Bài viết khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe người bệnh sau điều trị đột quỵ não tại khu vực thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 200 bệnh nhân đột quỵ não được cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Quân y 105, Sơn Tây từ 2017 - 2018.
Trang 1KHẢO SÁT NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI BỆNH
SAU ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NÃO TẠI KHU VỰC THỊ XÃ SƠN TÂY,
HÀ NỘI
Hồ Văn Thạnh 1 ; Nguyễn Biên Cương 1 ; Vũ Văn Thà 1
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe người bệnh sau điều trị đột quỵ não tại khu
vực thị xã Sơn Tây, Hà Nội Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 200 bệnh nhân đột quỵ
não được cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Quân y 105, Sơn Tây từ 2017 - 2018 Kết quả:
tuổi thường gặp từ 60 - 80 (110/200 bệnh nhân = 55%), tiếp theo là 40 - 59 tuổi (53/200 bệnh
nhân = 26,5%) Bệnh nhân nam 60,5%, nữ 39,5% Sau đột quỵ não để lại nhiều di chứng
thường gặp như: rối loạn vận động (76,5%), rối loạn cảm giác (68,5%) và rối loạn ngôn ngữ
(63%) Qua khảo sát thấy thực trạng người bệnh tuân thủ chế độ tái khám, tư vấn sức khỏe sau
đột quỵ não còn thấp 67,5% người bệnh không thực hiện chế độ tái khám sau đột quỵ não
77,5% người bệnh thường không gọi điện cho nhân viên y tế để được tư vấn sức khỏe,
82% nhân viên y tế thường không gọi điện tư vấn sức khỏe cho người bệnh sau điều trị 90,5%
nhân viên y tế không đến nhà người bệnh thăm khám, tư vấn sức khỏe Sau đột quỵ não,
người bệnh có nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe, cần có người chăm sóc (52%), tái khám 77,5%,
tư vấn sức khỏe 66%, điều trị 86,5%, lao động 51%, tham gia các hoạt động xã hội 73,5%
Kết luận: cần thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh sau đột quỵ não nhằm
phòng ngừa đột quỵ não tái phát, phục hồi chức năng, giúp người bệnh tái hòa nhập xã hội
* Từ khóa: Đột quỵ não; Nhu cầu chăm sóc sức khỏe
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế
giới, đột quỵ là nguyên nhân tử vong
đứng thứ ba sau các bệnh lý về tim mạch
và ung thư, nhưng đứng đầu về tỷ lệ tàn
tật ở người trưởng thành Hằng năm, ở
châu Âu có khoảng một triệu bệnh nhân
(BN) vào viện điều trị đột quỵ não (ĐQN)
[1] Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ ĐQN là 794/100.000
dân, 5% dân số > 65 tuổi bị ĐQN [8] Ở
Nhật Bản, tỷ lệ này là 340 - 352/100.000
dân [3] Ở Trung Quốc là 219/100.000 dân [10] Ở Việt Nam, theo số liệu tổng hợp từ các bệnh viện có khoa thần kinh trên toàn quốc, mỗi năm có > 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột
quỵ phải sống chung với các di chứng [4]
Theo thống kê của Bệnh viện Quân y 105, hằng năm Bệnh viện thu dung khoảng
800 BN ĐQN Hơn một nửa số BN trên sau đột quỵ có di chứng cần tiếp tục điều trị, chăm sóc, phục hồi đúng phương pháp
1 Trường Cao đẳng Quân y 1
Người phản hồi (Corresponding author): Hồ Văn Thạnh (hovanthanh1975@gmail.com)
Ngày nhận bài: 30/11/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/12/2019
Ngày bài báo được đăng: 06/01/2020
Trang 2Tuy nhiên, hiện nay chưa có hệ thống
chăm sóc và phục hồi chức năng cho BN
ĐQN đạt chuẩn Mặt khác, chưa có tài
liệu nào xác định nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của BN sau điều trị ĐQN Do đó,
chúng tôi thực hiện đề tài nhằm: Khảo sát
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của BN sau
điều trị ĐQN tại khu vực thị xã Sơn Tây,
Hà Nội
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
200 BN ĐQN được điều trị tại Bệnh
viện Quân y 105 từ tháng 1 - 2017 đến
6 - 2018 Sau ra viện cư trú tại khu vực thị
xã Sơn Tây, Hà Nội
2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang
* Phương pháp thu thập số liệu:
Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn đối tượng nghiên cứu, thu thập thông tin về nhân chủng học (tuổi, giới, nghề nghiệp…), thông tin về nhu cầu chăm sóc sức khỏe
sau đột quỵ
* Xử lý số liệu:
Theo các phương pháp thống kê y học, bằng phần mềm SPSS 22.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Giới tính
Nhóm tuổi
< 0,05
Kết quả cho thấy, tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa (p <
0,05) Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dương Hữu Bắc (2018) [1], Nguyễn Văn Chương (2015) [3] và Nguyễn Ngọc Trìu (2014) [9] với tỷ lệ nam giới bị ĐQN lần lượt là 60,7%; 61,7% và 60,6% Điều này được lý giải là do các yếu tố nguy cơ gây ĐQN thường gặp ở nam như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu
Lứa tuổi thường gặp từ 60 - 80, tiếp theo là 40 - 59 tuổi Theo Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Thị Mai Dung, Nguyễn Trọng Lưu, ĐQN thường xảy ra ở lứa tuổi > 50, gặp nhiều nhất từ 60 - 79 tuổi [3, 4, 5], vì ở tuổi này, các yếu tố nguy cơ có xu hướng gia tăng, mặt khác yếu tố bảo vệ có chiều hướng suy giảm
Trang 3Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng ĐQN
Thể bệnh
Sau ĐQN, BN có nhiều tổn thương thần kinh như rối loạn vận động; rối loạn cảm giác và rối loạn ngôn ngữ Điều trị cứu sống tính mạng BN là ưu tiên hàng đầu; nhưng chăm sóc, phục hồi di chứng cho BN sau đột quỵ lại là mục tiêu rất quan trọng [4, 5]
2 Thực trạng tái khám, tư vấn, điều trị BN sau ĐQN
Số lần
BN gọi điện cho nhân viên y tế để được
Nhân viên y tế gọi điện cho BN để tư
Nhân viên y tế trực tiếp đến gia đình BN
Tỷ lệ tái khám thấp so với khuyến cáo của WHO, BN cần tái khám tốt nhất
1 tháng/lần, tối thiểu 3 tháng/lần [10] Tái khám giúp thầy thuốc nhận định tình trạng bệnh, di chứng sau ĐQN để có kế hoạch điều trị, chăm sóc và phục hồi di chứng sau ĐQN Theo Thrift A.G (Mỹ), tỷ lệ BN sau ĐQN gọi điện cho nhân viên y tế hoặc nhân viên y tế gọi điện cho BN, người chăm sóc BN ít nhất 1 tháng/lần là 86,3%; tỷ lệ này
ở Na Uy là 91,6%; Pháp 77,3% [10] Theo WHO, tốt nhất người bệnh và nhân viên
y tế nên liên lạc với nhau qua điện thoại để tư vấn sức khỏe 1 tháng/lần, tối thiểu
3 tháng/lần [10]
Trang 4Theo WHO, chăm sóc BN sau ĐQN có
nhiều mô hình, phương pháp, trong đó
Ngành Y tế cử các đội chăm sóc ngoại
viện đến cộng đồng, vào tận gia đình
chăm sóc người bệnh sau ĐQN, đây là
một phương pháp hiệu quả [10] Tuy nhiên,
thực trạng phục hồi chức năng của BN
điều trị ngoại trú ở khu vực thị xã Sơn Tây,
Hà Nội còn thấp Cần tăng cường hoạt
động chăm sóc người bệnh sau ĐQN
ngoại trú và tại cộng đồng Tái khám,
tư vấn, điều trị BN sau ĐQN đóng vai trò
quan trọng, giúp người bệnh hồi phục,
phòng ngừa tái phát
3 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
BN sau ĐQN
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của BN
sau ĐQN: có người chăm sóc: 104 BN
(52%); tái khám: 155 BN (77,5%); tư vấn
sức khỏe: 132 BN (66%); điều trị: 173 BN
(86,5%); lao động: 102 BN (51%); tham
gia các hoạt động xã hội: 147 BN (73,5%)
Kết quả này tương đồng một phần với
các nghiên cứu trước đây về nhu cầu
chăm sóc sau ĐQN [5, 6] Như vậy, phần
lớn BN sau ĐQN có nhu cầu tái khám,
tư vấn sức khỏe, điều trị và phục hồi di
chứng rất lớn Do đó, cần nỗ lực để đáp
ứng các nhu cầu của BN, giúp BN sớm
phục hồi, phòng chống tái phát, khiếm
khuyết và trở lại với cộng đồng và xã hội
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 200 BN ĐQN điều trị
tại Bệnh viện Quân y 105, sau ra viện
cư trú tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội thấy lứa
tuổi thường gặp từ 60 - 80 (55%), tiếp
theo là 40 - 59 tuổi (26,5%) Tỷ lệ BN nam 60,5%, nữ 39,5% Sau ĐQN để lại nhiều di chứng như: rối loạn vận động (76,5%); rối loạn cảm giác (68,5%)
và rối loạn ngôn ngữ (63%)
Sau ĐQN, tỷ lệ BN tuân thủ chế độ tái khám, tư vấn sức khỏe, điều trị thấp 67,5% BN không thực hiện chế độ tái khám sau ĐQN, tái khám ít nhất 1 lần 32,5% BN không gọi điện cho nhân viên
y tế để được tư vấn sức khỏe 77,5%, gọi
ít nhất 1 lần 22,5%; nhân viên y tế không gọi điện tư vấn sức khỏe cho BN sau ĐQN 82%, gọi ít nhất 1 lần 18% Sau ĐQN, 90,5% nhân viên y tế không trực tiếp đến gia đình BN thăm khám, tư vấn sức khỏe, đến ít nhất 1 lần 9,5% Sau ĐQN, BN có nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe, 52% BN cần có người chăm sóc, tái khám 77,5%, tư vấn sức khỏe 66%, điều trị 86,5%, lao động 51%, tham gia các hoạt động
xã hội 73,5%
Cần thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe BN sau ĐQN nhằm phòng ngừa ĐQN tái phát, phục hồi chức năng, giúp
BN tái hòa nhập xã hội
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Dương Hữu Bắc, Nguyễn Ngọc Anh.
Đánh giá kết quả áp dụng quy trình điều dưỡng xử trí BN ĐQN tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện TWQĐ 108 Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108 2018, 13, tr.6-8
2 Mai Hồng Bàng. Điều trị và chăm sóc người bệnh ĐQN tại Bệnh viện TWQĐ 108 Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân 2017, tr.10-12
3 Nguyễn Văn Chương. Đột quỵ não Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân 2015, tr.37
Trang 54 Nguyễn Thị Mai Dung, Nguyễn Như
Bình. Đánh giá tình hình chăm sóc và quản lý
BN ĐQN tại Bệnh viện Quân y 91, Quân khu 1
Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108 2018, 13, tr.2-3
5 Nguyễn Trọng Lưu. Tình hình chăm sóc
và quản lý BN bị tai biến mạch máu não tại
Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh 2010, tr.46
6 Hồ Hữu Lương. Tai biến mạch máu não
Nhà xuất bản Y học 1998, tr.44-67
7 Lê Văn Thành. Bệnh thần kinh học Nhà
xuất bản TP Hồ Chí Minh 1998, tr.125-144
8 Nguyễn Văn Thông. Đột quỵ não - Cấp cứu, điều trị, dự phòng Nhà xuất bản Y học
2005, tr.77
9 Nguyễn Ngọc Trìu. Công tác chăm sóc phục hồi chức năng BN ĐQN tại Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 7, Quân khu 3 Hội nghị Khoa học Điều dưỡng 2014, tr.3-8
10 Thrift A.G, McNeil J.J, Forbes A, Donnan G.A. Risk factors for cerebral hemorrhage in the era of well-controlled hypertension 1996, 27 (11), pp.2020-2025