Kế hoạch về nhãn hiệu, chi phí cho nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm ở cong ty cổ phần nhựa tiền phong (Trang 27 - 28)

3. Hút chân không làm mát

4.1.2.5. Kế hoạch về nhãn hiệu, chi phí cho nhãn hiệu

Khái niệm nhãn hiệu: theo hiệp hội Marketing Mỹ, nhãn hiệu là tên, thuật ngữ, kí hiệu, biểu tượng hay kiểu dáng hoặc một sự kết hợp các yếu tố đó nhằm xác định hàng hoá hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt với những thứ của đối thủ cạnh tranh

- Định lượng uy tín cho nhãn hiệu: Một nhãn hiệu mạnh là nhãn hiệu có uy tín cao, uy tín của nhãn hiệu càng cao thì sự trung thành với nhãn hiệu của người tiêu dùng càng cao, mức độ biết đến tên, chất lượng, nhãn hiệu được nhận thấy càng cao. Như vậy, sự gắn bó với nhãn hiệu càng mạnh hơn. Khi nhãn hiệu có uy tín cao sẽ làm cho các tài sản khác như bằng sáng chế, tên thương mại và các quan hệ theo kênh có giá trị cao hơn. Nhãn hiệu là tài sản riêng của doanh nghiệp trong khi đó sản phẩm là cái mà doanh nghiệp tạo ra tại nhà máy của mình còn nhãn hiệu là cái mà người mua trông đợi. Theo thời gian, sản phẩm có thể bị lạc hậu lỗi thời còn nhãn hiệu nếu thành công nó sẽ tồn tại mãi mãi. Vì là tài sản riêng cho nên nhãn hiệu trong một chừng mực nào đó có thể được bán hay mua với một giá nào đó. Uy tín của một nhãn hiệu cao có thể đem lại lợi thế canh tranh:

+ Giảm bớt chi phí marketing (tạo lòng trung thành của người mua đối với nhãn hiệu) + Công ty sẽ có thế đòn bẩy thương mại mạnh khi thương lượng với các trung gian. + Công ty có thể đòi giá cao hơn đối thủ cạnh tranh và dễ dàng hơn trong việc khuyếch trương nhãn hiệu.

+ Tạo điều kiện cho công ty phòng thủ tốt trong cạnh tranh về giá. Như vậy, với tư cách là một tài sản riêng, công ty phải quản lý sao cho uy tín của nhãn hiệu không bị giảm sút. Để là được điều này, công ty phải không ngừng đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển khôn khéo trong quảng cáo và xúc tiến bán đảm bảo dịch vụ thương mại và dịch vụ tiêu dùng tuyệt hảo kết hợp với nhiều biện pháp khác.

Tiền Phong chi cho việc gắn nhãn hiệu trên ống :5,5 106đ/ tấn 4.1.2.6.Chi phí chung cho một tấn ống nhựa U.PVC

Là chi phí không thể tính trực tiếp vào cho một đơn vị sản phẩm mà nó được tính phân bổ đều bao gồm chi phí quản lý như: chi phí điện nước cho văn phòng, văn phòng phẩm, lương cho người quản lý, chi phí khấu hao, sử chữa tài sản cố định... Năm 2011 để sản xuất kinh doanh sản phẩm ống nhựa U.PVC công ty đã dự tính mức chi phí chung cho sản phẩm này là 54.855.000.000 VNĐ. Tổng khối lượng sản phẩm sẽ bán ra trong năm 2011 là 28.750 tấn

Vậy chi phí chung cho một đơn vị sản phẩm sẽ là: 54.855.000.000 = 1,9 (106đ/ tấn) 28.750

4.1.2.7.Tổng hợp chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm

Csx = Ctt + Cb +Cnh + Cc (4-1)

Ctt: Chi phí trực tiếp cho 1 tấn sản phẩm Cb: Chi phí thùng cho 1 tấn sản phẩm Cnh: Chi phí nhãn hiệu cho 1 tấn sản phẩm C Chi phí chung cho 1 tấn sản phẩm

Theo (4-1) và số liệu ở trên ta có:

Csx = 15.650 + 1,5 + 5,5 + 1,9 = 15.658,9 (106đ/ tấn)

Một phần của tài liệu Hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho một sản phẩm ở cong ty cổ phần nhựa tiền phong (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w