1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã hợp hòa, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

122 337 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

--- LÊ THỊ THANH MAI NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÀM CĂN CỨ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ HỢP HÒA, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈ

Trang 1

-

LÊ THỊ THANH MAI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÀM CĂN CỨ

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN

SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ HỢP HÒA,

HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, 2010

Trang 2

-

LÊ THỊ THANH MAI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÀM CĂN CỨ

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN

SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ HỢP HÒA,

HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

Chuyên ngành: Lâm học

Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Trần Hữu Viên

HÀ NỘI, 2010

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai - nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, một trong các yếu tố cơ bản của một nền sản xuất xã hội - là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn dân cư phát triển dân sinh kinh tế xã hội (KTXH), bao gồm không gian tự nhiên và không gian nhân văn Các hoạt động sinh kế của con người có tác động trực tiếp và gián tiếp lên đất đai Vì vậy, sử dụng hợp lý đất đai là yêu cầu cần thiết cho sự phát triển bền vững Chỉ có quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) hợp lý, đất đai mới có thể đáp ứng được yêu cầu đó

QHSDĐ là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường [20]

Vì vậy, việc tổ chức, quản lý sao cho phù hợp với từng địa bàn cụ thể, đảm bảo sử dụng đất đai, tài nguyên hợp lý, có hiệu quả và bền vững, an toàn sinh thái là nhiệm vụ của QHSDĐ Muốn QHSDĐ hiệu quả, cần thực hiện từ những đơn vị hành chính nhỏ nhất như cấp xã bởi cấp xã là đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất trong hệ thống chính quyền, có vai trò quan trọng trong

ổn định KTXH và an ninh quốc phòng

Tại các xã miền núi, sự đa dạng về văn hóa và trình độ sản xuất đã tạo nên không gian nhân văn vô cùng đa dạng; các hoạt động sinh kế của người dân địa phương có tác động không nhỏ vào không gian tự nhiên trên địa bàn

họ sinh sống, nhất là thông qua hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, các tác động này càng trở nên rõ nét

Mặc dù vậy, công tác QHSDĐ cấp xã hiện nay vẫn còn một số tồn tại

về phương pháp tiếp cận, công tác điều tra cơ bản, cơ sở thực tiễn của đất đai

Trang 4

Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ để xây dựng phương án QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp cho một xã là nội dung có

ý nghĩa thiết thực trong hoàn cảnh hiện nay

Hợp Hòa là xã thuộc khu vực II miền núi của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, có phần đông là người dân tộc Mường sinh sống từ lâu đời, việc sử dụng đất đai của đại bộ phận nhân dân trong xã là nông lâm nghiệp theo phong tục tập quán canh tác thuần nông lâu đời, thực tiễn sử dụng đất nông lâm nghiệp còn manh mún và chưa đồng bộ Bên cạnh đó, việc người dân chưa có nhận thức đầy đủ về pháp luật đất đai, sử dụng đất theo phong tục, sở thích và canh tác không đúng kỹ thuật đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của SDĐ và môi trường Vì thế, việc quy hoạch phân bổ lại quỹ đất trên địa bàn xã sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu KTXH, nâng cao đời sống nhân dân và cân đối được nhu cầu sử dụng đất đai là hết sức cần thiết để đảm bảo môi trường sinh thái và các nguồn tài nguyên được sử dụng bền vững

Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên, đề tài: "Nghiên cứu cơ sở lý

luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình" được thực hiện

Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ giới hạn ở việc vận dụng cơ sở lý luận của QHSDĐ và nghiên cứu cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất phương án QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp, PTSX kinh tế hộ gia đình phù hợp với điều kiện tự nhiên, KTXH tại xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Trang 5

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trên thế giới và Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp Mặc dù có các nghiên cứu ở các mức độ rộng hẹp khác nhau nhưng những nội dung chủ yếu được các nhà khoa học quan tâm chính là các yếu tố về phát triển bền vững (PTBV); các nghiên cứu này đều hướng đến mục đích chung là SDĐ và PTSX nông lâm nghiệp đáp ứng được các yêu cầu: Có hiệu quả về mặt kinh tế, lợi ích về xã hội, thích hợp về môi trường sinh thái

1.1 Trên thế giới

1.1.1 Quy hoạch vùng lãnh thổ

Quy hoạch vùng lãnh thổ là hệ thống các biện pháp xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý với cơ cấu đất đai và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình KTXH, văn hóa, nguồn lao động, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất để phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và xã hội mới Quy hoạch vùng lãnh thổ là khoa học về quản lý tài nguyên mang cả 3 tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp lý; là cơ sở

để lập dự án đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới [19] Trên

thế giới, đã có nhiều nước tiến hành quy hoạch vùng lãnh thổ với các cách

thức khác nhau, tiêu biểu là các quốc gia Bungari, Pháp, Thái Lan

1.1.1.1 Quy hoạch vùng ở Pháp

Các hoạt động sản xuất trong quy hoạch vùng ở Pháp theo các hướng sau: Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đình, công nghiệp với các mức thâm canh cao độ, thâm canh trung bình và cổ điển; hoạt động khai thác rừng; hoạt động đô thị, khai thác chế biến; nhân lực theo các dạng thuế thời vụ, các loại lao động nông - lâm nghiệp; cân đối xuất nhập, thu chi

và các cân đối khác Quy hoạch nhằm mục đích khai thác lãnh thổ theo hướng tăng thêm giá trị sản phẩm của xã hội

Trang 6

1.1.1.2 Quy hoạch vùng ở Bungari

Mục đích của quy hoạch vùng lãnh thổ ở quốc gia này là: Sử dụng hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nước, lãnh thổ là môi trường thiên nhiên phải bảo vệ; lãnh thổ thiên nhiên không có vùng nông thôn, sự tác động của con người vào đây rất ít; lãnh thổ là môi trường thiên nhiên có mạng lưới nông thôn, ít

có sự can thiệp của con người, thuận lợi cho kinh doanh về du lịch; lãnh thổ là môi trường nông nghiệp có mạng lưới nông thôn và có sự can thiệp của con người, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; lãnh thổ là môi trường nông nghiệp không có mạng lưới nông thôn nhưng có sự tác động của con người; lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con người

- Nội dung của quy hoạch vùng lãnh thổ Bungari là: Cụ thể hóa, chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp; phối hợp giữa sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp theo ngành dọc; xây dựng các mạng lưới công trình phục vụ công cộng và sản xuất; tổ chức đúng đắn mạng lưới khu dân cư và phục vụ công cộng liên hợp trong phạm vi hệ thống nông thôn; bảo vệ môi trường thiên nhiên, tạo điều kiện tốt cho nhân dân lao động, sinh hoạt

1.1.1.3 Quy hoạch vùng ở Thái Lan

Công tác quy hoạch vùng lãnh thổ được chú ý từ những năm 1970 Hệ thống quy hoạch được tiến hành theo 3 cấp: Quốc gia, vùng, địa phương Trong đó vùng (Region) được coi như là một á miền (Supdivision) của đất nước, đó là điều cần thiết để phân chia quốc gia thành các á miền theo các phương diện khác nhau như : Phân bố dân cư, địa hình, khí hậu…

- Quy mô diện tích của vùng phụ thuộc vào diện tích của đất nước

- Quy hoạch phát triển vùng tiến hành ở cấp á miền được xây dựng theo

2 cách sau: Sự bổ sung của kế hoạch Nhà nước được giao cho vùng, những mục tiêu và hoạt động được xác định theo cơ sở vùng Quy hoạch vùng được giải quyết căn cứ vào đặc điểm của vùng, các kế hoạch vùng được đóng góp vào xây dựng kế hoạch quốc gia

Trang 7

1.1.2 Quy hoạch lâm nghiệp

Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế

tư bản chủ nghĩa

Đầu thế kỷ XVIII, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết

việc “Khoanh khu chặt luân chuyển” chia đều cho từng năm theo trữ lượng

hoặc diện tích phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn

Sau Cách mạng công nghiệp (thế kỷ IXX), "Phương thức kinh doanh rừng hạt" với chu kỳ khai thác dài và phương thức “Chia đều” của Hartig ra

đời thay thế cho các phương pháp trước đó Hartig đã chia đều chu kỳ khai thác thành nhiều thời kỳ lợi dụng, trên cơ sở đó khống chế lượng chặt hàng

năm Đến năm 1816, xuất hiện "Phương thức luân kỳ lợi dụng" của H Cotta,

Cotta chia chu kỳ khai thác thành 20 thời kỳ lợi dụng và cũng lấy đó để khống

chế lượng chặt hàng năm Sau đó phương pháp “Bình quân thu hoạch” ra đời

và đến cuối thế kỷ XIX, xuất hiện phương pháp “Lâm phần kinh tế” của

“Phương pháp kinh doanh lô” và “Phương pháp kiểm tra” [21]

1.1.3 Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp (QHNLN)

1.1.3.1 Lược sử QHNLN

Ngay từ thế kỳ XVII, QHNLN đã được xác nhận như một chuyên ngành bắt đầu từ các quy hoạch vùng Vào thời gian này, quy hoạch quản lý

Trang 8

rừng và lâm sinh ở Châu Âu được xem như một lĩnh vực phát triển ở mức cao trên cơ sở QHSDĐ (Olschowy, 1975)

Đến thế kỳ XIX, với các khái niệm "lập địa hợp lý", "năng suất sử dụng" (Weber, 1921) đã mở đầu thời kỳ quy hoạch phát triển nông nghiệp trên cơ sở QHSDĐ theo địa lý với vùng sản xuất là nền tảng của quy hoạch vùng cho sản xuất lâm nông nghiệp

Tại châu Âu, vào thập kỷ 30 và 40 của thế kỷ XX, quy hoạch ngành giữ vai trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ Năm

1946 Jacks G.V đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với tên “Phân loại đất đai cho QHSDĐ” Đây cũng là tài liệu đầu tiên đề cập đến đánh giá khả năng của đất cho QHSDĐ [8]

Năm 1966, Hội đất học và Hội nông học Mỹ cho ra đời chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng trong QHSDĐ Ngoài ra còn một số chuyên khảo khác cũng ra đời đề cập đến “môi trường con người” trong đánh giá khả năng thích hợp của đất cho quy hoạch nông nghiệp và lâm nghiệp [8]

Tại Đức, tài liệu “khái niệm về SDĐ khác nhau” đã được xuất bản bởi Haber (1972) được coi là lý thuyết sinh thái về QHSDĐ dựa trên quan điểm

về mối quan hệ hợp lý giữa tính đa dạng của hệ sinh thái cũng như sự ổn định

của chúng với năng suất và khả năng điều chỉnh

Từ năm 1967 Hội đồng nông nghiệp Châu Âu đã phối hợp với tổ chức FAO tổ chức nhiều hội nghị về Phát triển nông thôn và QHSDĐ Các hội nghị đều khẳng định rằng quy hoạch các ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến nhỏ… phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất đai Năm 1969,

1975 các chuyên gia tư vấn họp tại Rome (Italia) và Geneve (Thụy Sỹ) để thảo luận về phương pháp luận quy hoạch nông thôn [8]

Trang 9

1.1.3.2 Các nghiên cứu về phương pháp QHNLN cấp địa phương

Phương pháp QHNLN cấp địa phương có thể được khái quát bằng 2 cách tiếp cận chủ yếu: Tiếp cận từ trên xuống (Top –down Approach) và tiếp cận từ dưới lên (Botton-up Approach) Cách tiếp cận thứ nhất được hình thành từ khi có quy hoạch ra đời cho đến nay Cách tiếp cận thứ hai được hình thành khi các nhà xã hội học chứng minh rằng cộng đồng nông thôn có vai trò không thể thiếu trong lập kế hoạch và quản lý tài nguyên của cộng đồng Từ đây, thuật ngữ “Quy hoạch dựa vào cộng đồng” (community-based planning) bắt đầu xuất hiện [8]

Gilmour (1997) đã phân biệt hai loại tiếp cận, đó là tiếp cận kinh điển (classical approach) và tiếp cận lấy người dân làm trung tâm (people’s centered approach) Những nghiên cứu của ông về quy hoạch và quản lý rừng cộng đồng ở Nepal chứng tỏ những ưu thế về tiếp cận mới trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng [8]

Từ cuối những năm 1970, các phương pháp điều tra đánh giá cùng tham gia được nghiên cứu rộng rãi như: Đánh giá nhanh nông thôn (RRA), phương pháp quá trình sáng tạo, phân tích HTCT cho QHSDĐ vi mô vào những năm 1980 và đầu những năm 1990 của thế kỷ XX, những thử nghiệm các phương pháp RRA trong phát triển nông thôn và lập kế hoạch SDĐ được thực hiện trên 30 nước phát triển cho thấy ưu thế của các phương pháp này

trong lập kế hoạch lâm nông nghiệp cấp thôn bản [9]

Luning (1990) lần đầu tiên nghiên cứu kết hợp đánh giá đất đai với phân tích HTCT cho QHSDĐ Năm 1994, FAO đã công bố quy trình kết hợp đánh giá đất đai với phân tích HTCT cho QHSDĐ (LEFA), hạn chế là đòi hỏi

hệ thống thông tin phân tích lớn, khó áp dụng cho quy hoạch địa phương Theo Erwin (1999), phân tích HTCT là công cụ cho phân tích các trở ngại trong hệ thống nông trại hộ gia đình để xác định mục tiêu quy hoạch, xác định các kiểu SDĐ hiện tại và phương pháp SDĐ mới, đánh giá phương án SDĐ khác nhau nhằm mục đích lựa chọn phương án một cách tốt nhất [8]

Trang 10

1.1.3.3 Các nghiên cứu xây dựng quy trình QHSDĐ

FAO (1976) đã đề xuất cấu trúc khung QHSDĐ với 10 điểm chính Trong đó phân loại đánh giá và đề xuất các kiểu và dạng SDĐ được xét như là các bước chính trong quá trình quy hoạch

Năm 1980, Buchwald đề xuất quá trình quy hoạch 8 bước, trong đó có những nghiên cứu đánh giá về sinh thái và KTXH được đề cập tách biệt ở các bước khác nhau Điểm hạn chế này tạo nên sự thiếu tính liên ngành trong quy hoạch Maydell (1984) cho rằng 4 điểm chính trong quá trình QHNLN các nước nhiệt đới là: Phân tích xu hướng nghĩa là phân tích hiện trạng và phát triển; xác định mục tiêu và nhiệm vụ; phân tích phương pháp; tiến hành đánh giá [8] Năm 1985, một nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế được FAO thành lập nhằm xây dựng một quy trình QHSDĐ

Wikingson (1985) nghiên cứu QHSDĐ theo khía cạnh luật pháp, ông

đề nghị một hệ thống luật pháp thích hợp cần được phát triển nhằm mục đích: Cung cấp chính sách và mục tiêu rõ ràng của Nhà nước về đất đai, thiết lập các tổ chức SDĐ phù hợp, yêu cầu sử dụng theo quy trình kế hoạch và kỹ thuật, tăng cường sự thông hiểu về SDĐ và khuyến khích xây dựng cơ chế giám sát và cưỡng chế’’ [8]

Theo Purnell (1988), mục tiêu của QHSDĐ là thiết lập các kế hoạch thực tiễn có khả năng sử dụng tốt nhất các loại đất đai nhằm tăng sản xuất quốc gia, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường, đạt các lợi ích xã hội và giải trí 4 câu hỏi nền tảng của quy hoạch đất đai: Các vấn đề nào đang tồn tại và mục tiêu quy hoạch là gì? Có các phương án SDĐ nào? Phương án nào tốt nhất? Có thể vận dụng vào thực tế như thế nào?

Xem xét đến các khía cạnh riêng, có thể dẫn ra một số quy trình quy hoạch được nhiều chương trình, dự án áp dụng, theo Zimmermann (1989) tổ chức GTZ của Đức đưa ra và thử nghiệm quy trình quy hoạch tại nhiều nước, trong đó có dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà của Việt Nam Quy trình này

Trang 11

dựa trên quá trình phân tích tình hình, chuẩn đoán hiện trạng và phân tích mục tiêu (ZOPP) được sử dụng Năm 1987, Spitzer đề xuất các bước QHSDĐ đa mục tiêu, trong đó nhấn mạnh xác định mục tiêu và chọn phương pháp lập kế hoạch như sau: Chuẩn đoán trong thu thập thông tin và dự đoán cơ hội, tư vấn trong đánh giá, lập kế hoạch và điều phối, thực hiện trong điều phối và giám sát [8]

1.1.3.4 Lược sử hình thành và phát triển các HTCT nông lâm nghiệp trên thế giới

Trên thế giới, hoạt động canh tác nông nghiệp đã được hình thành từ lâu trong lịch sử Từ hoạt động canh tác này mà các HTCT nông nghiệp dần được hình thành

Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn các nhu cầu

Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái và môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn hóa, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật (Vissac, 1979) [14]

Hệ thống trồng trọt là hoạt động sản xuất cây trồng trong một nông hộ

Hệ thống cây trồng là tổ hợp cây trồng bố trí theo không gian và thời gian với các biện pháp kỹ thuật được thực hiện [14]

HTCT là một phức hợp của đất đai, cây trồng, vật nuôi, lao động và các nguồn lợi đặc trưng khác trong một ngoại cảnh mà nông hộ quản lý theo sở thích, khả năng và kỹ thuật có thể có trong một phạm vi nhất định để tạo ra sản phẩm nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc của con người [4]

Du canh là HTCT đầu tiên trên thế giới Đây là kiểu SDĐ nông nghiệp trong đó đất được phát quang để canh tác trong thời gian ngắn hơn thời gian

bỏ hóa (Conklin, 1957) Cho đến nay, phương thức này vẫn được sử dụng phổ biến ở các vùng nhiệt đới Tuy nhiên về chiến lược PTBV, du canh không

Trang 12

được nhiều Chính phủ và cơ quan quốc tế coi trọng bởi vì du canh được coi là phí phạm về sức người và tài nguyên đất đai, là nguyên nhân gây mất rừng, là nguyên nhân chính gây nên tình trạng xói mòn và thoái hóa đất xảy ra nghiêm trọng (Grinnell, 1977) [14]

Trên cơ sở giải quyết những nhược điểm của phương thức du canh đã

có một số mô hình, HTCT mới ra đời Trong các PTCT nông nghiệp, canh tác nông lâm kết hợp (NLKH) là một PTCT lâu đời trên thế giới

Theo King (1987), thời trung cổ ở châu Âu đã tồn tại một tập quán phổ biến là chặt và đốt rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp HTCT này vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ XIX và vẫn còn ở một số vùng của Đức cho đến tận những năm 1920 [23] Trong khi đó nhiều PTCT truyền thống ở châu Á, châu Phi và khu vực nhiệt đới châu Mỹ

đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nông nghiệp để nhằm mục đích chủ yếu là hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo ra các sản phẩm phụ khác như

gỗ, củi, đồ gia dụng…

Taungya được coi là một PTCT NLKH có thể chấp nhận được cả về mặt hiệu quả kinh tế và môi trường sinh thái bằng sự kết hợp đồng thời cả hai loại cây nông nghiệp và cây công nghiệp Vào cuối thế kỷ XIX, hệ thống Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanmar dưới sự bảo hộ của thực dân

Anh Trong các đồn điền trồng gỗ tếch (Techtona grandis) người lao động

được phép trồng cây lương thực giữa các hàng cây chưa khép tán để giải quyết nhu cầu lương thực hàng năm Sau đó phương thức này được áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ và Nam Phi [22]

Blandford (1988) đã mô tả Taungya dường như là một PTCT cũ được

áp dụng mà ở đó điều kiện hoàn cảnh rừng được tái tạo trên những trang trại của người nông dân và theo đó người ta thu được những hiệu quả có ích từ cấu trúc rừng Chính vì vậy các hệ thống Taungya cần phải được xem như là

Trang 13

một hệ thống quản lý SDĐ có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp (Nair, 1995) [23]

Tuy nhiên, dưới sức ép ngày càng lớn của việc gia tăng dân số thì Taungya tỏ ra không thích hợp Vấn đề đặt ra là phải có những phương thức mới, những mô hình SDĐ mới có hiệu quả và bền vững hơn Một trong những nghiên cứu thành công là việc tìm ra HTCT trên đất dốc (Slopping Agricultural Land Technology - SALT) đã được Trung tâm phát triển Nông thôn Bapsip Midanao Philippines tổng kết và phát triển từ những năm 1970 Trải qua thời gian dài nghiên cứu và hoàn thiện, đến năm 1992 các nhà khoa học đã cho ra đời 4 mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác trên đất dốc và đã được các tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia ghi nhận và áp dụng là SALT 1, SALT 2, SALT 3, SALT 4

- SALT 1 (Sloping Agricultural Land Technology) là mô hình tổng hợp canh tác trên đất dốc với thành phần 25% cây lâm nghiệp, 25% cây nông nghiệp và 50% cây hàng năm

- SALT 2 (Simple Agro - livestock Land Technology) là mô hình kỹ thuật canh tác nông súc đơn giản với 40% nông nghiệp, 20 % lâm nghiệp, 20% chăn nuôi, 20% làm nhà ở và chuồng trại

- SALT 3 (Sustainable Agro - forest Land Technology) là mô hình canh tác nông lâm nghiệp bền vững với 60% cây lâm nghiệp, 40% cây nông nghiệp Mô hình này đòi hỏi đầu tư cao cả về nguồn lực và vốn liếng cũng như sự hiểu biết

- SALT 4 (Small Agro - fruit likelihood Technology) là mô hình kỹ thuật canh tác sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp cây ăn quả trên quy mô nhỏ với thành phần 60% cây lâm nghiệp, 15% cây nông nghiệp, 25% cây ăn quả Đây là mô hình đòi hỏi phải đầu tư cao nguồn lực, vốn cũng như kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm [22]

Trang 14

Ở Thái Lan trong hơn hai thập kỷ qua đã thực hiện dự án phát triển làng lâm nghiệp (forest village) ở vùng Đông Bắc với mục tiêu là: Giải quyết

ổn định vấn đề KTXH đối với người du canh thông qua việc SDĐ, sản xuất lương thực, chất đốt và các nhu cầu khác Thực hiện kế hoạch định cư tự nguyện trên cơ sở xây dựng các cơ sở hạ tầng, dịch vụ và xã hội, giúp đỡ người dân PTSX

Ở Inđônêxia, từ năm 1972 việc lựa chọn đất trồng cây lâm nghiệp đều

do công ty lâm nghiệp của nhà nước tổ chức, nông dân được cán bộ của công

ty hướng dẫn trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp Sau khi trồng cây nông nghiệp 2 năm người dân bàn giao lại rừng cho công ty, sản phẩm nông nghiệp

họ toàn quyền sử dụng

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về QHSDĐ trên thế giới đã có

nhiều thử nghiệm và đề xuất nhằm đưa ra phương pháp QHSDĐ hiệu quả Các nghiên cứu và quy trình QHNLN trên thế giới đã là cơ sở cho việc nghiên cứu và áp dụng trong điều kiện của Việt Nam Trong đó phương pháp nổi bật

là phương pháp PRA trong quá trình QHSDĐ cấp vi mô; QHSDĐ chính là nền tảng cho QHNLN cấp xã trên cơ sở giải quyết hài hòa những ưu tiên của cấp trên với nhu cầu của cộng đồng phù hợp với cơ sở pháp lý của Việt Nam

Từ đây chúng ta cũng có thể coi những tài liệu nghiên cứu đó là các cơ sở lý luận và thực tiễn để vận dụng trong công tác quy hoạch, SDĐ hợp lý ở Việt Nam Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này chưa xây dựng một lý thuyết hoàn chỉnh về QHNLN cấp địa phương, đặc biệt là QHNLN cấp xã

1.2 Ở Việt Nam

1.2.1 Một số nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của QHSDĐ

Ở Việt Nam, các vấn đề về nghiên cứu đất đai, QHSDĐ đã được bắt đầu từ năm 1930, sau đó được hoàn thiện dần theo thời gian

Trang 15

Trong giai đoạn 1955 - 1975, công tác điều tra, phân loại đất đã được tổng hợp một cách có hệ thống trên toàn miền Bắc Nhưng đến sau năm 1975, các số liệu nghiên cứu về phân loại đất mới được thống nhất cơ bản

Xung quanh chủ đề phân loại đất đã có nhiều công trình khác nhau triển khai thực hiện trên các vùng sinh thái (Ngô Nhật Tiến, 1986, Đỗ Đình Sâm, 1994…) Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại

ở mức độ nghiên cứu cơ bản, thiếu những để xuất cần thiết cho việc SDĐ Công tác điều tra phân loại đã không gắn liền với công tác SDĐ

Nhiều tác giả như Phạm Văn Chiểu (1964), Lê Trọng Cúc (1971), Bùi Huy Đáp (1977), Vũ Tuyên Hoàng (1987), Nguyễn Ngọc Bình (1987), Bùi Quang Toản (1991) đã đề cập tới vấn đề luân canh tăng vụ trồng xen, trồng gối vụ để sử dụng hợp lý đất đai Theo các tác giả trên thì việc lựa chọn hệ thống cây trồng trên đất dốc là rất thiết thực với vùng đồi núi Việt Nam

Trong giai đoạn trước năm 1993, QHSDĐ được thực hiện bởi tổ chuyên môn trong từng ngành Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế của từng địa phương mà có các quy hoạch tầm vĩ mô

TS Lê Sỹ Việt và TS Trần Hữu Viên (1999) đã đề cập đến việc quy hoạch lâm nghiệp cho các đơn vị thuộc cấp quản lý lãnh thổ và cấp quản lý sản xuất kinh doanh [21]

TS Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997) đã đưa ra khái niệm về hệ thống SDĐ và đề xuất một số hệ thống và kỹ thuật SDĐ bền vững trong điều kiện Việt Nam; đi sâu phân tích các vấn đề về hệ thống SDĐ bền vững, kỹ thuật SDĐ bền vững, chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống, kỹ thuật SDĐ

Chương trình tập huấn dự án hỗ trợ đào tạo lâm nghiệp xã hội của trường ĐH Lâm nghiệp theo phương pháp PRA đã phối hợp các chuyên gia trong và ngoài nước biên soạn tập tài liệu với những vấn đề chính: Các khái

Trang 16

niệm và phương pháp tiếp cận trong quá trình thao gia; các phương pháp, công cụ PRA; tổ chức quá trình đánh giá nông thôn; thực hành tổng hợp [9]

Chương trình hợp tác lâm nghiệp giữa Việt Nam và Thụy Điển (1991 1995) ở 5 tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phú, Hà Giang (chương trình FCP) với 5 dự án trang trại lâm nghiệp xã hội cấp trang trại tỉnh được thành lập trực thuộc Sở nông lâm nghiệp tỉnh (AFD) và một số dự án hỗ trợ khác như phổ cập, quản lý SDĐ, phát triển kinh doanh và nghiên cứu Chương trình này được coi là một cách tiếp cận có sử dụng phương pháp PRA hiệu quả Phương pháp luận về phổ cập của chương tình FCP chính là

-"đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân và quản lý SDĐ" (PRALUM) [8]

TS Trần Hữu Viên (1997) trong tài liệu tập huấn về QHSDĐ đã kết hợp phương pháp QHSDĐ trong nước và một số dự án quốc tế đang áp dụng tại một số vùng có dự án tại Việt Nam Tác giả đã trình bày về khái niệm và những nguyên tắc chỉ đạo QHSDĐ và giao đất có người dân tham gia

Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005) đã xây dựng hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam, nghiên cứu và áp dụng đánh giá đất lâm nghiệp ở Việt Nam với việc đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp của vùng đồi núi, vùng ven biển, vùng ngập mặn và vùng chua phèn của đồng bằng sông Cửu Long, tổng hợp đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp; đánh giá và phân chia lập địa trong lâm nghiệp cho các cấp vĩ mô, trung gian,

vi mô Cũng trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã xây dựng tiêu chí

và chỉ tiêu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã phục vụ cho công tác trồng rừng [12]

PGS.TS Trần Hữu Viên (2005) đã tổng kết những nội dung cơ bản: Cơ

sở lý luận của QHSDĐ gồm các khái niệm về đất đai và vai trò của nó đối với

sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người; nghiên cứu khái niệm về

Trang 17

QHSDĐ, bản chất và quy luật phát triển của QHSDĐ QHSDĐ cấp vĩ mô nêu

rõ vị trí, vai trò và căn cứ để lập QHSDĐ cấp vĩ mô, chi tiết những nội dung

và trình tự xây dựng QHSDĐ cấp vĩ mô QHSDĐ cấp vi mô gồm nội dung QHSDĐ cấp xã, phương pháp thực hiện các nội dung công việc trong QHSDĐ, QHSDĐ cấp vi mô theo phương pháp PRA [20]

TS Đoàn Công Quỳ (2006) đã xây dựng cơ sở khoa học của công tác QHSDĐ đất bao gồm những vấn đề chung về QHSDĐ, trình bày công tác điều tra cơ bản phục vụ QHSDĐ, vấn đề QHSDĐ đất cấp xã và đã đưa ra 3 bài tập về tổng hợp kết quả điều tra cơ bản, xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ

và bản đồ QHSDĐ, dự báo nhu cầu SDĐ phục vụ QHSDĐ cấp xã [11]

TS Nguyễn Đình Hợi (2006) đã khái quát hóa vai trò của đất đai đối với sự phát triển của KTXH, trình bày và phân tích chế độ quản lý nhà nước

về đất đai ở nước ta, trình bày nội dung quản lý nhà nước một số loại đất, nêu

cơ sở lý luận chung về quy hoạch đất đai và nêu nội dung của QHSDĐ [6]

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cũng chính là những cơ sở lý luận và các phương pháp thực tiễn đã được chúng tôi kế thừa

có chọn lọc và áp dụng trong đề tài này

1.2.2 Các công trình nghiên cứu và quan điểm về QHNLN cấp xã

1.2.2.1 Quan điểm

Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các vấn đề QHNLN cấp xã được nhiều tác giả đề cập và nghiên cứu Năm 1990, Tổng cục quản lý ruộng đất có ban hành bản hướng dẫn QHSDĐ vi mô theo thông tư số 106/ĐKTĐ Nhiều tỉnh thực hiên quy hoach vi mô theo hướng dẫn này Tuy nhiên khi triển khai

đã gặp những khó khăn do phương pháp chưa thống nhất Mặc dù vậy, quy hoạch vi mô cũng đã là tiền đề để thay đổi quan điểm về quy hoạch cấp xã trong những năm tiếp theo [8]

Trang 18

Các nghiên cứu của Reichenberg (1992) và các nghiên cứu trong nước đều cho rằng Việt Nam chưa có QHSDĐ, quy hoạch nông nghiệp và lâm nghiệp cấp vi mô được xây dựng trên cơ sở xem xét mọi khía cạnh của tất cả các ngành trong tương lai Do vậy việc tiến hành QHNLN còn thiếu cơ sở để thực hiện

Reichenberg (1992) khi khảo sát 5 tỉnh Trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam đã cho rằng quy hoạch vi mô ở Việt Nam được nghiên cứu để phát triển khái niệm quy hoạch cấp xã trên 4 khía cạnh:

- Phủ toàn bộ đất đai trong xã, nghĩa là QHNLN dựa trên QHSDĐ trên toàn bộ diện tích hành chính xã

- Phối hợp các kế hoạch và các hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước, nghĩa là khi quy hoạch phải đề cập đến quy hoạch của các ngành do cơ quan quản lý nhà nước quản lý

- QHSDĐ phục vụ cho giao đất và cấp giấy chứng nhận để SDĐ tốt hơn, tạo điều kiện cho cộng đồng tiến hành quy hoạch PTSX nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, cơ sở hạ tầng

- Chuẩn bị và phê duyệt quy hoạch đất theo đúng luật định [8]

Nguyễn Bá Ngãi (2001) cho rằng quan điểm QHNLN cấp địa phương nên theo các hướng sau:

- Tiến hành nghiên cứu và thực thi khả năng kết hợp QHNLN dựa vào chức năng SDĐ với đánh giá tiềm năng đất đai

- Rà soát và xem xét lại hệ thống chính sách nhằm hướng tới đa mục đích SDĐ bằng việc đa dạng hóa các hoạt động sản xuất trong mỗi bản quy hoạch của cộng đồng

- Gắn hai quá trình quy hoạch đất đai với giao đất và coi là hai bộ phân

có quan hệ chặt chẽ để làm cơ sở cho quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp ở mỗi địa phương, mỗi cộng đồng

Trang 19

- Nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp cùng tham gia trong quá trình quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, xác định và phân tích rõ các chủ thể trong QHNLN cấp xã

Vũ Văn Mễ và Desloges (1996) đã đưa ra một khái niệm mới là sự tham gia của người dân Các tác giả cho rằng điểm quan trọng là phải thu hút được người dân tham gia vào tất cả các giai đoạn trong quá trình QHSDĐ và giao đất lâm nghiệp ngay từ khi bắt đầu tùy phạm vi và mức độ theo nội dung hoạt động và giai đoạn tiến hành

1.2.2.2 Các nghiên cứu và thử nghiệm

Theo Nguyễn Văn Tuấn (1996) QHSDĐ được coi là nội dung chính và được thực hiện trước khi giao đất trên cơ sở tôn trọng tập quán nương rẫy cố định, lấy xã làm đơn vị để lập kế hoạch và giao đất, có sự tham gia tích cực của người dân

Năm 1993, nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về QHSDĐ cấp xã được thực hiện ở xã Tử Nê, huyện Tân Lạc và xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình do Dự án đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp thực hiện Bản đánh giá về QHSDĐ xã Tử Nê cho thấy cần phải có một kết hoạch SDĐ chi tiết thì mới đáp ứng được yêu cầu, tránh được những mâu thuẫn trọng cộng đồng phát sinh sau quy hoạch

Chương trình Phát triển nông thôn miền núi Việt Nam - Thụy Điển giai đoạn 1996 - 2001 trên phạm vi 5 tỉnh Lào Cai, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang và Phú Thọ đã tiến hành thử nghiệm công tác quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã trên cơ sở kế hoạch phát triển cấp thôn bản và hộ gia đình

Năm 1998, tỉnh Lào Cai đã xây dựng mô hình sử dụng PRA để tiến hành QHSDĐ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch SDĐ 3 cấp: xã, thôn và hộ gia đình Trong năm này trên vùng dự án đã có 78 thôn,

Trang 20

bản được QHSDĐ và đã căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của người SDĐ với cách tiếp cận từ dưới lên tạo ra kế hoạch có tính khả thi cao Tuy nhiên chưa tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa chủ trương của Nhà nước với nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng trong phương án quy hoạch được xây dựng

Vào những năm 1996, 1997, trong quá trình triển khai dự án quản lý nguồn nước hồ Yên Lập có sự tham gia của người dân tại Hoành Bồ, Quảng Ninh, Nguyễn Bá Ngãi đã thử nghiệm phương pháp PRA để quy hoạch lâm nông nghiệp cho 3 xã: Bằng Cả, Quảng La và Dân Chủ để xây dựng dự án cấp xã thôn Sau 3 năm thực hiện cho thấy, bản quy hoạch tương đối phù hợp với tình hình hiện tại Đây là cơ sở vững chắc cho lập kế hoạch tác nghiệp hàng năm, Một trong những hạn chế của dự án là do nghiên cứu về đất đai chưa đầy đủ trong phân tích HTCT dẫn đến việc lựa chọn cây trồng chưa thực

sự phù hợp

Vũ Văn Mễ và Desloges (1996) đã thử nghiệm phương pháp QHSDĐ

có người dân tham gia tại Quảng Ninh đồng thời đề xuất 6 nguyên tắc và các bước cơ bản trong QHSDĐ cấp xã là: Kết hợp hài hòa giữa ưu tiên của Chính phủ và nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân địa phương; tiến hành trong khuôn khổ luật định hiện hành và các nguồn lực hiện có của địa phương; đảm bảo tính công bằng, chú ý đến cộng đồng các dân tộc miền núi, nhóm người nghèo và vai trò của phụ nữ; đảm bảo PTBV; đảm bảo nguyên tắc cung tham gia; kết hợp hướng tới mục tiêu phát triển cộng đồng Khi thử nghiệm phương pháp này cho các tỉnh Thừa Thiên Huế, Gia Lai và Sa Đéc đã cho thấy rằng quy hoạch cấp xã phải dựa trên tình trạng SDĐ hiện tại, tiềm năng sản xuất của đất, các quy định của Nhà nước và nhu cầu, nghĩa vụ của nhân dân

Năm 1996, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn từ nhiều địa phương khác nhau, Cục Kiểm lâm đã cho ra tài liệu hướng dẫn “Nội dung trình tự tiến hành giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã” Dự án lâm nghiệp xã

Trang 21

hội Sông Đà trên cở sở hướng dẫn này đã xây dựng phương pháp QHSDĐ và giao đất lâm nghiệp cấp xã của 2 huyện Yên Châu (Sơn La) và Tủa Chùa (Lai Châu) Trong đó cấp thôn bản đã được chọn là đơn vị quy hoạch phù hợp với đặc thù vùng cao Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu xã hội và cộng đồng của Donovan (1997) ở miền Bắc Việt Nam [8]

Nguyễn Bá Ngãi và nhóm tư vấn của Dự án khu vực lâm nghiệp Việt Nam -ADB (1999, 2000) đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp xây dựng tiền dự án cấp xã Mục tiêu là đưa ra một phương pháp QHNLN cấp xã

có sự tham gia của người dân để xây dựng tiểu dự án lâm nghiệp cho 50 xã của 4 tỉnh Thanh Hóa, Gia Lai, Phú Yên và Quảng Trị

Nguyễn Bá Ngãi (2001) đã nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp xã vùng Trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam Đề tài được tiến hành nghiên cứu điểm tại 3 xã là Tân Nguyên (huyện Yên Bình, Yên Bái), Thượng Long (huyện Yên Lập, Phú Thọ), Đức Ninh (huyện Hàm Yên, Tuyên Quang)

Trong nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số quan điểm và cơ sở lý luận cho nghiên cứu quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp xã như: Quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm sinh thái - kinh tế - nhân văn; quan điểm quy hoạch phát triển tổng hợp và bền vững; quan điểm kết hợp giữa định hướng vĩ

mô của nhà nước với nhu cầu của người dân trong quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp Phương pháp quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp xã là kết hợp các phương pháp đánh giá đất đai với phương pháp phân tích HTCT (FSA) để đánh giá tiềm năng đất đai, xây dựng bản đồ lập địa cấp xã, phân tích và lựa chọn hệ thống cây trồng; sử dụng hiệu quả phương pháp PRA trong nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp Tác giả cũng đã chỉ ra được trong tiến hành QHSDĐ cấp xã cần phải tiến hành phân chia 3 loại rừng và phân cấp phòng hộ

Trang 22

1.2.3 Các nguyên tắc cơ bản của QHSDĐ

1.2.3.1 Các nguyên tắc cơ bản mang tính định hướng của QHSDĐ

QHSDĐ là một hiện tượng KTXH, do vậy nó cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định QHSDĐ phải tuân theo các quy luật phát triển khách quan của phương thức sản xuất xã hội, đây chính là yếu tố quyết định nội dung và phương pháp QHSDĐ ở mỗi quốc gia

QHSDĐ ở nước ta tuân theo những nguyên tắc cơ bản mang tính định hướng như sau:

- Chấp hành quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, củng cố và hoàn thiện các đơn vị SDĐ Nguyên tắc này là cơ sở của mọi hoạt động và biện pháp có

liên quan đến quyền SDĐ, là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động QHSDĐ Đây là căn cứ quan trọng để Nhà nước có điều kiện tập trung chỉ đạo PTSX, củng cố và hoàn thiện phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, trên tất cả các khu vực lãnh thổ, trong tất cả các ngành, trong đó đặc biệt là nông lâm nghiệp [20]

- SDĐ tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên Đất đai là có giới hạn

trong khi đó dân số và nhu cầu của con người về mọi mặt ngày càng cao do vậy SDĐ tiết kiệm là một nguyên tắc bắt buộc trong QHSDĐ Mặt khác, đất đai nếu được sử dụng đúng và hợp lý thì chất lượng đất sẽ được duy trì và ngày càng tốt lên; ngược lại nếu sử dụng không hợp lý sẽ làm đất thoái hóa biến chất, làm giảm năng suất, sản lượng cây trồng, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái tự nhiên Do vậy trong SDĐ, phải chú ý ngăn ngừa quá trình xói mòn đất, chống ô nhiễm đất và bảo vệ các yếu tố của môi trường thiên nhiên [20]

- Sử dụng tài nguyên đất vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung

và từng ngành nói riêng, trong đó ưu tiên cho ngành nông nghiệp Bất cứ sự

phát triển một ngành kinh tế nào cũng có nhu cầu SDĐ ở các mức độ khác

Trang 23

nhau Do vậy trong QHSDĐ phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, KTXH, quỹ đất và chiến lược phát triển, nhu cầu đất của các ngành để có phương án phân

bổ SDĐ hợp lý, hiệu quả nhất, tạo cho các ngành đều có đầy đủ điều kiện để phát triển [20]

- Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ để thực hiện những nhiệm vụ

kế hoạch của Nhà nước, của riêng ngành nông nghiệp và từng đơn vị sản xuất

cụ thể Căn cứ vào chiến lược phát triển KTXH và an ninh quốc phòng của

đất nước, chiến lược phá triển của từng ngành và quy hoạch phát triển của từng đơn vị, QHSDĐ phải đảm bảo tương quan tỷ lệ hợp lý giữa các ngành, các vùng lãnh thổ, phân bổ hợp lý sức sản xuất, tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ đảm bảo phát triển tổng hợp các vùng kinh tế và trong từng đơn

vị sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp [20]

- Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ sở các phương pháp quản lý kinh tế tiên tiến để nâng cao độ màu

mỡ của đất, nâng cao trình độ canh tác và hiệu quả sử dụng máy móc

QHSDĐ phải được phối hợp chặt chẽ với việc tổ chức sản xuất để tạo ra điều kiện tốt nhất cho sự phát triển và nâng cao trình độ lao động QHSDĐ trong nông lâm nghiệp phải tạo ra các điều kiện để áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, có hiệu quả cao để nâng cao độ màu mỡ của đất và trình độ kỹ thuật canh tác Vì vậy khi giải quyết các nội dung của QHSDĐ phải dựa trên các hình thức tổ chức lao động tiến bộ nhất, trình độ cơ giới hóa và khoa học công nghệ tiên tiến [20]

- Khi QHSDĐ phải tính đến các điều kiện tự nhiên, KTXH của từng vùng, từng đơn vị, xí nghiệp SDĐ Mỗi vùng, mỗi đơn vị SDĐ đều có những

đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, KTXH Nếu không tính đến các điều kiện đó thì không thể tổ chức sử dụng hợp lý đất đai Các yếu tố của điều kiện

tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, sản

Trang 24

lượng của các loại cây trồng vật nuôi Bên cạnh đó, các yếu tố của điều kiện KTXH cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và tính ổn định của sản xuất Do vậy QHSDĐ cần dựa trên những thông tin chính xác về điều kiện tự nhiên của đối tượng quy hoạch để tổ chức SDĐ hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất

1.2.3.2 Các nguyên tắc cơ bản của QHSDĐ cấp xã

Theo PGS.TS Trần Hữu Viên (2005) [ 20]: QHSDĐ và kế hoạch SDĐ chi tiết trên địa bàn xã phải tuân thủ các nguyên tắc khi tiến hành lập QHSDĐ

và kế hoạch SDĐ cho các đơn vị, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc chỉ đạo khi tiến hành QHSDĐ và lập kế hoạch SDĐ có sự tham gia của người dân Đặc biệt phải tuân thủ các nguyên tắc chung sau đây:

- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, KTXH của vùng và của xã; phù hợp với quy hoạch tổng thể KTXH, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện, đồng thời sử dụng được nhu cầu SDĐ, nhu cầu phát triển các ngành, các đơn vị đối tượng SDĐ cấp dưới trên địa bàn xã

- Phân bổ đất đai phải đảm bảo hợp lý, đúng mục đích, đúng đối tượng

sử dụng để đem lại hiệu quả cao về mọi mặt

- Phân bổ đất đai phải đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển KTXH, an ninh quốc phòng trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, phù hợp với lợi ích kinh tế của Nhà nước và các chủ SDĐ

- SDĐ tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác hợp lý tài nguyên đất đai đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái, cải tạo và bồi dưỡng nâng cao độ màu mỡ của đất đảm bảo sản xuất ổn định và ngày càng phát triển, đồng thời bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn

- Dân chủ và công khai trong quy hoạch và kế hoạch SDĐ và phải tiến hành kịp thời, được phê duyệt trong năm cuối của kỳ trước để đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ

Trang 25

1.2.4 Tình hình quản lý đất đai tại xã Hợp Hòa qua các thời kỳ

1.2.4.1.Giai đoạn trước Luật đất đai 2003

- Trước khi có Luật đất đai năm 1993, đất đai thuộc quyền quản lý và

sử dụng của các hợp tác xã nông nghiệp SDĐ không theo quy hoạch, hiệu quả thấp, gây lãng phí đất và làm cho đất ngày càng suy thoái Phương pháp thống kê phân loại, quản lý đất đai không cố định, không hợp lý nên không nắm chắc, quản lý không chặt quỹ đất của địa phương

- Từ khi Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực, đặc biệt là khi Tổng cục Địa chính được thành lập theo Nghị định số 12/CP ngày 22/2/1994, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đất đai đã được xã thực hiện và thu được kết quả khả quan như:

+ Hoàn thiện công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, từng bước hoàn thiện công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch

+ Hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng theo theo Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ về việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức,

hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài

+ Công tác thống kê đất đai trong toàn xã được thực hiện thường xuyên, công tác cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ được thực hiện nghiêm túc

Nhìn chung, trong giai đoạn này công tác quản lý Nhà nước về đất đai

đã được cải thiện, chặt chẽ Bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế như:

+ Chưa xây dựng được quy hoạch SDĐ cấp xã Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch SDĐ chưa được đầu tư đúng mức, tính khả thi chưa cao

+ Công tác kiểm kê, thống kê chỉnh lý biến động chưa được cập nhật thường xuyên

+ Các chính sách, các văn bản pháp luật đã được triển khai thực hiện nhưng vẫn còn chậm và không triệt để

Trang 26

+ Công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế như giao đất sai thẩm quyền, việc lập hồ sơ địa chính còn sơ sài, trình độ cán bộ địa chính còn hạn chế…[15]

1.2.4.2 Giai đoạn sau khi có Luật đất đai 2003 tới nay

Từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay, công tác quản lý SDĐ tại xã đã chặt chẽ hơn, bao gồm các nội dung như:

+ Ban hành các văn bản về quản lý SDĐ và tổ chức thực hiện các văn bản đó theo đúng quy định của pháp luật

+ Xác định địa giới hành chính trên bản đồ và trên thực địa, lập và quản

lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được cấp có thẩm quyền

công nhận

+ Xây dựng được bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng SDĐ năm

2001 và năm 2005 với tỷ lệ 1: 5.000

+ Đất đai trên toàn xã đã được Phòng Tài nguyên và môi trường huyện

Lương Sơn đã tiến hành đánh giá vào năm 2005

+ Xây dựng được quy hoạch - kế hoạch SDĐ giai đoạn 2001 - 2010

1.2.4.3.Hiện trạng quản lý đất đai ở xã Hợp Hòa

Hiện nay, công tác quản lý đất đai ở Hợp Hòa đã dần được hoàn thiện, được thể hiện trên các mặt như sau:

+ Công tác quản lý quy hoạch - kế hoạch SDĐ được triển khai thực hiện và tiến hành điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn

+ Công tác giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích SDĐ, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ được thực hiện đúng quy định, tính đến nay xã đã cấp được 1.320 giấy chứng nhận quyền SDĐ với diện tích 771,38 ha

+ Thực hiện thông tư số 09/2007/TT-BTMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, xã đã và đang triển khai thực hiện việc lập, chỉnh

lý, hồ sơ địa chính

Trang 27

+Xã đã thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai năm 2005 theo Thông tư số

28/2004/TT-BTNMT ngày 01/01/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê, kiểm kê đất đai

+ Công tác quản lý tài chính về đất đai được UBND xã chỉ đạo thực hiện

nghiêm túc theo quy định của pháp luật

+ Công tác tuyên truyền pháp luật đất đai được UBND xã thường

xuyên chỉ đạo phổ biến cho nhân dân bằng nhiều hình thức, đảm bảo việc

SDĐ đúng pháp luật

+ Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại và tố cáo

vi phạm trong việc quản lý SDĐ được thực hiện đúng pháp luật, đúng thẩm quyền, kịp thời, không có khiếu nại vượt cấp [18]

1.2.4.4 Xu thế biến động đất đai trong giai đoạn 1995 - 2010

Bảng 1.2.1 Tình hình biến động các loại đất chính giai đoạn 1995 - 2010

2 Đất phi nông nghiệp PNN 37,59 39,20 48,62 49,33 +17,74

2.1 Đất ở nông thôn ONT 16 16,23 17,23 17,47 +1,47 2.2 Đất chuyên dùng CDG 14 15,38 18,36 18,83 +4,83

3 Đất chưa sử dụng CSD 568,01 554,09 40,58 0 - 568,01

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 40,59 40,59 40,58 0 - 40,59 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 519,69 515,77 0 0 - 519,69

(Nguồn: UBND xã Hợp Hòa [15, 18] )

Trang 28

Như vậy, trong vòng 15 năm qua, sự biến động đất đai của xã Hợp Hòa diễn ra ở tất cả các loại đất và theo xu hướng tích cực, diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tăng dần, đất chưa sử dụng giảm mạnh

1.2.5 Một số nhận xét về QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp ở Việt Nam

Nhìn chung, ở Việt Nam trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các phương pháp nghiên cứu về QHNLN trên thế giới đã có những nghiên cứu tiến hành QHSDĐ cấp xã trên cơ sở hiến pháp và pháp luật Việt Nam, trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn hiện có Phương pháp nổi bật được áp dụng trong các nghiên cứu này là phương pháp PRA Các công trình nghiên cứu và thử nghiệm đã thu được những kết quả nhất định trong việc tiến hành QHSDĐ cấp địa phương Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa được tổng kết, đánh giá và phát triển thành phương pháp luận

Hiện tại, ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu đầy đủ về QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp cấp địa phương đặc biệt là cấp xã; phương pháp quy hoạch còn chưa thống nhất và được vận dụng rất khác nhau Mặt khác, việc quy hoạch nhiều khi còn được dựa trên ý kiến chủ quan của các nhà quy hoạch mà thiếu sự tham gia của ngườn dân

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy hoạch PTSX cấp xã mặc dù đã được nghiên cứu và phát triển tuy nhiên chưa tiến hành trên diện rộng mà mới chỉ được tiến hành ở một số xã nhất định Do vậy vấn đề nghiên cứu cơ

sở lý luận và thực tiễn cho việc QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp cấp xã vẫn cần được tiếp tục tiến hành nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện

Trên cơ sở đó, nhiều kết quả nghiên cứu và thử nghiệm của các công trình nghiên cứu trên đã được áp dụng trong nghiên cứu của đề tài, đó là: Các nguyên tắc cơ bản của QHSDĐ nói chung và QHSDĐ cấp xã nói riêng được vận dụng vào tình hình thực tiễn của địa điểm nghiên cứu; phương pháp PRA, phương pháp điều tra chuyên đề, phương pháp phân tích HTCT

Trang 29

để lựa chọn tập đoàn cây trồng vật nuôi phù hợp, phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác, phương pháp dự đoán dân số trong tương lai dựa vào số dân hiện tại…

Vì vậy, đề tài này được thực hiện sẽ góp phần vào việc hoàn thiện cơ

sở khoa học của QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp cấp xã; đồng thời là tài liệu tham khảo cho quá trình QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp tại xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2020

Trang 30

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Vận dụng cơ sở lý luận của QHSDĐ và nghiên cứu cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất phương án QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp tại xã Hợp Hòa

2.2 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Điều kiện cơ bản của xã Hợp Hòa

+ Điều kiện tự nhiên

+ Điều kiện KTXH

- Hiện trạng quản lý SDĐ

- Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp và thị trường nông lâm sản

- Các chính sách, pháp luật liên quan đến QHSDĐ hiện hành

2.2.2 Giới hạn nghiên cứu

Do thời gian, nhân lực và các phương tiện hỗ trợ có hạn nên đề tài chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Về vấn đề lập quy hoạch SDĐ: Dựa trên các kết quả kế thừa tài liệu thứ cấp, các văn bản pháp luật của địa phương, các kết quả PRA

Trang 31

- Về vấn đề PTSX nông lâm nghiệp: Đề tài trọng tâm vào đánh giá hiệu quả tổng hợp trên 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường Trong đó tập trung đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội còn hiệu quả môi trường sinh thái chủ yếu

là mô tả Về hiệu quả kinh tế, đề tài đưa ra dự đoán triển vọng giới hạn trong phạm vi 01 ha đất và chỉ tính toán cho một/ một số loại cây trồng chính trên diện tích đất đó

- Về địa điểm tiến hành nghiên cứu thu thập số liệu: Trên cơ sở điều tra khảo sát theo phương pháp PRA trên toàn diện tích xã Hợp Hòa, 3 thôn điển hình được chọn để tiến hành nghiên cứu là chính Từ các số liệu thu thập được, số liệu được tổng hợp và xử lý làm căn cứ đề xuất các giải pháp SDĐ, PTSX nông lâm nghiệp chung cho cả xã

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Có thể vận dụng cơ sở lý luận vào việc QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp tại xã Hợp Hòa như thế nào?

- Thực trạng quản lý SDĐ tại xã Hợp Hòa như thế nào?

- Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp và thị trường nông lâm sản của

xã Hợp Hòa như thế nào?

+ Thực trạng các HTCT tại địa phương như thế nào?

+ Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp ra sao? + Tình hình sử dụng và thị trường nông lâm sản thế nào?

+ Tập đoàn cây trồng, vật nuôi tại Hợp Hòa là gì?

- Có những thuận lợi và khó khăn gì trong QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp tại địa phương?

- Phương án QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp như thế nào? Có những giải pháp nào để thực hiện hiệu quả phương án quy hoạch? Hiệu quả của phương án là gì?

2.4 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung chính sau:

Trang 32

- Cơ sở lý luận của QHSDĐ trên địa bàn xã Hợp Hòa

- Điều kiện cơ bản của xã Hợp Hòa:

+ Điều kiện tự nhiên, KTXH

+Hiện trạng quản lý SDĐ tại xã Hợp Hòa (tình hình quản lý đất đai của

xã qua các thời kỳ, hiện trạng SDĐ)

+ Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp và thị trường nông lâm sản

- QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp giai đoạn 2011 -2020

+ Phương án quy hoạch

+ Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch

+ Dự kiến đầu tư và hiệu quả

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Quan điểm phương pháp luận

QHSDĐ là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức SDĐ đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao nhằm khai thác triệt để tiềm năng về điều kiện tự nhiên, KTXH và nguồn lao động sẵn có [20]

Như vậy về bản chất, QHSDĐ là một lĩnh vực đa ngành, có quan hệ mật thiết với nhiều yếu tố của hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: Chính sách, điều kiện tự nhiên, KTXH và tài nguyên môi trường QHSDĐ chỉ thành công khi nó được kết hợp đồng bộ với các yếu tố trên nhờ những hiểu biết về

kỹ thuật tiên tiến Khi những điều kiện này thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của công tác quy hoạch QHSDĐ bao gồm nhiều biện pháp như:

- Biện pháp pháp chế: Nhằm bảo đảm chế độ quản lý SDĐ theo pháp luật

- Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng các hình thức lãnh thổ hợp lý trên cơ sở khoa học kỹ thuật

Trang 33

- Biện pháp kinh tế: Dựa trên điều kiện tự nhiên, KTXH và tài nguyên môi trường nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả tiềm năng đất

QHSDĐ hợp lý khi nó đạt được các mục tiêu trước mắt và lâu dài, phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH trong toàn khu vực Quan điểm này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa những chính sách ưu tiên của Chính phủ với nguyện vọng của cộng đồng Do đó trong nghiên cứu cần đề cao tính thống nhất của các hệ thống kế hoạch phát triển KTXH của các cấp phù hợp với hiến pháp và pháp luật, phù hợp với xu thế chung của sự phát triển

Như vậy, quan điểm phương pháp luận nghiên cứu của đề tài dựa trên các quan điểm: Quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm sinh thái - kinh tế - nhân văn, quan điểm quy hoạch phát triển tổng hợp và bền vững, quan điểm kết hợp giữa định hướng vĩ mô của Nhà nước với nhu cầu của người dân trong QHSDĐ và PTSX nông lâm nghiệp

2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.5.2.1 Các bước trong phương pháp thu thập số liệu

- Bước 1: Tìm hiểu tình hình khái quát của xã Hợp Hòa

+ Gặp lãnh đạo UBND xã giới thiệu và trình bày mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài tại Hợp Hòa

+ Tìm hiểu khái quát tình hình của Hợp Hòa về các mặt điều kiện tự nhiên, dân sinh KTXH, tình hình quản lý SDĐ qua các thời kỳ, những thuận lợi và khó khăn chính trong QHSDĐ và PTSX nông lâm nghiệp tại xã hiện nay Đồng thời tìm hiểu những nhu cầu cơ bản và hướng giải quyết theo thứ

tự ưu tiên

- Bước 2: Từ những thông tin ban đầu thu thập được ở bước 1, tiến hành điều tra theo PRA nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác chủ yếu, các loại cây trồng, vật nuôi; tìm hiểu đời sống kinh tế, nguyện vọng của người dân

- Bước 3: Xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch SDĐ của

xã đến năm 2020

Trang 34

- Bước 4: Phân loại cây trồng vật nuôi: Tiến hành phân loại cây trồng vật nuôi theo phương pháp cho điểm có sự tham gia của người dân nhằm góp phần lựa chọn và đề xuất tập đoàn cây trồng, vật nuôi phù hợp nhất; đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường dựa trên tiêu chí cho điểm có sự tham gia

- Bước 5: Tổng hợp kết quả và đề xuất phương án QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp

2.5.2.2.Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu thứ cấp

- Nhóm thông tin về chính sách: Các thông tin về chính sách được thu thập từ các văn bản pháp quy do nhà nước ban hành, bao gồm: Hiến pháp, pháp luật, Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn thực hiện của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương

- Nhóm thông tin về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, nguồn nước…

- Nhóm thông tin về KTXH: Dân số, lao động, việc làm; cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội; thực trạng phát triển các ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế

- Nhóm thông tin về thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp: Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến, năng suất, sản lượng các loại cây trồng…; tình hình quản lý…

2.5.2.3 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

- Điều tra theo tuyến (Đi lát cắt) để xác minh lại bản đồ, đánh giá hiện trạng SDĐ, bổ sung về tài nguyên, phân tích HTCT

- Thảo luận nhóm với cán bộ xã, thôn, nông dân về các vấn đề ranh giới các loại hình SDĐ, nhu cầu SDĐ và xu hướng PTSX nông lâm nghiệp trong thời gian tới tại địa phương; phân loại xếp hạng cho điểm cây trồng, vật nuôi; phân loại xếp hạng cho điểm để đánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả môi

Trang 35

trường của các phương án quy hoạch PTSX nông lâm nghiệp Trên cơ sở đó lựa chọn được phương án phù hợp nhất

- Phỏng vấn bán định hướng để điều tra các thông tin về tình hình quản

lý và thực tiễn sản xuất tại địa phương

2.5.2.4 Phương pháp điều tra chuyên đề

Phương pháp điều tra chuyên đề được sử dụng tại địa điểm nghiên cứu

để thu thập thông tin của các lĩnh vực chính như sau:

- Lĩnh vực nông nghiệp: Điều tra các thông tin về tình hình giao đất nông nghiệp, các hệ thống canh tác (HTCT), tập quán canh tác, tập đoàn cây trồng, năng suất, tình hình sử dụng và thị trường nông sản, khả năng đầu tư…

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Điều tra các thông tin về tình hình sử dụng và giao đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ rừng, đầu tư phát triển rừng, kênh phân phối sản phẩm…

2.5.2.5 Chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ để chọn điểm nghiên cứu dựa trên các tài liệu thứ cấp có liên quan đến các đặc điểm tự nhiên và sinh thái nhân văn đồng thời tiến hành khảo sát sơ bộ Tiêu chí chọn điểm nghiên cứu dược xây dựng như sau:

- Xã có diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp của xã

- Xã đã có bản QHSDĐ giai đoạn 2001- 2010

- Xã có đầy đủ các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp

- Chọn điểm và hộ gia đình đại diện để điều tra: Trong xã chọn ra 3 thôn đại diện, đặc trưng cho xã về các mặt như dân cư và phân bố dân cư, dân tộc và vị trí thôn, điều kiện tự nhiên có đầy đủ hoặc gần đầy đủ các kiểu SDĐ Phỏng vấn 30 hộ gia đình để bổ sung vào kết quả PRA trước đây Tham quan các mô hình điển hình để khái quát hóa và xây dựng mô hình điểm

Toàn bộ quá trình nghiên cứu được tóm tắt qua sơ đồ ở hình 2.5.1

Trang 36

Hình 2.5.1 Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu

Điều tra, khảo sát ngoài thực địa

Kế thừa tài liệu

thứ cấp

Xây dựng đề cương nghiên cứu

Thu thập thông tin

Thảo luận nhóm, phỏng vấn

Xác định vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích định tính theo PRA

Phân tích định

lượng

Cơ sở lý luận QHSDĐ cấp xã

Cơ sở thực tiễn của QHSDĐ tại địa phương

Phân tích số liệu

Điều kiện tự nhiên

KTXH

Thực trạng quản lý SDĐ

Thực trạng PTSX nông lâm nghiệp

Đề xuất phương án QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp xã Hợp Hòa

Trang 37

2.5.3 Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và đánh giá hiệu quả SDĐ

2.5.3.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Trên cơ sở những tài liệu đã khảo sát được ở trên, tiến hành chỉnh lý, tổng hợp và phân tích các mặt như sau:

- Tập hợp kết quả khảo sát theo tuyến lát cắt để lập sơ đồ lát cắt, các biểu mẫu thống kê, phân loại cây trồng và vật nuôi

- Tổng hợp các thuận lợi, khó khăn tại địa phương trong QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp

- Sử dụng phần mềm MapInfo để xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ QHSDĐ đất

- Sử dụng các phương pháp thống kê trong lâm nghiệp để tính toán hiệu quả kinh tế [7]

- Lập phương án SDĐ, PTSX nông lâm nghiệp trong tương lai

- Tổng hợp kết quả thảo luận để đề xuất các giải pháp hiệu quả

2.5.3.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế [3]

- Phương pháp tĩnh: Các yếu tố chi phí kết quả là độc lập và không chịu tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và giá trị biến động của đồng tiền Phương pháp này dùng phân tích hiệu quả của các phương thức canh tác (PTCT) nông nghiệp do thời gian đầu tư ngắn, thường là 01 vụ hoặc 01 năm

Tổng lợi nhuận: P = Tn- Cp (3.1)

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:

Cp

P Pcp 100

(3.2)

Hiệu quả đầu tư:   100

dt v

V

P

Trong đó: P là tổng lợi nhuận trong 1 năm;

Vdt là vốn đầu tư trong 1 năm

Tn là thu nhập trong 1 năm; Cp là chi phí trong 1 năm

Trang 38

- Phương pháp động: Xem xét chi phí và thu nhập trong mối quan hệ động với mục tiêu đầu tư, thời gian và giá trị đồng tiền, các chỉ tiêu kinh tế được tập hợp và tính toán theo các hàm số NPV, BCR, IRR…

Phương pháp này dùng để tính hiệu quả kinh tế của các PTCT có chu

kỳ dài như rừng trồng, NLKH

+ Tính giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV): NPV là hiệu số giữa thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại

1 ( 1 )

) (

(3.4) Trong đó:

Bi là thu nhập đạt được ở kỳ thứ i;

Ci là chi phí bỏ ra ở kỳ thứ i

(Bi - Ci) là lợi nhuận đạt được ở kỳ thứ i;

r: Tỷ lệ lãi suất vốn đầu tư

Nếu NPV> 0: Có lãi , NPV= 0: Hòa vốn, NPV <0: Lỗ vốn NPV càng lớn càng tốt (0 <NPV< 1)

+ Tỷ suất thu nhập so với chi phí (BCR): BCR là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của thu nhập so với giá trị hiện tại của chi phí trong cả chu kỳ kinh doanh của chương trình đầu tư

CPV BPV r

Ci r

Bi BCR n

i

i

n i

)1(

Trang 39

Hay: 0

) 1

IRR là chỉ số cho biết khả năng sinh lời tối đa của một chương trình đầu tư Trong đó một phần lợi nhuận sẽ được trả cho ngân hàng, phần còn lại mới thuộc về người kinh doanh IRR càng lớn càng tốt do hoạt động kinh doanh sinh lời càng cao, khả năng thu hồi vốn càng sớm

- Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp: Hiệu quả tổng hợp của các PTCT được hiểu là một PTCT phải có hiệu quả kinh tế cao nhất, mức độ chấp nhật của xã hội cao nhất và góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường (hiệu quả sinh thái)

Để tính được chỉ số hiệu quả tổng hợp của các PTCT (Ect), W Rola (1994) đã đưa ra công thức tính như sau:

n fn

f hoac f

fn f

f hoac f

f

max

f là các đại lượng tham gia vào tính toán (NPV, CPV, IRR…)

n là số đại lượng tham gia vào tính toán

Ngoài ra đề tài có sử dụng công thức tính dân số tương lai [11] như sau:

n

V P N

Nt  01 100  (3.8) Trong đó: Nt là dân số năm quy hoạch; No: Dân số năm hiện tại

P: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên; V: Tỷ lệ tăng dân số cơ học

n: Số năm dự tính (kể từ năm hiện trạng đến năm quy hoạch)

0 0

H N

Nt

Ht  (3.9) Ht: Số hộ năm tương lai; Ho: Số hộ năm hiện trạng

Trang 40

Số hộ phát sinh: Hp =Ht - Ho (3.10)

2.5.3.3 Phương pháp phân tích hiệu quả xã hội và môi trường

Hiệu quả xã hội và môi trường được phân tích dựa trên phương pháp cho điểm đánh giá theo các tiêu chí cụ thể và theo phương pháp PRA

- Hiệu quả xã hội của phương án QHSDĐ được đánh giá dựa trên các

tiêu chí sau:

+ Hiệu quả giải quyết việc làm: Hiệu quả giải quyết việc làm dựa trên

số công lao động như làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch (tiêu chí 1)

+ Khả năng giao lưu mua bán sản phẩm (tiêu chí 2)

+ Đa dạng nguồn thu (tiêu chí 3)

+ Nâng cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp (kỹ thuật

sản xuất nông lâm nghiệp phù hợp với kiến thức bản địa và nhận thức của người dân địa phương, được người dân địa phương chấp nhận và có khả năng lan rộng) (tiêu chí 4)

+ Khả năng tăng sản xuất hàng hóa của các phương thức sản xuất (tiêu

chí 5)

- Hiệu quả môi trường của các PTCT được thể hiện ở một số tiêu chí

như sau:

+ Đa dạng cây trồng: Việc đa dạng cây trồng có tác dụng tăng độ tàn

che và che phủ mặt đất cũng như nâng cao hiệu quả SDĐ (tiêu chí 1)

+ Tăng độ che phủ: Độ che phủ cao làm tăng độ phì, chống xói mòn

(tiêu chí 2)

+ Tăng lượng vật rơi rụng (lượng vật rơi rụng ảnh hưởng đến độ phì

của đất) (tiêu chí 3)

+ Sử dụng nhiều phân hữu cơ (tiêu chí 4)

+ Sử dụng ít phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (tiêu chí 5)

Ngày đăng: 31/08/2017, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w