1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa địa lí lớp 11

48 75 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Bền vững Trong tài liệu “Chăm sóc Trái đất” Gland, Thuỵ Điển: Một chiến lược sống bền vững, năm 1991, đã viết: - “Bền vững là sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con người trong kh

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

1 Lời giới thiệu 1

2 Tên sáng kiến 2

3 Tác giả sáng kiến 2

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 2

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 2

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3

7 Mô tả bản chất của sáng kiến 3

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA GDPTBV QUA CT, SGK ĐỊA LÍ LỚP 11 3

I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV QUA CT, SGK ĐỊA LÍ LỚP 11 3

1 Một số khái niệm cơ bản 3

1.1 Phát triển 3

1.2 Bền vững 4

1.3 Phát triển bền vững 5

1.4 Giáo dục vì sự phát triển bền vững 6

2 Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong dạy học ở nhà trường phổ thông 10

2.1 Khái niệm hoạt động ngoại khoá 10

2.2 Vai trò của hoạt động ngoại khoá 11

2.3 Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá trong nhà trường phổ thông 12

II CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV CHO HS QUA CT, SGK ĐỊA LÍ LỚP 11 12

1 Những vấn đề của thời đại toàn cầu hoá và yêu cầu phát triển bền vững 12

2 GDPTBV qua môn Địa lí ở nhà trường phổ thông Việt Nam 15

3 Khả năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa GDPTBV qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí 11 16

3.1 Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa Địa lí 11 16

3.2 Khả năng khai thác nội dung GDPTBV để tổ chức các hoạt động ngoại khóa GDPTBV qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí 11 18

4 Thực trạng GDPTBV và việc tổ chức hoạt động ngoại khóa GDPTBV qua môn Địa lí 19

Chương 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA GDPTBV QUA CT, SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 11 23

I CÁC NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV 23

1 Nguyên tắc tự nguyện 23

2 Nguyên tắc hấp dẫn 23

3 Nguyên tắc hỗ trợ chính khóa 24

4 Nguyên tắc hỗ trợ cộng đồng 24

II CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV 24

Trang 2

1 Mục đích của hoạt động ngoại khóa GDPTBV 24

2 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa GDPTBV 24

2.1 Báo cáo ngoại khoá về GDPTBV 24

2.2 Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu môi trường, kinh tế, văn hóa của địa phương, đất nước 25

2.3 Tổ chức nghiên cứu văn hoá, môi trường, kinh tế của địa phương 25

2.4 Tổ chức tham quan về môi trường, văn hoá và kinh tế 26

2.5 Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn các di tích văn hoá - lịch sử ở nhà trường và địa phương 27

2.6 Tổ chức câu lạc bộ môi trường, câu lạc bộ phát triển bền vững 28

III THIẾT KẾ MẪU MỘT MÔ ĐUN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV QUA CT, SGK ĐỊA LÍ 11 28

1 Mô đun dạy học là gì ? 28

2 Mô đun GDPTBV 28

3 Thiết kế mẫu một Mô đun hoạt động ngoại khóa GDPTBV qua CT, SGK Địa lí 11 29

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 37

I MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 37

II TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 37

1 Đối tượng, thời gian và tiến trình thực nghiệm sư phạm 37

1.1 Đối tượng thực nghiệm 37

1.2 Thời gian thực nghiệm 37

1.3 Tiến trình thực nghiệm sư phạm 37

2 Kết quả thực nghiệm 37

Khả năng áp dụng sáng kiến: 40

8 Những thông tin cần được bảo mật 40

9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 40

10 Đánh giá lợi ích thu được 41

11 Danh sách những tổ chức/cá nhân tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 41 Tài liệu tham khảo

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Sau đại chiến thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản tự do phát triển mạnh mẽ ở các quốc giaphương Tây, với chiến lược khai thác nhanh nguồn tài nguyên không tái tạo được nhằm cóđược khoản lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian ngắn nhất, sự gia tăng dân số, đặc biệt tạicác nước thuộc thế giới thứ ba đã tiêu thụ nguồn năng lượng lớn chưa kịp tái tạo Đây là haitrong số các sự kiện tạo nên động thái mới trong thế giới đương đại: “khủng hoảng môi trường

tự nhiên, đói nghèo và gia tăng khác biệt xã hội” Thực tế này đòi hỏi phải có sự điều chỉnhhành vi của con người, đòi hỏi con người phải phát triển theo hướng bền vững

Bước sang thế kỉ XXI, vấn đề PTBV càng được thế giới quan tâm nhiều hơn Toàn cầuhoá và PTBV đã trở thành những khái niệm trung tâm của thế giới hiện đại Thế giới hiện đại,toàn cầu hoá với những thay đổi chóng mặt sẽ không có tương lai nếu như không PTBV, bởiPTBV chính là sự phát triển đảm bảo không chỉ cho thế hệ hôm nay thoả mãn nhu cầu mà cònđáp ứng cho cả thế hệ mai sau những cơ hội sống mà những gì hôm nay có Với việc cam kếtthực hiện PTBV là cam kết, là lương tâm và trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với các thế

hệ tương lai

Để đạt được PTBV cần có sự tham gia một cách toàn diện và sâu sắc của tất cả cácmặt từ thể chế, công nghệ và nhận thức – hành vi Và đó lá kết quả của một quá trình GD.Không phải ngẫu nhiên mà trong CT nghị sự cho thế kỉ XXI (AGENDA 21), Hội nghịthượng đỉnh về Trái đất năm 1992 tại Rio de Janeiro (Brazil) đã khẳng định GDPTBV làchìa khoá, là công cụ chủ chốt của PTBV GDPTBV là một trong những biện pháp hiệu quả

để thực hiện các mục tiêu PTBV Với phương châm “dạy học lấy HS làm trung tâm” là hạtnhân của công tác GDPTBV sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, lâu bền nhất Theo số liệu thống

kê năm 2018, cả nước có khoảng hơn 23 triệu HS phổ thông, đây là một con số không nhỏvà nếu số HS này được nâng cao nhận thức, được trang bị những phương pháp, kĩ năng GDPTBV thì sẽ là lực lượng tuyên truyền đông đảo, tác động trực tiếp tới gia đình và cộngđồng dân cư nơi các em sinh sống Không chỉ vậy, các em cũng chính là những chủ nhântương lai của đất nước, được học những kiến thức, kĩ năng PTBV sẽ giúp các em có đượcnhững nhận thức - hành vi đúng đắn để xây dựng một cuộc sống PTBV

Có nhiều hình thức GDPTBV thông qua các môn học như hình thức dạy học nội khoávà ngoại khoá Nếu như hoạt động nội khoá chỉ hình thành chủ yếu cho người học kiến thức

vế PTBV thì hoạt động ngoại khoá không chỉ mở rộng kiến thức mà còn hình thành cho HSthái độ, hành vi để tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu PTBV thông qua các hình thứctổ chức đa dạng

Trang 4

Hiện nay các hoạt động ngoại khoá đã và đang mang lại hiệu quả dạy - học cao, vàđược áp dụng ngày càng nhiều ở các trường phổ thông Việc tổ chức hoạt động ngoại khoáGDPTBV cho HS lớp 11 là cơ hội để phát triển khả năng hoạt động tích cực, độc lập vàsáng tạo của HS, giúp HS thảo luận các vần đề PTBV của toàn cầu, của đất nước, của địaphương, tham gia vào các lĩnh vực hoạt động ưu tiên nằm trong mục tiêu PTBV của đấtnước Qua đó không chỉ giúp các em mở rộng, củng cố các kiến thức về PTBV đã học trênlớp mà còn rèn các kĩ năng, thái độ cũng như các hành vi ứng xử giải quyết các vấn đề củaPTBV trong cuộc sống thực tiễn.

Mặt khác, thông qua việc tổ chức hoạt động ngoại khoá, tức là giáo viên đã đào tạothêm cho các em một sân chơi bổ ích, gây hứng thú học tập, đạt được mục tiêu “học đi đôivới hành” Hơn nữa, còn bước đầu tạo cho các em những kinh nghiệm thiết thực trong môitrường mà sau này các em sống và làm việc

Vấn đề tổ chức hoạt động ngoại khoá GDPTBV qua môn học hiện nay vẫn còn là mới,đặc biệt là các trường phổ thông ở nông thôn và miền núi Làm sao để hoạt động này cóhiệu quả và thiết thực? Đó chính là điều mà bất cứ người GV nào, nhất là GV Địa lí trăn trở.Chính vì vậy mà khi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học và chuẩn bị cho khoá luận tốt

nghiệp, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 11”.

2 Tên sáng kiến

Tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh quachương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 11

3 Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: Dương Thị Sáng

- Địa chỉ: Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc

- Số điện thoại: 0988862438 Email: sangttyl@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

- Họ và tên: Dương Thị Sáng

- Địa chỉ: Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc

- Số điện thoại: 0988862438 Email: sangttyl@gmail.com

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

* Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: trong lĩnh vực giáo dục (cụ thể là tổ chức hoạt động ngoại

khoá giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh qua chương trình, sách giáo khoa Địa

lí lớp 11)

* Các vấn đề mà sáng kiến giải quyết:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động ngoại khoáGDPTBV cho HS qua CT, SGK Địa lí 11

Trang 5

- Nghiên cứu cách tổ chức một số hoạt động ngoại khoá GDPTBV qua việc học mônĐịa lí của HS lớp 11.

- Thiết kế mẫu một Mô đun hoạt động ngoại khoá GDPTBV và tổ chức thực nghiệm

sư phạm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của đề tài nghiên cứu Từ dó rút ra một số kinhnghịêm về cách thức tổ chức hoạt động ngoại khoá nói chung và ngoại khoá GDPTBV nóiriêng trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

Từ năm học 2018-2019

7 Mô tả bản chất của sáng kiến

Về nội dung của sáng kiến:

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

NGOẠI KHÓA GDPTBV QUA CT, SGK ĐỊA LÍ LỚP 11

I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV QUA CT, SGK ĐỊA LÍ LỚP 11

1 Một số khái niệm cơ bản

1.1 Phát triển

Phát triển là một quá trình bao gồm nhiều thành phần tố khác nhau: Kinh tế, kỹ thuật,

xã hội, chính trị, văn hoá và không gian Mỗi thành tố ấy lại là một quá trình tiến hoá, nhằmbiến một xã hội nông nghiệp – “phụ thuộc” vào thiên nhiên thành một xã hội hiện đại - “ítphụ thuộc” vào thiên nhiên Ở phần lớn các khu vực trên thế giới thực tế đã ngày càngchứng tỏ rằng phát triển là một sự tiến hành đồng thời những cuộc tiến hoá trên bốn bìnhdiện: kinh tế, không gian, xã hội, chính trị và văn hoá

Tóm lại :

- Phát triển là quy luật chung của mọi thời đại, của các quốc gia

- Phát triển là mục tiêu trung tâm của các chính phủ

- Phát triển là trách nhiệm chính trị của các quốc gia

Tuy nhiên, nếu phát triển chỉ là sự tăng GDP hàng năm lên x% và xây dựng một xã hộitiêu thụ, tách hệ thống kinh tế khỏi hệ thống xã hội nhân văn và hệ nuôi dưỡng sự sống (môitrường sinh thái) sẽ không thể giải quyết được nghèo đói cũng như hàng loạt vấn đề nảysinh khác Đó là mô hình phát triển không bền vững Và đó cũng là vấn đề mà hiện nay bất

kỳ quốc gia nào đều quan tâm - vấn đề PTBV

Các nội dung phát triển

Kinh tế Cơ cấu tiền công nghiệp, kinh

tế chủ yếu dựa vào nôngnghiệp Người sản xuất nhiều,người mua hạn chế, sản xuất

Cơ cấu hậu công nghiệp – 2/3

số người lao động làm việctrong khu vực dịch vụ, ngườisản xuất hạn chế, nhiều người

Trang 6

nguyên liệu và trao đổi tiền tệhoá ít.

mua, trao đổi hoàn toàn tiền tệhoá

Không gian

Trên 80% dân cư sống dàntrải trên các vùng đất trồngtrọt (mô hình nông thôn)

Đô thị hoá – trên 80% dân cưtập trung trong những khônggian Địa lí hạn chế (mô hình hệthống đô thị)

Xã hội, chính trị Tổ chức cộng đồng đơn giản,

quy mô nhỏ (làng)

Quốc tế hoá - tổ chức cộng đồngphức tạp, quy mô lớn, thể chếphong phú (dân tộc/thế giới)

Văn hoá

Gia đình, cộng đồng, tông tộccó vai trò nổi bật trong cácquan hệ xã hội (văn hoátruyền thống)

Phương Tây hoá, chủ nghĩa cánhân, quan hệ xã hội được thựchiện chủ yếu thồn qua môi giớicủa đồng tiền (mô hình văn hoáthành thị quốc tế)

1.2 Bền vững

Trong tài liệu “Chăm sóc Trái đất” (Gland, Thuỵ Điển): Một chiến lược sống bền

vững, năm 1991, đã viết:

- “Bền vững là sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con người trong khuôn khổ phạm

vi sức chứa của hệ sinh thái trợ giúp”

- “Bền vững là sự khoẻ mạnh và sức sống văn hoá, kinh tế và môi trường lâu dài, cócoi trọng lâu dài tầm quan trọng của việc gắn hạnh phúc của chúng ta về mặt xã hội, tàichính với môi trường”

- “Bền vững là một điều kiện năng động đòi hỏi có sự hiểu biết cơ bản về mối gắn kếtvà phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống sinh thái, kinh tế xã hội Bền vững nghĩa là cung cấpchất lượng cuộc sống phong phú cho mọi người và đạt được chất lượng đó trong phạm vithiên nhiên có được” (GD vì sự PTBV Một số vấn đề cơ bản (Nguyễn Thanh Hoàn, Trungtâm Nghiên cứu GD, ĐHSP Hà Nội)

Tương tự những định nghĩa trên, định nghĩa sau tương đối cụ thể về bền vững:

“Bền vững liên quan đến những cách nghĩ về thế giới và các dạng thực tế của xã hội và

cá nhân, dẫn tới:

- Những cá nhân có đủ đạo đức, năng lực và phát triển toàn diện

- Các cộng đồng xây dựng trên cam kết cộng tác, khoan dung và bình đẳng

- Các hệ thống xã hội và thế chế minh bạch, công bằng và có sự tham gia của mọingười

- Thực tiễn môi trường coi trọng và duy trì đa dạng sinh học và các quá trình sinh thái

hỗ trợ cho cuộc sống”

(Nguồn: Hill et al 2003)

Trang 7

Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy khái niệm bền vững liên quan đến kinh

tế, môi trường và xã hội và tương tác giữa ba bộ phận này Mục đích của bền vững là nângcao chất lượng cuộc sống của con người trong sức chứa của Trái đất (của các hệ sinh tháitrên Trái đất)

1.3 Phát triển bền vững

Khái niệm “Phát triển bền vững” từ khoảng hơn 10 năm nay đã trở thành một khái niệm

vô cùng phổ thông Nói tới phát triển kinh tế và phát triển xã hội, phát triển quốc gia hay phát triển địa phương, phát triển toàn cầu hay phát triển khu vực … thì “Phát triển” đều được hiểu theo nghĩa “Phát triển bền vững” Cũng giống như các thuật ngữ khác, PTBV cũng có nguồn gốc và ý nghĩa của nó Với những ý tưởng ban đầu về sự PTBV xuất hiện hay đúng hơn là được đề cập đến cách đây hơn ba thập kỷ Vào đầu thập niên 70, sau một thời kỳ trong đó các nước tiên tiến trên thế giới thi đua công nghiệp hoá, khai thác tài nguyên tìm kiếm thị trường, câu lạc bộ La Mã đã phát hành một tài liệu mang tựa là “ngừng tăng trưởng” hoặc là “giới hạncủa tăng trưởng” (Limit to Growth) Tài liệu này viết rằng sự tăng trưởng kinh tế và dân số quá nhanh cùng với tình trạng thi đua sản xuất không giới hạn và khai thác vô ý thức các tài nguyên làm ô nhiễm môi trường, môi sinh làm con người kiệt dự trữ TNTN trên thế giới Câulạc bộ La Mã đề nghị chính sách “không tăng trưởng” với lí do tăng trưởng kinh tế nghịch vớibảo vệ môi trường, môi sinh

Tuy nhiên, chủ trương “không tăng trưởng” không thuyết phục được thế giới Các nướcnghèo và chậm tiến cũng như các quốc gia có nền kinh tế giàu có đều chống đối quan điểm củacâu lạc bộ La Mã tuy với những lí do hoàn toàn khác nhau Mặt khác, đứng về phương diệnnhận thức kinh tế thì đã có những tiến bộ quan trọng đáng ghi nhất là sự phân biệt giữa tăngtrưởng kinh tế với phát triển kinh tế

Một năm sau khi câu lạc bộ La Mã công bố phúc trình “ngừng tăng trưởng”, thì hội nghịcủa LHQ về Môi trường (họp tại Stockhom - Thuỵ Điển, năm 1972) đã đề nghị một kháiniệm mới là “phát triển tôn trọng môi sinh” với chủ trương bảo vệ môi trường, tôn trọng môisinh, quản lí hữu hiệu TNTN, thực hiện công bằng và ổn định xã hội Tuy nhiên khái niệmnày lại bị các nước đã phát triển và giàu có phản đối mạnh mẽ và không đạt được mục đích.Mặc dù đề nghị “phát triển tôn trọng môi sinh” không được chấp thuận song nó đã đánh dấumột bước tiến quan trọng hướng tới sự khai sinh khái niệm “Phát triển bền vững”

Vào đầu thập niên 80, Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên là tổ chức đã đề khởi kháiniệm PTBV Rồi năm 1987, khái niệm này đã được Uỷ ban thế giới về Môi trường và Pháttriển( WCED) do bà GroHarlem Brundtland làm chủ tịch tiếp thu, triển khai và định nghĩanhư sau trong phúc trinh mang tựa “Tương lai chung của chúng ta ” :

“PTBV là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trởngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau PTBV là sự phát triển liên tục khôngngừng về mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trường… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của conngười hiện tại và tương lai”

Khái niệm PTBV như vậy có một nội dung bao quát, là một hướng đi dung hoà chủtrương “ngừng tăng trưởng” và chính sách “phát triển tôn trọng môi sinh” PTBV chính là

Trang 8

“vùng giao thoa” giữa ba mục tiêu phát triển KT - XH - môi trường Điều này có thể khái quátthành ba cấu thành chủ yếu của PTBV, đó là: tăng trưởng kinh tế ổn định - thực hiện dân chủ,tiến bộ và công bằng xã hội - môi trường được bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch, lành mạnh.Thông qua đó, mục đích cuối cùng cần hướng tới đó là chất lượng cuộc sống của con ngườingày càng được nâng cao.

1.4 Giáo dục vì sự phát triển bền vững

1.4.1 Khái niệm giáo dục vì sự phát triển bền vững

Trong thời đại toàn cầu hoá, PTBV đã trở thành khái niệm trung tâm của thế giới hiệnđại PTBV được xem là quá trình đổi mới xã hội liên quan đến tất cả mọi người và đượcđảm bảo rằng “sự cam kết và tham gia thực sự của mọi nhóm xã hội” và “với những phươngpháp và hình thức mới của sự tham gia” như đã nêu trong Agenda 21 của Hội nghị thượngđỉnh Trái đất 1992 (Rio de Janeiro)

Khái niệm “Giáo dục vì sự phát triển bền vững” đã bắt đầu được tìm hiểu và nghiêncứu từ khi Đại hội đồng LHQ, năm 1997, chính thức thừa nhận khái niệm PTBV Từ năm

1987 đến 1992, khái niệm GDPTBV đã dần được hình thành và phát triển Từ năm 1992đến nay, tầm nhìn của cộng đồng thế giới về GDPTBV đã có những bước tiến quan trọng.Những mốc phát triển quan trọng của GDPTBV :

- Năm 1987 : Khái niệm GDPTBV lần đầu tiên được nhắc đến trong Báo cáoBrunđtlan

- Năm 1990 : Hội nghị Jomtien làm rõ những cơ sở quan trọng của khái niệmGDPTBV

- Năm 1992 : Trong văn kiện “Agenda 21” của Hội nghị LHQ về Môi trường và Pháttriển ở Rio de Janeiro, GD đã được khẳng định là một trong những công cụ chủ chốt củaPTBV

- Năm 1992 : Hội nghị Toronto thảo luận xung quanh vấn đề là làm thế nào để GD cóthể thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả các nguồn TNTN và nhân văn cho sự tăng trưởngkinh tế trong tương lai

- Năm 1994 : UNESCO tiến hành dự án “GD vì một tương lai bền vững” và dự án

“Tuyên bố về trách nhiệm của thế hệ hiện tại đối với các thế hệ tương lai”

- Năm 1997 : Hội nghị Thessaloniki đã nhấn mạnh đến mối liên hệ chặt chẽ giữa đàotạo, quản lí, kinh tế, công nghệ và luân lí - đạo đức và mối quan hệ giữa kiến thức hiện đại,kiến thức truyền thống và tính đa dạng về văn hoá

- Năm 2000 : Diễn đàn GD thế giới ở Dakar đã khẳng định sự cần thiết phải tạo điềukiện để cho tất cả mọi người đến năm 2015 đều được hưởng một nền GD chung và nhấnmạnh rằng GD là cơ sở thực sự của sự PTBV

- Năm 2002 : Hội nghị Thượng đỉnh Johanesburg đề xuất với Đại hội đồng LHQ “xemxét thông qua việc triển khai một Thập kỉ GD vì sự PTBV” Ngày 20 tháng 12 năm 2002,

Trang 9

Đại hội đồng LHQ nhất trí thông qua Nghị quyết 57/254 về việc triển khai một “Thập kỉ GDPTBV” (từ 2005 đến 2014) Nghị quyết do chính phủ Nhật Bản và 46 quốc gia đồng tài trợ.Như vậy, có thể hiểu GDPTBV là mở ra cho tất cả mọi người cơ hội GD, cho phép họtiếp thu được các tri thức và các giá trị cũng như học được những phương thức hành độngvà phong cách sống cần thiết cho một tương lai đáng sống và sự thay đổi xã hội một cáchtích cực nhằm mục tiêu “đưa con người vào vị trí mà nó có thể đóng vai trò tích cực trongviệc tạo ra một hiệu quả bền vững về mặt sinh thái, kinh tế và tạo nên một môi trường xãhội công bằng trong khi vẫn duy trì … được trên phạm vi toàn cầu”.

(FMER, 2002) 1.4.2 Mục tiêu của giáo dục vì sự phát triển bền vững

GDPTBV liên quan đến ba nội dung : kinh tế, xã hội và môi trường Cách nhìn củaGDPTBV trên toàn cầu, nơi mọi người có cơ hội và lợi ích từ GD và học những giá trị, thái

độ và lối sống vì một tương lai bền vững và vì sự thay đổi xã hội theo hướng tích cực Sựthay đổi này thể hiện ở 5 mục tiêu cụ thể sau :

- Nâng cao vai trò trung tâm của GD và học tập trong sự PTBV

- Liên kết, tạo mạng lưới, thay đổi và sự tương tác giữa các nhà lãnh đạo trongGDPTBV

- Cung cấp cách nhìn và sự thay đổi đối với GDPTBV, thông qua các dạng học tập vànhận thức của cộng đồng

- Bồi dưỡng chất lượng dạy và học trong GDPTBV

- Phát triển các chiến lược cho tất cả các cấp học và bậc học để củng cố năng lực trongGDPTBV

1.4.3 Vai trò của giáo dục vì sự phát triển bền vững

Về bản chất, GDPTBV chính là quá trình thúc đẩy các giá trị mà trong đó tôn trọngđược đặt ở vị trí trung tâm (theo UNESCO, 2005), cụ thể:

- Tôn trọng phẩm giá và các quyền con người của mọi công dân trên thế giới và camkết tạo ra sự công bằng về kinh tế và xã hội cho tất cả những người dân

- Tôn trọng các quyền con người của các thế hệ tương lai và cam kết thực hiện tráchnhiệm giữa các thế hệ

- Tôn trọng và quan tâm đến môi trường đa dạng của con người và thiên nhiên, trong đókhông thể tách rời việc khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái của Trái đất

- Tôn trọng tính đa dạng của văn hoá và cam kết xây dựng một nền hoà bình, khôngbạo lực và khoan dung tại mỗi địa phương và trên toàn thế giới

1.4.4 Các nội dung cơ bản của giáo dục vì sự phát triển bền vững

Có 15 vấn đề cơ bản trong GDPTBV, liên quan đến văn hoá – xã hội, môi trường vàkinh tế

a Các nội dung về văn hoá - xã hội

Trang 10

- Quyền con người: tôn trọng các quyền của con người là một nhân tố cho PTBV.

GDPTBV phải trang bị cho con người ý thức, quyền đòi hởi được sống trong một môitrường bền vững GD có nhiệm vụ cung cấp kiến thức, kỹ năng làm cho mọi người hiểuđược các giá trị cốt lõi của các quyền như quyền thụ hưởng GD, quyền trẻ em, quyền laođộng, các quyền KT - XH và văn hoá, các quyền dân sự và chính trị; đồng thời hiểu được cơchế bảo vệ các quyền đó cũng như đạt được các kỹ năng để có thể sử dụng các quyền nàytrong cuộc sống

- Hoà bình và an ninh: được sống trong một môi trường hoà bình và an ninh là nhân

tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển con người Tuy nhiên, các quá trình PTBV lạithường bị huỷ hoại bởi xung đột và bất ổn, gây hại đối với sức khoẻ, huỷ diệt nhà cửa,trường học Vì vậy, GDPTBV phải tìm kiếm và phát triển các giá trị và kỹ năng xây dựnghoà bình trong nhận thức của nhân loại

- Bình đẳng giới: mưu cầu và sự bình đẳng giới là trung tâm của PTBV Các vấn đề

và giới tính phải được tích hợp hoặc lồng ghép vào các quá trình lập kế hoạch GD Sự thamgia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ là nhân tố quan trọng, một là để đảm bảo truyền tải cácthông điệp GDPTBV về bình đẳng và thứ hai là để tạo cơ hội tốt nhất cho việc thay đổihành vi vì sự thay đổi hành vi vì sự PTBV của thế hệ tương lai

- Đa dạng văn hoá và hiểu biết về giao thoa văn hoá: học tập là cơ hội lí tưởng nhất để

thực hiện và làm sâu sắc hơn sự hiểu biết và lòng tôn trọng đối với sự đa dạng Kiến thức bảnđịa là kho tàng về tính đa dạng và là nguồn hỗ trợ chủ yếu quá trình nhận thức về môi trườngvà trong cách thức sử dụng chúng sao cho có lợi nhất cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau.Đưa những kiến thức này vào trong quá trình học tập sã giúp người học hiểu biết sâu sắc vềmối liên hệ giữa xã hội và môi trường, làm tăng mối liên hệ giữa nhà trường và cộng đồng.Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ bản địa trong GD cùng với các ngôn ngữ khác là nhữngnhân tố không chỉ phát triển nhận thức lành mạnh của trẻ em mà còn là sử dụng những điềuđược học tập từ trong cuộc sống hàng ngày và cộng đồng địa phương

- Sức khoẻ: các vấn đề liên quan đến phát triển môi trường và sức khoẻ có mối liên hệ

mật thiết với nhau Sức khoẻ yếu sẽ hạn chế sự phát triển kinh tế và xã hội, gây ra một chu

kỳ bất lợi dẫn đến việc sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên và làm cho môitrường xuống cấp Những người dân khoẻ mạnh và một môi trường an toàn là những điềukiện tiên quyết cho sự PTBV Đói kém, suy dinh dưỡng, bệnh sốt rét, ma tuý, lạm dụngrượu, ẩu đả và sự xúc phạm, HIV, AIDS và sự truyền bệnh là một trong những vấn đề cóquan hệ mật thiết với sức khoẻ Môi trường học đường bản thân nó cũng phải lành mạnh và

an toàn Nhà trường không chỉ là trung tâm học tập và GD mà còn phải phối hợp với giađình và cộng đồng tích cực hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ và các hình thức GD cần thiết vềsức khoẻ

Trang 11

- HIV/AIDS: sự tàn phá của đại dịch HIV/AIDS ở châu Phi và phát triển nhanh ở châu

Á đang đe doạ sự PTBV và các quá trình GD GD là một trong những hy vọng lớn nhất đểkhuyến khích sự thay đổi hành vi và hợp tác cần thiết để ngăn ngừa đại dịch này

- Thể chế: ở tất cả các cấp từ địa phương, quốc gia và quốc tế sẽ được thúc đẩy một

cách tốt nhất tại những nơi có cơ cấu thể chế rõ ràng, minh bạch và đóng góp to lớn vào quátrình xây dựng chính sách GDPTBV sẽ làm hình mẫu và giải thích cơ cấu này

Ví dụ: Cơ cấu tổ chức tạo ra cơ hội cho GDPTBV Đó là tạo ra kết quả từ việc thamgia đầy đủ của nhân dân trong việc xây dựng chính sách

b Các nội dung về môi trường

- Các nguồn TNTN (nước, năng lượng, đất, đa dạng sinh học): việc xem xét các

nguồn TNTN trong mối quan hệ với các vấn đề KT - XH sẽ giúp cho người học có thể ápdụng những phương pháp mới trong việc bảo vệ các nguồn TNTN – những thứ thiết yếucho sự phát triển và sống còn của con người

- Sự thay đổi của khí hậu: GDPTBV mang lại cho người học về sự cần thiết của giảm

thải những nguy hại đối với bầu khí quyển và kiểm soát những tác động có hại đối với sựthay đổi khí hậu Theo chấp nhận của hiệp định KYOTO, được chấp nhận bởi LHQ vàonăm 1992, 160 nước trên toàn cầu cam kết sẽ giảm bớt số lượng khí thải GDPTBV chính làmột phương tiện chủ yếu để xây dựng một cơ chế vận động toàn cầu giúp cho các hoạt độngđạt được hiệu quả

- Phát triển nông thôn: mặc dù đô thị hoá tăng lên nhưng 3 tỷ hoặc 60% số lượng

người trong các nước đang phát triển và 1/2 số lượng người trên toàn cầu vẫn còn sống ởnông thôn, 3/4 số lượng người nghèo trên toàn cầu kiếm ít hơn 1usd/ ngày, chủ yếu là phụ

nữ sống ở khu vực nông thôn

Thất học, bỏ học, mù chữ và bất bình đẳng giới trong GD chiếm tỷ lệ cao tại các vùngnông thôn Sự mất cân đối giữa thành thị và nông thôn về đầu tư GD, về chất lượng dạy vàhọc đang ngày càng tăng và cần được điều chỉnh Do đó, các hoạt động GD phải gắn vớinhững nhu cầu cụ thể về kỹ năng và nắm bất các cơ hội kinh tế, cải thiện kế sinh nhai và nângcao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư nông thôn Một cách tiếp cận GD đa ngànhvới sự tham gia của người dân thuộc mọi lứa tuổi trong các hình thức GD chính quy và khôngchính quy là cần thiết

- Đô thị hoá bền vững: các thành phố đang đối mặt với những thay đổi kinh tế toàn

cầu, ở đó 1/2 dân số toàn cầu sống trong đô thị Các nhân tố như toàn cầu hoá và dân chủ đãtăng lên vai trò của thành phố trong PTBV Theo đó, một thực tế hiển nhiên là các thành phốphải đối mặt với những thách thức tiềm tàng của PTBV nhưng đồng thời cũng nắm bắt đượcnhững cơ hội đầy hứa hẹn trong quá trình phát triển KT - XH và cải thiện môi trường ở địaphương, quốc gia và quốc tế

Trang 12

- Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: PTBV bị thách thức ở những nơi mà cộng đồng

dân cư đang phải gánh chịu hay bị đe doạ bởi thiên tai Các kinh nghiệm và CT trước đâycho thấy những tác động hết sức to lớn và tích cực của GD đối với việc giảm nhẹ nguy cơthảm hoạ thiên tai Ví dụ: GD trẻ em biết cách ứng phó trong trường hợp có lũ lụt, các nhàlãnh đạo học cách cảnh báo kịp thời cho nhân dân và toàn thể xã hội học cách đề phòngtrong trường hợp có thiên tai xảy ra GD và kiến thức mà GD mang lại đã cung cấp cho xãhội những chiến lược và phương pháp tự cứu và giảm thiểu rủi ro

c Các nội dung về kinh tế

- Giảm nghèo: xoá đói, giảm nghèo là mối quan tâm cơ bản của nhân tố kinh tế nhưng

chúng phải hiểu được trong mối tương quan với các nhân tố khác là xã hội, môi trường vàvăn hoá

- Tinh thần và trách nhiệm tập thể: phát triển quyền lực kinh tế và những ảnh hưởng

về mặt chính trị của các tập đoàn lớn về huỷ hoại những tác động và khả năng đóng góp vào

sự PTBV Các vấn đề thương mại đa phương đang có ảnh hưởng to lớn đối với PTBV.GDPTBV phải xây dựng nhận thức của các lực lượng tài chính kinh tế này, làm cho ngườihọc có khả năng nâng cao trách nhiệm công dân và tăng cường các hình thức hoạt độngthương mại một cách có ý thức và trách nhiệm

- Kinh tế thị trường: Nền kinh tế thị trường toàn cầu đã và đang không góp phần bảo

vệ môi trường và 1/2 dân số toàn cầu không được hưởng lợi lộc từ nền kinh tế này Mộttrong những thử thách là làm thế nào để tạo ra các hệ thống thể chế toàn cầu sao cho vừahiệu quả về kinh tế, vừa bảo vệ môi trường và vẫn đạt được mục tiêu công bằng Hơn nữa,cần phải thúc đẩy một cuộc cách mạng công nghệ nhằm tăng cường tính hiệu quả trong việc

sử dụng các nguồn năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng phục hồi, tái chế và giảmlượng chất thải

Bản thân GD là một phần của hệ thống kinh tế đồ sộ và chịu tác động của các quy luậtcung và cầu, của các hạn mức thuế và các lực lượng kinh tế khác

Để GDPTBV tìm thấy chỗ đứng của nó trong các hàng hóa GD, nhằm đáp ứng yêucầu của các thế lực thị trường thì điều quan trọng là phải tác động đến các quy luật và chứcnăng hoạt động của thị trường

2 Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong dạy học ở nhà trường phổ thông

2.1 Khái niệm hoạt động ngoại khoá

Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong CT,là hình thức tổ chức dựa trên sự tự nguyện tham gia của HS có hứng thú, yêu thích bộ mônvà ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập, dưới sự hướng dẫn của GV nhằm bổsung, củng cố, mở rộng và nâng cao những kiến thức - kỹ năng bộ môn (ở đây là những trithức GDPTBV) đã được học trong CT nội khoá, đồng thời góp phần GD HS một cách toàn

Trang 13

diện Chính vì vậy hoạt động ngoại khoá được xem là một hình thức dạy học quan trọng,mang lại hiệu quả cao, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương phápdạy học theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của ngườihọc, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và

ý chí vươn lên” (theo điều 5, khoản 2, chương 1 Luật GD Việt Nam - 2005)

2.2 Vai trò của hoạt động ngoại khoá

Với tư cách là một hình thức hoạt động dạy học ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoạikhoá nói chung và hoạt động ngoại khoá GDPTBV nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng,đem lại nhiều tác dụng to lớn góp phần đổi mới phương pháp GD – đào tạo theo hướng tíchcực

Chúng ta đang sống trong một môi trường thay đổi một cách nhanh chóng và phức tạp,những vấn đề về môi trường, văn hoá - xã hội và kinh tế diễn ra xung quanh HS hết sức đadạng, sinh động Trong khi đó thời gian trong CT đào tạo chung lại không dành riêng chonhững nội dung đó, các kiến thức GDPTBV được lồng ghép trong CT nội khoá thì lại rất ítkhi được GV chú ý đến, trừ trong những môn học có khả năng lồng ghép cao như môn Địa

lí Hơn nữa, sự thay đổi thái độ hành vi và thay đổi các giá trị chỉ thực sự có ý nghĩa GD khiđiều này xảy ra trong một bối cảnh cụ thể Do vậy, ngoại khoá là một trong những cáchthức, con đường tốt nhất và hiệu quả nhất giúp HS bổ sung, mở rộng và tích luỹ thêm nhữngkiến thức về PTBV, có nhận thức, thái độ và hành vi tích cực, đúng đắn khi giải quyết mộtvấn đề môi trường, văn hoá - xã hội hoặc kinh tế trong cuộc sống Ngoài ra, ngoại khoáGDPTBV qua môn Địa lí còn có vai trò làm tăng hứng thú học tập bộ môn cũng như GDlòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước của HS

Thông qua hoạt động ngoại khoá, HS vừa khẳng định được khả năng vừa xác địnhđược vai trò của mỗi cá nhân trước tập thể Đó là những điều kiện quan trọng để rèn luyện

HS trở thành những người lao động mới, giúp các em định hướng nghề nghiệp tương lai phùhợp với bản thân

Ngoài ra, ngoại khoá GDPTBV còn giúp HS sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách cóích và hợp lí vào quá trình học tập của mình Không chỉ vậy, một số hoạt động ngoại khoácủa các em còn góp phần tích cực vào phục vụ địa phương và xây dựng nhà trường nhưchiến dịch môi trường nhân ngày 5/6, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường 29/4 – 6/5,

… Đặc biệt trong ngoại khoá, tính độc lập, tính tích cực và sự sáng tạo của HS được tôntrọng và nâng cao, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp tự học hiện nay.Với những vai trò to lớn như trên, nếu người GV tổ chức tốt được các hoạt động ngoạikhoá GDPTBV cho HS thì có thể gắn kết chặt chẽ lí thuyết với thực hành, giữa kiến thứcGDPTBV trong nhà trường với hoạt động thực tiễn bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế vàvăn hoá - xã hội trong đời sống xã hội, góp phần đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học,giảm tải CT, phát huy tính linh hoạt, sáng tạo của GV và HS Ngoại khoá là một hình thức

Trang 14

dạy học mang tính tích hợp cao, không chỉ phát triển cho HS kiến thức mà còn rèn luyện kỹnăng, thái độ và hành vi tích cực đối với vấn đề PTBV của HS Đó là một hình thức dạy họccần được phổ biến rộng rãi trong xu thế dạy học hiện nay.

2.3 Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá trong nhà trường phổ thông

Hoạt động ngoại khoá GDPTBV được phân biệt với các hình thức tổ chức dạy họckhác bởi những đặc điểm chủ yếu sau :

- Là hoạt động ngoài giờ lên lớp, không được quy định trong CT nội khoá

- Là hoạt động tự nguyện của cá nhân hay một nhóm HS có cùng hứng thú, sở thích vàmối quan tâm về một hay nhiều vấn đề nào đó trong nội dung học tập

- GV không trực tiếp hoạt động cùng HS nhưng là người hướng dẫn tổ chức, tư vấn vàcó thể trong những trường hợp cần thiết còn là người chỉ đạo, điều khiển các hoạt độngngoại khoá của HS

- Nội dung ngoại khoá thường liên quan với nội dung học tập trong CT, phù hợp với hoàncảnh của địa phương và đặc điểm của các đối tượng tham gia hành động

- Không bị khống chế về thời gian như trong các bài học chính khoá

- Hoạt động dưới các hình thức phong trào tập thể có sự ủng hộ và giúp đỡ của cộngđồng, nhà trường, GV, tổ chức Đoàn - Đội…

- Hoạt động theo phương thức lựa chọn

- Không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của các hoạt động ngoại khoá GDPTBVbằng các hình thức như trong giờ học nội khoá (như cho điểm) mà nên dựa vào các yếu tốsau:

- Sản phẩm của buổi ngoại khoá

- Tính tích cực và tự lực sáng tạo của HS

- Kết quả được đánh giá công khai

- Không cho điểm nhưng phải có hình thức động viên, khích lệ kịp thời như biểudương, khen thưởng

Ngoại khoá là một hình thức dạy học đặc thù, dựa trên tinh thần tự nguyện chứ khôngbắt buộc Do vậy, để hoạt động ngoại khoá thực sự phát huy được vai trò to lớn trước hếtphụ thuộc vào hứng thú, sự say mê của HS, sự nhiệt tình và lòng yêu nghề cũng như nănglực tổ chức sáng tạo của người thầy

II CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDPTBV CHO HS QUA CT, SGK ĐỊA LÍ LỚP 11

1 Những vấn đề của thời đại toàn cầu hoá và yêu cầu phát triển bền vững

Chúng ta đang sống trong một xã hội biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc, toàn cầu hoá mộtmặt đem lại cho thế giới hiện đại những cơ hội to lớn nhưng cũng là thách thức lớn lao đối

Trang 15

với tất cả các quốc gia Loài người đang phải đối mặt với những vấn đề của thời đại toàncầu hoá, đó là: ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên, xung đột – khủng bố, đói nghèovà bùng nổ dân số.

Hiện nay, môi trường toàn cầu đang bị suy thoái nặng nề và đang tiếp tục bị đe dọa.Đó là hậu quả tiêu cực của việc con nguời với sức mạnh của cách mạng khoa học- côngnghệ hiện đại và dưới áp lực của sự bùng nổ dân số, của phát triển kinh tế tác động mạnh

mẽ môi trường Những thảm hoạ tự nhiên như bão, lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều hơn vàthường xuyên hơn Trong thế kỉ XX tần suất các thảm hoạ tự nhiên diễn ra trong thập kỉ 90cao gấp 9 lần so với thập kỉ 60 Sự phát triển kinh tế quá nhanh cùng với nó là sự khai thácquá mức các nguồn TNTN cũng đã và đang khiến cho chúng ngày càng bị cạn kiệt

Nước - nguồn tài nguyên không thể thay thế đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt và suythoái mạnh phạm vi toàn cầu Hàng năm, có khoảng 500 tỉ m3 nước thải công nghiệp và sinhhoạt (trong đó phần lớn là nước thải công nghiệp) thải vào nguồn nước tự nhiên và con sốnày sẽ tăng gấp đôi cứ sau 10 năm Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,2 tỉ người khôngđược đảm bảo nước uống hợp vệ sinh và hàng năm có 25 triệu người chết do thiếu nướcsạch

Đất - nguồn tài nguyên vô giá đang bị xâm hại một cách nặng nề Cứ mỗi phút trênphạm vi toàn cầu có khoảng 10 ha đất bị biến thành sa mạc Diện tích đất canh tác trênđầu người giảm nhanh từ 0,2 ha/người xuống còn 0,2 ha/người và dự đoán trong 50 nămnữa chỉ còn 0,14 ha/người Xói mòn, rửa trôi, khô hạn, sạt lở, mặn hoá, phèn hoá v.vđang xảy ra phổ biến ở nhiều nơi trên Trái Đất làm cho khoảng 50% trong số 33 triệu hađất tự nhiên đuợc coi là “có vấn đề suy thoái”

Rừng – chiếc nôi sinh ra loài người có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con ngườicũng đang phải đối mặt với việc suy giảm về số lượng và chất lượng Vào thời tiền sử diệntích rừng đạt tới 8 tỉ ha (2/3 diện tích lục địa), đến thế kỉ 19 còn 5,5 tỉ ha và hiện nay chỉ còn2,6 tỉ ha Diện tích rừng suy giảm với tốc độ chóng mặt (mỗi phút mất đi khoảng 30 harừng) và với tốc độ này chì khoảng 160 năm nữa toàn bộ rừng trên Trái Đất sẽ biến mất.Cùng với sự phá huỷ rừng, nhiều hệ sinh thái tự nhiên cũng bị xâm hại và suy giảm diệntích

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (vào những năm đầu của thập kỉ 90) hoà bình, hợptác phát triển đã trở thành xu thế chủ đạo của thế giới hiện đại Lần đầu tiên sau chiến tranhthế giới lần thứ hai, nhân loại có cơ hội lớn được chung sống hoà bình Trật tự thế giớilưỡng cực (Liên Xô và Mỹ) được thay thế bằng một trật tự thế giới đa trung tâm mà trongđó Mỹ, EU, Nhật là những trung tâm quan trọng Tuy nhiên, xu thế đối thoại, hoà bình vàổn định vẫn phải chịu nhiều thử thách trước những cuộc chiến tranh cục bộ do Mỹ khởixướng ở Nam Tư (1999), Ápganixtan (2001), Irắc (2002), các cuộc xung đột vũ trang còn

Trang 16

tiếp diễn ở Trung Cận Đông, Trung Á, châu Phi và chủ nghĩa khủng bố quốc tế đang cónguy cơ lan rộng sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ.

Sự phát triển kinh tế diễn ra quá nhanh nhưng không đồng đều giữa các quốc gia, cáckhu vực Điều này làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm nước, đối nghịchvới những toà nhà chọc trời với những kiến trúc độc đáo ở Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản, làcảnh không nhà cửa, thiếu ăn, thiếu nước của những người dân nghèo ở khu vực Châu Phi,Nam á, Rồi xung đột, đói nghèo, bệnh tật, lại đẩy những nước nghèo đi vào ngõ cụt.Tất cả những vấn đề của thời đại toàn cầu hoá đặt ra cho nhân loại yêu cầu phải PTBV.PTBV bao gồm ba hệ thống phụ thuộc lẫn nhau:

Để đạt được mục tiêu PTBV cần phải có sự tham gia của tất cả các phân hệ:

- Phân hệ kinh tế:

+ Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua công nghệ tiết kiệmvà thay đổi lối sống

+ Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường

+ Bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và GD

+ Xoá đói, giảm nghèo tuyệt đối

+ Công nghệ sạch và sinh thái hoá công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạonăng lượng đã sử dụng)

- Phân hệ xã hội – nhân văn:

+ Ổn định dân số

+ Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị

+ Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do đô thị hoá

+ Nâng cao học vấn, xoá mù chữ

+ Bảo vệ đa dạng văn hoá

+ Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới

+ Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định của các nhàquản lí, hoạch định chính sách,

- Phân hệ tự nhiên – môi trường:

Trang 17

+ Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không thể tái tạo lạiđược.

+ Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái

+ Bảo vệ đa dạng sinh học

+ Bảo vệ tầng ôzôn

+ Kiểm soát và giảm thiểu phát xả khí nhà kính

+ Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm

+ Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, không khí, đất, lương thực – thựcphẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm

2 GDPTBV qua môn Địa lí ở nhà trường phổ thông Việt Nam

GDPTBV liên quan đến tất cả các cấp học Ở Việt Nam, GDPTBV ở trường phổ thôngkhông được dạy thành môn học riêng mà được tích hợp thông qua các môn học có liên quanđến PTBV như Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, GD công dân (cấp tiểu học); Địa lí, Sinh học,Hóa học, … (cấp THCS và THPT) Trong số các môn học có khả năng lồng ghép nội dungGDPTBV thì môn Địa lí được coi là môn học có nhiều ưu thế để thực hiện GDPTBV Trongnhững năm qua, Địa lí ở nhà trường đã tham gia tích cực vào việc GD môi trường, GD dân

số, GD phát triển, GD hoà bình và đã trở thành một trong những môn học tích hợp nhiềunhất nội dung GD môi trường vào trong CT giảng dạy Điều này xuất phát ở chỗ bộ mônĐịa lí ở nhà trường phổ thông với hai nhánh cơ bản: Địa lí tự nhiên và Địa lí KT - XH, cókhả năng phản ánh không chỉ mặt tự nhiên, môi trường mà còn thể hiện được các mặt kinh

tế, xã hội và sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên ở các lãnh thổ có phạm vikhác nhau (địa phương, vùng, quốc gia, khu vực và toàn cầu.) Do vậy mà người ta coi Địa lílà môn học có “tính môi trường” nhất

Sự cần thiết phải tăng cường GDPTBV còn xuất phát ở một thực tế là mặc dùGDPTBV đã có hơn 10 năm tồn tại kể từ sau hội nghị Rio nhưng việc phát triển nó với mức

độ mong muốn ở các nước trên thế giới vẫn chưa đạt được Những vấn đề chủ yếu củaGDPTBV đã được đề cập ít nhiều trong CT, SGK Địa lí nhưng từ trước đến nay chúng tamới chỉ tập trung vào GD về kiến thức, kĩ năng, thái độ cho người học còn GD về sự PTBVnhư GD những giá trị cơ bản ít được quan tâm

CT, SGK Địa lí phổ thông được chia làm 3 mảng:

- Kiến thức Địa lí đại cương (lớp 6,10)

- Kiến thức Địa lí khu vực và các nước (lớp 7, 8 và 11)

- Kiến thức Địa lí Việt Nam (lớp 8, 9 và 12)

Các kiến thức của GDPTBV đã được tích hợp vào SGK Địa lí như các nguồn TNTN(lớp 6), các vấn đề của môi trường như sự thay đổi của khí hậu (lớp 7,8) các vấn đề văn hóa– xã hội như hòa bình và an ninh, đa dạng văn hóa và hiểu biết về giáo thoa văn hóa, các

Trang 18

nguồn TNTN (lớp 11), bình đẳng giới, các nguồn TNTN, sự thay đổi khí hậu, kinh tế thịtrường (lớp 10).

Trang 19

Bảng: Nội dung GDPTBV gắn với nội dung Địa lí phổ thông Lớ

6 Trái đất và các thành phần tự nhiên Các nguồn tài nguyên và môi trường tự

Dân cư, các ngành KT và các vùng

KT của Việt Nam

Giảm nghèo, các nguồn TNTN, phát triểnnông thôn, đô thị hóa bền vững, phòngchống và giảm nhẹ thiên tai, PTBV

10

Các quyển của lớp vỏ Địa lí, dân

cư, các ngành KT, môi trường và

sự PTBV

Môi trường và TNTN, mối liên hệ giữa bathành phần: môi trường, kinh tế và xã hội

11 Khái quát nền KT - XH thế giới,

Địa lí khu vực và quốc gia

Môi trường, ô nhiễm môi trường, hòa bình,

an ninh khu vực, biến đổi khí hậu, dân số

12

Địa lí Việt Nam: vị trí địa lí, phạm

vi lãnh thổ, các thành phần tự

nhiên, dân cư, Địa lí các ngành

kinh tế và vấn đề phát triển của các

vùng

Các nguồn TNTN, dân cư, giảm nghèo, đôthị hóa bền vững, kinh tế thị trường,PTBV…

3 Khả năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa GDPTBV qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí 11

3.1 Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa Địa lí 11

HS có được cái nhìn đúng đắn hơn và có trách nhiệm hơn đối với công việc xây dựng và pháttriển đất nước

Trang 20

Cùng với CT Địa lí lớp 10 và lớp 12, CT Địa lí lớp 11 góp phần cung cấp kiến thức vềhoạt động của con người trong các quốc gia, khu vực khác nhau trên toàn cầu làm cơ sở choviệc tiếp tục phát triển tư tưởng, tình cảm đúng đắn đồng thời hướng HS tới cách hành động,ứng xử phù hợp với yêu cầu của đất nước và thời đại Môn Địa lí 11 còn góp phần rèn luyệncho HS năng lực tư duy và một số kĩ năng có ích trong đời sống và sản xuất, bồi dưỡng cho

HS ý thức trách nhiệm, tình yêu đối với thiên nhiên và con người trên các lãnh thổ khácnhau của thế giới Từ quan điểm trên, mục tiêu của CT Địa lí lớp 11 được cụ thể hóa nhưsau:

- Về kiến thức:

HS biết và giải thích được:

o Một số đặc điểm của nền KT – XH thế giới đương đại, một số vấn đề đang đượcnhân loại quan tâm

o Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư – xã hội và kinh tế của một số quốc gia vàkhu vực trên thế giới

- Về kĩ năng:

Củng cố và phát triển:

o Kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá các sự vật, hiện tượng Địa lí KT –XH

o Sử dụng tương đối thành thạo bản đồ, đồ thị, số liệu thống kê, tư liệu để thu thập, xử

lí thông tin và trình bày lại kết quả nghiên cứu

o Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng Địa lí kinh tế, xã hộiđang diễn ra trên quy mô toàn cầu và khu vực, phù hợp với khả năng của HS

- Về thái độ, hành vi:

Tiếp tục phát triển:

o Thái độ quan tâm tới những vấn đề đang liên quan đến Địa lí như dân số, môitrường, hòa bình – an ninh…

o Thái độ đúng đắn trước các hiện tượng KT – XH của một số quốc gia, khu vực

o Ý chí vươn lên để đóng góp vào sự nghiệp phát triển KT – XH của đất nước

Về cấu trúc

Nội dung CT Địa lí lớp 11 đề cập đến đặc điểm KT – XH của thế giới, một số khu vựcvà quốc gia Những kiến thức về Địa lí thế giới phần nào đã được đưa vào CT Địa lí lớp 7, 8của cấp THCS qua các nội dung: thành phần nhân văn của môi trường, các môi trường Địa lí,thiên nhiên và con người các châu lục, ở CT Địa lí lớp 10 với các nội dung về Địa lí tự nhiênvà Địa lí KT – XH đại cương đã tạo cơ sở cho CT Địa lí KT – XH thế giới ở lớp 11 CT Địa lílớp 11 có cấu trúc như sau:

- Phần một: Khái quát về nền KT – XH thế giới:

Trang 21

Phần này trình bày các vấn đề chung nhất, phản ánh trình độ và xu thế phát triển KT –

XH toàn cầu cũng như một số vấn đề nảy sinh đang được nhân loại quan tâm Đây là vấn đề

đã được đặt ra trong CT cải cách trước đây, song ở CT mới này được nhìn nhận trong bốicảnh của xu thế toàn cầu hóa diễn ra quyết liệt hơn, hiện thực hơn và đang tác động mạnhtới KT – XH Việt Nam Để có cái nhìn đầy đủ hơn về thế giới, trong phần này còn đề cậptới một số vấn đề KT - XH của châu Phi, Mĩ La tinh và của khu vực Tây Nam Á, khu vựcTrung Á Đây là những khu vực tập trung các nước đang phát triển mà CT Địa lí cấp THPTtrước đây chưa có điều kiện đề cập đến

- Phần hai: Địa lí khu vực và quốc gia.

CT Địa lí 11 trình bày đặc điểm Địa lí của một số khu vực và quốc gia, điển hình vềphát triển KT – XH như Liên minh Châu Âu, khu vực Đông Nam Á, các quốc gia: Hoa Kì,Liên bang Nga, Brazil, Đức…

3.1.2.Về sách giáo khoa Địa lí 11

SGK Địa lí lớp 11 với chức năng là phương tiện đắc lực cho việc tổ chức hoạt độngtích cực và chủ động của HS, đồng thời vẫn thể hiện được đặc trưng bộ môn, phù hợp vớikhả năng nhận thức của HS, đảm bảo tính hiện đại, cập nhật của khoa học Địa lí, thực hiệntích hợp một số yêu cầu GD mang tính xã hội vào các bài Địa lí (GD môi trường, GD dân

số, GDPTBV…) Các yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp trong cuốn sách cũngđược chú ý Đó là:

- Định hướng hoạt động học tập của HS.

- Tạo điều kiện để HS được làm việc thuận lợi.

- Khai thác tối đa sự hiểu biết về kiến thức Địa lí mà HS đã tích lũy được.

- Phát huy tính tích cực, hoạt động tự lực, sáng tạo của HS

Với cấu trúc SGK được trình bày theo từng phần, bài, mục rất logic và chặt chẽ đãphần nào chuyển tải được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho GV và

HS phát huy tính tích cực, chủ động trong giờ học lên lớp

3.2 Khả năng khai thác nội dung GDPTBV để tổ chức các hoạt động ngoại khóa GDPTBV qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí 11

CT, SGK Địa lí 11 như đã được trình bày ở trên là tập trung vào các đặc điểm Địa lí

KT - XH tiêu biểu của thế giới ở các khu vực và quốc gia Do đó, có thể khai thác được cácnội dung GDPTBV để tổ chức các hoạt động ngoại khóa thông qua CT, SGK Địa lí 11.Có thể tóm tắt nội dung GDPTBV khai thác trong SGK Địa lí 11 trong bảng sau:

Phần A: khái - Sự tương phản về Kiến thức Kĩ năng

Trang 22

quát nền KT –

XH thế giới

trình độ phát triển

KT –XH của cácnhóm nước Cuộccách mạng khoa họcvà công nghệ hiệnđại

- Xu hướng toàn cầuhóa, khu vực hóakinh tế

- Một số vấn đềmang tính toàn cầucủa châu lục và khuvực

- Các vấn đề của thờiđại toàn cầu hóa:

+ Hòa bình và anninh

+ Môi trường và tàinguyên

+ Sự biến đổi khí hậu

+ Nghèo đói+ Đô thị hóa bềnvững

+ Kinh tế thị trường

- Phòng chống và

giảm nhẹ thiên tai

- Đa dạng văn hóa và

hiểu biết về giao thoavăn hóa

- Thu thập tài liệu,

xử lí, phân tích, tổnghợp, so sánh và đánhgiá về các vấn đềPTBV của thế giới,khu vực và quốc gia

- Viết báo cáo về cácvấn đề bảo vệ môitrường, phát triểnkinh tế xã hội của đấtnước, của thế giới

- Tổ chức và thamgia các hoạt động vớinội dung GDPTBV:tuyên truyền, cổđộng, dạ hội, CLBPTBV

Phần B: Địa lí

khu vực và

quốc gia

Các đặc điểm về tựnhiên, dân cư, xã hộivà kinh tế tiêu biểucủa một số khu vựcvà quốc gia trên thếgiới

Như vậy, có thể thấy với những nội dung mà CT, SGK Địa lí 11 đề cập tới, người GVcó thể khai thác rất tốt các nội dung GDPTBV để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy họcnói chung và dạy học ngoại khóa nói riêng

4 Thực trạng GDPTBV và việc tổ chức hoạt động ngoại khóa GDPTBV qua môn Địa lí lớp 11

Như đã trình bày ở trên, GDPTBV mặc dù đã có hơn 10 năm tồn tại kể từ sau hội nghịRio nhưng việc phát triển nó với mức độ mong muốn ở nhiều nước trên thế giới vẫn chưađạt được, trong đó có Việt Nam

Việt Nam là một trong số gần 200 quốc gia tham gia Hội nghị Thượng đỉnh thế giới vềMôi trường và Phát triển được tổ tức tại Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và hội nghịPTBV Rio+10 tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 Tại các hội nghị này, Việt Nam đãcam kết sẽ xây dựng và thực hiện CT nghị sự 21 về PTBV Theo đó, chính phủ đã giao cho

bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Chương trìnhnghị sự 21 (Agenda21) về PTBV ở Việt Nam

Ngày 11 tháng 11 năm 2005, nhằm đáp ứng “Thập kỉ Giáo dục vì sự phát triển bềnvững” do LHQ khởi xướng, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 285/2005/QĐ-TTgcho phép thành lập Ủy ban quốc gia “Thập kỉ Giáo dục vì sự phát triển bền vững” của Việt

Trang 23

Nam tại Hà Nội Phát biểu tại buổi lễ, thủ tướng khẳng định việc triển khai “Thập kỉ Giáodục vì sự phát triển bền vững” ở Việt Nam đòi hỏi phải xây dựng tư duy đổi mới từ cáchnhìn nhận đối với GD tới đổi mới nội dung và phương pháp GD, nhằm thực hiện thành công

3 lĩnh vực phát triển kinh tế, phát triển văn hóa – xã hội và bảo vệ môi trường Mục tiêu của

“Thập kỉ Giáo dục vì sự phát triển bền vững" tại Việt Nam là:

- Tích hợp các nội dung PTBV vào hệ thống GD các cấp

- Mang lại cho mọi người cơ hội được tiếp cận một nền GD có chất lượng cao và đượchọc hỏi những giá trị, cách ứng xử và lối sống cần thiết cho một tương lai bền vững

- Tích hợp GDPTBV vào các chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển KT –XH

- Thúc đẩy cải cách GD và tăng cường sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa sự tham gia vàoGDPTBV ở cấp quốc gia, cấp khu vực và quốc tế

Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng phải đối mặt với những vấn đề củaPTBV và coi GD là chìa khóa và công cụ cho sự PTBV Các nội dung của PTBV đã đượctích hợp, lồng ghép vào các môn học, trong đó điển hình như môn Địa lí Tuy nhiên, donhững hạn chế về thời lượng CT, các điều kiện dạy học nên nhiều GV còn ít quan tâm đếnviệc GDPTBV cho HS

Kết quả điều tra về nhận thức, thái độ và hành vi của HS về GDPTBV:

Chúng tôi đã dùng phiếu điều tra để tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của HS

về việc học tập GDPTBV qua môn Địa lí, cụ thể như sau: chúng tôi đã soạn ra 10 câu hỏimỗi loại để kiểm tra về nhận thức, thái độ và hành vi của HS lớp 11 tại ba trung tâmGDNN-GDTX là Tam Đảo (huyện Tam Đảo), Yên Lạc (huyện Yên Lạc) và Phúc Yên(thành phố Phúc Yên) của tỉnh Vĩnh Phúc (câu hỏi điều tra xem phần phụ lục) và có thangđiểm đánh giá như sau:

03

38

4

152321

17

225

625

3

465245

52

957

854

2

261210

29

913

312

1

455551

51

761

161

4

423532

48

338

938

6

263236

29

935

643

4

615847

70.164.456.6Tổng

58

1

109

Trang 24

TĐĐĐ: Tương đối đầy đủ

CĐĐ: Chưa đầy đủ

+ Đầy đủ: Trả lời đúng 9 – 10 câu

+ Tương đối đầy đủ: Trả lời đúng 7 – 8 câu

+ Chưa đầy đủ: Trả lời đúng 5 – 6 câu

+ Chưa nhận thức được: Trả lời đúng dưới 5 câu

- Về nhận thức: Qua số liệu điều tra có thể thấy, phần lớn số HS được hỏi có nhận

thức chưa đầy đủ về GDPTBV qua môn học (chiếm 55% tổng số HS được hỏi), số HS cónhận thức đầy đủ và tương đối đầy đủ chưa nhiều (chiếm khoảng 1/3 số HS được hỏi), số

HS chưa nhận thức được về GDPTBV còn chiếm tới 18,5%, thậm chí có HS khi được hỏi

đã không trả lời được những khái niệm cơ bản về PTBV hay những kiến thức đã được họctrong chương trình Địa lí lớp 11

- Về thái độ: Đa số các em được hỏi có thái độ tích cực đối với vấn đề GDPTBV qua

môn học (chiếm hơn 58% tổng số HS được hỏi)

- Về hành vi: Qua số liệu điều tra cho thấy, mặc dù các em đã có nhận thức về

GDPTBV, có thái độ tích cực nhưng lại chưa có hành vi đúng đắn và tích cực Ví dụ: cónhiều em khi được hỏi là có tham gia vào công tác PTBV ở địa phương không thì trả lời làkhông hoặc ít tham gia, có em lại cho rằng đó không phải là nhiệm vụ của mình

Ngày đăng: 15/10/2020, 21:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Đổi mới giáo dục Địa lí theo định hướng của giáo dục vì sự phát triển bền vững.Trần Đức Tuấn. Hội nghị “Nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy Địa lí”, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung, phương phápgiảng dạy Địa lí
1. Bản tin giáo dục môi trường: giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Dự án VIE/98/018. Bộ Giáo dục – đào tạo, Hà Nội 2003 Khác
2. Cơ sở khoa học môi trường. Lê Văn Khoa và nhiều người khác. NXB GD, Hà Nội 2006 Khác
3. Dân số, tài nguyên và môi trường. Lê Thông, Nguyễn Hữu Dũng. NXB GD, Hà Nội 1998 Khác
4. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông.NXB ĐHSP, Hà Nội 2006 Khác
5. Địa lí kinh tế - xã hội thế giới. Ông Thị Đan Thanh. NXB ĐHSP, Hà Nội 2006 Khác
7. Giáo án và tư liệu điện tử giảng dạy Địa lí lớp 11. Vũ Đình Hoà, Kiều Văn Hoan, Nguyễn Thanh Xuân, Ngô Thị Hải Yến. NXB ĐHSP, Hà Nội 2007 Khác
8. Giáo dục môi trường qua môn Địa lí ở trường phổ thông. Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hằng. NXB ĐHSP, Hà Nội 2004 Khác
9. Giáo dục vì sự phát triển bền vững qua môn Địa lí. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn. Tài liệu dạy học dành cho sinh viên khoa Địa lí - trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội 2008 Khác
11. Giáo dục phòng chống ma tuý qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường sư phạm và trường phổ thông. Tài liệu bồi dưỡng cho GV THCS Khác
12. Hoạt động ngoại khoá Địa lí ở trường phổ thông. Nguyễn Đức Vũ Khác
13. Lí luận dạy học Địa lí. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. NXB ĐH Quốc gia, HàNội 1998 Khác
14. Môi trường và phát triển bền vững. Nguyễn Đình Hoè. NXB GD, Hà Nội 2007 Khác
15. Mười vạn câu hỏi vì sao. NXB khoa học và kĩ thuật, Hà Nội 2002 Khác
16. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng. NXB ĐHSP, Hà Nội 2004 Khác
17. Sách giáo khoa và sách giáo viên Địa lí 10, 11. NXB GD, Hà Nội 2017 Khác
18. Thiết kế mẫu mô đun GD môi trường ở trường phổ thông ngoài giờ lên lớp. Dự án VIE/98/018 Khác
19. Tìm hiểu kiến thức Địa lí 11. Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Đăng Chúng. NXB GD, HàNội 2007 Khác
20. Tổ chức hoạt động ngoại khoá GD môi trường cho sinh viên cao đẳng sư phạm Hà Giang qua học phần Địa lí địa phương. Lê Thị Ánh. Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí, Hà Nội 2004 Khác
22. Tạp chí bảo vệ môi trường. Cục bảo vệ môi trường, Bộ tài nguyên – môi trường Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w