1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện châu thành, tỉnh sóc trăng

90 127 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất .... Phạm vi khoa họ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Tạ Thị Thúy Khải

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRONG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG GIS VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Tạ Thị Thúy Khải

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRONG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG GIS VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Trang 3

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Tr ăng trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu” là công

trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, tài liệu nêu trong luận văn là trung thực và

chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Tạ Thị Thúy Khải

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình sau đại học và viết luận văn này, ngoài sự nỗ lực

của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô trong

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa lý, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã

tận tình dạy bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn khoa học PGS TS

Trần Quốc Bình đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận

văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp

và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất bằng

tất cả khả năng của mình nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong

nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác gi ả luận văn

Tạ Thị Thúy Khải

Trang 5

M ỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NHU CẦU ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH 5

1.1 Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất 5

1.1.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất 5

1.1.2 Mục đích, nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất 6

1.1.3 Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện 7

1.1.4 Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện 8

1.2 Vấn đề đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất 8

1.2.1 Sự cần thiết phải đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất 8

1.2.2 Các yêu cầu đặt ra đối với bài toán đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất 9

1.3 Tổng quan về GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu 10

1.3.1 Khái niệm về GIS 10

1.3.2 Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu 12

1.3.3 Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu

trong đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất 17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG QHSDĐ PHI NÔNG NGHIỆP 20

2.1 Quy trình đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp 20

2.1.1 Thu thập tài liệu, số liệu khu vực nghiên cứu và tài liệu chuyên môn 20

2.1.2 Chuẩn bị dữ liệu đầu vào 21

2.1.3 Chuẩn hóa các dữ liệu thu thập được 21

2.1.4 Lựa chọn loại đất cần đánh giá, xác định các yêu cầu đánh giá 21

2.1.5 Phân loại tính điểm các lớp đầu vào, xác định trọng số cho các yếu tố, tính giá trị hợp lý 22

2.1.6 Tính điểm cho phương án quy hoạch 24

2.1.7 Đánh giá tính hợp lý của các phương án quy hoạch, hiển thị và trình bày kết quả đánh giá 25

2.2 Các chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch sử dụng đất 25

Trang 6

2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cụm công nghiệp 26

2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục và đào tạo 28

2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải 29

2.2.4 Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa 30

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRONG PHƯƠNG ÁN QHSDĐ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG 32

3.1 Khái quát về khu vực nghiên cứu 32

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 32

3.1.2 Các nguồn tài nguyên 34

3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 35

3.2 Giới thiệu về phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng 38

3.3 Phân tích dữ liệu 41

3.3.1 Chuẩn bị dữ liệu đầu vào 41

3.3.2 Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất cụm công nghiệp 43

3.3.3 Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất giáo dục - đào tạo 51

3.3.4 Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất bãi thải, xử lý chất thải 57

3.3.5 Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất nghĩa trang, nghĩa địa 66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 77

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI) 15

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Châu Thành 35

Bảng 3.2: Diện tích, cơ cấu các loại đất của huyện Châu Thành năm 2015 37

Bảng 3.3: Diện tích, cơ cấu các loại đất của huyện Châu Thành năm 2020 40

Bảng 3.4: Các lớp dữ liệu đầu vào 43

Bảng 3.5: Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất cụm công nghiệp 44

Bảng 3.6: Trọng số các nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cụm công nghiệp 45

Bảng 3.7: Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế 45

Bảng 3.8: Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm xã hội 45

Bảng 3.9:Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm môi trường 45

Bảng 3.10: Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cụm công nghiệp 46

Bảng 3.11: Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cụm công nghiệp 47

Bảng 3.12: Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất cụm công nghiệp 50

Bảng 3.13: Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất giáo dục - đào tạo 51

Bảng 3.14: Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất giáo dục - đào tạo 52

Bảng 3.15: Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo 53

Bảng 3.16: Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo 56

Bảng 3.17: Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải 58

Bảng 3.18: Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải 59

Bảng 3.19: Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải 60

Bảng 3.20: Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải 63

Bảng 3.21: Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa 66

Bảng 3.22: Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang,

nghĩa địa 67

Bảng 3.23: Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa 68 Bảng 3.24: Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa 70

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ khái quát về GIS 11

Hình 1.2: Thang điểm so sánh các chỉ tiêu 15

Hình 2.1: Quy trình đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 20

Hình 2.2: Cách tính trọng số của các chỉ tiêu 23

Hình 2.3: Phương pháp tính điểm cho phương án quy hoạch 24

Hình 3.1: Vị trí của huyện Châu Thành trong tỉnh Sóc Trăng 32

Hình 3.2: Lỗi topology của các đối tượng trong lớp dữ liệu đầu vào 42

Hình 3.3: Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất cụm công nghiệp 47

Hình 3.4: Bảng tính Raster giá trị hợp lý của đất cụm công nghiệp 49

Hình 3.5: Raster giá trị hợp lý của đất cụm công nghiệp 49

Hình 3.6: Vị trí quy hoạch đất cụm công nghiệp 50

Hình 3.7: Raster giá trị hợp lý của đất cơ sở giáo dục - đào tạo 55

Hình 3.8: Raster giá trị hợp lý của đất cơ sở giáo dục - đào tạo 56

Hình 3.9: Biểu đồ thống kê giá trị hợp lý của quy hoạch đất giáo dục- đào tạo 57

Hình 3.10: Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải 62

Hình 3.11: Raster giá trị hợp lý của đất bãi thải, xử lý chất thải 63

Hình 3.12: Một số hình ảnh về thu gom rác thải tại huyện Châu Thành 64

Hình 3.13: Biểu đồ thống kê giá trị hợp lý của quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải 64

Hình 3.14: Vị trí quy hoạch bãi chôn lấp rác xã Thuận Hòa 65

Hình 3.15: Vị trí quy hoạch bãi chôn lấp rác xã Hồ Đắc Kiện 65

Hình 3.16: Vị trí đề xuất quy hoạch bãi chôn lấp rác của luận văn 66

Hình 3.17: Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa 69

Hình 3.18: Raster giá trị hợp lý của đất nghĩa trang, nghĩa địa 70

Hình 3.19: Vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa chưa hợp lý 71

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tí nh cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên hữu hạn, tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng; có ý nghĩa kinh tế, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Với vị trí và vai trò đặc biệt của đất đai, cần thiết phải có một chiến lược tổng thể sử dụng nguồn tài nguyên quý giá của Quốc gia thông qua quy hoạch sử dụng đất Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đã được thể chế hóa bằng hệ thống các văn bản pháp luật

Công tác quy hoach sử dụng đất đai được Nhà nước coi trọng Luật Đất đai năm

2013 (chương 4, điều 35 – 51) quy định rõ nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo ngành, theo cấp lãnh thổ hành chính và được cụ thể hóa tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của Nhà nước, nó mang tính tổng quát và bao hàm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều đối tượng sử dụng đất với các mục đích khác nhau Việc quy hoạch

sử dụng đất phải đi trước một bước, làm cơ sở cho các ngành tiến hành quy hoạch của ngành mình, như vậy mới khắc phục được những tồn tại trong quá trình sử dụng đất đai

Công tác lập, triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về cơ bản ngày càng hoàn thiện và đạt được kết quả tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết: việc lựa chọn địa điểm bố trí công trình quy hoạch gặp nhiều khó khăn, đôi khi thực hiện theo cảm tính, tương đối, dựa trên đánh giá một vài yếu tố nổi bật nhất với nhà quy hoạch, chưa tính đến các yếu tố tác động của môi trường và xã hội Vì vậy, tính hợp lý của phương án quy hoạch không được quan tâm đúng mức, dễ gây nên tình trạng quy hoạch treo, kém hiệu quả, thường xuyên phải điều chỉnh, gây tốn kém về kinh tế

và ảnh hưởng đến xã hội

Đánh giá tính hợp lý của phương án QHSDĐ là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi người đánh giá phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực và sử dụng phương pháp đánh giá đúng đắn Cơ sở để đánh giá là dựa trên các tiêu chí khác nhau về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường Các vấn đề nêu trên được giải quyết bằng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu Ứng dụng GIS để thực hiện quy trình đánh giá giúp đạt được

Trang 10

kết quả tối ưu GIS cho phép chúng ta phân tích, xử lý dữ liệu không gian, tính toán đến nhiều chỉ tiêu và tích hợp các lớp thông tin phục vụ cho việc đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng QHSDĐ dựa trên việc tính toán các chỉ tiêu

Xuất phát từ những lý do này, đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tính hợp lý về phân

bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu” có tính cấp thiết cao

2 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng phương pháp đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng đất phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ cấp huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu

3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan về QHSDĐ và nhu cầu đánh giá tính hợp lý về không gian của đối tượng trong phương án QHSDĐ

- Nghiên cứu quy trình ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong việc đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ cấp huyện

- Ứng dụng quy trình trên để đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của một số loại đất phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ của huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm điều chỉnh phương án QHSDĐ cho hợp lý hơn

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Châu

Thành, tỉnh Sóc Trăng

Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu trong vấn đề: Đánh giá tính hợp lý

về phân bố không gian của một số loại đất phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ cấp huyện trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu Cụ thể:

- Đất cụm công nghiệp;

- Đất cơ sở giáo dục – đào tạo;

- Đất bãi thải, xử lý rác thải;

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu về điều

kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, báo cáo thuyết minh tổng hợp và bản đồ QHSDĐ đến năm 2020 của huyện Châu Thành, các số liệu thống

kê, kiểm kê về diện tích các loại đất của huyện Châu Thành để phục vụ cho việc nghiên cứu;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp các tài liệu thu thập

được Ngoài những tài liệu được thu thập trong quá trình điều tra, khảo sát tại huyện Châu Thành đề tài còn sử dụng các tài liệu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như bài viết, báo cáo trong và ngoài nước, sách tạp chí, giáo trình, mạng internet, ;

- Phương pháp đánh giá định lượng: đưa ra những số liệu có tính khách quan

cao phục vụ trợ giúp cho quyết định Ưu thế của phương pháp đánh giá định lượng là:

có thể đánh giá tổng hợp được nhiều yếu tố cùng một lúc, có thể dễ dàng áp dụng công nghệ thông tin trong phần lớn các bước của quy trình lựa chọn vị trí Vì vậy, độ tin cậy tốt hơn so với phương pháp định tính và có thể đánh giá trên quy mô lớn với mức độ chi tiết cao, có sức thuyết phục cao hơn

- Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu: để xác định mức độ ảnh hưởng của các

yếu tố và tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá Trong đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ, thường sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân tích tính hợp lý và kết quả tổ hợp các tiêu chí này được sử dụng

như là công cụ hỗ trợ ra quyết định Trong phân tích đa chỉ tiêu, bước đầu tiên quan

trọng nhất là xác định tập hợp các phương án cần để đánh giá Tiếp theo, lượng hóa các tiêu chí, xác định tầm quan trọng tương đối của những phương án tương ứng với

mỗi tiêu chí

- Phương pháp phân tích không gian bằng GIS: để đánh giá các yếu tố ảnh

hưởng đến việc đánh giá tính hợp lý của phương án quy hoạch Các chức năng xử lý phân tích không gian của GIS bao gồm: Chuyển đổi tọa độ, chồng xếp các lớp bản đồ, chuẩn hóa dữ liệu,

- Phương pháp chuyên gia: thu nhận các tri thức tổng hợp từ nhiều ngành,

nhiều lĩnh vực khác nhau để đánh giá vai trò của các chỉ tiêu không gian trong QHSDĐ đất phi nông nghiệp; Tham khảo ý kiến chuyên gia về các lĩnh vực đất đai,

Trang 12

kinh tế, xã hội, môi trường làm cơ sở để đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp

- Phương pháp thử nghiệm thực tế: dùng để kiểm chứng kết quả nghiên cứu tại

địa bàn huyện Châu Thành, tính Sóc Trăng

6 Kết quả và ý nghĩa của đề tài

- Kết quả đạt được:

+ Quy trình và chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của một số đối tượng quy hoạch sử dụng đất: đất cụm công nghiệp; đất cơ sở giáo dục và đào tạo; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất nghĩa trang, nghĩa địa

+ Đưa ra đánh giá hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng trong phương

án QHSDĐ huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2020 và một số kiến nghị điều chỉnh phương án QHSDĐ của huyện

- Ý nghĩa của đề tài:

+ Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn là đã đưa ra được quy trình đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng trong phương án quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu

+ Ý nghĩa thực tiễn: góp phần đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các loại đất chính trong phương án QHSDĐ huyện Châu Thành đến năm 2020

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 Quy hoạch sử dụng đất và nhu cầu đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng quy hoạch;

Chương 2 Phương pháp đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng QHSDĐ phi nông nghiệp;

Chương 3 Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

Trang 13

Chương 1 QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NHU CẦU ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH

1.1 Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất

1.1.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội có tính chất đặc thù Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội [9]

Có rất nhiều quan điểm về quy hoạch đất đai đã được đưa ra từ trước đến nay

Về cơ bản quy hoạch sử dụng đất là tổng hợp của ba biện pháp [9]:

- Biện pháp pháp chế nhằm đảm bảo chế độ quản lý và sử dụng đất theo đúng pháp luật, nó giao quyền hạn và nghĩa vụ cho các chủ sử dụng đất

- Biện pháp kỹ thuật áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý trên cơ sở khoa học kỹ thuật

- Biện pháp kinh tế, đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và

có hiệu quả cao tiềm năng của đất

Như vậy quy hoạch sử dụng đất được hiểu đầy đủ như sau: Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ

chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu

sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả

sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường [9]

Theo điều 3, Luật Đất đai năm 2013, QHSDĐ được định nghĩa như sau: “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định” [14]

Trang 14

1.1.2 Mục đích, nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất

Mục tiêu quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất là việc sử dụng hiệu quả

và bền vững nhất tài nguyên đất đai - một tài nguyên hữu hạn Có thể hiểu mục tiêu này cụ thể như sau [9]:

- Sử dụng có hiệu quả đất đai: Việc sử dụng có hiệu quả đất đai hết sức khác

biệt giữa các chủ sử dụng đất Cụ thể, với các cá nhân sử dụng đất thì việc sử dụng có

hiệu quả chính là việc thu được lợi ích cao nhất trên một đơn vị tư bản đầu tư trên một đơn vị diện tích đất đai Còn đối với Nhà nước thì vấn đề hiệu quả của việc sử dụng đất mang tính tổng hợp hơn bao gồm các nội dung: toàn vẹn lãnh thổ, an toàn lương

thực quốc gia, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

- Sử dụng đất phải có tính hợp lý chấp nhận được: Sử dụng đất đai phải có tính

hợp lý và được xã hội chấp nhận Những mục đích này bao gồm các vấn đề về an ninh

lương thực, việc làm và đảm bảo thu nhập cho cư dân ở nông thôn Sự cải thiện và phân phối lại đất đai có thể đảm bảo làm giảm sự không đồng đều về kinh tế giữa các vùng khác nhau, giữa các chủ sử dụng đất khác nhau và góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo

- Tính bền vững: Việc sử dụng đất bền vững là phương thức sử dụng đất mang

lại hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu trước mắt đồng thời đảm bảo được tài nguyên đất đai đáp ứng được cho các nhu cầu sử dụng đất trong tương lai

Theo Điều 35, Luật Đất đai năm 2013, việc lập quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

1 Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội, quốc phòng, an ninh;

2 Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp

với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh

tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã;

Trang 15

3 Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

4 Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với

biến đổi khí hậu;

5 Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

6 Dân chủ và công khai;

7 Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích

quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường;

8 Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải

bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền quyết định, phê duyệt

1.1.3 C ăn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Ý chí của toàn Đảng, toàn dân về vấn đề đất đai đã được thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật Những văn bản tạo cơ sở vũng chắc cho công tác lập quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất đai, giúp giải quyết về mặt nguyên tắc những câu hỏi đặt ra: sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập quy hoạch sử dụng đất đai Trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất đai, nội

dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai quy định tại Khoản 4, Điều 22, Luật Đất đai năm 2013

Trên nguyên tắc quy định của Luật, người sử dụng đất, cơ quan quản lý về đất đai phải thực hiện việc sử dụng, quản lý theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt và có hiệu lực thi hành Do đó, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được lập, công bố, thực hiện theo quy trình Luật định Điều 40 Luật Đất đai, Khoản 3, Điều 7 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và Khoản 8, Điều

2 của Nghị định số 01/2017/NĐ- CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật Đất đai quy định chi tiết nội dung này

Quy định về bản đồ quy hoạch sử dụng đất, ký hiệu và thông số màu các loại đất cần tuân theo Điều 3 của Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 Ký hiệu thủy hệ và các đối tượng khác trên bản đồ sẽ được thực hiện theo Thông tư số

Trang 16

28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

1.1.4 Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập trên cơ sở tổng hợp các tài liệu và

dữ liệu như: QHSDĐ cấp tỉnh; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp

tỉnh, cấp huyện; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, thành phố trực thuộc

tỉnh; hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước; nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện,

của cấp xã; định mức sử dụng đất; tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến

việc sử dụng đất

Nội dung QHSDĐ cấp huyện được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 40,

Chương IV, Luật Đất đai năm 2013:

- Định hướng sử dụng đất 10 năm;

- Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất

cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;

- Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất

1.2 Vấn đề đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất

1.2.1 Sự cần thiết phải đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất

Việc đánh giá quy hoạch sử dụng đất ở các nước trên thế giới được đề cập rất nhiều, nhất là các nước phát triển, nơi mà quy hoạch là một yếu tố rất quan trọng Người ta luôn mong muốn làm thế nào để đánh giá được quy hoạch sử dụng đất có đạt được mục tiêu của họ hay không và quy hoạch như thế nào để có thể đạt được mục tiêu đó

Ở Việt Nam, quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện trong một thời gian khá dài Tại khu vực nông thôn, quy hoạch sử dụng đất chủ yếu dựa trên việc đánh giá tính thích hợp của đất cho sản xuất nông nghiệp và thể hiện rất nhiều số liệu thống kê Tại

Trang 17

khu vực đô thị công tác quy hoạch sử dụng đất đã có tính đến các yếu tố cảnh quan và môi trường nhưng ở một mức thấp và trong đa số trường hợp phương án quy hoạch chưa phải là một phương án tối ưu nhất Nội dung chủ yếu thiên về thống kê, phân bổ

về số lượng, mang tính khoanh định các loại đất theo mục tiêu quản lý hành chính; việc tính toán xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn mang nặng tính tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực, chưa có tiêu chuẩn đầy

đủ để tính hết các hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường nhằm đảm bảo sử dụng đất lâu bền trên cơ sở các luận cứ khoa học, chưa phát huy cao nhất các tiềm năng đất đai nên chất lượng của phương án quy hoạch sử dụng đất chưa cao, tính khả thi còn thấp [9]

Quy hoạch sử dụng đất có những đặc điểm riêng biệt, khác với các chính sách (bằng lời nói, văn bản) Quy hoạch sử dụng đất liên quan đến vị trí không gian, các quy hoạch đều được thực hiện trong không gian mà ở đây là bề mặt Trái đất, vùng lãnh thổ Mọi sự bố trí sắp xếp, phân phối các hoạt động đều gắn với vị trí không gian Do

đó, phải dựa trên các bản đồ, bản vẽ mà phân định các mối quan hệ không gian giữa các đối tượng sử dụng hay chiếm đóng trên bề mặt đất đai Vì vậy việc đánh giá tính hợp lý của vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất là một vấn đề khó thực hiện nhưng rất quan trọng trong công tác quy hoạch sử dụng đất

1.2.2 Các yêu cầu đặt ra đối với bài toán đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất

Bài toán đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất là có cơ sở khoa học,có tính khả thi trong thực tiễn, có tính đến tác động của các đối tượng quy hoạch khác trong tương lai và được chấp nhận bởi xã hội Các phương án quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng trên cơ sở có sự hiệp

thương (thông qua hội nghị, hội thảo để thỏa thuận và lấy ý kiến đóng góp) với các ban ngành liên quan về nhu cầu diện tích, loại đất và phạm vi phân bố sử dụng Quá trình được lặp lại nhiều lần cho đến khi thống nhất được các chỉ tiêu khung và chỉ tiêu

sử dụng các loại đất của ban ngành Yêu cầu của phương án quy hoạch là: được các ban ngành chấp nhận, phù hợp với tình hình thực tế và có tính khả thi cao

Quy hoạch sử dụng đất là cần thiết trên cơ sở đánh giá đa diện theo nhiều khía cạnh Để đánh giá được tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch sử dụng đất nhất thiết phải có những tiêu chí để đánh giá, đó là những tiêu chí được sử

Trang 18

dụng trong việc lựa chọn vị trí quy hoạch tối ưu, tuy nhiên nó cũng được sử dụng để đánh giá lại phương án quy hoạch đó xem có hợp lý hay không Mỗi một loại hình sử

dụng đất đều có những nét đặc trưng riêng vì thế chúng có những tiêu chí riêng để đánh giá Có thể thấy rằng các tiêu chí đánh giá hoặc phân tích cho việc lựa chọn vị trí

của các loại hình sử dụng đất có thể nhóm về 3 nhóm tiêu chí cơ bản: môi trường; xã

hội và kinh tế Việc quy hoạch một đối tượng sử dụng đất (loại hình sử dụng đất) nào

đó đều liên quan chặt chẽ đến 3 yếu tố cơ bản trên, quy hoạch đó phải đảm bảo được

về mặt môi trường sống (không gây ô nhiễm hay hủy hoại môi trường sống, ), phải mang lại lợi ích về kinh tế (như tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh tế cao, ), phải tạo sự

ổn định xã hội (có sự đồng thuận xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, )

Các yêu cầu đặt ra đối với bài toán đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất cần được tính toán cẩn thận và đảm bảo từng bước tiến hành

1.3 T ổng quan về GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu

1.3.1 Khái ni ệm về GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm lại đây GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân, đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào [10]

Có nhiều khái niệm về hệ thống thông tin địa lý khác nhau Tuy nhiên ở mức độ

tương đối chúng ta có thể hiểu GIS theo định nghĩa sau:

“Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống các thông tin được sử dụng để thu thập, lưu trữ, xây dựng lại, thao tác, phân tích, biểu diễn các dữ liệu địa lý phục vụ công tác quy hoạch hoặc ra các quyết định sử dụng đất, các nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường, giao thông, đô thị và nhiều thủ tục hành chính” [7]

Trang 19

Phần cứng

GIS

Phần mềm

Dữ liệu Phương pháp

Con người

Hình 1.1: Sơ đồ khái quát về GIS [7]

Theo sơ đồ khái quát, GIS có 5 thành phần cơ bản như sau:

- Phần cứng: Bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi cho cài đặt và

vận hành phần mềm đó

- Phần mềm: Cung cấp các chức năng và công cụ cần thiết để lưu trữ, phân tích

và hiển thị thông tin địa lý

- Dữ liệu: Dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được thu thập nội

bộ hoặc mua từ một nhà cung cấp dữ liệu thương mại

- Phương pháp: Bao gồm toàn bộ các thủ tục và thuật toán liên quan đến nhập, biên tập, chuyển đổi dữ liệu, truy vấn và phân tích dữ liệu

- Con người: có thể là các chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và người thực

hiện hệ thống GIS

GIS có chức năng cơ bản là [7]:

- Thu thập dữ liệu: GIS cung cấp công cụ để tích hợp dữ liệu thành một định dạng chung để so sánh và phân tích Nguồn dữ liệu chính bao gồm số hóa thủ công, quét ảnh hàng không, bản đồ giấy và dữ liệu số hóa có sẵn

- Quản lý dữ liệu: Hệ thống quản lý dữ liệu hiệu quả phải đảm bảo các điều kiện về

an toàn dữ liệu, toàn vẹn dữ liệu, lưu trữ và trích xuất dữ liệu, thao tác dữ liệu

- Phân tích không gian: Phân tích không gian cung cấp các chức năng như nội dung không gian, tạo vùng đệm, chồng lớp Một số phép phân tích không gian chính

Trang 20

được sử dụng trong luận văn như: tính khoảng cách Euclidean, chuyển đổi dữ liệu từ vector sang raster và ngược lại,…

+ Tính khoảng cách Euclidean: Khoảng cách Euclidean (khoảng cách Ơ-clit) là khoảng cách đường thẳng (khoảng cách tính theo đường chim bay) giữa hai điểm trên

một mặt phẳng Trong phương pháp phân tích khoảng cách Euclidean, khoảng cách được tính là khoảng cách từ tâm của cell nguồn đến tâm của các cell xung quanh

+ Chồng xếp các lớp thông tin (Overlay): Overlay là quá trình chồng khít hai lớp dữ liệu bản đồ với nhau để tạo ra một lớp bản đồ mới Chồng xếp thực hiện điều này bằng cách kết hợp thông tin một lớp này với một lớp khác để lấy ra dữ liệu thuộc tính từ một trong hai lớp Các thao tác phân tích đòi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu

phải được liên kết vật lý Sự chồng xếp này, hay liên kết không gian, có thể là sự kết

hợp dữ liệu về đất và độ dốc; đất và ô nhiễm không khí;

Để gộp hai lớp trên bản đồ phải thống nhất về hệ quy chiếu, thống nhất về tỷ lệ,

có được điều kiện này ta mới tiến hành overlay được Quá trình chồng xếp thường được tiến hành qua 2 bước: Xác định tọa độ các giao điểm và tiến hành chồng khít hai

lớp bản đồ tại giao điểm này và kết hợp dữ liệu không gian, thuộc tính của hai lớp bản

đồ Các phép toán overlay bao gồm: phép hợp (Union), phép giao (Intersect) và phép đồng nhất (Identity) Có 2 dạng là chồng xếp lớp thông tin raster và chồng xếp lớp thông tin vector

- Phân tích dữ liệu thuộc tính: bao gồm chức năng soạn thảo, kiểm tra và phân tích dữ liệu

- Hiển thị kết quả: Hiển thị trực quan là một trong những khả năng đáng chú ý

nhất của GIS, cho phép người dùng sử dụng tương tác hữu hiệu với dữ liệu

1.3.2 Ph ương pháp phân tích đa chỉ tiêu

Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA - Multi-Criteria Analysis) là một phép phân tích tổ hợp các chỉ tiêu khác nhau để cho ra một kết quả cuối cùng Phân tích đa chỉ tiêu MCA cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng khác nhau của các tiêu chuẩn khác nhau hay là trọng số của các tiêu chuẩn liên quan Để xác định

trọng số của các tiêu chuẩn, người ta thường dùng phương pháp tham khảo tri thức

Trang 21

chuyên gia, kinh nghiệm của cá nhân Trong vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn, bước đầu tiên quan trọng nhất là xác định tập hợp các phương án (alternatives) và tập hợp

những tiêu chuẩn (criteria) mà những phương án cần để đánh giá Tiếp theo, lượng hóa các tiêu chuẩn, xác định tầm quan trọng tương đối của những phương án tương ứng

với mỗi tiêu chuẩn [35]

Ngoài ra, có thể vận dụng hệ thông tin địa lý GIS để thực hiện hoặc tự động hóa các quy trình lựa chọn vị trí Nhìn chung, nhu cầu ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu là rất lớn bởi khi kết hợp GIS với phương pháp phân tích đa chỉ tiêu, việc lựa chọn vị trí cho các đối tượng quy hoạch trở nên chính xác hơn và dễ dàng hơn rất nhiều Các ứng dụng của MCA chủ yếu là đánh giá tác động của một quá trình đến môi trường, hỗ trợ bài toán quy hoạch để lựa chọn vị trí phù hợp nhất cho một mục đích xác định Các bước thực hiện MCA bao gồm [35]:

a, Xác định các chỉ tiêu cần đánh giá

Việc đầu tiên là lựa chọn các chỉ tiêu cần thiết để phục vụ cho việc đánh giá Đa

số các trường hợp một chỉ tiêu không phải là một biến đơn giản mà là tổ hợp của các

dữ liệu thuộc tính và hình học khác nhau

Ví dụ địa điểm thích hợp cho việc xây dựng trường mầm non có 3 nhóm chỉ tiêu sau: chỉ tiêu về kinh tế (trường mầm non nên xây dựng ở những khu vực đất chưa

sử dụng, đất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp; giảm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cho xây dựng), chỉ tiêu về môi trường (tăng khoảng cách đến bãi rác, nghĩa địa

và khu công nghiệp), chỉ tiêu xã hội (thuận tiện cho trẻ đến trường)

b, Phân khoảng chỉ tiêu

Các chỉ tiêu có tầm quan trọng khác nhau đối với một mục đích nhất định và trong từng chỉ tiêu, mức độ thích hợp cũng khác nhau Vì vậy mà chúng phải được xếp theo thứ tự cho một mục đích riêng biệt

c, Xác định trọng số

Các chỉ tiêu trong việc đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của đất phi nông nghiệp cần xác định trọng số cho từng loại Bởi vì không phải mức độ quan trọng của chỉ tiêu nào cũng giống nhau Đại đa số các trường hợp là khác nhau và cần phải xác định mức độ quan trọng tương đối của chúng Trọng số của các chỉ tiêu có thể tính thông qua thuật toán thống kê, phép đo, hoặc dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết chủ quan

Trang 22

của chuyên gia Quá trình phân tích phân cấp (Analytical Hierarchy Process - AHP) do

GS Saaty nghiên cứu và sau đó phát triển từ những năm 80 [38] Đây là một phương pháp tính toán trọng số áp dụng cho các bài toán ra quyết định đa tiêu chuẩn AHP là

một kỹ thuật tạo quyết định, nó giúp cung cấp một tổng quan về thứ tự sắp xếp của

những lựa chọn thiết kế và nhờ vào nó mà ta tìm được một quyết định cuối cùng hợp

lý nhất AHP giúp những người làm quyết định tìm thấy cái gì là hợp lý nhất cho họ và giúp họ việc hiểu những vấn đề của mình AHP cung cấp một khung sườn chính xác cho cấu trúc một vấn đề cần giải quyết AHP kết hợp chặt chẽ với chuẩn quyết định và

người làm quyết định sẽ dùng phương pháp so sánh theo cặp để xác định việc đánh đổi qua lại giữa các mục tiêu Các câu hỏi được đặt ra là X có lợi hơn, thoả mãn hơn, đóng góp nhiều hơn, vượt hơn,… so với Y, Z bao nhiêu lần (X, Y, Z là nhân tố tác động đến đối tượng) Các câu hỏi rất quan trọng, nó phải phản ánh mối liên hệ giữa các thành

phần của một mức với tính chất của mức cao hơn Một quy trình AHP có thể được tóm tắt thành các bước sau [39]:

1 Xác định các phương án có thể có và xác định các tiêu chí quan trọng trong

việc quyết định Tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu cần nghiên cứu, phân cấp và loại bỏ các chỉ tiêu kém quan trọng

2 Với mỗi tiêu chí của mỗi cặp phương án, người ra quyết định sẽ thể hiện ý

kiến của mình về tầm quan trọng của chúng so với nhau (Ví dụ địa điểm của phương

án A tốt hơn địa điểm của phương án B) dưới dạng một phân số có giá trị từ 1/9 – 9

3 Người ra quyết định sẽ xác định tầm quan trọng tương đối của các chỉ tiêu

Ví dụ, nếu đang cân nhắc phương án mua một căn nhà, nhà đầu tư có thể nói rằng với tôi địa điểm là quan trọng nhất, sau đó đến giá cả và cuối cùng là thời gian

4 Mỗi ma trận về tầm quan trọng này sẽ được đánh giá bằng cách sử dụng các giá trị số để đảm bảo tính thống nhất của câu trả lời Bước này sẽ sinh ra một "hệ số

nhất quán" và giá trị bằng "1" nghĩa là các tiêu chí và tầm quan trọng của chúng đã

thực sự nhất quán Tuy nhiên, giá trị này sẽ nhỏ hơn một nếu người ra quyết định nói

rằng: X quan trọng hơn Y, Y quan trọng hơn Z và Z lại quan trọng hơn X (vị trí như

vậy sẽ không nhất quán với nhau) Đây chính là bước tạo nên làm cho mọi người tin

rằng AHP là một mô hình, mà trên lý thuyết, nó được xây dựng có căn cứ vững chắc

5 Sau đó, mỗi phương án sẽ được tính toán và cho điểm tổng hợp Dựa trên số điểm có được, quyết định cuối cùng sẽ được lựa chọn

Trang 23

Hình 1.2: Thang điểm so sánh các chỉ tiêu

Ma trận mức độ quan trọng của các chỉ tiêu thường được xây dựng dựa trên ý kiến chuyên gia Tuy nhiên, ma trận này sẽ phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người ra quyết định Do đó, cần phải xem xét đến tính nhất quán khi đánh giá Theo Thomas L Saaty, ta có thể sử dụng tỷ số nhất quán của dữ liệu (Consistency Ratio - CR) để đánh giá tính hợp lý của các giá trị mức độ quan trọng của các chỉ tiêu Tỷ số này so sánh mức độ nhất quán với tính khách quan (ngẫu nhiên) của dữ liệu [25, 26]:

CI: chỉ số nhất quán (Consistency Index) RI: chỉ số ngẫu nhiên (Random Index) RI được xác định

từ bảng cho sẵn

λmax : giá trị riêng của ma trận so sánh

n : số nhân tố

Wi: Trọng số của chỉ tiêu i

Bảng 1.1: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI)

Nếu giá trị tỷ số nhất quán CR < 0,1 nghĩa là sự đánh giá của người ra quyết định tương đối nhất quán, là chấp nhận được Nếu lớn hơn đòi hỏi người ra quyết định thu giảm sự không đồng nhất bằng cách thay đổi giá trị mức độ quan trọng giữa các cặp chỉ tiêu

Ít quan trọng hơn

Quan trọng như nhau

Quan trọng hơn

Quan trọng nhiều hơn

Rất quan trọng hơn

Vô cùng quan trọng hơn

Trang 24

Xét một ví dụ về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu X1; X2; X3:

X1 so với X2 = 3 (X1 quan trọng hơn X2)

X1 so vơi X3 = 1/5 (X3 quan trọng hơn nhiều X1)

X2 so với X3 = 1/7 (X3 quan trọng hơn rất nhiều X2)

Xi: Điểm của chỉ tiêu i

Kết quả là sau khi ứng dụng GIS kết hợp với phương pháp phân tích đa chỉ tiêu

sẽ thu được bản đồ với chỉ số thích hợp cho từng vị trí Từ phương án có chỉ số cao nhất sẽ được người ra quyết định lựa chọn

Trang 25

1.3.3 Tình hình nghiên c ứu ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong quy

ho ạch sử dụng đất

1.3.3.1 Tình hình nghiên c ứu trên thế giới

Trên thế giới, các nhà quản lý và các nhà khoa học đã quan tâm rất sớm đến bài toán lựa chọn vị trí cho các công trình QHSDĐ là một trong những nhiệm vụ quan

trọng được đặt lên hàng đầu Việc phân bổ quỹ đất theo các mục đích sử dụng đất sao cho phát huy tối đa hiệu quả sản xuất mà vẫn đảm bảo được sự phát triển bền vững của

nền kinh tế Đây là một bài toán phức tạp, đòi hỏi phải thu thập, phân tích, xử lý, lưu

trữ và phân phối một khối lượng lớn các dữ liệu không gian Do đó, việc áp dụng hệ thông tin địa lý (GIS) kết hợp với phương pháp phân tích đa chỉ tiêu đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới H Javaheri và nnk (2006), Alshehri và

H Samadyar (2014) đều sử dụng công nghệ GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu AHP nhằm tìm ra vị trí phù hợp xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (BCL CTRSH) [25, 34] Các tác giả nhận định, để có thể giải quyết bài toán lựa chọn vị trí thì cần phải sử dụng đến phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và nhấn mạnh GIS là công

cụ hỗ trợ mạnh cho giai đoạn phân tích dữ liệu không gian Khả năng ứng dụng của GIS và phân tích đa chỉ tiêu trong lựa chọn vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn cũng đã được chỉ ra bởi A A Isalou và nnk (2012) [24] Tuy nhiên, nhóm tác giả này không sử

dụng phương pháp AHP truyền thống mà sử dụng phương pháp ANP để xác định

trọng số cho các yếu tố, đồng thời kết hợp với phương pháp mờ để tìm ra vị trí tối ưu

nhất Nghiên cứu này cũng chỉ ra việc kết hợp giữa hai phương pháp mờ và ANP ANP) sẽ cho ra kết quả tốt hơn khi so sánh với phương pháp AHP

(F-Việc kết hợp giữa GIS và phương pháp MCA trong lựa chọn địa điểm bố trí một

số loại công trình QHSDĐ rất phổ biến Trong các công trình của Suleyman Demirel University (2011), Shrivastava (2003), Ni-Bin Chang và nnk (2008), Huang (2006), Javaheri (2006), A A Isalou và nnk (2012), Basac (2006), Sharifi (2004), và Alshehri (2008) [24, 27, 28, 33, 34, 36, 40, 41], MCA được sử dụng để xác định mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố còn GIS được sử dụng để đánh giá các yếu tố và tích hợp kết quả

Nhìn chung, hiện nay bài toán lựa chọn vị trí ứng dụng GIS và MCA chủ yếu

mới áp dụng cho các bãi chôn lấp chất thải mà chưa ứng dụng nhiều cho các loại công

Trang 26

trình quy hoạch khác như khu dân cư, khu công nghiệp, khu dịch vụ, Ví dụ như H Shahbandarzadeh và Ahmad Ghorbanpour [32] đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu ANP (Analytic Network Process) kết hợp với phương pháp ISM (Interpretive Structural Modelling) và phương pháp mờ nhằm xác định vị trí phù hợp cho việc đặt các trung tâm chăm sóc sức khỏe Thông qua nghiên cứu tài liệu và phỏng

vấn thực tế, các tác giả đã xác định được 16 yếu tố có tác động tới quá trình lựa chọn

vị trí này Tất cả các yếu tố đều được định lượng và xác định trọng số (mức độ ảnh

hưởng) thông qua phương pháp phân tích đa chỉ tiêu ANP H Shahbandarzadeh và nnk [31] cũng đã áp dụng phương pháp này cho việc lựa chọn vị trí đặt các trạm xăng Alshehri [27] thì xét đến 2 tiêu chí đơn giản là khoảng cách tới các trường cao đẳng

hiện có và mật độ dân cư ở khu vực quanh vị trí dự kiến để lựa chọn vị trí cho các

trường cao đẳng công nghệ ở A-rập Xê-út

1.3.3.2 Tình hình nghiên c ứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, vấn đề ứng dụng GIS và MCA trong lựa chọn địa điểm bố trí công trình QHSDĐ cũng đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu trong

nước Bùi Văn Ga và nnk (2001) đã phát triển phần mềm LandFill nhằm hỗ trợ quy

hoạch bãi chôn lấp rác trên cơ sở ứng dụng GIS và phân tích đa chỉ tiêu [8] Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, việc tính toán trọng số cho các yếu tố vẫn chưa được xác định rõ ràng Vai trò của GIS và phân tích đa chỉ tiêu cũng được thể hiện trong nghiên

cứu của Lê Phương Thúy (2009) Tác giả đã ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu AHP và GIS để quy hoạch BCL CTRSH cho huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội [13] Tác giả kiến nghị mặc dù việc ứng dụng GIS và phân tích đa chỉ tiêu đã lựa chọn

ra vị trí quy hoạch phù hợp nhất nhưng sự chấp thuận của chính quyền và người dân địa phương cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng Đặc biệt, công tác tuyên truyền giải thích tới người dân khi thực hiện phương án quy hoạch cần phải được quan tâm đúng

mức Việc kết hợp giữa GIS và phương pháp MCA trong lựa chọn địa điểm bố trí một

số loại công trình QHSDĐ rất phổ biến Trần Quốc Bình và nnk [42] đã ứng dụng GIS

và MCA để tìm địa điểm thích hợp cho BCL CTRSH của huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Đăng Phương Thảo và nnk [11] cũng đã ứng dụng GIS và MCA để xác định vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn cho quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Linh (2015) đã ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu ISM/F-

Trang 27

ANP và GIS trong lựa chọn vị trí quy hoạch BCL CTRSH trên địa bàn huyện Hưng

Hà, Thái Bình [12] Phương pháp ISM/F-ANP đã được áp dụng nhằm khắc phục các

hạn chế của AHP là chưa tính đến các mối quan hệ, sự tương tác giữa các tiêu chí với nhau Tác giả đã xây dựng được một quy trình ứng dụng các phương pháp ISM/F-ANP

và GIS trong lựa chọn địa điểm bố trí các đối tượng QHSDĐ

Ngoài ra, vai trò của GIS và phân tích đa chỉ tiêu cũng được thể hiện trong đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất qua nghiên cứu của Phùng Vũ Thắng (2012) [21] Tác giả đã xây dựng được bộ chỉ tiêu đánh giá và trên cơ sở đó thực hiện đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian cho 6 loại đất trong phương án quy hoạch sử dụng đất đang được xây dựng của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tạo cơ sở cho việc góp ý, chỉnh sửa phương án quy hoạch sử dụng đất cho hợp lý trước khi trình phê duyệt

Nói chung, sự kết hợp giữa phương pháp phân tích đa chỉ tiêu AHP và GIS được rất nhiều tác giả trên thế giới và tại Việt Nam lựa chọn với mục đích xác định

trọng số cho các yếu tố ảnh hưởng cũng như phân tích, đánh giá kết quả Tuy nhiên, khi xác định trọng số, vấn đề về sự tương tác, mối quan hệ giữa các yếu tố vẫn chưa được nghiên cứu và quan tâm đúng mức Do đó, nhu cầu thực tế hiện nay cần có một quy trình và phương pháp tính toán cụ thể hơn nữa nhằm đánh giá được mối quan hệ

giữa các yếu tố ảnh hưởng và cũng để hỗ trợ các nhà quy hoạch tìm được giải pháp phù hợp cho việc bố trí các công trình quy hoạch hướng tới việc giảm thiểu tác động

về kinh tế, xã hội và môi trường

Điểm mới của luận văn là phân loại một số yếu tố tác động theo quy mô diện tích Ví dụ như đối với chỉ tiêu khoảng cách tới bãi chôn lấp chất thải rắn (bãi rác) thì chúng được chia thành 2 nhóm: bãi rác lớn hơn 1,0 ha được coi là bác rác lớn và những bãi nhỏ hơn 1,0 ha được coi là bãi rác nhỏ (hay các điểm tập kết rác) Từ đó, luận văn phân loại và tính điểm cho từng lớp nhóm bãi rác Giá trị điểm hợp lý theo chỉ tiêu bãi rác sẽ là giá trị điểm nhỏ nhất khi chồng xếp hai lớp raster điểm số của từng nhóm bãi rác Như vậy, cùng một trọng số nhưng chỉ tiêu bãi rác được đánh giá chi tiết hơn và đảm bảo thực tế hơn

Trang 28

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ

VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 2.1 Quy trình đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp

Thu thập tài liệu, số liệu khu vực nghiên cứu và tài liệu chuyên môn

Chuẩn bị dữ liệu đầu vào Lựa chọn loại đất cần đánh giá

Xác định các yêu cầu đánh giá tính hợp lý của phương án quy hoạch

Phân loại và tính điểm

Tính điểm kết hợp của các lớp (Raster giá trị hợp lý)

Tính điểm phương án quy hoạch

Phân tích tính hợp lý của phương

án quy hoạch

Lựa chọn loại đất khác

Hình 2.1: Quy trình đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp bằng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu

2.1 1 Thu thập tài liệu, số liệu khu vực nghiên cứu và tài liệu chuyên môn

Thu thập tài liệu nhằm xác định nhu cầu bố trí đối tượng QHSDĐ Do đó các tài liệu cần thu thập bao gồm bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các số liệu thống kê, báo cáo quy hoạch,… của khu vực nghiên cứu Ngoài ra còn có các tài liệu liên quan, đặc biệt

Trang 29

là các quy chuẩn ngành về loại đối tượng QHSDĐ (ví dụ như quy chuẩn của ngành xây dựng đối với trường học, bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, ) Không chỉ thu thập

dữ liệu trong phạm vi khu vực nghiên cứu mà còn cả ở các khu vực lân cận

2.1 2 Chuẩn bị dữ liệu đầu vào

Các dữ liệu thu thập được thường nằm ở dạng giấy và từ nhiều nguồn khác nhau nên cần phải số hóa cũng như chuẩn hóa chúng trước khi phân tích Tiến hành chuyển dữ liệu sang định dạng Geodatabase trong phần mềm ArcGIS Đầu tiên, cần tách để lấy các lớp đối tượng phục vụ cho quá trình nghiên cứu, giữ và tạo thêm các trường thuộc tính quan trọng liên quan đến vấn đề đánh giá Mục đích là cung cấp dữ liệu đầu vào và đảm bảo mối quan hệ topology giữa các đối tượng Do đó, cần thiết lập quy tắc topology và tiến hành kiểm tra, sửa lỗi để tạo ra dữ liệu có chất lượng

2.1.3 Chu ẩn hóa các dữ liệu thu thập được

Trên cơ sở các yếu tố đã được xác định và phân tích ở bước 2, tiến hành thu thập tất cả các dữ liệu để sử dụng đánh giá các yếu tố Các dữ liệu quan trọng nhất là: bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, định hướng quy hoạch đô thị, quy hoạch không gian Do các dữ liệu này thường nằm ở dạng giấy và thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nên cần phải số hóa cũng như chuẩn hóa chúng trước khi phân tích Cần chú ý thu thập dữ liệu không chỉ trong phạm vi khu vực nghiên cứu mà còn cả ở các khu vực lân cận

2.1 4 Lựa chọn loại đất cần đánh giá, xác định các yêu cầu đánh giá

Trong phương án quy hoạch sử dụng đất, đa phần các loại đất đều được quy hoạch trên cơ sở đáp ứng nhu cầu sử dụng tại địa phương Việc đánh giá tất cả các loại đất được quy hoạch trong khu vực đó xem có phù hợp không sẽ mất nhiều thời gian

Vì vậy, luận văn sẽ tiến hành xem xét đánh giá một số loại đất mang tính phổ biến ở khu vực đó và có tính quyết định lớn đến kinh tế, xã hội, môi trường ở khu vực đó để đánh giá

Để đánh giá mỗi loại đất cần có những yêu cầu riêng Xây dựng một bộ chỉ tiêu đánh giá theo thứ tự giảm dần của mức độ quan trọng, bao gồm: tính an toàn; vị trí (được hiểu là vị trí đến các khu dân cư có thuận tiện hay không); môi trường; địa chất; địa hình; diện tích và hình thể; khả năng tiếp cận (đến các tuyến đường giao thông); dịch vụ xã hội (dịch vụ thu gom rác, ); tiện ích khác (như hệ thống điện, nước sinh

Trang 30

hoạt, cống rãnh); giá cả; tính sẵn có (khu quy hoạch phải có sẵn để bán hoặc dễ giải phóng mặt bằng, di dời nhà cửa, ); sự chấp thuận của cộng đồng

2.1.5 Phân loại tính điểm các lớp đầu vào, xác định trọng số cho các yếu tố, tính giá trị hợp lý

2.1 5.1 Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào

Để đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch cần xác định các yếu tố để đánh giá Với mỗi loại đất cần đánh giá sẽ xây dựng được nhiều yếu

tố khác nhau chẳng hạn như yếu tố về hiện trạng sử dụng đất, khoảng cách đến đường giao thông, độ dốc, khoảng cách đến khu dân cư Mỗi yếu tố này sẽ được phân loại và cho điểm trong từng trường hợp cụ thể Ví dụ, trong việc đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn thì khoảng cách đến trường học càng gần càng tốt, nhưng phương án quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa thì càng xa càng tốt Như vậy, để đánh giá chính xác từng yêu tố cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và phải có sự tham khảo của các chuyên gia

Việc phân loại và tính điểm cho các yếu tố đầu vào theo các chỉ tiêu trên ta sử

dụng GIS để tạo ra các raster khoảng cách đến các đối tượng đầu vào như giao thông, dân cư, trường học, và tính điểm cho các yếu tố liên quan đến tính chất như hiện

trạng sử dụng đất, thổ nhưỡng, địa hình, Các dữ liệu đầu vào đều phải dựa theo

phương án quy hoạch, tức là lấy ở thời điểm cuối kỳ quy hoạch chứ không phải ở thời điểm hiện tại

2.1 2.2 Xác định trọng số cho các chỉ tiêu

Các yếu tố được dùng để đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương

án quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp là tương đối nhiều và không đồng nhất về

mức độ ảnh hưởng của nó đến việc đánh giá phương án quy hoạch Tất cả các yếu tố được xác định đều ảnh hưởng tới quá trình đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian

của phương án quy hoạch sử dụng đất Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là không giống nhau Đề tài lựa chọn phương pháp phân tích phân cấp (AHP) và phương pháp chuyên gia để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

- Tính trọng số của nhóm: Sau khi thành lập được các nhóm chỉ tiêu nhờ vào

việc phân loại các chỉ tiêu Các nhóm chỉ tiêu gồm một số các chỉ tiêu cùng loại hay có tính đồng nhất về giá trị cần đánh giá hoặc có những ảnh hưởng giống nhau lên đối

Trang 31

tượng quy hoạch Đây chính là quá trình phân cấp đánh giá, nhóm được coi là chỉ tiêu

cấp 1, các chỉ tiêu trong nhóm đó được coi là chỉ tiêu cấp 2 Việc đầu tiên là xác định

trọng số của chỉ tiêu cấp 1 (trọng số của các nhóm chỉ tiêu) Chúng ta lập một ma trận vuông (gọi là ma trận ưu tiên) của các nhóm gồm n dòng và n cột (n là số nhóm) Các giá trị trong ma trận là mức độ ưu tiên của nhóm hàng i so với nhóm cột j Chúng được

lập dựa trên căn cứ vào tình hình thực tế của khu vực, ý kiến của các chuyên gia, của

người ra quyết định Các bước tính toán trọng số được thực hiện theo phương pháp AHP đã trình bày ở trên

- Tính trọng số của các chỉ tiêu trong từng nhóm: sau khi tính trọng số của các nhóm chỉ tiêu, ta tiến hành lập ma trận ưu tiên cho các chỉ tiêu trong từng nhóm và tính trọng số cho các chỉ tiêu

- Tính trọng số chung của các chỉ tiêu: trọng số cuối cùng của các chỉ tiêu được tính bằng cách tích hợp trọng số của nhóm với trọng số của chỉ tiêu đó trong từng nhóm Hình 2.2 thể hiện kết quả tổng hợp của việc tính trọng số cho các chỉ tiêu

Hình 2.2: Cách tính trọng số của các chỉ tiêu (TS: trọng số)

2.1.5.3 Tính giá tr ị hợp lý

Raster giá trị hợp lý được tính toán từ việc kết hợp các raster giá trị đầu vào đã được phân loại và tính điểm ở trên với các trọng số tương ứng của từng lớp chỉ tiêu cụ

thể Với ví dụ như sơ đồ trên thì lớp raster giá trị hợp lý sẽ được tính toán như sau:

Raster giá tr ị hợp lý = (Raster 1.1 x aa1) + (Raster 1.2 x aa2) + (Raster 2.1 x

bb1) + (Raster 2.2 x bb2) + (Raster 3.1 x cc1) +(Raster 3.2 x cc2)

Trang 32

Trong đó: Raster là các raster điểm đã được thực hiện ở bước phân loại và tính điểm các lớp đầu vào; aa1 = a x a1 là trọng số cuối cùng của chỉ tiêu 1.1, tương tự là

rọng số cuối cùng của các chỉ tiêu tương ứng)

2.1.6 Tính điểm cho phương án quy hoạch

Trong quy hoạch sử dụng đất, như đã nói ở trên nó là một quy hoạch mang tính bao quát lớn cho nên việc quy hoạch một loại đất sẽ có nhiều vị trí quy hoạch khác nhau nên đòi hỏi phải tính điểm cho tất cả các vị trí quy hoạch đó Việc tính điểm trung bình cho các đối tượng quy hoạch được dựa trên việc thống kê, tính toán các pixel điểm trong vùng được quy hoạch, nghĩa là mỗi thửa đất quy hoạch (vị trí quy hoạch) sẽ được tính điểm trung bình dựa trên việc lấy tổng giá trị của tất cả các pixel trên raster giá trị hợp lý nằm trong vùng thửa quy đất quy hoạch chiếm dụng chia cho

số lượng pixel

Sau khi đánh giá xong cho loại đất này ta tiến hành đánh giá cho loại đất tiếp theo trong quy hoạch sử dụng đất Khi tất cả các loại đất cần đánh giá đã được tính điểm ta chuyển sang bước tiếp theo là đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng trong phương án quy hoạch

Hình 2.3: Ph ương pháp tính điểm cho phương án quy hoạch

Trang 33

2.1.7 Đánh giá tính hợp lý của các phương án quy hoạch, hiển thị và trình bày kết quả đánh giá

Mỗi một loại đất quy hoạch trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất sẽ có nhiều vị trí quy hoạch khác nhau do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương khác nhau mà sự bố trí của chúng cũng khác nhau Việc đánh giá được những vị trí quy hoạch đó có hợp lý hay không hợp lý về mặt không gian là một vấn đề cần giải quyết Nó không giống như một bài toán lựa chọn là chúng ta có một khu vực hoặc một vài vị trí đã định để khảo sát đặt một địa điểm tối ưu nhất nhưng đánh giá thì ngược lại chúng ta có một vài địa điểm đã được bố trí và xem sự bố trí đó đã hợp lý chưa, nghĩa là chấm điểm cho tất cả các vị trí và đưa ra một mức điểm sàn để làm chuẩn mực xét Như vậy nếu vị trí nào qua điểm sàn thì có nghĩa là đã đạt được tính hợp lý nhất định Tuy nhiên việc xác định giá trị chuẩn này là một vấn đề khó bởi nó còn liên quan đến các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực quy hoạch Chẳng hạn tại khu vực nghiên cứu A thì các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch X là rất thuận lợi cho nên điểm giá trị hợp lý cho việc lựa chọn hay đánh giá các vị trí quy hoạch X trong khu vực A là rất cao, còn khu vực B các yếu tố này lại có nhiều bất lợi cho việc quy hoạch X nên điểm đánh giá cho các vị trí quy hoạch X sẽ ở mức thấp

Sau khi đã có điểm chuẩn để đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch ta tiến hành phân loại, đánh giá dựa trên điểm chuẩn đó Việc phân loại này có thể phân làm nhiều mức như hợp lý cao, hợp lý, không hợp lý và rất không hợp lý

Việc trình bày kết quả là một khâu quan trọng giúp người xem hiểu được những điều mà người phân tích muốn chỉ ra hay những thông tin mà người xem quan tâm, tìm hiểu GIS có những công cụ hiển thị rất mạnh giúp hiển thị và thiết lập hiển thị nhiều cách thức khác nhau giúp truyền đạt thông tin nhanh chóng dễ hiểu đến người xem

2.2 Các chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch sử dụng đất

Các phương án quy hoạch sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở có sự hiệp

thương (thông qua hội nghị, hội thảo để thoả thuận và lấy ý kiến đóng góp) với các ban ngành liên quan về nhu cầu diện tích, loại đất và phạm vi phân bố sử dụng Bố trí

Trang 34

đất đai với cơ cấu hợp lý theo không gian bằng cách khoanh xác định các loại đất chính Để đánh giá được tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch sử

dụng đất nhất thiết phải có những tiêu chí để đánh giá, đó là những tiêu chí được sử

dụng trong việc lựa chọn vị trí quy hoạch tối ưu, tuy nhiên nó cũng được sử dụng để đánh giá lại phương án quy hoạch đó xem có hợp lý hay không

Mỗi một loại hình sử dụng đất đều có những nét đặc trưng riêng vì thế chúng có

những tiêu chí riêng để đánh giá Có thể thấy rằng các tiêu chí đánh giá hoặc phân tích cho việc lựa chọn vị trí của các loại hình sử dụng đất có thể nhóm về 3 nhóm tiêu chí cơ

bản: môi trường; xã hội và kinh tế Việc quy hoạch một đối tượng sử dụng đất (loại hình

sử dụng đất) nào đó đều liên quan chặt chẽ đến 3 yếu tố cơ bản trên, quy hoạch đó phải đảm bảo được về mặt môi trường sống (không gây ô nhiễm hay hủy hoại môi trường

sống, ), phải mang lại lợi ích về kinh tế (như tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh tế cao, ),

phải tạo sự ổn định xã hội (có sự đồng thuận xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, )

Tiêu chí đánh giá chính là cơ sở để xác định những chỉ tiêu cụ thể cần dùng để đánh giá Ví dụ, đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục – đào tạo, trong nhóm tiêu chí

về xã hội ta có tiêu chí càng gần khu dân cư nông thôn càng tốt, từ đây ta thấy được chỉ tiêu cần dùng để đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục – đào tạo là khoảng cách đến khu dân cư nông thôn Như vậy về cơ bản tiêu chí luôn đi kèm với nó là các chỉ tiêu, một tiêu chí có thể có một hoặc nhiều chỉ tiêu đi kèm Các tiêu chí cũng như chỉ tiêu đánh giá luôn luôn phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại đối tượng đánh giá cũng

như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực cần đánh giá

2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cụm công nghiệp

Đất cụm công nghiệp là đất để xây dựng tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập

Trên diễn đàn MethodFinder (http://methodfinder.de) một nhóm các nhà khoa

học đã nghiên cứu ứng dụng GIS để đánh giá lựa chọn vị trí quy hoạch khu công nghiệp vừa và nhỏ cho một quận, có 6 tiêu chí đánh giá được đưa ra bao gồm:

1 Phải đảm bảo cung cấp đủ lao động cho khu công nghiệp;

2 Sự chấp thuận của cộng đồng;

Trang 35

3 Dễ dàng tiếp cận giao thông chính;

4 Phải đảm bảo yếu tố môi trường cho khu dân cư và đô thị;

5 Khu vực quy hoạch cần đáp ứng tốt các yếu tố điện, nước, gas, ;

6 Khu vực quy hoạch phài đảm bảo các yếu tố xây dựng thông thường Ví dụ, giá cả hợp lý, địa chất ổn định,…

Các chỉ tiêu dùng để đánh giá là: mật độ dân số; khoảng cách đến đường giao thông chính; khoảng cách đến khu dân cư; khoảng cách đến khu vực nông nghiệp; khoảng cách đến nguồn nước (lớn hơn 500 m đến nước mặt, lớn hơn 1 km dọc theo các kênh dẫn nước) điều này để đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm bởi các hoạt động công nghiệp tại vị trí quy hoạch; khoảng cách đến đường ống dẫn dầu; khoảng cách đến đường ống nước sinh hoạt; khoảng cách đến trạm cấp gas; khoảng cách đến

trạm cấp điện; khoảng cách đến bến bãi, nhà kho

Gần đây, trong một công trình đánh giá quy hoạch đất khu công nghiệp ở Nam Phi, Gecko và Saiea đã sử dụng bộ chỉ tiêu gồm 4 nhóm chỉ tiêu [25]: chỉ tiêu đa dạng sinh học (gồm 6 chỉ tiêu phụ); chỉ tiêu xã hội (gồm 4 chỉ tiêu phụ); chỉ tiêu cơ sở hạ

tầng (gồm 10 chỉ tiêu phụ); chỉ tiêu kinh tế (gồm 20 chỉ tiêu phụ) Các chỉ tiêu này được dùng để so sánh giữa 5 vị trí cần đánh giá để xây dựng khu công nghiệp Các chỉ tiêu trong 3 nhóm đầu được cho điểm từ 0 (ít ảnh hưởng) đến 5 (ảnh hưởng rất lớn)

Cuối cùng, trong mỗi nhóm được tính tổng điểm và phân cấp cho các vị trí xem xét quy hoạch Các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế không được tính điểm như ở các nhóm chỉ tiêu trước Ở đây bài toán chi phí và lợi ích được đưa ra và vị trí quy hoạch có 5 nhưng

lại đánh giá cho 6 phương án vì có một phương án được chia thành 2 phương án phụ

Ở nước ta, các tiêu chí để đánh giá lựa chọn vị trí quy hoạch khu công nghiệp cũng đã được thể hiện trong Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD

do Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 Với việc phân loại các loại hình sản xuất công nghiệp và khoảng cách an toàn tùy theo loại hình sản xuất và mức độ độc hại Vị trí các xí nghiệp phải đảm bảo không gây ảnh

hưởng xấu tới môi trường sống của khu dân cư:

- Những xí nghiệp có thải chất độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

phải ở cuối hướng gió chính, cuối các dòng sông, suối so với khu dân cư;

Trang 36

- Tuỳ theo tác động độc hại tới môi trường và khối lượng vận tải ra vào nhà máy mà bố trí như sau:

+ Bố trí ở ngoài phạm vi đô thị: các xí nghiệp dùng các chất phóng xạ mạnh

hoặc dễ gây cháy nổ; các bãi phế liệu công nghiệp có quy mô lớn hoặc chứa các phế

liệu nguy hiểm

+ Bố trí ở xa khu dân dụng: các xí nghiệp độc hại cấp I và cấp II

+ Được phép bố trí ngay trong khu dân cư: các xí nghiệp có chất thải và mức độ gây ồn, gây rung chấn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư, và phải được

kiểm soát nghiêm ngặt về các tiêu chí môi trường

2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục và đào tạo

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo là đất xây dựng các công trình giáo dục

và đào tạo, bao gồm: Trường mầm non; trường tiểu học; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường trung học cơ sở; trường trung học cơ sở dân tộc nội trú; trường trung học phổ thông; trường trung học phổ thông dân tộc nội trú; trung tâm giáo dục nghề nghiệp

- giáo dục thường xuyên; trung tâm giáo dục nghề; trường trung cấp nghề; trường cao đẳng nghề; trường cao đẳng; trường đại học

Theo TCVN 3907: 2011 [17] về việc xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo thì tiêu chí lựa chọn vị trí xây dựng bao gồm: Phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và quy hoạch mạng lưới trường trên địa bàn; Thuận tiện, an toàn về giao thông; Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt; Đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường; Không gần các nguồn gây tiếng ồn thường xuyên và nguồn chất thải độc hại; Đảm bảo có nguồn cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc từ mạng lưới cung cấp chung Trường mầm non phải thuận lợi cho trẻ em đến trường/lớp Bán kính phục vụ cần đảm bảo không lớn hơn 1,0 km đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn; Đối với miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa: không lớn hơn 2,0 km

Theo TCVN 8794: 2011 [18] về việc xây dựng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông thì tiêu chí lựa chọn vị trí xây dựng bao gồm: thuận tiện, an toàn về giao thông; Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt; Đảm bảo các quy định về an toàn

và vệ sinh môi trường; Không gần các nguồn gây ồn thường xuyên hoặc nguồn chất thải độc hại Trường hợp khu đất xây dựng gần các cơ sở có tiếng ồn hoặc có chất thải

Trang 37

độc hại thì phải đảm bảo khoảng cách ly cây xanh với chiều rộng không nhỏ hơn 30 m; Đảm bảo có nguồn cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc từ mạng lưới cung cấp chung

Khoản 3, Điều 6, Thông tư số 01/2017/TT - BTNMT quy định định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo theo công trình quy định theo Bảng phụ lục 01

2.2 3 Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải

Đất bãi thải, xử lý chất thải là đất sử dụng làm bãi để chất thải, rác thải, làm khu

xử lý chất thải, rác thải nằm ngoài các khu công nghiệp

Theo TCXD 261:2001 - Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 “Hướng dẫn thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn” Các tiêu chí được đưa ra để lựa chọn vị trí quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn như sau:

- Bãi chôn lấp phải được xây dựng ở vị trí phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt

- Lựa chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp phải căn cứ vào điều kiện thiên nhiên như khí hậu, địa hình, địa chất, thủy văn,… nên chọn khu vực đất hoang hóa, tính kinh tế không cao hoặc khu vực đang sử dụng nhưng hiệu quả sử dụng đất thấp Địa điểm xây dựng bãi chôn lấp phải bảo đảm được các yêu cầu về cách li vệ sinh và khai thác lâu dài

- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các công trình xây dựng được quy định theo

Bảng trong phụ lục 02

Theo TCVN 6696: 2009 [16] về chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - yêu cầu chung về bảo vệ môi trường thì tiêu chí lựa chọn vị trí xây dựng bao gồm:

- Bãi chôn lấp không được đặt vị trí trong những khu vực hàng năm bị ngập lụt

hoặc có nguy cơ bị ngập lụt, khu vực có tiềm năng lớn về nước ngầm;

- Vị trí bãi chôn lấp phải có khoảng cách an toàn môi trường đến các đô thị,

cụm dân cư, sân bay, các công trình văn hóa du lịch, v.v và đến các công trình khai

Trang 38

thác nước ngầm Khoảng cách an toàn môi trường đến các đối tượng nêu trên được trong Bảng ở phụ lục 02

Trong thiết kế mặt bằng tổng thể phải chú ý đặc biệt đến hướng gió chính và

hướng dốc của địa hình Khu làm việc và phục vụ sinh hoạt của bãi chôn lấp phải được đặt ở đầu hướng gió chính Tất cả các khu làm việc và các công trình phải ở trong

phạm vi của bãi chôn lấp Các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế các loại bãi chôn lấp,

giải pháp thiết kế và danh mục các hạng mục công trình của bãi chôn lấp cụ thể theo TCXDVN 261:2001 [15]

2.2.4 Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng là đất để làm nơi mai táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng

Ở Việt Nam, theo phong tục, tập quán phương Đông, nghĩa trang, an táng là một trong những vấn đề phức tạp Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các vấn đề liên quan đến nghĩa trang, an táng ở Việt Nam chưa được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp Đặc biệt, chúng ta đang thiếu những định hướng phát triển, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định pháp luật, các

cơ chế chính sách quản lý, kiểm soát xây dựng, liên quan đến quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

Các văn bản pháp quy liên quan đến quy hoạch, quản lý hệ thống nghĩa trang và nhà tang lễ như: Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây

dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang; QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng

Việt Nam về Quy hoạch xây dựng; QCVN 14: 2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Quy hoạch xây dựng nông thôn; QCVN 07-10:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia - Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị - Công trình nghĩa trang; Tiêu chuẩn

Việt Nam TCVN 7956-2008 – Tiêu chuẩn thiết kế nghĩa trang đô thị Các tiêu chí được đưa ra để lựa chọn vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa như sau:

- Nghĩa trang đô thị phải được xây dựng ở vị trí phù hợp với quy hoạch xây

dựng đã được phê duyệt Đối với các nghĩa trang có hình thức mai táng là hung táng

và chôn một lần tuyệt đối không được đặt trong nội thị Đối với nghĩa trang chỉ có hình thức mai táng là cát táng có thể được đặt trong nội thị nhưng phải đảm bảo tỷ lệ

Trang 39

sử dụng đất dành cho chôn cất không vượt quá 35% và cho cây xanh không nhỏ hơn 50% tổng diện tích nghĩa trang

- Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải ưu tiên các vị trí có khả

năng phục vụ cho liên vùng, liên đô thị Địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải đảm bảo được các yêu cầu về bảo vệ môi trường và khai thác, sử dụng lâu dài

- Diện tích khu đất phải bảo đảm được theo qui mô dự báo về mộ phần trong

thời gian tối thiểu 50 năm

- Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải đảm bảo khoảng cách đến các khu lân cận theo quy định tại Bảng ở phụ lục 03

- Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa trang đô thị phải xem xét các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, địa hình, địa chất, thủy văn,… Không bố trí nghĩa trang tại khu vực thiên tai, úng ngập, sạt lở Riêng nghĩa trang hung táng cần ở nơi trũng, có độ ẩm cao

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn thiếu nhiều hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy định cho công tác quy hoạch hệ thống nghĩa trang Vì vậy việc nghiên cứu xây dựng hướng dẫn

quy hoạch xây dựng nghĩa trang là hoàn toàn cấp thiết cho giai đoạn hiện nay

Trang 40

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRONG PHƯƠNG ÁN QHSDĐ

HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG 3.1 Khái quát về khu vực nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a) V ị trí địa lý

Châu Thành nằm ở phía Tây tỉnh Sóc Trăng, bao gồm 07 xã và 01 thị trấn Ranh giới của huyện được xác định như sau:

Hình 3.1: Vị trí của huyện Châu Thành trong tỉnh Sóc Trăng

- Phía Bắc giáp huyện Kế Sách;

- Phía Đông giáp thành phố Sóc Trăng và huyện Long Phú;

- Phía Tây Nam giáp huyện Mỹ Tú;

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang

Huyện Châu Thành có tổng diện tích tự nhiên 23.628,55 ha, cách thành phố Sóc

Trăng 13 km về phía Đông Nam và cách thành phố Cần Thơ khoảng 55km về phía Tây Bắc, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 60 và các Đường tỉnh chạy qua địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện

Ngày đăng: 25/09/2020, 15:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng (2001), Thông t ư số 01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD h ướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn
Tác giả: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng
Năm: 2001
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông t ư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 n ăm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2014
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông t ư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 n ăm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2014
4. Bộ Xây dựng (2009), Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn
Tác giả: Bộ Xây dựng
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2009
7. Nguyễn Văn Đức (2001), Giáo trình hệ thông tin địa lý, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuậ t, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hệ thông tin địa lý
Tác giả: Nguyễn Văn Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2001
8. Bùi V ăn Ga, Nguyễn Ngọc Diệp, Bùi Thị Minh Tú, Nguyễn Trung Dũng (2001), Phần mềm hỗ trợ quy hoạch bãi chôn lấp rác, Trung tâm Nghiên cứu Môi tr ường , Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phần mềm hỗ trợ quy hoạch bãi chôn lấp rác, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường
Tác giả: Bùi V ăn Ga, Nguyễn Ngọc Diệp, Bùi Thị Minh Tú, Nguyễn Trung Dũng
Năm: 2001
9. Nguyễn Hữu Ngữ (2010), Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất , Đại học Huế - Trường Đại học Nông Lâm, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất
Tác giả: Nguyễn Hữu Ngữ
Năm: 2010
11. Nguyễn Đăng Phương Thảo (2011), Ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu xác định vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn cho quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu xác định vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn cho quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Đăng Phương Thảo
Năm: 2011
12. Nguyễn Xuân Linh (2015), Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu ISM/F – ANP và GIS trong lựa chọn vị trí quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường ĐH KHTN, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu ISM/F – ANP và GIS trong lựa chọn vị trí quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Tác giả: Nguyễn Xuân Linh
Năm: 2015
13. Lê Phương Thúy (2009), Ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phục vụ quy hoạch sử dụng đất (lấy ví dụ huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường ĐH KHTN, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phục vụ quy hoạch sử dụng đất (lấy ví dụ huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Tác giả: Lê Phương Thúy
Năm: 2009
15. TCXDVN 261 - 2001 (2002), Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế , NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế
Tác giả: TCXDVN 261 - 2001
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2002
16. TCXDVN 6696: 2009 (2009), Bãi chôn lấp chất thải rắn - Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bãi chôn lấp chất thải rắn - Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường
Tác giả: TCXDVN 6696: 2009
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2009
17. TCXDVN 3907: 2011 (2011), Tr ường mầm non - Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường mầm non - Tiêu chuẩn thiết kế
Tác giả: TCXDVN 3907: 2011
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2011
18. TCXDVN 8794: 2011 (2011), Trường học phổ thông - Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường học phổ thông - Tiêu chuẩn thiết kế
Tác giả: TCXDVN 8794: 2011
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2011
19. TCXDVN 4616 - 1987 (1987), Nhóm quy chuẩn khảo sát xây dựng, Bộ Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhóm quy chuẩn khảo sát xây dựng
Tác giả: TCXDVN 4616 - 1987
Năm: 1987
20. TCXDVN 7956 - 2008 (2008), Nghĩa trang đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa trang đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
Tác giả: TCXDVN 7956 - 2008
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2008
21. Phùng Vũ Thắng (2012), Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và GIS trong đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường ĐH KHTN, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và GIS trong đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Tác giả: Phùng Vũ Thắng
Năm: 2012
24. A. A. Isalou, et al. (2012), Landfill site selection using integrated fuzzy logic and analytic network process (F-ANP), Springer-Verlag, 68(6), pp 1745- 1755 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Landfill site selection using integrated fuzzy logic and analytic network process (F-ANP)
Tác giả: A. A. Isalou, et al
Năm: 2012
10. Hệ thống thông tin địa lý. http://vi.wikipedia.org/wiki/Hệ_thống_Thông_tin_Địa_lý Link
25. Analytic Hierachy Process Tutorial. http://people.revoledu.com/kardi/tutorial/AHP 26. Analytic Hierachy Process.http://en.wikipedia.org/wiki/Analytic_Hierarchy_Process Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w