A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Cơ sở khoa học Học sinh trung học cơ sở (THCS) người dân tộc thiểu số (DTTS) cũng có những đặc điểm tâm lí chung như những học sinh THCS người Kinh cùng trang lứa. Tuy nhiên bên cạnh những đặc điểm chung đó các em có những nét đặc trưng riêng, những đặc trưng mang tính của tộc người và những đặc trưng do điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa tạo nên. Trong phạm vi bài viết này, tôi dựa trên những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS người DTTS và đi sâu tìm hiểu và phân tích một số đặc điểm tâm lí tiêu biểu mà ở trường PTDNT THCSKrông Ana vùng dân tộc và miền núi nơi tôi quan tâm để trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục kỷ luật. Là cán bộ quản lí, giáo viên công tác ở trường PTDTNT THCS cấp huyện, việc hiểu những đặc điểm tâm lí của học sinh THCS người DTTS là rất cần thiết. Nắm được những đặc điểm tâm lí của học sinh THCS người DTTS giúp cho giáo viên lựa chọn được những phương pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng học sinh dân tộc, phát huy được tính tích cực, chủ động, sang tạo của học sinh, nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục ở trường PTDTNT THCS đặc biệt là giáo dục kỷ luật tích cực. 2. Cơ sở thực tiễn: Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để nuôi, dạy, ăn, ở tại trường, điều kiện học tập, thời gian học tập rất thuận lợi. Song trong thời gian vừa qua chất lượng học tập vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, một bộ phận học sinh học xong lớp 9 ở trường PTDTNT huyện không vào được trường PTDTNT tỉnh đã bỏ học ở nhà làm nông hoặc đi học nghề ngắn hạn tại địa phương hoặc vào trường THPT rồi bỏ học giữa chừng. Bởi vậy việc nâng cao chất lượng học tập ở trường PTDTNT là vấn đề hết sức nan giải bản thân luôn trăn trở để tìm ra biện pháp. Trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu: Những rào cản của chính bản thân các em: Khả năng nói và hiểu tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn yếu nhất là lớp đầu cấp, phần lớn các em còn thiếu tự tin, nhút nhát, không biết ghi chép, không biết cách sử dụng tài liệu, sách giáo khoa...Một phần do các em còn nhỏ, lần đầu tiên phải sống xa gia đình, một phần do chất lượng đào tạo ở một số trường tiểu học vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Môi trường học tập: chưa có sự quan tâm chu đáo, tận tình của giáo viên, thiếu sự đồng cảm của bạn bè, điều kiện học tập chưa đảm bảo. Do đặc thù của các trường PTDTNT THCS hầu hết đối tượng học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện như: ÊđêGia rai, Tày, Nùng, Mường, Thái… Nên mỗi dân tộc, mỗi địa phương có phong tục tập quán, ngôn ngữ khác nhau. Khi mới vào trường PTDTNT THCS các em còn nhỏ (độ tuồi từ