1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng đăc biệt khó khăn huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng

139 94 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 2,67 MB

Nội dung

Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn ...12 1.3.1.. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản l

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM–––––––––––––––––––––––

NÔNG THẾ TUÂN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEOĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINHỞ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM–––––––––––––––––––––––

NÔNG THẾ TUÂN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEOĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINHỞ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG

Ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHÙNG THỊ HẰNG

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019

Tác giả luận vănNông Thế Tuân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, PhòngĐào tạo (Bộ phận sau Đại học), Khoa Tâm lí giáo dục - Trường ĐHSP Sư Phạm TháiNguyên, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình học tập, nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn, sự kính trọng đặc biệt đến PGS.TS Phùng Thị Hằng

-người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi hoàn thành luận

văn

Tôi xin chân thành cảm ơn:- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Trùng Khánh;- Ban giám hiệu, các giáo viên dạy trường THCS vùng đặc biệt khó khănhuyện Trùng Khánh;

- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôitrong suốt thời gian qua.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thểcòn có những mặt hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sựchỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019

TÁC GIẢ NôngThế Tuân

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN 6

1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Trên thế giới 6

1.1.2 Ở Việt Nam 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 8

1.2.1 Quản lý 8

1.2.2 Dạy học, hoạt động dạy học 9

1.2.3 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 10

1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 11

1.3 Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn 12

1.3.1 Vùng đặc biệt khó khăn, đặc điểm tâm lí của học sinh THCS vùng đặc biệtkhó khăn 12

Trang 6

1.3.2 Lý luận về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng

lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn 15

1.3.3 Lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng pháttriển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn 32

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn 39

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG 44

2.1 Khái quát về các trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyệnTrùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 44

2.1.1 Điều kiện tự nhiên - xã hội của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 44

2.2 Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát 47

2.2.1 Mục đích khảo sát 47

2.2.2 Nội dung khảo sát 48

2.2.3 Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu 48

2.3 Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnhCao Bằng 49

2.3.1 Nhận thức của CBQL, GV và học sinh về tầm quan trọng và mục tiêu của hoạtđộng dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 49

2.3.2 Nội dung của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnhCao Bằng 52

2.3.3 Thực trạng phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng PTNLhọc sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh,tỉnh Cao Bằng 54

2.3.4 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn Toán ở các trường THCSvùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng theo định hướng pháttriển năng lực hiện nay 56

Trang 7

2.3.5 Hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh

Cao Bằng 58

2.4 Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 59

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn 59

2.4.2 Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn 62

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn 65

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn 66

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 69

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo địnhhướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 70

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 75

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 75

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống 75

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ 76

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn 76

Trang 8

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết, tính khả thi 77

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển nănglực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 77

3.2.1 Lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn phù hợp vớitình hình thực tiễn 77

3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn toán theo định hướng pháttriển năng lực học sinh cho giáo viên ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn 79

3.2.3 Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thiết kế mẫu giáo án dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lưc học sinh ở trường THCS vùng đặcbiệt khó khăn 81

3.2.4 Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn củagiáo viên 88

3.2.5 Chỉ đạo và tổ chức xây dựng quy chế phối hợp trách nhiệm giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo động lực cho GV và HS ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn 91

3.2.6 Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh 94

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 96

3.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý 97

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN htt p : / / l r c tnu.edu.vn

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng thống kê loại hình trường, lớp, học sinh ở trường trung học cơ sở

vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khán, tỉnh Cao Bằng 45Bảng 2.2 Bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở vùng

đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 46Bảng 2.3 Tình hình đội ngũ giáo viên môn Toán cấp THCS ở vùng đặc biệt khó

khăn của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 46Bảng 2.4 Cơ cấu giáo viên toán vùng đặc biệt khó khăn của huyện Trùng Khánh

năm 2018 47Bảng 2.5 Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng hoạt động dạy học

môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS Vùngđặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 49Bảng 2.6 Nhận thức của QBQL, GV và HS về mục tiêu dạy học môn Toán theo định

hướng phát triển năng lực tại các trường THCS vùng khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 51Bảng 2.7 Nội dung của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học

sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh,tỉnh Cao Bằng 53Bảng 2.8 Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn Toán theo định

hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 55Bảng 2.9 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn Toán ở các trường

THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằngtheo định hướng phát triển năng lực hiện nay 57Bảng 2.10 Thực trạng hình thức tổ chức dạy học môn Toán ở các trường THCS

vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng theo định hướng phát triển năng lực 58Bảng 2.11 Nội dung lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định

hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN htt p : / / l r c tnu.edu.vn

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thôngtin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vnBảng 2.12 Biện pháp tổ chức triển khai thực hiện hoạt động dạy học môn Toán theo

định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc

biệt khó khăn 62

Bảng 2.13 Biện pháo chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệtkhó khăn 65

Bảng 2.14 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùngđặc biệt khó khăn 67

Bảng 2.15 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo địnhhướng PTNL HS ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 69

Bảng 3.1 Tiêu chí thiết kế bài học 82

Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý 98

Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 99

Bảng 3.4 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 100

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp 97Biểu đồ 3.1 Tính cần thiết của các biện pháp 99Biểu đồ 3.2 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 100

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh thế giới ngày nay, các tác động của quá trình toàn cầu hóa,bước chuyển sang nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng về công nghệ thông tin vàtruyền thông tạo ra cho giáo dục vai trò mới: Giáo dục vừa là động lực cho việc vậnhành nền kinh tế tri thức, vừa là hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức - đólà nền giáo dục đặt trên cơ sở thích ứng với điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triểncủa xã hội mới

Quá trình toàn cầu hóa, thế giới thành phẳng, các hệ thống giáo dục được quốctế hóa Giáo dục cũng trở thành phẳng, nhà trường hiệu quả, nhà trường thông tuệ,nhà trường tương lai được đưa vào thực thi tại nhiều nơi nhằm đáp ứng nhu cầu, nănglực, lựa chọn khác nhau của người học Điều đó đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ chuyểntrọng tâm đào tạo từ chiều sâu sang diện rộng để người học không phải học chỉ đểbiết, để làm, để thành người mà còn học để chung sống, đủ sức đương đầu với cạnhtranh và hợp tác Vì thế đội ngũ nhà đang đứng trước yêu cầu mới là nâng cao hiệuquả tương lai của nhà trường với 3 định hướng: toàn cầu hóa (phát huy nguồn tri thứctoàn cầu), địa phương hóa (phát huy thế mạnh, bản sắc và truyền thống địa phương),cá biệt hóa (phát huy phẩm chất, năng lực cá nhân người học) Thế kỷ XXI chứngkiến những chuyển bến biến cực kỳ quan trọng ảnh hưởng to lớn đến mọi lĩnh vựctrên đời sống xã hội, nổi bật là sự hình và phát triển một xã hội thông tin, kinh tế trithức và sự phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy của khoa học công nghệ, cu thế toàncầu hóa Đó là nguyên nhân khách quan tạo nên làn sóng cải cách giáo dục trên thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo nêu rõ “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chấtngười học, hài hòa Đức, Trí, Thể, Mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề Đổi mới nộidung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trìn độvà ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, Chú trọng giáo dụcnhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân” và “Tiếp tục đổimới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lốitruyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng,phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng,

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vnchú ý hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Thực tiễn cho thấy giáo dục phổ thông hiện nay chưa đồng bộ, còn nhiều bấtcập về chương trình, sách giáo khoa và tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh kết quả Dođó Nghị quyết số 29-NQ/TW chỉ đạo: “Giáo dục phổ thông phải từng bước chuyển từchương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học”, nghĩalà từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụngcái gì qua việc học Trong quá trình đổi mới nói chung và chương trình giáo dục phổthông nói riêng, môn Toán là một môn học chiếm vị trí quan trọng đặc biệt và khôngthể thiếu trong chương trình giáo dục phổ thông, trong dự thảo chương trình giáo dụcphổ thông tổng thể năm 2017, môn Toán là môn học bắt buộc, bắt đầu áp dụng từnăm học 2019-2020

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp THCS là cầu nối giữa tiểu học vàTHPT tiếp tục thực hiện yêu cầu giáo dục cơ sở định hướng cho HS học lên hoặc họcnghề, vào đời tùy theo năng lực, điều kiện hoàn cảnh của HS, đồng thời đáp ứngnhững đòi hỏi của xã hội Cấp học này có vai trò quan trọng đến chất lượng học tậpvà quá trình hình thành, phát triển nhân cách của HS, lứa tuổi THCS Môn Toántrong nhà trường THCS cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về toán học;mặt khác là công cụ giúp học sinh học tập những môn học khác và vận dụng kiếnthức vào trong đời sống thực tế Cùng với tri thức ở các môn học khác, môn Toán họccòn hình thành và phát triển cho học sinh một số năng lực chung cốt lõi: năng lựcgiao tiếp, năng lực tư duy, năng lực sử dụng công nghệ, năng lực giải quyết vấn đề,năng lực hợp tác, năng lực tự quản và các năng lực chuyên biệt khác, đồng qua họcmôn Toán phát triển các kỹ năng giao tiếp, quản lý phát triển bản thân, kỹ năng thíchứng v.v Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều trường THCS, đặc biệt ở cáctrường THCS vùng đặc biệt khó khăn, giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc dạyhọc môn Toán theo định hướng phát triển năng lực theo định hướng phát triển nănglực người học, chưa phát huy được vai trò của môn học trong chương trình dạy học ởnhà trường; phương pháp dạy học chưa phát huy được tính tích cực, độc lập và sángtạo ở học sinh; học sinh còn thiếu kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thựctiễn cuộc sống… Xuất phát từ những điều nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề:

“Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực họcsinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh CaoBằng” làm đề tài luận văn để nghiên cứu.

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất một số biện pháp quản lýhoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở cáctrường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, góp phầnnâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bànTỉnh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý quá trình dạy học môn Toán ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh,tỉnh Cao Bằng

4 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh,tỉnh Cao Bằng còn có những hạn chế, bất cập như: hình thức tổ chức dạy học chưaphù hợp, phương pháp dạy học chưa kích thích được tính tích cực, độc lập và sángtạo của học sinh…Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyênnhân thuộc về phía các nhà quản lý Nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ cácbiện pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của hoạt động dạy họcmôn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặcbiệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng sẽ được nâng cao

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Toántheo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khókhăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyệnTrùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

6 Phạm vi nghiên cứu

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

- Về khách thể điều tra: Khảo sát 151 khách thể, trong đó có 51 cán bộ quản lý

và giáo viên, 100 học sinh các trường THCS

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

- Về địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 09 trường THCS, cụ thể: Trường THCS

Phong Nặm, Trường THCS Ngọc Khê, Trường THCS Pò Tấu, Trường THCS ĐàmThủy thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao bằng

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt độngdạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở 9 trường THCSthuộc vùng đặc biệt khó khăn (bao gồm các đối tượng CBQL, GV và HS) huyệnTrùng Khánh, tỉnh Cao Bằng Các số liệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạyhọc môn toán và kết quả dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực họcsinh trong 3 năm học trở lại đây

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá,hệ thống hoá các tài liệu lý luận, các văn bản liên quan đến quản lý giáo dục nóichung, hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướngphát triển năng lực học sinh nói riêng nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Sử dụng các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh để thu thậpthông tin về thưc trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng pháttriển năng lực học sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động này

7.2.2 Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, phó hiệu

trưởng, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh các trường THCSvùng đặc biệt khó khăn để thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu

7.2.3 Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện trực tiếp với một số cán bộ quản lý, giáo

viên, học sinh nhằm làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

7.2.4 Phương pháp chuyên gia: Thông qua trao đổi, xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đồng chí cán bộ quản lý, đội ngũ các thầy cô giáo đãgiảng dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm ở các trường THCS về biện pháp quản lýHĐDH môn Toán cấp THCS để khảo nhiệm tính cần thiết, khả thi của các biện phápđề tài đề xuất

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

7.3 Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

Sử dụng các công thức toán học như tính điểm trung bình, tính phần trăm đểxử lý các số liệu điều tra

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục,Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

Chương 2: Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng pháttriển năng lực và quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh,tỉnh Cao Bằng

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyệnTrùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁNTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Trên thế giới

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về QLGD trong và ngoài nước, bên cạnhnhững công trình nghiên cứu có tính chất tổng quan về QLGD thì công trình nghiêncứu về quản lý nhà trường, quản lý các thành tố của quá trình sư phạm trong nhàtrường ngày càng chiếm vị trí quan trọng bởi nhà trường là cái nôi để giáo dục - đàotạo thế hệ trẻ trở thành những công dân có ích cho xã hội

Các nhà nghiên cứu giáo dục Nga khẳng định rằng: Kết quả của toàn bộ hoạtđộng quản lý của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợplý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV [34, tr.8].

Nước Mỹ với nền giáo dục hiện đại đã góp phần đáng kể cung cấp cho xã hộiMỹ một đội ngũ đông đảo những trí thức, những nhà khoa học cũng như hàng triệucông nhân kỹ thuật lành nghề, góp phần phát triển kinh tế Mỹ Nhờ đó Mỹ trở thànhmột cường quốc về kinh tế quân sự trên thế giới Trong thông điệp gửi quốc dân ngày04/02/1997, tổng thống Mỹ Bill Clinton kêu gọi hành động để cho nước Mỹ bước vàothế kỷ XXI, hành động để duy trì nền kinh tế, hành động để tăng cường nền giáo dục,công nghệ khoa học Do đó, giáo dục là một hoạt động của đời sống, là bản thân quátrình sống của trẻ chứ không phải là một sự chuẩn bị cho một cuộc sống tương lai mơhồ nào đấy Nhà trường có nhiệm vụ tạo ra những điều kiện tốt nhất để cá nhân ngườihọc phát huy tối đa năng lực tiềm tàng của mình, tạo dựng kiến thức cho mình bằngbộ công cụ của chính mình như: đôi mắt, đôi tai, đôi tay, đôi chân và đặc biệt là tưduy (tư duy logic, tư duy sáng tạo và tư duy đột phá) Như vậy để người học cóthể phát triển toàn diện mọi khả năng của mình để tham gia vào đời sống xã hội thìnhà trường và giáo viên phải tạo ra một môi trường trong đó những hoạt động củatrẻ chứa đựng những tình huống khăn, có vấn đề để từ đó người học tự tìm tòi vàxây dựng kiến thức thông qua kinh nghiệm, trải nghiệm và tư duy của chính bảnthân mình

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

Ngoài ra có nhiều công trình nghiên cứu đến PPDH, đó là các công trìnhnghiên cứu của Piagiet, Lêônchiep, Đannhilốp, Êxipốp, Lecne, Babansky gần đâymột số nhà lý luận dạy học phương Tây như: Grốp-fây đi sâu vào các kỹ thuật dạyhọc cụ thể

Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến vấn đề phát triểntâm lí, quá trình nhận thức của học sinh, các phương pháp dạy học nhằm phát huytính tích cực chủ động sáng tạo của người học các kết quả nghiên cứu là cơ sở đểcác nhà khoa học, các nhà giáo dục tiếp tục nghiên cứu và phát triển

1.1.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các vấn đề có liên quan đến PPDH cũng rất được quan tâm, đặcbiệt sau năm 1986, đây được coi là cái mốc của đổi mới tư duy Nhiều tác giả có cáccông trình nghiên cứu về vấn đề này như: Phạm Minh Hạc, Trần Bá Hoành, TrầnKiều, Nguyễn Kỳ, Nguyễn Hữu Chí, và một số các nhà giáo dục giàu kinh nghiệmcũng quan tâm đến vấn đề PPDH và phát triển lý luận dạy học chung vào thực tiễndạy học ở Việt Nam như: Văn Như Cương, Tôn Thân

Tác giả Nguyễn Văn Cường đã đề cập đến phương tiện trực quan trong HĐDHmôn Toán: “Phương tiện trực quan tượng trưng là một hệ thống kí hiệu quy ước nhằmbiểu diễn tính chất muốn nghiên cứu tách rời khỏi tất cả các tính chất khác của đốitượng và hiện tượng”[11, tr.34]

Cuốn “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” của tác giả Nguyễn Cảnh Toàn có đề cậpđến việc dạy học tính sáng tạo cho HS thông qua môn Toán [32] Tài liệu “Phươngpháp dạy học môn Toán” của tác giả Nguyễn Bá Kim nói về nội dung của môn Toán,định hướng quá trình dạy học toán, phương pháp dạy học môn Toán [22]

Tác giả Lê Hoàng Hà (2012) đã nghiên cứ tên đề tài “Quản lý dạy học theoquan điểm dạy học phân hoá ở trường THPT Việt Nam hiện nay” Từ nghiên cứu cơsở lý luận và hạn chế thực trạng, tác giả đã đề xuất các giải pháp như (1) Nâng caonhận thức về DH theo quan điểm DHPH cho mọi lực lượng sư phạm- xã hội; (2) Giaoquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn và GV; (3) Tổ chức cho GVcam kết chất lượng qua các hợp đồng; (4) Kiểm soát việc thực hiện cam kết chấtlượng; và (5) Tạo điều kiện hỗ trợ cho dạy học theo quan điểm DHPH

Cùng thời điểm năm 2012, tác giả Phạm Quốc Khánh đã thực hiện đề tài“Quản lí hoạt hoạt động dạy học theo hướng phân hóa ở Trường THPT Chu Văn An,thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thựctrạng, tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Quản lí hoạt hoạt độngdạy học theo hướng phân hóa ở Trường THPT Chu Văn An, thành phố Thái Nguyên,

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vntỉnh Thái Nguyên như: Nâng cao bản lĩnh chính trị, trách nhiệm, giá trị, truyền thốngcủa nhà trường trong giáo viên và học sinh; Biện pháp xây dựng và quản lí đội ngũgiáo viên; Biện pháp quản lí các hoạt động dạy của giáo viên; Biện pháp quản lí hoạtđộng học của học sinh; Biện pháp tạo động lực cho hoạt động dạy học; Biện phápquản lí về cơ sở vật chất

Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đều khẳng định vai trò của HĐDHcó một ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với hoạt động dạy học, là nhân tố trọngyếu nâng cao chất lượng dạy và học Lý luận quản lý HĐDH đến nay đã được các nhàgiáo dục trong và ngoài nước nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau, tập trung vàovấn đề cải tiến PPDH nhằm nâng cao năng lực người học Bên cạnh những công trìnhđánh giá tổng quan về thực trạng chất lượng dạy học của đội ngũ giáo viên của cảnước và đề xuất giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng dạy học Tuy nhiên, còn rấtít những công trình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề quản lý HĐDH môn Toán theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.Chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề cần phải tiếp tục được quan tâm nghiên cứu

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

Theo sự phân tích của C.Mác thì “Bất cứ nơi nào có lao động, nơi đó có quảnlý”; C.Mac viết: “Tất cả mọi lao động trong xã hội trực tiếp hay lao động chung nàotiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điềuhòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sựvân động của toàn bộ cơ thể khác nhau với sự vận động của những khí quan độc lậpcủa nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thìcần phải có nhạc trưởng” [C.Mác-Ăng-ghen toàn tập].

Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trongviệc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhânlực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằmđạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [18, tr12].

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

Tác giả Nguyễn Thị Tính đưa ra quan niệm: “Quản lý là sự tác động có địnhhướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằmlàm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đã đề ra” Hay nói một cách khác:“Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các chứcnăng quản lý, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [30, tr3,4]

Như vậy, có thể hiểu “Quản lý là những tác động có chủ đích của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý nhằm phát huy tiềm năng của các yếu tố, các mối quanhệ chức năng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và cơ hội của tổ chức/hệ thốngnhằm đảm bảo cho tổ chức/hệ thống vận hành (hoạt động) hiệu quả, đạt được cácmục tiêu đã đề ra.

1.2.2 Dạy học, hoạt động dạy học

1.2.2.1 Dạy học

Dạy học là một quá trình sư phạm, với nội dung khoa học, được thực hiện theomột phương pháp sư phạm đặc biệt do nhà trường tổ chức, giáo viên thực hiện nhằmgiúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kiếnthức, kỹ năng, nâng cao trình độ học vấn, phát triển phẩm chất, năng lục và hoànthiện nhân cách

“Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định

hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mụcđích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóamà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toánthực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học”.

1.2.2.2 Hoạt động dạy học

Nhìn từ cách tiếp cận hệ thống thì quá trình dạy học là một hệ thống tương tácchặt chẽ với nhau giữa các thành tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phươngpháp, phương tiện, hình thức tổ chức, người dạy và người học Các thành tố nàytương tác với nhau, thâm nhập và đan xen vào nhau để thực hiện mục đích, nhiệm vụdạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học

Dạy học được xem như một hoạt động gắn liền với hoạt động giáo dục Mụctiêu của HĐDH là phát triển toàn diện nhân cách người học Bản chất của hoạt độngdạy học là thể hiện sự thống nhất của hoạt động dạy và hoạt động học, có sự thốngnhất biện chứng giữa các thành tố của hoạt động “dạy” và hoạt động “học” trong quátrình triển khai hoạt động dạy học Đó là quá trình tương tác, cộng tác giữa thầy vàtrò, chủ thể hoạt động dạy là giáo viên, chủ thể hoạt động học là học sinh Quá trình

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vnvận động tích cực, sáng tạo của thể này làm cho chủ thể kia phát triển, hoàn thiện vềphẩm chất, năng lực, đồng thời chính chủ thể này cũng hoàn thiện mình hơn thôngqua việc soi mình vào chủ thể kia, tiếp nhận phản hồi từ chủ thể kia để điều chỉnh.Hoạt dộng dạy và học của thầy và trò nếu phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp sẽ phát huytối đa khả năn sáng tạo của học sinh, giúp họ trưởng thành hơn qua quá trình học Sứmệnh của người thầy trong hoạt động dạy là khơi dậy, phát huy tối đa tiềm năng củahọc sinh bằng cách thiết kế, tổ chức các hoạt động học một cách hợp lý và luôn quansát, thu nhận thông tin phản hồi từ người học để có sự điều chỉnh hoạt động dạy chophù hợp.

Như vậy, có thể hiểu: Hoạt động dạy học là hoạt động phối hợp tương tác vàthống nhất giữa hoạt động chủ đạo của giáo viên và hoạt động tự giác tích cực, chủđộng của học nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.

1.2.3 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

1.2.3.1 Năng lực

Năng lực là một trong những vấn đề của tâm lý học có ý nghĩa lý luận và thựctiễn to lớn trong chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của Đảng ta trongthời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay Vậy năng lực là gì?

Theo quan điểm của Xavie Rogiers: “Năng lực là một tập hợp hoặc tổng hợpnhững thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động vàđảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao”[37, tr.6]

Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Năng lực là những thuộc tính tâm lý của cánhân giúp cho việc con người lĩnh hội một lĩnh vực kiến thức hoạt động nào đó đượcdễ dàng và nếu họ tiến hành hoạt động trong lĩnh vực đó thì sẽ có kết quả cao” [31,

tr.31]

Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có giải thích: “Năng lực làkhả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nàođó Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạtđộng nào đó với chất lượng cao”[27, tr.26].

Năng lực được hình thành, thể hiện và hoàn thiện trong hoạt động Ngay cảnhững năng lực rất yếu cũng có thể được phát triển, nâng cao bằng con đường kiên trìluyện tập một cách có hệ thống Con người không phải ngay từ khi sinh ra đã cónhững năng lực đối với một hoạt động nhất định Năng lực chỉ có thể được phát hiệnvà nâng cao trong những hoàn cảnh thuận lợi”

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Cùng với năng lực thì tri thức, kỹ năng, kỹ xảothích hợp cũng rất cần thiết cho việc thực hiện có kết quả một hoạt động Có tri thức,kỹ năng, kỹ xảo trong một lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có năng lực trong

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

lĩnh vực này Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo không đồng nhất với năng lực, nhưng có mốiquan hệ mật thiết với năng lực Ngược lại, năng lực góp phần làm cho việc tiếp thutri thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với lĩnh vực của năng lực đó đượcnhanh chóng và dễ hơn Như vậy, giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có sựthống nhất biện chứng nhưng không đồng nhất Một người có năng lực trong một lĩnhvực này Ngược lại, khi đã có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thuộc lĩnh vực nào đó thìkhông nhất thiết sẽ có được năng lực về lĩnh vực đó” [35, tr 21].

Xuất phát từ mối quan hệ giữa năng lực, tri thức, kỹ năng và kỹ xảo, cho thấy:Việc dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh luôn gắn liền với việc truyền thụhệ thống tri thức, kỹ năng và kỷ xảo tương ứng cho học sinh

Như vậy, có thể hiểu: Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinhnghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quảtrong các tình huống đa dạng của cuộc sống.

1.2.3.2 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Ngược lại với dạy học theo tiếp cận nội dung, dạy học theo định hướng pháttriển năng lực không phải tập trung vào lĩnh hội nội dung kiến thức từ chương trình,sách giáo koa, dựa trên kinh nghiệm truyền đạt của người dạy bằng các kỹ thuật vàphương pháp dạy học đặc thù mà là chính thông qua các hoạt động của người

Có thể hiểu: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là quátrình giáo viên vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức và kỹ thuật dạy học tíchcực nhằm phát huy tính sáng tạo và năng lực của học sinh trong quá trình học tập.

1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Từ các khái niệm về quản lý, hoạt động dạy học theo định hướng pháttriển năng lực học sinh nêu trên có thể hiểu: Quản lý hoạt động dạy học theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh là những tác động có ý thức của chủ thể(Hiệu trưởng) đến hoạt động dạy và học thông qua việc xây dựng kế hoạch, chỉđạo, tổ chức và kiểm tra, đánh giá các hoạt động nhằm nhằm phát huy phẩmchất, năng lực của học sinh trong quá trình nhận thức, tạo điều kiện để học sinhphát triển toàn diện về nhân cách.

Mục tiêu của quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh là chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và kết quả đạt được ở học sinh vớisự phát triển toàn diện các mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ Nói cách khác, mục tiêu của quảnlý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là đảm bảo thựchiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch đào tạo, nội dung chương trình giảng dạy theo

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vnđúng tiến độ và thời gian quy định (quản lý mục tiêu, nội dung) và đảm bảo hoạt động dạy học đạt kết quả cao (quản lý chất lượng).

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực họcsinh là nội dung, cách thức, giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của chủ thể quản lý.Trong quản lý giáo dục, biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành củachủ thể quản lý nhằm tác động đén đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đềtrong công tác quản lý, làm cho hệ thống quản lý vận hành đạt mục tiêu mà chủ thểđó đề ra và phù hợp với quy luật khách quan Trong nhà trường, biện pháp quản lýhoạt động dạy học là những cách thức tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá hoạtđộng dạy học của cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm đạt được kết quả cao nhất đề ra

Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ởtrường phổ thông nói chung và trường THCS vùng đặc biệt khó khăn nói riêng gồm 4nội dung cơ bản: Lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướngphát triển năng lực học sinh; tổ chức quản lys hoạt động dạy học môn toán theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh; Chỉ đạo hoạt động dạy học môn toán theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh và kiểm tra hoạt động dạy học môn toán theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh;

1.3 Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

1.3.1 Vùng đặc biệt khó khăn, đặc điểm tâm lí của học sinh THCS vùng đặc biệt khó khăn

1.3.1.1 Quy định của Nhà nước về vùng đặc biệt khó khăn

Theo quy định cụ thể về tiêu chí xác định thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu sốvà miền núi giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là vùng đặc biệt khó khăn) ban hành kèmtheo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ thìlấy đơn vị thôn, xã để xác định vùng đặc biệt khó khăn thành ba khu vực (I, II, III)theo các tiêu chí sau:

* Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn

Thôn đặc biệt khó khăn là thôn có 1 trong 2 tiêu chí sau:- Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 65% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ35% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020

- Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên (các tỉnh khu vực ĐôngNam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên) theo chuẩn nghèo

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vntiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 và có 2 trong 3 yếu tố sau (đối với các thôn có số hộ dân tộc thiểu số từ 80% trở lên, cần có 1 trong 3 yếu tố):

+ Trục chính đường giao thông thôn hoặc liên thôn chưa được cứng hóa theotiêu chí nông thôn mới;

+ Từ 60% trở lên số phòng học cho lớp mẫu giáo chưa được kiên cố;+ Chưa có Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn theo quy định của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch

* Xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi được xác định theo ba khu vực:Xã khu vực III là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; xã khu vực II làxã có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định; xã khu vực Ilà các xã còn lại.

- Tiêu chí xã khu vực III: Xã khu vực III là xã có ít nhất 2 trong 3 tiêu chí sau:+ Số thôn đặc biệt khó khăn còn từ 35% trở lên (tiêu chí bắt buộc);

+ Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 65% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ35% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020;

+ Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên (các tỉnh khu vực ĐôngNam Bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếpcận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 và có ít nhất 3 trong 6 điều kiện sau (đối với xãcó số hộ dân tộc thiểu số từ 60% trở lên, cần có ít nhất 2 trong 6 điều kiện):

1 Trục chính đường giao thông đến Ủy ban nhân dân xã hoặc đường liên xãchưa được nhựa hóa, bê tông hóa theo tiêu chí nông thôn mới;

2 Trường mầm non, trường tiểu học hoặc trường trung học cơ sở chưa đạtchuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

3 Chưa đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo quy định của Bộ Y tế;4 Chưa có Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã theo quy định của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch;

5 Còn từ 20% số hộ trở lên chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh;6 Còn từ 40% số hộ trở lên chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của BộY tế

1.3.1.2 Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS vùng đặc biệt khó khăn

- Các trường THCS ở vùng đặc biệt khó khăn là cơ sở giáo dục đóng trên địabàn thôn (bản), xã đặc biệt khó khăn có nhiệm vụ giáo dục và đào tạo học vấn chohọc sinh ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

- Học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn chủ yếu là học sinhngười dân tộc thiểu số, do những đặc thù về hoàn cảnh, môi trường tự nhiên, xã hội

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vnvà gia đình mỗi dân tộc đều có quan điểm, trạng thái và lối sống mang tính đặc thù rõrệt trong phong tục tập quán, truyền thống và hành vi ứng xử, thói quen hằng ngày,tạo nên nét tâm lý riêng của mỗi dân tộc, vùng miền.

- Nhìn chung, đặc điểm tâm lí của học sinh vùng đặc biệt khó khăn được biểuhiện ở những khía cạnh sau đây:

+ Về tư duy: Đặc điểm nổi bật trong tư duy của học sinh vùng khó khăn làthiếu thói quen lao động trí óc, ngại động não, các em thường suy nghĩ một chiều,ngại đi sâu vào các vấn đề rắc rối, phức tạp, dễ dàng thừa nhận những điều ngườikhác nói, quá trình chú ý có đã có sự phát triển tương đối nhưng lại hay quên

+ Về tính cách: Học sinh miền núi, vùng đặc biệt khó khăn luôn có tính thẳngthắn, thật thà và tự trọng Các em học sinh miền núi có gì không vừa ý thường tỏ tháiđộ ngay Đặc điểm thẳng thắn và thật thà cộng với khả năng diễn đạt bằng tiếng phổthông còn hạn chế, vốn từ ít nên đã có lúc làm giáo viên không hài lòng Nếu nhưgiáo viên không am hiểu tường tận về tâm lý học sinh và có sự thông cảm sâu sắc thìdễ kết luận đó là những hành vi thiếu lễ độ Vì vậy, giáo viên cần nắm vững đặc điểmnày, thận trọng suy xét trong quá trình giảng dạy và đánh phẩm chất đạo đức, nănglực học tập của từng em học sinh

+ Về cảm xúc: Các em học sinh miền núi thường có lòng tự trọng cao, nếu cácem gặp phải những lời phê bình nặng nề, gay gắt hoặc khi kết quả học tập kém, quáthua kém bạn bè một vấn đề nào đó trong học tập, hoạt động sinh hoạt, bị dư luận chêcười, thì các em dễ lảng tránh thầy cô và bạn bè hoặc bỏ học Nếu giáo viên khônghiểu rõ thi có thể cho rằng học sinh tự ái, từ đó giáo viên thiếu nhiệt tình cần thiết đểtìm ra phương pháp và biện pháp giải quyết những vấn đề trong tâm lí học sinh

Học sinh vùng đặc biệt khó khăn có niềm tin sâu sắc vào giáo viên và thựctiễn, các em thường dễ dàng nghe theo những người mình đã tin cậy, đặc biệt là giáoviên, khi các em đã tin vào giáo viên thì các em thường quyết tâm thực hiện cho đượcnhững công việc giáo viên giao, nhiều khi các em còn bắt chước tác phong, cử chỉ,ngôn ngữ, của giáo viên Vì vậy, giáo viên phải luôn gần gũi, đi sâu, đi sát giúp đỡcác em, cố gắng cảm hóa các em bằng sự tận tình, chăm sóc của mình; đồng thờicũng cố gắng gương mẫu về mọi mặt để dành cho được sự tinh yêu của các em, từ đóphát huy tác dụng giáo dục của minh

Muốn hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực ở cáctrường THCS vùng đặc biệt khó khăn có chất lượng, người quản lý phải nghiên cứu

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vnkỹ đặc điểm vùng miền, có những hiểu sâu sắc về tâm lý, sinh lý học sinh để có cácgiải pháp quản lý phù hợp.

1.3.2 Lý luận về hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

Môn Toán là một môn khoa học tự nhiên, là môn học chiếm vị trí dặc biệtquan trọng và không thể thiếu trong chương trình giáo dục phổ thông Môn Toán ởtrường phổ thông góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách học sinh;phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, ápdụng toán học và đời sống thực tiễn; tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học,giữa toán học với thực tiễn, giữa toán học với các môn học khác, đặc biệt với cácmôn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM Nội dung môn Toán thường mang tính trừutượng, khái quát Do đó, để hiểu và học được Toán, chương trình toán ở trường phổthông cần đảm bảo sự cân đối với giữa “học” kiến thức và “áp dụng” kiến thức vàogiải quyết vấn đề cụ thể; môn Toán giúp học sinh có cái nhìn tương đối tổng quát vềToán học, hiểu được vai trò và những ứng dụng của Toán học trong đời sống thực tế,những ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có định cơ sở định hướngnghề nghiệp cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề có liênquan đến toán học trong cuộc đời

1.3.2.1 Mục tiêu của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển nănglực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

Theo “Đề án đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015” và Chương trình Giáo dụcphổ thông tổng thể (theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT), môn Toán là môn bắt buộcđối với tất cả các học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 vì vậy nó được diễn ra theo hai giaiđoạn là “cơ bản” và “ sau cơ bản”, tuy nhiên có thể xem khi hoàn thành giai đoạn cơbản cũng là lúc người học có được học vẫn toán học phổ thông cần thiết cho cáchướng phát triển sau đó của mỗi người

Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục, yêu cầu cụ thể đối với cấp học THCS, từđặc điểm, vai trò, vị trí và ý nghĩa của môn toán trong trường phổ thông thì môn toánở THCS nói chung, trường THCS vùng đặc biệt khó khăn nói riêng phải thực hiệnđược các mục tiêu cụ thể sau đây:

* Mục tiêu chung

Chương trình môn Toán giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:- Hình thành và phát triển năng lực toán học, biểu hiện tập trung nhất của nănglực tính toán Năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vnlập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toánhọc; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán,góp phần hình thành và phát triển năng lực chung cốt lõi.

- Có những kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triểnkhả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn họckhác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, ; tạo cơ hội để họcsinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tế

- Hình thành và phát triển các đức tính kỉ luật, kiên trì, chủ động, linh hoạt,độc lập, sáng tạo, hợp tác; thói quen tự học, hứng thú và niềm tin trong học Toán

- Có hiểu biết tương đối tổng quát về những ngành nghề liên quan đến toánhọc làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìmhiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời

* Mục tiêu môn Toán ở cấp Trung học cơ sở

Môn Toán cấp trung học cơ sở nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: lậpluận hợp lí khi giải quyết vấn đề, biết chứng minh được mệnh đề toán học không quáphức tạp; sử dụng được các mô hình toán học (công thức toán học, phương trình đạisố, hình biểu diễn, ) để mô tả các tình huống đặt ra trong các bài toán thực tế; sửdụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nộidung toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận; trình bày rõý tưởng và cách sử dụng công cụ, phương tiện học toán để thực hiện một nhiệm vụhọc tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học

- Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản về:+ Số và Đại số: hệ thống số (từ số tự nhiên đến số thực); tính toán và sử dụngcông cụ tính toán; ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số, phương trình,hệ phương trình, bất phương trình; sử dụng ngôn ngữ hàm số để mô tả (mô hình hoá)một số quá trình và hiện tượng trong thế giới thực Thống kê và Xác suất: hoàn thiệnvề khả năng thu thập, xử lí và biểu diễn dữ liệu thống kê; bước đầu tìm hiểu các côngcụ phân tích dữ liệu thống kê; nhận biết được các quy luật thống kê đơn giản trongthực tiễn; sử dụng thống kê để hiểu các khái niệm cơ bản của xác suất và ứng dụngxác suất vào thống kê; nhận biết được ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn

+ Hình học và Đo lường: ngôn ngữ, kí hiệu hình học và việc mô tả các đốitượng của thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ hình học; vẽ hình (đồ hoạ), dựng hình,tính toán các yếu tố hình học; các tính chất của hình phẳng (ở mức độ suy luận logic)

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vnvà của vật thể không gian (ở mức độ trực quan); phát triển trí tưởng tượng không gian; vận dụng hình học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Hình thành và phát triển những phẩm chất chung và phẩm chất đặc thù màgiáo dục toán học đem lại: tính kỉ luật, kiên trì, chủ động, linh hoạt, độc lập, sáng tạo,hợp tác; hứng thú và niềm tin trong học toán

- Góp phần giúp học sinh có hiểu biết làm cơ sở cho định hướng phân luồngsau Trung học cơ sở

1.3.2.2 Nội dung, chương trình dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc đặc biệt khó khăn

Hiện nay, Nội dung, chương trình môn Toán ở trường THCS nói chung, ởtrường THCS vùng đặc biệt khó khăn nói riêng đều thực hiện theo chương trình giáodục phổ thông hiện hành ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 1866/QĐ-BGDĐT ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hànhkhung phân Phân phối chương trình THCS, THPT năm học 2012-2013 với tổng thờilượng 140 tiết/lớp/năm học, được kéo dài chương trình thực hiện trong 37 tuần vàmột số nội dung chi tiết trong một số nội dung của chương trình có sự điều chỉnh theochuẩn kiến thức, kĩ năng để phù hợp với giảm tải nội dung chương trình theo sự chỉđạo của Bộ GD&ĐT

Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và “Đề án đổi mới giáodục phổ thông sau 2015” và Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 củaBộ GD&ĐT ban hành khung Chương trình Giáo dục phổ thông mới, đồng thời tiếptục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triểnnăng lực, phẩm chất người học, ngày 03 tháng 10 năm 2017 Bộ GD&ĐT đã ban hànhCông văn số 4612/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáodục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinhtừ năm học 2017 – 2018 Theo đó, khung Chương trình dạy học môn Toán ở trườngTHCS nói chung và tại các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn nói riêng được tíchhợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kêvà Xác suất dàn trải đều từ lớp 6 đến lớp 9, cụ thể:

- Số và Đại số: là cơ sở cho tất cả các nghiên cứu sâu hơn về Toán học, nhằm

mục đích hình thành những công cụ toán học để giải quyết các vấn đề của Toán học,của các lĩnh vực khoa học khác có liên quan cũng như đạt được các kĩ năng thực hànhcần thiết cho cuộc sống hằng ngày Hàm số cũng là công cụ quan trọng cho việc xâydựng các mô hình toán học của các quá trình và hiện tượng trong thế giới thực Một

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vnmục tiêu quan trọng của việc học Số và Đại số là tạo ra cho học sinh khả năng suyluận suy diễn, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học vàviệc hình thành khả năng sử dụng các thuật toán.

- Hình học và Đo lường: là một trong những thành phần quan trọng nhất của

giáo dục toán học, rất cần thiết cho việc tiếp thu các kiến thức cụ thể về không gianvà các kĩ năng thực tế thiết yếu Hình học hình thành những công cụ nhằm mô tả cácđối tượng, thực thể của thế giới xung quanh Một mục tiêu quan trọng của việc họcHình học là tạo ra cho học sinh khả năng suy luận, kĩ năng thực hiện các chứng minhtoán học, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học, trí tưởngtượng không gian và tính trực giác Ngoài ra, Hình học còn góp phần giáo dục thẩmmĩ và nâng cao văn hoá toán học cho học sinh Việc gắn kết Đo lường và Hình học sẽtăng cường tính trực quan, thực tiễn của việc dạy học bộ môn Toán

- Thống kê và Xác suất: là một thành phần bắt buộc của giáo dục toán học

trong nhà trường, góp phần tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáodục toán học Thống kê và Xác suất tạo cho học sinh khả năng nhận thức và phân tíchcác thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hiểu bản chất xác suấtcủa nhiều sự phụ thuộc trong thực tế, hình thành sự hiểu biết về vai trò của thống kênhư là một nguồn thông tin quan trọng về mặt xã hội, biết áp dụng tư duy thống kê đểphân tích dữ liệu Từ đó, nâng cao sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế giớihiện đại cho học sinh

- Dựa trên các mảng kiến thức nêu trên việc dạy học môn toán theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biêt khó khăn dựa trêncác nội dung dạy học cơ bản sau:

+ Dạy học kiến thức môn Toán cho học sinh về Số và Đại số Hình học và Đolường, Thống kê và Xác suất theo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo định hướng pháttriển năng lực học sinh;

+ Dạy học cho học sinh kỹ năng vận dụng tri thức vào thực tiến cuộc sống;+ Dạy học hình thành thái độ tự giác trong học tập, củng cố niềm tin vào khoa học;

+ Dạy học cho học sinh phương pháp học tập và cách thức chiếm lĩnh tri thứlịch sử

Từ các khối kiến thức nêu trên sẽ hình thành khung năng lực chung và nănglực chuyên biệt đối với môn toán cho học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khókhăn, cụ thể:

Trang 33

PhẩmBiểu hiệnchất

a) Yêu Tổ quốc: Có ý thức tìm hiểu và gìn giữ các truyền thống tốt đẹp củadân tộc Việt Nam; quan tâm đến những sự kiện chính trị, thời sự nổi bật ở địaphương, trong nước và quốc tế

b) Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam: Yêu mến, quan tâm,giúp đỡ các thành viên gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp củagia đình, dòng họ; thực hiện trách nhiệm đối với gia đình

1 Sống

c) Giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hoá của quê hương, đất nước: Tôntrọng, giữ gìn và tuyên truyền, nhắc nhở người khác cùng giữ gìn di sản vănhoá của quê hương, đất nước

d) Tôn trọng các nền văn hoá trên thế giới: Tôn trọng các dân tộc, các quốc giavà các nền văn hoá trên thế giới

thương

đ) Nhân ái, khoan dung: Phản đối cái ác, cái xấu, phê phán và tham gia ngănchặn các hành vi bạo lực; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, xã hội; sẵnsàng cộng tác với mọi người xung quanh; tôn trọng sự khác biệt của mỗingười

e) Yêu thiên nhiên: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt độngtuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi phá hoạithiên nhiên

a) Trung thực: Phê phán các hành vi gian dối trong học tập và trong cuộcsống

b) Tự trọng: Cư xử đúng mực và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình

2 Sống

c) Tự lực: Chủ động, tích cực học hỏi để thực hiện những công việc hàng ngàycủa bản thân trong học tập và trong cuộc sống; phê phán những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại

d) Chăm chỉ, vượt khó: Siêng năng trong học tập và lao động; ý thức đượcthuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bản thân và chủ động khắcphục vượt qua

đ) Tự hoàn thiện: Có ý thức rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trịxã hội

a) Tự nguyện: Không đổ lỗi cho người khác, có ý thức và tìm cách khắc phụchậu quả do mình đã gây ra; quan tâm đến các công việc chung

3 Sống b) Chấp hành kỷ luật: Tìm hiểu và chấp hành những quy định chung của tập

Trang 34

Năng lựcBiểu hiện

a) Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác,chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện

1.

b) Lập kế hoạch và thực hiện cách học: Lập và thực hiện kế hoạch học tập; thựchiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụhọc tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạnbài ở sách giáo khoa, sách tham khảo, Internet; lưu giữ thông tin có chọn lọcbằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảngcủa giáo viên theo các ý chính; tra cứu tài liệu thư viện

Nănglực tựhọc

c) Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chếcủa bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ củangười khác khi gặp khó khăn trong học tập

a) Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiệnvà nêu được tình huống có vấn đề trong học tập

b) Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liênquan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề

2. c) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giải

quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện

Năng

d) Nhận ra ý tưởng mới: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích,tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau

giảiquyếtvấn đề đ) Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong

những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tinđã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp;so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất

vàsáng

tạo

e) Tư duy độc lập: Đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; chú ýlắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; quan tâm tớicác chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; đánh giá vấn đề, tìnhhuống dưới những góc nhìn khác nhau

3.

a) Nhận ra cái đẹp: Có cảm xúc và chính kiến cá nhân trước hiện tượng trong tựnhiên, đời sống xã hội và nghệ thuật

Năng b) Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ: Giới thiệu được, tiếp nhận có chọn lọc thông tin

trao đổi về biểu hiện của cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trongnghệ thuật và trong tác phẩm của mình, của người khác

lựcthẩm

mỹ c) Tạo ra cái đẹp: Diễn tả được ý tưởng của mình theo chủ đề sáng tác, sử dụng

công cụ, kỹ thuật và vật liệu sáng tác phù hợp trong sáng tác mỹ thuật

4.

a) Sống thích ứng và hài hòa với môi trường: Nêu được cơ sở khoa học của chếđộ dinh dưỡng, sinh hoạt, các biện pháp giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, bảo vệ sứckhoẻ; tự vệ sinh cá nhân đúng cách, lựa chọn cách ăn, mặc, hoạt động phù hợpvới thời tiết và đặc điểm phát triển của cơ thể; thực hành giữ gìn vệ sinh môitrường sống xanh, sạch, không ô nhiễm

Nănglực thể

chất b) Rèn luyện sức khoẻ thể lực: Thường xuyên, tự giác tập luyện thể dục, thể

thao; lựa chọn tham gia các hoạt động thể dục, thể thao phù hợp với tăng tiến vềsức khoẻ, thể lực, điều kiện sống và học tập của bản thân và cộng đồng

+ Các biểu hiện về năng lực

lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN htt p : / / l r c tnu.edu.vn

Trang 35

Năng lựcBiểu hiện

c) Nâng cao sức khoẻ tinh thần: Lạc quan và biết cách thích ứng với những điềukiện sống, học tập, lao động của bản thân; có khả tự điều chỉnh cảm xúc cá nhân,chia sẻ, cảm thông với mọi người và tham gia cổ vũ động viên người khác

5.

a) Sử dụng tiếng Việt:- Đọc lưu loát và đúng ngữ điệu; đọc hiểu nội dung chính và chi tiết các bài đọccó độ dài vừa phải, phù hợp với tâm lí lứa tuổi; phản hồi những văn bản đã đọcmột cách tương đối hiệu quả; bước đầu có ý thức tìm tòi, mở rộng phạm viđọc…;

- Viết đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân ưa thích(bằng chữ viết tay và đánh máy, biết kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh, đồ thị…minh họa); Biết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn; trình bàymột cách thuyết phục quan điểm của cá nhân…;

- Có vốn từ vựng tương đối phong phú cho học tập và giao tiếp hàng ngày; sửdụng tương đối linh hoạt và có hiệu quả các kiểu câu khác nhau; nói rõ ràng,mạch lạc, tự tin và đúng ngữ điệu; kể được các câu chuyện ngắn, đơn giản vềcác chủ đề khác nhau; trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương trình họctập; biết trình bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình; kết hợp lời nói vớiđộng tác cơ thể và các phương tiện hỗ trợ khác…;

- Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, chuyện kể,lời giải thích, cuộc thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phùhợp,

Nănglựcgiao

tiếp

b) Sử dụng ngoại ngữ: Đạt năng lực bậc 2 về một ngoại ngữ.c) Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểuđược vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp

d) Thể hiện thái độ giao tiếp: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp;nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.đ) Lựa chọn nội dung và phương thức giao tiếp: Diễn đạt ý tưởng một cách tựtin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp

a) Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợptác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoànthành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp

6.

b) Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Biết trách nhiệm, vai trò củamình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm đểnêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt độngmình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công

Năng c) Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác: Nhận biết được đặc điểm,

khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm; dự kiến phâncông từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp

lựchợp

d) Tổ chức và thuyết phục người khác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phầnviệc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ khiêm tốnhọc hỏi các thành viên trong nhóm

đ) Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạtđộng chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm

tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN htt p : / / l r c tnu.edu.vn

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

a) Sử dụng các phép tính và đo lường cơ bản: Sử dụng được các phép tính (cộng,trừ, nhân, chia, luỹ thừa, khai căn) trong học tập và trong cuộc sống; hiểu và cóthể sử dụng các kiến thức, kỹ năng về đo lường, ước tính trong các tình huốngquen thuộc

7.

b) Sử dụng ngôn ngữ toán: Sử dụng được các thuật ngữ, ký hiệu toán học, tínhchất các số và của các hình hình học; sử dụng được thống kê toán học trong họctập và trong một số tình huống đơn giản hàng ngày; hình dung và có thể vẽ pháchình dạng các đối tượng, trong môi trường xung quanh, nêu được tính chất cơbản của chúng; hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tốtrong các tình huống học tập và trong đời sống; bước đầu vận dụng được các bàitoán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống; biết sử dụng một số yếu tố củalôgic hình thức để lập luận và diễn đạt ý tưởng

Nănglựctính

toán

c) Sử dụng công cụ tính toán: Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính; sử dụngđược máy tính cầm tay trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày; bướcđầu sử dụng máy vi tính để tính toán trong học tập

a) Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ của công nghệ kỹ thuật số: Sửdụng đúng cách các thiết bị và phần mềm ICT thông dụng để thực hiện một sốcông việc cụ thể trong học tập; biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu

8.

b) Nhận biết, ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật trong xã hội sốhóa: Biết các qui định pháp luật cơ bản liên quan đến quyền sở hữu và sử dụngtài nguyên thông tin, tôn trọng bản quyền và quyền an toàn thông tin của ngườikhác; sử dụng được một số cách thức bảo vệ an toàn thông tin cá nhân và cộngđồng; tuân thủ quy định pháp lý và các yêu cầu bảo vệ sức khỏe trong khai thácvà sử dụng ICT; tránh các tác động tiêu cực tới bản thân và cộng đồng

Nănglựccông c) Phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường công nghệ tri thức: Biết tìm

kiếm thông tin từ nhiều nguồn với các chức năng tìm kiếm đơn giản; biết đánhgiá sự phù hợp của dữ liệu và thông tin đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; biết tổchức dữ liệu và thông tin phù hợp với giải pháp giải quyết vấn đề; biết thao tácvới ứng dụng cho phép lập trình trò chơi, lập trình trực quan hoặc các ngôn ngữlập trình đơn giản

nghệthôngtin vàtruyền

thông(ICT) d) Học tập, tự học với sự hỗ trợ của ICT: Sử dụng được một số phần mềm học

tập; sử dụng được môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thu thập, cập nhật vàlưu trữ thông tin phù hợp với mục tiêu học tập và khai thác được các điều kiệnhỗ trợ tự học

đ) Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác qua môi trường ICT: Biết lựa chọn và sử dụngcác công cụ ICT thông dụng để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác một cách antoàn; biết hợp tác trong ứng dụng ICT để tạo ra các sản phẩm đơn giản phục vụhọc tập và đời sống

* Ngoài các phâm chất, năng lực chung nêu trên, đối với việc dạy học môntoán ở trường THCS cần hình thành cho học sinh các năng lực chuyên biệt như:

- Năng lực thực hiện phép tính: tính toán, ước lượng trong toán học ;

Trang 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học: sử dung thuật ngữ toán học, thống kêtrong toán học, tưởng tượng ;

- Năng lực vận dụng toán học: khả năng suy luận, tìm phương án tối ưu, môhình hóa toán học ;

- Năng lực sử dụng các công cụ toán học: dụng cụ đo, vẽ, máy tính

1.3.2.3 Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

Trong nhưng năm gần đây, việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạyhọc nói chung và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Toán nóiriêng luôn được quan tâm và đầu tư thông qua việc tổ chức các chương trình tậphuấn, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên hiểu và vận dụng các phươngpháp, hình thức dạy học tích cực trong quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh Qua đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạyhọc sẽ giúp các em học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trước đám đông, biết cách tự đánhgiá việc học của mình cũng như biết đánh giá kết quả học tập của bạn khác, từ đó cácem có tính chủ động hơn trong học tập và viết phấn đấu thi đua để việc học đạt kếtquả cao

Đối với các trường vùng đặc biệt khó khăn cần quan tâm đến đổi mới phương pháp, hình thức dạy học cụ thể như sau:

a) Các phương pháp dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.

Phương pháp dạy học môn Toán đổi mới theo hướng phát triển năng lực cầntăng cường phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kĩ năng vậndụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; tác động đếnnhu cầu, tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho HS, tận dụngđược công nghệ mới nhất; Khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều cáckiến thức có sẵn, phát huy cao năng lực tự học, học suốt đời trong thời đại bùng nổthông tin; Tăng cường học tập cá thể phối hợp với hợp tác… theo định hướng đổi mớinói trên, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùngđặc biệt khó khăn nên quan tâm tới một số PPDH tích cực trong môn Toán dưới đây:

* Dạy học vấn đáp, đàm thoại: là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu

hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên;qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học Căn cứ vào tính chất hoạt động nhậnthức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:

Trang 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

- Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức

đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận Vấn đáp tái hiện không đượcxem là phương pháp có giá trị sư phạm Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mốiliên hệ giữa các kiến thức vừa mới học;

- Vấn đáp giải thích – minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào

đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để họcsinh dễ hiểu, dễ nhớ Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của cácphương tiện nghe – nhìn;

- Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi

được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật,tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết Giáoviên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữatrò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định Trong vấn đáp tìm tòi, giáo viêngiống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực phát hiệnkiến thức mới Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sựkhám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy

* Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Trong một xã hội đang phát triển

nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợplý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành côngtrong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết pháthiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cánhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học màphải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo Cấu trúc một bài học (hoặc mộtphần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thường như sau:

+ Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức+ Giải quyết vấn đề đặt ra

+ Kết luận:Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:

Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề Học sinh thực hiện

cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên Giáo viên đánh giá kết quả làmviệc của học sinh

Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần Giáoviên và học sinh cùng đánh giá

Trang 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn

Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề Học sinh phát

hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp Họcsinh thực hiện cách giải quyết vấn đề Giáo viên và học sinh cùng đánh giá

Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình

hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giáchất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc

Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắmđược tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy

tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, pháthiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.

* Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ

từ 4 đến 6 người Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phânchia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phầncủa tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau

Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần Trong nhóm có thể phân công mỗingười một phần việc Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực,không thể ỷ lại vào một vài người hiểu bết và năng động hơn Các thành viên trongnhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhómkhác Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cảlớp Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra mộtđại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao chonhóm là khá phức tạp

Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các bănkhoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằng cách nóira những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủđề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình học hỏilẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên

Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thànhviên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia Tuy nhiên,phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạnđịnh của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quenvới phương pháp này thì mới có kết quả Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duytích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp nàylà rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động Cần tránhkhuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vndấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.

* Phương pháp động não: Động não là phương pháp giúp học sinh trong một

thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một bài toán đặt ra.Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiềnđề cho buổi thảo luận

* Vận dụng dạy học theo tình huống: Dạy học theo tình huống là một quan

điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn vớicác tình huống thực tiễn có liên quan đến môn toán Quá trình học tập được tổ chứctrong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhânvà trong mối tương tác xã hội của việc học tập Các chủ đề dạy học phức hợp lànhững chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khácnhau, gắn với thực tiễn Sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phụctình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinhnăng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn

* Dạy học theo dự án: là một hình thức điển hình của dạy học định hướng

hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phứchợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sảnphẩm có thể công bố Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết vàquan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạyhọc hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huốngvà dạy học định hướng hành động

* Phương pháp luyện tập và thực hành: Là phương pháp dạy học phổ biến

trong dạy học nói chung và dạy học môn toán nói riêng, thông qua hoạt động luyệntập và thực hành trong toán học giúp học sinh hình thành các kỹ năng về toán học,hiểu rõ hơn về các sự vật hiện tượng trong thực tế, từ đó giúp học sinh hình thành tưduy logic, vận dụng các kiến thức đã được học vào trong thực tiễn cuộc sống, hìnhthành các kỹ năng và năng lực cốt lõi như: như thống kê, đo lường

* Vận dụng dạy học định hướng hành động: Dạy học định hướng hành động là

quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặtchẽ với nhau Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập vàhoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ vàhoạt động tay chân Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể.Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện

Ngày đăng: 10/12/2019, 09:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Thị Kim Anh (2006), Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang
Tác giả: Đỗ Thị Kim Anh
Năm: 2006
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng nângcao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2004
4. Đặng Quốc Bảo, Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Phạm Thành Nghị
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1999
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến2020
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư ban hành quy định đánh giá xếp loại học sinh THCS, THCS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư ban hành quy định đánh giá xếp loại học sinh THCS, THCS
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chương trình GDPT tổng thể, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình GDPT tổng thể
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2010
8. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2018), Thông tư ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục - Đào tạo
Năm: 2018
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông (chương trình tổng thể) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
11. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2011), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chung về đổi mớiphương pháp dạy học ở trường Trung học
Tác giả: Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐHSP
Năm: 2011
12. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1986
13. Harold Koontz (1987), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học – Xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Tác giả: Harold Koontz
Nhà XB: NXB Khoa học – Xãhội Hà Nội
Năm: 1987
14. I.F. Kharlamop - Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào – Viện KHGD Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào
15. John Dewey, Phạm Anh Tuấn dịch (2012), John Dewey về giáo dục, DT Books – IRED&NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: John Dewey về giáo dục
Tác giả: John Dewey, Phạm Anh Tuấn dịch
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2012
16.Phan Văn Kha (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục
Tác giả: Phan Văn Kha
Nhà XB: NXBĐHQG Hà Nội
Năm: 2007
17. Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB ĐHSPHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB ĐHSPHN
Năm: 2007
18. Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục, NXB ĐHSPHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB ĐHSPHN
Năm: 2010
19. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB ĐHSPHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXBĐHSPHN
Năm: 2011
20. Trần Kiều (1995), Đổi mới đánh giá, đòi hỏi bức thiết của phương pháp dạy học, Tạp chí Giáo dục, số 11/1995, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới đánh giá, đòi hỏi bức thiết của phương pháp dạy học
Tác giả: Trần Kiều
Năm: 1995
21. Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn toán, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐHSP
Năm: 2011

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w