lực người học Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảmbảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện cácphẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huốngthực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộcsống và nghề nghiệp” [13] Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư
cách chủ thể của quá trình nhận thức Khác với chương trình định hướng nội dung,chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất
lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học Việc quản líchất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”,
tức là kết quả học tập của học sinh
Đánh giá theo NL không chỉ là đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập củaHS mà phải hướng tới việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độcủa HS để thực hiện nhiệm vụ học tập theo một chuẩn nhất định Do vậy, đánh giátheo NLHS chủ yếu là đánh giá dựa trên hoạt động thực hiện và áp dụng kiến thức
vào thực tế của HS Từ đó, theo tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến, “bài toán đổi mới đánh
giá học sinh trong giáo dục theo tiếp cận NL là một bài toán phức tạp và đa tầng”
[57, tr.1] Để nâng cao hiệu quả đánh giá theo định hướng phát triển NLHS, cần thựchiện đồng bộ các biện pháp: Giúp CBQL, GV nhận thức sâu sắc về triết lý đánh giá(đánh giá vì sự tiến bộ của HS; đánh giá diễn ra trong suốt quá trình học tập; đánhgiá được khả năng vận dụng, thực hiện năng lực tư duy bậc cao…); Làm rõ khái niệmNL và NLHS phổ thông là gì? Sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức đánh giáhiện đại và truyền thống [31]
Tác giả Nguyễn Thu Hà cho rằng, hiệu quả đánh giá theo định hướng pháttriển NLHS phụ thuộc chủ yếu vào các phương pháp đánh giá Tuy nhiên, theo tác
giả, “Để các phương pháp đánh giá theo năng lực đạt chất lượng theo yêu cầu, giáo
viên phải đánh giá bằng nhiều hình thức và thông qua nhiều công cụ Nếu năng lựcđược coi như là khả năng sử dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ để giải quyết
Trang 21vấn đề trong những bối cảnh cụ thể thì các chương trình giảng dạy và các phươngpháp đánh giá cũng phải kết hợp cả ba yếu tố này” [32, tr.60].
Đứng trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và thực hiện dạy họctheo định hướng PTNL nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu trong đó có những nhà giáodục học, tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề về vị trí, vaitrò của việc tổ chức quá trình dạy học, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy học,những ưu và nhược điểm của các hình thức tổ chức dạy học hiện nay, bản chất củamối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, vai trò của người dạy và ngườihọc, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học
1.1.2 Các nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triểnnăng lực
Ở Việt Nam, quản lý dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của người quản lý các cơsở giáo dục, đồng thời cũng là nội dung quan trọng nhất trong công tác quản lýtrường học Chính vì vậy vấn đề quản lý hoạt động dạy học luôn được các nhànghiên cứu khoa học, các nhà quản lý giáo dục đề cập trong các công trình nghiêncứu khoa học
Có nhiều đề tài tiến sĩ và thạc sỹ quản lý giáo dục nghiên cứu về các biệnpháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông Liên quan trực tiếpđến đề tài tác giả đang nghiên cứu có một số công trình sau đây:
Vũ Thị Ngân nghiên cứu về đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các
trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo định hướng giáo dục THPT saunăm
2015 ”, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, 2016; Tác giả đã xây dựng khung lí luận
về hoạt động dạy học môn Toán qua đó phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạyhọc môn toán ở các trường THPT và đề ra 3 nhóm biện pháp
Dương Văn Thanh nghiên cứu về đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn
toán trong các trường THPT tỉnh Thái Bình”, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục,
2014; Tác giả đã khảo sát thực trạng dạy học môn toán ở tỉnh Thái Bình trong cáctrường THPT và đưa ra 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn toán
Đỗ Cao Thượng nghiên cứu về đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn toán
đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh dân tộc-miền núi tại trường THPTTrần
Trang 22Can tỉnh Điện Biên”, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, 2015; tác giả đã bước đầu
nghiên cứu về các hoạt động dạy học môn toán theo hướng mới trên địa bàn khó khănvà đề ra 5 biện pháp
Các nghiên cứu nêu trên của các nhà khoa học trong và ngoài nước là nhữngtri thức làm tiền đề cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục và quảnlý hoạt động dạy học trong các trường học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảgiáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Các tác giả đã đưa ra được cơ sở lý luận của hoạt động dạy học môn toán, thựctrạng việc quản lý hoạt động dạy học môn toán là một môn quan trọng ở trườngTHPT Nhưng hướng tới chương trình giáo dục phổ thông mới, khi mà các hoạt độngdạy học hướng tới việc phát triển năng lực của người học, đặc biệt là với môn toán làbộ môn với nhiều kiến thức khoa học, rất khó thay đổi phương pháp dạy học truyềnthống cũng như các quản lý Để có thể quản lý hoạt động dạy học môn toán theohướng phát triển NLHS ở các trường THPT được nâng cao hiệu quả, tác giả thấy cầnnghiên cứu sâu hơn về nội dung này
Trên cơ sở các nghiên cứu tổng quan về dạy học theo hướng phát triển NLHS,nhìn chung các tác giả đã đề cập đến các vấn đề: nội dung, chương trình theo tiếp cậnNL người học; thiết kế bài dạy và đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triểnNLHS nhưng vấn đề quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển NL HS mới chỉđược nghiên cứu dưới góc độ kế hoạch giáo dục và quản lý giáo dục, còn đi sâu cụthể vào từng môn học ở trường THPT thì chưa có nhiều nghiên cứu, bởi mỗi một bộmôn có đặc thù riêng đặc biệt là môn Toán một môn khoa học cơ bản
1.2 Một số khái niệm cơ bản
Trang 23việc học, gợi cho HS khám phá và tạo dựng kiến thức, tạo ra các môi trường học tập mạnh mẽ; nâng cao chất lượng học tập, v.v…
Chung quan điểm với các nhà nghiên cứu Phạm Viết Vượng, Nguyễn Sinh Huy,Nguyễn Văn Lê, Trần Thị Tuyết Oanh, Thái Duy Tuyên, Đặng Thành Hưng… chúng
tôi cho rằng: Dạy học là quá trình, trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều
khiển, lãnh đạo) của thầy, học sinh tự giác, tích cực, tự tổ chức, tự điều khiển quátrình nhận thức, nhằm đạt được các mục tiêu học tập [49]
Ở trường THPT, HĐDH môn toán là quá trình hình thành kiến thức toán họchoặc vận dụng nội dung kiến thức đó bao gồm như:
Nhận dạng và thể hiện: một phương pháp, một quy tắc, một định lí,… Nhữnghoạt động toán học phức hợp: định nghĩa, phương pháp chứng minh, giải toán quỹtích, giải toán dựng hình,…
Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong toán học: lật ngược vấn đề, xét tínhgiải được, phân chia trường hợp,… và thông qua hình thành hoạt động trí tuệ toánhọc chung: phân tích, tổng hợp, tính toán, tư duy giải quyết vấn đề, so sánh, trừutượng hóa, khái quát hóa,…
Những hoạt động ngôn ngữ: khi yêu cầu HS phát biểu một tính chất, giải thíchmột định nghĩa, trình bày lời giải một bài toán,…
Do đó có thể hiểu, hoạt động dạy học môn toán ở trường THPT là quá trình,
tương tác giữa GV và HS, trong đó dưới tác động chủ đạo của GV, HS tự giác, tíchcực, tự tổ chức, tự điều khiển quá trình nhận thức, nhằm đạt được các mục tiêu họctập của môn Toán trong trường phổ thông.
1.2.2 Hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh
1.2.2.1 Năng lực học sinh
Bàn về khái niệm NL có rất nhiều tác giả nghiên cứu, khái niệm NL được sửdụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: “Năng lực là thuộc tính các
nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện,cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cánhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,…thực hiện thành công một loại hoạt độngnhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [26].
Trang 24Từ đó, có thể hiểu: Năng lực của học sinh phổ thông là khả năng vận dụng kết
hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập và giải quyếtcó hiệu quả những vấn đề có thực trong cuộc sống của các em.
Khi nói đến năng lực học sinh là nhấn mạnh đến khả năng thực hiện,vận dụng
kiến thức tức là người học phải biết - làm chứ không dừng lại ở biết - hiểu và hànhđộng “làm” ở đây được gắn với kiến thức và kỹ năng chứ không phải “làm” một cách
máy móc
1.2.2.2 Đặc điểm dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
Tổng hợp các quan điểm của các nhà nghiên cứu cho thấy, dạy học theo hướngphát triển NLHS được thể hiện ở những đặc trưng sau:
- Dạy học thông qua các hoạt động của HS: GV tổ chức liên tiếp các hoạt độnghọc tập, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết, GV không cung cấp, áp đặtkiến thức có sẵn mà chỉ tổ chức, chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập: tái hiệnkiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáo tạo kiến thức vào giải quyết cáctình huống
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Rèn luyện cho HS nhữngtri thức phương pháp để HS biết cách đọc sách giáo khoa, tài liệu học tập, biết cách tựtìm tòi và phát hiện kiến thức mới, đồng thời rèn luyện cho HS các thao tác tư duy:phân tích, tổng hợp, khái quát hóa…từ đó hình thành và phát triển những tiềm năngsáng tạo của các em
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác: Mục đích để tạođiều kiện cho HS được nghĩ, được làm, được thảo luận nhiều hơn Lớp học chính làmôi trường giao tiếp thầy - trò và trò - trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệmcủa từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập
- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò: Quan tâm đến đánh giá kếtquả học tập trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống các câu hỏi, bài tập Chútrọng rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS Khi đánh giá phảinêu được cách sửa chữa các sai sót
1.2.2.3 Dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh
Hiện nay, dạy học được tiếp cận với 2 quan điểm dạy học đó là dạy học địnhhướng nội dung và dạy học theo chuẩn đầu ra hay còn gọi dạy học theo định hướngphát triển năng lực học sinh
Trang 25Theo quan điểm dạy học định hướng nội dung là cách dạy tập trung xác địnhvà trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học cần biết cái gì? Cách tiếp cận này chủyếu dựa vào yêu cầu nội dung học vấn của một khoa học nên thường nặng về lýthuyết và tính hệ thống, mục đích dạy sao cho người học biết được càng nhiều kiếnthức càng tốt, ít chú trọng tới rèn kỹ năng và năng lực nhất là khi người thiết kế ítchú đến tiềm năng, các giai đoạn phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của ngườihọc.
Theo quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học: là
hoạt động dạy học nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học đảmbảo thực hành tốt các công việc thực tiễn theo chuẩn đầu ra quy định môn học, bậchọc nhất định.
Như vậy, dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh được hiểu chính là
tập trung vào hình thành hệ thống NLHS mà người học cần đạt được sau khi tốtnghiệp Dạy học theo phát triển NLHS tập trung vào trả lời cho câu hỏi: Sau khi tốtnghiệp người học biết làm những gì thông qua các hoạt động cụ thể; sử dụng nhữngtri thức học được để giải quyết các tình huống do hoạt động thực tiễn của côngviệc đặt ra như thế nào? Tinh thần, thái độ làm việc ra sao? Nói cách khác, dạy họchướng đến hình thành cho người học những năng lực cần thiết để người học có thểthích ứng và phát triển trong cuộc sống, không ngừng sáng tạo trong công việc, đápứng ngày càng cao nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập toàn cầu
Từ những quan điểm, hiểu biết trên trong luận văn này chúng tôi tquan niệm:
Dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực HS là quá trình dạy học lấy HSlàm trung tâm, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạyhọc… tích cực để nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực nhận thứcvà vận dụng kiến thức toán học vào giải quyết các tình huống thực tiễn, đạt mục tiêudạy học môn toán.
Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh chính là tiếp cậnkết quả đầu ra, được tập trung vào hình thành hệ thống năng lực tư duy Toán học (tưduy logic, tư duy tính toán,…); năng lực giải quyết các vấn đề toán học (phân tích,chứng minh, …); năng lực mô hình hóa toán học(các bài toán thực tiễn); năng lựcgiao tiếp toán học(biểu diễn toán học, lập luận, trình bày,…); năng lực sử dụng các
Trang 26công cụ, phương tiện toán học; năng lực tự học toán với các phương pháp phù hợp,đồng thời rèn năng lực làm việc nhóm một cách có hiệu quả trong quá trình học tậpmôn toán Dạy học môn toán giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lựcchung, đồng thời phát triển các năng lực chuyên biệt đặc thù đáp ứng được yêu cầuchương trình giáo dục phổ thông mới.
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lựchọc sinh
1.2.3.1 Quản lý
Dưới các cách tiếp cận khác nhau, mỗi một tác giả trong nước hay ngoài nướclại hiểu với nhiều cách khác nhau
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa kinh điển
nhất về quản lý là “Quá trình tác động có chủ hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
(người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm chotổ chức vận hành và đạt được mục đích của mình” [29, tr.30].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh
hưởng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung” [10,
tr.176]
Theo tác giả Phan Văn Kha, khái niệm quản lý trong hoạt động giáo dục được
hiểu là: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra công việc
của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợpđể đạt được các mục đích đã định”[38, tr.23].
Từ những khái niệm trên, trong khuôn khổ đề tài, tác giả khái niệm: Quản lý là
sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thểquản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực, thời cơ để đạt mục tiêu của tổchức.
1.2.3.2 Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh
Tiếp cận các khái niệm năng lực học sinh; hoạt động dạy học; hoạt đông dạyhọc môn toán theo tiếp cận năng lực, quản lý đã nghiên cứu trên tác giả nhận định:
Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh là sựtác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý nhà trường lên HĐDH môn
Trang 27toán nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực, thời cơ để đạt mục tiêu của hoạtđộng dạy học môn nói riêng, mục tiêu chất lượng dạy học chung trong nhà trường
Trang 28Quản lý hoạt động dạy dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học
sinh là quá trình quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học môn toán, việc thực hiện
chương trình, nội dung môn toán, sử dụng các phương pháp dạy học quản lý các điềukiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dạy học môn toántheo phát triển năng lực học sinh Chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn toán ởtrường THPT là hiệu trưởng nhà trường, tiếp theo là tổ trưởng chuyên môn và giáoviên dạy học môn toán trong trường
Quản lý hoạt động dạy học môn toán nằm trong toàn bộ quá trình quản lý cáchoạt động dạy nói chung của nhà trường Tuy nhiên, do đặc thù bộ môn toán nên cầncó cách quản lý riêng cho phù hợp
1.3 Hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ởtrường THPT
1.3.1 Đặc điểm học sinh trường THPT
Học sinh trường THPT là độ tuổi đầu của lứa tuổi thanh niên Ở độ tuổi nàycác em có sự phát triển về thể chất, đạt sự trưởng thành về mặt cơ thể Ở trườngTHPT, hoạt động cơ bản là học tập, nhưng nó đòi hỏi HS có trình độ tư duy, có tínhđộc lập và sáng tạo cao trong hoạt động học tập.Cũng ở độ tuổi THPT hứng thú vàkhuynh hướng học tập ở mỗi HS đã trở nên xác định và thể hiện rõ ràng hơn Các emthường có hứng thú học tập ổn định với một môn học nào đó hay lĩnh vực nào đó, màtừ đó các em có những định hướng liên quan đến nghề nghiệp, công việc yêu thích
Môn toán ở trường THPT góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủyếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năngthen chốt và tạo cơ hội để học sinh trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạolập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với thực tiễn, giữa toán họcvới các môn học và hoạt động giáo dục khác
Môn Toán luôn là một trong các môn được học sinh rất yêu thích lựa chọn, nólà cách tốt nhất phát triển tư duy logic, thông minh nhưng để có thể học tốt toán vàphát huy được khả năng học tập của các em thì chưa chắc giáo viên nào đã làm được.Trong chương trình học môn Toán ở THPT, các em thường thích học và dễ tiếp cậnkiến thức mảng Số và Đại số, Thống kê và xác suất, còn lại đa số gặp khó khăn khihọc Hình học và đo lường
Trang 29Để phát huy được việc học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinhđòi hỏi công tác quản lý hoạt động dạy học môn toán phải đạt được hiệu quả.
1.3.2 Yêu cầu đổi mới dạy học môn toán ở trường THPT theo hướng phát triểnnăng lực học sinh
Trước hết cần xác định các yêu cầu về năng lực toán học (mức độ phát triển ởtừng lớp và của cả cấp THPT) mà người học cần phải có trong quá trình học tập ởnhà trường và để hoạt động hữu ích, có hiệu quả trong thực tế đời sống Tiếp theo,khi xác định các yếu tố của quá trình dạy học như: mục tiêu dạy học, phạm vi và mứcđộ nội dung dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giákết quả học tập đều phải được đối chiếu với các yêu cầu của năng lực toán học cầnhình thành và phát triển ở học sinh và cái đích cuối cùng (kết quả đầu ra cần đạt) làphải hình thành được năng lực học tập môn toán ở các em
Chon lựa và tổ chức nội dung dạy học không chỉ dựa vào tính hệ thống, logiccủa khoa học toán học mà ưu tiên những nội dung phù hợp trình độ nhận thức của họcsinh trung học phổ thông, thiết thực với đời sống thực tế hoặc có tính tích hợp, liên
môn, góp phần giúp học sinh hình thành, rèn luyện và làm chủ các “kĩ năng sống”.
Cấu trúc các “mạch nội dung” và các “nhánh năng lực” của môn Toán cần
phải liên kết chặt chẽ với nhau, xoắn vào nhau tương tự như mô hình chuỗi xoắn képvới các liên kết ngang của phân tử DNA
Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học dựa trên cơ sở tổ chức các hoạtđộng trải nghiệm, khám phá phát hiện, học tập độc lập, tích cực, tự học có hướng dẫncủa học sinh (thay đổi lối dạy của giáo viên) Tạo dựng môi trường dạy học tương táctích cực Tăng thực hành, vận dụng, gắn kết giữ nội dung dạy học với đời sống thựctiễn của học sinh, của cộng đồng Chú trọng khai thác và sử dụng kinh nghiệm củahọc sinh trong đời sống hàng ngày
Tập trung vào đánh giá sự phát triển năng lực học tập môn Toán của người họcbằng nhiều hình thức: Tự đánh giá, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, đánh giáthông qua sản phẩm của học sinh,…Tăng cường quan sát, nhận xét cụ thể bằng lời,động viên, giúp học sinh tự tin, hứng thú, tiến bộ trong học tập môn Toán của họcsinh
Ngoài ra, do việc hình thành, phát triển các năng lực đòi hỏi sự vận dụng phốihợp các kiến thức, kĩ năng… nên khi xây dựng chương trình hoặc thiết kế bài học
Trang 30môn toán cần chú ý tới tính tổng thể, tính tích hợp, liên môn Logic khoa học toánhọc không phải là yếu tố duy nhất chi phối việc tổ chức nội dung chương trình môntoán và nội dung bài học môn toán Không đặt vấn đề chú trong tới việc cung cấpnhiều kiến thức toán học thuần túy mà chú ý lựa chọn, tổ chức các nội dung học toánmột cách hợp lý, tạo cơ sở cho việc phát triển các năng lực của học sinh Cần đổi mớicách quản lí cũng như linh hoạt trong việc thực hiện chương trình dạy học Chươngtrình dạy học định hướng phát triển năng lực không quy định những nội dung dạy họcchi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình dạy học, trên cơsở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hìnhthức tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện đucợ mục tiêu dạyhọc Học sinh cần đạt được những kết quả theo yêu cầu đã quy định trong chươngtrình Việc đưa ra yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất, về nội dung cũng là côngcụ nhằm đảm bảo quản lí chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra [53,tr.30-31].
1.3.3 Mục tiêu dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ởtrường THPT
Theo Nghị quyết số 29-NQ/TƯ của Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI đã
xác định rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Phát triển khả năng sáng tạo, tự
học, khuyến khích học tập suốt đời” cho học sinh [7]
Chương trình tổng thể Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nêu rõ:
“Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu,
năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi; năng lực tư duy và lậpluận toán học, năng lực mô hình học toán, năng lực giải quyết vấn đề toán học, nănglực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện toán học; pháttriển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụngtoán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ýtưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sốngthực tiễn” [26].
Do vậy dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trườngTHPT nhằm đạt được:
Trang 31Truyền thụ tri thức, kĩ năng, phương pháp toán học phổ thông cơ bản, hiện đạisát thực tiễn Việt Nam theo tinh thần giáo dục kĩ thuật tổng hợp; đồng thời trau dồicho
Trang 32HS khả năng vận dụng những hiểu biết toán học vào việc học tập các môn học khác,vào đời sống lao động sản xuất, thực tiễn và tạo tiềm lực tiếp thu khoa học kĩ thuật.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêuvà trả lời được câu hỏi khi lập luận, quy nạp, suy diễn để hiểu được những cách thứckhác nhau trong việc giải quyết vấn đề; thiết lập được mô hình toán học để mô tả tìnhhuống, từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề toán học đặt ra trong mô hình được thiếtlập; thực hiện và trình bày được giải pháp đã thực hiện, phản ánh được giá trị của giảipháp, khái quát hóa được cho vấn đề tương tự; sử dụng công cụ, phương tiện học toántrong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề toán học
Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản, thiết yếu về Đại số và một sốyếu tố giải tích; Tính toán và sử dụng công cụ tính toán; sử dụng ngôn ngữ và kí hiệuđại số; biến đổi biểu thức đại số và siêu việt (lượng giác, mũ, lôgarit), phương trình,hệ phương trình, bất phương trình; nhận biết các hàm số sơ cấp cơ bản (lũy thừa,lượng giác, mũ, lôgarit); khảo sát hàm số và vẽ đồ thị hàm số bằng công cụ đạo hàm;sử dụng ngôn ngữ hàm số, đồ thị hàm số để mô tả và phân tích một số quá trình vàhiện tượng trong thế giới thực; sử dụng tích phân để tính toán diện tích hình phẳng vàthể tích vật thể trong không gian
Đối với nội dung phần Hình học và Đo lường: cung cấp cho hcoj sinh nhữngkiến thức và kỹ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một sốhình phẳng, hình khối quen thuộc; phương pháp đại số; giải quyết một số vấn đề thựctiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường
Đối với nội dung Thống kê và Xác suất: Hoàn thiện khả năng thu nhập, phânloại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; sử dụng các công cụ phân tích dữliệu thống kê thông qua các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân táncho mẫu số liệu không ghép nhóm và ghép nhóm; sử dụng các quy luật thống kế trongthực tiễn; nhận biết các mô hình ngẫu nhiên, các khái niệm cơ bản của xác suất và ýnghĩa của xác suất trong thực tiễn
Thông qua HĐDH môn toán góp phần bồi dưỡng cho HS thế giới quan duy vậtbiện chứng, rèn luyện cho HS phẩm chất của người lao động mới đó là: làm việc có
Trang 33mục đích, có kế hoạch, có phương pháp, có kiểm tra, tính cẩn thận, chính xác, sángtạo, biết tư duy logic,….
Bảo đảm chất lượng phổ cập giúp cho HS có kiến thức toán học phổ thông, bấtkể sau này họ làm nghề gì và hoạt động trong lĩnh vực nào Đồng thời chú trọng pháthiện và bồi dưỡng một số học sinh có năng khiếu, tài năng về toán để góp phần xâydựng nền khoa học kĩ thuật và nền toán học Việt Nam, mau chóng rút ngắn khoảngcách giữa nước ta với các nước tiên tiến
Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả củagiáo dục THPT, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹthuật và hướng nghiệp Trong nhà trường phổ thông môn toán có một vai trò vị trí vàý nghĩa hết sức quan trọng Môn toán ngoài việc kiến tạo kiến thức, kỹ năng toán họcphổ thông nó còn có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí tuệ, giáo dục tư tưởngchính trị, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ và nhanh nhẹn trong giao tiếp Do đó dạy họctheo hướng phát triển NLHS chính là cách hiệu quả nhất giúp các em bộc lộ và pháthuy được khả năng của mình, phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọngnăng lực vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn
1.3.4 Nội dung, chương trình dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lựchọc sinh ở trường THPT
Nội dung chương trình môn toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiếnthức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất và có cấu trúc dựatrên sự phối hợp cả cấu trúc tuyến tính với cấu trúc “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm,mở rộng và nâng cao dần)
Số và Đại số là cơ sở cho tất cả các nghiên cứu sâu hơn về toán học, nhằmmục đích hình thành những công cụ toán học để giải quyết các vấn đề của toán học,của các lĩnh vực khoa học khác có liên quan cũng như đạt được các kỹ năng thựchành cần thiết cho cuộc sống hằng ngày Hàm số cũng là công cụ quan trọng cho việcxây dựng các mô hình toán học của các quá trình và hiện tượng trong thế giới thực.Một mục tiêu quan trọng của việc học Số và Đại số là tạo ra cho học sinh khả năngsuy luận suy diễn, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán họcvà việc hình thành khả năng sử dụng các thuật toán
Trang 34Hình học và Đo lường là một trong những thành phần quan trọng nhất củagiáo dục toán học, rất cần thiết cho việc tiếp thu các kiến thức cụ thể về không gianvà các kỹ năng thực tế thiết yếu Hình học hình thành những công cụ nhằm mô tả cácđối tượng, thực thể của thế giới xung quanh Một mục tiêu quan trọng của việc họcHình học là tạo ra cho học sinh khả năng suy luận, kỹ năng thực hiện các chứng minhtoán học, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học, trí tưởngtượng không gian và tính trực giác Ngoài ra, Hình học còn góp phần giáo dục thẩmmỹ và nâng cao văn hóa toán học cho học sinh Việc gắn kết Đo lường và Hình họcsẽ tăng cường tính trực quan, thực tiễn của việc dạy học bộ môn Toán.
Thống kê và Xác suất là một thành phần bắt buộc của giáo dục toán học trongnhà trường, góp phần tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toánhọc Thống kê và Xác suất tạo cho học sinh khả năng nhận thức và phân tích cácthông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hiểu bản chất xác suất củanhiều sự phụ thuộc trong thực tế, hình thành sự hiểu biết về vai trò của thống kê nhưlà một nguồn thông tin quan trọng về mặt xã hội, biết áp dụng tư duy thống kê đểphân tích dữ liệu Từ đó, nâng cao sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế giớihiện đại cho học sinh
Hoạt động trải nghiệm toán học: Thực hiện các đề tài, dự án học tập về Toán,đặc biệt là các đề tài và các dự án về ứng dựng toán học trong thực tiễn; Tổ chức cáctrò chơi toán học, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về toán học, giaolưu với học sinh có năng khiêu toán và các nhà toán học,… Những hoạt động đó sẽgiúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được tích lũy;giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm địnhhướng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo dựng một số năng lực cơ bản cho người lao độngtương lai và người công dân có trách nhiệm
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 cấp THPT đối với môn toán cụ thể như sau:
+ Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp:
Mỗi lớp có thêm 35 tiết/1 năm học cho các chuyên đề học tập lựa chọn
Trang 35+ Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục:
Mạch kiến thứcSố, Đại số vàMột số yếu
tố giải tích
Hình họcvà đolường
Thống kêvà Xác
suất
Hoạt độngthực hành
và trảinghiệm
Trung họcphổ thông
Để có thể thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn toán theo hướng pháttriển NLHS ở trường THPT, nhà trường cần:
Thực hiện giảng dạy và học môn toán đúng, đủ nội dung, chương trình theoquy định của Bộ giáo dục và đào tạo
Mở rộng, phát triển nội dung dạy học môn toán nhằm phát triển NLHS.Phát triển nội dung dạy các chuyên đề toán học phù hợp với điều kiện thực tếcủa nhà trường
1.3.5 Phương pháp dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
Bám sát chương trình phổ thông 2018 cả về mạch kiến thức và phương pháptiếp cận thực hiện Hoạt động dạy học môn toán áp dụng các phương pháp tích cựchoá hoạt động của học sinh Các phương pháp dạy học môn toán theo hướng pháttriển năng lực học sinh ở trường THPT là các phương pháp, trong đó giáo viên đóngvai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường và tình huống học tậpkhuyến khích HS tích cực tham gia vào nghiên cứu, tìm tòi, tìm hiểu vấn đề Có thểkể đến các phương pháp dạy học tích cực sau thường được áp dụng trong môn Toán:
Trang 36Các phương pháp, kỹ thuật dạy phát huy năng lực học sinh đáp ứng yêu cầugiáo dục phổ thông mới có thể kể đến các phương pháp, kỹ thuật dạy học sau:
Các phương pháp dạy học tích cực
+ Phương pháp thí nghiệm: Là một phương pháp nghiên cứu, đặc trưng qua
việc người thí nghiệm chủ động thay đổi và ghi lại có hệ thống ít nhất một biến độclập mà sự thay đổi chủ động này có hiệu ứng đối với biến phụ thuộc và loại bỏ tácđộng của biến khác nhằm khẳng định tính đứng đắn của một giả thuyết hoặc bác bỏnó Thông qua thí nghiệm, người học lĩnh hội được tri thức khoa học, phát triển NLnghiên cứu và kỹ năng thực hành
+ Phương pháp vấn đáp: Là phương pháp dạy học được đặc trưng bởi việc
trao đổi giữa GV và người học hoặc giữa người học với nhau để cùng phát triển bàidưới sự điều khiển của GV thông qua việc đặt ra những câu hỏi phù hợp với nội dungdạy học để từ đó lĩnh hội được nội dung bài học
+ Phương pháp dạy học phân hóa
Trong dạy học toán ở trường phổ thông, việc kết hợp giữa giáo dục diện đại tràvới giáo dục diện mũi nhọn, giữa phổ cập với nâng cao cần được tiến hành theo tưtưởng chủ đạo sau: Lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp làm nền tảng; Sửdụng những biện pháp nhân hóa đưa diện HS yếu kém lên trình độ chung; Có nhữngnội dung bổ sung và biện pháp phân hóa giúp HS khá, giỏi đạt được những yêu cầunâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản
+ Phương pháp thực hành: Là phương pháp trên cơ sở sự quan sát GV làm
mẫu và thực hiện tự lực của HS dưới sự hướng dẫn của GV nhằm hình thành kiếnthức, rèn kỹ năng, kỹ xảo, năng lực cho HS
+ Phương pháp trực quan: Là phương pháp sử dụng các phương tiện trực
quan, trang thiết bị kỹ thuật trong dạy học khi ôn tập, củng cố, hệ thống hóa và kiểmtra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
+ Phương pháp bàn tay nặn bột: Là phương pháp dưới sự giúp đỡ của GV,
chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiếnhành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến
Trang 37+ Phương pháp dạy học dự án
Dạy học dự án được hiểu như là một phương pháp hay một hình thức dạy học,trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lýthuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu
Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quátrình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểmtra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện Điểm cốt lõi của học tập dựatrên dự án là: học qua làm (Learning by doing) tức là thông qua làm việc (hành độngcó chủ định) mà hiểu biết và lĩnh hội giá trị
Các kỹ thuật dạy học tích cực:
+ Kỹ thuật khăn trải bàn: Là kỹ thuật mang tính hợp tác giữa hoạt động cá
nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích sự tham gia tích cực, tăng cường tính độclập, trách nhiệm, sự tương tác của HS
+ Kỹ thuật mảnh ghép: Có sự hợp tác giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các
nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề), kích thích sự thamgia tích cực của HS, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (không chỉhoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thànhnhiệm vụ ở vòng 2)
+ Kỹ thuật công não: Là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới,
độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận các thành viên được cổ vũtham gia một cách tích cực, không hạn chế về các ý tưởng
+ Kỹ thuật “ổ bi”: Là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó
người học chia thành hia nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng củamột ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi người học có thể nói chuyện vớilần lượt các người học ở nhóm khác
+ Kỹ thuật XYZ: Là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận
nhóm X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là số phútdành cho mỗi người
1.3.6 Hình thức tổ chức dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
Hình thức tổ chức dạy học môn toán là hình thức vận động của nội dung dạyhọc cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện
Trang 38mục tiêu và nhiệm vụ dạy học môn toán.Trong một tiết học để có thể đạt được hiệuquả cao cần tổ chức đa dạng hóa các hình thức học tập Các hình thức này hấp dẫn,phù hợp với các tính năng đơn vị, đặc điểm và mức độ của học sinh Điều kiện cụ thểcho các lớp học, trường học và địa điểm.
Trong trường THPT có thể sử dụng các hình thức dạy học môn Toán như sau:
- Dạy học cả lớp
Là hình thức tổ chức dạy học (HTTCDH) mà đối tượng tiếp nhận kiến thức làtoàn bộ học sinh trong lớp học Theo HTTCDH này, hoạt động trong giờ học chủ yếulà GV, HS làm ít và tiếp nhận thông tin một cách thụ động
- Dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học hợp tác, qua đó HS được tổchức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạnhọc Hình thức tổ chức dạy học này khai thác trí tuệ của tập thể HS, đồng thời HSđược rèn luyện thông qua hoạt động tập thể
Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học mới - một trong những hìnhthức thực hiện tốt nhất việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của HS Vớihình thức này, HS được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức bằngchính khả năng của mình với sự tổ chức, hướng dẫn của GV
- Dạy học cá nhân
Dạy học cá nhân là hình thức GV dạy trực tiếp cho một cá nhân hoặc GV cóthể sử dụng các tài liệu, phương tiện dạy học (phiếu học tập, sách bài tập, câu hỏi trắcnghiệm trên máy tính), giao việc cụ thể cho từng HS GV cũng có thể yêu cầu từngem tự làm một số thí nghiệm, sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng dạy học, điều tra… Sauđó, từng HS hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao
Hình thức dạy học cá nhân cần được sử dụng vì có nhiều kiến thức HS đã trigiác được ở môi trường sống xung quanh Tuy nhiên, các em chưa nhận thức đầy đủvà thường có những thắc mắc khác nhau về kiến thức này
- Dạy học trải nghiệm
Là hình thức GV tổ chức cho HS được tham gia trải nghiệm các hoạt động nhưđo đạc, tính toán,…sau đó tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng,
Trang 39các khả năng tư duy và phát triển tiềm năng của học sinh Các bài học bên ngoài lớp học thường trực quan, sinh động, gần gũi và được HS rất yêu thích.
- Dạy học theo chuyên đề, chủ đề, nghiên cứu bài học: Là hình thức tổ/nhóm
chuyên môn xây dựng và nghiên cứu cụ thể các chuyên đề, chủ đề, nghiên cứu bàihọc theo từng khối cụ thể theo kì, năm học Các nội dung dạy học được sắp xếp lại,liên quan đến nhau, tổ chức các hoạt động theo hướng tích cực đổi mới, chú trọngphát huy NLHS tối đa, tạo cơ hội cho tất cả các HS được tham gia vào quá trình họctập Là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viênkhông dạy học bằng cách truyền thụ kiến thức mà hướng dẫn học sinh tự lực tìmkiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn
1.3.7 Các hình thức đánh giá kết quả dạy học môn toán theo hướng phát triểnnăng lực học sinh ở trường THPT
Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời,có giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) của môn toán theo hướng phát triểnnăng lực học sinh và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điềuchỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triể̉n chương trình, bảo đảm sự tiến bộcủa từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục
Vận dụng kết hợp nhiều hình thức đánh giá, nhiều phương pháp đánh giá (vấnđáp, trắc nghiện khách quan, tự luận,…) vào những thời điểm thích hợp
Theo hướng dẫn của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, dạy học môntoán theo hướng phát triển năng lực học sinh THPT được đánh giá thông qua các hìnhthức sau:
- Đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn toán tổ chức, kết hợpvới đánh giá của giáo viên các môn học khác, của cha mẹ học sinh, của bản thânhọc sinh được đánh giá và của các học sinh khác Đánh giá thường xuyên đi liềnvưới tiến trình hoạt động học tập của học sinh, tránh tình trạng tách rời giữa quátrình dạy học và quá trình đánh giá, bảo đảm mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ tronghọc tập của học sinh
- Đánh giá định kì có mục đích chính là đánh giá việc thực hiện các mục tiêuhọc tập Kết quả để công nhận kết quả học tập môn toán của học sinh do cơ sở giáodục tổ chức thông qua các kì kiểm tra như kiểm tra học kì, kiểm tra cuối năm
Trang 40- Đánh giá trên diện rộng ở cấp Quốc gia do tổ chức khảo thí cấp quốc gia tổchức được sử dụng để chứng nhận cấp độ học tập và để phục vụ công tác quản lí cáchoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ phát triểnchương trình môn toán Như kì thi THPT Quốc gia hàng năm, môn toán được kiểmtra dưới hình thức trắc nghiệm.
Phương thức đánh giá đảm bảo độ phù hợp, tin cậy, khách quan không gây lênáp lực cho học sinh, hạn chế tốn kém cho gia đình và xã hội
1.4 Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
1.4.1 Vai trò của hiệu trưởng trong việc quản lý hoạt động dạy học môn toán theohướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
Trong trường THPT, người Hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng trong việcquản lý, điều hành các hoạt động học tập của nhà trường Hoạt động dạy học môntoán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT cũng vậy, để đạt đượchiệu quả cao, Hiệu trưởng có vai trò sau:
- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo tổ bộ môn toán thực hiện xây dựng và tổ chứcdạy học môn toán theo hướng phát triển NLHS
- Tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ, nghiệpvụ cho CBQL, GV môn toán về dạy học theo hướng phát triển NLHS
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra các hoạt động dạy học môn toán theohướng phát triển NLHS như dự giờ, kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất kế hoạchgiảng dạy
- Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướngphát triển NLHS như máy chiếu, bảng tương tác, SGK, sách tham khảo, mô hình toánhọc,…
- Quản lý GV môn toán: phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại GV;thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật
- Quản lý HS và các hoạt động của HS do nhà trường tổ chức: xét duyệt kết quả, đánh giá, xếp loại HS theo đúng quy định
Việc thực hiện có thành công và hiệu quả đổi mới công tác giáo dục hiện nay ởtrường THPT phụ thuộc rất nhiều vào vai trò lãnh đạo của người đứng đầu cơ sở giáo