1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH các yếu tố ĐÓNG góp vào THAY đổi GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU của VIỆT NAM vào THỊ TRƯỜNG mỹ THEO CÁCH TIẾP cận PHÂN TÍCH DỊCH CHUYỂN tỷ TRỌNG

63 21 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 556,37 KB

Nội dung

Mỹ đã và đang trở thành một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng củaViệt Nam, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.. Xuất phát từ lý do nêu trên, em đã lựa chọn

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

TIẾP CẬN PHÂN TÍCH DỊCH CHUYỂN TỶ TRỌNG

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Phan Lê Nga Sinh viên thực hiệ

Mã sinh viên Khóa

Ngành Chuyên ngành

n : Đào Thị Liên : 5083101168 : 8

: Kinh Tế : Kế Hoạch Phát Triển

1

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu mang tính độc lập của cá nhân Khóa luận được hoàn thành sau quá trình học tập, nghiên cứu, kiến thức tích

lũy của bản thân và dưới sự hướng dẫn của Th.S Phan Lê Nga Em xin cam đoan

về tính nghiêm túc, trung thực của số liệu được lấy từ bộ số liệu SITC (tiêu chuẩnphân loại thương mại quốc tế - Standard International Trade Classification) do Cơquan Thống kê Liên Hiệp Quốc (UNSO) và bộ số liệu trên WorldBank Data

2

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 2

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 8

4.1 Phương pháp thu thập số liệu 8

4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 8

5 Kết cấu khóa luận 8

CHƯƠNG I: 9

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XUẤT KHẨU CỦA CÁC QUỐC GIA 9

1.1 Khái niệm và vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế 9

1.1.1 Khái niệm 9

1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế 9

1.2 Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế 10

1.2.1 Xuất khẩu 10

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế 11

1.3 Cơ sở lý thuyết và phương pháp phân tích dịch chuyển tỷ trọng 14

1.3.1 Cơ sở lý thuyết 14

1.3.2 Phương pháp SSA 16

CHƯƠNG 2: 21

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG 21

MỸ GIAI ĐOẠN 1997 - 2019 21

2.1 Xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 1997 – 2019 21

Trang 4

2.1.2 Thực trạng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997 –

2.1.3 Thay đổi cơ cấu ngành hàng xuất khẩu 27

2.2 Giới thiệu chung về thị trường Mỹ 31

2.3.1 Thực trạng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong giai đoạn 1997 – 2019 35

2.3.2 Thay đổi cơ cấu ngành hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997 – 2019 38 CHƯƠNG 3: 43

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐÓNG GÓP VÀO THAY ĐỔI GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 43

TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 1997 - 2019 43

3.1 Số liệu sử dụng 43

3.1.1 Số liệu phân tích 43

3.1.2 Quy trình phân tích 44

3.2 Kết quả phân tích thực nghiệm các yếu tố đóng góp vào thay đổi giá trị xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ giai đoạn 1997 – 2019 44

Các nhân tố tác động tới xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ chi tiết theo nhóm hàng xuất khẩu 48

3.2.1 Ảnh hưởng của hiệu ứng tăng trưởng xuất khẩu quốc gia 48

3.2.2 Ảnh hưởng của hiệu ứng tăng trưởng xuất khẩu ngành 49

3.2.3 Ảnh hưởng của hiệu ứng cạnh tranh 50

CHƯƠNG 4: 52

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯƠNG MỸ 52

4.1 Đinh hướng phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới 52

4.2 Kiến nghị với Nhà Nước 55

4.3 Về phía doanh nghiệp Việt Nam 57

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

4

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1.1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam hàng năm giai đoạn 1997 –

2019 Biểu đồ 2.1.1.2 Giá trị xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997 – 2019

Biểu đồ 2.1.1.3 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997 –

2019 Bảng 2.1.3.1 Tỷ trọng các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thịtrường thế giới giai đoạn 1997 – 2019

Biểu đồ 2.1.3.2 Tỷ trọng các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trườngthế giới giai đoạn 1997 – 2019

Biểu đồ 2.3.1.1 Giá trị và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹgiai đoạn 1997 – 2019

Biểu đồ 2.3.1.2 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới phát triển đất nước, Việt Nam đã thựchiện đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu hơn với khu vực và cả thế giới

Xu hướng này càng được biểu hiện rõ rệt khi Việt Nam trở thành thành viên củaASEAN năm 1995, tham gia Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)năm 1998, và trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm

2007 Việt Nam cũng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ năm

2000 Hội nhập kinh tế quốc tế là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ởViệt Nam Trong những năm qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạtmột tầm cao mới, góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Việt Nam trong pháttriển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho nguời dân, tạo sức ép và điều kiện

để tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế, nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốcgia Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa cũng đem lại những thách thứcvới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu ngày càng tăng lên là một biểu hiện rõ rệt cho thấy sự hộinhập vào nền kinh tế thế giới và quá trình toàn cầu hóa của Việt Nam Thực tế chothấy, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển của một quốc gia,rộng hơn là mang tính toàn cầu, hoạt động xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường, manglại nguồn ngoại tệ và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng Trongnhững năm qua, hoạt động xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ đã đem lại nhữngthành tựu to lớn Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 25 năm qua, kim ngạchthương mại hai chiều Việt Nam – Mỹ đã tăng gấp 168 lần và trong tháng 10/ 2020kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Mỹ đạt 73,9 tỷ USD trong đó xuấtkhẩu của Việt Nam đạt 62,3 tỷ USD, nhập khẩu từ Mỹ đạt 11,6 tỷ USD Với tốc độphát triển hết sức ấn tượng, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất

6

Trang 7

Việt Nam trong khi đó Việt Nam cũng đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 12 của

Mỹ Trong năm 2020 vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh toàn cầu, hoạt động xuấtkhẩu của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng đã gặp không ít những khókhăn, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, dòng lưu chuyển thương mại bị gián đoạn

Vì thế cơ hội xuất khẩu hàng hóa ra thị trường các nước nói chung và thị trường

Mỹ nói riêng của Việt Nam trở nên khó khăn hơn bao giờ hết

Mỹ đã và đang trở thành một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng củaViệt Nam, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam Vậy những yếu

tố nào đã đóng góp vào sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ?

Xuất phát từ lý do nêu trên, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố đóng góp

vào thay đổi giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ theo cách tiếp cận

phân tích dịch chuyển tỷ trọng” cho khóa luận của mình để đưa ra một cái nhìn

khái quát về diễn biến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ, từ đó đưa ramột số những khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu của ViệtNam vào thị trường Mỹ trong thời gian tới

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của

Việt Nam sang thị trường Mỹ trong giai đoạn 1997 - 2019

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi thời gian: giai đoạn 1997 - 2019

+ Phạm vi không gian: Việt Nam, Mỹ

+ Phạm vi nội dung: thực trạng thay đổi xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ, dưới sự tácđộng của ba yếu tố chính: hiệu ứng tăng trưởng xuất khẩu quốc gia, hiệu ứng tăng trưởng xuất khẩu ngành và hiệu ứng cạnh tranh

3 Mục tiêu nghiên cứu

+ Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia;

Trang 8

+ Phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong giai đoạn

1997 – 2019 cũng như phân tích kết quả tính toán thực nghiệm thay đổi giá trị xuấtkhẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ thông qua các nhân tố: hiệu ứng tăng trưởngxuất khẩu quốc gia, hiệu ứng tăng trưởng xuất khẩu ngành và hiệu ứng cạnh tranh.+ Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy, nâng cao hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹtrong thời gian tới

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Khóa luận này chỉ dùng số liệu thứ cấp, số liệu chủ yếu được lấy từ bộ dữ liệu SITC

ở mức 1 chữ số

4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chính là SHIFT – SHARE ANALYSIC(SSA) hay còn gọi là phương pháp phân tích dịch chuyển tỷ trọng dựa trên bộ dữliệu SITC để đánh giá những thay đổi trong xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ dưới tácđộng của ba yếu tố chính: hiệu ứng tăng trưởng xuất khẩu quốc gia, hiệu ứng tăngtrưởng xuất khẩu ngành và hiệu ứng cạnh tranh

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận được chia ra làm bốn chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của các quốc gia Chương II: Thực trạng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ trong giai đoạn

Trang 9

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

VÀ XUẤT KHẨU CỦA CÁC QUỐC GIA1.1 Khái niệm và vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế

1.1.1 Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng sản lượng thực tế, là kết quả của các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ của nền kinh tế tạo ra Sự tăng trưởng kinh tếđược so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh tế.Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ số đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia, chỉ sự biến đổi kinh tế theo một chiều hướng tích cực Đó là sự mở rộng quy mô về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế, sự gia tăng về tổng sản phẩm quốcdân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời kỳ nhất định Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện bằng:

 Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc dân (GNI), sản phẩm quốc dân ròng(NNP) tổng sản phầm quốc nội (GDP) và thu nhập quốc dân sử dụng (NDI)

 Sự tăng lên theo đầu người của các chỉ tiêu như: Tổng sản phẩm quốc dân đầungười (GNI/ đầu người), sản phẩm quốc dân ròng trên đầu người (NNP/ người), thunhập quốc dân sử dụng trên đầu người (NDI/ đầu người)

1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề hàng đầu đối với mỗi quốc gia trên thếgiới và Việt Nam cũng vậy Một nước có kinh tế tăng trưởng tạo tiền đề thúc đẩyphát triển đất nước về mọi mặt như: Tăng vốn tích lũy đầu tư mở rộng sản xuấtkinh doanh, nâng cao đời sống người dân,

 Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo,lạc hậu Để cải thiện chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội của cộng đồng

Trang 10

Là điều kiện tiền đề để phát triển các mặt khác của xã hội như phát triển văn hóa, giáo dục, thể thao,

 Tăng trưởng kinh tế là điều kiện giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp nâng cao đời sống người dân

 Tăng trưởng kinh tế còn là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia

Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng, song không phải sự tăng trưởngluôn mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn Tình trạng lạmphát, cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, gia tăng bất bình đẳng xãhội, luôn là những mặt trái của sự tăng trưởng quá cao Vì vậy, cần tăng trưởngkinh tế sao cho phù hợp với khả năng của mỗi quốc gia, ở mỗi thời kỳ nhất định.Xác định mức tăng trưởng hợp lý sẽ đảm bảo cho nền kinh tế luôn ở mức tăngtrưởng bền vững, phát triển kinh tế trong thời gian dài, đảm bảo công bằng xã hội

1.2 Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế

1.2.1 Xuất khẩu

Xuất khẩu là việc trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ của quốc gia này sangquốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán và mục tiêuchính là lợi nhuận Đây không phải là hoạt động mua bán mang tính đơn lẻ mà nó

là cả một hệ thống mua bán trao đổi hàng hóa theo tổ chức, có sự giám sát của cơquan Nhà nước ở cả bên trong và bên ngoài Mục đích chung là tăng nguồn thungoại tệ và phát triển nền kinh tế quốc dân

Theo điều 28, khoản 1, Luật Thương mại 2005 khái niệm về xuất khẩu đượchiểu như sau: “ Xuất khẩu hàng hóa chính là việc hàng hóa đưa ra ngoài lãnh thổViệt Nam hay đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ đất nước Việt Nam vàđược coi là khu vực hải quan riêng theo đúng quy định của pháp luật Chính vì thế,các hoạt động xuất khẩu sẽ được diễn ra dựa vào cơ sở thanh toán bằng tiền tệ củamột trong hai quốc gia hoặc sẽ lấy đồng tiền của bên thứ 3 làm căn cứ xác định ”

10

Trang 11

Hoạt động xuất khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu

từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hóa xuất nhập khẩu, thương nhângiao dịch, các bước tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng tổ chức thựchiện hợp đồng cho đến khi hàng hóa chuyển đến cảng chuyển giao cho người mua.Đối với người tham gia hoạt động xuất khẩu trước khi bước vào nghiên cứu cầnthực hiện các khâu nghiệp vụ, nắm bắt được các thông tin về nhu cầu hàng hóa thịyếu, tập quán tiêu dùng, khả năng mở rộng sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuhướng biến động của nó

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, xuất khẩu đã có những đóng góp to lớn vào công cuộcđổi mới của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam và đã trở thành mộttrong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ

mô, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho người dân Xuất khẩu làmột hình thức xâm nhập thị trường nước ngoài một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí

và ít rủi ro nhất Một số quốc gia đã có chiến lược phát triển đất nước bằng cách

mở cửa nền kinh tế quốc tế, hướng về hoạt động xuất khẩu thực chất là giải phápnhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài kết hợp với tiềm năng sẵn có củađất nước để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế

Xuất khẩu đóng góp vào dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất

Trong quá trình hội nhập kinh tế các nước đều lấy nhu cầu thị trường thế giới

để tiến hành hoạt động sản xuất hàng hóa dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của thếgiới Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu có tác động tích cực tới sự dịch chuyểnkinh tế của mỗi quốc gia và nó được thể hiện qua những nội dung cụ thể như sau:

 Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện cho sảnxuất và phát triển Mỗi quốc gia sẽ có những đặc trưng cũng như thế mạnh trong việcsản xuất các loại hàng hóa, vì vậy khi xuất khẩu sẽ mở rộng được

thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa sản phẩm Mục tiêu xuất khẩu của mỗi

Trang 12

gia là đem lại lợi nhuận, vì thế thị trường nước ngoài luôn được coi là thịtrường có sức thu hút mạnh hơn so với thị trường trong nước tạo điều kiệncho các doanh nghiệp tăng gia sản xuất và phát triển.

 Xuất khẩu là điều kiện cần để các ngành khác phát triển, tạo cơ hội thúcđẩy tăng gia sản xuất từ đó khéo theo các nành khác phát triển Ví dụ, nếu ngànhchế biến thực phẩm phát triển và sản phẩm của ngành này được đem đi tiêu thụ cảthị trường trong lẫn ngoài nước sẽ kéo theo các mặt hàng liên quan đến ngành nghềnày phát triển như gạo, cà phê, hải sản Với mỗi mặt hàng đều có thể phát triểnnhờ vào hoạt động xuất khẩu từ đó giúp cơ cấu kinh tế các ngành luôn ở trạng tháicân bằng

 Xuất khẩu là điều kiện cần để các doanh nghiệp phát huy thế mạnh, học hỏitích lũy kinh nghiệm về trình độ công nghệ của thị trường thế giới

Xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới công nghệ sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm

Khi các nước tham gia vào trao đổi mua bán hàng hóa với thị trường thế giới,hàng hóa các nước phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các hàng hóa các nước khác

và gặp phải sự cản trợ của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan Vì vậy để tồn tại

và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước luôn phải đổi mới công nghệ,cải tiến kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, hạ giáthành sản phẩm để tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho các hàng hóa nước mình Thịtrường thế giới luôn có những đòi hỏi cao và nghiêm ngặt, sự cạnh tranh về giá cả vàchất lượng hàng hóa là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóacủa mỗi quốc gia Trong khi đó, giá và chất lượng hàng hóa lại phụ thuộc vào trình độcông nghệ, chuyên môn, máy móc thiết bị Chính vì thế, muốn đứng vững được trênthị trường quốc tế, doanh nghiệp luôn phải biết thế mạnh của mình để phát huy, đồngthời phải tích cực đổi mới công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm

12

Trang 13

Xuất khẩu góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp

Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt Trước hết sảnxuất hàng hóa xuất khẩu là nơi thu hút hàng trăm triệu người lao động, nhiều giaiđoạn sản xuất vận chuyển hàng hóa và thu nhập cũng không hề thấp Vì thế xuấtkhẩu có thể giải quyết việc làm với những lao động chưa có trình độ chuyên môncao làm ở những môi trường cần ít kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn.Xuất khẩu làm gia tăng thu nhập quốc dân, từ đó có tác động mạnh tới tiêu dùng,ngoài ra xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiếtyếu, phục vụ đời sống nhân dân Mặt hàng đa dạng, nhiều lựa chọn, giá cả phù hợp

có thể giải quyết được nhu cầu tiêu dùng của mỗi người

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế một nước gắnchặt với phân công lao động quốc tế Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường hợptác quốc tế với các nước, nâng cao vai trò của một nước trên thị trường quốc tế Xuấtkhẩu và sản xuất hàng hóa sẽ thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế, Chính quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ là tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu

Với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu được coi là yếu tố chính để thúc đẩy phát triểnkinh tế, đưa thị trường trong nước ra thị trường nước ngoài, được coi là vấn đề có ýnghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóađất nước, giúp Việt Nam vươn lên thị trường quốc tế Thực tế cho thấy, nhữngnước xuất khẩu càng nhiều, kinh tế càng phát triển

Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật, nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất của mỗi quốc gia.

Xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới Thôngqua hoạt động xuất khẩu, hàng hóa sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trườngthế giới về giá cả, chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuấtsao cho phù hợp với nhu cầu thị trường Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh 13

Trang 14

nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh,nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành.

Xuất khẩu góp phần làm tăng quy mô nền kinh tế thế giới

Hoạt động xuất khẩu góp phần làm tăng quy mô nền kinh tế thế giới Xuấtkhẩu thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế quốc gia Quốc gia sẽ xuất khẩucác sản phầm, hàng hóa dư thừa hoặc những hàng hóa có thế mạnh xuất khẩu đểbán cho các quốc gia khác Và ngược lại, nhập khẩu những loại hàng hóa, dịch vụ

để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà không đáp ứng được yêu cầu haykhắc phục những yếu kém tồn tại trong nước như công nghệ - kỹ thuật, khoa học

Xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ

Xuất khẩu còn giúp các quốc gia tăng dự trữ ngoại tệ Khi đó, cán cân thanhtoán thặng dư là điều kiện tốt cho phát triển kinh tế

1.3 Cơ sở lý thuyết và phương pháp phân tích dịch chuyển tỷ trọng

1.3.1 Cơ sở lý thuyết

Phương pháp phân tích dịch chuyển tỷ trọng (SSA) đã được sử dụng rộng rãitrong các nghiên cứu kinh tế ở nhiều vấn đề khác nhau như: xác định các yếu tốđóng góp và tăng trưởng xuất khẩu lao động, tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, nhậpkhẩu: : xác định các yếu tố làm thay đổi cấu trúc ngành, cấu trúc thương mại, Tùy theo lĩnh vực và mục đích nghiên cứu, phương pháp SSA được ứng dụng đểxây dựng thành những công thức toán học phù hợp Ý tưởng cơ bản về mặt toánhọc của phương pháp này là tách một tổng (hoặc một tích) thành nhiều phần trong

đó các phần khi cộng (hoặc nhân) với nhau thì sẽ triệt tiêu nhau để chỉ còn mộtphần duy nhất chính là tổng (hay tích) được tách ra đó Nói cách khác, đó là việcthêm vào rồi lại bớt đi một số thành phần để đạt được mục đích nghiên cứu

Cách tiếp cận của phương pháp shift – share là dựa trên các giả định Các giảđịnh khác nhau sẽ cho ra đời các công thức shift – share khác nhau Loại giả địnhphổ biến thứ nhất là giả định các yếu tố khác không thay đổi để xem xét ảnh hưởng

14

Trang 15

riêng phần do thay đổi của các yếu tố còn lại Chẳng hạn, đối với phân tích ảnhhưởng của chuyển dịch cơ cấu tới thay đổi năng suất và tăng trưởng kinh tế, cáchtiếp cận shift – share đưa ra các giả định về năng suất nội ngành không thay đổi đểxác định ảnh hưởng riêng phần của chuyển dịch cơ cấu ngành, giả định về cơ cấungành không thay đổi để xác định ảnh hưởng riêng phần của thay đổi năng suất nộingành Loại giả định phổ biến thứ hai là giả định sự tăng trưởng của một yếu tốriêng lẻ bằng sự tăng trưởng chung Cách giả định này thường áp dụng để xem xétảnh hưởng của động cơ cỗ máy tổng thể, ảnh hưởng do cấu trúc và ảnh hưởng dokhả năng của từng bộ phận riêng lẻ Chẳng hạn, để xét xét các yếu tố đóng góp vàotăng trưởng xuất khẩu của một quốc gia ra thị trường thế giới, cách tiếp cận shift –share đưa ra giả định thứ nhất rằng các mặt hàng xuất khẩu của quốc gia đó có tốc

độ tăng trưởng xuất khẩu bằng với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của toàn thế giới,

từ đó tính được ảnh hưởng của động cơ cỗ máy tổng thể là tăng trưởng cầu nhậpkhẩu thế giới đã ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu của quốc gia; giả định thứhai là các mặt hàng của quốc gia đó có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bằng tốc độtăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng tương ứng trên thị trường nhập khẩu quốc

tế, từ đó, bằng việc so sánh với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung cùa thị trườngthế giới, có thể đánh giá sự phù hợp của cơ cấu xuất khẩu quốc gia với nhu cầu thịtrường thế giới; sau cùng mới xem xét đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thực tế màtừng mặt hàng của quốc gia có so sánh với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàngtương ứng trên thị trường thế giới nhằm đánh giá về lợi thế so sánh của hàng xuấtkhẩu của quốc gia đó Ngoài ra, còn nhiều cách tiếp cận shift – share khác với cáccách giả định khác nhau Một trong những cách đó dùng để đánh giá đóng góp của

đà tăng trưởng xuất khẩu quốc gia, đà tăng trưởng xuất khẩu ngành và sức cạnhtranh hiện hữu hàng hóa xuất khẩu một quốc gia trên một thị trường cụ thể sẽ đượctrình bày chi tiết trong mục thứ hai của chương này

Trang 16

1.3.2 Phương pháp SSA

Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp SSA Lĩnh vực sử dụngphổ biến là để xác định ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, số lượng việc làmtới tăng trưởng kinh tế Một số nghiên cứu cũng được sử dụng phương pháp này đểtìm nguồn gốc tăng trưởng xuất khẩu của các quốc gia Chẳng hạn, Tonatiuh Ruiz(2012) đã tìm hiểu nguồn gốc tăng trưởng xuất khẩu Hàn Quốc và thấy rằng quán tínhcủa nền kinh tế, cơ cấu ngành xuất khẩu có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởngxuất khẩu Hàn Quốc, trong khi đó, tác động của năng lực cạnh tranh của mỗi loại sảnphẩm thay đổi qua từng thị trường, do vậy, thành tố này hầu như không có tác độnglàm tăng xuất khẩu Hàn Quốc Chern và các cộng sự (2002) đã sử dụng phương phápSSA để đánh giá năng lựng cạnh tranh trong xuất khẩu Singapore, Mohd.IsmailAhamd và cộng sự (1992) đã sử dụng phương pháp này để tìm hiểu về nguồn gốc tăngtrưởng xuất khẩu của Nhật Bản và của Malaysia, từ đó tìm ra một số cơ hội xuất khẩucủa Malaysia trên thị trường Nhật Bản

Tại Việt Nam, phương pháp SSA được sử dụng trong một số nghiên cứu nhằm tínhtoán ảnh hưởng của dịch chuyển cơ cấu kinh tế tới các vấn đề như: tăng năng suấtlao động, tăng trưởng kinh tế, thay đổi lượng tiêu thụ điện, thay đổi lượng phátthải, ảnh hưởng của các yếu tố như cầu nhập thế giới, lợi thế so sánh, thay đổi cơcấu hàng hóa tới xuất khẩu Cụ thể, Tuệ Anh và cộng sự (2007) đã đánh giá đónggóp của các yếu tố thay đổi năng suất lao động nội ngành và dịch chuyển cơ cấukinh tế tới năng suất lao động tại Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2005 Kết quảcho thấy yếu tố dịch chuyển cơ cấu kinh tế đóng góp quan trọng vào tăng năng suấtlao động trong hầu hết giai đoạn và có xu hướng giảm đi trong những năm cuối củagiai đoạn này Sau đó, Tuệ Anh và cộng sự (2014) tiếp tục nghiên cứu nội dungtrên cho giai đoạn 2005 – 2013 và thấy rằng đóng góp của yếu tố dịch chuyển cơcấu kinh tế tới tăng năng suất lao động chung của cả nền kinh tế đã giảm đáng kể

và có xu hướng bão hòa, từ đó nhóm rút ra kết luận động lực tăng năng suất lao

động của nền kinh 16

Trang 17

tế trong thời gian tới là tăng năng suất lao động nội ngành Công Mỹ (2012) đã tínhtoán ảnh hưởng của dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tiêu thụ điện nội ngành và ảnhhưởng kết hợp của hai hiệu ứng này tới lượng tiêu thụ điện của cả nền kinh tế vàtừng vùng tại Việt Nam Kết quả cho thấy, cả hai yếu tố thay đổi kỹ thuật nộingành và dịch chuyển cơ cấu kinh tế đều làm tăng gia lượng tiêu thụ điện trên mộtđơn vị sản lượng của nền kinh tế CIEM (2014) cũng sử dụng phương pháp SSAvào trường hợp tiêu thụ điện và phát thải của Việt Nam và thấy rằng thay đổi cơcấu kinh tế trong thời gian qua góp phần làm gia tăng lượng tiêu thụ điện và đikèm với đó là lượng phát thải ra môi trường Vũ Thắng Bình (2006) đã sử dụngphương pháp SSA trong đề tài “Cơ cấu và lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu ViệtNam - một cách tiếp cận định lượng” để tính toán các ảnh hưởng của cầu nhậpkhẩu thế giới, cơ cấu ngành hợp lý và ảnh hưởng của lợi thế quóc gia tới tăngtrưởng xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 1999 – 2003, thông qua bộ dữ liệuSITC với mức 1 chữ số Kết quả cho thấy, xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnhphần lớn nhờ Việt Nam khai thác tốt lợi thế quốc gia, tuy nhiên cơ cấu mặt hàngkhông hợp lý có tác động tiêu cực đến xuất khẩu.

Với đề tài này, khóa luận chủ yếu tập trung vào hoạt động xuất khẩu của ViệtNam và thị trường Mỹ trong giai đoạn 1997 – 2019 cũng như tìm hiểu các yếu tốđóng góp vào sự thay đổi giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này Cáchtiếp cận SSA dùng để phân tích các yếu tố đóng góp thay đổi giá trị xuất khẩu củaViệt Nam vào thị trường Mỹ được thực hiện theo công thức dưới đây:

∑TS = ∑NGE + ∑IME + ∑CE (*)

Các thành phần trong công thức được tính toán như sau:

NGE (Hiệu ứng tăng trưởng xuất khẩu quốc gia) = ∑ ỹ

IME (Hiệu ứng tăng trưởng xuất khẩu ngành) = ∑ ỹ ( − )

17

Trang 18

Trong đó:

: giá trị xuất khẩu mặt hàng i của Việt Nam vào thị trường Mỹ

: tỷ lệ tăng trưởng tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam hàng năm trong giai đoạn

1997 – 2019

: tỷ lệ tăng trưởng giá trị xuất khẩu mặt hàng i của Việt Nam hàng năm tronggiai đoạn 1997 – 2019

ỹ : tỷ lệ tăng trưởng giá trị xuất khẩu mặt hàng i của Việt Nam vào thị trường Mỹ hàng năm trong giai đoạn 1997 – 2019

Do vậy, ∑ TS = ∑ NGE + ∑ IME + ∑ CE = ∑ ỹ. ỹ chính là thay đổi giá trị xuất khẩu mặt hàng i của Việt Nam vào thị trường Mỹ qua từng năm.

Cách nhận biết kết quả tính toán như sau:

Thành phần NGE: Thành phần này được tính toán dựa trên giả định các mặt hàng

xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu bằng tốc

độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam ra thị trường thế giới.Giá trị củathành phần này cho thấy ảnh hưởng của đà tăng trưởng xuất khẩu chung của ViệtNam đến tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ NGE cao (hoặc thấp)hàm ý rằng do có đà tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước mà giá trị tăngtrưởng xuất khẩu vào một thị trường riêng lẻ cũng làm tăng (hoặc giảm) theo Về

lý luận, có thể giải thích hiện tượng này như sau: một quốc gia có thể có đà tăngtrưởng xuất khẩu cao nhờ vào cải thiện thể chế và hệ thống chính sách (chính sáchthương mại, chính sách đầu tư , nguồn lực tốt hơn (nhân lực, công nghệ, hạtầng, ) Với ảnh hưởng của các yếu tố này, thì tăng trưởng xuất khẩu của quốc gia

ra thế giới nói chung và ra từng thị trường nói riêng đều có thể được cải thiện

Thành phần IME: Thành phần này được tính toán để xác định xem những mặt hàng

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuấtkhẩu cao hay thấp hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam Nếu

18

Trang 19

IME cao thì tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Mỹ có được là do những ngànhhàng xuất khẩu sang thị trường đó là những ngành có thế mạnh xuất khẩu của ViệtNam Về lý luận, điều này có thể được giải thích như sau: khi những mặt hàng xuấtkhẩu sang thị trường Mỹ là những mặt hàng có điều kiện tăng trưởng xuất khẩu tốt

so với mặt bằng chung của Việt Nam, thì khả năng tăng xuất khẩu mặt hàng đósang thị trường Mỹ cũng cao lên

Thành phần CE: Thành phần này được tính toán để xác định sức cạnh tranh hiện hữu

của hàng Việt Nam trên thị trường Mỹ Nếu các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩusang thị trường Mỹ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩucủa các mặt hàng này ra thị trường thế giới thì có thể nói là Việt Nam có sức cạnhtranh hiện hữu trên thị trường Mỹ cao hơn so với thị trường xuất khẩu khác Nếu tínhtoán và so sánh cho nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam, thành phần CE sẽ caohơn ở một số thị trường và thấp hơn ở một số thị trường còn lại Nếu thành phần CEtăng lên ở những thị trường khó tính, khắt khe về chất lượng hoặc những thị trườnggiàu tiềm năng phát triển ổn định, thì đó sẽ là tín hiệu tốt cho phát triển xuất khẩu củaViệt Nam Ngược lại, nếu thành phần CE chỉ tăng lên ở những thị trường lạc hậu hoặcthị trường dễ có biến động thất thường vì lý do chính trị hay kinh tế xã hội thì đó sẽ làtín hiệu không tốt cho triển vọng xuất khẩu của Việt Nam Do vậy, theo quan điểmcủa tác giả, thành phần CE là thành phần cần được xem xét kỹ lưỡng hơn khi xem xétbiến động ba thành phần của công thức (*) ở trên

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này thể hiện ở chỗ có thể tách thay đổi giá trịxuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam và Mỹ thành ba yếu tố cấu thành:

(1) – đóng góp từ thay đổi tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam;

(2) – đóng góp từ thay đổi tăng trưởng ngành hàng xuất khẩu;

(3)– đóng góp từ thay đổi sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu để phân tích sự thay đổi sức cạnh tranh hiện hữu của hàng xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ thông qua sự thay

Trang 20

đổi sự thay đổi giá trị xuất khẩu của hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường đó so với thị trường thế giới Ngoài ra, phương pháp này khá đơn giản trong tính toán.

20

Trang 21

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI

ĐOẠN 1997 - 2019 2.1 Xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 1997 – 2019

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1997 – 2019

Sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong hơn 20 năm qua rất đáng được ghinhận, khi mà tăng trưởng kinh tế đang dần chuyển dịch theo chiều sâu điều này chothấy hình thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam tiếp tục đúng hướng và không

có biến động mạnh Giai đoạn 1997 – 2019, GDP của toàn nền kinh tế theo giá sosánh tăng 6.08%/ năm

Giai đoạn 1997 – 2007: cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á bùng nổvào năm 1997 khi nền kinh tế của Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển dịch

cơ cấu theo hướng tiếp cận với dòng chảy của khu vực và quốc tế, Việt Nam với tưcách là một nước thành viên của kinh tế khu vực đã chịu sự ảnh hưởng lớn từ cuộckhủng hoảng này Trải qua một năm đầy biến động, nền kinh tế đang dần phục hồikhi tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 1998 đạt 5.76% Đến năm 2000, tốc độ tăngGDP đạt 6.78% Qua nhiều năm, nền kinh tế Việt Nam trở nên khởi sắc hơn trongnhững năm 2004, 2005 với tăng trưởng GDP lần lượt đạt 7.53% và 7.54% Mặc dùchịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á, song tốc độ tăngtrưởng GDP hàng năm giai đoạn này được coi là điểm sáng khi tốc độ tăng bìnhquân giai đoạn này đạt 2.14%/ năm

Giai đoạn 2008 – 2015: sau một thập niên, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu suygiảm mạnh do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài, phá vỡ các hoạt độngkinh tế toàn cầu Tốc độ tăng GDP trong năm 2008 đạt 5.66% và đến năm 2009 chưa

có dấu hiệu tăng, con số chỉ dừng lại ở mức 5.39% Nền kinh tế đã có dấu hiệu phụchồi từ năm 2010 trở đi, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm này đạt 6.42%

Trang 22

Giai đoạn 2015 – 2019: trong giai đoạn này, tăng trưởng kinh tế dần chuyểndịch theo chiều sâu, nền kinh tế không những đạt mức tăng trưởng cao mà cơ cấukinh tế còn tiếp tục dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Mặc

dù phải đối diện với bối cảnh kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu và tăng trưởngkinh tế ở hầu hết các khu vực bị chậm lại song tốc độ tăng trưởng kinh tế của ViệtNam vẫn được coi là điểm sáng kinh tế trong khu vực Tốc độ tăng trưởng GDPtăng cao nhất vào năm 2018 đạt 7.07% và thấp nhất trong năm 2016 đạt 6.21%

Biểu đồ 2.1.1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam hàng năm

22

Trang 23

2.1.2 Thực trạng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997 – 2019

Trước bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam

đã tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), tạo điều kiệnthuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Thựctrạng cho thấy trong giai đoạn 1997 – 2019, hoạt động xuất khẩu đã có những nămkhởi sắc, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam Giá trị xuất khẩucủa Việt Nam tăng dần qua các năm, quy mô xuất khẩu của Việt Nam tăng lên đáng

kể trong giai đoạn 2010 – 2019 Điều này cho thấy, thị trường xuất khẩu của ViệtNam ngày càng mở rộng, xóa bỏ dần hàngrào thuế quan với các nước

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997 – 2019

Năm 1995 là dấu mốc khá quan trọng với Việt Nam, đây cũng năm Mỹ tuyên

bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam sau 20 năm chiếntranh Cũng trong năm nay, Việt Nam gia nhập vào ASEAN và chính thức trởthành thành viên thứ 7 Đây là hai dấu mốc quan trọng trong giai đoạn 1997 – 2001cho thấy Việt Nam đang dần mở cửa kinh tế, hội nhập sân chơi khu vực và toàncầu, mở rộng quan hệ thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài Năm 1997, cuộckhủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á xảy ra có ảnh hưởng không nhỏ tới tăngtrưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và quá trình xuất khẩu nói riêng Vì vậytrong năm 1998 hoạt động xuất khẩu tăng rất ít so với năm 1997, chỉ tăng 0.18 tỷUSD Và đến năm 2000 nền kinh tế của Việt Nam chính thức đã vực dậy, mức xuấtkhẩu trong năm nay đạt 14,48 tỷ USD và duy trì trong những năm kế tiếp

Năm 2000, Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định thương mại song phương ViệtNam – Hoa Kỳ (BTA) với Hoa Kỳ và đến năm 2001 thì BTA chính thức có hiệulực Giai đoạn 2001 – 2006 giá trị xuất khẩu tăng dần qua các năm, sau gần 3 nămthực hiện Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, kim ngạchngoại thương Việt Nam – Hoa Kỳ đã vượt ngưỡng 5 tỷ USD vào năm 2003 và đạttrên 4 tỷ USD vào tháng 9/ 2014, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước Cũng chính

Trang 24

thế mà trong giai đoạn này, Mỹ đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt

Nam Điều đó cho thấy những ảnh hưởng tích cực của Hiệp định đối với Việt Nam

Biểu đồ 2.1.2.1: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997 – 2019

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam

(Tính toán dựa trên bộ số liệu SITC do Cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc

(UNSO) thực hiện trong thờ kỳ 1997 – 2019)

Giai đoạn 2007 – 2011, Việt Nam đã hội nhập sâu hơn với thế giới, đẩy mạnh

thị trường xuất khẩu, trong giai đoạn này giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng rõ

rệt Tháng 1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO), đây là một trong những dấu mốc quan trọng trong

tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta Trong hai năm đầu sau khi Việt

Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, xuất khẩu của nước ta tăng mạnh,

năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm 2006 và

đạt 62,7 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 tăng 29,1% so với năm

2007 Do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu năm

2008 chỉ đạt 57,1 tỷ USD và sau đó lại hồi phục vào năm 2010, 2011

Trang 25

Giai đoạn 2012 – 2019, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đạt mứctăng trưởng ấn tượng, mức tăng trưởng của năm 2018, 2019 ở mức tăng cao Tronggiai đoạn này Việt Nam đã tích cực tham gia, đàm phán ký kết các Hiệp địnhthương mại (FTA) song phương và đa phương Và đây cũng là đòn bẩy giúp ViệtNam thúc đẩy hoạt động xuất khẩu với thế giới, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh

tế - xã hội Điển hình cho thấy, năm 2012 xuất khẩu đạt 114,54 tỷ USD và đến năm

2019 con số này đạt mức 264,19 tỷ USD Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu tronggiai đoạn này đã có những kết quả tích cực, đáng khích lệ với điểm nổi bật là xuấtkhẩu tăng trưởng cao liên tục, việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, đadạng hóa mặt hàng đã đạt hiệu quả cao

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam

Sau khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN năm 1995 và chính thức trở thànhthành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 đã có tác động tíchcực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, giúp Việt Nam mở rộng cánhcửa để tham gia vào sân chơi toàn cầu Việc mở cửa nền kinh tế trở thành động lựcquan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần không nhỉ để duy trì tốc độ tăngtrưởng cao hàng năm nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Xóa bỏ hàng ràothuế quan, cải cách chính sách đa phương, đa dạng hóa loại hàng hóa tham gia xuấtkhẩu đã giúp Việt Nam trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu Việt Nam

đã đàm phán, ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong thờigian vừa qua đã bảo đảm được lợi ích của đất nước không những vậy còn nâng caođược vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế

Giai đoạn 1998 – 2005, do biến động của thị trường thế giới, hoạt động xuất khẩucủa Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng lớn, điển hình trong giai đoạn này tốc độtăng trưởng xuất khẩu có 3 lần giảm mạnh vào những năm 1998, 2001 và 2005tương ứng với -0.09%, 0,01% và 0,02 Tác động từ cuộc khủng hoảng tài chínhnăm 1997 đã ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu năm 1998, chính vì vậy trong giai

Trang 26

này tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt mức âm Mức tăng trưởng đã có dấu hiệuphục hồi ở những năm sau, trong giai đoạn này năm 2000 và năm 2004 là hai năm

có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất lần lượt đạt 0,211%, 0,212%

Biều đồ 2.1.1.2: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam

-0.1

-0.15

-0.2

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam

(Nguồn: Tính toán dựa trên bộ số liệu SITC do Cơ quan Thống kê Liên Hiệp

Quốc (UNSO) thực hiện trong thờ kỳ 1997 – 2019)

Ở những giai đoạn tiếp theo năm 2006 – 2010, Việt Nam đang từng bước hộinhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, năm 2006 Việt Nam chính thứcgia nhập WTO, mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu Vì thế trongnăm 2006 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã được cải thiện so với những năm trước,

đạt 0.12% Đến năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu,nền kinh tế nước ta đứng trước nhiều khó khăn, trong đó có nguy cơ phải đối mặt với

sự suy giảm xuất khẩu, điều đó đã có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu và được biểuhiện rõ nét nhất trong năm 2009, mức tăng trưởng xuất khẩu đạt âm 0,13% Nhận thấyđược những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đối với tốc độ tăng

26

Trang 27

trưởng kinh tế nói chung và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nói riêng, Chính phủ đã

có những biện pháp, chính sách phù hợp với tình hình thực tế, điển hình trong năm

2010, hoạt động xuất khẩu đã phục hồi, đạt 0,11%

Giai đoạn 2011 – 2019, có thể nói trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng xuấtkhẩu tăng khá đồng đều, không nhiều biến động như những giai đoạn trước Tốc

độ tăng trưởng đạt cao nhất trong năm 2017 với 0,17% Việc gia nhập WTO cùngvới tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại (FTA) đã giúp Việt Nam từngbước hội nhập sâu hơn vào “sân chơi” toàn cầu Hoạt động thương mại được thúcđẩy, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân

2.1.3 Thay đổi cơ cấu ngành hàng xuất khẩu

Để phân tích sự thay đổi cơ cấu các ngành xuất khẩu của Việt Nam, tác giả sửdụng số liệu theo tiêu chuẩn phân loại thương mại quốc tế SITC, theo đó các nhómhàng SITC mức 1 chữ số là:

Trong giai đoạn 1997 – 2006, thị trường hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra thịtrường thế giới có sự thay đổi về cơ cấu, mặt hàng xuất khẩu tăng lên rõ rệt Có xuhướng tăng nhiều nhất là các nhóm mặt hàng về nhiên liệu, nguyên liệu thô, thực

27

Trang 28

phẩm, động vật tươi sống Vì thế trong giai đoạn này, việc xuất khẩu ra thị trườngthế giới có xu hướng tăng chủ yếu nhờ vào những ngành hàng có sẵn trong tựnhiên và đây cũng chính là điểm mạnh về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tronggiai đoạn này.

Bảng 2.1.3.1 Tỷ trọng các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường thế giới giai đoạn 1997 - 2019

Trang 29

(Nguồn: Tính toán dựa trên bộ số liệu SITC do Cơ quan Thống kê Liên Hiệp

Quốc (UNSO) thực hiện trong thờ kỳ 1997 – 2019)

Giai đoạn 2006 – 2019, cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam có sựchuyển biến rõ rệt hơn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng là tác độngchính dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trong giai đoạn này, khi màcác mặt hàng đòi hỏi cần phải có trình độ cao, yếu tố công nghệ, khoa học chiếm tỷtrọng cao hơn Nhóm mặt hàng được coi là điểm sáng xuất khẩu trong giai đoạn này làmặt hàng máy móc, thiết bị vận tải, trong năm 2006 và năm 2019 nhóm mặt hàng nàyđều chiếm tỷ trọng cao nhất nhóm mặt hàng xuất khẩu ra thị trường thế giới Năm

2006, Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, chính thức gia nhập WTOcùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đã tạo nên sự thay đổi về

cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Trong những năm tiếp theo khi các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng xuất

Trang 30

khẩu Năm 2014, mặt hàng máy móc, thiết bị vận tải chiếm 32,33% tổng cơ cấucác mặt hàng Đến năm 2019, sự biến động trong hoạt động xuất của thị trườngViệt Nam khi đại dịch bùng phát khiến cho quá trình xuất khẩu bị chững lại, tuynhiên nhóm mặt hàng có tỷ trọng cao trong xuất khẩu vẫn là nhóm mặt hàng máymóc, thiết bị vận tải.

Nhìn chung, trong cả giai đoạn nhóm mặt hàng đạt tỷ trọng cao nhất vẫn lànhóm hàng máy móc, thiết bị vận tải; nhóm hàng chế tác hỗn hợp và nhóm hàngthực phẩm, động vật tươi sống Nhóm mặt hàng đạt tỷ trọng thấp nhất là nhómhàng giải khát, thuốc lá và nhóm hàng dầu, mỡ động vật; tuy có sự biến động tronggiai đoạn qua nhưng không lớn, tác động nhỏ tới tăng trưởng xuất khẩu Ở mỗi giaiđoạn các nhóm hàng lại có sự thay đổi tỷ trọng tùy thuộc vào xu hướng cũng nhưbiến động của thị trường xuất khẩu

Biểu đồ 2.1.3.2 Tỷ trọng các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam vào

thị trường thế giới giai đoạn 1997 – 2019

(Nguồn:Tính toán dựa trên bộ số liệu SITC do Cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc

(UNSO) thực hiện trong thời kỳ 1997 – 2019)

30

Trang 31

2.2 Giới thiệu chung về thị trường Mỹ

Mỹ là nước dân chủ hiện đại đầu tiên trên thế giới sau khi cắt đứt quan hệ phụthuộc vào Anh (1776) và thông qua Hiến pháp (1789) Sau hai sự kiện chấn độngxảy ra trong lịch sử Mỹ là cuộc nội chiến và cuộc đại khủng hoảng thì sau khichiến tranh thế giới thứ 1 và thứ 2, kết thức chiến tranh lạnh năm 1991 Mỹ vẫn duytrì là cường quốc số 1 thế giới với nền kinh tế luôn tăng trưởng ở mức ổn định, tỷ

lệ thất nghiệp và lạm phát thấp Mỹ là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với mức

độ công nghiệp hóa và trình độ phát triển cao, có nền kinh tế lớn nhất thế giới tínhtheo GDP danh nghĩa và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang sức giá mua

Kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp hùng mạnh,nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới Nền kinh tếphát triển là nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, hệ thống cơ sở hạ tầngphát triển đồng bộ và năng suất lao động cao Mỹ là nước có giá trị nguồn tài nguyêncao thứ hai trên thế giới, ước tính đạt 45 nghìn tỷ đô la vào năm 2016, là quốc gia cókim ngạch thương mại lớn nhất cũng như là nhà sản xuất hàng hóa lớn thứ 2 toàn cầuđóng góp vào một phần trăm tổng sản lượng thế giới Và chính vì điều nay mà Mỹ trởthành một trong những thị trường tài chính lớn nhất và ảnh hưởng nhất trên toàn cầu

từ trước tới nay Sau cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2007 – 2008 nền kinh tế

Mỹ đã trải qua đợt suy thoái với sản lượng năm 2013 dưới mức tiềm năng, tuy nhiênchỉ trong vài năm sau đến năm 2019 nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi Năm

2018 – 2019 chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra có ảnh hưởng không nhỏ tớitốc độ tăng trưởng của Mỹ, năm 2019 mức tăng trưởng thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng2,9% của năm 2018 Tới năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu đã khiến kinh tế

Mỹ giảm 3,5% và xuất khẩu giảm 13% so với năm 2019 Dịch bệnh khiến nước Mỹrơi vào tình trạng kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do các doanh nghiêpphải đóng cửa dừng hoạt động không những vậy còn nhiều

Ngày đăng: 07/11/2021, 16:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1.3.1. Tỷ trọng các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường thế giới giai đoạn 1997 - 2019 - PHÂN TÍCH các yếu tố ĐÓNG góp vào THAY đổi GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU của VIỆT NAM vào THỊ TRƯỜNG mỹ THEO CÁCH TIẾP cận PHÂN TÍCH DỊCH CHUYỂN tỷ TRỌNG
Bảng 2.1.3.1. Tỷ trọng các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường thế giới giai đoạn 1997 - 2019 (Trang 29)
Bảng 2.3.2.1.Tỷ trọng các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997 - 2019 - PHÂN TÍCH các yếu tố ĐÓNG góp vào THAY đổi GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU của VIỆT NAM vào THỊ TRƯỜNG mỹ THEO CÁCH TIẾP cận PHÂN TÍCH DỊCH CHUYỂN tỷ TRỌNG
Bảng 2.3.2.1. Tỷ trọng các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997 - 2019 (Trang 41)
Bảng 3.2.1. Kết quả phân tích dịch chuyển và phân chia tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997 – 2019 - PHÂN TÍCH các yếu tố ĐÓNG góp vào THAY đổi GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU của VIỆT NAM vào THỊ TRƯỜNG mỹ THEO CÁCH TIẾP cận PHÂN TÍCH DỊCH CHUYỂN tỷ TRỌNG
Bảng 3.2.1. Kết quả phân tích dịch chuyển và phân chia tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997 – 2019 (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w