Qua việc dùng thử sản phẩm, khách hàng sẽ thấy hài lòng về sản phẩm của công ty và họ sẽ tiếp tục mua sản phẩm này ở những lần sau. Khối lượng hàng bán tăng so với trước khi có khuyến mại.
4.4.4. TUYÊN TRUYỀN.
4.4.4.1. Mục tiêu tuyên truyền.
Nâng cao uy tín cho công ty và sản phẩm của công ty. Mặt khác, thông qua tuyên truyền, đã tạo ra hình ảnh một doanh nghiệp làm ăn đúng đắn, quan tâm đến xã hội, địa phương.
4.4.4.2. Các quyết định trong tuyên truyền.
Các quyết định trong tuyên truyền.
Đây là một biện pháp tăng lượng hàng bán tuy nhiên công ty không chú trọng. Do vậy trong năm 2011 công ty không tiến hành hoạt động tuyên truyền. Vì vậy công ty không có chi phí cho tuyên truyền.
4.4.5. HỖ TRỢ BÁN HÀNG.
4.4.5.1. Các hoạt động hỗ trợ bán hàng:
Tiền Phong hỗ trợ việc bán hàng thông qua các hoạt động: - Đào tạo lực lượng bán hàng.
- Thiết kế, trang trí cửa hàng cho phù hợp, trưng bày sản phẩm hấp dẫn dễ quan sát. - Tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động của người bán để kịp thời sửa chữa sai sót.
4.4.5.2. Chương trình hành động.
- Hằng năm, công ty tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên bán hàng của công ty. Dự tính chi phí cho hoạt động này là 50 triệu.
- Bổ sung kinh phí cho việc mua giá để hàng, công cụ tính tiền. Chi phí cho hoạt động này là 35 triệu.
Từ những chương trình hành động trên thì tổng chi phí cho hỗ trợ bán hàng là85 triệu.
4.4.6. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING
4.4.6.1. Các hoạt động nghiên cứu marketing.
Giống như các năm trước, công ty tăng cường cho các hoạt động như nghiên cứu xác định nhu cầu và dung lượng thị trường, khảo sát sự thỏa mãn của khách hàng, nghiên cứu chiến lược và âm mưu của đối thủ cạnh tranh.
4.4.6.2. Chương trình hành động.
- Thuê các công ty chuyên nghiên cứu thị trường để tiến hành hoạt động nghiên cứu marketing từ đó các công ty tư vấn chuyên nghiệp sẽ tư vấn về chiến lược cho sản phẩm.
4.4.6.3. Tổng chi phí cho điều nghiên marketing:
Dự kiến tổng chi phí cho điều nghiên marketing là 150 triệu.
4.4.7. Chi phí chi quản lý kênh phân phối
+ Kênh phân phối trực tiếp: chi phí tổ chức quản lý kênh phân phối là 15 triệu đồng. + Kênh phân phối gián tiếp: chi phí tổ chức quản lý kênh phân phối là 45 triệu đồng. Tổng chi phí cho tổ chức quản lý kênh phân phối là 60 triệu.
4.4.6.4. Tổng chi phí cho marketing.
Bảng số 15:
STT CÁC CHI PHÍ ĐƠN VỊ
TÍNH QUY MÔ
01 Chi phí cho quảng cáo 106đ 185
02 Chi phí cho khuyến mại 106đ 160
03 Chi phí cho tuyên truyền 106đ 0
04 Chi phí cho hoạt động hỗ trợ bán hàng 106đ 85
05 Chi phí cho các hoạt động nghiên cứu Marketing 106đ 150
06 Chi phí quản lý kênh phân phối 106đ 60
Tổng 106đ 640
4.5. TỔNG HỢP NGÂN SÁCH CHO CHƯƠNG TRÌNH MARKETING ĐỐI VỚI SẢN PHẨM. VỚI SẢN PHẨM.
4.5.1. TỔNG DOANH SỐ BÁN (DT).- Tổng khối lượng bán (Q) năm 2011: - Tổng khối lượng bán (Q) năm 2011:
Q = Qtt + Qgt = 24.000+ 4.750 = 28.750 (tấn). - Theo 4.3.3, giá bán (P) là 21.747,986 (106đ/tấn)
Tổng doanh số bán: DT = P * Q = 28.750* 21.747,986 = 625.254,5975 (106đ) 4.5.2. TỔNG CHI PHÍ TƯƠNG ỨNG (TC).
- Theo 4.3.3, phí tổn sản xuất cho 1 tấn ống nhựa: C = 15.658,55 (106đ/tấn) + Chi phí ở kênh trực tiếp là: 4.750 * 15.658,55 = 74.378,1125 (106đ) + Chi phí ở kênh gián tiếp là: 24.000 * 15.658,55 = 375.805,200 (106đ) Vậy TCsx = Q * C = 28.750 * 15.658,55 = 450.959,5625 (106đ)
- Chi phí bán hàng
+ Kênh trực tiếp: Theo 4.2.1.3, chi phí bán hàng ở kênh này là 40 (106đ).
+ Kênh gián tiếp: Theo 4.2.1.3 chiết khấu cho trung gian ở kênh này là 1.105 (106đ). Vậy TCbh = 40 + 1.105 = 1.145(106đ)
=> TC = TCsx + TCbh = 450.959,5625 + 1.145 = 452.104,5625 (106đ) 4.5.3. TỔNG CHI PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING (TCmkt): Theo bảng số 15: TCmkt = 640 (106đ)
4.5.4. TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ (LNt): LNt = DT- TC - TCmkt
= 625.254,5975 - 452.104,5625 - 640 = 172.510,035 (106đ) 4.5.5. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP(T).
T = 0,28 * LNt = 0.28 * 172.510,035 = 48.302,8098 (106đ) 4.5.6. LÃI RÒNG (Lr).
Lr = LNt – T = 172.510,035 – 48.302,8098 = 124.207,2252 (106đ)
ROI = Lãi ròng = 124.207,2252 = 0.224483(10đ) Vốn đầu tư 543.699,65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN.
Như vậy, thông qua đồ án này, em đã có dịp tìm hiểu sâu hơn về thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong cũng như việc hoạch định chiến lược marketing và hoạch định chương trình marketing tại công ty và nhận thức được rằng: đây là chức năng quan trọng trong tiến trình hoạt động marketing. Nó được thực hiện với mục đích là duy trì và phát triển sự thích nghi chiến lược giữa một bên là mục tiêu, nguồn lực, khả năng và sở trường của công ty với một bên là các cơ may, biến động của thị trường. Thông qua việc hoạch định chương trình marketing cho sản phẩm ống nhựa u.PVC của Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong, những vấn đề đã được giải quyết là: - Xác định nhu cầu và quy mô của thị trường cho 3 sản phẩm: Ống nhựa u.PVC, ống nhựa PEHD , ống nhựa PP-R từ năm 2010 - 2015 để từ đó công ty có kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
- Hoạch định chiến lược marketing đối với ống nhựa U.PVC
- Hoạch định chương trình marketing đối với ống nhựa u.PVC năm 2011 để công ty có 1 chương trình hành động phù hợp.
2. KIẾN NGHỊ.
Qua quá trình nghiên cứu trên thì em có những kiến nghị đó là:
- Trong quá trình hoạch định chương trình marketing cho ống nhựa u.PVC công ty nên chi nhiều hơn cho hoạt động hỗ trợ bán hàng để tạo điều kiện cạnh tranh, đặc biệt phải chú trọng tới hoạt động tuyên truyền
- Công ty cần kết hợp hài hòa hơn các yếu tố của marketing mix
. Do chưa có kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về lĩnh vực marketing còn nhiều hạn chế nên chắc chắn bài hoạch định của em còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đồ án của em hoàn chỉnh hơn.