Mục đích của luận án là nhận diện, phân tích những đặc điểm cơ bản của khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Phân tích tiền đề xã hội - thẩm mĩ dẫn đến sự xuất hiện khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - TRƯƠNG THỊ KIM ANH KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC – HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Nghệ An, năm 2018 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Có thể thấy trong mấy chục năm qua, văn học Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết. Đó cũng chính là một trong những lý do để nhiều người khẳng định thời hiện đại là “thời của tiểu thuyết”. 1.2. Trong nhãn quan nghiên cứu hiện đại, lịch sử của tiểu thuyết khơng phải là phép cộng của những hiện thực được miêu tả, mà là lịch sử của sự miêu tả, nghĩa là lịch sử của sự vận động, biến đổi, đặc biệt là những cách tân trong miêu tả hiện thực Bởi thế, việc nhận diện các khuynh hướng tiểu thuyết khơng chỉ mang đến lợi ích trong phân tích, khám phá những nội dung xã hội được miêu tả, mà cịn là những nghiên cứu, khám phá trên bình diện nghệ thuật tiểu thuyết, nhằm làm cho việc nghiên cứu tiểu thuyết trở nên tồn diện hơn 1.3. Ở Việt Nam, yếu tố kỳ ảo vốn đã xuất hiện trong văn học từ sớm với nhiều dạng thức khác nhau. Tuy nhiên, do nhiều ngun nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là sự thái q của cái nhìn duy lý và duy ý chí, trong những giai đoạn nhất định, yếu tố kỳ ảo, huyền thoại dường như vắng bóng. Song, trong khoảng ba chục năm lại nay, như một “cân bằng sinh thái”, yếu tố kỳ ảo đã xuất hiện trở lại, ngày càng đậm đặc hơn và dần hình thành một khuynh hướng nghệ thuật: khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Khuynh hướng hiện thực huyền ảo ra đời và phát triển mạnh mẽ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã góp phần tích cực vào việc đổi mới tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Luận án chủ yếu tập trung phân tích những tiểu thuyết ra đời sau 1975, đặc biêt sau 1986 như: Lời nguyền hai trăm năm (1989), Nỗi buồn chiến tranh (1990), Thiên sứ (1995), Đi tìm nhân vật (2001), Những đứa trẻ chết già (2002), Người sơng Mê (2003), Giã biệt bóng tối (2004), Thiên thần sám hối (2004), Tàn đen đốm đỏ (2004), Tấm ván phóng dao (2004), Chinatown (2004), Cõi người rung chng tận thế (2004), Thoạt kì thủy (2005), Khải huyền muộn (2005), Giàn thiêu (2005), Giữa vịng vây trần gian (2005), Ngồi (2006), Trí nhớ suy tàn (2006), Cơ hội của Chúa (2006), Và khi tro bụi (2006), T. mất tích (2006), Mảnh đất lắm người nhiều ma (2006), Mẫu Thượng ngàn (2006), Người đi vắng (2007), Mưa kiếp sau (2007), Giữa dòng chảy lạc (2010), Thần thánh và bươm bướm (2010), Hoang tâm (2011), SBC là săn bắt chuột (2011), Rụng xuống ngày hư ảo (2013), Xác phàm (2014), Trong sương hồng hiện ra (2015), Người thứ hai (2015)… 2.2. Phạm vi nghiên cứu Bên cạnh tập trung tìm hiểu các tiểu thuyết có yếu tố hiện thực huyền ảo trong văn học Việt Nam đương đại, chúng tơi mở rộng trường so sánh với tiểu thuyết hiện thực huyền ảo trong và ngồi nước ở những giai đoạn khác nhau để làm nổi bật nét riêng của khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nhận diện, phân tích những đặc điểm cơ bản của khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích tiền đề xã hội thẩm mĩ dẫn đến sự xuất hiện khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Nhận diện, mơ hình hóa và phân tích, làm rõ những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết viết theo khuynh hướng hiện thực huy ền ảo trong tiểu thuy ết Vi ệt Nam đương đại 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp loại hình: Vận dụng tiêu chí loại hình để khu biệt các tác phẩm viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo vơi các khuynh hướng khác trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 4.2 Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Đặt tiểu thuyết viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đồng thời nhận diện cấu trúc bên trong của loại hình tiểu thuyết này. 4.3. Phương pháp so sánh: Nhằm so sánh sự khác nhau giữa khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại với các khuynh hướng khác đã có ở giai đoạn trước và cùng thời. 4.4. Tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này tiếp cận các tác phẩm theo các phạm trù thi pháp nhằm nghiên cứu các yếu tố tham gia cấu thành thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – huyền ảo 5. Đóng góp của luận án 5.1. Bước đầu khái quát, hệ thống hóa về sự ra đời, phát triển của tiểu thuyết hiện thực – huyền ảo trên thế giới và Việt Nam 5.2. Nhận diện, phân tích những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết hiện thực huyền ảo trong văn học Việt Nam đương đại 5.3. Phân tích, lý giải những cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết hiện thực – huyền ảo Việt Nam đương đại, qua đó góp phần làm sáng tỏ sự đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết từ 1986 đến nay 6. Cấu trúc của luận án Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Sự xuất hiện khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Chương 3: Khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong ti ểu thuy ết Vi ệt Nam đương đại với chức năng miêu tả thế giới Chương 4: Khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong ti ểu thuy ết Vi ệt Nam đương đại với chức năng biểu đạt thế giới CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Khái lược tình hình nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về tiểu thuyết Theo M.Bakhtin, từ vị thế của kẻ bên lề, tiểu thuyết dần trở thành “nhân vật chính” trên sân khấu văn học hiện đại. Với tư cách là thể loại có khả năng dung nạp ưu thế của nhiều thể loại khác, tiểu thuyết mở ra những ơ cửa mới để khám phá thế giới trong sự rộng lớn và thẳm sâu của nó. Tuy nhiên, ở mỗi thời đại khác nhau, chức năng và cấu trúc của tiểu thuyết cũng khác nhau. Điều đó gắn liền với thay đổi của tư duy nghệ thuật và vị thế của tiểu thuyết trong cộng đồng thể loại. Từ tiểu thuyết tiền hiện đại đến hiện đại và hậu hiện đại là cả một lịch sử dài. Theo đó, việc nghiên cứu tiểu thuyết cũng có những thay đổi quan trọng. Trong luận án này, chúng tơi tập trung phân tích các quan điểm nghiên cứu của những cây bút tiêu biểu như M. Bakhtin, Roland Bathers, M. Kundera, Alain Robbe – Grillet, Tz. Todorov, …và một số cơng trình đã được dịch sang tiếng Việt. 1.1.2. Nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Khuynh hướng hiện thực huyền ảo ra đời văn học Mỹ Latin nhằm vượt qua mơ hình phản ánh hiện thực của chủ nghĩa hiện thực trước đó. Trong cơng trình History of Latin America (1992), Edwin Williamson xác định thử nghiệm sớm nhất của chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo diễn ra Brazil với cuốn tiểu thuyết Macunaima của Mario de Andrade. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người đặt nền móng đầu tiên cho chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin là M. A. Asturias và A. Carpentier. A. Asturias từng phát biểu về khuynh hướng nghệ thuật trong sáng tác của ơng như sau: “Có thể gọi chủ nghĩa hiện thực của tơi là “huyền ảo”, bởi vì một phần nó giống với các nhà siêu thực xử lý các giấc mơ của họ, nhưng đồng thời nó cũng giống với các thổ dân Maya dựng lại thực tại trong những cuốn sách thiêng liêng của họ”. Về tiểu thuyết hiện thực huyền ảo, có thể kể đến một số các cơng trình tiêu biểu như: Alejo Carpentier và thi pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin của Carlos, Thời đại hiện nay và số phận của tiểu thuyết của E. F. Towrrutsenkơ , Phê bình hậu hiện đại về Trăm năm cơ đơn của G. G. Marquez của Jofer Serapio… 1.2. Tình hình nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 1.2.1. Nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại Cũng như giới lý luận phê bình văn học thế giới, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam ln coi tiểu thuyết là nhân vật trung tâm của văn học hiện đại. Nhiều hội thảo khoa học của Hội Nhà văn Việt Nam, Viện Văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội… đều quan tâm đến thể loại này. Các cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết ngày càng được chú ý, chẳng hạn: Bước đầu nhận diện tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI (Bích Thu), Bên lề tiểu thuyết (Nguyễn Minh Châu, Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới (Phan Cự Đệ), Văn xi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới cơ bản (Nguyễn Thị Bình), Những đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam trong 15 năm cuối thế kỉ XX (Trần Thị Mai Nhân), Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI – cấu trúc và khuynh hướng (Hồng Cẩm Giang), Những vấn đề cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Mai Hải Oanh), Đổi mới tư duy tiểu thuyết (Nhiều tác giả), Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (Nhiều tác giả), Tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Tiểu luận – phê bình văn học), Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 (Nguyễn Bích Thu)… 1.2.2. Nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Các nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Ngun Ngọc… hay các nhà nghiên cứu như Trần Đình Sử, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Bích Thu, Nguyễn Đăng Điệp, Bùi Việt Thắng, Bùi Thanh Truyền …trong các cơng trình nghiên cứu của mình đều chú ý đến sự mở rộng biên độ miêu tả hiện thực của tiểu thuyết. Gần đây, trong bài Những thế hệ nhà văn Việt Nam thời kì đổi mới: tiếp nối và chuyển động, Đỗ Hải Ninh đã nhấn mạnh vào tính hội nhập và tiếp thu các trào lưu văn học trên thế giới của các nhà văn đương đại, trong đó có chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Phan Tuấn Anh, trong bài Cấu trúc tam tài của lý luận phê bình văn học Việt Nam thời đổi mới đã đưa ra nhận định: “Đầu tiên là xu hướng đổi mới chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, giãn nới tối đa phạm vi của hiện thực thành hiện thực tâm trạng hay hiện thực tâm lý, hiện thực huyền ảo. Sự tiếp nhận nhiều hứng khởi, tạo ra những cách tân mới mẻ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin với những tác giả như: G.G. Marquez, J.L.Borges, M.V.Llosa, A.L.Carpentier, J.Amado…”. Trong bài Vấn đề nhận thức và xử lý chất liệu hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, Biện Minh Điền cho rằng: “Hiện thực – huyền ảo với tư cách là một phương thức hay bút pháp trong văn học đương đại Việt Nam nói chung, trong tiểu thuyết nói riêng từng được bàn đến nhiều – nhiều nhất trong thời gian qua, cả trên phương diện lý luận cũng như qua nghiên cứu, phê bình các tác phẩm cụ thể”. Bích Thu trong bài Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới nhận định: “Tiểu thuyết bắt đầu tiếp cận với thế giới đằng sau thế giới hiện thực, đó là thế giới tâm linh, vơ thức, tiềm thức, giấc mơ”. Trong bài Khơng gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn phân tâm học, Văn Thị Phương Trang lại bàn nhiều đến vấn đề khơng gian huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại: “Trước hết, khơng gian được xây dựng trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI chủ yếu là khơng gian ảo – khơng gian từ trong giấc mơ, khơng gian kỳ ảo và khơng gian cõi tâm linh”… Nhìn chung, việc mở rộng biên độ hiện thực và sự thay đổi quan niệm, tư duy nghệ thuật của nhà văn là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết, dẫn tới sự xuất hiện của khuynh hướng văn học hiện thực huyền ảo ở Việt Nam, trong đó, có tiểu thuyết 1.3. Tiểu kết Qua tổng quan nghiên cứu về tiểu thuyết như trên, chúng tơi nhận thấy ba vấn đề quan trọng: Một là, khuynh hướng hiện thực huyền ảo là một khuynh hướng phát triển khá mạnh mẽ và có tầm ảnh hưởng lớn trên tồn thế giới, trong đó có Việt Nam. Hai là, khuynh hướng hiện thực huyền ảo phát triển khá mạnh mẽ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nhất là những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, điều đó được chứng minh qua các cơng trình nghiên cứu từ các tác giả trên. Ba là, việc nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo một cách có hệ thống vẫn cịn là một khoảng trống, một mảng màu cịn thiếu trong tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Đến thời điểm hiện nay (2018), vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu về khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại CHƯƠNG 2 SỰ XUẤT HIỆN KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC – HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 2.1. Giới thuyết về khuynh hướng và khuynh hướng hiện thực – huyền ảo 2.1.1. Khái niệm khuynh hướng Khuynh hướng là một khái niệm dùng để chỉ một hiện tượng ra đời và phát triển trong sáng tạo nghệ thuật. Theo Từ điển văn học (bộ mới): “Khuynh hướng, trào lưu là những cộng đồng các hiện tượng văn học được liên kết lại trên cơ sở một sự thống nhất tương đối về các định hướng thẩm mĩ, tư tưởng và các ngun tắc thể hiện nghệ thuật”. Việc ra đời một khuynh hướng nào đó nó khơng chỉ chịu sự tác động của thời đại, cịn chịu chi phối bởi quan niệm của cá nhân nhà văn. Khuynh hướng là phạm trù thẩm mỹ ở bình diện loại hình, sự biểu hiện của nó khơng những ở quan điểm mà cịn thái độ nhìn nhận của tác giả. Khuynh hướng đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn học. Sự ra đời một khuynh hướng mới đánh dấu sự phát triển của một giai đoạn văn học, cũng là đánh dấu sự tiến bộ nghệ thuật trong văn học. Mỗi khuynh hướng giữ vai trị ngun tắc sáng tác riêng, từ những ngun tắc đó giúp nhà văn định hướng được phong cách nghệ thuật cho tác phẩm. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Khuynh hướng trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng tốt ra một cách tự nhiên từ sự miêu tả sinh động đời sống chứ khơng phải qua những lời lí thuyết khơ khan, hoặc những tư tưởng trừu tượng”. 2.1.2. Khái niệm hiện thực – huyền ảo Theo các nhà nghiên cứu khái niệm hiện thực huyền ảo bao hàm hai yếu tố “hiện thực” và “huyền ảo”. Để hiểu rõ hơn thuật ngữ “huyền ảo” chúng tơi đặt nó trong cái nhìn tương quan với thuật ngữ “kì ảo”. Dmitri Volodikhin, một nhà nghiên cứu người Nga đưa ra định nghĩa: “Kỳ ảo (bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: “Fantastike” – nghệ thuật tưởng tượng) là hình thức phản ánh thế giới dựa vào các quan niệm hiện thực để sáng tạo ra một bức tranh vũ trụ (siêu nhiên, bí ẩn) khơng tương thích về mặt logic với những quan niệm hiện thực ấy” Thuật ngữ “huyền ảo” theo tiếng Anh là “magic”, nghĩa là ma thuật hay ma lực. Tính từ của “magic” là “magical” bắt nguồn từ tiếng Latin là “magicus”, về sau phát triển thành danh từ “magica”, bắt nguồn từ tiếng Hy lạp là “magikè” nghĩa là nghệ thuật của phù thủy. Đó là “một sức mạnh bí ẩn có khả năng làm những điều khơng thực thành có thực (thường gắn với nét nghĩa tiêu cực – black magic – phép thuật ma quỷ)”. Đối với người Mỹ Latin khi giải thích về “magic” nhiều người thường nghĩ đến những câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết được dùng trong tiểu thuyết. Hiện thực ln gắn liền với huyền ảo, vì thế, đằng sau vẻ huyền thoại, hoang đường, kì bí là một thực tại đang diễn ra hàng ngày, trong chừng mực nào đó hiện thực cũng chấp nhận cái phi lí, phi thường, phi logic 2.1.3. Ngun tắc phản ánh hiện thực của khuynh hướng hiện thực – huyền ảo Khuynh hướng hiện thực huyền ảo là một bước phát triển mới của khuynh hướng hiện thực, chính vì vậy ngun tắc phản ánh hiện thực sẽ khác hồn tồn Vượt lên trên mơ hình phản ánh hiện thực giản đơn thơng thường, khuynh hướng hiện thực huyền ảo tiếp cận hiện thực đời sống dưới một mơ hình mới bằng sự đan cài thế giới ảo vào trong thế giới thực. Theo Lê Huy Bắc: “Trong thế giới thẩm mĩ của văn học hiện thực huyền ảo thì những điều khơng thực được đối xử như điều có thực và bình thường, ngược lại những điều bình thường thì được phản ánh theo kiểu khơng thực”. Đặc trưng của văn học hiện thực huyền ảo là phản ánh hiện thực nhưng thế giới của cái kỳ diệu chỉ trở thành hồn tồn chân thật khi nó nảy sinh từ sự cải biến hiện thực một cách thần kỳ, từ sự lãnh hội sâu sắc hiện thực, từ sự soi sáng một cách khác thường hoặc đặc biệt có lợi của những kho tàng q báu ẩn sâu trong hiện thực. Cái phi lý/ biểu tượng trở thành một phương diện soi tỏ cái hữu lý/ thực tại 2.1.4. Đặc điểm của khuynh hướng hiện thực – huyền ảo Về cơ bản, khuynh hướng văn học hiện thực – huyền ảo có những đặc điểm chính như sau: Đề tài thường là những vấn đề gắn với chiều sâu văn hóa, lịch sử, tơn giáo… liên quan đến cộng đồng, khu vực. Nhân vật thường có tính nghịch dị, biến dạng, ma qi trộn lẫn người, có những chấn thương về mặt tâm lý, mặc cảm thực tại. Khơng gian mang tính giả tưởng, huyền thoại hóa thực tại. Đó là thứ khơng gian có tính “xun khơng”, mở rộng đến thế giới vơ thức, cõi trần, cõi âm… Thời gian hư ảo, phi thời, khơng đầu khơng cuối, khơng rõ ràng các mốc thời gian, liên tục quay vịng, đồng hiện nhiều chiều/ trục thời gian. Kết cấu có sự đan cài nhiều tuyến truyện, dung hợp nhiều thể loại. Th ường sử dụng kết cấu mê lộ, đan xen thực ảo, phân mảnh, lắp ghép. Chi tiết nghệ thuật thường lấy từ cuộc sống trong tính đa chiều, bao gồm cả thế giới giấc mơ, vơ thức, tưởng tượng, thế giới tâm linh, tín ngưỡng tơn giáo… Ngơn ngữ mang tính chất ảo hóa, sử dụng nhiều kí hiệu lạ nhằm biểu đạt cái huyền ảo. 2.2. Những tiền đề xuất hiện khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 2.2.1. Tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội Trước hết, cần nói đến sự thay đổi trong quan niệm về chức năng, nhiệm vụ của văn học. Văn học đi từ quần chúng hóa, cách mạng hóa, mục đích phục vụ chiến đấu chuyển sang tinh thần dân chủ hóa, tinh thần nhân bản, sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Năm 1986, đại hội Đảng lần thứ VI được tiến hành, đánh dấu sự đổi mới của Đảng về tư duy, nhận thức, đề cao việc nhìn thẳng vào sự thật, dám nói thật, phát huy tinh thần dân chủ trong xã hội. Chính điều này tạo nên một bầu khơng khí mới trong sáng tác văn học, nhà văn có thể phát huy hết khả năng sáng tạo, hướng đến giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm. Thứ hai đó là sự tác động từ nền kinh tế thị trường, các phương tiện truyền thơng. Nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt của nó đã tạo nên một cái nhìn mới với bao bộn bề, ngổn ngang, phức tạp chứ khơng bằng nhãn quan sử thi như thời kì trước. Những giá trị cũ được nhìn nhận lại, soi xét lại dưới cái nhìn của thời hiện đại. Những giá trị mới được khám phá trên từng trang viết khá sắc sảo từ mọi thế hệ nhà văn. Các vấn đề thường được các tiểu thuyết quan tâm khi soi chiếu lại từ “thời xa vắng” đó là vấn đề chiến tranh, cải cách ruộng đất, quan hệ dịng tộc, những lời nguyền giữa các dịng họ, các sự kiện và nhân vật lịch sử, văn hóa, tơn giáo… Các vấn đề thời hiện đại như đời sống văn minh hiện đại, vấn đề về sex, về giới tính cũng được quan tâm khá nhiều ở các tác giả trẻ Thứ ba đó là sự tác động bởi các luồng văn hóa, trong việc mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới. Từ khi đất nước có chính sách mở cửa đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư từ nhiều nước trên thế giới đến với Việt Nam. Thay vì trước khi Đổi mới (1986), chúng ta chỉ quan hệ mật thiết với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, ngược lại ngày nay có rất nhiều nhà đầu tư từ nhiều châu lục, nhiều nước khác nhau trên thế giới tìm đến Việt Nam. Cộng thêm vào là chính sách mở cửa thơng thống của nhà nước, tạo điều kiện để Việt Nam có thể thu hút được nhiều tiềm năng, nguồn lực từ các nước phát triển. Sự thơng thống của thời kì mở cửa hội nhập đã tạo một bước ngoặt lớn trong giao lưu văn hóa cũng như văn học với các nước trên thế giới. Việc giao lưu cũng trở nên đa chiều hơn thay vì một chiều như trước. Đó là ngồi việc tiếp thu có tính chọn lọc các sản phẩm văn học từ các nước trên thế giới, chúng ta cịn giới thiệu, quảng bá văn học Việt Nam đến gần hơn với cơng chúng nước ngồi 2.2.2. Những thay đổi về tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Đổi mới quan niệm về con người Dẫu trong bất kì hồn cảnh nào thì văn học chân chính cũng hướng tới con người như M. Goocki từng nhấn mạnh “văn học là nhân học”. Quan niệm về con người chính là cơ sở chi phối những ngun tắc chiếm lĩnh, cắt nghĩa đời sống của nhà văn, là nơi đánh dấu trình độ tư duy nghệ thuật của một thời đại, một trào lưu, một tác giả. Với kiểu tư duy nghệ thuật mới, con người được soi chiếu từ góc nhìn đời tư cá nhân, nhà văn khơng đi khám phá con người dựa qua lăng kính cộng đồng thời kì trước năm 1975. Hai kháng chiến kéo dài khiến cho số nguyên tắc miêu tả con người trở thành quy phạm, sự kiện lịch sử luôn lấn át con người, con người chỉ là đường viền để tơ đậm các sự kiện lịch sử. Tiểu thuyết sau 11 Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), T.mất tích, Paris 11 tháng 8, Chinatown (Thuận), Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau (Đồn Minh Phượng), Xác phàm, Hoang tâm, Kín (Nguyễn Đình Tú)… Nam Phương trong bài Văn học huyền ảo: món ăn khơng thể chối bỏ đã khẳng định: “Hiếm có dịng văn học nào sở hữu nền tảng đáng ngưỡng mộ như hiện thực huyền ảo… và có lẽ ai cũng đều khơng thể chối bỏ thứ văn học tạo nên sự hưng phấn đến cực điểm này”. Tính đến nay, khuynh hướng hiện thực huyền ảo chưa cho thấy sự thối trào, thậm chí khuynh hướng văn học này cịn đang phát triển khá tồn diện. Trong những năm gần đây tại các lễ trao giải thưởng văn học lớn đều có những tác phẩm mang đậm khuynh hướng hiện thực huyền ảo được xướng tên lên bục giải thưởng 2.4. Tiểu kết Sự ra đời và phát triển của khuynh hướng hiện thực – huyền ảo đã tạo nên một ngoặt mới cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại, làm thay đổi diện mạo tiểu thuyết Việt Nam so với tiểu thuyết các giai đoạn trước đó. Những thay đổi về đời sống xã hội sau năm 1986 đã kéo theo những thay đổi trong tư duy tiểu thuyết tạo nên những tiền đề nhất định cho sự ra đời khuynh hướng này. Những tác phẩm có ý thức gia tăng yếu tố kỳ, ảo đã từng bước xác lập sự hình thành của một khuynh hướng nghệ thuật mới trong văn học Việt Nam đương đại: khuynh hướng hiện thực huyền ảo CHƯƠNG 3 KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC – HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỚI CHỨC NĂNG MIÊU TẢ THẾ GIỚI 3.1. Hiện thực – huyền ảo với việc xử lí đề tài 3.1.1. Đề tài chiến tranh Trong thế kỉ XX, Việt Nam đã phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ hết sức khốc liệt. Đó là chưa nói đến hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và chiến tranh biên giới Tây Nam dù ngắn hơn nhưng mức độ ác liệt khơng hề thua kém. Vị trí địa lí chính trị và lịch sử khiến cho Việt Nam ln phải ý thức phịng vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền. Cũng bởi thế, đến nay, đề tài chiến tranh vẫn ln là đề tài lớn, là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà tiểu thuyết. Nếu như trong giai 12 đoạn 1975 1985, tiểu thuyết viết về chiến tranh xuất hiện với một s ố l ượng phong phú nhưng quán tính tư duy nghệ thuật sử thi vẫn cịn thì từ sau Đổi mới (1986), diễn ngơn tiểu thuyết chiến tranh có nhiều thay đổi quan trọng. Tinh thần nhân bản, nhân văn trở thành lõi cốt của cái nhìn nghệ thuật. Điều đó có thể thấy trong hàng loạt tự sự về chiến tranh như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến), Mình và họ (Nguyễn Bình Phương), Xác phàm (Nguyễn Đình Tú), Bến đị xưa lặng lẽ (Nguyễn Xn Đức)… 3.1.2. Đề tài nơng thơn Tiếp nối những thành tựu trong các giai đoạn văn học trước với những tên tuổi làm nên sức mạnh đề tài viết về nơng thơn như: Hồ Biểu Chánh, Ngơ Tất Tố, Nguyễn Cơng Hoan, Nam Cao, Bùi Hiển, Tơ Hồi, Kim Lân,…, văn học sau 1975 tiếp tục khám phá bức tranh nơng thơn dưới một góc nhìn đậm màu sắc hiện đại Sau năm 1986, cùng với sự xuất hiện khuynh hướng hiện thực huyền ảo, ti ểu thuyết viết về đề tài nơng thơn có sự thay đổi về phương diện nhận thức, khám phá và biểu đạt. Theo Bùi Việt Thắng: “Các nhà tiểu thuyết hơm nay đã từ bỏ lối nhìn dễ dãi về đời sống con người… Họ đã thơi nhìn nơng thơn với cảnh điền viên, trống dong cờ mở. Nơng thơn đích thực hiện ra trong tiểu thuyết của các anh trong khung cảnh “long trời lở đất” rối rắm và cũng nhìn vào nơng thơn ấy ta sẽ thấy cả xã hội Việt Nam mấy chục năm qua”. Dưới màu sắc khuynh hướng hiện thực huyền ảo, nơng thơn Mảnh đất lắm người nhiều ma Nguyễn Khắc Trường đúng là đã diễn ra dưới một khung cảnh “long trời lở đất” bởi sự xung đột giữa hai dòng họ Trịnh – Vũ, đây là một câu chuyện khá phổ biến khắp các làng q Việt Nam những năm giữa thế kỉ XX. Hiện thực nơng thơn trong cái nhìn của thời đương đại mang màu sắc ảo hóa, sức mạnh về tâm linh đã chi phối ít nhiều đến lối suy nghĩ và hành động con người làng q, nhưng cũng nhờ chất ảo hóa này dần dần một bức tranh hiện thực trần tục được bóc mẽ một cách thẳng thắn trong từng giai đoạn lịch sử. Khơng riêng gì Mảnh đất lắm người nhiều ma, nhiều tác phẩm khác viết về nơng thơn dưới màu sắc hiện thực huyền ảo cũng đem đến những khám phá mới về nơng thơn và nơng dân. Chất huyền ảo đã giúp các nhà văn mở rộng chiều kích khám phá hiện thực, mở rộng phạm vi đề tài chủ đề tác phẩm. Mượn thế giới ảo để khám phá thế giới thực, mượn những câu chuyện có tính chất tâm linh để soi chiếu lương tâm con người là điều dễ nhận thấy trong nhiều tác phẩm viết về đề tài nơng thơn như: Lời nguyền hai trăm năm (Khơi Vũ), Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh), Những đứa trẻ chết già (Nguyễn Bình Phương), Thần thánh và bươm bướm (Đỗ Minh Tuấn), Ma làng (Trịnh Thanh Phong), Trăm năm thống chốc (Vũ Huy Anh)… 3.1.3. Đề tài về đơ thị Đơ thị là chủ đề lớn của văn học hiện đại. Tuy nhiên, thành tựu văn học đơ thị Việt Nam chưa nhiều, ngoại trừ một vài trường hợp xuất sắc như Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Tự lực văn đồn. Trong các tiểu thuyết của họ, đơ thị chủ yếu vẫn được miêu tả theo ngun tắc tả thực kiểu chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX hoặc miêu tả tâm lý thị dân dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn. Đến thời kỳ đổi mới, khi mà tốc độ đơ thi hóa tăng nhanh, nhiều nhà văn đã chuyển mối 13 quan tâm đến đề tài đơ thị. Một số nhà văn khá thành cơng khi viết về sự phức tạp của xã hội và con người đơ thị thơng qua bút pháp hiên thực huyền ảo như Cõi người rung chng tận thế, SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, China town của Thuận, Và khi tro bụi của Đồn Minh Phượng,…Mỗi nhà văn tuy liều lượng “huyền ảo” khác nhau, nhưng đều cố gắng nhìn đời sống đơ thị bằng cái nhìn nghệ thuật giàu tính cách tân. 3.2. Hiện thực – huyền ảo trong xây dựng nhân vật 3.2.1. Kiểu nhân vật nghịch dị Nhân vật nghịch dị có mặt trong tiểu thuyết đương đại của các tác giả như: Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hồi… Các nhà tiểu thuyết đương đại đã kiến tạo nên một thế giới nghệ thuật mà ở đó hiện thực được tiếp cận thơng qua lăng kính nghịch dị. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, loại nhân vật nghịch dị xuất hiện với nhiều hình dạng, trạng thái, tâm lý khác nhau nhưng đều phản ánh một thực tại khiếm khuyết trong bản thể người như Tính trong Thoạt kì thủy, những đứa trẻ mới sinh ra đã thành người già trong Những đứa trẻ chết già…Ngồi ra cịn có nhân vật Hồi, bé Hon trong Thiên sứ của Phạm Thị Hồi, Quềnh trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường… Thiên sứ của Phạm Thị Hồi xây dựng hình ảnh cơ bé Hồi với quyết định ngừng tăng trưởng, khơng muốn trở thành “đàn bà”, một quyết định biểu hiện sự phản kháng đầy phẫn nộ, một cuộc chiến âm thầm nhưng khốc liệt, đau đớn và tuyệt vọng trong nỗi cơ đơn của tính nhân bản – muốn chống lại xã hội tẻ nhạt, xơ cứng của nhân loại. Ngược lại với Hồi, nhân vật Quang lùn khơng nổi loạn, khơng phản kháng lại sự tăng trưởng của cơ thể nhưng sự đình tăng trưởng trong anh là do “thiếu hóocmơn”, một chứng cứ khoa học khiến anh mãi phải mang một âm “lùn” đi bên cạnh cuộc đời mình. Việc kiến tạo nhân vật nghịch dị và biến dạng trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo đã khắc họa được sự tha hóa của con người đương thời, những bi kịch mang tính chất thời đại 3.2.2. Kiểu nhân vật tâm linh, vơ thức Để thể hiện cảm quan mới về hiện thực, các nhà văn đã sử dụng yếu tố tâm linh như một chiều kích mới để xây dựng nhân vật nhằm khám phá ra những bí ẩn, hoang đường, phi lí, khó lí giải được bên trong con người. Thế giới ấy thường mang vẻ linh thiêng, huyền bí bởi nó gắn liền với thế giới tiềm thức, vơ thức của con người. Việc kiến tạo nên một thế giới nghệ thuật hiện thực huyền ảo qua cách xây dựng nhân vật hướng đến chiều kích tâm linh cũng là một phương diện đổi mới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Các nhân vật có trong các tác phẩm như: Cơ Thống Biệu trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Thánh Chấn Thần thánh và bươm bướm, Hộ Hiếu trong Mẫu Thượng ngàn, Mai Trừng trong Cõi người rung chng tận thế. Nhân vật chứa đựng chiều kích tâm linh đáng quan tâm nhất là Mai Trừng trong Cõi người rung chng tận thế của Hồ Anh Thái. Đây là một tác phẩm mang tính luận đề về vấn đề thiện – ác trong xã hội, nhưng 14 lại mang dấu ấn tâm linh khá rõ nét qua nhân vật có một sức mạnh siêu nhiên bí ẩn ngay từ khi cơ mới sinh ra. Một kiểu nhân vật khác trong thế giới huyền ảo đó là lớp nhân vật đi giữa tiềm thức và vơ thức. Lớp nhân vật này khơng thiên về vai trị thần thánh, họ là những con người đời thường nhưng lại có những chuyến tàu vơ định, những giấc mơ hư ảo, những chấn thương về mặt tâm lí. Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một kiểu nhân vật chấn thương về mặt tâm lí của thời hậu chiến Cuộc sống của Kiên từ ngày trở về sau chiến tranh là chuỗi ngày với những kí ức đau buồn, với Kiên tương lai là một cái gì đó xa mờ và tăm tối, cuộc sống hiện tại của Kiên bây giờ chỉ cịn lại những hồi ức đau thương của chiến tranh. Sau cái chết của chồng, An Mi trong Và khi tro bụi của Đồn Minh Phượng chọn cuộc sống trên những chuyến tàu, lang thang khắp châu Âu để cố quên đi quá khứ đau buồn, cô mang tâm trạng của một người chạy trốn thực tại. Cô rơi vào cảm giác mất dần những đường viền ngăn chia và khoảng không, mất dần nỗi cô đơn, nỗi buồn và cảm xúc. Kiểu nhân vật này cũng dễ bắt gặp nhiều trong các tiểu thuyết của Thuận như Phượng trong Made in VietNam, Tôi trong Chinatown, Liên trong Paris 11 tháng 8. Họ là những phụ nữ xa xứ, mang nỗi buồn hiện tại cả nỗi buồn trong quá khứ 3.2.3. Kiểu nhân vật hư ảo, ma quái Trong thế giới hiện thực huyền ảo kiểu nhân vật hư ảo, ma quái cũng là kiểu nhân vật đặc tả khuynh hướng này, nó xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Ngồi những yếu tố mang tính tâm linh bản địa, thêm vào đó là sự tác động từ các luồng tư tưởng văn học nước ngồi, nhất là kiểu nhân vật ma qi trong văn học hiện thực huyền ảo của Mĩ Latin đã tạo nên một cú hch lớn cho sự xuất hiện kiểu nhân vật này. Nhân vật trong Người sơng Mê của Châu Diên đều là những hồn ma hoặc được hiện lên qua sự cảm nhận của hồn ma. Các nhân vật trong Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh, Hiếu trong Mình và họ của Nguyễn Bình Phương…Khơng chỉ riêng tiểu thuyết Mình và họ, rất nhiều tiểu thuyết khác của Nguyễn Bình Phương cũng xây dựng một thế giới ma tràn ngập. Những đứa trẻ chết già là một câu chuyện huyền thoại về ngơi làng Phan với kho báu bí ẩn, song song với mạch truyện huyền thoại này lại có một mạch truyện khác miêu tả cuộc hành trình khơng có điểm khởi đầu của bốn hồn ma trên một chiếc xe trâu. Họ hiện lên vừa thực vừa ảo, ở đó nhà văn như dẫn dắt người đọc vào một thế giới mê cung, kì bí và huyễn hoặc, có khi người đọc nghĩ họ đang sống, nhưng ở một lúc khác lại nghĩ họ khơng tồn tại thế giới này mà ở một thế giới khác, đó là thế giới của hồn ma. 3.3. Hiện thực – huyền ảo với việc kiến tạo khơng gian và thời gian nghệ thuật 3.3.1. Khơng gian nghệ thuật 3.3.1.1. Khơng gian mộng ảo Với kiểu cốt truyện mang tính phân rã, song tuyến, đa tuyến, tiểu thuyết đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo kiến tạo nên những kiểu khơng gian khác nhau ngồi khơng gian thực tại. Chúng tồn tại song hành, đan cắt 15 và đối lập nhau trong cùng một tác phẩm. Khi bị ám ảnh, bế tắc với thế giới hiện thực, nhân vật bắt đầu hành trình tìm kiếm sự cứu rỗi hoặc truy tầm bản ngã ở thực khác, nơi mà huyền ảo lên Toàn câu chuyện Chinatown của Thuận là một giấc mơ dài của nhân vật “tơi”, giấc mơ về Thụy Trong mơ nhân vật “tơi” ln đặt câu hỏi trong mười hai năm qua “tơi khơng biết Thụy ở đâu, gặp ai, làm gì?” cứ lặp đi lặp lại. Trong Paris 11 tháng 8, trên chuyến tàu điện ngầm chỉ “đúng năm phút khơng giây một tích tắc”, Liên có nhiều giấc mơ lạ. Sự méo mó hình dạng trong giấc mơ của Liên phản ánh một thế giới phi trật tự, khơng logic, ranh giới cá nhân bị nhịe mờ. thơng qua thế giới của giấc mơ, Thuận bắt đầu khám phá ra những giải tần tâm lí đang tiềm ẩn trong con người. Đó là nỗi ám ảnh về q khứ, trạng thái bất an trước thực tại, khát vọng hạnh phúc trong tình u, hơn nhân, gia đình của những người phụ nữ mang thân phận tha hương Cuộc sống của Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh từ ngày trở về sau chiến tranh dường như đêm nào anh cũng mơ. Ngay cả khi tỉnh đi giữa phố phường anh cũng cảm giác mình đang lạc vào một thế giới khác, đó là thế giới của giấc mơ. Trong cái thế giới mộng ảo đó, Kiên ln bị chìm đắm trong trạng thái hoảng loạn, nỗi bất an ám ảnh về cuộc chiến tranh đã qua. Kiên ln mơ về trng núi Gọi Hồn, nơi có những câu chuyện huyền thoại về lồi ma núi, ma ỏm, nơi ghi dấu một thời trận mạc của anh. Trong các sáng tác của Nguyễn Bình Phương, truyện thường có kết cấu đan cài giữa thực và mộng khá nhiều, ranh giới giữa thực và ảo trong mộng cũng trở nên nhập nhịa, hư ảo. Khẩn trong Ngồi ln sống giữa hai thế giới, một thực một mộng đan xen vào nhau. Giấc mơ của Khẩn càng trở nên huyền ảo, huyễn hoặc hơn khi trong thế giới đó, Khẩn lại có một giấc mơ khác, đó là hiện tượng “giấc mơ lồng trong giấc mơ”. 3.3.1.2. Khơng gian huyền thoại Để đạt đến đỉnh cao như Trăm năm cơ đơn của G. Marquez thì khó mà tìm thấy được trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo nhưng kiểu khơng gian huyền thoại mang dáng dấp như kiểu làng Macondo hẳn khơng phải khơng có Trong Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương, ngơi làng Phan với bao câu chuyện kì dị ma qi và câu chuyện huyền thoại về kho báu bí ẩn của người xưa để lại cũng đủ làm dậy sóng chất huyền thoại hư ảo tại ngơi làng này. Muốn mở kho báu phải có ba cái chết đặt trên đỉnh đồi sau nhà cụ Liêm, phải có đầu con Nghê, sao chổi xuất hiện trên bầu trời. Chẳng có huyền thoại nào hơn câu chuyện huyền thoại về kho báu bí ẩn này. Một kiểu khơng gian huyền thoại khác ngồi khơng gian làng đó là khơng gian rừng núi. Trng núi “Gọi Hồn” trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh trở nên huyền thoại hơn bởi những câu chuyện ly kì đậm chất huyền bí. Người ta bảo “đi đêm vùng này có thể nghe thấy chim chóc khóc than như người” đến “các loại măng nhuốm một màu đỏ dễ sợ đến vậy, đỏ như những tảng thịt rịng rịng máu”, những “con đom đóm thì to kinh dị… quầng sáng đom đóm lớn tày cái mũ cối, có khi hơn”. Cũng lấy cảm hứng bi kịch người lính trở về sau chiến tranh nhưng Nguyễn Đình Tú lại mang đến một tác phẩm Hoang tâm đầy siêu thực. Một khơng 16 gian mang màu sắc huyền thoại, cổ xưa được mở ra trong giấc mơ của nhân vật Anh khi đến ga Ngun Thủy. Nhân vật Anh đã cùng Son Phấn một cơ gái điếm tại Ngun Thủy nhưng cũng là một nữ tộc trưởng của người Mụ, trải qua nhiều vùng đất hoang sơ khác nhau với những tập tục, nếp sống văn hóa vừa xa lạ nhưng lại vừa quen thuộc. Tất cả như xa xơi mà gần gũi vơ ngần. Nó hồn tồn xa lạ với thế giới văn minh hiện đại tiện nghi nhưng lại chứa đựng nhiều trầm tích văn hóa của người xưa 3.3.2. Thời gian nghệ thuật 3.3.2.1. Thời gian mang tính phi thời Một trong những đặc trưng cơ bản kiến tạo nên thời gian trong khuynh hướng hiện thực huyền ảo là thời gian mang tính phi thời “khơng đầu khơng cuối, quay vịng để phát triển đến điểm tiếp tục quay vịng. Thời gian ln gợi nhớ về lịch sử, nhưng đấy là kiểu lịch sử nửa có nửa khơng, như thể là sản phẩm thuần túy của trí tưởng tượng nhưng lại khơng thể phủ nhận là khơng có dấu ấn hiện thực”. Khác với thời gian tự sự theo lối biên niên, ở đó các mốc thời gian được xác định rõ ràng và có một ý nghĩa nhất định trong tiến trình phát triển của cốt truyện. Để kiến tạo nên kiểu thời gian này, các tác giả thường sử dụng các thủ pháp như mơ hồ hóa hoặc ảo hóa thời gian thực; mở rộng chiều kích thời gian về phía phi thực; tẩy trắng hoặc chồng tầng nhiều lớp thời gian, tạo độ lệch lớn giữa thời gian văn bản và thời gian truyện kể. Các tác phẩm sử dụng kiểu thời gian này như: Lời nguyền hai trăm năm, Người sơng Mê, Những đứa trẻ chết già, Thoạt kì thủy… Do quan niệm thời gian bị phá vỡ nên những sự kiện cũng trở nên nhảy cóc, đan xen, bất định… tạo nên bức tranh vơ cùng phức tạp trong tiểu thuyết đương đại. Tuy nhiên, mỗi lớp thời gian đều hàm ẩn một ý nghĩa nhất định mà nhà văn muốn hướng đến. Tính mơ hồ là một biểu hiện rõ nét cho kiểu thời gian này, đồng thời phù hợp cho việc miêu tả lối viết hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết đương đại 3.3.2.2. Thời gian đồng hiện Một trong những phương diện mở rộng giới hạn thời gian của truy ện k ể trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo là các tác giả sử dụng kĩ thuật đồng hiện thời gian theo dòng ý thức. Khi dòng ý thức nhân vật được đẩy lên cao, cũng là lúc bức tranh đồng hiện về mặt thời gian chảy theo tâm trạng của nhân vật hiện lên với những chiều kích thời gian khác nhau. Như vậy, sự đồng hiện về mặt thời gian đây được biểu thị qua trục thời gian cả q khứ, hiện tại, tương lai cùng xuất hiện một lúc nhưng để có được kiểu thời gian này thì các tác phẩm thường xây dựng theo kiểu kết cấu dịng ý thức, lắp ghép, phân mảnh là chính. Kiểu thời gian đồng hiện thường được biểu hiện qua những giấc mơ, những hồi tưởng, hồi ức của nhân vật như những giâc mơ, hồi ức của Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, Hồn trong Người đi vắng, Anh trong Hoang tâm, Tân trong Trong sương hồng hiện ra… Trong thời gian đồng hiện, yếu tố giấc mơ giữ vai trị quan trọng trong việc kiến tạo nên lớp thời gian có độ nhịe ảo cao giữa q khứ và hiện tại, đẩy yếu tố thời gian trong vơ thức, tiềm thức tăng lên. Vào những năm gần đây, dạng tiểu 17 thuyết ngắn xuất hiện mạnh mẽ với tần số cao. Sự xuất hiện các giấc mơ trong truyện có thể đồng hiện được nhiều mảng thời gian khác nhau và thời gian trong giấc mơ thường là thời gian ảo, khó xác định được điểm nhìn. Trong Hoang tâm, Nguyễn Đình Tú đem đến người đọc ba điểm nhìn, cùng ba thời điểm khác nhau. Một điểm nhìn hiện tại nhân vật Anh là một thầy giáo bị chấn thương về mặt tâm lí sau chiến tranh, từ điểm nhìn đau thương, tổn thất, mất mát ở hiện tại của nhân vật Anh, Nguyễn Đình Tú đưa người đọc quay về điểm nhìn q khứ qua hồi ức, những đêm mộng mị của nhân vật Anh về chiến trường K. Một trục thời gian ảo khác là thời gian qua giấc mơ của nhân vật Anh khi đến ga Ngun Thủy để tìm cách chữa bệnh mất ngủ, những chấn thương về mặt tâm lí trong anh. Thời gian trong giấc mơ của nhân vật Anh khi đến ga Ngun Thủy khơng đầu, khơng cuối, tuột hẳn vào thế giới của huyền thoại, ở đó nhân vật trơi chảy theo dịng cảm xúc trong cõi vơ thức, tất cả trở nên xa lạ và đầy huyền bí 3.4. Tiểu kết Khuynh hướng hiện thực huyền ảo đã tác động và chi phối mạnh mẽ đến việc xây dựng hệ đề tài, chủ đề, hệ thống nhân vật, các kiểu khơng gian và thời gian trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Vẫn là những đề tài khá quen thuộc đã có ở các giai đoạn trước nhưng bằng phương thức sáng tác mới, tiểu thuyết đương đại đã có sự mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực sang nhiều khía cạnh khác nhau mà tiểu thuyết 1945 – 1975 chưa làm được. Nhờ có sự mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực, các nhà tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – huyền ảo đã khám phá ra nhiều kiểu nhân vật và kiểu khơng gian, thời gian khác nhau, kiến tạo nên một thế giới khá mới mẻ so với tiểu thuyết truyền thống Vượt lên lối mịn phản ánh hiện thực giản đơn của tiểu thuyết truyền thống, khuynh hướng hiện thực huyền ảo đã đem đến những đóng góp quan trọng về mặt thi pháp nghệ thuật. 18 CHƯƠNG 4 KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC – HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VỚI CHỨC NĂNG BIỂU ĐẠT THẾ GIỚI 4.1. Hiện thực – huyền ảo với việc tổ chức kết cấu 4.1.1. Kết cấu mê lộ Nhiều tiểu thuyết hiện thực huyền ảo Việt Nam đương đại có kiểu kết cấu “mê lộ”. Ngay khi tên gọi cuốn tiểu thuyết Giữa vịng vây trần gian của Nguyễn Danh Lam cũng ám gợi sức mê lộ trong tác phẩm này đối với người đọc Giữa vịng vây trần gian được xây dựng dựa trên mơtip lạc đường. Nỗi cơ đơn, sự hồi nghi về cuộc sống chính là con đường dẫn dắt con người đến với những mê lộ trong cuộc đời mình. Mỗi con người ln cố gắng vẫy vùng để thốt ra khỏi nó, nhưng họ khơng thể giữ mình khơng lạc lối trước những ngã rẽ đầy bất ngờ và có phần may rủi. Nếu như Thữc trong Giữa vịng vây trần gian bị lạc vào mê cung nửa hư nửa thực thì Thao trong Thần thánh và bướm bướm của Đỗ Minh Tuấn lại lạc vào giữa vịng vây ngay chính cuộc đời thực của mình để rồi khơng tìm ra lối thốt. Thao khơng chỉ loay hoay luẩn quẩn với súng đạn, giữa cái mê lộ này anh cịn loay hoay với việc tranh chấp đất đai nhau giữa hai ngơi làng mà anh chẳng thuộc người làng nào cả. Kết thúc cho cuộc hành trình của anh là một cái án giết người, con đường để anh trở về nhà mãi xa vời vợi. Viễn trong Người thứ hai của Tơ Hải Vân lại rơi vào mê lộ muốn tìm hướng đi mới nhằm phá vỡ lối đi nhàm chán, cũ kĩ trước nhưng càng đi anh càng nhận ra cái mê lộ mà anh rơi vào nó hư ảo, khơng có gì là thật 4.1.2. Kết cấu phân mảnh Nếu như tiểu thuyết giai đoạn 1945 – 1975 thường hướng đến kết cấu trên cái nhìn tồn tri thì tiểu thuyết viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo lại hướng đến kết cấu phân mảnh, hướng đến tính trị chơi, phá vỡ tinh thần đại tự sự trong tiểu thuyết truyền thống. Qua đó, hiện thực được tái thiết từ những mảnh vỡ, cịn văn bản tiểu thuyết được tạo thành bởi những miếng ghép nhiều màu. Thiên sứ của Phạm Thị Hồi được lắp ghép bởi những mảnh sự kiện rời rạc khơng theo một trình tự thời gian nào, tất cả trở nên phi tuyến tính, phi logic so với cốt 19 truyện truyền thống, các mảnh vỡ trơi theo cảm xúc của cơ bé Hồi. Mỗi mảnh vỡ là một mảng màu hiện thực khác nhau, nó tồn tại độc lập trong tính tổng thể của tác phẩm. Tác phẩm viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo cịn sử dụng kết cấu phân mảnh dưới hình thức đan cài nhiều mạch truyện và truyện lồng truyện vào trong cùng một tiểu thuyết. Sự đan cài nhiều mạch truyện xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, ở đó tác giả như vẽ nên một bức tranh đời sống đương đại nhưng đồng thời cũng vẽ nên một bức tranh lịch sử hào hùng của dân tộc, của vùng đất Thái Ngun q hương tác giả. Người đi vắng đan cài hai mạch truyện với hai hình thức văn bản khác nhau cùng tồn tại song song, xen kẽ nhau. Mạch truyện thứ nhất xoay quanh gia đình Thắng, cuộc đời số phận của lớp trẻ hiện đại, sự tha hóa xuống cấp của con người, những ám ảnh của q khứ trong từng nhân vật. Mạch truyện thứ hai nói về cuộc chiến đấu oanh liệt của ơng cha trong lịch sử bảo vệ vùng đất Thái Ngun như Đội Cấn, Đội Trường… 4.1.3. Kết cấu đan xen thực ảo Kết cấu đan xen thực ảo bằng việc sử dụng mơtip lời nguyền được xây dựng nhiều trong văn xi huyền ảo đương đại, nhất là trong truyện ngắn và tiểu thuyết. Xuất phát từ một nền văn hóa đậm chất Á Đơng, người dân Việt ln tin vào một thế giới tâm linh từ những lời nguyền của thế hệ trước để lại. Nhiều tác phẩm lời nguyền trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển cốt truyện như Lời nguyền hai trăm năm của Khôi Vũ, Bến không chồng của Dương Hướng, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường… Kết cấu đan xen thực ảo bằng việc sử dụng môtip hiện hồn của những hồn ma phát triển khá mạnh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại như: Cách trở âm dương (Vũ Huy Anh), Mưa kiếp sau (Đồn Minh Phượng), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến), Mình và họ (Nguyễn Bình Phương), Người sơng Mê (Châu Diên), Xác phàm (Nguyễn Đình Tú), Ngày hồng đạo (Nguyễn Đình Chính)… Với những tác phẩm này biên độ hiện thực được mở rộng sang thế giới bên kia, thế giới của những linh hồn. Phải chăng xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, người chết chỉ có thân xác là tan biến, cịn linh hồn được tách ra và tiếp tục tồn tại trong thế giới siêu linh 4.2. Hiện thực – huyền ảo với nghệ thuật xây dựng biểu tượng 4.2.1. Biểu tượng thiên nhiên Có những biểu tượng là mẫu gốc chung của nhân loại, có biểu tượng là cổ mẫu riêng của cộng đồng người Việt thốt thai từ huyền thoại, có biểu tượng kết hợp tư duy văn hóa Đơng Tây. Hệ thống biểu tượng này dệt nên cấp độ hiện thực và siêu thực mang đậm sắc thái văn hóa. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện huyền ảo sử dụng khá nhiều biểu tượng mang tính cổ mẫu thốt thai từ những mẫu gốc chung của nhân loại, bên cạnh đó là những mẫu gốc mang tính văn hóa Việt. Trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, biểu tượng nước được biểu hiện qua những trận mưa liên tục: “Mưa dầm; mưa xối xả; mưa ngút trời; mưa ê ẩm; mưa lê thê; mưa nặng nề xối dội; mưa ngày; mưa đêm”. 20 Trong Lời nguyền hai trăm năm biểu tượng nước được thể hiện qua hình tượng “biển”. Mẹ Biển đã rửa sạch tội lỗi cho con người, đã giải thiêng lời nguyền cho “Vua Biển” Hai Thìn. Giàn thiêu của Võ Thị Hảo nổi rõ lên hai biểu tượng “nước và lửa”. Nước và lửa xuất hiện trong tác phẩm dưới nhiều hình thức và nhiều biến thể khác nhau tạo thành hình tượng đa tầng với sức gợi vơ biên, huyền hoặc. Trong các sáng tác của Nguyễn Bình Phương biểu tượng thiên nhiên thường gắn liền với tâm linh của người Việt như: Trăng, con cú, chó, bóng đêm trong Thoạt kì thủy; con nghê, sao chổi, cây si trong Những đứa trẻ chết già; bướm, chim chèo bẻo trong Ngồi; cây điệp vàng trong Trí nhớ suy tàn 4.2.2. Biểu tượng con người Thế giới biểu tượng con người trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại được khám phá dưới nhiều hình ảnh, nhiều kiểu khác nhau, các biểu tượng ln có một ý nghĩa biểu đạt nhất định. Biểu tượng “bào thai” trong Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh là một trong những biểu tượng vừa hiếm, vừa lạ nhất trong tiểu thuy ết Việt Nam đương đại. Chọn điểm nhìn trần thuật bằng một đứa trẻ sắp chào đời để lột trần bản chất của xã hội, Tạ Duy Anh đem đến một cái nhìn đầy thuyết phục đối với bạn đọc. Thiên sứ của Phạm Thị Hồi cũng là q trình đi tìm lời giải thế giới bằng biểu tượng, trong đó đáng chú ý là biểu tượng nụ cười thiên sứ Hon. Nụ cười của thiên sứ Hon như thể là nụ cười cứu rỗi linh hồn, ban phát tình u thương đến với nhân loại. Nụ cười thiên sứ Hon là mảnh ghép cịn thiếu mà con người thời hiện đại đang đi tìm kiếm. Phạm Thị Hồi cũng giống như Tạ Duy Anh, xây dựng biểu tượng con người qua lăng kính khơi ngun, khác thường đã tạo dựng nên một thế giới nghệ thuật hiện thực huyền ảo khá rõ nét. Ngược lại với hai tác giả trên Nguyễn Bình Phương xây dựng biểu tượng “những đứa trẻ chết già” trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già khơng chỉ thể hiện một ý niệm về ngắn ngủi thời gian trước số phận con người mà cịn thể hiện sự tàn lụi ngay khi mới sinh ra của kiếp người. 4.2.3. Biểu tượng văn hóa Với một nền văn hóa nơng nghiệp lúa nước có từ lâu đời như Việt Nam, ngơi làng được xem như là biểu tượng của sự gắn kết có tính cộng đồng rất cao. Sức mạnh để tạo nên sự gắn kết người dân làng lại với nhau chính là biểu tượng đình Làng. Từ ngan đ ̀ ời nay, trong tâm thưc cua môi ng ́ ̉ ̃ ười dân đât Viêt, cây đa bên ́ ̣ ́ nươc sân đinh đa tr ́ ̀ ̃ ở thanh biêu t ̀ ̉ ượng cua lang quê, găn v ̉ ̀ ́ ơi s ́ ự tơn vong qua bao ̀ đời. Mái đình là nơi linh thiêng nhất, thờ vị thần trấn giữ bình n cho cả làng. Đó là nơi tín ngưỡng, để dân làng tụ hop trong nh ̣ ững ngày lễ hội, là nơi hương khói và hội bàn nhưng chinh sach quan trong cua lang xa. Trong các ti ̃ ́ ́ ̣ ̉ ̀ ̃ ểu thuyết viết về đề tài nơng thơn, biểu tượng “đình làng” xuất hiện nhiều như: đình làng Đơng (Bến khơng chồng), đình làng Giếng Chùa (Mảnh đất lắm người nhiều ma ), đình làng Bái Hạ (Thần thánh và bươm bướm), đình làng Cổ Đình (Mẫu thượng ngàn)… Ngồi đình làng, biểu tượng cây đa cũng là một dấu ấn văn hóa làng q Việt. Sức mạnh để tạo nên sự gắn kết người dân làng Cổ Đình trong Mẫu Thượng ngàn chính là việc thờ cúng cây thiêng nơi ngơi làng này. Hình ảnh cây gạo làng Bái Hạ trong Thần thánh và bươm bướm cũng “nổi danh là thứ cây thiêng, lịng người lâu 21 nay kính cẩn trước lồi hoa này”. Ngồi việc thờ cây thiêng, người dân làng Cổ Đình cịn thờ vật thiêng đó là ơng Thần Cẩu tức là con chó đá. Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Chó bình thường chỉ coi được phần dương, muốn canh giữ phần âm thì phải thờ chó đá. 4.3. Hiện thực – huyền ảo với sự nhịe mờ, đa nghĩa của ngơn ngữ tự sự 4.3.1. Ngơn ngữ đậm chất “lạ hóa” Sự lạ hố về mặt ngơn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo cũng là cách phản ứng với những quy phạm trong các giai đoạn văn học trước. Chính vì tính định vị q lớn, khiến giới sáng tác rơi vào cơng thức, dẫn đến hậu quả là người đọc vơ cảm trong tiếp nhận nghệ thuật. Với lối viết hiện thực huyền ảo, các nhà văn đã có một bước đột phá về ngơn từ trong q trình xây dựng hình tượng tác phẩm, biến tác phẩm văn học trở thành một trị chơi về mặt ngơn từ, khơng cịn đơn thuần như những tác phẩm văn chương thuần túy như thời kì trước. Sự lạ hóa về mặt ngơn ngữ có nhiều trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, tác giả đã kết hợp những âm thanh quen thuộc trong đời sống thực tại cùng với hình thức “lặp” biến ngơn ngữ trở thành những kí hiệu lạ. Trong tiểu thuyết Ngồi, sự xuất hiện lặp di lặp lại của âm thanh “cốc” 18 chương trong tổng số 49 chương. Hình thức này cũng xuất hiện trong Những đứa trẻ chết già với âm thanh “lọc cọc lọc cọc” của chiếc xe trâu đưa con người về với cõi hư vơ. “Lọc cọc” diễn tả nhịp điệu rời rã, chậm rãi của chiếc xe trâu cũng là nhịp điệu chậm rãi đang diễn ra từng giây, từng phút trong cuộc đời mỗi nhân vật. Ngơn ngữ lạ hóa cũng được Đặng Thân quan tâm trong tiểu thuyết 3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần] 4.3.2. Ngơn ngữ biểu đạt cái kì ảo, ma qi Đa số các nhà văn viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo đều có ý thức cao trong việc dùng thứ ngơn ngữ nằm giữa đường biên của hư và thực, bình thường và kinh dị nhằm diễn tả một thế giới kì bí, đầy thách thức đối với người đọc. Thơng qua các lớp sự kiện, người viết đã khéo trộn một cách nhuần nhuyễn giữa ảo và thực khiến cho ý tưởng của tác phẩm bị ẩn chìm vào mê trận của ngơn từ. Đi sâu vào tác phẩm, người đọc bị bủa vây bởi một hệ thống từ ngữ diễn tả sự khiếp đảm, sợ hãi, rùng rợn, hãi hùng, sự thoắt ẩn thoắt hiện của những bóng ma, oan hồn, của những điều kì lạ ma qi. Sự chi phối của cái huyền ảo, siêu nhiên cịn được thể hiện qua một lớp từ ngữ võ đốn như: hình như, lại đồn rằng, tuồng như, có một ai đó, có thể… những từ ngữ này có tác dụng làm nhịe mờ sự việc, diễn tả sự kì bí của các hiện tượng. Ngồi ra cịn có một lớp từ ngữ miêu tả thế giới đầy ma qi rùng rợn, li kì. Lớp từ ngữ này có tác dụng lớn đến việc miêu tả cái huyền ảo trong tác phẩm, đẩy nỗi sợ hãi, lo lắng của con người lên đến đỉnh điểm. Sự xuất hiện lớp từ ngữ này chủ yếu các tác phẩm có yếu tố ma qi nhiều như Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến), Những đứa trẻ chết già (Nguyễn Bình Phương), Mẫu Thượng ngàn (Nguyễn Xn Khánh), Người sơng Mê (Châu Diên), Mưa ở kiếp sau (Đồn Minh Phượng)… 4.3.3. Ngơn ngữ vơ thức 22 Vơ thức trở thành đối tượng trung tâm của miêu tả nghệ thuật, trở thành một giới riêng trong tiểu thuyết hiện thực huyền ảo. Nội tâm con người đương đại được nhà văn khai phá và thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế. Ghi nhận con người là thực thể đa chiều với ba kích thước cơ bản là bản chất sinh học, bản chất xã hội và bản chất tâm linh, phân tâm học đi sâu nghiên cứu phần vơ thức, phần tâm lý bản năng chi phối hành vi tính dục tức là nắm bắt bản chất tâm linh con người từ chiều sâu khơn cùng, vơ tận của nó trong mối tương tác chi phối đời sống bản năng sinh học. Trên thực tế sáng tác, độc giả có thể nhận thấy dấu ấn của phân tâm học hầu hết ở các tiểu thuyết viết theo hiện thực huyền ảo. Tính trong Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phương mang dáng dấp con người sống trong thời đại hỗn mang ngun thủy. Mảng ý thức trong Tính được nhà văn miêu tả bằng những nét vẽ mờ nhạt, xơ lệch. Mảng tiềm thức bị ẩn đi để làm nền phối cho mảng vơ thức nổi bật hẳn lên với những màu sắc vừa rực rỡ, vừa dữ dội của máu và lửa được khúc xạ qua luồng ánh sáng nhịe mờ của ánh trăng tạo thành một cảm giác hoang dại, ma qi. Những vết tích của đời sống, những kí ức, ấn tượng mà Tính trải qua như: đi chọc tiết lợn, đốt nhà, màu vàng của ánh trăng, hình ảnh người bố gặm chén… được nhà văn miêu tả qua những đoạn văn khơng cần tn thủ những chuẩn mực ngữ pháp thơng thường. Những lời độc thoại trong cõi vơ thức của Chung trong Người đi vắng cũng là thứ ngơn ngữ lộn xộn, đứt gãy, phi logic trải dài trong kí ức bí ẩn của anh ta. Lúc nào anh ta cũng lẩm bẩm với những dịng độc thoại: “Tơi khổ lắm… lúc nào nó cũng địi thiến tơi… Chả biết gì cả… Đêm qua cơ ấy lại đến tìm… sắp mùa đơng rồi mà vẫn quanh quẩn bờ sơng… giời ơi”. KẾT LUẬN 1. Khuynh hướng hiện thực huyền ảo ra đời và phát triển trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại dựa trên cơ sở thực tiễn sáng tác và tiếp nhận từ độc giả. Khi cơ sở thực tiễn tiếp nhận thay đổi, tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi trong tư duy tiểu thuyết. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực tiễn tiếp nhận của độc giả đương đại, trong đó nổi bật là những thay đổi về mặt hồn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội sau năm 1986. Đời sống cơng nghệ thơng tin, khoa học kĩ thuật cao ngày càng phát triển, từng bước len lỏi vào đời sống cá nhân làm thay đổi cách sống, cách nghĩ trong từng con người. Văn hóa đọc cũng theo đó mà thay đổi. Cộng hưởng vào là những tác động từ các luồng văn hóa mới từ các nước châu Á du nhập vào nước ta trong những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI đã làm thị trường văn học đương đại trở nên sơi động hơn bao giờ. Những thay đổi về mặt tiếp nhận đã kéo theo những thay đổi trong thực tiễn sáng tác, đó là về quan niệm con người, về quan niệm tiểu thuyết, về bút pháp thể loại. Chính những yếu tố này đã thúc đẩy q trình đổi mới tư duy tiểu thuyết trong tiểu thuyết Việt Nam 23 đương đại, tạo tiền đề cho việc ra đời và phát triển khuynh hướng hiện thực huyền ảo. 2. Với khuynh hướng hiện thực huyền ảo, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã nỗ lực cách tân nghệ thuật và đổi mới lối viết. Vẫn lấy chất liệu từ những đề tài khá quen thuộc như chiến tranh, nông thôn, đô thị… nhưng các tác giả đã vượt qua mơ hình tả thực thơng thường để xử lí theo bút pháp hiện thực huyền ảo Dưới màu sắc khuynh hướng hiện thực huyền ảo, chiến tranh được nhìn từ cảm quan đời sống cá nhân là chính, từ những đau thương mất mát của con người, nhất là số phận những người lính trở về sau chiến tranh. Nhờ thế, những chấn thương chiến tranh và sự phi lý của chiến tranh hiện lên chân thực hơn. Cũng giống như đề tài chiến tranh, đề tài nơng thơn dưới màu sắc hiện thực huyền ảo cũng có nhiều đổi mới. Những cơn bão của lịch sử, những tha hóa của con người, những đảo lộn giá trị nhân sinh đã mở rộng diện miêu tả, và nhờ thế, tính đa chiều của hiện thực hiện lên rõ nét hơn. Từ việc mở rộng phạm vi khai thác về mặt đề tài, khuynh hướng hiện thực huyền ảo đi khai thác cách xây dựng nhân vật, cách tổ chức không gian, thời gian trong truyện nhằm làm sáng tỏ những phương diện biểu hiện của khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đương đại Các kiểu nhân vật tiểu biểu cho khuynh hướng này đó là kiểu nhân vật nghịch dị, kiểu nhân vật tâm linh và vơ thức, kiểu nhân vật hư ảo, ma qi. Sự phát triển lớp nhân vật có hình dạng, tính cách đặc biệt khác lạ trong thế giới huyền ảo đã giúp các nhà văn nỗ lực vượt qua kiểu tư duy xây dựng nhân vật mịn cũ. Phát hiện ra nhiều chiều kích tâm linh bí ẩn trong con người, đi tìm cái tơi của chính mình giữa dịng đời ngược xi, đi tìm những vết tích của q khứ để soi rọi tâm hồn hiện tại là kiểu nhân vật mà tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo hướng đến. Cùng với việc khám phá ra nhiều kiểu nhân vật thì khuynh hướng hiện thực huyền ảo đã chi phối đến việc tổ chức khơng gian và thời gian tự sự. Ngồi khơng gian thực cịn tồn tại kiểu khơng gian mang tính huyền thoại, khơng gian trong thế giới giấc mơ. Đây là hai kiểu khơng gian đặc trưng cho tính chất huyền ảo trong tiểu thuyết đương đại, mở ra nhiều chiều kích mới trong việc khám phá và mở rộng phạm vi khơng gian. 3. Cùng với việc khám phá ra nhiều kiểu nhân vật, khơng gian và thời gian, khuynh hướng hiện thực huyền ảo cũng đã chi phối mạnh mẽ đến việc tổ chức kết cấu, xây dựng biểu tượng, làm cho ngôn ngữ tự sự trở nên đa nghĩa. Để tạo nên bước ngoặc cho một phương thức tự sự mới thì việc tổ chức kết cấu một cốt truyện mới lạ là điều mà các nhà văn ln quan tâm. Dưới màu sắc khuynh hướng hiện thực huyền ảo, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã phá vỡ kiểu tư duy kết cấu truyền thống đi theo một tuyến tính, thay vào đó là các dạng kết cấu mới lạ như: kết cấu mê lộ, kết cấu phân mảnh, kết cấu đan xen thực ảo. Sự đan cài giữa hai mảng hiện thực và huyền ảo vào trong các kết cấu này làm cho tác phẩm trở nên khó tiếp nhận đối với bạn đọc. Đây cũng là một thách thức của tiểu thuyết đương đại so với tiểu thuyết truyền thống. Tuy nhiên, xét về góc độ nào đó thì đây là vấn đề tất yếu trong việc đổi mới văn học đương đại nói chung và tiểu thuyết 24 nói riêng. Muốn bước tiếp để phù hợp với thẩm mĩ và xu thế của thời đại thì tiểu thuyết đương đại phải thay đổi phương thức tự sự. Ở chừng mực nào đó người đọc sẽ dần chấp nhận và tiếp nhận những cách tổ chức kết mới lạ này. Khuynh hướng hiện thực huyền ảo cũng tạo nên hệ thống biểu tượng phong phú trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại như: biểu tượng thiên nhiên, biểu tượng con người, biểu tượng văn hóa. Những biểu tượng này vừa mang ý nghĩa nhân loại vừa mang bản sắc văn hóa Việt. Những hằng số văn hóa và lịch sử được kích ứng để phù hợp với đời sống và tâm thức hiện đại đã mở ra những lượng nghĩa mới nhờ các biểu tượng nghệ thuật này. Việc sử dụng biểu tượng như một phương thức miêu tả và biểu đạt đã làm cho tiểu thuyết đương đại có sự cơ đọng, hàm súc, giảm bớt câu chữ so với tiểu thuyết truyền thống. Nó cũng là nhâ tố tạo nên tính mở của tiểu thuyết đương đại. Khuynh hướng hiện thực huyền ảo cũng đã chi phối sự tạo lập trương ngơn ngữ tiểu thuyết mới. Theo đó, xuất hiện nhiều cách nói mới lạ, lệch chuẩn, phi logic, đặc biệt là ngơn ngữ vơ thức. Sự mới mẻ về mặt ngơn từ tạo nên tính đa nghĩa trong ngơn ngữ tự sự, vừa xâu chuỗi, kết nối những mạch ngầm trần thuật đứt đoạn, rời rạc, vừa là cách thức hiệu quả để lượng thơng tin phát ra được nhiều hơn. Những thay đổi về mặt ngơn từ cũng địi hỏi người tiếp nhận tạo ra “lỗ tai” mới theo cách nói của Lê Đạt. Đây cũng là điều phù hợp với chiến lược tự sự và chiến lược giao tiếp của tiểu thuyết hiện đại, đưa tiểu thuyết liên tiếp vượt lên các giới hạn để tiếp tục phát triển và khởi sắc. DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 1. Trương Thị Kim Anh (2013), “Sự sàng lọc chất liệu con người ảnh hưởng tới việc tổ chức ngơn ngữ trong tiểu thuyết Đất trắng của Nguyễn Trọng nh”, Tạp chí Giáo dục (6), tr. 114 – 116 25 2. Trương Thị Kim Anh (2014), “Thân phận người phụ nữ dưới góc nhìn về chiến tranh của Dương Hướng trong Bến khơng chồng”, Tạp chí Đại học Sư phạm Hà Nội (59), tr. 63 – 70 3. Trương Thị Kim Anh (2016), “Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuy ết Vi ệt Nam đương đại theo khuynh hướng hiện thực – huyền ảo qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai”, Tạp chí Đại học Sư phạm Hà Nội (61), tr. 73 – 80 4. Trương Thị Kim Anh (2016), “Kí hiệu học với những biểu tượng có tính chất huyền thoại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, In trong Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia Kí hiệu học từ lý thuyết đến ứng dụng trong nghiên cứu và dạy học ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Nxb Giáo dục, tr. 390 – 397. 5. Trương Thị Kim Anh (2016), “Sự hiện diện lối viết hiện thực huy ền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, In trong Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy ngữ văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Nxb Khoa học Xã hội, tr. 40 – 47. 6. Trương Thị Kim Anh (2017), “Bút pháp huyền ảo trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xn Khánh”, Tạp chí Đại học Sư phạm Hà Nội (62), tr. 84 – 91 7. Trương Thị Kim Anh (2017), “Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Cõi người rung chng tận thế của Hồ Anh Thái”, Tạp chí Đại học Sài Gịn (24), tr. 102 – 109. Trương Thị Kim Anh (2017), “Vấn đề tiếp nhận vận dụng khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Đại học Sài Gịn (31), tr. 147 – 154 9. Trương Thị Kim Anh (2017), “Đơi nét về đổi mới tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Đại học Đồng Nai (7), tr. 94 – 106 ... SỰ XUẤT HIỆN? ?KHUYNH? ?HƯỚNG HIỆN THỰC? ?–? ?HUYỀN? ?ẢO TRONG? ?TIỂU THUYẾT VIỆT? ?NAM? ?ĐƯƠNG ĐẠI 2.1. Giới? ?thuyết? ?về? ?khuynh? ?hướng? ?và? ?khuynh? ?hướng? ?hiện? ?thực? ?–? ?huyền? ?ảo 2.1.1. Khái niệm? ?khuynh? ?hướng Khuynh? ?hướng? ?là một khái niệm dùng để chỉ một? ?hiện? ?tượng ra đời và phát triển ... thuật mới? ?trong? ?văn học? ?Việt? ?Nam? ?đương? ?đại: ? ?khuynh? ?hướng? ?hiện? ? thực? ?? ?huyền? ?ảo CHƯƠNG 3 KHUYNH? ?HƯỚNG HIỆN THỰC? ?–? ?HUYỀN? ?ẢO? ?TRONG? ?TIỂU THUYẾT VIỆT? ?NAM? ?VỚI CHỨC NĂNG MIÊU TẢ THẾ GIỚI 3.1.? ?Hiện? ?thực? ?–? ?huyền? ?ảo? ?với việc xử lí đề tài... duy? ?tiểu? ?thuyết? ?trong? ?tiểu? ?thuyết? ?Việt? ?Nam 23 đương? ?đại, tạo tiền đề cho việc ra đời và phát triển? ?khuynh? ?hướng? ?hiện? ?thực? ? huyền? ?ảo. 2. Với? ?khuynh? ?hướng? ?hiện? ?thực? ?? ?huyền? ? ảo, ? ?tiểu? ?thuyết? ?Việt? ?Nam? ?đương? ?đại