Hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm ở cong ty cổ phần nhựa tiền phong
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETINGLỜI MỞ ĐẦUXã hội ảnh hưởng đến tập tính của từng cá nhân thông qua các chuẩn mực về đạo đức, các nghi lễ tập tục, các quy định của cộng đồng, tôn giáo. Những tác nhân này ảnh hưởng tới người tiêu dùng thông qua quá trình học tập ở nhà trường và giao tiếp với xã hội. Bởi vậy, khi sản phẩm được đưa vào một thị trường mới cần lưu ý các hoạt động marketing sao cho phù hợp.Tránh hiện tượng bị bài xích. Do vậy, vai trò của marketing là việc sử dụng hệ thống các phương pháp và kĩ thuật được thực hiện nhằm thu thập, phân tích và xử lý các thông tin một cách chính xác, khách quan về thông tin, từ đó giúp các nhà kinh doanh đưa ra được chiến lược cũng như các quyết định marketing có hiệu quả để nhằm tìm ra được những điều khách hàng cần, khách hàng muốn. Người làm marketing có thể hình dung ra những thứ mà người tiêu dùng cần nhưng ngay chính bản thân họ cũng không nhận ra được, và tổ chức có thể giảm bớt được rủi ro trong kinh doanh, tìm kiếm được cơ hội mới, thị trường mới. Bởi vậy, marketing có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay, nó mang lợi ích cho 3 phía: người bán, người tiêu dùng và xã hội.Mặt khác, vai trò của quản trị marketing đối với doanh nghiệp ngày nay giữ vị trí chủ chốt trong quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh quá khốc liệt, cùng với các yếu tố của môi trường luôn thay đổi, do đó nhà kinh doanh luôn phải tìm kiếm cơ may của thị trường mà không thể trông chờ vào sản phẩm hiện tại và thị trường hiện tại mãi được. Cơ may của thị trường là có được một thị trường mới, một sản phẩm mới. Và để hoạch định một chiến lược, một chương trình markerting, ngày nay các tổ chức không marketing đại trà mà marketing tập trung hay marketing mục tiêu. Để làm được điều này trước hết phải tiến hành phân tích các yếu tố của thị trường, phân đoạn thị trường, lựa chọn những đoạn thị trường hấp dẫn nhất. Đối chiếu nguồn lực khả năng và sở trường của mình nên thích nghi được đó là thị trường mục tiêu. Trên thị trường mục tiêu tiến hành định vị sản phẩm của mình sao cho có lợi thế cạnh tranh lớn nhất. Đó là tất cả các quá trình phân tích, lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra việc thi hành những biện pháp nhằm thiết lập, duy trì, củng cố những việc trao đổi có lợi để đạt được những nhiệm vụ đã được xác định của tổ chức (mở rộng thị trường, tăng khối lượng bán, tăng lợi nhuận). Thông qua những điều trên thì vai trò của quản trị marketing gồm:- Phân tích môi trường (bên trong và bên ngoài).- Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu.- Hoạch định chiến lược và chương trình marketing.- Thực hiện và kiểm tra chương trình hoạt động marketing.Bởi vậy, việc tìm hiểu marketing và quản trị marketing là một khâu quan trọng trong quá trình thành lập và phát triển doanh nghiệp. Người làm marketing cần phải nhạy bén với mối đe doạ và cơ hội của thị trường. Sau khi phân tích thị trường sẽ tìm ra được nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức hay sản phẩm của tổ chức. Khi đó nhiệm vụ của người làm marketing là chuyển các kế hoạch thành hoạt động cụ thể theo một lịch Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 1 ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETINGtrình đã được lập: phân tích, nghiên cứu, hoạch định đến việc thực hiện chiến lược marketing.Mục đích của việc làm đồ án môn học quản trị marketing là nhằm tìm hiểu việc thực hiện quá trình đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua sắm nguyên vật liệu, phân tích một tác nhân hoặc nhóm các tác nhân kích thích có nguồn gốc bên trong hay tác động bên ngoài làm xuất hiện nhu cầu tiêu dùng sản phẩm để đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm. Ngoài ra còn thực hiện các chiến lược định giá nhằm xâm nhập thị trường, hiệu quả đồng vốn, mục tiêu hớt váng sữa, mục tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư, đạt lợi nhuận trên loạt sản phẩm, phương án chỉ tiêu chất lượng…đánh giá và dự đoán nhu cầu tiêu dùng sản phẩm.Nhiệm vụ của đồ án môn học: “Hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm ở công ty Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong”.Nội dung chủ yếu sẽ được giải quyết trong đồ án môn học gồm:- Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua.- Xác định nhu cầu và quy mô của thị trường từ 2011 đến 2015 cho các sản phẩm.- Hoạch định chiến lược marketing đối với một sản phẩm.- Hoạch định chương trình marketing cho sản phẩm.Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 2 ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETINGCHƯƠNG I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TIỀN PHONG1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TIỀN PHONG1.1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CÔNG TYCông ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong, được thành lập từ năm 1960 với quy mô gồm 4 nhà xưởng chính: Phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhựa trong (polystyrol) và phân xưởng bóng bàn, đồ chơi. Ngày 19/05/1960, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong chính thức khánh thành đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu: Chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi dồng. Với ý nghĩa lịch sử thiêng liêng đó, 50 năm qua, tập thể CBCNV Công ty đã từng bước nỗ lực hết mình, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đưa Công ty từng bước phát triển vững mạnh đảm bảo hoàn thành xuất xắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.Trải qua nhiều thăng trầm, ngày 29/4/1993 với Quyết định số 386/CN/CTLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Thương), nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được đổi tên thành Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Theo đó Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong trở thành một doanh nghiệp Nhà nước, sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo. Với mô hình tổ chức mới, chủ động đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi mặt hàng truyền thống từng nổi tiếng một thời nhưng hiệu quả thấp để chuyển hẳn sang sản xuất ống nhựa PVC, PEHD…Từ những bước đi đúng đắn, vững chắc, sản phẩm của Công ty đã và đang chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín về chất lượng cũng như tính cạnh tranh về giá bán. Đến ngày 17/8/2004, công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã được chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ phần bằng quyết định số 80/2004/QD-BCN cảu bộ Công nghiệp. Đánh dấu một bước đi phát triển mới của công ty.Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Công ty đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới nhiều chủng loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Mặt hàng ống nhựa u. PVC, PEHD, PPR …dùng trong lĩnh vực cung cấp nước sạch, tiêu thoát nước thải phục vụ nhu cầu dân dụng và sử dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp…đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trườngVới phương châm “Chất lượng là trên hết, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng” thương hiệu Nhựa Tiền Phong đã được khẳng định trên thị trường có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tiếp tục duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ, đồng thời lựa chọn đa phương thức phục vụ nhằm tối đa nhu cầu khách hàng. Vì vậy trong những năm tới, công ty chắc chắn sẽ duy trì được tốc độ phát triển cao, giữ vững và ngày càng mở rộng thị trường, không chỉ thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, Công ty cũng đã đăng ký bộ hộ nhãn hiệu hàng hóa 5 nước: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanma. Doanh số xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực trong thời gian tới sẽ được đẩy mạnh, riêng doanh số xuất khẩu sang nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào sẽ đạt từ 1.200.000 đến 1.800.000 USD/năm.Với mạng lưới tiêu thụ gồm 6 Trung tâm bán hàng trả chậm và gần 300 đại lý bán hàng, sản phẩm Nhựa Tiền phong đã và đang có mặt ở các miền trên cả nước. Đặc biệt tại miền Bắc, sản phẩm Nhựa Tiền Phong sẽ chiếm 70-80% thị phần ống nhựa. Để hòa nhịp tốc độ phát triển của đất nước, công ty phấn đấu doanh thu bán hàng, GTSXCN, lợi nhuận ròng và nộp ngân sách năm sau sẽ tăng hơn năm trước từ 10-15%. Từng bước nâng cao đời sống của CBCNV, qua đó tạo điều kiện để công ty thực hiện tốt công tác từ thiện và an sinh xã hội.Từ những cố gắng và thành công đạt được trong suốt 50 năm qua, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong đã vinh dự được Đảng và nhà nước trao tặng những danh hiệu cao quý. Đó là: Huân chương độc lập hạng Ba (2010); danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (1994-2005); Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Nhiều năm liền được nhận Cờ thi Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 3 ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETINGđua xuất sắc của chính phủ, bộ Công Nghiệp, Tổng LĐLĐ Việt Nam, UBND thành phố Hải Phòng; bằng khen của chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam. Bên cạnh đó là 127 Huy chương vàng tại cá kỳ hội chợ hàng công nghiệp Quốc tế và trong nước, được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt nam chất lương cao ”; 02 cúp Bạc và 02 giải Quả cầu vàng Bông sen vàng năm 2002, cúp “Vì sự nghiệp xanh Việt nam” năm 2003, cúp “Vì sự phát triển cộng đồng” năm 2004; “Cổ phiếu vàng Việt Nam” năm 2009; Giải thưởng “Top 20 Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam ” năm 2010. Công ty còn là 1 trong 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008; là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố Hải phòng năm 2001, 2003, 2004, 2005, 2008, 2009 và còn rất nhiều các danh hiệu dành cho cá nhân và tập thể khác. Đặc biệt năm 2010 Công ty giành giải thưởng Sao Vàng Đất Việt dành cho top 10 thương hiệu nổi tiếng.Luôn sát cánh cùng sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngày hôm nay, các thế hệ CBCNV công ty Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong có quyền tự hào về những thành tựu mà công ty đạt được. Đó là niềm vinh dự và cũng là động lực để công ty vươn cao, vươn xa hơn trên thị trường trong nước và quốc tế. 1.1.2: CÁC SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY ĐANG SẢN XUẤT:Công ty chủ yếu sản xuất sản xuất ống nhựa, sản phẩm công ty được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực : cấp thoát nước , công nghiệp xây dựng, giếng nước ngầm cho dân dụng và công nghiệp , cầu đường , hoá chất, địa chất , dầu khí , hệ thống thoát nước thải đô thị , khu côngnghiệp , nước tiêu dung nông , lâm nghiệp…Ba loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất là: 1. Ống nhựa u. PVC, PEHD, PPRCác sản phẩm của công ty ngày càng được sử dụng nhiều trong cuộc sống vì nó có nhiều ưu điểm:- Nhẹ nhàng, dễ vận chuyển, giá thành rẻ.- Bền, không thấm nước- Độ bền cơ học và độ chịu va đập cao- Sử dụng đúng theo yêu cầu kĩ thuật với độ bền cao và dễ dàng sử dụng.1.2. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.1.2.1. MỤC ĐÍCH TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TIỀN PHONG.Môi trường bao gồm: môi trường sinh thái, môi trường pháp luật, văn hoá, xã hội,…trong đó doanh nghiệp tồn tại, người ta gọi đó là các tác nhân ngoại cảnh. Các tác nhân này tồn tại có thể như nhũng điều kiện rằng buộc, những hạn chế đối với doanh nghiệp nhưng cũng có thể là những nhân tố tạo ra cơ hội. Nhóm các tác nhân này bao gồm nhiều loại khác nhau như sau: - Các tác nhân mang tính luật pháp gồm: các bộ luật về đầu tư, các quy chế doanh nghiệp, luật doanh nghiệp, các nghị định về quản lý ngoại tệ, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, các nghị định về thông tin quảng cáo…- Các tác nhân kinh tế bao gồm: mức thu nhập bình quân tính theo đầu người, chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái,…- Các tác nhân thương mại bao gồm sự có mặt mật độ các điểm bán hàng, thuế suất…- Các tác nhân địa lý, khí hậu, con người (nhân khẩu) bao gồm: nhiệt độ, dân số, sự phân bổ dân cư, diện tích…Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 4 ĐỒ ÁN MƠN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING- Các tác nhân cơng nghệ- kĩ thuật: sự đổi mới khơng ngừng về máy móc thiết bị, phát minh, sáng chế… (mỗi một cơng nghệ mới ra đời đều là một lực lượng phá hoại sáng tạo).1.2.2. CÁC YẾU TỐ CỦA MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI ẢNH HƯỞNG ĐẾN Q TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CƠNG TY.1. Thị trường của Cơng ty đang bán sản phẩm: Hiện nay cơng ty đang bán sản phẩm trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Đặc biệt cơng ty sẽ hợp tác với các đối tác để đưa sản phẩm ra thị trường một số nước và vùng lãnh thổ, như Hồng Kơng, Newzeland, Australia và đẩy mạnh hợp tác , để đẩm bảo thương hiệu . Cơng ty cũng đã đăng ký nhãn hiệu hang hố tại 5 nước : Trung Quốc , Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar.2. Đối thủ cạnh tranhHiện nay trên thị trường có rất nhiều các cơng ty sản xuất sản phẩm cùng loại như: Đại Đồng Tiến, Bình Minh, . nền kinh tế trong và ngồi nước đang ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều đối thủ mạnh. Các sản phẩm của họ có chất lượng tương xứng với chất lượng của cơng ty, mẫu mã phong phú, có tính thẩm mỹ cao, các cơng ty này hầu như cũng đã đặt các đại lý khắp từ Bắc vào Nam hệ thống phân phối rộng khắp, cạnh tranh rất mạnh với cơng ty. Chiến lược chính của cơng ty trong thời gian tới đây sẽ cố gắng bảo vệ thị phần của mình tạo đà phát triển mở rộng thị phần.3. Các nhà mơi giới và cung ứngNgười cung ứng là người cung cấp ngun vật liệu đầu vào cho cơng ty. Hiện nay nguồn ngun liệu của cơng ty được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngồi. Do đó mà nguồn ngun liệu chịu ảnh hưởng rất lớn từ giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Điều này thì chúng ta khơng thể chủ động được nên cần phải đưa ra các biện pháp thay thế cần thiết khi gặp khó khăn về nguồn ngun liệu.4. Khách hàng Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng được nâng cao thì u cầu về sản phẩm của cơng chúng ngày càng cao. Cơng chúng chính là người quyết định và đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp do đó muốn thành cơng chúng ta phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thoả mãn họ ở mức tối đa. Vì chúng ta phải bán cái họ cần chứ khơng bán cái chúng ta có. Khi chúng ta đã tạo được niềm tin từ phía cơng chúng thì doanh nghiệp đã có một phần thành cơng, và có nghĩa là chưa dừng ở đây mà cần phải cố gắng hơn nữa.Khách hàng của cơng ty chủ yếu là những ngươi dân , cửa hàng kinh doanh, nhà nhập khẩu hoặc nhà sản xuất mà bạn sản xuất cho họ dưới hình thức phục thầu. Họ đều là đối tác có tiềm năng và hợp tác tốt trong việc tiêu thụ sản phẩm. 5. Các chính sách, luật lệ của nhà nướcẢnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của cơng ty bởi các căn cứ pháp lý:- Chiến lược phát triển kinh tế của Đảng.- Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/04/1995.Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 5 ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING- Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/05/1998 và Nghị Định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước.- Bộ luật lao động ngày 23/06/1994 và Nghị Định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ Luật lao động.- Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997 và Nghị Định 30/1998/NĐ-CP ngày 13/05/1998 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng.- Luật thu nhập doanh nghiệp ngày 10/05/1997 và Nghị Định 30/1998/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thu nhập doanh nghiệp.- Luật bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993 và Nghị Định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.6. Các mối quan hệ của công ty với các cơ quan hữu quan Công ty có quan hệ tốt với các cơ quan hữu quan. Công ty luôn luôn hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với nhà nước đặc biệt là nghĩa vụ đóng thuế. Trong những năm tiếp theo, công ty tiếp tục làm tốt nghĩa vụ của mình và góp phần vào sự phát triển của mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, tài trợ cho các hoạt động văn hoá, thể thao, giáo dục.Nhận xét: Sau khi phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài1. Thuận lợi (cơ hội)- Trong những năm gần đây do chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước nên tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh tương đối ổn định, mức dao động giá khá thấp, việc dự báo tỷ giá trong ngắn hạn cũng không quá khó khăn.- Thị trường tiêu thụ giàu tiềm năng.2.Những khó khăn (rủi ro)- Đối thủ cạnh tranh mạnh, thị phần lớn.- Nguyên liệu không chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào nhà cung ứng, bên cạnh đó chi phí nguyên vật liệu chưa phù hợp.- Năng lực sản xuất còn hạn chế 1.3 NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY.1.3.1 MỤC ĐÍCH XEM XÉT NGUỒN LỰC, CÁC NGUỒN LỰC CẦN ĐƯỢC XEM XÉTNguồn lực của công ty gồm: vốn và tài sản, tình hình lao động, cơ cấu tổ chức, và danh tiếng, uy tín của công ty.Mục đích của việc phân tích nguồn lực: để tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có các loại tài sản cần thiết như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hoá…để có được những tài sản đó doanh nghiệp phải bỏ vốn ra đầu tư. Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, bởi vậy doanh nghiệp bỏ ra những khoản chi phí nhất định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở mỗi lúc mỗi nơi có những cơ cấu chi phí nhất định, mỗi doanh nghiệp cần có những cơ cấu chi phí hợp lý nhất vì nó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Một cơ cấu hợp lý là một cơ cấu phù hợp với các nhân tố như: loại hình doanh nghiệp, quy mô sản xuất, trình độ kĩ thuật, trang thiết bị, điều kiện tự Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 6 ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETINGnhiên, công tác quản lý, điều kiện tổ chức, trình độ tay nghề công nhân,… Để có thể xây dựng cơ cấu hợp lý thì việc đi vào phân tích nguồn lực là rất cần thiết, đó là cơ sở cho việc đề ra các bước công việc tiếp theo.Công ty có tạo dựng đượcdanh tiếng, uy tín hay không là biểu hiện sự chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm của công ty. Nó phản ánh vị thế của doanh nghiệp ở thị trường, là điều kiện cần thiết để công ty tồn tại và phát triển. Nó phản ánh tổng hợp quy mô và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu sử dụng tốt nguồn vốn và hợp lý tài sản, kết hợp sản phẩm tiêu thụ đem lại doanh thu sẽ cao (có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường) thì doanh nghiệp sẽ có vị thế tương đối ổn định trên thị trường.1.3.2. VỐN VÀ TÀI SẢN.1. Tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh.Tình hình tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh của công ty đến ngày 01/1/2011 được thể hiện qua bảng 01:Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 7 ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETINGBảng số 01: Đơn vị: VNĐTài sản 01/1/2011A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 85.147.474.9001.Tiền 1.667.581.2602. Các khoản phải thu 44.979.404.9903. Hàng tồn kho 37.858.316.6104. Tài sản lưu động khác 642.172.040B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 33.600.802.4501. Tài sản cố định 33.600.802.4502. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 03. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0Tổng tài sản 118.748.277.350Qua bảng số 01 ta thấy: Tổng tài sản của công ty tính đến hết 31/12/2010 là: 118.748.277.350 VNĐ. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là: 85.147.474.900 VNĐ chiếm tỷ trọng 71.7%. tổng tài sản. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 33.600.802.450 VNĐ chiếm 28.3% tổng tài sản.Tình hình nguồn vốn của công ty tính đến hết ngày 01/1/2011 được thể hiện ở bảng số 02.Bảng số 02. Đơn vị: VNĐ.Nguồn vốn 01/1/2011A. Nợ phải trả 86.626.288.3301. Nợ ngắn hạn 61.030.834.6102. Nợ dài hạn 25.000.000.0003. Nợ khác 595.453.720B. Nguồn vốn chủ sở hữu 32.121.989.0201. Nguồn vốn, quỹ 32.121.989.0202. Nguồn kinh phí, quỹ khác 0 Tổng nguồn vốn 118.748.277.350Qua bảng số 02 ta nhận thấy tổng nguồn vốn của công ty tính đến 01/1/2011 là: 118.748.277.350 VNĐ. Cụ thể từng chỉ tiêu trong bảng 02 như sau:- Nợ phải trả là 86.626.288.330 VNĐ. Điều này cho thấy công ty còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài- Nguồn vốn chủ sở hữu là 32.121.989.020 VNĐ 2. Tài sản của công ty và quy trình công nghệ sản xuất.Tình hình tài sản của công ty được thể hiện ở bảng số 03Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 8 ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETINGBảng số 03 Đơn vị: VNĐTT TÊN TÀI SẢN NGUYÊN GIÁ ĐÃ KHẤU HAOGIÁ TRỊ CÒN LẠIA TSCĐ hữu hình 45.844.104.740 14.174.544.790 31.669.559.9501 Máy móc thiết bị 31.387.143.180 12.113.737.970 19.273.405.2102 Phương tiện vận tải 1.752.247.750 477.885.750 1.274.362.0003 Dụng cụ văn phòng 280.760.000 116.570.000 164.190.0004 Nhà cửa vật kiến trúc 12.423.953.810 1.466.351.070 10.957.602.740B TSCĐ vô hình 2.926.125.000 994.882.500 1.931.242.500TỔNG 48.770.229.740 15.169.427.290 33.600.802.450Qua bảng số 03: ta nhận thấy vốn cố định của công ty tính đến hết 31/12/2010 là 33.600.802.450 đồng.Việc theo dõi vốn cố định của công ty giúp cho ban lãnh đạo có những chính sách, chiến lược phù hợp với thực tiễn.Công nghệ sản xuất của công ty Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong: SX sản phẩm trên dây chuyền thiết bị mới nhất và hiện đại nhất cuả Châu Âu nhu: CHLB Đức, Italia… 1.3.3. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG.Tổng số lao động trong công ty tính đến thời điểm 01/01/2011 là:1490 người. Cơ cấu lao động của công ty theo bảng số 04:Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 9 ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETINGBảng số 04: TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI SỐ NGƯỜI TỶ LỆ %I. Phân theo trình độ 1490 1001. Trình độ đại học trở lên 200 13,422. Trình độ cao đẳng, trung cấp 780 52,353. Công nhân kỹ thuật 440 29,534. Lao động khác 70 4,7II. Phân loại theo tính chất của hợp đồng 1490 1001.Hợp đồng lao động không xác định thời hạn 550 36,912. Hợp đồng lao động xác định thời hạn 940 63,09Theo bảng số 04 ta nhận thấy rằng: Đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong thì số lao động như thế là hợp lý. Toàn bộ cán bộ công nhân trong công ty đều là những người tham gia quản lý và vận hành trực tiếp thiết bị sản xuất nhựa và bao bì từ nhiều năm, nên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.1.3.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY.1.3.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chứcNgười thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 10 [...]... việc hoạch định chương trình marketing cho sản phẩm ống nhựa u.PVC của Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong, những vấn đề đã được giải quyết là: - Xác định nhu cầu và quy mô của thị trường cho 3 sản phẩm: Ống nhựa u.PVC, ống nhựa PEHD , ống nhựa PP-R từ năm 2010 - 2015 để từ đó công ty có kế hoạch sản xuất cho phù hợp - Hoạch định chiến lược marketing đối với ống nhựa U.PVC - Hoạch định chương trình marketing. .. HỌC QUẢN TRỊ MARKETING CHƯƠNG П: XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG CHO CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TIỀN PHONG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 2.1 XÁC ĐỊNH VỊ THẾ VÀ ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM Để xác định được chiến lược phù hợp và có hiệu quả thì các nhà hoạch định marketing phải xác định được vị trí của sản phẩm là ở chỗ nào trên thị trường Phương pháp xác định vị trí của sản phẩm trên thị... chỉnh phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, với số tiền là 1.500 triệu Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 22 ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING CHƯƠNG IV: HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH MARKETING NĂM 2011 ĐỐI VỚI ỐNG NHỰA U.PVC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TIỀN PHONG 4.1 CHƯƠNG TRÌNH SẢN PHẨM 4.1.1.TÊN SẢN PHẨM, ĐƠN VỊ TÍNH 4.1.1.1 Khái niệm sản phẩm Tất cả những gì thoả mãn được nhu cầu và mong muốn... từng sản phẩm của công ty Ví dụ: Tính thị phần tương đối cho sản phẩm ống nhựa u.PVC của công ty: Thị phần tương đối cho sản phẩm ống nhựa u.PVC = 80.712.970.000= 0,74 108.955.622.500 Tương tự tính thị phần tương đối cho các sản phẩm khác thể hiện ở bảng số 09 Bảng số 09 THỊ PHẦN STT SẢN PHẨM CÔNG TY DOANH THU 2010 TƯƠNG ĐỐI Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 17 ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING. .. Tổng khối lượng sản phẩm sẽ bán ra trong năm 2011 là 28.750 tấn Vậy chi phí chung cho một đơn vị sản phẩm sẽ là: 54.855.000.000 = 1,9 (106đ/ tấn) 28.750 4.1.2.7.Tổng hợp chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm Csx = Ctt + Cb +Cnh + Cc (4-1) Ctt: Chi phí trực tiếp cho 1 tấn sản phẩm Cb: Chi phí thùng cho 1 tấn sản phẩm Cnh: Chi phí nhãn hiệu cho 1 tấn sản phẩm Cc: Chi phí chung cho 1 tấn sản phẩm Người thực... dụng là “Thu hoạch thành quả” 2.2 XÁC ĐỊNH QUY MÔ THỊ TRƯỜNG CHO ỐNG NHỰA U.PVC Do phạm vi thời gian và yêu cầu của đồ án nên để phục vụ cho việc hoạch định marketing cho một sản phẩm ta đi xác định quy mô của thị trường cho sản phẩm ống nhựa U.PVC làm thông số cho hoạch định Q2011 = Q2010 * ( G +1) (2-4) Q2010: quy mô thị trưòng năm 2010 ở đây đối tượng là doanh số: đơn vị tính 106đ đồng Q2011: quy mô... 4.1.2.6.Chi phí chung cho một tấn ống nhựa U.PVC Là chi phí không thể tính trực tiếp vào cho một đơn vị sản phẩm mà nó được tính phân bổ đều bao gồm chi phí quản lý như: chi phí điện nước cho văn phòng, văn phòng phẩm, lương cho người quản lý, chi phí khấu hao, sử chữa tài sản cố định Năm 2011 để sản xuất kinh doanh sản phẩm ống nhựa U.PVC công ty đã dự tính mức chi phí chung cho sản phẩm này là 54.855.000.000... 4.1.1.2 Tên sản phẩm – Nhãn hiệu của sản phẩm - Tên sản phẩm: nhựa U.PVC - Nhãn hiệu sản phẩm 4.1.1.3 Đơn vị tính: tấn 4.1.2 CÁC CHÍNH SÁCH KHÁC VỀ SẢN PHẨM 4.1.2.1 Quy trình trộn hạt nhựa Hạt nhựa và phụ gia được trộn theo tỷ lệ do nhà máy quy định, việc trộn được thực hiện bởi máy trộn hạt nhựa hạt nhựa phô gia Máy trộn Nguyên liệu Trộn hạt nhựa với phụ gia để thành nguyên liệu sản xuất là một trong... chính cho sản phẩm, xác định thị trường cho sản phẩm, xác định đối thủ cạnh tranh, quyết định đến phí tổn để sản xuất ra sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm và quyết định đến quá trình lưu thông phân phối 4.3.2.CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐỊNH GIÁ +) Có 3 phương pháp định giá: - Định giá dựa vào phí tổn Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 29 ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING - Định giá... công ty sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm thì việc định giá thường là lĩnh vực chuyên môn do đó việc xử lý chính sách giá là do quản trị viên sản phẩm hay nhóm sản phẩm quyết định - Đối với một số ngành việc định giá là then chốt vì vậy thường hình thành nên ban định giá hoạt động dưới sự chỉ đạo của quản trị viên cấp cao Ở công ty Tiền Phong việc định giá là do quản trị viên sản phẩm quyết định . MARKETINGCHƯƠNG I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TIỀN PHONG1 .1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TIỀN PHONG1 .1.1. TRỊ MARKETINGCHƯƠNG П: XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG CHO CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TIỀN PHONG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 20152.1 XÁC ĐỊNH