Phát triển nguồn nhân lực tỉnh tiền giang đến năm 2020
Trang 1PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH TIỀN GIANGĐẾN NĂM 2020
Nguyễn Ngọc ÁnhLiên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Tiền GiangI.QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1 Các khái niệm hiện hành về phạm trù nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển con người Đứng về phương diện xã hội, toàn bộ chiến lược phát triển con người sau cùng phải trở thành nguồn nhân lực.
Nguồn lao động là tổng số nhân khẩu có khả năng lao động, bao gồm nhân
khẩu ở độ tuổi lao động và nhân khẩu ở ngoài tuổi lao động có tham gia lao động.
Nguồn nhân lực là tổng thể tiềm năng lao động của cả một quốc gia hay
một địa phương, tức là nguồn lao động được chuẩn bị ở các mức độ khác nhau những người lao động có kỹ năng sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đội ngũ lao động, bao gồm những người lao động, tức là nguồn nhân lực đã
được sử dụng vào công việc lao động cụ thể nào đó
Vốn người, trước đây, người ta thường dùng thuật ngữ nhân lực (man-
power) nhưng từ những năm (1960 – 1970) có thuật ngữ vốn người do Shultz (1961) và Denison (1962) đưa ra bên cạnh vốn tài chính, vốn tài nguyên, cơ sở vật chất, thiết bị Trong 3 loại vốn, vốn tài nguyên như đại dương, hầm mỏ, đất ; vốn cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc còn có vốn con người: công nghệ, phần mềm của máy tính, kỹ năng lao động, vai trò của vốn người ngày càng tăng
2 Quan điểm về phát triển và chuyển dịch nguồn nhân lực.
Trong phát triển và chuyển dịch nguồn lao động cần chú trọng các quan điểm sau đây:
- Chấp nhận sự gia tăng nguồn lao động (do quá trình gia tăng dân số trước đó) và sự di chuyển nguồn lao động ra ngoài tỉnh trong điều kiện tỉnh chưa sử dụng hết nguồn Tuy nhiên, phải có chính sách để hạn chế sự di chuyển lao động đã qua đào tạo.
- Chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nguồn lao động(bao gồm các yếu tố về thể lực, trí lực), xem đó là yếu tố quyết định năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương
- Chuyển dịch, sử dụng nguồn lao động phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ưu tiên phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp
Trang 2- Chuyển dịch, sử dụng nguồn lao động phải giúp thúc đẩy phân công lao động xã hội theo hướng tăng tỷ trọng đội ngũ lao động ngành công nghiệp, ngành dịch vụ, giảm dần đội ngũ lao động ngành nông nghiệp Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo cơ cấu kinh tế ngành.
- Chuyển dịch, sử dụng đội ngũ lao động phải được đặt trong mối quan hệ phân công lao động của khu vực, phải tính đến lợi thế phát triển so sánh của Tiền Giang đối với các tỉnh lân cận và khu vực
- Đào tạo, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trên cơ sở sử dụng tốt quỹ thời gian lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề Tạo tiền đề để đạt mục tiêu là tỉnh sản xuất công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp từ năm 2020.
3 Mục tiêu.
- Thực hiện chiến lược đào tạo và chính sách thu hút nguồn nhân lực để nâng tỷ trọng đội ngũ lao động qua đào tạo từ 23,29% (2005) lên 35% (2010) và 40,4% (2020) Trong đó, ưu tiên đào tạo gắn với chính sách đầu tư, ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, hình thành cơ cấu hoạt động của nguồn lực bao gồm ba bộ phận: lao động có trình độ công nghệ - kỹ thuật cao, lao động có trình độ công nghệ trung bình, đây là đội ngũ lao động lớn nhất và lao động phổ thông, chủ yếu ở nông thôn nhằm gải quyết việc làm và đảm bảo đời sống
- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong thời gian tới, các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề có kế hoạch đào tạo nghề cho đội ngũ lao động của tỉnh đến năm 2010 đạt 35% và trên 40,4% vào năm 2020 Trong dó, cần tập trung đào tạo các ngành, nghề gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: xây dựng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, nông thủy sản; cơ khí; dệt, may, các ngành phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, các nghề truyền thống Chú trọng đào tạo với hình thức ngắn hạn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng trong nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu đội ngũ lao động của sản xuất nông nghiệp hiện đại.
II CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.
1 Những nhân tố bên ngoài (quốc tế và khu vực).
1.1 Tiến bộ khoa học và công nghệ.
- Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của các nền kinh tế phát triển có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuy nhiên, các doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư, trình độ quản lý, trình độ đội ngũ công nhân lành nghề dẫn đến kết quả kinh doanh sẽ bị hạn chế.
- Khi áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, các máy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa cao đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, được đào tạo đúng tiêu chuẩn; số lượng lao động giản đơn thấp Đây là một trở ngại
Trang 3khá lớn đối với Tiền Giang vì phải đáp ứng được vấn đề đào tạo, đồng thời phải giải quyết việc làm cho lao động xã hội.
1.2 Sự tham gia của Việt Nam vào quá trình hội nhập quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cho thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của cả nước và riêng của tỉnh ngày càng được mở rộng hơn về quy mô, phong phú hơn về chủng loại, nhạy cảm hơn về giá cả
Các doanh nghiệp sản xuất trong nước, địa phương có nhiều cơ hội thuận lợi, được hưởng lợi thế nhập khẩu vật tư nguyên liệu, máy móc, thiết bị với mức thuế nhập khẩu thấp, điều này góp phần làm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, do vậy khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sẽ có điều kiện để được nâng cao hơn
Tuy nhiên, hội nhập cũng làm cho hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt hơn, khốc liệt hơn không chỉ ở thị trường nước ngoài mà ngay cả trên thị trường nội địa Hơn nữa, hệ thống pháp luật, chính sách, chế độ quản lý còn nhiều bất cập Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới chúng ta phải tham gia vào quá trình hợp tác phân công lao động quốc tế; phải hình thành và mở rộng thị trường lao động; cải cách các chính sách kinh tế đối nội; gia tăng tốc độ thu hút đầu tư Các vấn đề này sẽ tác động tạo sự thay đổi mạnh mẽ về bố trí, phân công chuyển dịch lao động trên địa bàn tỉnh.
2 Những nhân tố bên trong.
2.1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
đất nước đến 2010, với mục tiêu xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đến năm 2020 là chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện tiên tiến, hiện đại, dựa trên phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao
Từ nay đến năm 2020 nền kinh tế - xã hội cả nước sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ trên 7,5%, trong đó ngành công nghiệp và xây dựng tăng bình quân trên 9%, ngành nông nghiệp 3,5-4%, ngành dịch vụ 7-8% Tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt 30% GDP năm 2010 và 35% năm 2020 Xuất khẩu tăng trung bình trên 14%/năm
Lao động qua đào tạo kỹ thuật, ngành nghề khoảng 40%, quĩ sử dụng thời gian lao động đạt 80 - 85% Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên cả nước.
2.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Huy động cao nhất các nguồn lực, chủ yếu là nội lực, trước hết là nguồn lực
Trang 4ĐBSCL trở thành một vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các mặt văn hoá, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; là địa bàn cầu nối để chủ động hội nhập giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao; có hướng vào phát triển kinh tế biển, đảo, khai thác tiềm năng của vùng thềm lục địa, tiến mạnh ra biển Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp khoảng 14 - 16%/năm, đưa tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt khoảng 33-34% Xây dựng ngành công nghiệp chế biến lớn có trình độ công nghệ cao Hình thành vùng du lịch sinh thái có sức cạnh tranh cao trong khu vực Xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển; bảo đảm an toàn ổn định cho dân cư vùng ngập lũ Giải quyết có hiệu quả các vấn đề văn hoá, xã hội bức xúc Phấn đấu đạt được mục tiêu vào năm 2010 trên 30% đội ngũ lao động được đào tạo nghề, có khoảng 4-5% lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 1,8 - 2 triệu lao động, bình quân trên 35 vạn lao động/năm.
Với mức tăng trưởng trên, nhất là tốc độ phát triển khu vực II (công nghiệp), khu vực III (dịch vụ) nhu cầu đội ngũ lao động trong giai đoạn tới ở các khu vực này rất lớn Cộng với số lao động khu vực I (nông - lâm- thuỷ sản) chuyển sang, số lao động đến tuổi thì áp lực về việc làm ngày càng tăng hơn, nhu cầu đào tạo dạy nghề càng nhiều và đa dạng hơn- Vì vậy, phải có các trường đại học, các cơ sở đào tạo, dạy nghề trọng điểm để đào tạo tập trung cho cả vùng; đồng thời với việc thực hiện đa ngành, đa trình độ, đa hình thức đào tạo để đáp ứng yêu cầu lao động việc làm của toàn vùng.
III THỰC TRẠNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH CỦA TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2006
1 Cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế năm 2006
- Cơ cấu GDP ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng 45,28%- Cơ cấu GDP ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng 23.70%- Cơ cấu GDP ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng 31,02%
2 Cơ cấu đội ngũ lao động trong các ngành kinh tế năm 2006
- Cơ cấu đội ngũ lao động ngành nông nghiệp: 68,56%- Cơ cấu đội ngũ lao động ngành công nghiệp: 10,79% - Cơ cấu đội ngũ lao động ngành dịch vụ: 20,65%
IV DỰ BÁO CUNG - CẦU LAO ĐỘNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH.
1 Dự báo cung về nguồn nhân lực
1.1 Dự báo phát triển dân số
Trang 5Dự báo đến năm 2010 dân số của tỉnh là 1.785 ngàn người và năm 2015 quy mô dân số của tỉnh là 1.874 ngàn người, vẫn là tỉnh có quy mô dân số và mật độ dân số cao nhất đồng bằng sông Cửu Long (mật độ khoảng 755 người/km2).
Quy mô dân số Tiền Giang vào năm 2015 là 1,87 triệu người, dân số thành thị 618,5 nghìn người, chiếm 33% dân số chung, gắn với sự xây dựng, phát triển và hình thành các khu cụm công nghiệp, các khu dân cư, đô thị mới Trong khi đó, dân số nông thôn là 1,25 triệu người, chiếm đến 67% dân số chung của tỉnh, đây là một tỷ lệ rất cao cần có sự chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh hơn trong thời gian tới.
1.2 Dự báo dân số trong độ tuổi lao động.
Dự báo dân số trong tuổi lao động (15-59 tuổi) của tỉnh tăng giai đoạn tới, đến năm 2010 là 1,21 triệu người, chiếm 67,8% so dân số, tăng lên 1,25 triệu người, chiếm 67,1% dân số chung vào năm 2015 Qui mô tăng dân số lao động trong tuổi của tỉnh đây là tiềm năng lao động dồi dào thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hoá và kinh tế - xã hội nói chung Tuy nhiên, mức tăng sẽ giảm dần nguyên nhân số người bước vào tuổi lao động giảm và số người bước ra tuổi lao động liên tục tăng cao Trong giai đoạn 2006-2010, số người bước vào tuổi lao động vẫn còn lớn và sự gia tăng lao động cao, trung bình tăng trên 16.800 lao động/năm nên giải quyết về vấn đề giáo dục, đào tạo và việc làm là vấn đề gây áp lực lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn này.
2 Dự báo cầu về nguồn nhân lực.
Nhu cầu đội ngũ lao động phụ thuộc trước hết vào quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu của kinh tế ngành Chuyển sang giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế, khả năng tạo việc làm cho đội ngũ lao động còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng như tiến trình hội nhập và tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế
Phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế đến tạo việc làm thời gian qua ở Tiền Giang cho thấy cứ tăng trưởng 1% GDP thì cầu về số lượng lao động tăng thêm khoảng 0,20% Kết quả hồi qui cho thấy, giai đoạn 2001-2005 hệ số co giãn việc làm chung của tỉnh là 0,2 Trong đó, ở khu vực I (nông nghiệp) là 0,4; khu vực II (công nghiệp và xây dựng) là 0,2 và khu vực III (dịch vụ) là 0,1
Qua phân tích số liệu hiện trạng giai đoạn 2001-2005, giả định với hệ số co giãn chung của tỉnh và các khu vực nêu trên trong thời gian tới là không đổi, ta có thể dự báo việc làm theo ngành bằng phương pháp độ co giản của việc làm đối với GDP, như sau:
+ Khu vực sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, hệ số co giãn việc làm là 0,4 và tốc độ tăng việc làm bình quân hàng năm giảm 1,79%;
+ Khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, hệ số co giãn việc làm là 0,2 và tốc độ tăng việc làm bình quân hàng năm là 9,76%;
Trang 6+ Khu vực dịch vụ, hệ số co giãn việc làm là 0,1 và tốc độ tăng việc làm bình quân hàng năm khoảng 6,16%.
Từ kết quả cân đối lao động của tỉnh đến năm 2020, cho thấy:
Chuyển dịch cơ cấu hoạt động nguồn nhân lực theo hướng duy trì dân số trong tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế từ 84% đến 85%/năm
Khả năng đội ngụ lao động trong tuổi có nhu cầu việc làm được giải quyết việc làm tăng từ 905 ngàn người (2005) lên 922 ngàn người (2006), 997 ngàn người (2010) và trên 1.100 ngàn người (2015), 1.300 ngàn người (2020) Số người trong độ tuổi lao động đi học tăng từ 71,2 ngàn người (2005) lên 73,1 ngàn người (2006), 77,6 ngàn người (2010),84,3 ngàn người(2015) và 86,2 ngàn người (2020).
Có sự chuyển dịch cơ cấu lao động ngành theo hướng tích cực, đến năm 2010, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp còn 60,70%, khu vực công nghiệp - xây dựng lên 15,38% và khu vực dịch vụ khoảng 23,92% và tỷ lệ tương ứng đến năm 2020 là 47,58%, 22,36% và 30,06%.
V CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2020.
1 Các chính sách.
1.1 Về chính sách kinh tế.
- Có chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển, thực hiện tốt quy hoạch tổng thể, kế
hoạch và các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Tăng cường sự phối hợp trách nhiệm của sở, ngành và các địa phương trong việc hình thành, quản lý và phát triển các khu, cụm công nghiệp ; Có chính sách phát triển các ngành nghề sản xuất, các lĩnh vực, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ
- Thực hiện các chính sách về ưu đãi như: miễn giảm thuế, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ tiếp thị, xây dựng thương hiệu; đồng thời kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách thu hút khuyến khích đầu tư với sức hấp dẫn cao; xây dựng kết cấu hạ tầng hợp lý phục vụ cho phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ
1.2 Về chính sách việc làm.
- Có chính sách việc làm hướng vào việc giải phóng tiềm năng lao động, khuyến khích các lĩnh vực ngành, nghề và hình thức hoạt động có khả năng thu hút nhiều lao động, nhất là khuyến khích người có vốn, có kỹ thuật và công nghệ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo ra việc làm mới, thu hút thêm lao động xã hội.
- Có chính sách phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao dân trí, đáp ứng yêu cầu lao động có kỹ thuật trong quá trình công nghiệp hóa, trước hết là cho thanh niên, nhằm hình thành một đội ngũ lao động mới có số lượng cơ cấu và chất lượng phù hợp với phát triển kinh tế và yêu cầu thị trường lao động; khuyến khích việc đào tạo, đào tại lại về phổ cập nghề để người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm.
Trang 7- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động Có chính sách thích hợp để thu hút nhân tài và đội ngũ lao động kỹ thuật từ các nơi khác đến công tác và làm việc lâu dài ở Tiền Giang, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh.
2 Các giải pháp.
2.1 Về phát triển kinh tế - xã hội.
- Tập trung phát triển nhanh công nghiệp dựa trên phát triển mạnh các Khu
công nghiệp tập trung gắn với hệ thống khu công nghiệp tập trung của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và với vùng ĐBSCL trở thành những hạt nhân thu hút công nghiệp bên ngoài vào tỉnh.
- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển
các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế về tiềm năng và về vị trí địa lý gần thành phố
Hồ Chí Minh như công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí, chế tạo phục vụ nông nghiệp-nông thôn vùng ĐBSCL cùng các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp bổ trợ cho vùng KTTĐPN cùng các hoạt động thương mại, dịch vụ cao cấp khác.
- Tổ chức lại không gian phát triển kinh tế và hạ tầng, hoàn thành việc xây
dựng các công trình lớn về kết cấu hạ tầng để gắn kết Tiền Giang với vùng ĐBSCL
và vùng KTTĐ Phía Nam
- Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trên cơ sở hình thành và phát triển hệ thống các đô thị trung tâm và đô thị ở khu vực nông thôn, để tạo ra các hạt nhân thúc đẩy sự phát triển các tiểu vùng, tạo điều kiện sự thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh.
2.2 Về phát triển nguồn nhân lực.
- Phát triển nguồn nhân lực trong mối quan hệ mật thiết giữa phát triển kinh tế- xã hội Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm số lượng lao động nông nghiệp, tăng số lượng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cho phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh trong từng giai đoạn.
- Cần đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo và đội ngũ giáo viên hiện có Đồng thời khuyến khích các em học sinh nên chú trọng vào trung học chuyên nghiệp để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng trong tỉnh
- Cần tiến hành quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở dạy nghề tỉnh đang quản lý Liên kết với các trường trung học chuyên nghiệp có dạy nghề trên địa bàn tỉnh đào tạo một số nghề mà tỉnh có nhu cầu Khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia đào tạo và khuyến khích hình thức tự học nghề trong nhân dân, thực hiện xã hội hóa, nhằm nâng cao tối đa năng lực đào tạo nghề của tỉnh Trong đó, các trường dạy nghề giữ vai trò chủ lực trong việc đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao với hình thức chính quy Các trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm và
Trang 8nghề với hướng nghiệp, giới thiệu việc làm là chính Ngoài ra, cần chú trọng đến việc đào tạo và nâng chất lực lượng giáo viên dạy nghề Đối với học sinh, cần có tổ chức phân luồng đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở để những học sinh không có điều kiện tiếp tục học phổ thông trung học thì vào học nghề.
Cụ thể, trong những năm tới phát triển hệ thống đào tạo nghề theo các hướng:- Đầu tư xây dựng trường Đại học Tiền Giang thành trường đại học cấp vùng, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và đội ngũ giảng viên giỏi để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Với quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật (CNKT) của trường từ 600 - 1.000 học sinh/năm vào năm 2010 và từng bước nâng dần quy mô này lên vào những năm tiếp theo
- Nâng cấp Trường dạy nghề Tiền Giang thành Trường Cao đẳng nghề và tiếp tục mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo, nhất là những nghề có công nghệ kỹ thuật hiện đại để đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp trong tỉnh Nâng số đào tạo hàng năm(tốt nghiệp) lên 1.500 học sinh vào năm 2010 và khoảng 3.000 học sinh vào năm 2020.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng hoàn chỉnh 2 Trung tâm Dạy nghề khu vực Cai Lậy và Gò Công, sau năm 2010 nâng lên thành trường Trung cấp nghề Đầu năm học 2008 - 2009 bắt đầu chiêu sinh đào tạo với quy mô 4.000 học sinh/năm, sau đó tiếp tục đầu tư để mở rộng quy mô lên 5.000- 6.000 học sinh/năm vào năm 2020.
- Xây dựng và từng bước hiện đại hóa các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề và Trung tâm Dạy nghề Tân Phước để làm đầu mối dạy nghề gắn với việc làm ở các huyện và dạy nghề lưu động cho lao động nông thôn tạo điều kiện cho người lao động ở các huyện, vùng nông thôn xa có thể tham đào tạo Nâng quy mô đào tạo của các cơ sở này lên 3.500 lao động/năm Đầu tư nâng chất lượng và ổn định quy mô đào tạo của các Trung tâm Giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh từ 2.000-2.500 học sinh/năm.
- Khuyến khích hợp tác quốc tế về phát triển đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Tạo điều kiện cho tư nhân tham gia đào tạo với các hình thức trường, dân lập, tư thục và hình thức học nghề tại các cơ sở vừa học vừa làm, với qui mô bình quân của các giai đoạn 5 năm từ 3.000 - 4.000 CNKT/năm.
- Liên kết các trường dạy nghề Trung ương trên địa bàn tỉnh đào tạo khoảng 500 lao động/năm Ước tính số học sinh theo học các trường dạy nghề ngoài tỉnh đạt 1.000 học sinh/ năm để bổ sung vào lực lượng công nhân kỹ thuật của tỉnh Bình quân giai đoạn 2006-2015: 1.500 CNKT/năm.