1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 D

14 4K 65
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 158,5 KB

Nội dung

Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm =================================================================== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Rèn năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 D PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài: Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đổi mới những người đi học. Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Nó là các công cụ để học tập các môn khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập, nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt đời. Nhờ đọc mà con người bày tỏ ý kiến của mình . Từ đó con người có điều kiện tự học và hiểu biết các môn học khác. Như vậy có thể khẳng định rằng đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi môn học. Bởi vậy, dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là một làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Trong thực tế hiện nay việc dạy đọc, bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành năng đọc. Hầu hết học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trôi chảy, số lượng học sinh đọc diễn cảm còn rất hữu hạn. Do đó, với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 ngày càng nâng cao, tôi đã chọn đề tài “ Rèn năng đọc diễ cảm cho học sinh lớp 4” làm đề tài nghiên cứu nhằm củng cố năng đọc và phát triển năng đọc diễn cảm cho học sinhqua phân môn Tập đọc. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở xác định một số nguyên nhân chủ yếu làm cho năng đọc diễn cảm của học sinh chưa tốt, tôi tìm ra phương pháp và biện pháp để rèn năng đọc diễn cảm cho học sinh qua mỗi tiết dạy tập đọc nhằm nâng cao năng lực đọc diễn cảm cho học sinh. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng: *Khách thể nghiên cứu: -31 học sinh lớp 4D Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hoà. *Đối tượng nghiên cứu: Rèn năng đọc diễn cảm. b. Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu trong phạm vi lớp 4D Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hoà năm học 2009- 2010. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Từ cơ sở lí luận thông qua các bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản khác nhau, giáo viên không nên chú trọng các hoạt động của giáo viên mà coi trọng khâu luyện đọc trơn, đọc trôi chảy, chú ý tổ chức cho học sinh Giáo viên: Đỗ Thị Sương ================================================================ 1 Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm =================================================================== hoạt động để rèn năng đọc, xem học sinh là trung tâm của quá trình dạy đọc, coi trọng những phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, nhằm tích cực hoá quá trình học tập. - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần thực hiện quy trình dạy đọc hợp lí. Để hình thành và phát triển tốt năng này ở học sinh, giáo viên cần tổ chức các hoạt động trên lớp sao cho mỗi học sinh trong lớp đều được đọc, được trao đổi nhận thức riêng của mình với thầy cô, bạn bè. Càng được luyện đọc nhiều, học sinh càng đọc thành thạo, càng được trao đổi ý kiến nhiều, học sinh càng được nâng cao năng lực diễn đạt. Vì thế học sinh sẽ được thể hiện tốt khả năng đọc diễn cảm. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã vận dụng các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp thực nghiệm. 6. Nội dung của đề tài: * Chương I: Cơ sở lí luận. * ChươngII: Thực trạng của đề tài nghiên cứu. * ChươngIII: Một số biện pháp rèn năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4D Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hoà năm học 2009- 2010. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI. ChươngI: Cơ sở lí luận 1. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy Tập đọc: - Tiếng việt là tiếng ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế ấy, có đọc được thì mới hiểu nội dung. Vì vậy phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học. Nó đảm nhận việc hình thành và phát triển cho học sinh năng đọc, một năng quan trọng hàng đầu của Tiểu học đồng thời làm cơ sở nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người đi học. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp thu lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội. - Ngôn ngữ học đã chỉ rõ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngôn ngữ chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu, đoạn, văn bản, ngữ điệu, nhịp điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đó là những vấn đề gắn bó với việc dạy và học tập đọc của thẩytrò bậc Tiểu học. Giáo viên: Đỗ Thị Sương ================================================================ 2 Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm =================================================================== - Văn học nghệ thuật là tinh hoa của ngôn ngữ, là tình cảm đạo đức lý tưởng tình yêu, nó có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con người thêm phong phú và sâu sắc. - Dạy tập đọc cho học sinh tiểu học là dạy cho học sinh biết đọc đúng tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm nhận được ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng hình thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp nghĩa là học sinh biết chuẩn ngôn ngữ và hiểu biết cảm thụ văn học. Đây là một nghệ thuật trong lao động và sáng tạo của người thầy. 2. Cơ sở pháp lí: Để nghiên cứu đề tài này tôi dựa vào: - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 4 theo chương trình Tiểu học mới và sách giáo viên Tiệng việt 4. - Dạy tập đọc cần theo chuẩn kiến thức và năng của chương trình, ý thức thực hiện các phương pháp dạy học mới nhằm tích cực hoá học sinh, ý thức góp phần phát triển nhân cách học sinh trong lĩnh vực sử dụng tiếng việt làm công cụ để nhận thức. Qua đó phát triển năng đọc hiểu, hình thành năng đọc diễn cảm. 3. Cơ sở lý luận: -Theo yêu cầu hiện nay, trong môn Tập đọc, học sinh Tiểu học phải đạt được 3 mức độ đọc: đọc đúng- đọc hiểu- đọc diễn cảm. Đối với học sinh lớp 4, phân môn tập đọc tiếp tục củng cố, nâng cao năng đọc trơn, đọc thầm, đồng thời rèn luyện một năng mới là đọc diễn cảm. - Trong môn Tiếng việt, phân môn Tập đọc đóng vai trò quan trọng giúp học sinh có năng giao tiếp, xem học sinh là trung tâm của quá trình dạy đọc. Coi trọng những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, tổ chức các hoạt động của học sinh theo quan điểm thực hành giao tiếp. Do vậy muốn học sinh có năng đọc diễn cảm tốt, giáo viên cần có phương pháp dạy học phù hợp. 3. Cơ sở thực tiễn: - Thực tế giảng dạy và khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc của học sinh lớp tôi chủ nhiệm, bản thân tôi nhận thấy: đa số học sinh chỉ dừng lại ở mức độ đọc đúng, đọc trơn câu, đoạn, bài. Các em chưa biết thể hiện tình cảm của mình qua bài đọc. - Do các em lười đọc sách; chưa có thói quen đọc sách báo và không chịu khó rèn đọc ở nhà. - Phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn đọc của các em, chỉ chú trọng vào việc đọc đúng, đọc nhanh là được. ChươngII: Thực trạng của đề tài nghiên cứu. 1. Khái quát phạm vi : Giáo viên: Đỗ Thị Sương ================================================================ 3 Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm =================================================================== Với đề tài này tôi tổ chức và thực hiện ở lớp 4D Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hoà năm học 2009- 2010. 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu : Phân môn Tập đọc có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học, do đó vấn đề dạy học Tập đọc hiện nay rất được chú trọng. Có nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng đọc của các em nâng lên. Nhưng qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy đa số giáo viên chỉ tập trung nhận xét đến việc các em đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát chứ chưa có biện pháp cụ thể để dành cho việc luyện đọc diễn cảm. Trong quá trình dạy Tập đọc, tôi thấy học sinh mà lớp tôi chủ nhiệm đa số chỉ dừng lại ở mức độ đọc đúng, đọc trôi chảy. Ít học sinh biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng và thay đổi ngữ điệu cho phù hợp với nội dung câu văn, đoạn văn. Vì thế mà chất lượng đọc diễn cảm của lớp chưa cao. Từ lí do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Rèn năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” để tìm ra các giải pháp nhằm phát triển năng đọc diễn cảm cho học sinh. Đây cũng là một việc làm thiết thực mà trong mỗi giáo viên đứng lớp như chúng ta băn khoăn, suy nghĩ cần phải có biện pháp như thế nào để nâng cao hiệu quả dạy đọc nói chung và dạy đọc diễn cảm cho học sinh nói riêng trong giờ dạy Tập đọc. 3. Nguyên nhân của thực trạng: - Giáo viên chưa đầu tư đúng mức đồng thời những phương pháp cụ thể hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học cũng rất ít được quan tâm. - Do học sinh chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi khi đọc. Chưa biết thay đổi ngữ điệu, nhấn giọng ở những từ ngữ, câu văn cần thiết. - Các em còn ham chơi, chưa tích cực luyện đọc, chưa có thói quen đọc sách báo, truyện để tra cứu phục vụ cho mục đích học tập và tự mở rộng hiểu biết. Giáo viên: Đỗ Thị Sương ================================================================ 4 Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm =================================================================== - Phụ huynh coi nhẹ việc rèn đọc của các em. Chương III: Một số biện pháp, giải pháp để thực hiện đề tài. 1. Cơ sở đề xuất các giải pháp: - Căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm: tỉ lệ học sinh khá giỏi ở phân môn Tập đọc còn thấp, do ít học sinh thể hiện được giọng đọc phù hợp với nội dung bài. - Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm của học sinh còn hạn chế mà tôi đã tìm hiểu ở trên. 2. Các giải pháp chủ yếu: Như chúng ta đã biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở học sinh đã đọc đúng, đọc lưu loát và trôi chảy toàn bài văn. Bởi vậy việc rèn cho học sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn đọc diễn cảm và đã thực hiện ở các lớp 1, 2, 3. Đối với học sinh lớp 4 thì việc luyện đọc đúng được rèn luyện như sau: a. Luyện đọc đúng: Trước khi tiến hành luyện đọc, giáo viên chia văn bản thành các đoạn đọc phù hợp với trình độ đọc của học sinh, không phải bao giờ cũng đồng nhất với cách chia đoạn theo bố cục văn bản. Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở mỗi lượt đọc. Khi học sinh đọc, giáo viên theo dõi và phát hiện những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ hơi về ngữ điệu câu để từ đó có biện pháp hướng dẫn cho cả lớp, giúp các em đọc đúng và rành mạch. Đồng thời kết hợp giải nghĩa những từ khó để góp phần nâng cao năng đọc hiểu cho học sinh. Việc luyện đọc từng đoạn như trên tạo điều kiện cho nhiều học sinh được thực hành đọc. Qua thực hành mà học sinh được giáo viên chỉ dẫn, uốn nắn hay động viên để được vững chắc năng đọc, chuẩn bị luyện tập năng mới: Đọc diễn cảm. b. Luyện đọc diễn cảm: Giáo viên: Đỗ Thị Sương ================================================================ 5 Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm =================================================================== Đọc diễn cảm chỉ có được trên cơ sở hiểu thấu đáo nội dung bài học. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng buồn, vui, giận dữ, trang nghiêm, …phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, đọccảm xúc cao, biết nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Vì vậy, cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài, vì nắm được nội dung bài các em mới xác định được giọng đọc chung của đoạn, của bài. + Đối với loại hình văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh hiểu, biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài. Tuy nhiên, học sinh đọc diễn cảm thế nào còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng em, giáo viên không nên áp đặt học sinh một cách theo khuôn mẫu. + Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo, làm rõ những thông tin cơ bản giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản. + Đối những văn bản có từ hai nhân vật trở lên nên tổ chức cho học sinh thể hiện giọng đọc theo nhân vật của văn bản hoặc cho học sinh đọc phân vai. Rèn cho các em biết thay đổi giọng đọc khi nhập vai các nhân vật trong bài đọc. Cụ thể các em phải phân biệt được lời của tác giả và lời của nhân vật. Giáo viên nên hướng dẫn như sau: • Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có mấy nhân vật. • Giáo viên giúp học sinh chỉ ra tính cách từng nhân vật và xác định giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. • Giáo viên thực hiện đọc mẫu lời các nhân vật bằng giọng đọc của mình hoặc có thể gọi học sinh có năng lực đọc tốt thể hiện. • Học sinh luyện tập nhiều lần theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên: Đỗ Thị Sương ================================================================ 6 Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm =================================================================== + Giáo viên cần tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm ( cá nhân, cặp, nhóm )để rút kinh nghiệm. + Luyện đọc diễn cảm các câu tiêu biểu trong bài, cách luyện đọc này tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được đọc. + Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên hay uốn nắn. + Để kích thích hứng thú luyện đọc của học sinh, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh. Thông qua các trò chơi sẽ kích thích hứng thú đọc, rèn tư duy linh hoạt và tự tin. Trò chơi học tập thường được tổ chức khi luyện đọc hoặc đọc diễn cảm. Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép giáo viên lựa chọn trò chơi học tập thích hợp để tổ chức cho học sinh tham gia. Ví dụ: Thi đọc nối tiếp từng đoạn ( theo nhóm, tổ). đọc “truyền điện”, thi đọc theo vai. + Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết người giáo viên phải đọc mẫu thật tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh nhằm gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. * Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Phải hoà nhập tâm hồn với nội dung bài đọc, với văn cảnh thì mới có cảm xúc, mới tìm thấy ngữ điệu phù hợp. * Đọc mẫu đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu đọc phù hợp. Đó là việc thể hiện giọng đọc, ngắt giọng biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài văn, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. * Giáo viên đọc mẫu nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc “ tạo tình huống” cho học sinh nhận xét, giải thích tự tìm ra cách đọc. Giáo viên: Đỗ Thị Sương ================================================================ 7 Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm =================================================================== Ví dụ: Nghe và phát hiện cách đọc của cô: ngừng nghỉ, ngắt nhịp ở chỗ nào? Nhấn giọng, kéo dài ở những từ nhữ nào? . Mỗi cá nhân có cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo của mình. + Mặt khác, giáo viên cần chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Kịp thời động viên, khen ngợi, khuyến khích và có biện pháp giúp đỡ để tạo hứng thú trong học tập cho các em. Tránh những lời nhận xét làm cho học sinh thiếu tự tin khi thể hiện giọng đọc ở lần sau. Cần thân mật, gần gũi để các em thấy thoải mái, tự tin và thích thú khi tham gia luyện đọc diễn cảm. * Kết quả thực hiện Thời gian TSHS Số HS chưa biết đọc diễn cảm Số HS chưa biết đọc diễn cảm Đầu năm 31 28 3 Giữa I 31 24 7 Cuối I 31 19 12 Giữa II 31 13 18 Cuối II 31 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN 1.Kết luận: Qua áp dụng sáng kiến và thực tế dạy đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học, tôi đã rút ra bài học sau: Dạy đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học là một vấn đề hết sức cần thiết, nó có ý nghĩa rất lớn để kích thích sáng tạo của học sinh, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh qua các bài Tập đọc. Học sinh còn được cung cấp vốn từ ngữ, năng lực diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học từ đó nâng cao trình độ văn hoá nói chung và trình độ Tiếng Việt nói riêng. Giáo viên: Đỗ Thị Sương ================================================================ 8 Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm =================================================================== Vậy để nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải nỗ lực hết mình, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư suy nghĩ sáng tạo làm cho các em say mê, hứng thú hoạt động học tập. Giáo viên cần phải thương yêu, gần gũi giúp đỡ học sinh, luôn quan tâm tìm hiểu xem các em vấp phải khó khăn gì trong cách đọc, cách phát âm và cách đọc diễn cảm để từ đó khắc phục những khó khăn các em vướng mắc. Việc đọc mẫu diễn cảm của giáo viên là khâu quan trọng giúp học sinh luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài đọc qua giọng đọc, đồng thời các em học tập cách đọc của giáo viên. Việc nắm nội dung bài đọc và xác định giọng đọc của cả bài, đoạn, câu là một yếu tố cơ bản giúp học sinh đọc diễn cảm tốt. Cần phát huy luyện đọc diễn cảm theo cặp, theo nhóm để học sinh luyện tập lẫn nhau. Trong quá trình giảng dạy nên tổ chức trò chơi học tập để thay đổi không khí học tập gây hứng thú cho học sinh. Việc rèn học sinh có thói quen học ở nhà là một việc là cần thiết trong khâu đọc diễn cảm, bởi vì ở lớp thời gian học tập rất ít. Các em chuẩn bị bài ở nhà tốt thì đến lớp tiếp thu bài nhanh hơn, đọc tốt hơn. 2. Kiến nghị: Mong các bậc phụ huynh học sinh cần quan tâm, nhắc nhở về việc tự rèn đọc ở nhà của các em. MỤC LỤC Giáo viên: Đỗ Thị Sương ================================================================ 9 Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm =================================================================== NỘI DUNG Trang PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐÂU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu. 6. Nội dung của đề tài. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương I: cơ sở lý luận Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu. Chương III: Một số biện pháp, giải pháp để thực hiện đề tài PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN 1. Kết luận. 2. Kiến nghị. 1 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 5 5 5 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA TỔ:… I.NHẬN XÉT SKKN: 1. ĐỔI MỚI: Giáo viên: Đỗ Thị Sương ================================================================ 10 [...]... hiệu quả công vụ Có đề xuất hướng nghiên cứu mới Có chứng cứ cho thấy SKKN đã tạo hiệu quả cao hơn, đáng tin, đáng khen (Phân biệt SK chưa áp d ng với sáng kiến đã áp d ng) Có phương pháp nghiên cứu, cải tiến phù hợp nghiệp vụ và tổ chức thực hiện của đơn vị (NĐ 20/CP/08.02.1965) ĐIỂM Đạt logic, nội dung văn bản SKKN d hiểu Có thể áp d ng SKKN cho nhiều người, ở nhiều nơi Hình thức văn bản theo quy định... hiệu quả công vụ Có đề xuất hướng nghiên cứu mới Có chứng cứ cho thấy SKKN đã tạo hiệu quả cao hơn, đáng tin, đáng khen (Phân biệt SK chưa áp d ng với sáng kiến đã áp d ng) Có phương pháp nghiên cứu, cải tiến phù hợp nghiệp vụ và tổ chức thực hiện của đơn vị (NĐ 20/CP/08.02.1965) ĐIỂM Đạt logic, nội dung văn bản SKKN d hiểu Có thể áp d ng SKKN cho nhiều người, ở nhiều nơi Hình thức văn bản theo quy định... hiệu quả công vụ Có đề xuất hướng nghiên cứu mới Có chứng cứ cho thấy SKKN đã tạo hiệu quả cao hơn, đáng tin, đáng khen (Phân biệt SK chưa áp d ng với sáng kiến đã áp d ng) Có phương pháp nghiên cứu, cải tiến phù hợp nghiệp vụ và tổ chức thực hiện của đơn vị (NĐ 20/CP/08.02.1965) ĐIỂM Đạt logic, nội dung văn bản SKKN d hiểu Có thể áp d ng SKKN cho nhiều người, ở nhiều nơi Hình thức văn bản theo quy định... …………………………………………………………………………………………………… …………………………………… 4 KHẢ THI: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… 5 HỢP LỆ: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… II KẾT QUẢ: TIÊU CHUẨN 1 ĐỔI MỚI 1 2 3 4 2 LỢI ÍCH 3 KHOA HỌC 4 5 KHẢ THI HỢP LỆ 5 6 7 8 TIÊU CHÍ Có đối tượng nghiên cứu Có... …………………………………… …………………………………………………………………………………………………… 4 KHẢ THI: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… 5 HỢP LỆ: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… II KẾT QUẢ: TIÊU CHUẨN 1 1 2 ĐỔI MỚI 3 4 2 LỢI ÍCH 3 KHOA HỌC 4 5 KHẢ THI HỢP LỆ 5 6 7 8 TIÊU CHÍ Có đối tượng nghiên cứu Có... …………………………………………………………………………………………………… …………………………………… 4 KHẢ THI: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… 5 HỢP LỆ: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… II KẾT QUẢ: TIÊU CHUẨN 1 1 2 ĐỔI MỚI 3 4 2 LỢI ÍCH 3 KHOA HỌC 4 5 KHẢ THI HỢP LỆ 5 6 7 8 TIÊU CHÍ Có đối tượng nghiên cứu Có... hiểu Có thể áp d ng SKKN cho nhiều người, ở nhiều nơi Hình thức văn bản theo quy định của các cấp quản lý thi đua đã quy định TỔNG CỘNG XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA PHÒNG GD-ĐT H PHÚ HÒA I.NHẬN XÉT SKKN: 1 ĐỔI MỚI: Giáo viên: Đỗ Thị Sương ================================================================ 12 Trường Tiểu học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm ===================================================================... học Thị trấn Phú Hòa Sáng kiến kinh nghiệm =================================================================== Giáo viên: Đỗ Thị Sương ================================================================ 14 . chọn đề tài “ Rèn kĩ năng đọc diễ cảm cho học sinh lớp 4 làm đề tài nghiên cứu nhằm củng cố kĩ năng đọc và phát triển kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinhqua. NGHIỆM Đề tài: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4 D PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài: D y đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành

Ngày đăng: 21/10/2013, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w