II. phân theo kỳ hạn
2.2.2 Phân tích cho vay cá nhân theo thời hạn cho vay
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn cho vay (2013-2014) ĐVT : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh
2013-2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng/Giảm Tỷ trọng (%)
Dư nợ 56 100% 64,2 100% 8,2 14,64%
Ngắn hạn 22,56 40% 29,53 46% 6,972 30,9%
Trung hạn 33,44 60% 34,67 54% 1,228 3,67%
Dài hạn 0 0% 0 0% 0 0%
(Nguồn : Phòng kinh doanh chi nhánh Lam Giang)
Hoạt động cho vay cá nhân theo thời hạn vay, các sản phẩm cho vay cá nhân tại chi nhánh là các nhu cầu vay vốn ngắn hạn và trung hạn, cho vay cá nhân dài hạn chiếm 0%. Nguyên nhân là chi nhánh tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn và trung hạn với thời gian không quá 5 năm, thứ nhất là để dễ kiễm soát hơn cho vay dài hạn, thứ hai là do sản phẩm của chi nhánh vẫn chủ yếu tập trung vào các sản phẩm tín dụng ngắn hạn và trung hạn đáp ứng nhu cầu mua nhà, sữa chữa nhà, vay mua ô tô, vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, vay cầm cố chứng khoán, giấy tờ có giá dễ dãng thu hồi nợ khi đến hạn.
Qua 2 năm 2013 – 2014, dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn và trung hạn của chi nhánh điều tăng thể hiện hoạt động cho vay cá nhân đang được mở rộng phù hợp với xu thế phát triển của thị trường tiêu dùng của Việt Nam nhiều tìm năng.
Hình 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn vay (2013–2014)
Năm 2013 tỷ lệ cho vay cá nhân ngắn hạn là 40% thấp hơn 60% của cho vay cá nhân trung hạn. Nguyên nhân của sự tăng cho vay trung hạn là do ngân hàng nhà nước đã qui định mức trần lãi suất huy động vốn, làm giảm chi phí đi vay của người tiêu dùng. Đồng thời giá bán bất động sản giảm mạnh khiến nhu cầu mua nhà, sữa chữa nhà ở của người dân tăng. Đến năm 2014 tỷ lệ cho vay cá nhân ngắn hạn là 46% thấp
hơn so với 54% của cho vay cá nhân trung hạn, tỷ lệ cho vay cá nhân ngắn hạn có tăng hơn so với năm 2013 nhưng không cao chỉ 6%. Nguyên nhân là do nhu cầu nhà, sữa chữa nhà của người dân còn rất cao nhưng rất khó tiếp cận được nguồn vốn vay.