Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
280,5 KB
Nội dung
Tuần 15 Thứ hai, ngày 11 tháng 12 năm 2006 Tập Đọc CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I - MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU 1 - Kiến thức : - Hiểu các từ ngữ mới trong bài. - Hiểu niềm vui sướng và khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho bạn nhỏ. 2 - Kĩ năng : - Đọc trơn toàn bài. - Đọc đúng các từ ,câu , đoạn , bài. - Giọng đọc thể hiện niềm vui sướng của trẻ em khi chơi thả diều. 3 - Giáo dục : - HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : Chú Đất Nung - Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi . 3 - Dạy bài mới a.Giới thiệu bài - Giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc trong SGK và trò chơi thả diều. - Hôm nay, các em sẽ đọc bài “ Cánh diều tuổi thơ”. Qua bài đọc này, các em sẽ thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho các bạn nhỏ. b.Hướng dẫn luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc hai đoạn: + Đoạn 1: Năm dòng đầu + Đoạn 2: Còn lại - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ khó: huyền ảo,… - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm –giọng vui, tha thiết c. Tìm hiểu bài - Đọc thầm các câu hỏi, làm việc theo từng nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi : + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? + Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào ? + Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muố nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? d. Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm bài văn. - Giọng đọc êm ả, tha thiết. Chú ý đọc liền mạch các cụm từ trong câu : Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : “ Bay đi diều ơi / Bay đi ! “ 4 . Củng cố – Dặn dò - Nêu ý chính của bài : - Bài văn miêu tả niềm vui và những ước mơ đẹp của tuổi thơ qua trò chơi thả diều. - Chuẩn bị : Tuổi Ngựa. - Nhận xét tiết học. Toán CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ O I - MỤC TIÊU: Giúp HS biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số O. II.CHUẨN BỊ: III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ: Một tích chia cho một số. - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2. Bước chuẩn bị (Ôn tập) - GV yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung sau đây: + Chia nhẩm cho 10, 100, 1000… + Quy tắc chia một số cho một tích. 3. Giới thiệu trường hợp số bị chia & số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng. - GV ghi bảng: 320 : 40 - Cơ sở lí luận: yêu cầu HS tiến hành theo quy tắc một số chia một tích 320: 40 = 320 : (10 x 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 - Yêu cầu HS nêu nhận xét: 320 : 40 = 32 : 4 - GV kết luận: Có thể cùng xoá 1 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi chia như thường (32 : 4 = 8) - Yêu cầu HS đặt tính + Đặt tính + Cùng xoá một chữ số 0 ở số chia & số bị chia. + Thực hiện phép chia: 32 : 4 4.Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia. - GV ghi bảng: 32000 : 400 - Cơ sở lí luận: yêu cầu HS tiến hành theo quy tắc một số chia một tích 32000 : 400 = 32000 : (100 x 4) = 32000 : 100 : 4 = 320 : 4 = 80 - Yêu cầu HS nêu nhận xét: 32000 : 400 = 320 : 4 - GV kết luận: Có thể cùng xoá 2 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường (320 : 4 = 80) - Yêu cầu HS đặt tính + Đặt tính + Cùng xoá hai chữ số 0 ở số chia & số bị chia. + Thực hiện phép chia: 320 : 4 = 80 - Kết luận chung: Xoá bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xoá bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia. - Sau đó thực hiện phép chia như thường. - Chú ý: Ở tiết này chưa xét trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia ít hơn ở số chia. Chẳng hạn: 3150 : 300 5.Thực hành Bài tập 1: - HS làm bài - Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả Bài tập 2: - HS làm bài - Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả Bài tập 3: - HS đọc đề toán, tóm tắt và giải. - Cả lớp sửa bài, thống nhất kết quả 6. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Chia cho số có hai chữ số. Đạo Đức BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( TIẾT 2 ) I - MỤC TIÊU - YÊU CẦU 1 - Kiến thức :Củng cố kiến thức đã học ở Tiết 1. 2 - Kĩ năng :HS phải biết kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo. 3 - Thái độ : HS biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn các thầy giáo , cô giáo . - Giảm: Câu 2: bỏ từ “cùng”; Bài 2: ý g: bỏ từ “chia sẻ” II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP GV : - SGK HS : - SGK - Kéo , giấy màu , bút màu , hồ dán . III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : Biết ơn thầy giáo, cô giáo - Vì sao cần kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo ? - Cần thể hiện lòng kính trọng , biết ơn thầy giáo, cô giáo như thế nào ? 2.Trình bày sáng tác , hoặc tư liệu sưu tầm được ( Bài tập 4,5 ) - HS các nhóm lên trình bày những mẩu chuyện sưu tầm được hay tự sáng tác - Lớp nhận xét , bình luận . - GV nhận xét 3. Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo , cô giáo cũ . - Nêu yêu cầu . - HS làm việc cá nhân . - Nhắc nhở HS nhớ gửi tặng các thầy giáo , cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm . - GV kết luận : + Cần phải kính trọng , biết ơn các thầy giáo , cô giáo . + Chăm ngoan , học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn . 4. Củng cố – dặn dò - Thực hiện các nội dung “ Thực hành “ trong SGK . Khoa Học TIẾT KIỆM NƯỚC I-MỤC TIÊU: Sau bài này học sinh biết: - Nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm. - Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước. - Giảm: Chuyển vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước thành đóng vai II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 60,61 SGK. - Giấy A 0 cho các nhóm, bút màu cho học sinh. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1.Kiểm tra bài cũ: - Tại sao ta phải bảo vệ nguồn nước? Em bảo vệ nguồn nước như thế nào? - HS làm việc theo nhóm, nhóm trưởng phân công các bạn làm việc. - Các nhóm trình bày sản phẩm. Đại diện các nhóm phát biểu cam kết và nêu nội dung bức tranh. Các nhóm khác góp ý. - Đánh giá nhận xét - Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học Thứ ba, ngày 12 tháng 12 năm 2006 Thể Dục ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. TRÒ CHƠI: THỎ NHẢY I.MỤC TIÊU: - Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập thuộc cả bài và thực hiện các động tác cơ bản đúng - Trò chơi : Thỏ nhảy. Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình, sôi nổi II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: sân trường. Yêu cầu vệ sinh và an toàn. - Phương tiện: 1-2 còi, phấn vạch III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nội dung Thời gian Phương pháp 2.Tìm hiểu tại so phải tiết kiệm nước và tiết kiệm nước như thế nào - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trang 60, 61 SGK. - Cho HS trả lời theo cặp. - Dựa vào mục “Bạn cần biết”, hảy cho biết lí do phải tiết kiệm nứơc. - Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc. + Gia đình, trường học và địa phương em có đủ nước dùng không? + Gia đình và nhân dân địa phương đã có ý thức tiết kiệm nước chưa? - Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có hạn.Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền của cho bản thân, vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên nước. 3.Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước - Chia nhóm giao nhiệm vụ nhóm: +Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nứơc. +Thảo luận tìm ý cho tranh tuyên truyền. +Phân công cho các thành viên nhóm làm việc. Củng cố - Dặn dò: - Vì sao ta phải tiết kiệm nước? 1.Phần mở đầu: -Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. -Khởi động -Trò chơi do GV chọn 2.Phần cơ bản: a)Bài thể dục phát triển chung Mục tiêu: HS ôn lại các động tác đã học - Ôn bài thể dục phát triển chung: 2-3 lần -Biểu diễn thi đua giữa các tổ b) Trò chơi vận động: Thỏ nhảy 3.Phần kết thúc: -Hát -Hệ thống bài. -Giao bài tập về nhà 6-10 phút 1-2 phút 2-3 phút 1-2 phút 18-22phút 1 2-14phút 5-6 phút 4-6 phút 1 phút 1-2 phút -GV thực hiện. -HS đứng tại chỗ và thực hiện. -HS chơi -Tập theo đội hình hàng ngang -Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp tập, mỗi động tác 2x8 nhịp. Lần 2: Cán sự làm mẫu và hô nhịp cho cả lớp tập. GV nhận xét 2 lần tập -Từng tổ lên biểu diễn, các em khác quan sát nhận xét -GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, sau đó tổ chức cho HS chơi -GV cùng HS. -GV thực hiện Toán CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I - MỤC TIÊU: Giúp HS biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng con hoặc vở nháp. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: Chia hai số có tận cùng bằng các chữ số 0. - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2.Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 672 : 21 a. Đặt tính. b.Tìm chữ số đầu tiên của thương. - HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV - Bước 1: Chia. 67 chia 21 được 3, viết 3 - Bước 2: Nhân .3 nhân 1 bằng 3, viết 3 .3 nhân 2 bằng 6, viết 6 - Bước 3: Trừ .67 trừ 63 bằng 4, viết 4 - Bước 4: Hạ .Hạ 2 c. Tìm chữ số thứ 2 của thương - Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) d. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia. 3. Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 779 : 18 a.Đặt tính. b.Tìm chữ số đầu tiên của thương. - Bước 1: Chia .77 chia 18 được 4, viết 4 - Bước 2: Nhân .4 nhân 8 bằng 32, viết 2 nhớ 3 .4 nhân 1 bằng 4, thêm 3 bằng 7, viết 7 - Bước 3: Trừ .77 trừ 72 bằng 5, viết 5 - Bước 4: Hạ .Hạ 9 c. Tìm chữ số thứ 2 của thương - Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) d. Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia. Lưu ý HS: - Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia. - GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. Chẳng hạn: 77 : 18 = ? Hướng dẫn HS lấy chữ số đầu tiên của mỗi số chia cho nhau để tìm thương lớn nhất (7 : 1 = 7) rồi tiến hành các bước nhân, trừ. Nếu trừ không được thì tăng hoặc giảm dần thương đó đến khi trừ được thì thôi . 4.Thực hành Bài tập 1: Mục đích: Giúp HS rèn luyện kĩ năng ước lượng trong phép chia. - HS làm bài - Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả Bài tập 2: - HS đọc đề toán và chọn lời giải và phép tính thích hợp. - HS làm bài - Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả Bài tập 3: - HS nhắc lại quy tắc tìm một thừa số chưa biết, tìm số chia chưa biết. - HS làm bài sau đó sửa bài 5.Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Chia cho số có hai chữ số (tt) Luyện Từ Và Câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Học sinh biết tên một số đồ chơi, trò chơi, những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại . 2. Biết các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh vẽ các đồ chơi và các trò chơi trong SGK. III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Kiểm tra bài cũ : Dùng câu hỏi vào mục đích khác 2.Giới thiệu - GV nói với HS về mục đích, yêu cầu của giờ học : mở rộng vốn từ về trò chơi, đồ chơi. Qua giờ học, HS biết tên một số đồ chơi , trò chơi; biết những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại; biết các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 1: - Cả lớp quan sát trả lời câu hỏi. - Nhắc HS quan sát kĩ tranh để nói đúng, nói đủ tên các trò chơi trong những bức tranh. * Bài tập 2 - 4 HS lần lượt đọc 4 đọc yêu cầu bài. - HS trao đổi nhóm , thư kí viết ra giấy nháp câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét , chốt lại : + Tró chơi của trẻ em : Rước đèn ông sao , bầy cỗ trong đêm Trung thu, bắn súng nước , chơi búp bê, nhảy dây, trồng nụ trồng hoa, súng cao su, đu quay, bịt mắt bắt dê, xếp hình, cắm trại, cầu tụt. + Trò chơi người lớn lẫn trẻ em đều thích : thả diều, kéo co, đấu kiếm , điện tử. • Bài tập 3: - HS thảo luận và trả lời. - HS trao đổi nhóm , thư kí viết ra giấy nháp câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. * Bà tập 4 : - HS đọc yêu cầu của đề - HS suy nghĩ và trả lời. - Chốt lời giải đúng: say mê, say sưa, đam mê, thích, ham thích, hứng thú. . . 3.Củng cố, dặn dò - Làm lại vào vở các bài tập 3. - Nhận xét tiết học, khen HS tốt. - Chuẩn bị : Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi. Chính Tả CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài : Cánh diều tuổi thơ. 2. Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch , thanh hỏi/thanh ngã. 3. Biết miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của BT 2, sao cho các bạn hình dung được đồ chơi, có thể biết chơi đồ chơi và trò chơi đó . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một vài đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của BT2, 3 (chong chóng, tàu thuỷ….) - Một vài tờ phiếu kẻ bảng để các nhóm thi làm BT và một tờ giấy khổ to viết lời giải BT 2a hoặc 2b. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. - Nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 2.Hướng dẫn HS nghe viết. a. Hướng dẫn chính tả: - Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: từ đầu …đến những vì sao sớm. - Học sinh đọc thầm đoạn chính tả - Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: mềm mại, phát dại, trầm bổng. b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả: - Nhắc cách trình bày bài - Giáo viên đọc cho HS viết - Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi. - Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. - Giáo viên nhận xét chung 3.HS làm bài tập chính tả - HS đọc yêu cầu bài tập 2b và 3. - Giáo viên giao việc : 2b làm bài và thi tiếp sức. - Cả lớp làm bài tập - HS trình bày kết quả bài tập - Bài 3: HS miêu tảmột trong các đồ chơi mà em em kể. - GV cố gắng hướng dẫn HS diễn đạt để các bạn hiểu. - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 4. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung học tập - Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có ) - Nhận xét tiết học, làm BT 2a, chuẩn bị tiết 16 Aâm nhạc HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN Thứ tư, ngày 13 tháng 12 năm 2006 Tập Đọc TUỔI NGỰA I - MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU 1 - Kiến thức : - Hiểu các từ ngữ mới trong bài. - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ : Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ. 2 - Kĩ năng : - Đọc lưu loát toàn bài. - Đọc đúng các từ ,câu thơ. - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc hào hứng , dịu dàng, trải dài ở những khổ thơ ( 2, 3 ) miêu tả ước vọng lãng mạng của cậu bé tuổi Ngựa. - Học thuộc lòng bài thơ. 3 - Giáo dục : - HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy, phải biết yêu thương gia đình của mình. II - CHUẨN BỊ - GV : + Tranh minh hoạ nội dung bài học. + Bảng phụ viết sẵn những câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1 . Kiểm tra bài cũ : Cánh diều tuổi thơ - Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi . 2. Dạy bài mới a.Giới thiệu bài - Hôm nay, các em sẽ học bài thơ Tuổi Ngựa. Các em biết tuổi Ngựa là người như thế nào không ? b.Hướng dẫn luyện đọc - Đọc diễn cảm cả bài. - Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó c.Tìm hiểu bài - Đọc thầm các câu hỏi, làm việc theo từng nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi: + Bạn nhỏ tuồi gì ? + Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào ? + “ Ngựa con “ theo ngọn gió rong chơi những đâu ? + Điều gì hấp dẫn “ Ngựa con “ trên những cánh đồng hoa ? + Trong khổ thơ cuối , “ Ngựa con “ nhắn nhủ mẹ điều gì ? [...]... xét Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài.Cả lớp đọc thầm - HS phát biểu ý kiến - Cả lớp nhận xét, chốt lại Bài tập 2 a) Với cô giáo hoặc thầy giáo - 1 HS đọc yêu cầu bài - Cả lớp đọc thầm – viết nháp các câu hỏi b ) Với bạn em : - 4 HS lần lượt đọc 4 đọc yêu cầu bài - HS trao đổi nhóm , thư kí viết ra giấy nháp câu trả lời Bài tập 3 : - 1 HS đọc yêu cầu bài - Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi 3.Phần ghi... vật c HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc HS : + Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể + Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc) + Với chuyện dài HS chỉ cần kể 1-2 đoạn - Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Cho HS thi kể trước lớp - Cho HS bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện... Hoạt động cả lớp - Nhà Trần đã thu được những kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? 5.Hoạt động cả lớp - Ở địa phương em , nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt? 6.Củng cố Dặn dò: - GV: Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp? - GV tổng kết: Nhà Trần quan tâm và có những chính sách cụ thể trong việc đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng các công trình thủy lợi chứng tỏ sự sáng suốt của... phần mở bài, thân bài và kết bài - Cả lớp đọc thầm,gạch dưới đoạn mở bài, kết bài Vài hs nêu HS lắng nghe,nhắc lại - Cả lớp, gv nhận xét, chốt ý: Câu b - GV nêu yêu cầu đề bàivà cho hs trao đổi theo nhóm : Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào? Câu c: - Đại diện vài nhóm nêu - 2 HS nhắc lại Câu d: - Đại diện vài nhóm nêu - 2 HS nhắc lại - Cả lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét... những con vật gần gũi với các em (GV và HS sưu tầm) : truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cưới, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có) - Bảng lớp viết Đề bài - Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS đọc đề bài... mắt, mũi, miệng,… 4 Thực hành: - HS làm bài theo nhóm - GV quan sát, giúp đỡ HS 5.Nhận xét đánh gía - GV cùng HS treo những bài vẽ trrên bảng - Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ 6.Củng cố –dặn dò - Khen ngợi những HS tích cực phát biểu - Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau Thứ sáu, ngày 15 tháng 12 năm 2006 Thể Dục KIỂM TRA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - TRÒ CHƠI LÒ CÒ TIẾP SỨC I.MỤC... pháp 1.Phần mở đầu: 6-10 -Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu phút cầu bài học -GV thực hiện -Giậm chân tại chỗ theo nhịp 2-3 phút -HS đứng tại chỗ và thực hiện -Khởi động 1 phút -HS thực hiện 2.Phần cơ bản: 1-2 phút a)Bài thể dục phát triển chung Mục tiêu: HS ôn bài thể dục phát 18triển chung 22phút - Ôn bài thể dục phát triển chung 14- 2 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp 15phút Cán sự điều khiển -Kiểm tra bài... ngày 14 tháng 12 năm 2006 Tập Làm Văn LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : 1- Học sinh luyện tập phân tích cấu tạo 3 phần ( mở bài , thân bài , kết bài ) của một bài văn miêu tả đồ vật ; trình tự miêu tả 2 Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn , sự xen kẽ của lời tả với lời kể 3 Luyện tập lập dàn ý một bài văn miêu tả ( tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay... nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài - Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo nhóm - Đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày - Trọng tài nhận xét, tính điểm - GV chốt lại Bài tập 2 : - 1 HS đọc yêu cầu bài - 2 HS đọc các câu hỏi trong đoạn văn : + 1 HS đọc 3 câu hỏi mà các bạn nhỏ tự đặt ra cho nhau ( - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? – Chắc là cụ bị ốm ? – Hay là cụ đánh mất cái gì ? ) + 1 HS đọc câu hỏi của... Hay là cụ đánh mất cái gì ? ) + 1 HS đọc câu hỏi của các bạn nhỏ hỏi cụ già ( - Thưa cụ , chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? ) - Cả lớp đọc thầm yêu cầu, trao đổi nhóm - Trong đoạn văn có 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự hỏi nhau, 1 câu hỏi các bạn hỏi cụ già Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu các bạn hỏi nhau không ? Vì sao ? 5 Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội . bút màu , hồ dán . III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : Biết ơn thầy giáo, cô giáo - Vì sao cần kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo ? - Cần. cầu bài.Cả lớp đọc thầm. - HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp nhận xét, chốt lại. Bài tập 2 a) Với cô giáo hoặc thầy giáo - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Cả lớp đọc