Nâng cao chất lượng bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Công ty chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nói đến thị trường chứng khoán (TTCK), người ta thường nghĩ ngay đến thịtrường thứ cấp hoặc Sở Giao dịch chứng khoán, mà rất ít khi đề cập đến thị trườngsơ cấp Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường sơ cấp lại là một bộ phận không thể táchrời của thị trường chứng khoán Hơn thế nữa, nó là tiền đề cho sự ra đời và pháttriển của thị trường chứng khoán Tính chất và quy mô của thị trường sơ cấp sẽ quyđịnh phạm vi và tính chất của thị trường thứ cấp Chính vì vậy, để phát triển thịtrường chứng khoán, công việc đầu tiên và vô cùng quan trọng là xây dựng và pháttriển thị trường sơ cấp.
Khác với thị trường thứ cấp là nơi các chứng khoán được mua bán lại, thì thị
trường sơ cấp là thị trường mua bán lần đầu các chứng khoán, vì vậy thị trường sơ
cấp còn có tên gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành với sự tham giacủa các công ty chứng khoán
Là một ngân hàng thương mại quốc doanh lớn của Việt Nam, Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNO&PTNT VN) không ngừngthực hiện việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường Từ khi cóchủ trương của Nhà nước về xây dựng TTCK ở Việt Nam, nhận thức được vai tròcủa TTCK trong nền kinh tế nói chung và với hoạt động của ngân hàng nói riêng,các nhà lãnh đạo NHNO&PTNT VN đã xác định chủ trương tham gia TTCK
Chính vì vậy, ngày 20/12/2000 công ty chứng khoán NHNO&PTNT đãchính thức ra đời và đi vào hoạt động Cho đến ngày hôm nay, cùng với nhữngbước thăng trầm của thị trường, Công ty chứng khoán NHNO&PTNT ngày càngchứng tỏ vị thế của mình trong khối các công ty chứng khoán trên mọi lĩnh vựchoạt động Nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của công ty, đặc biệt làtrong nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành tạo điều kiện cho sự phát triển thị trườngsơ cấp nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung, trong thời gian thực tập tại
Trang 2công ty chứng khoán NHNO&PTNT VN em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nângcao chất lượng bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Công ty chứng khoánNHNO&PTNT VN”
Đề tài của em được nghiên cứu theo cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về chất lượng bảo lãnh phát hành của Công tychứng khoán
Chương 2: Thực trạng chất lượng bảo lãnh phát hành chứng khoán của côngty chứng khoán NHNO&PTNT VN
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh phát hành tại công tychứng khoán NHNO&PTNT VN
Em xin chân thành cảm ơn PGS TS Trần Đăng Khâm đã nhiệt tình hướngdẫn giúp đỡ em trong quá trình định hướng và viết đề tài Chuyên đề thực tập Emxin cảm ơn các phòng ban của công ty, đặc biệt Phòng Phân tích và Kinh doanh đã
tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp số liệu giúp em hoàn thành báo cáo
Trang 3CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG BẢOLÃNH PHÁT HÀNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm công ty chứng khoán
1.1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán
Mục tiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là thu hút vốn đầu tưdài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứngkhoán Do vậy, để thúc đẩy thì trường chứng khoán hoạt động một cách có trật tự,công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời và hoạt động của các công ty chứngkhoán Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán thế giới chothấy thời tiền sử của thị trường chứng khoán, các nhà môi giới hoạt động cá nhânđộc lập với nhau Sau này, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, chứcnăng và quy mô hoạt động giao dịch của các nhà môi giới tăng lên đòi hỏi sự ra đờicủa các công ty chứng khoán là sự tập hợp có tổ chức của các nhà môi giới riêng lẻ.Theo quyết định số 27/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế tổchức và hoạt động công ty chứng khoán thì công ty chứng khoán được định nghĩalà “tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một,một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán,bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.”
Căn cứ vào loại hình kinh doanh chứng khoán nhất định mà công ty chứngkhoán thực hiện, người ta có thể chia công ty chứng khoán thành các loại sau:
Công ty môi giới chứng khoán: là công ty chứng khoán chỉ đơn thuần thựchiện lệnh mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng phí.
Trang 4Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán: bảo lãnh phát hành chứng khoán lànghiệp vụ hoạt động chính của công ty chứng khoán và họ sẽ thu phí hoặc hưởngchênh lệch giá từ hoạt động này.
Công ty kinh doanh chứng khoán: là loại công ty chứng khoán dùng chủyếu thực hiện nghiệp vụ tự doanh, có nghĩa là tự bỏ vốn và tự chịu trách nhiệmvề hậu quả kinh doanh.
Công ty trái phiếu: là công ty chứng khoán chuyên mua bán các loại trái phiếu Công ty chứng khoán không tập trung: là các công ty chứng khoán hoạt độngchủ yếu trên thị trường OTC và đóng vai trò là nhà tạo là nhà tạo lập thị trường.
1.1.1.2 Đặc điểm của công ty chứng khoán
Là một chủ thể kinh doanh, công ty chứng khoán cũng có những đặc điểmtương đồng với tổ chức và hoạt động của các công ty khác nói chung Tuy nhiên,do đặc thù của mình công ty chứng khoán có một số điểm đặc biệt sau:
Thứ nhất, công ty chứng khoán đóng vai trò là một trung gian tài chính Khimột doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, khôngphải tự họ đi bán số chứng khoán mà họ định phát hành Họ không thể làm tốt đượcviệc đó bởi họ không có bộ máy chuyên môn Cần có những nhà chuyên nghiệpmua bán chứng khoán cho họ Đó là các công ty chứng khoán, với nghiệp vụchuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, và bộ máy tổ chức thích hợp, thực hiệnđược vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư vàthực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành Các công tychứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nóichung và của thị trường chứng khoán nói riêng Nhờ các công ty chứng khoán màcác cổ phiếu và trái phiếu được lưu thông buôn bán tấp nập trên thị trường chứngkhoán, và qua đó, một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ việc tập hợpnhững nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng Mặt khác, do thông tin bất cân xứng trên
Trang 5thị trường nên các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường luôn mắc phải tình trạngthiếu thông tin và gặp phải nhiều rủi ro trong giao dịch mua bán Với vai trò là mộttrung gian tài chính chuyên nghiệp, công ty chứng khoán giúp các nhà đầu tư; cáctổ chức, cá nhân tiếp cận được nguồn thông tin nhanh hơn, rẻ hơn, chính xác hơnvà hạn chế những rủi ro trong kinh doanh chứng khoán.
Thứ hai, hoạt động của công ty chứng khoán là hoạt động kinh doanh có điềukiện Xuất phát từ nhiều mâu thuẫn lợi ích trên thị trường, như xung đột lợi íchgiữa công ty chứng khoán với nhà đầu tư, xung đột lợi ích giữa công ty chứngkhoán với cán bộ nhân viên cho nên hoạt động nói chung của công ty chứng khoánphải chịu ràng buộc của nhiều điều kiện, quy tắc Theo quy định của Việt Nam, đểthực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán phải đápứng một số yêu cầu như:
Điều kiện về vốn
(NĐ 144/2003)
Quy định mới(NĐ 14/2007)
Bảo lãnh phát hành 22 tỷ VND 165 tỷ VND
Điều kiện về nhân lực
Có đủ số nhân viên có chứng chỉ hành nghề Giám đốc (TGĐ)
Trang 6o Nhân viên nghiệp vụ
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề
o Có trình độ đại học
o Có các chứng chỉ đào tạo về chứng khóan
o Vượt qua kỳ thi sát hạch của Uỷ Ban Chứng Khoán
o Làm việc cho một công ty chứng khoán
Thứ ba, hoạt động của công ty chứng khoán thường xuyên bị kiểm tra, kiểmsoát Thị trường chứng khoán là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốncho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn tới môi trường đầu tư nóiriêng và nền kinh tế nói chung Mặt khác, thị trường chứng khoán là một thị trườngcao cấp, nơi tập trung của nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biếtvà lợi ích khác nhau; các giao dịch các sản phẩm tài chính được thực hiện với giátrị rất lớn Đặc tính đó khiến cho thị trường chứng khoán cũng là môi trường dễ xảyra các hoạt động kiếm lời không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận,không công bằng, gây tổn thất cho các nhà đầu tư; tổn thất cho thị trường và chotoàn bộ nền kinh tế Với khả năng về vốn, thông tin, kinh nghiệm… các hoạt độngxấu của công ty chứng khoán có thể gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho sự pháttriển của thị trường.
Thứ tư, đặc điểm về vốn- tài sản Công ty chứng khoán không được phéphuy động tiền gửi Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh Công ty chứng khoánkhông được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh, ngoạitrừ trường hợp số tiền đó dùng phục vụ cho giao dịch của khách hàng Công tychứng khoán phải tách bạch tiền và chứng khoán của khách hàng với tài sản củamình Công ty chứng khoán không được dùng chứng khoán của khách hàng làmvật thế chấp để vay vốn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản Vềtài sản, tài sản của Công ty chứng khoán chủ yếu là tài sản tài chính gồm có: cổ
Trang 7phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ,… có đặc điểm là giá trị khôngổn định và dễ thay đổi.
Thứ năm, đặc điểm về sản phẩm cung cấp Công ty chứng khoán cung cấpcác sản phẩm dịch vụ đặc trưng đó lầ các sản phẩm dịch vụ tài chinh Chúng có đặcđiểm chung là:
Sản phẩm không có tính hữu hình
Là kết quả của quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin hay là kết quả củahoạt động trí tuệ
Sản phẩm có chu kỳ sống ngắn không ổn định Sản phẩm dễ bị đánh cắp và sao chép
Cạnh tranh nhau chủ yếu ở chất lượng dịch vụ.
Cuối cùng, về tổ chức- hoạt động Mô hình tổ chức kinh doanh của công tychứng khoán ở mỗi nước đều có những đặc điểm riêng tùy theo đặc điểm của hệthống tài chính và sự cân nhắc lợi hại của những người làm công tác quản lý nhànước Hiện nay các công ty chứng khoán ở các nước được tổ chức theo hai mô hìnhphổ biến là công ty chứng khoán đa năng và công ty chứng khoán chuyên doanh.
Mô hình công ty chứng khoán đa năng.
Theo mô hình này, kinh doanh chứng khoán chỉ là một mảng hoạt động của mộttổ chức tài chính mà tổ chức này còn thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh kháctrên thị trường tài chính như các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ của ngân hàngthương mại, các nghiệp vụ bảo hiểm của công ty bảo hiểm Có hai loại công tychứng khoán đa năng:
- Công ty chứng khoán đa năng toàn phần: Đây là hình thức mà các ngânhàng hay các tổ chức tài chính lớn được phép thực hiện đồng thời nhiều hoạt độngkinh doanh trên thị trường tài chính bao gồm cả việc kinh doanh chứng khoán.
Trang 8Ưu điểm của mô hình này là ngân hàng có thể kết hợp được nhiều hình thứckinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc đa dạnghóa đầu tư Các ngân hàng có thể tận dụng những ưu thế vốn có của mình về vốn,cơ sở vật chất, mạng lưới khách hàng để thực hiện kinh doanh chứng khoán, môhình này cũng giúp cho các ngân hàng tăng khả năng chịu đựng trước những biếnđộng bất thường của thị trường tài chính.
Hạn chế của mô hình là các tổ chức tài chính, ngân hàng đồng thời thực hiệnnhiều nghiệp vụ kinh doanh, do đó, thiếu khả năng chuyên sâu trong hoạt động kinhdoanh chứng khoán, làm giảm hiệu quả hoạt động trên thị trường chứng khoán.Đồng thời, do không có sự tách bạch giữa hoạt động của ngân hàng với hoạt độngkinh doanh chứng khoán, trong điều kiện môi trường pháp luật không lành mạnh,các ngân hàng dễ gây nên tình trạng lũng loạn thị trường, làm cho các biến động trênthị trường chứng khoán gây những tác động mạnh tới thị trường tiền tệ có thể gâynên các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng Việc không tách bạch giữa các nguồn vốncũng dễ dàng dẫn tới tình trạng các ngân hàng sử dụng tiền tiết kiệm của dân cư đểkinh doanh chứng khoán, khi thị trường chứng khoán biến động theo chiều hướngxấu ngân hàng sẽ mất khả năng chi trả và dẫn đến những vụ sụp đổ hàng loạt Khủnghoảng tài chính 1929- 1933, và cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay chính là minhchứng cho hạn chế của mô hình kinh doanh chứng khoán đa năng toàn phần, khi màcác ngân hàng đầu tư được phép thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh từ cho vayđến môi giới, phát hành chứng khoán.
- Công ty chứng khoán đa năng một phần: đây thực chất là các ngân hànghay các tổ chức tài chính lớn, việc kinh doanh chứng khoán của họ không đượcthực hiện một cách trực tiếp mà thông qua hình thức công ty mẹ, công ty con Cáccông ty con được thành lập để thực hiện việc kinh doanh chứng khoán và chúngđược hạch toán độc lập tách rời với hoạt động kinh doanh của công ty mẹ Mô hìnhnày có ưu điểm là góp phần giúp cho công ty chứng khoán tận dụng được lợi thế
Trang 9của công ty mẹ đồng thời hạn chế sự can thiệp quá sâu có thể dẫn đến tiêu cực củacông ty mẹ
Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh
Theo mô hình này, thì các hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoánđược thực hiện bởi các công ty chứng khoán độc lập, có trình độ chuyên môn sâutrong thị trường chứng khoán Hoạt động của các công ty chứng khoán này đượctách biệt rõ ràng với các hoạt động của ngân hàng và các trung gian tài chính khác Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro trong hệ thống ngân hàng, cáccông ty chứng khoán có điều kiện hơn khi được chuyên môn hóa trong các lĩnh vựchoạt động, nhờ đó tạo điều kiện tốt cho thị trường phát triển Tuy nhiên, các côngty chứng khoán kiểu này thường có một hạn chế chung là qui mô về vốn thườngkhông lớn, dễ bị chi phối, thâu tóm bởi các công ty, tập đoàn tài chính lớn.
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu
1.1.2.1.Hoạt động môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán, đây là hoạtđộng phổ biến nhất của các công ty chứng khoán Trong đó công ty chứng khoánthay mặt khách hàng tiến hành các giao dịch mua bán chứng khoán để hưởng hoahồng Với hoạt động môi giới công ty có thể giúp khách hàng mua bán trên thịtrường tập trung hay thị trường OTC nhưng khách hàng phải chịu trách nhiệm hoàntoàn với kết quả giao dịch của mình.
Hiện nay, khi thị trường chứng khoán ngày càng phát triển thì hoạt động môi giớikhông chỉ đơn thuần là việc mua bán hộ khách hàng như trước nữa Trong thị trườngchứng khoán hiện đại, người môi giới có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thànhcông của khách hàng Trong nhiều trường hợp người môi giới phải đáp ứng nhu cầutâm lý của khách hàng khi cần thiết: trở thành người bạn, người chia sẻ bớt những lo
Trang 10âu, căng thẳng của khách hàng, đồng thời họ cũng phải có những lời khuyên hợp lý,đúng lúc cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư luôn có quyết định tỉnh táo.
Hoạt động môi giới có vai trò rất quan trọng đối với công ty chứng khoán.Đồng thời cũng dễ xảy ra tranh chấp và xung đột lợi ích Nó đòi hỏi những ngườihành nghề môi giới không chỉ đáp ứng được các kỹ năng nghiệp vụ mà nhữngngười này cần phải có tư cách đạo đức tốt, có thái độ công tâm trong công việcnhằm mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng và công ty Người môi giới tuyệtnhiên không bao giờ được xúi dục khách hàng mua, bán chứng khoán để kiếm hoahồng, mà nên đưa ra những lời khuyên hợp lý nhằm giảm thiệt hại và tối đa hóa lợiích cho khách hàng.
1.1.2.2.Hoạt động tự doanh chứng khoán
Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán cácchứng khoán cho chính mình nhằm mục đích thu lợi Hoạt động tự doanh của Côngty có thể được thực hiện trên thị trường giao dịch tập trung hay thị trường OTC.Ngoài các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán, hoạt động tự doanh của côngty chứng khoán còn bao gồm các hoạt động như cho vay chứng khoán, repo chứngkhoán, mua bán các công cụ trên thị trường phái sinh…Công ty chứng khoán muốnthực hiện hoạt động tự doanh phải có nguồn vốn đủ lớn đáp ứng được các yêu cầucủa pháp luật, ngoài ra tự doanh chứng khoán là hoạt động có mức độ rủi ro cao dođó đội ngũ nhân viên của công ty phải có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao,có khả năng phân tích thị trường.
Một công ty chứng khoán đồng thời thực hiện hai hoạt động tự doanh bằng vốncủa mình và đại diện mua bán cho khách hàng rất dễ dấn đến việc xung đột về lợiích giữa việc thực hiện giao dịch cho khách hàng và cho bản thân công ty Do đó,để đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của thị trường, pháp luật của các nướcđều yêu cầu có sự tách biệt rõ ràng giữa hai hoạt động này Để được phép thực hiện
Trang 11hoạt động tự doanh chứng khoán công ty chứng khoán phải đáp ứng được các yêucầu sau:
- Tách biệt quản lý: Các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt rõ giữa hainghiệp vụ tự doanh và môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạtđộng Sự tách biệt này bao gồm tách biệt về: yếu tố con người; quy trình nghiệp vụ;vốn- tài sản của khách hàng và của chính công ty.
- Ưu tiên khách hàng: Pháp luật các nước đều yêu cầu các công ty chứngkhoán phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên khách hàng khi thực hiện hoạt động tựdoanh Điều đó có nghĩa là khi thực hiện giao dịch lệnh của khách hàng phải luônđược ưu tiên thực hiện trước lệnh tự doanh của công ty Nguyên tắc này sẽ đảmbảo sự công bằng cho khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch chứng khoándo các công ty chứng khoán có tính đặc thù về khả năng tiếp cận thông tin và chủđộng trên thị trường nên các công ty có thể dự đoán trước diễn biến của thị trườngvà sẽ tranh mua hoặc tranh bán của khách hàng.
- Góp phần bình ổn và tạo lập thị trường: Hầu hết luật pháp các nước đều quiđịnh tỷ lệ % chứng khoán mà các công ty phải nắm giữ để tiến hành giao dịchnhằm mục đích bình ổn giá cả trên thị trường- mua vào khi giá chứng khoán giảmvà bán ra khi giá chứng khoán tăng Các công ty chứng khoán còn đóng vai trò làcác nhà tạo lập thị trường cho những chứng khoán mới, được phát hành lần đầu vàchưa có thị trường giao dịch Khi đó, các công ty chứng khoán thực hiện tự doanhthông qua việc mua bán chứng khoán, tạo tính thanh khoản trên thị trường cấp hai.
Trên những thị trường chứng khoán chưa phát triển, các nhà tạo lập thịtrường sử dụng nghiệp vụ mua bán chứng khoán trên thị trường OTC để tạo thịtrường Theo đó, họ liên tục có những báo giá để mua bán chứng khoán với cácnhà kinh doanh chứng khoán khác Như vậy sẽ duy trì một thị trường liên tục vớichứng khoán mà họ kinh doanh.
Trang 121.1.2.3.Hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc công ty chứng khoán thực hiện bảolãnh cho các doanh nghiệp cổ phần hay chính phủ phát hành chứng khoán ra côngchúng Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán bao gồm ba giai đoạn Giaiđoạn trước khi phát hành, giai đoạn chào bán chứng khoán ra công chúng và giaiđoạn sau khi phát hành.
Giai đoạn trước khi phát hành: Công ty chứng khoán sẽ tiến hành tư vấn tàichính cho doanh nghiệp, xác định phương thức phát hành chứng khoán phù hợpnhất với thực trạng của doanh nghiệp, tiến hành hoàn thiện các thủ tục pháp lý vềphát hành chứng khoán, tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng…
Giai đoạn chào bán chứng khoán ra công chúng: Tổ chức bán đấu giá, thựchiện phân phối chứng khoán một cách hợp lý, đảm bảo chứng khoán phát hành sẽđược bán hết.
Giai đoạn sau khi phát hành: công ty chứng khoán sử dụng các kỹ năngnghiệp vụ để bình ổn giá chứng khoán khi các chứng khoán này đã được đưa vàogiao dịch trên thị trường.
Đại lý phát hành là việc tổ chức phát hành ủy thác cho một tổ chức khác thựchiện bán chứng khoán cho các nhà đầu tư.
Thông thường có 4 hình thức bảo lãnh khác nhau, các hình thức bảo lãnh pháthành gồm:
Cam kết chắc chắn: Công ty chứng khoán cam kết mua lại toàn bộ số chứngkhoán mà doanh nghiệp được bảo lãnh phát hành sau đó thực hiện việc bán lại chocác nhà đầu tư Đây là hình thức bảo lãnh mang tính rủi ro cao, nếu số chứng khoánphát hành không được bán hết thì công ty chứng khoán vẫn phải trả đủ số tiền bánchứng khoán cho khách hàng.
Trang 13 Cố gắng tối đa: đây là hình thức bảo lãnh phát hành ít rủi ro hơn so với hìnhthức trên Công ty chứng khoán đồng ý bán chứng khoán với một nỗ lực tối đanhưng không đảm bảo số chứng khoán sẽ được bán hết.
Bán tất cả hoặc không: Trong hình thức này công ty chứng khoán sẽ nhậnbán cho tổ chức phát hành một số chứng khoán nhất định Nếu số chứng khoánkhông được bán hết sẽ hủy bỏ toàn bộ đợt phát hành.
Bảo lãnh tối thiểu tối đa: Phương thức phát hành này đòi hỏi công ty chứngkhoán phải cam kết bán tối thiểu một lượng chứng khoán nhất định nhưng đồngthời có thể tự do chào bán chứng khoán với điều kiện không vượt quá lượng chứngkhoán tối đa qui định Nếu số lượng chứng khoán bán ra thấp hơn mức tối thiểu thìtoàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.
Tư vấn đầu tư chứng khoán: Công ty chứng khoán sẽ thực hiện các hoạt độngphân tích trên thị trường chứng khoán bao gồm có phân tích cơ bản và phân tíchkỹ thuật, phân tích tài chính và các phương pháp phân tích khác để đưa ra nhữnglời tư vấn hợp lý, có giá trị đối với các nhà đầu tư Trong hoạt động tư vấn đầu tưchứng khoán đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:
Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán vì giá trị chứng khoánluôn biến động theo những diễn biến của thị trường
Trang 14 Người tư vấn phải luôn luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn củamình dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quákhứ, những lời tư vấn đó có thể không hoàn toàn chính xác Khách hàng mới làngười quyết định cuối cùng và nhà tư vấn không phải chịu trách nhiệm trongtrường hợp xảy ra thua lỗ
Người tư vấn không được mời chào khách hàng mua hay bán bất cứ mộtloại chứng khoán nào đó Cung cấp thông tin cho khách hàng một cách khách quan,trung thực với những nghiên cứu, báo cáo của công ty.
Trang 15hành chứng khoán là huy động vốn nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh bên cạnhnguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng Quỹ đầu tư pháthành chứng khoán nhằm mục tiêu là thu hút vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thịtrường tham gia kinh doanh, hình thức của các quỹ đầu tư là các nhà chuyênnghiệp, đầu tư vào chứng khoán và các loại hình đầu tư khác.
Các phương thức phát hành chứng khoán có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, đối với chính phủ Bất kể một nước nào trên thế giới, dù đó là nước
phát triển, đang phát triển hay chậm phát triển, hoạt động của ngân sách Nhà nướcthường nảy sinh hai hiện tượng: Một là, chưa thực hiện được thu, nhưng có nhu cầuchi Lúc này ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt tạm thời, cần vay vốn ngắn hạn Hailà, thu ngân sách trong năm không đáp ứng được nhu cầu chi ngày càng tăng, chủyếu là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình, dự án phát triển kinh tế, nảysinh nhu cầu vay vốn trung và dài hạn.
Để thoả mãn nhu cầu vay vốn nói trên, Chính phủ có thể thực hiện bằng nhiềucách: Vay vốn của dân và các tổ chức kinh tế - Xã hội, các nước trên thế giới, cáctổ chức phi Chính phủ, các tổ chức tài Chính tín dụng quốc tế v.v…Trong đó, vayvốn của dân và các tổ chức kinh tế - Xã hội dưới hình thức phát hành trái phiếuđược coi là truyền thống và quan trọng nhất Tuỳ thuộc vào nhu cầu vay vốn trongtừng thời kỳ mà Chính phủ có thể phát hành tín phiếu kho bạc (Ngắn hạn), tráiphiếu Kho bạc hoặc trái phiếu công trình trung và dài hạn Trái phiếu Chính phủđược coi là loại chứng khoán có tín nhiệm nhất đối với các nhà đầu tư, nó là loạichứng khoán gặp ít rủi ro nhất Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương đượcphát hành theo 3 phương pháp.
Phương pháp đấu thầu.
Hiện nay trên thế giới có hai kiểu đấu thầu điển hình :+ Đấu thầu theo kiểu Mỹ
Trang 16+ Đấu thầu theo kiểu Hà Lan.
Phương pháp đấu thầu được coi là "cơ chế phát hiện giá" có sự cạnh tranh Điềuđó có lợi cho cơ quan phát hành Tuy nhiên để tham gia đấu thầu đòi hỏi nhữngngười tham ra phải nắm vững được tình hình của cơ quan phát hành và theo kinhnghiệm các nước khoản chi phí cho việc nghiên cứu tình hình để tham ra đấu thầukhông phải là nhỏ, vì thế cơ quan phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địaphương chỉ sử dụng phương pháp này cho những đợt phát hành có quy mô lớn.
Phát hành qua tổ hợp ngân hàng đầu tư.
Phương pháp này áp dụng khi cơ quan phát hành uỷ thác việc phát hành tráiphiếu cho Ngân hàng Trung ương Nội dung tiến hành là một tổ hợp ngân hàng đầutư lớn sẽ đứng ra thảo luận mức lãi suất với ngân hàng Trung ương Sau đó, toàn bộkhối lượng trái phiếu phát hành sẽ được tổ hợp đảm nhận mua và phân phối.
Phương pháp bán lẻ.
Cơ quan phát hành (Kho Bạc Nhà nước) hoặc cơ quan uỷ thác phát hành(Ngân hàng Trung ương, định chế tài chính tương đương) sẽ đứng ra phát hành vàbán lẻ cho các nhà đầu tư.
Ví dụ về việc sử dụng các phương pháp phát hành trái phiếu Chính phủ củamột số nước:
- Đối với Mỹ, 100 % trái phiếu được phát hành qua đấu thầu.
- Đối với Nhật Bản, 60 % trái phiếu Chính phủ được phát hành qua đấu thầu,còn 40% qua tổ hợp các ngân hàng đầu tư.
- Đối với Đức loại trái phiếu dưới 5 năm chủ yếu được thực hiện qua đấu thầu,loại trên 10 năm thì 80% đựơc phát hành qua tổ hợp và 20% được phát hành quađấu thầu
Trang 17Thứ hai, đối với doanh nghiệp Hiện tại, có 2 phương thức phát hành chính đối
với chứng khoán Công ty
Phát hành chứng khoán riêng lẻ hay còn gọi là phát hành chứng khoánchào bán trên phạm vi hẹp, là hình thức phát hành chứng khoán dành bán chomột số lượng hạn chế các nhà đầu tư và tổng số tiền phát hành ở một mức nhấtđịnh Do phát hành chứng khoán riêng lẻ chỉ hạn chế cho một số nhà đầu tư, nóchỉ liên quan đến lợi ích của một số ít các nhà đầu tư đó Cho nên luật pháp cácnước quy định thường không chặt chẽ bằng các điều kiện phát hành chứng khoánra công chúng Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường chịu sự điềuchỉnh của Luật công ty Các điều kiện phát hành chứng khoán riêng lẻ, nới lỏngtừ các nội dung sau:
- Quy mô về vốn có thể nhỏ và không cần đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tốithiểu ban đầu, không quy định tỷ lệ phần trăm về vốn cổ phần do công chúng nắmgiữ và số lượng công chúng tham gia.
- Công ty có thể mới thành lập hoặc công ty đã thành lập và hoạt động không kể mức thời gian nào.
- Tổ chức phát hành có thể hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi cao, thấphoặc chưa có lãi trong giai đoạn đầu mới phát hành chứng khoán.
- Những tổ chức phát hành chứng khoán riêng lẻ cũng giống như phát hành chứng khoán ra công chúng phải lập được dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh khảthi và việc sử dụng nguồn vốn thu được từ đợt phát hành.
- Về đội ngũ cán bộ quản lý công ty: Hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành phải có năng lực và trình độ quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh (không đòi hỏi cao như phát hành chứng khoán ra công chúng).
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào từng đợt phát hành chứng khoán, mà công ty cần phảiđáp ứng một số điều kiện khác quy định của pháp luật.
Trang 18 Phát hành chứng khoán ra công chúng: Là hình thức phát hành trong đóchứng khoán được phát hành rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn cácnhà đầu tư nhất định, trong đó phải đảm bảo một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ.Ngoài ra, tổng giá trị chứng khoán phát hành cũng phải đạt mức theo quy định.Việc phát hành ra công chúng được phân biệt giữa phát hành cổ phiếu và pháthành trái phiếu Trường hợp phát hành cổ phiếu ra công chúng, việc phát hànhđược thực hiện theo một trong hai phương thức: phát hành lần đầu ra công chúng(IPO) và chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp) Trường hợp phát hành trái phiếu racông chúng, việc phát hành được thực hiện bằng một phương thức duy nhất, đólà chào bán sơ cấp.
Việc lựa chọn phương thức phát hành phụ thuộc vảo tính chất của từng đợtphát hành, vị thế của tổ chức phát hành, mức độ phát triển của thị trường tàichính và quy định của pháp luật có liên quan Ở Việt Nam, phương thức pháthành chính thường được dùng là phát hành thông qua hệ thống đại lý và bảo lãnhcủa công ty chứng khoán.
Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán: Là việc tổ chức bảo lãnh giúptổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chứcviệc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá trong giai đoạn đầu sau khi pháthành Như vây, bảo lãnh phát hành bao gồm cả việc tư vấn tài chính và phânphối chứng khoán.
1.2.1.2 Các hình thức bảo lãnh phát hành
Dựa trên mức độ trách nhiệm của chủ thể bảo lãnh khi tham gia vào quá trìnhthực hiện phát hành, người ta chia thành nhiều các hình thức bảo lãnh phát hànhkhác nhau:
Cam kết chắc chắn
Trang 19Trong phương thức bảo lãnh cam kết chắc chắn, tổ chức bảo lãnh phát hành sẽmua lại toàn bộ chứng khoán của đợt phát hành để sau đó đem bán lại cho người đầutư Như vậy, tổ chức bảo lãnh phát hành đảm bảo mang lại chính xác toàn bộ tổnggiá trị của đợt phát hành cho tổ chức phát hành Mọi rủi ro của đợt phát hành sẽ dongười bảo lãnh chịu Nếu tổ chức bảo lãnh không bán được hết cho người đầu tư thìtổ chức bảo lãnh cũng vẫn trả cho tổ chức phát hành đủ số tiền như đã cam kết.Trong hình thức này, tổ chức bảo lãnh- công ty chứng khoán chịu rủi ro cao nhất bởivì dù đợt phát hành có thành công hay không họ vẫn phải thanh toán toàn bộ giá trịcủa hợp đồng bảo lãnh cho tổ chức phát hành còn tổ chức phát hành không bị lo ngạibởi việc không huy động được vốn Tuy nhiên, ở hình thức này, tổ chức phát hànhphải chịu một mức phí khá cao cho công ty chứng khoán.
Cố gắng tối đa
Trong phương thức bảo lãnh "cố gắng tối đa", tổ chức bảo lãnh phát hành sẽđồng ý bán chứng khoán cho người phát hành với một nỗ lực tối đa nhưng khôngbảo đảm là số chứng khoán phát hành sẽ được bán hết Phần chứng khoán khôngđược bán hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành Sự ràng buộc giữa tổ chức phát hànhvà tổ chức bảo lãnh là thấp nhất Tổ chức phát hành có nguy cơ không huy động đủvốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Trong khi tổ chức bảo lãnh chịu mức rủi rothấp nhất Thế nhưng doanh thu từ phí bảo lãnh thường không cao.
Bán tất cả hoặc không
Nếu sử dụng phương thức bảo lãnh "bán tất cả hoặc không", tổ chức phát hànhyêu cầu tổ chức bảo lãnh phát hành bán một lượng chứng khoán nhất định Trườnghợp không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành Trong trường hợpnày, tổ chức phát hành có thể chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn huyđộng Sau đợt phát hành, nếu không huy động đủ vốn, tổ chức phát hành sẽ tínhđến các nguồn vốn huy động khác.
Trang 20 Bảo lãnh tối thiểu tối đa
Là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh cố gắng tối đa vàphương thức bảo lãnh tất cả hoặc không Theo phương thức này, tổ chức bảo lãnhphát hành phải cam kết bán tối thiểu một số lượng chứng khoán nhất định (mứcsàn) Ngoài số lượng này, tổ chức bảo lãnh phát hành có thể tự do chào bán chứngkhoán nhưng không được vượt quá mức tối đa quy định (Mức trần) Nếu số lượngchứng khoán bán ra thấp hơn mức tối thiểu đã được quy định thì toàn bộ đợt pháthành sẽ bị huỷ bỏ Hình thức này giúp cho công ty có thể huy động được nguồnvốn tối thiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh Còn sự thành công, phụ thuộcphần lớn vào khả năng, kinh nghiêm, của tổ chức thực hiện bảo lãnh.
1.2.1.3 Thu nhập và rủi ro của Công ty chứng khoán trong hoạt động đạilý, bảo lãnh phát hành
Hoạt động đại lý và bảo lãnh phát hành chứng khoán có vai trò quan trọngkhông nhỏ đối với công ty chứng khoán Thứ nhất, nó tạo ra thu nhập cho công tythông qua việc thu phí tính trên giá trị hợp đồng bảo lãnh Nếu công ty ký đượccàng nhiều hợp đồng thì thu nhập từ hoạt động này càng cao Tuy nhiên, ở ViệtNam, theo quy định hiện nay, mức phí bảo lãnh tối đa là 3% giá trị hợp đồng, cònmức phí đại lý phát hành tối đa là 1% giá trị hợp đồng Như vậy, với mức phí này,nếu như giá trị hợp đồng không lớn thì mức phí thu được là không đáng kể Dovậy, mục tiêu tăng doanh thu từ hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành trở thành vấnđề rất đáng quan tâm của các Công ty chứng khoán mà không phải công ty nàocũng có thể dễ dàng đạt được Thứ hai, phát triển hoạt động bảo lãnh phát hànhgiúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện các hoạt động khác của công ty chứng khoánnhư hoạt động môi giới, hoạt động tư vấn, hoạt động tự doanh Nếu tổ chức pháthành quyết định niêm yết trên trung tâm giao dịch, công ty có thể ký thêm hợpđồng tư vấn niêm yết cho doanh nghiệp Ngoài ra, đơn vị phát hành cũng sẽ giànhnhững ưu đãi nhất định đối với đơn vị thực hiện bảo lãnh - công ty chứng khoán:
Trang 21được mua chứng khoán với giá thấp Đây là tiền đề để công ty có thể tăng doanhthu của hoạt động tự doanh - vốn là hoạt động đóng góp lợi nhuận đáng kể chocông ty chứng khoán với doanh thu chiếm từ 25%- 30% doanh thu hoạt động kinhdoanh chứng khoán mỗi năm Bên cạnh đó, càng thực hiện thành công nhiều hợpđồng bảo lãnh phát hành, nhất là những hợp đồng có giá trị lớn cho những tổ chứccó uy tín thì vị thế của công ty chứng khoán trên thị trường cũng ngày càng đượcnâng cao Nhiều khách hàng sẽ chủ động tìm đến với công ty giúp công ty tiết kiệmđược một số chi phí quảng cáo, khuếch trương hình ảnh của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh nhưng lợi ích mang lại, hoạt động bảo lãnh phát hành còn là một hoạt động mang đầy tính rủi ro như: rủi ro thị trường- khi mà nhu cầu vàkhả năng của nhà đầu tư không phù hợp với mong muốn của tổ chức phát hành; rủi ro về định giá- khi mà công ty không đánh giá chính xác được giá trị thực của tổ chức phát hành gây đánh giá sai lầm cho nhà đầu tư,… tất cả những yếu tố trên đềucó thế gây ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh của công ty Vì vậy, hoạt động bảo lãnh phát hành đòi hỏi kinh nghiệm, khả năng, trình độ cao của tổ chức bảo lãnh.
1.2.1.4 Quy trình thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán
Quy trình thực hiện bảo lãnh phát hành đầy đủ nhất được thực hiện ở các nướcphát triển gồm 4 bước cơ bản sau:
Phân tích và đánh giá khả năng phát hành; Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành;
Phân phối cổ phiếu;
Bình ổn và điều hòa thị trường
Tổ chức bảo lãnh có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của một đợt pháthành chứng khoán ra công chúng Và chính khả năng và kinh nghiệm trong việcthực hiện tốt quy trình bảo lãnh sẽ giúp cho đợt phát hành thành công
Trang 22Thứ nhất, về khả năng phân tích và đánh giá khả năng phát hành.
Về mặt pháp lý, trách nhiệm của tổ chức bảo lãnh phát sinh sau khi hợp đồngbảo lãnh phát hành được ký kết Tuy nhiên, trên thực tế thì tổ chức bảo lãnh tiếnhành những bước đi ban đầu chuẩn bị cho việc bảo lãnh phát hành từ khá lâu trướckhi hợp đồng bảo lãnh được ký kết Trong giai đoạn đầu, trước khi hợp đồng bảolãnh phát hành được ký kết, tổ chức bảo lãnh thường đóng vai trò như là một nhà tưvấn tài chính cho công ty Khi công ty nhận thức được nhu cầu về vốn cho việc sảnxuất và kinh doanh, ban giám đốc điều hành công ty sẽ tiến hành liên hệ với tổchức bảo lãnh Tổ chức bảo lãnh sẽ cùng với công ty thành lập nhóm nghiên cứutiền khả thi để chuẩn bị phát hành Nhóm chuẩn bị này sẽ bao gồm các nhân viênphân tích của tổ chức bảo lãnh và các cán bộ của tổ chức phát hành Nhóm này sẽtiến hành những phân tích về khả năng phát hành của công ty Việc phân tích đượcthực hiện ở những khía cạnh sau:
Tình hình hoạt động của công ty; Tình hình tài chính của công ty;
Tình hình thị trường tài chính trong nước và quôc tế;
Tình hình thị trường các sản phẩm chính (bao gồm cả việc đánh giá thị phầnvà đối thủ cạnh tranh của công ty);
Các khía cạnh pháp lý của đợt phát hành.
Những phân tích nói trên được tiến hành nhằm tìm ra giải pháp tài trợ tốt nhấtcho công ty: vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ra công chúng, hoặcphát hành riêng lẻ, phát hành trong nước hay phát hành quốc tế Việc phân tích vàđánh giá đúng khả năng phát hành là một yếu tố quan trọng quyết định phươngthức phát hành và khả năng thành công của đợt phát hành Việc đánh giá này chịuchi phối về khả năng phân tích, nắm bắt tình hình thị trường của chính công tychứng khoán.
Trang 23Thứ hai, chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành Chuẩn bị hố sơ xin phép phát hành
Sau khi hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông ra quyết định phát hành vàlựa chọn tổ chức bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh phát hành sẽ được ký kết giữa đạidiện hợp pháp của tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh Tổ chức bảo lãnh sẽ cùngvới tổ chức phát hành tiến hành việc chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành Việc chuẩnbị hố sơ xin phép phát hành cần có sự tham gia của các chuyên gia tài chính, kếtoán và pháp luật Các chuyên gia này có thể là nhân viên của tổ chức bảo lãnhhoặc cũng có thể là do tổ chức bảo lãnh tập hợp từ các công ty tài chính, kế toánhay luật pháp khác Luật pháp của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định tổchức bảo lãnh phải chịu trách nhiệm liên đới đối với hồ sơ xin phép phát hành củatổ chức phát hành Quy định này bắt buộc tổ chức bảo lãnh có những cố gắng tối đatrong việc kiểm tra tính đúng đắn, đầy đủ và hợp pháp của các thông tin đưa ratrong hồ sơ xin phép phát hành và trong bản cáo bạch, nhằm đảm bảo cho các nhàđầu tư có được những thông tin xác thực và đầy đủ để đưa ra các quyết định đầu tư.
Lựa chọn thành viên tổ hợp:
Tổ chức bảo lãnh tham gia tổ hợp bảo lãnh phát hành có thể do tổ chức bảo lãnhchính lựa chọn hoặc do các ngân hàng đầu tư tự tiếp xúc với tổ chức bảo lãnh chínhđể tìm kiếm cơ hội tham gia Dù trong trường hợp nào, tổ chức bảo lãnh chính sẽxem xét cụ thể từng ứng viên trong tổ hợp để xác định ngân hàng đầu tư đó đã cónhà phân tích theo dõi về tổ chức phát hành hay chưa Ngoài việt thiết lập tổ hợpbảo lãnh, tổ chức bảo lãnh chính có thể thành lập nhóm bán, bao gồm các đại lýphân phối Thông thường các đại lý phân phối được xác định sau khi tổ hợp đượcthiết lập, bao gồm các công ty thực sự quan tâm tham gia đợt phát hành.
Định giá đợt chào bán:
Trang 24Xác định giá trị thực của tổ chức phát hành là một công việc nhạy cảm nhất màtổ chức bảo lãnh chính phải tiến hành trong đợt chào bán ra công chúng Nóichung, tổ chức bảo lãnh chính muốn đánh giá thấp hơn là đánh giá cao giá trị thựccủa tổ chức phát hành vì các nhà đầu tư ít quan tâm tới đợt chào bán nếu tổ chứcphát hành bị đánh giá cao hơn giá trị thực.
Nộp hồ sơ xin phép bảo lãnh phát hànhThứ ba, phân phối chứng khoán ra công chúng
Công ty phát hành và tổ chức bảo lãnh có quyền dùng một số thông tin đểthăm do thị trường cho cổ phiếu sắp được phát hành Việc thăm dò thị trường baogồm việc phân phối các bản cáo bạch sơ bộ cho các nhà đầu tư có tiềm năng, tổchức road show đến các thị trường quan trọng Việc quảng cáo, gửi nhận phiếu đặtmua cổ phiếu chỉ được thực hiện sau khi hồ sơ xin phép phát hành được ủy banchứng khoán công bố có hiệu lực Tiếp đó tổ chức bảo lãnh sẽ tiến hành nhận phiếuđặt mua và lập sổ phân phối cổ phiếu Vào thời điểm khóa sổ, các tổ chức bảo lãnhcó ý nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành trị giá chứng khoán theo giá chiếtkhấu so với giá chào bán ra công chúng (giá POP) trừ đi hoa hồng bảo lãnh Tổchức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành vào ngày khóa sổ ngaycả khi chưa hoàn thành việc phân phối Nếu đợt phân phối không thành công, cáctổ chức bảo lãnh phải nắm giữ các chứng khoán đã cam kết không phân phối hết(trong trường hợp bảo lãnh với cam kết chắc chắn).
Như vậy, tổ chức việc phân phối tốt có ảnh hưởng quyết định tới thành côngcủa đợt bảo lãnh cũng như tới lợi nhuận của tổ chức bảo lãnh phát hành.
Thứ tư, bình ổn và điều hòa thị trường.
Các tổ chức bảo lãnh có thể gặp phải khó khăn trong việc phân phối chứngkhoán nếu giá chứng khoán trên thị trường giảm xuống dưới giá POP trước khihoàn thành việc phân phối Để giảm thiểu khó khăn này, tổ chức bảo lãnh chính cóthể ổn định giá POP bằng cách mua chứng khoán vào tài khoản của tổ hợp.
Trang 25Như vậy, sự thành công của đợt bảo lãnh phát hành của công ty chứng khoánphụ thuộc vào một số yếu tố như:
Tiềm lực về vốn
Khả năng, kinh nghiệp tư vấn tài chính cho công ty
Khả năng nắm bắt tình hình thị trường, đánh giá phân tích ngành, thị phầncủa công ty
Mức độ thông hiểu pháp luật của công ty Khả năng định giá
Mối quan hệ với các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tài chính lớn; và mốiquan hệ trong ngành của công ty chứng khoán với công ty chứng khoán,ngân hàng, tổ chức tài chính lớn khác.
Khả năng phân phối, và phân phối hết chứng khoán
1.2.2 Chất lượng hoạt động bảo lãnh phát hành của công ty chứng khoán
1.2.2.1 Khái niệm
Theo ISO 8402, có thể coi chất lượng dịch vụ là “Tập hợp các đặc tính củamột đối tượng, tạo cho đối tượng đó khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu rahoặc tiềm ẩn” Cũng có thể hiều chất lượng dịch vụ đó là sự thỏa mãn khách hàngđược đo bằng hiệu số giữa chất lượng mong đợi và chất lượng đạt được Nếu chấtlượng mong đợi (A) thấp hơn chất lượng đạt được (B) thì chất lượng là tuyệt hảo;nếu chất lượng mong đợi lớn hơn chất lượng đạt được thì chất lượng là không đảmbảo; nếu chất lượng mong đợi bằng chất lượng đạt được thì chất lượng đảm bảo.Cũng theo giáo trình quản lý chất lượng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dânchất lượng dịch vụ chịu tác động bởi các yếu tố:
Khách hàng: Khách hàng là người thụ hưởng chất lượng do người cung ứngđem lại và là người đặt ra yêu cầu cụ thể về chất lượng của người cung ứng Khách
Trang 26hàng sẽ thừa nhận hoặc không thừa nhận, sẽ hài lòng hoặc không hài lòng với chấtlượng dịch vụ.
Trình độ năng lực, kỹ năng; thái độ làm việc của cán bộ và nhân viên phục vụ. Cơ sở vật chất bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, địa điểm phục vụ chodịch vụ.
Chất lượng của quá trình thực hiện và chuyển giao dịch vụ.
Môi trường hoạt động dịch vụ, bao gồm môi trường vĩ mô như: Luật, vănhóa, kinh tế…; môi trường liên ngành: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và môitrường vi mô: quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Trong hoạt động bão lãnh, đại lý phát hành mục tiêu của tổ chức phát hành vàtổ chức bảo lãnh là không giống nhau Cho nên, theo ý kiến của em, quan điểmchất lượng giữa các bên có đôi chút khác biệt
Thứ nhất, đối với tổ chức phát hành Lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành phùhợp là một trong những quyết định quan trọng nhất của tổ chức phát hành Đơn vịđược lựa chọn phải cam kết thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trêncơ sở duy trì phát hành mối quan hệ bền chặt cùng chia sẻ với tổ chức phát hành.Đơn vị bảo lãnh phát hành sẽ thay mặt công ty để giao dịch với các nhà đầu tư tiềmnăng, các nhà nghiên cứu và phân tích, các cơ quan quản lý… Đảm bảo rằng tất cảcác mối quan hệ này phải được thực hiện trọn vẹn và đầy trách nhiệm như khichính bản thân tổ chức phát hành thực hiện Để lựa chọn được một tổ chức bảolãnh uy tín, tổ chức phát hành thường có một số những căn cứ nhất định làm cơ sởcho việc đánh giá chất lượng cho hoạt động bảo lãnh phát hành Đây cũng là cơ sơđể công ty chứng khoán ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu các chủ thểtrong nên kinh tế.
Thứ hai, đối với công ty chứng khoán Chất lượng hoạt động bảo lãnhphát hành của công ty chứng khoán là tập hợp tất cả các đặc tính nhằm mục đích
Trang 27thỏa mãn nhu cầu của tổ chức phát hành trong việc huy động vốn phục vụ mụcđích của mình.
Cuối cùng, trên quan điểm của thị trường chất lượng bảo lãnh phát hành cóthể được định nghĩa là toàn bộ những tiêu chí phản ánh khả năng, kinh nghiệm,tinh thần của tổ chức bão lãnh trong việc giúp cho đợt bảo lãnh phát hành đượcthực hiện thành công.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh pháthành của công ty chứng khoán.
Sản phẩm dịch vụ là vô hình, chất lượng được xác định bởi khách hàng, chứkhông phải người cung ứng- người bán Khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụđược cung ứng thông qua đánh giá người của công ty đứng ra phục vụ và qua cảmgiác chủ quan của mình Có 5 tiêu thức chính- 5 tiêu thức “RATER” quyết địnhchất lượng dịch vụ theo quan điểm của khách hàng:
Độ tin cậy (Reliability): Khả năng thực hiện dịch vụ đã hứa hẹn một cáchđáng tin cậy và chính xác.
Sự đảm bảo (Assurance): Kiến thức và tác phong của nhân viên phục vụ,cũng như khả năng gây lòng tin và sự tín nhiệm của họ.
Tính hữu hình (Tangibles): Điều kiện vật chất, thiết bị và hình thức bênngoài của nhân viên phụ vụ.
Sự thấu cảm (Empathy): Quan tâm, lưu ý cá nhân đối với từng khách hàng. Trách nhiệm (Resonsiveness): Sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và cung cấpdịch vụ mau lẹ.
Xét trên quan điểm đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh phát hành của côngty chứng khoán, em xin đưa ra một số tiêu chí về định tính và định lượng dùng đểđánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh phát hành của công ty.
Thứ nhất, về doanh số bảo lãnh hay thị phần của công ty chứng khoán
Trang 28Đây là tiêu chí quan trọng trong việc xem xét hoạt động bảo lãnh của công ty.Đối với những khách hàng mới, tiêu chí này giúp cho khách hàng hình dung và tạoấn tượng sơ bộ về vị thế, uy tín của công ty trong ngành Một công ty làm ăn tốt,với doanh số bảo lãnh luôn cao; số lượng, quy mô hợp đồng bảo lãnh lớn sẽ tạođiều kiện cho những tiếp xúc về sau với khách hàng.
Thứ hai, về khả năng phân phối chứng khoán.
Năng lực của tổ chức bảo lãnh đảm bảo phân phối hết và theo đúng nhữngđịa chỉ đã được chọn không chỉ mang lại thành công cho đợt phát hành mà còn đảmbảo những khả năng kiểm soát những biến động của thị trường sau này Khả năngnày đảm bảo cho tổ chức phát hành có thể thực hiện được được các chiến lược vềkhách hàng như: cân đối giữa các đối tượng là nhà đầu tư có tổ chức và người đầutư cá nhân, giữa các khu vực trong phạm vi quốc gia hay thậm chí là để hướng tớicác khách hàng đầu tư là nước ngoài.
Thứ ba, phí bảo lãnh phát hành
Phí bảo lãnh phát hành sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đơn vị thựchiện bảo lãnh phát hành Cho dù quan hệ giữa tổ chức phát hành và tổ chức thựchiện bảo lãnh phát hành là mối quan hệ cùng chia sẻ lợi ích, chi phí bảo lãnhphát hành vẫn là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ chi phí mà tổchức phát hành phải bỏ ra Vì vậy, một tổ chức thực hiện phát hành ra côngchúng vẫn phải cân nhắc những chi phí phải trả khi quyết định chọn tổ chức bảolãnh phát hành cho phù hợp Tổ chức phát hành trả phí bảo lãnh dưới các hìnhthức sau: Tỷ lệ chiết khấu so với giá trị chứng khoán phát hành, thường chiếm7% giá trị hợp đồng bảo lãnh ( cũng có khi tỷ trọng này được xê dịch từ 5% đến10% tuỳ theo điều kiện phát hành) Quyền tham gia bảo lãnh cho các đợt pháthành tiếp theo: những chi phí thực hiện công bố; quyền bán vượt số lượng khithực hiện bình ổn giá sau phát hành
Trang 29Thứ tư, về quan hệ với các tổ chức bảo lãnh khác hay khả năng thành lập hoặctham gia tổ hợp
Hình thức bảo lãnh phát hành phổ biến hiện nay trong các đợt phát hành ra côngchúng là được thực hiện bởi một tổ hợp bảo lãnh bao gồm một tổ chức bảo lãnhphát hành chính đồng thời có một hoặc hai tổ chức thành viên, tham gia quản lýphân phối chứng khoán Hình thức tổ chức này đặt ra tổ chức bảo lãnh phải có mốiquan hệ tốt- sâu và rộng với các thành viên khác trong ngành Nếu điều này đượcthực hiện tốt, tổ chức phát hành có cơ hội được cung cấp nhiều dịch vụ hơn trongkhi không cần phải bỏ thêm những chi phí Phổ biến hiện nay, tổ chức phát hànhchọn nhà bảo lãnh thuộc khu vực mình đang hoạt động làm tổ chức bảo lãnh chính,đồng thời, sẽ sử dụng một tổ chức bảo lãnh mang tầm quốc gia hoặc thậm chí quốctế (nếu thực hiện phát hành quốc tế) để làm các nhà đồng bảo lãnh phát hành Khảnăng tạo tính liên kết giữa công ty bảo lãnh với các công ty khác trong cũng ngànhlà điều quan trọng giúp tổ chức phát hành thực hiện thành công đợt phát hành.Đồng thời, cũng tạo thêm uy tín, vị thế của công ty trong nghành.
Thứ năm, về kinh nghiệm bảo lãnh.
Tổ chức bảo lãnh cho đợt phát hành phải có kinh nghiệm trong triển khai chàobán Điều này nhằm đảm bảo cho thành công của đợt phát hành Không những thế,yêu cầu tổ chức bảo lãnh phát hành phải có khả năng đề xuất những giải pháp chonhững yêu cầu về chiến lược cũng như giải pháp cụ thể khác để có thể triển khainhững kế hoạch tăng vốn trong tương lai Đối với tổ chức bảo lãnh nước ngoài, yêucầu về kinh nghiệm cần phải được bổ sung những hiểu biết về pháp luật và nhữngquy định của thị trường của nước sở tại.
Thứ sáu, hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của tổ chức phát hành
Tổ chức bảo lãnh hiểu biết rõ về lĩnh vực hoạt động của tổ chức phát hành sẽ làyếu tố thuận lợi mang lại thành công cho đợt chào bán Những kiến thức về thị trường,sản phẩm, vòng quay chu kỳ kinh tế, và đối thủ cạnh tranh là những thông tin hữu
Trang 30ích để tổ chức bảo lãnh phát hành xây dựng chiến lược chào bán Thậm chí, những amhiểu của tổ chức bảo lãnh về cơ cấu vốn, phương thức tiếp cận nguồn vốn của cácdoanh nghiệp thuộc ngành này sẽ là điều kiện để tổ chức bảo lãnh xây dựng chiếnlược riêng và phù hợp nhằm thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư.
Thứ bảy, khả năng thực hiện các nghiên cứu
Tổ chức bảo lãnh phát hành có khả năng thực hiện và công bố những nghiêncứu là một trong những thuận lợi khi lựa chọn Dưới con mắt của các nhà đầu tư,hình ảnh của công ty được thể hiện chủ yếu thông qua các nghiên cứu do tổ chứcnày thực hiện Như vậy, tổ chức thường xuyên phải thực hiện những nghiên cứumang tính định kỳ đối với công ty để công bố tới các tổ chức đầu tư, những nhàmôi giới chứng khoán, và thông qua họ để các nhà đầu tư cá nhân Phổ biến hiệnnay, các nhà bảo lãnh đều tổ chức những bộ phận chuyên trách để nghiên cứu vàduy trì thường xuyên mối quan tâm của mình đối với tổ chức phát hành Bản thâncác công ty cũng phải giữ mối quan hệ chặt chẽ với bộ phận này, thậm chí trướckhi phát hành, để làm quen với những phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật phân tích,và cách thức thông tin Tuy nhiên, những hoạt động này cần hết sức thận trọng vàyêu cầu phải tuân thủ những quy định về thông tin đã được quy định để ngăn ngừacác hiện tượng giao dịch nội gián; hoặc khả năng trì hoãn thông tin từ nhóm nghiêncứu nhằm thu những lợi nhuận bất chính.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH PHÁTHÀNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1 Tiềm lực tài chính
Khả năng tài chính này thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu, mối quan hệ tàichính giữa công ty với các tổ chức tài chính có uy tín và với ngân hàng mẹ Khảnăng tài chính là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của công tychứng khoán, công ty sẽ hoạt động một số hoặc tất cả các nghiệp vụ là tuỳ thuộc
Trang 31vào khả năng tài chính của công ty Đặc điểm nổi bật của hoạt động bảo lãnh làtổng giá trị bảo lãnh phát hành mỗi công ty chứng khoán không được lớn hơn 50%vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành Khi số vốn của công ty càng lớn,công ty càng có điều kiện phục vụ những khách hàng lớn hơn các công ty, tập đoànmạnh; hay thậm chí là chính phủ hay hội đồng nhân dân những thành phố lớn Dovậy tiềm lực tài chính của công ty có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt độngnày Mặt khác, khi một công ty chứng khoán có vốn lớn thì sẽ có khả năng đứngvững trước những biến động bất lợi về kinh tế hoặc những động thái bất thườngtrên thị trường, tạo thêm niềm tin cho các tổ chức phát hành.
1.3.1.2 Quan điểm của lãnh đạo về chất lượng hoạt động đại lý, bảo lãnhphát hành
Hoạt động bảo lãnh phát hành ở một công ty chứng khoán phụ thuộc rấtnhiều vào nhận thức của lãnh đạo công ty về vai trò của hoạt động đại lý, bảo lãnhphát hành đối với sự phát triển của công ty Hoạt động bảo lãnh phát hành mang lạicho công ty chứng khoán khá nhiều lợi: đóng góp đáng kể vào doanh thu hàngnăm, làm tăng uy tín của công ty, tạo điều kiện cho công ty phát triển các hoạt độngtự doanh, môi giới Nếu như ban lãnh đạo công ty nhận thức đúng đắn vai tròquan trọng của hoạt động này thì nhất định sẽ có những biện pháp thích hợp để tạođiều kiện cho nó phát triển Ngược lại, nếu như ban lãnh đạo công ty không thấyhết sự cần thiết phải phát triển hoạt động này thì chắc chắn sẽ không thể khai tháchết những lợi ích mà nó mang lại cho công ty, thậm chí bỏ qua tác dụng rất quantrọng của nó trong việc hỗ trợ các nghiệp vụ khác phát triển.
1.3.1.3 Cơ sở vật chất- kỹ thuật
Hoạt động bảo lãnh sẽ chịu những tác động nhất định của yếu tố cơ sở vậtchất Cơ sở vật chất tốt (trụ sở làm việc khang trang bề thế, máy móc trang thiết bịhiện đại ) vừa có tác dụng điều kiện áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại nhằm phục
Trang 32vụ cho công tác thực hiện bảo lãnh đặc biệt là trong khâu phân tích đánh giá về thịtrường cũng như về công ty, khâu định giá chứng khoán vừa tạo ấn tượng tốt vềmôi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp của công ty Ngược lại, cơ sở vật chấtyếu kém sẽ tạo ấn tượng không tốt về thành quả kinh doanh Khách hàng dễ đánhgiá công ty không đủ khả năng để thực hiện các hợp đồng quy mô lớn.
1.3.1.4 Uy tín, quan hệ của công ty chứng khoán với đối tác
Một công ty có uy tín (đã bảo lãnh thành công cho các tổ chức phát hành vớiquy mô lớn hoặc những tổ chức có uy tín trên thương trường), có quan hệ sâu rộngsẽ tạo được ấn tượng tốt cho các tổ chức khi họ có nhu cầu phát hành Bởi họ nghĩrằng công ty đã thực hiện bảo lãnh phát hành cho những tổ chức có uy tín như vậychắc chắn sẽ có nhiều kinh nghiệm, có năng lực tốt và do đó có khả năng đảm bảothành công cho đợt phát hành của họ cao hơn những công ty khác Điều này cũng lígiải tại sao có công ty thường xuyên nhận được các hợp đồng bảo lãnh, ngược lạicó những công ty lại không thể kí được hợp đồng
1.3.1.5 Nhân tố về nhân sự và chính sách cán bộ
Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến các hoạt động của công tychứng khoán, bởi năng lực, chuyên môn của nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đếnhình ảnh của chính công ty trong mối quan hệ với khách hàng, giúp đem đến ấntượng tốt về tình chuyên nghiệp, hiệu quả của công ty Đội ngũ nhân viên có kinhnghiệm làm việc, có trình độ chuyên môn, năng động, nhiệt tình sẽ đảm bảo chocông việc tiến triển có hiệu quả từ khâu thu thập số liệu, xác định nhu cầu của thịtrường, góp phần hỗ trợ cho việc ra quyết định của cấp trên Mặt khác, đội ngũ lãnhđạo là những người ra quyết định cuối cùng về đợt bảo lãnh dựa trên những số liệudo cấp dưới cung cấp Vì vậy, nếu như lãnh đạo không có đủ năng lực, không cótrình độ phân tích đánh giá và kinh nghiệm thực tiễn trong công việc thì rất dễ đưa
Trang 33ra những quyết định sai lầm, không những gây tổn thất cho tổ chức phát hành màcòn làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
1.3.2 Các nhân tố khách quan
1.3.2.1 Sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế
Nền kinh tế đất nước có phát triển thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển ổn định và bền vững của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoánphát triển thì các công ty chứng khoán sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc pháttriển các nghiệp vụ của mình, phát triển nghiệp bảo lãnh phát hành chứng khoángiúp cho các tổ chức phát hành phát hành đạt hiệu quả cao nhất Mặt khác, khi nềnkinh tế phát triển nhanh, doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất sẽ cần rấtnhiều vốn Do vậy, nhu cầu phát hành chứng khoán để huy động vốn cũng tăng, tạođiều kiện cho các công ty chứng khoán thực hiện hoạt động bảo lãnh
1.3.2.2 Mức độ phát triển của thị trường chứng khoán.
Ở những nước có nền kinh tế phát triển, đa số người dân đều hiểu biết nhiềuvề TTCK sẽ làm cho các TTCK có tính thanh khoản cao hơn, chuyên nghiệp hơn ởcác các nước có TTCK chưa phát triển Điều này cũng góp phần tạo cho các tổchức phát hành tâm lý tin tưởng về khả năng huy động vốn thông qua phát hànhchứng khoán, khiến cho thị trường sơ cấp phát triển sôi động hơn.
1.3.2.3 Môi trường luật pháp
Thị trường chứng khoán là thị trường phát triển ở hình thức bậc cao đòi hỏitính công bằng, công khai, minh bạch một cách nghiêm ngặt Đặc biệt đối với ViệtNam thị trường còn rất non trẻ mới đi vào hoạt động được khoảng 8 năm, sẽ khôngthể tránh khỏi các văn bản pháp lý, quy định của các cơ quan quản lý, chính phủcòn nhiều thiếu sót và chưa chính xác Do đó, đã hạn chế sự phát triển của thị
Trang 34trường chứng khoán nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của công ty chứngkhoán nói riêng Thị trường đòi hỏi cần phải có một khung pháp lý phù hợp, thúcđẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán và hoạt động bảo lãnh phát hành củacác công ty chứng khoán Môi trường pháp lý bao gồm toàn bộ hệ thống các vănbản quy phạm pháp luật, các quy định và chính sách của Nhà nước nhằm điềuchỉnh hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán Một hệ thống pháp luật chặt chẽvà ổn định, các văn bản pháp luật có tính thống nhất cao, không chồng chéo sẽ tạora sự nghiêm minh công bằng, và có tính hiệu lực cao, buộc các bên tham gia phảichấp hành nghiêm chỉnh.
1.3.2.4 Đối thủ cạnh tranh
Cũng giống như mọi loại hình kinh doanh khác, các nghiệp vụ của công tychứng khoán luôn chịu áp lực mạnh từ hai phía Đó là khách hàng và đối thủ cạnhtranh Đặc biệt, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là một nghiệp vụ đặc thù đòi hỏikhông chỉ kiến thức, kinh nghiệm, khả năng mà hơn hết là việc xử lý một cách tốtđẹp nhiều mâu thuẫn trong quá trình thực hiện Các công ty chứng khoán bên cạnhviệc hợp tác cùng nhau phát triển còn cạnh tranh với nhau trong việc thu hút kháchhàng để thực hiện hoạt động bảo lãnh Ở những nước có TTCK phát triển, nhu cầubảo lãnh lớn nên sự cạnh tranh không khốc liệt như tại những nước mà TTCK cònphát triển ở trình độ thấp Khi mà số lượng tổ chức phát hành còn hạn chế mà cáccông ty chứng khoán liện tục ra đời gây lên sự dư thừa trên thị trường.
1.3.2.5 Sự hỗ trợ của ngân hàng mẹ, của UBCKNN và các bộ ngành liên quan.
Nếu công ty chứng khoán giành được sự hậu thuẫn, giúp đỡ từ những chủ thểnày thì nhất định nghiệp vụ bảo lãnh phát hành sẽ có điều kiện phát triển rất tốt.Công ty có thể tận dụng lợi thế về mạng lưới chi nhánh của ngân hàng mẹ để mởrộng mạng lưới phân phối chứng khoán hoặc đề nghị ngân hàng mẹ tăng vốn điềulệ để tăng nền tảng năng lực tài chính cho công ty Bên cạnh đó, công ty cũng cần
Trang 35được sự giúp đỡ tạo điều kiện của UBCKNN, các cơ quan liên quan trong việc giảiquyết hồ sơ của các tổ chức phát hành một cách nhanh chóng, thuận tiện, đẩynhanh tiến độ thực hiện bảo lãnh và giải quyết những vướng mắc nảy sinh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH PHÁTHÀNH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
NHNO&PTNT VN
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NHNO&PTNT VN
Trang 362.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn(Agriseco) là Công ty TNHH một thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, được thành lập ngày20/12/2000 theo Quyết định số 269/QĐ/HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; được tổ chức theo mô hình Chủtịch Công ty và Giám đốc quy định tại Luật Doanh nghiệp; hoạt động theo Điều lệtổ chức và hoạt động của Công ty và Giấy phép hoạt động Số 08/GPHĐKD do Ủyban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 04/05/2001, điều chỉnh lần gần nhất ngày15/10/2008 theo Quyết định số 159/UBCK-CP
Agriseco ra đời trong bối cảnh Việt Nam muốn tạo kênh thu hút vốn dài hạn vàlà kết quả của một trong những chiến lược hàng đầu của Ngân hàng Nông nghiệpnhằm đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng các dịch vụ, nghiệp vụ ngoài tín dụng, trongđó “kinh doanh chứng khoán vừa tập dượt đáp ứng yêu cầu hiện đại, vừa chuẩn bịnguồn lực cho hoạt động lớn hơn và hướng tới xây dựng thành tập đoàn tài chínhtrong những năm tiếp theo.” Là đơn vị thành viên 100% vốn của Agribank- doanhnghiệp xếp hạng nhất trong danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theoxếp hạng của UNDP.
Tên giao dịch tiếng việt: Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn Việt Nam
Tên giao dịch tiếng anh: AGRIBANK SECURITIES JOINT STOCK COMPANYViết tắt là: AGRISECO JSC
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Artex số 172 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, QuậnBa Đình, Tp.Hà Nội
Trang 37Điện thoại: (84-4)3 8687286Email: ckno_ho@hn.vnn.vnWebsite: http://agriseco.com.vn/
Chi nhánh Giải phóng: Tầng 4, Tòa nhà C3, Đường Giải phóng, Phương Liệt,Thanh Xuân, Tp.Hà Nội.
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh : Số 2A Phó Đức Chính - Thành phố Hồ Chí MinhChi nhánh Đà Nẵng: Toà nhà Agribank số 228 Đường 2/9, Phường Hoà Cường,Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng
Một số mốc sự kiện chính của công ty
- Ngày 04/05/2001, Chủ tịch UBCKNN cấp giấy phép kinh doanh số08/GPHĐKD cho phép Công ty TNHH Chứng khoán NHNO&PTNT VN tham giahoạt động trong cả 5 hoạt động theo quy định tại Nghị định 48/1998/NĐ-CP vềChứng khoán và thị trường Chứng khoán, kèm theo là giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh số 0104000024 của Sở kế hoạch và đầu tư Hà nội.
- Ngày 08/06/2001, một tháng sau khi được cấp giấy phép hoạt động công tyđã ký hợp đồng mua lại từ 4 tập đoàn công nghiệp của Trung Quốc các giấy nhậnnợ do các ngân hàng thương mại Việt Nam phát hành để bảo lãnh mua chịu cácthiết bị mía đường Giá trị hợp đồng 11.617.404 USD.
- Ngày 11/7/2001, Công ty tiến hành mua lại từ NHNO&PTNT VN số côngtrái xây dựng tổ quốc do Bộ tài chính phát hành năm 1999, mệnh giá 50 tỷ đồng, trịgiá thanh toán là 60,416 tỷ đồng.
- Ngày 05/11/2001, Công ty chính thức được khai trương hoạt động dưới sựđiều hành của ông Hà Huy Toàn – Giám đốc Công ty TNHH Chứng khoánNHNO&PTNT VN.
Trang 38- Ngày 23/11/2001, Chủ tịch HĐQT NHNO&PTNT VN ký quyết định số 443/QĐ/HĐQT – TCCB v/v mở chi nhánh công ty TNHH Chứng khoánNHNO&PTNT VN tại Tp Hồ Chí Minh Chịu trách nhiệm chính tại đây là ông LêVăn Minh – Phó giám đốc công ty kiêm Giám đốc chi nhánh công ty tại Tp HồChí Minh.
- Công ty chứng khoán duy nhất được nhận Cờ thi đua của Chính phủ năm 2005
- Doanh nghiệp Nhà nước xếp hạng Doanh nghiệp hạng II năm 2005 doNgân hàng nhà nước cấp
- Doanh nghiệp nhà nước xếp hạng Doanh nghiệp hạng II năm 2006 do Ngân
hàng nhà nước cấp
- Giải thưởng Cúp vàng “Thương hiệu Chứng khoán Uy tín” trong Chương
trình bình chọn “Thương hiệu Chứng khoán Uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầuViệt Nam” 2008 do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) khởixướng và chủ trì tổ chức.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức- nhân sự
Hình 1 – Mô hình tổ chức AGRISECO