Lồng ghép môi trường trong dạy học Sinh học

4 2K 33
Lồng ghép môi trường trong dạy học Sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số kinh nghiệm tích hợp nội dung bảo vệ môi trường trong bộ môn sinh học --------------------------------------------------------------------------------------------------- ------- MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG BỘ MÔN SINH HỌC THCS I.LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chúng ta đang sống trong môi trường ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Để ngăn chặn, cải thiện tình trạng hiện tại cũng như tương lai chúng ta cần có một thế hệ có nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người và các loài sinh vật khác cũng như trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống. Tuyên truyền giáo dục là giải pháp đem lại hiệu quả cao, trong đó giáo dục nhà trường có vai trò quan trọng. Hiện nay trong hệ thống giáo dục phổ thông chưa có phân môn giáo dục môi trường, vì vậy việc giáo dục môi trường cho học sinh được thực hiện lồng ghép, tích hợp trong các bộ môn khác nhau, trong đó bộ môn sinh học có nhiều điều kiện để giáo viên tích hợp giáo dục môi trường một cách thuận lợi và thường xuyên bởi đặc thù riêng của bộ môn và bắt buộc mỗi giáo viên phải thực hiện.Vấn đề đặt ra là lồng ghép như thế nào cho tự nhiên và mang lại hiệu quả ? Để trả lời câu hỏi đó tôi xin chia sẽ một số kinh nghiệm của bản thân về việc lồng ghép giáo dục môi trường trong bộ môn sinh họctrường THCS. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP CỦA KINH NGHIỆM: 1. Thuận lợi : - Môn sinh học có liên quan mật thiết với vệ sinhmôi trường và sức khỏe. - HS có khả năng nhận thấy phần nào thực trạng ô nhiễm mội trường ở địa phương, nguyên nhân và hậu quả của nó. - Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin đa dạng về môi trường, tác nhân gây ô nhiễm và hậu quả của ô nhiễm môi trường. 2.Khó khăn -Nhận thức về môi môi trường của đa số người dân còn hạn chế, chưa tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục môi trường. Chưa có thói quen bảo vệ môi trường, xem việc bảo vệ mổi trường là việc của xã hội. -Lượng kiến thức trong mỗi tiết học tương đối nhiều, áp lực về mục tiêu nắm kiến thức trọng tâm của bài nên việc giành thời gian cho hoạt động giáo dục môi trường còn hạn chế. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: - Việc tuyên truyền giáo dục về môi trường hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ tranh về môi trường, văn nghệ, diễu hành, tổ chức ngày hành động vì môi trường…Thế nhưng những hoạt động đó tác động tới đa số học sinh cũng chỉ mang tính chất phong trào, sau mỗi phong trào thì mỗi học sinh lại trở về với thói ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ GV:Nguyễn Ngọc Văn Một số kinh nghiệm tích hợp nội dung bảo vệ môi trường trong bộ môn sinh học --------------------------------------------------------------------------------------------------- ------- quen “xả rác” vô thức. Mặt dầu mỗi học sinh đều biết nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nhưng ý thức tự giác bảo vệ môi trường của mỗi học sinh chưa cao giống như hầu hết mọi người đều biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, ngay khi thông tin đó được in rõ trên bao thuốc thế nhưng có mấy ai bận tâm hay vì sức khỏe của mình và mọi người mà bỏ thói quen hút thuốc lá. - Như vậy việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh không dừng lại ở việc làm cho học sinh biết nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường mà phải làm thế nào để học sinh có ý thức tự giác bảo vệ môi trường, bảo vệ bản thân trước những tác hại của môi trường. Lồng ghép giáo dục môi trường trong bộ môn sinh học là yêu cầu bắt buộc nhưng không phải là nội dung trọng tâm bài học do đó yêu cầu của việc lồng ghép sao cho tự nhiên, lôgic và không ảnh hưởng nhiều đến nội dung tiến trình tiết dạy. - Khi lồng ghép GDMT không nhất thiết phải nhắc tới câu từ môi trường hay bảo vệ môi trường, chỉ cần nêu ra những hành động, những việc làm có lợi cho môi trường là đủ. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của kinh nghiệm: - Nắm bắt thực trạng môi trường ở địa phương, đặc điểm thói quen sống của người dân địa phương có ảnh hưởng tới môi trường bởi nếp sống của gia đình và địa phương ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của học sinh.Thông qua những hiểu biết đó giáo viên có thể liên hệ giáo dục cho học sinh thấy được những thói quen nào có lợi cho môi trường, thói quen, hành vi nào có hại cho môi trường từ đó đó giáo viên có thể giáo dục học sinh bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể. VD: Dạy bài “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá” - sinh học 7, mục III vai trò của lớp cá. GV thông qua thói quen đánh bắt cá ở địa phương để giáo dục học sinh lựa chọn cách đánh bắt cá có lợi cho môi trường và mang lại hiệu quả lâu dài. + GV:Ở địa phương em người ta thường đánh bắt cá bằng những cách nào? + HS: Dùng lưới, dùng nom, dùng nhá, dùng câu, dùng điện, dùng thuốc nổ… + GV:Trong những biên pháp trên,biện pháp nào đem lại hiệu quả lâu dài, biện pháp nào có hại cho nhiều loài sinh vật? + HS: Dùng lưới, dùng nhá, dùng câu… đem lại hiệu quả lâu dài vì như thế ta chỉ bắt một số cá có kích thước nhất định mà không làm tổn hại đến những con khác. Do đó chúng có thể sinh sản và duy trì nòi giống. Dùng điện, dùng thuốc nổ sẽ gây hại cho các loài sinh vật dưới nước, làm chết và lãng phí nguồn lợi cá (do còn nhỏ ta không sử dụng hoặc chìm trong nước ta không bắt được) + GV:Như vậy khi đánh bắt cá ta lựa chọn cách nào cho phù hợp? Trong nội dung này giáo viên cũng có thể hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn lợi cá nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung? Học sinh sẽ trả lời là bảo vệ môi trường nước, sử dụng các biện pháp khai thác hợp lý - Nghiên cứu mức độ liên quan tới môi trường của mỗi tiết dạy để lựa chọn giải pháp phù hợp. Giáo dục môi trường bằng hình thức vận dụng kiến thức sinh học vào thực tế cuộc sống. VD: Khi dạy bài “Quang hợp” – sinh học 6, mục 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột. GV có thể hỏi: + Tại sao ban trưa ta ngồi dưới bóng cây to thấy mát mẽ, dễ chịu? ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ GV:Nguyễn Ngọc Văn Một số kinh nghiệm tích hợp nội dung bảo vệ môi trường trong bộ môn sinh học --------------------------------------------------------------------------------------------------- ------- + HS:Cây che nắng, lá cây thoát hơi nước nên ta thấy mát mẽ; Khi có ánh nắng cây quang hợp nhả khí oxi làm cho môi trường xung quanh giàu khí oxi ta dễ thở nên cảm thấy dễ chịu. + GV: Muốn có môi trường mát mẽ, dễ chịu ta phải làm gì? + HS: Trồng nhiều cây xanh. VD2: Dạy bài “Trùng kiết lị, trùng sốt rét” - sinh học 7. Thông qua nội dung bài học về vòng đời của trùng sốt rét, trùng kiết lị, GV có thể lồng ghép GDMT thông qua hệ thống câu hỏi: + GV: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị bệnh sốt rét, bệnh kiết lị? + HS: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống để phòng bệnh kiết lị, tránh không cho muỗi đốt, diệt muỗi… để phòng bệnh sốt rét. - Môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe con người. Do đó giáo viên có thể thông qua giáo dục sức khỏe để giáo dục môi trường. VD1:Dạy bài “Bệnh và tật di truyền ở người”- sinh học 9-mục III :Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền. + GV: Hoạt động sản xuất nào ở địa phương em có thể gây ra các đột biến dẫn đến bệnh, tật di truyền? + HS:Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không đúng quy cách làm cho cơ thể nhiễm thuốc… + GV: Em hãy nêu một số biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền? + HS: Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý, đúng quy cách,đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường… VD2: Dạy bài “Vệ sinh hô hấp”- sinh học 8 + GV: Ta cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp? + HS: Trồng nhiều cây xanh, không xả rác bứa bãi, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và các chất thải khác bằng những phương pháp phù hợp và khoa học để tạo môi trường không khí trong lành. Như vậy tùy kiểu bài, nội dung bài học mà giáo viên có thể lựa chọn cách lồng ghép phù hợp. IV. KẾT QUẢ: Kết quả của việc lồng ghép giáo dục môi trường thể hiện ở nhận thức, hành vi, thái độ của mỗi học sinh đối với môi trường xung quanh. Trong điều kiện hiện tại tôi chưa thể thống kê được số liệu cụ thể về sự thay đổi hành vi tích cực của học sinh đối với môi trường xung quanh. Nhưng nhìn nhận một cách tổng quát đã thấy có những chuyển biến tích cực về hành vi của nhiều học sinh ở trường. Các em đã có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, nhiều em đã tự giác nhặt rác trong sân trường …Khi được hỏi: Em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người?-100% học sinh khi trả lời đều nhắc tới biện pháp bảo vệ môi trường. V. KHẢ NĂNG VẬN DỤNG: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ GV:Nguyễn Ngọc Văn Một số kinh nghiệm tích hợp nội dung bảo vệ môi trường trong bộ môn sinh học --------------------------------------------------------------------------------------------------- ------- Những kinh nghiệm vừa trình bày dưới hình thức những giải pháp chung trên cơ sở phân tích các đặc điểm của từng loại kiến thức để giáo viên có thể vận dụng vào dạy học tùy theo nội dung từng bài và căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, từng trường mà giáo viên có những lựa chọn thích hợp để hiệu quả giáo dục được cao nhất. VI. KẾT LUẬN Trong yêu cầu hiện nay, một số kinh nghiệm trên góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức và hành vi của học sinh trong việc bảo vệ môi trường xung quanh, góp phần làm phong phú phương pháp lồng ghép, tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào bộ môn sinh họctrương THCS. Bên cạnh việc sử dụng một số kinh nghiệm nêu trên và một số phương pháp khác còn cần quan tâm tới hình thức tổ chức dạy học. Tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại để tìm hiểu môi trường xung quanh, tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường đã và đang sử dụng. Phối hợp với các ban nghành tổ chức nhiều hoạt động vì môi trường, thi sáng tạo về giải pháp bảo vệ môi trường cho các đối tượng học sinh THCS để góp phần nâng cao hơn nữa về nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường xung quanh nói riêng và môi trường thế giới nói chung. Xuân Thành, ngày 9 tháng 10 năm 2010 XÁC NHẬN CỦA BGH NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Ngọc Văn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ GV:Nguyễn Ngọc Văn . để học sinh có ý thức tự giác bảo vệ môi trường, bảo vệ bản thân trước những tác hại của môi trường. Lồng ghép giáo dục môi trường trong bộ môn sinh học. Như vậy việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh không dừng lại ở việc làm cho học sinh biết nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường mà

Ngày đăng: 22/10/2013, 10:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan