BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN QUỐC THỊNH PHÂN TÍCH SỰ PHÙ HỢP CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI LỢI THẾ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.
HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ
FULBRIGHT
NGUYỄN QUỐC THỊNH
PHÂN TÍCH SỰ PHÙ HỢP CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ: TRƯỜNG HỢP TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.
HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ
FULBRIGHT
NGUYỄN QUỐC THỊNH
PHÂN TÍCH SỰ PHÙ HỢP CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ: TRƯỜNG HỢP TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Trang 3i
-LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi, hoàn toàn do
tự tôi viết Các số liệu, thông tin trích dẫn trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độđáng tin cậy cao nhất trong khả năng thu thập của tôi
Luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, không nhất thiết phản ánh quan điểmcủa Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh hoặc Chương trình Giảng dạy Kinh tếFulbright
TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Quốc Thịnh
Trang 4ii
-LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô cùng nhân viên Chương trìnhGiảng dạy Kinh tế Fulbright, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã tận tìnhgiảng dạy nhiều kiến thức quý báu, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập tại Chương trình.Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh và Tiến sĩ Đinh Công Khải đã tậntình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công chức, đồng nghiệp Viện Cây ăn quả miềnNam, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, BanQuản lý các khu công nghiệp tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại – Du lịchtỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong việc chia sẻ thông tin để tôi hoàn thành đềtài nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng nghiệp, bạn bè đãgiúp đỡ, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Nguyễn Quốc Thịnh
Trang 51.5.1 Lý thuyết năng lực cạnh tranh
1.5.2 Lý thuyết chiến lược phát triển kinh tế
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
2.3.1 Tổng quan ngành sản xuất trái cây Tiền Giang
2.3.2 Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến Tiền Giang
Trang 6iv
-2.3.3 Phân tích lợi thế cạnh tranh của Tiền Giang trong sản xuất
cây ăn trái2.4 Chiến lược phát triển kinh tế của Tiền Giang2.4.1 Tổng quan chiến lược kinh tế Tiền Giang qua các thời kỳ
2.4.2 Kết quả thực hiện chiến lược kinh tế Tiền Giang
2.4.3 Nhận định sự phù hợp giữa chiến lược phát triển kinh tế so với lợi
thế cạnh tranh của nền kinh tế Tiền GiangCHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
3.1 Kết luận3.2 Khuyến nghị chính sách3.3 Hạn chế của đề tàiTÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7Trang thông tin điện tử Tổng cục Thống kê
Giá trị gia tăngGiá trị sản xuấtHội đồng nhân dânKhu công nghiệpKhu vực 1 (Nông nghiệp)Khu vực 2 (Công nghiệp và xây dựng)Khu vực 3 (Thương mại và dịch vụ)Niên giám thống kê
Nông nghiệp và Phát triển nông thônChỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnhThành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dânĐồng Đô la MỹĐồng Việt Nam
Trang 8Hình 1.4 Mô hình kim cương của Micheal Porter
Hình 2.1 Đánh giá NLCT của Tiền Giang
Hình 2.2 Cơ cấu các ngành trong GDP Tiền Giang, giai đoạn 2005 – 2014.Hình 2.3 Tỷ trọng đóng góp các ngành trong tăng trưởng GDP giai đoạn
2005 – 2014
Hình 2.4 Cơ cấu diện tích cây ăn trái cả nước tính đến năm 2013
Hình 2.5 Biến đổi diện tích cây ăn trái Tiền Giang giai đoạn 2000 - 2013
Hình 2.6 Năng suất các loại cây ăn trái của Tiền Giang so sánh với các tỉnh khácHình 2.7 Cơ cấu, tốc độ phát triển và tỷ trọng đóng góp của công nghiệp
chế biến vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 – 2014
Hình 2.8 Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành chế biến của Tiền Giang tính
đến 2015
Hình 2.9 Vốn đầu tư của các loại hình kinh tế giai đoạn 2005 – 2014
Hình 2.10 Tốc độ phát triển GTSX các ngành trong công nghiệp chế biếnHình 2.11 Cơ cấu GTSX ngành chế biến chia theo loại hình kinh tế
Hình 2.12 Tỷ trọng đóng góp của các loại hình kinh tế vào tăng trưởng ngànhcông nghiệp chế biến giai đoạn 2005 – 2014
Hình 2.13 So sánh ngành chế biến và ngành cây ăn trái giai đoạn 2005 – 2014Hình 2.14 Dân số và lao động các tỉnh ĐBSCL năm 2013
Trang 9vii
-Hình 2.15 Tỷ lệ lao động qua đào tạo các tỉnh và khu vực năm 2014
Hình 2.16 Sơ đồ chuỗi giá trị trái cây Tiền Giang
Hình 2.17 Sơ đồ cụm ngành cây ăn trái Tiền Giang
Hình 2.18 Đánh giá NLCT của cụm ngành sản xuất trái cây Tiền Giang
bằng mô hình kim cương của Porter (2008)
Hình 2.19 Chỉ số phát triển các khu vực kinh tế giai đoạn 2005 – 2014Hình 2.20 Cơ cấu các khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2014
Hình 2.21 Tỷ trọng đóng góp tăng trưởng GDP của các KV giai đoạn
Hình 2.25 Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2005 - 2014
Hình 2.26 Đánh giá hiệu quả chiến lược kinh tế Tiền Giang theo lý thuyết
cạnh tranh của Michael Porter
Trang 10viii
-DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Mùa vụ thu hoạch trái cây của Tiền Giang so với các tỉnh
Bảng 2.2 Hiệu quả kinh tế một số loại cây ăn trái Tiền Giang
Bảng 2.3 Thị trường xuất khẩu một số trái cây Tiền Giang
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu trái cây Tiền Giang giai đoạn 2006 – 2013Bảng 2.5 Các hợp tác xã sản xuất cây ăn trái có hiệu quả của Tiền Giang
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu kinh tế của Tiền Giang đặt ra trong các giai đoạn
Bảng 2.7 Diện tích cho thuê và lao động tại các KCN Tiền Giang đến năm 2015Bảng 2.8 Tỷ trọng chi đầu tư phát triển của Tiền Giang giai đoạn 2005 - 2014
Trang 11ix
-PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2005 - 2014Phụ lục 1.2 Tốc độ tăng trưởng thu, chi ngân sách của Tiền Giang so với
ĐBSCL bình quân giai đoạn 2005 – 2014
Phụ lục 1.3 Thâm hụt ngân sách của Tiền Giang so với bình quân ĐBSCLPhụ lục 1.4 Điểm số PCI các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2006 - 2014
Phụ lục 2.1 Cơ cấu, tốc độ phát triển và tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng
GDP của các ngành kinh tế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014Phụ lục 2.2 Tỷ trọng diện tích và sản lượng vùng cây ăn trái của Tiền Giang
Phụ lục 2.9 Danh sách các doanh nghiệp chế biến cây ăn trái được phỏng vấnPhụ lục 2.10 Danh sách các hộ nông dân trồng cây ăn trái được phỏng vấnPhụ lục 2.11 Danh sách các thương lái, vựa, doanh nghiệp kinh doanh trái
cây được phỏng vấn
Trang 12và ngành công nghiệp chế biến.
Nghiên cứu đã tìm ra rằng, chiến lược phát triển kinh tế của Tiền Giang là phù hợp vớilợi thế, hoàn cảnh của nền kinh tế địa phương Tuy nhiên, do cách thức tổ chức thựchiện chưa phù hợp dẫn đến kết quả thực hiện chiến lược chưa đạt như kỳ vọng, thểhiện qua tốc độ phát triển kinh tế còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm Đặcbiệt là, việc phát triển công nghiệp là khá dàn trải, chưa chú trọng nâng cao chất lượngcác ngành nghề thu hút đầu tư nên việc tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các nhómngành sử dụng lợi thế về lao động giá rẻ hơn là các ngành tạo sản phẩm có giá trị giatăng cao Công nghiệp chế biến đã không gắn kết được với sở trường của đa số ngườidân, đó là sản xuất cây ăn trái Ngành cây ăn trái có lợi thế so sánh gần như tuyệt đốivới các khu vực khác và cả nước, dựa vào các thế mạnh về quy mô diện tích, sản lượng,năng suất thu hoạch lớn Nhưng do ngành này chưa được sự quan tâm đúng mức, chưađược sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến nên chuỗi giá trị sản phẩm còn thấp, phát triểnchưa tương xứng với tiềm năng và năng lực cạnh tranh của cụm ngành còn kém
Để đảm bảo nền kinh tế đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững, việc thực hiện chiếnlược kinh tế trong thời gian tới phải có những điều chỉnh tập trung vào các giải pháptrọng tâm: i) Hỗ trợ, đầu tư trực tiếp cho cụm ngành cây ăn trái để nâng cao sức cạnhtranh của cụm ngành này; ii) phát triển công nghiệp chế biến chuyên về sản phẩm tráicây để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao; iii) Đào tạo nguồn nhân lực cótrình độ cao phục vụ trong hoạt động sản xuất và chế biến, tiếp thị xuất khẩu sản phẩmtrái cây; iv) Trong thực thi chiến lược kinh tế phải có cơ chế đánh giá thường xuyênnhằm điều chỉnh các giải pháp kịp thời
Trang 131
-CHƯƠNG 1 DẪN NHẬP 1.1 Bối cảnh chính sách
Tiền Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có nhiều lợi thế để phát triểnkinh tế Trước hết phải kể đến lợi thế về điều kiện tự nhiên với tài nguyên nước mặt dồi dào
và đất đai phù sa màu mỡ, tiểu vùng khí hậu ổn định Hạ tầng giao thông của tỉnh thuộcnhóm tốt nhất trong khu vực nhờ vào các tuyến đường trọng yếu của quốc gia đi qua địabàn như: quốc lộ (QL) 1, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
– Cần Thơ, QL 50, QL60 Đồng thời, Tiền Giang cũng là miền chuyển tiếp của hai vùngkinh tế quan trọng là Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng Kinh tế ĐBSCL, tiếpgiáp với vùng kinh tế sôi động của cả nước là TP.HCM
Mặc dù, Tiền Giang có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với các tỉnh còn lại trong khuvực ĐBSCL nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế lại ở mức trung bình của khu vực (Hình1.1, Hình 1.2) Cũng như nhiều địa phương khác, Tiền Giang đặt mục tiêu tăng trưởngkinh tế cao và bền vững, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp Tuy nhiên, tốc độ và chất lượngphát triển kinh tế của tỉnh thời gian qua không đạt như mong đợi Theo số liệu thống kê,giai đoạn 2005 – 2010, Tiền Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế gần 12%/năm nhưngđến giai đoạn 2011 – 2014 chỉ số này chỉ còn 9,1%/năm Xét cả giai đoạn 2005
– 2014 chỉ số phát triển kinh tế của Tiền Giang đang giảm dần (Phụ lục 1.1) Tuy tỉnh có sốlượng khu công nghiệp (KCN) nhiều cũng như số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) và chỉ số phát triển công nghiệp cao thứ 3 khu vực, nhưng tốc độ chuyển dịch
cơ cấu nền kinh tế rất chậm, thấp hơn bình quân của khu vực Tính đến cuối năm 2014,GDP của Tiền Giang còn phụ thuộc vào kinh tế nông nghiệp với tỷ lệ 39,6%, rất cao sovới bình quân của khu vực ĐBSCL (36,6%)
Bên cạnh đó, nền kinh tế của Tiền Giang chứa đựng nhiều yếu tố thiếu bền vững thể hiệnqua các số liệu về tài chính công như: thu ngân sách/GDP thấp, thâm hụt ngân sách ngàycàng cao so với mặt bằng chung của khu vực “Hạ tầng mềm” của nền kinh tế phản ánh quachỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Tiền Giang cũng ngày càng bất ổn khi chỉ sốnày những năm vừa qua luôn tuột dốc và tiến dần xuống đáy khu vực Năm 2014,
Trang 14Thực tiễn cho thấy tốc độ phát triển của Tiền Giang chưa tương xứng với tiềm năng và
lợi thế của nền kinh tế Làm thế nào để phát huy lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất
của nền kinh tế địa phương là những trọng tâm chiến lược mà chính quyền Tiền Giang
đặt ra trong các giai đoạn qua
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 15Đề tài phân tích chiến lƣợc phát triển kinh tế và phân tích năng lực cạnh tranh (NLCT)cụm ngành nhằm đánh giá sự phù hợp của chiến lƣợc kinh tế với sức cạnh tranh, hoàn
Trang 163
-cảnh nền kinh tế của Tiền Giang Từ đó, đề tài khuyến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn chung cho nền kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững hơn
1.3 Câu hỏi chính sách
Đề tài nghiên cứu tập trung trả lời 3 câu hỏi sau:
1) Thực trạng NLCT của Tiền Giang như thế nào, cụm ngành nào có sức cạnh tranh?
2)Chiến lược phát triển kinh tế của Tiền Giang như thế nào, có phù hợp với lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế Tiền Giang không?
3)Để phát huy lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững, Tiền Giang cần thay đổi chiến lược kinh tế như thế nào?
1.4 P ương p áp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả Dựa trên các số liệu thống kê, tác giả sửdụng các bảng biểu, đồ thị để phân tích, so sánh lợi thế cạnh tranh của các ngành kinh tếcủa Tiền Giang so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, phân tích chiến lược phát triểnkinh tế của Tiền Giang trong giai đoạn 2005 – 2014 như thế nào Kết hợp với phươngpháp chuyên gia, tác giả sẽ phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia và các đối tượng liênquan trong lĩnh vực nghiên cứu Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra nhận định về sự phùhợp của chiến lược phát triển kinh tế so với lợi thế cạnh tranh của tỉnh Do hạn chế về
số liệu năm 2015, đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi giai đoạn 2005 – 2014
Nguồn thông tin dự kiến: thu thập thông tin từ các báo cáo của các sở, ngành, Ủy bannhân (UBND) tỉnh, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Tiền Giang, Viện Cây ăn quả miềnNam, niên giám thống kê (NGTK) các tỉnh, các website: Tổng cục Thống kê, Bộ Tàichính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ báo chí, chuyên gia, v.v
1.5 Cơ sở lý thuyết phân tích
Đề tài sử dụng 2 cơ sở lý thuyết:
1.5.1 Lý thuyết năng lực cạnh tranh
Theo Porter (2008), NLCT được hiểu là năng suất NLCT của một quốc gia/vùng được
đo lường bằng năng suất sử dụng các nguồn lực như: lao động, vốn, đất đai và các tàinguyên thiên nhiên Năng suất cao sẽ quyết định mức sống bền vững cho
Trang 174
-quốc gia/vùng Năng suất trong khuôn khổ này bao gồm năng suất của các thành phầnkinh tế trên các lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp nướcngoài nằm trên lãnh thổ quốc gia/vùng đó
H n 1.3 Năng lực cạn tran cấp tỉn
Nguồn: Porter (2008), trích từ Vũ Thành Tự Anh (2011).
H n 1.4 Mô hình kim cương của Mic eal Porter
Nguồn: Porter (2008), trích từ Vũ Thành Tự Anh (2011).
Trang 185
-Theo khung phân tích này có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của một tỉnh: cácyếu tố sẵn có của địa phương; NLCT ở cấp độ địa phương; NLCT ở cấp độ doanhnghiệp (Hình 1.3)
Việc đánh giá chất lượng của môi trường kinh doanh giúp các doanh nghiệp hoạt độnghiệu quả và đạt năng suất cao được Porter (2008) khái quát bằng mô hình kim cươngvới 4 đỉnh là 4 nhóm yếu tố: các điều kiện về nhân tố đầu vào; điều kiện cầu; các ngànhcông nghiệp phụ trợ và liên quan; bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh (Hình 1.4)
1.5.2 Lý thuyết chiến lược phát triển kinh tế
Theo Porter (1998), Chiến lược kinh tế của một một địa phương là làm sao tạo dựngđược giá trị đặc thù của nền kinh tế địa phương Chiến lược kinh tế phải dựa trên cácthế mạnh độc đáo mà địa phương thực sự sở hữu để giúp các doanh nghiệp tạo lập nên
vị thế cạnh tranh độc đáo cho địa phương đó Trong giới hạn nguồn lực hữu hạn, cầnxác định ngành (hiện tại hoặc mới nổi) có sức cạnh tranh thực sự để ưu tiên đầu tư, lấy
đó làm cụm ngành trung tâm của nền kinh tế để tạo ra sự tác động lan tỏa, kích thích cáccụm ngành khác phát triển
Chiến lược kinh tế cho địa phương phải linh hoạt cho từng thời kỳ, đảm bảo sự phù hợpvới hoàn cảnh, thực trạng nền kinh tế trong mỗi giai đoạn phát triển Đối với các nềnkinh tế đang phát triển, các yếu tố đầu vào với chi phí thấp sẽ là lợi thế cạnh tranh cơbản, chiến lược kinh tế trong giai đoạn này cần tập trung vào việc ổn định vĩ mô, nângcao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển hạ tầng cơ bản, giảm chi phí hành chính chodoanh nghiệp Ở giai đoạn tiếp theo, nền kinh tế chuyển sang dựa vào việc đầu tư đểtăng năng suất Giai đoạn này năng suất là sức cạnh tranh chủ yếu, do đó chính sách cầntập trung vào việc tiếp thị, mở rộng thị trường, kích thích cạnh tranh nội địa tạo độnglực gia tăng năng suất, đẩy mạnh đầu tư vào các cụm ngành Ở giai đoạn nền kinh tếphát triển mạnh, lợi thế cạnh tranh là việc tạo ra được các giá trị độc đáo dựa trên khoahọc công nghệ, kỹ năng sản xuất trình độ cao Ở giai đoạn này, chính sách cần đầu tưnâng cấp các cụm ngành tạo động lực cho việc đổi mới sáng tạo trong sản xuất
Chiến lược kinh tế phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: phát triển bền vững; phù hợpvới khả năng cung ứng ngân sách; hiểu biết thị trường và đưa ra các kế hoạch, dự áncông đáng tin cậy; thu hút được sự tham gia các thành phần liên quan, và vì người
Trang 196
-nghèo; giải pháp chiến lược khả thi, phù hợp với hoàn cảnh, nhằm quản lý đất đai hiệuquả; hoạch định chiến lược phải tạo điều kiện có thể bổ sung các ý tưởng, cách tiếp cậnmới; có hệ thống giám sát và đánh giá kết quả
Việc đánh giá hiệu quả của chiến lược kinh tế được thông qua các phép thử: Chiến lược
có được xây dựng trên các điểm mạnh của địa phương? Chiến lược nhằm tạo ra vị thếđộc đáo của địa phương có phù hợp với bối cảnh nền kinh tế? Chiến lược có phù hợpvới xu thế phát triển? Có mang tính khả thi? Sự đồng thuận chính trị? Ưu tiên chínhsách có phù hợp với chiến lược? Chiến lược có triển khai đến các đối tượng liên quan?
Có cơ chế phối hợp tổng thể cho chiến lược? Năng lực, chất lượng cơ quan nhà nước
và thể chế có đủ thực thi chiến lược hiệu quả? Có cơ chế đo lường và đánh giá, điềuchỉnh chiến lược?
1.6 Kết cấu của đề tài
Chương 1: là phần dẫn nhập, trình bày các vấn đề chung
Chương 2: trình bày kết quả phân tích, với 4 phần sau:
i) Khái quát NLCT của nền kinh tế Tiền Giang, phân tích tìm ra ngành có lợi thế cạnh tranh của Tiền Giang
ii) Phân tích chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Tiền Giang các giai đoạn
iii) Nhận định sự phù hợp của chiến lược kinh tế so với lợi thế cạnh tranh, hoàn cảnh của nền kinh tế Tiền Giang
Chương 3: trình bày kết luận của nghiên cứu, khuyến nghị chiến lược phát triển kinh tế phù hợp đối với Tiền Giang; hạn chế của nghiên cứu
Trang 207
-CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 2.1 Tổng quan năng lực cạnh tranh của Tiền Giang
Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính, bao gồm: 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện Trong
đó, thành phố Mỹ Tho trước đây là tỉnh Mỹ Tho có lịch sử hình thành lâu đời, cùng vớiBiên Hòa, Sài Gòn - Gia Định là các đô thị đầu tiên của miền Nam Phía đông TiềnGiang giáp biển Đông với đường bờ biển dài 32 km, chạy qua 3 cửa sông lớn là cửaSoài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại; phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp; phía nam giáp tỉnh Bến Tre
và Vĩnh Long; phía bắc giáp tỉnh Long An và TP.HCM Tiền Giang có diện tích tự nhiên2.367 km2, dân số trên 1,7 triệu người, là tỉnh có số dân và mật độ dân cư cao thứ 3khu vực ĐBSCL Tính đến năm 2014, lực lượng lao động gần 1,1 triệu người, chiếm62% dân số toàn tỉnh
Về tài nguyên thiên nhiên, Tiền Giang có nguồn nước ngọt dồi dào được cung cấp từSông Tiền và Sông Vàm Cỏ Tây, có diện tích đất phù sa mới màu mỡ (58.000 ha) chạydọc bờ bắc sông Tiền từ đông sang tây trên 120 km Với 2 nguồn tài nguyên thiên phúnày kết hợp với tiểu vùng khí hậu nhiệt đới ổn định, tỉnh có vùng sinh thái đa dạng với
hệ thực vật, động vật phong phú Trong đó, có gần 70.000 ha vườn cây ăn trái với nhiềuvùng chuyên canh trái cây đặc sản và trên 200 ha đất lúa cả năm
Về giao thông, Tiền Giang có hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển Ngoài hệthống các tỉnh lộ, huyện lộ rộng khắp, trên địa bàn còn có 4 tuyến quốc lộ (QL 1, QL 50,
QL 60 và đường cao tốc TP.HCM – Cần Thơ) khá hoàn chỉnh kết nối đến các tỉnh đảmbảo quá trình luân chuyển hàng hóa thông suốt Bên cạnh đó, Tiền Giang còn có kênhChợ Gạo là một trong hai tuyến giao thông thủy huyết mạch nối các tỉnh ĐBSCL vớithành phố Hồ Chí Minh Là một tỉnh có lịch sử phát triển lâu đời, nền kinh tế TiềnGiang có sự phát triển đi trước các tỉnh trong khu vực Đến cuối thập niên 1990, khichưa có 2 cầu dây văng Mỹ Thuận và Rạch Miễu, trục quốc lộ 1 là tuyến độc đạo nốikhu vực ĐBSCL đến TP.HCM Khi đó Tiền Giang ví như là “cửa ngõ”, là tỉnh “mặttiền” của khu vực ĐBSCL Nhờ vào các lợi thế này, Tiền Giang đã phát triển mạnh cácngành chế biến lúa gạo, dịch vụ vận tải hàng hóa và hệ thống chợ đầu mối nông sản lớnbên cạnh thế mạnh về sản xuất về cây lúa và cây ăn trái Khi quá trình công nghiệp hóađất nước diễn ra, Tiền Giang cũng có chính sách đẩy mạnh
Trang 218
-công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phi nông nghiệp Từ đó,
nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ ra đời và phát triển
Tuy nhiên cho đến nay, nền kinh tế Tiền Giang vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông
nghiệp, trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế chỉ ở tầm trung bình và dựa trên các
lợi thế về yếu tố sẵn có Huỳnh Thị Kim Dung (2013) đã đánh giá tỉnh Tiền Giang có lợi
thế lớn về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý, trình độ phát triển của cụm ngành chỉ ở
mức vừa phải và môi trường kinh doanh còn nhiều bất lợi (Hình 2.1)
H n 2.1 Đán giá NLCT của Tiền Giang
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP
Môi trường kinhdoanh
NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG
nhiên
LỢI THẾ
LỚN
Nguồn: Trích từ Huỳnh Thị Kim Dung (2013).
2.2 Các ngành kinh tế chủ lực của Tiền Giang
Hiện nay, nền kinh tế Tiền Giang phát triển chủ yếu các ngành như: sản xuất lúa gạo,
khai thác và chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất trái cây, chế biến thực phẩm, đồ
uống, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản (gọi tắt là chế biến), du lịch, thương mại Xét về
cơ cấu trong GDP, các ngành chiếm tỷ trọng cao bao gồm: ngành chế biến (17%), ngành
Trang 22sản xuất trái cây (12%), ngành cây lương thực (9%), ngành khai thác và chế biến thủysản (9%) (Hình 2.2).
Trang 23Nguồn: NGTK Tiền Giang (2010, 2014)
H n 2.3 Tỷ trọng đóng góp các ngàn trong tăng trưởng GDP giai đoạn 2005 – 2014
20.0% 15.0%
10.0%
5.0%
0.0%
Trang 24Nguồn: NGTK Tiền Giang (2010, 2014)
Xét về tốc độ phát triển, các ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong giai đoạn 2005 –
2014 lần lượt là: ngành may mặc – giầy da (33%/năm), ngành chế biến (16%/năm), ngànhsản xuất cây ăn trái (13%/năm); các ngành có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là: lâm nghiệp
Trang 252.3 Tổng quan về 2 ngành kinh tế chủ lực của Tiền Giang
2.3.1 Tổng quan ngành sản xuất trái cây Tiền Giang
Ngành trái cây chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau ngành chế biến, chiếm 12% trong cơ cấutoàn nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng 13%/năm giai đoạn 2005 - 2014, giai đoạn 2011– 2014 tăng trưởng đến 15%/năm Ngành này đóng góp vào tăng trưởng GDP với tỷtrọng 14.5% giai đoạn 2005 – 2014, riêng giai đoạn 2011 – 2014 đóng góp đến 20%(Phụ lục 2.1)
Cùng với ngành trồng lúa, ngành trái cây Tiền Giang có lịch sử lâu đời dựa trên các điềukiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn Nông dân Tiền Giang có nhiều kinhnghiệm và truyền thống trong canh tác các loại cây ăn trái Lợi thế này đã giúp tỉnh cótrên 68.000 ha cây ăn trái, sản lượng thu hoạch trên 1,1 triệu tấn/năm Tính đến năm
2013, Tiền Giang đứng đầu cả nước về diện tích sản xuất trái cây (chiếm 8,4%) và sảnlượng thu hoạch (chiếm 14,5%) Riêng trong vùng ĐBSCL, Tiền Giang chiếm 23%diện tích và 36% tổng sản lượng toàn vùng (Hình 2.4 và Phụ lục 2.2) Tỉnh có trên 20chủng loại trái cây đặc sản, trong đó 9 loại trái cây có diện tích sản xuất lớn trên 1.000
ha, bao gồm: xoài, bưởi, sầu riêng, khóm, vú sữa, thanh long, cam, quýt, nhãn Tiềmnăng và vai trò của các vùng cây ăn trái Tiền Giang cũng được Chính phủ khẳng địnhqua quy hoạch vùng cây ăn trái chủ lực của Nam bộ đến 2020 Trong đó, Tiền Giang cóđến 11/12 loại trái cây thuộc đối tượng quy hoạch, với diện tích được quy hoạch lớnnhất 51.500 ha, chiếm 20% tổng quy hoạch (Bộ NN và PTNT, 2013)
Trang 26-11-H n 2.4 Cơ cấu diện tíc cây ăn trái cả nước tín đến năm 2013
Nguồn: Sở NN và PTNT Tiền Giang (2014).
Diện tích cây ăn trái Tiền Giang có xu hướng tăng vào những năm gần đây do nông dânchuyển đổi các vùng đất trồng lúa năng suất kém sang cây ăn trái vì hiệu quả kinh tế caohơn hoặc cải tạo vườn hỗn hợp sang vườn đơn canh, xen canh (Hình 2.5) Năng suấtcác loại cây cũng tăng đáng kể nhờ vào việc ứng dụng những cải tiến kỹ thuật canh tácnhư: hệ thống tưới tự động, hỗ trợ cây thụ phấn nhằm tăng hiệu suất đậu trái trên sầuriêng và mãng cầu, xiết nước đối với các cây có múi, xiết cành đối với nhãn, xông đènđối với cây thanh long,…
Nguồn: Sở NN và PTNN Tiền Giang (2014) và NGTK Tiền Giang (2014).
Với thuận lợi về điều kiện tự nhiên, quy mô sản xuất lớn cộng với kinh nghiệm lâu đờitrong sản xuất nên nhiều loại cây ăn trái tại Tiền Giang đều có năng suất từ 14 tấn/ha trở
Trang 27lên, cao hơn so với năng suất của các vùng chuyên canh các tỉnh và khu vực khác (Hình2.6).
Trang 28H n 2.6 Năng suất các loại cây ăn trái của Tiền Giang so sán
25 20 14.76
15 10 5 0
Trang 29Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nông dân của các vùng chuyên canh cây ăn tráiTiền Giang có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, nhất là kinh nghiệm xử lý nghịch mùađều đạt hiệu quả cao, điều này không có nhiều ở các nơi khác Hiện nay, nông dân TiềnGiang đã xử lý cho trái nghịch mùa cho tất cả loại cây, ngoại trừ cây vú sữa Điều này
Trang 30Bảng 2.2 Hiệu quả kinh tế một số loại cây ăn trái Tiền Giang
Loại cây
NhãnBưởiCamKhómXoài
Chôm chômSầu riêng
Thanh Long
Nguồn: Sở NN và PTNT Tiền Giang (2014).
So sánh với các vùng cây ăn trái trong cả nước, ngành cây ăn trái Tiền Giang có nhiều lợithế trong phát triển cả về quy mô, năng suất và kinh nghiệm sản xuất Tuy nhiên, chất lượngphát triển ngành cây ăn trái Tiền Giang còn nhiều vấn đề bất cập Không ít mùa vụ, nôngdân được mùa thu hoạch, nhưng giá bán rất thấp không bù được chi phí sản xuất Bên cạnh
đó ngành công nghiệp hỗ trợ sau thu hoạch, công nghiệp chế biến còn khá ít ỏi dẫn đếnphần lớn trái cây chủ yếu bán dạng tươi, thô có giá trị gia tăng thấp và nhiều rủi ro Các vấn
đề này là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều trường hợp nông dân chặt bỏ vườncây hàng chục năm tuổi để chuyển đổi sang cây trồng khác
2.3.2 Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến Tiền Giang
Trang 31Ngành công nghiệp chế biến có tỷ trọng 17%, cao nhất trong cơ cấu GDP Tiền Giang,tốc độ phát triển 16%, đóng góp cao nhất vào tăng trưởng GDP 24,8% cả giai đoạn
Trang 32-14-2005 - 2014 Ngành này chiếm ưu thế ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế, từ 16%giai đoạn 2005 – 2010 lên 18% giai đoạn 2011 – 2014 Tuy nhiên, ngành này đang pháttriển chậm lại, từ 19% giai đoạn 2005 – 2010 xuống còn 11% giai đoạn 2011 – 2014, vàđóng góp vào tăng trưởng kinh tế cũng giảm dần từ 27% giai đoạn 2005 – 2010 xuốngcòn 22% giai đoạn 2011 – 2014 (Hình 2.7)
H n 2.7 Cơ cấu, tốc độ phát triển và tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 – 2014.
30%
20%
10%
0%
Nguồn: NGTK Tiền Giang (2010, 2014).
Ngành công nghiệp chế biến của Tiền Giang bao gồm các ngành chủ yếu: thủy sản đônglạnh, xay xát gạo, trái cây đóng hộp, thức ăn gia súc/chăn nuôi, bia, nước giải khát Trong
đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi/gia súc,nước giải khát và bia Ngược lại khu vực dân doanh đầu tư vào việc chế biến thủy sảnđông lạnh (phần lớn là cá tra phi lê), chế biến gạo, trái cây đóng hộp (Hình 2.8)
Nguồn: Ban Quản lý các KCN Tiền Giang (2015).
Trang 33Hầu hết, các ngành trong công nghiệp chế biến có tốc độ phát triển cao vào giai đoạn
2006 – 2010 nhờ vào chính sách ƣu đãi đầu tƣ vào công nghiệp của tỉnh Tiền Giangnên số doanh nghiệp đến đầu tƣ ngày càng nhiều (Hình 2.9) Tuy nhiên giai đoạn 2011– 2014 các ngành phát triển chậm đi, riêng ngành chế biến trái cây đóng hộp suy giảmmạnh Đối với ngành chế biến gạo tuy phát triển không vƣợt trội nhƣng không có sự
Trang 34-15-suy giảm tăng trưởng do trong giai đoạn này Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu gạo (Hình2.10)
H n 2.9 Vốn đầu tư của các loại hình kinh tế giai đoạn 2005 – 2014
Nguồn: NGTK Tiền Giang (2010, 2014).
H n 2.10 Tốc độ phát triển GTSX các ngành trong công nghiệp chế biến
Nguồn: NGTK Tiền Giang (2010, 2014).
Xét về cơ cấu trong GTSX ngành công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp FDI chiếm cơcấu bình quân 29%, và suy giảm trong các giai đoạn suy thoái kinh tế thế giới Cácdoanh nghiệp dân doanh chiếm cơ cấu bình quân 68% giai đoạn 2005 – 2014, trong đóphần lớn các doanh nghiệp khu vực nhà nước cổ phần hóa chuyển dịch sang trong giaiđoạn 2006 – 2011 (Hình 2.11)
Trang 35-16-H n 2.11 Cơ cấu GTSX ngành chế biến chia theo loại hình kinh tế
100%
32% 50% 60%
0%
2005
Nguồn: NGTK Tiền Giang (2010, 2014).
Xét về đóng góp tăng trưởng trong ngành chế biến, khu vực FDI ngày càng chiếm ưu thế
nhiều, nhất là giai đoạn 2011 – 2014 lên đến 50% Trong khi đó khu vực dân doanh tuy
chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành nhưng đóng góp vào tăng trưởng ngành ngày
càng ít đi, từ 65% giai đoạn 2005 – 2014 xuống còn 47% giai đoạn 2011 – 2014 (Hình
2.12) Nguyên nhân, ngành chế biến thuộc khối dân doanh chủ yếu là chế biến cá tra phi lê,
giai đoạn 2011 – 2014 giảm mạnh do việc xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn Ngành chế
biến thủy sản trước đây từng đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế Tiền Giang, chiếm
đến 45% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2010) nhưng hiện chỉ còn 16% (Phụ lục 2.3) Bên
cạnh đó ngành chế biến trái cây đóng hộp tăng trưởng “âm” trong giai đoạn này do nhu cầu
thị trường ngày càng giảm, đồng thời việc xuất khẩu sang thị trường truyền thống gặp
nhiều khó khăn hơn vì rào cản phi thuế quan ngày càng nghiêm ngặt
H n 2.12 Tỷ trọng đóng góp của các loại hình kinh tế vào tăng trưởng ngành công
nghiệp chế biến giai đoạn 2005 – 2014
100%
50%
0%
-50%
Trang 36Nguồn: NGTK Tiền Giang (2010, 2014).
Như vậy, tổng quan nền kinh tế Tiền Giang có 2 ngành quan trọng là ngành công nghiệpchế biến và ngành cây ăn trái Trong giai đoạn 2005 – 2014, ngành công nghiệp chế biếntăng trưởng chủ yếu nhờ vào khu vực FDI, trong khi đó ngành sản xuất cây ăn trái tăng
Trang 37-17-trưởng nhờ vào việc tăng diện tích canh tác, cải thiện năng suất của người nông dân.Ngành cây ăn trái tuy đóng góp vào tăng trưởng GDP không bằng ngành chế biếnnhưng có sự phát triển ổn định Đặc biệt trong giai đoạn 2011 – 2014, ngành cây ăn trái
có sự phát triển mạnh hơn và đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế xấp xỉngành chế biến (Hình 2.13)
H n 2.13 So sánh ngành chế biến và ngàn cây ăn trái giai đoạn 2005 – 2014
Nguồn: NGTK Tiền Giang (2010, 2014).
Ngành công nghiệp chế biến có vai trò đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tếnhưng nó không hỗ trợ, phát huy được lợi thế sản xuất bật nhất của nền kinh tế, đó làsản xuất cây ăn trái Theo Sở NN và PTNT Tiền Giang (2014), hiện nay chỉ khoảng10% trái cây Tiền Giang được chế biến, phần còn lại hầu như tiêu thụ nội địa và xuấtsang Trung Quốc qua tiểu ngạch với nhiều bấp bênh Trong bối cảnh hội nhập kinh tếngày càng sâu như hiện nay, trái cây ĐBSCL nói chung và của Tiền Giang nói riêng sẽkhó đủ sức cạnh tranh trên thị trường so với nhiều loại trái cây ngoại nhập, nhất là đốivới một số loại trái cây như sầu riêng, xoài và măng cụt của Thái Lan Đồng thời việcxuất khẩu sẽ gặp nhiều thách thức hơn do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đadạng, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, trong khi không phải loại trái cây nào cũng
có thể xuất khẩu tươi bằng cách đông lạnh Do đó, ngành này không thể đứng vững nếusức cạnh tranh không được cải thiện và không gắn kết được với công nghiệp chế biến.Khi đó, điều này sẽ gây nguy hại cho cả nền kinh tế Tiền Giang vì tỉnh có đến 80% dân
số nông nghiệp, trong đó sản xuất cây ăn trái là sở trường chủ yếu Phân tích NLCT củacụm ngành cây ăn trái sẽ nhận diện được những thuận lợi và khó khăn trong phát triểncụm ngành này, đồng thời sẽ đánh giá rõ hơn về sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến đốivới ngành cây ăn trái Tiền Giang
Trang 38-18-2.3.3 Phân tích lợi thế cạnh tranh của Tiền Giang trong sản xuất cây ăn trái
Về khí hậu, thủy văn:
Theo Sở NN và PTNT Tiền Giang (2014), tiểu vùng khí hậu của Tiền Giang tương đối
ổn định, với nền nhiệt độ cao, lượng mưa rất dồi dào, bình quân từ 1.100 –1.400ml/năm Đặc điểm khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái nhiệt đới
Là tỉnh thuộc hạn lưu sông Tiền, Tiền Giang là vùng xả lũ của vùng Đồng Tháp Mười.Ngoài những tác hại, lũ cũng đã mang lại nguồn lợi vô cùng to lớn vì cung cấp lượngphù sa mới cho đất, vệ sinh, thay đổi nguồn nước mặt Điều này giúp cho phần đất phù
sa của Tiền Giang có nhiều khoáng chất thuận lợi cho trồng cây ăn trái
Về tài nguyên nước ngọt:
Tiền Giang nằm bên bờ bắc sông Tiền (tiếp giáp với sông Tiền hơn 80 km chiều dài) vàphía Nam sông Vàm Cỏ Tây, có hệ thống kênh đào chằng chịt với 15 trục kênh lớnxuyên sâu vào nội đồng, dẫn nước lũ thoát ra sông Tiền với 21 cửa sông Hệ thốngkênh, sông này đã đảm bảo nguồn ngọt tưới tiêu quanh năm cho sản xuất trồng trọt nóichung và sản xuất cây ăn trái nói riêng
Về tài nguyên đất:
Toàn tỉnh có trên 58.000 ha đất phù sa mới (chiếm 23.5% tổng diện tích tự nhiên) Đặctính thổ nhưỡng của mỗi loại đất thích hợp cho từng nhóm cây ăn trái khác nhau Đây làlợi thế bậc nhất giúp Tiền Giang có các vùng cây ăn trái diện tích lớn nhất khu vựcĐBSCL với nhiều chủng loại trái cây đa dạng Ngoài ra, đối với các nhóm đất phèn vàđất nhiễm mặn cũng được cải tạo thông qua hệ thống thủy lợi (ô đê bao, cống vận hành
xả phèn, ngăn mặn) để phát triển các loại cây ăn trái khác, nổi bật nhất là vùng chuyêncanh khóm trên đất phèn Tân Phước, vùng mãn cầu xiêm trên đất nhiễm mặn Tân PhúĐông Do đó, đất trồng cây ăn trái chiếm được diện tích cao, gần 70.000 ha so với tổngdiện tích tự nhiên 2.500 ha
Về vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật:
Tiền Giang có hệ thống giao thông chằng chịt và rộng khắp trên địa bàn Các xã đều cótuyến đường liên ấp, đường nội bộ trải dal kết nối được đến các vườn cây ăn trái Hệ
Trang 39-19-thống điện lưới quốc gia phủ kín 100% các xã và vùng cây ăn trái Với lợi thế về giao thông
và vị trí địa lý (cửa ngõ ĐBSCL, tiếp giáp với TP.HCM), việc vận chuyển hàng hóa đến thịtrường TP.HCM cũng như tiếp cận với các ngành hỗ trợ, khoa học kỹ thuật liên quan đếnsản xuất trái cây rất thuận lợi Ngoài ra, Tiền Giang cũng đóng vai trò là chợ đầu mối, trungchuyển trái cây cho các tỉnh trong vùng đến thị trường tiêu thụ của cả nước và xuất khẩunhờ vào các chợ An Hữu – Cái Bè, chợ Long Trung – Cai Lậy, chợ Vĩnh Kim
– Châu Thành, chợ phường 4 – TP Mỹ Tho Trong đó, chợ Vĩnh Kim vào các dịp lễ - tết tiêu thụ đến 700 – 1.000 tấn trái cây/ngày (Sở NNPTNT, 2014)
Đồng Tháp
Nguồn: GSO (2016).
Tuy có nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ được đàotạo rất thấp (Hình 2.15) Điều kiện này không giúp ích nhiều cho cụm ngành cây ăn trái
vì lao động không có tay nghề chỉ sử dụng trong các khâu sản xuất đơn giản như: nhổ
cỏ, phun thuốc, đóng gói sản phẩm Cụm ngành cây ăn trái thiếu một lực lượng lao
Trang 40động được đào tạo chuyên sâu về mặt kỹ thuật sản xuất, chế biến và cả kiến thức thịtrường Điều này lý giải vì sao nông dân lặp mãi điệp khúc “trồng cây gì, bán cho ai,bán ở đâu” hoặc không mạnh dạn đầu tư sản xuất theo mô hình trang trại hay tham giasản xuất liên kết Bên cạnh đó, mật độ dân cư cao ở nông thôn còn là sự bất lợi trong