PHÒNG GD&ĐT DI LINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TRANG HÒA II Số: 12/BC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đinh Trang Hòa, ngày 17 tháng 11 năm 2010 BÁOCÁO Đánh giá thựchiệnchuẩn KTKN các môn học và đổi mới PPDH cấp tiểu học Thựchiện những nội dung hướng dẫn tại công văn 29/PGD&ĐT-GDTH ngày16/11/2010 của Phòng GD&ĐT Di Linh về việc đánh giá chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học và đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, Trường Tiểu học Đinh Trang Hòa 2 xin báocáo các nội dung đã triển khai và tổ chức thựchiện như sau : 1. VIỆC THỰCHIỆNCHUẨN KTKN CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC : a) Tổ chức dạy học theo chuẩn KTKN các môn học theo công văn số 624/BGD ĐT ngày 05/02/2009 về việc hướng dẫn thựchiệnchuẩn KTKN các môn học : * Công tác chỉ đạo, bồi dưỡng CBQL, giáo viên : + Công tác chỉ đạo : Ngay từ khi có công văn hướng dẫn dạy học theo chuẩn của Bộ GD&ĐT và vào thời gian hè của 2 năm 2009 và 2010, nhà trường đã tổ chức cho toàn thể GV nghiên cứu chuẩn KTKN của các môn học; đồng thời chỉ đạo GV bám sát và vận dụng linh hoạt chuẩn theo tình hình cụ thể của nhà trường, thựchiện quản lý, chỉ đạo theo Chuẩn. Đăng kí tài liệu chuẩn KTKN cho GV tham khảo và tổ chức học tập. Năm học 2009-2010, Nhà trường đã chỉ đạo chuyên môn xây dựng chuyên đề “ Thựchiện dạy học theo chuẩn KTKN đối với 2 môn toán và Tiếng Việt” . Nhà trường tổ chức thựchiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS thông qua các chuyên đề hội thảo, dự giờ thăm lớp ; tổ chức ƯDCNTT vào giảng dạy,… Gắn trách nhiệm của GV đến chất lượng của lớp. Đánh giá GV, HS phải bám vào Chuẩn và căn cứ vào điều kiện dạy học, học sinh, vào điểm xuất phát của học sinh, trên cơ sở sự tiến bộ của HS. Việc dự giờ đánh giá phải trên tinh thần chia sẻ, tương tác, giúp đỡ GV để họ thực sự yêu nghề, tâm huyết với từng bài giảng, tập trung vào bài dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua dạy học để dạy người, làm cho giờ học thực sự nhẹ nhàng, học sinh ham học, thích đến trường + Công tác bồi dưỡng : CBQL tham gia tập huấn về thựchiệnchuẩn kiến thức kĩ năng do phòng GD và Sở giáo dục tập huấn . Vào đầu năm học tổ chức cho Gv bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo kế hoạch của phòng. Nhà trường đã tổ chức tập huấn cấp trường cho giáo viên, triển khai các công văn, hướng dẫn đến tận từng giáo viên. Mỗi CBGV đã mua 1 bộ sách hướng dẫn về chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở tiểu học . + Những thuận lợi dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng : Chuẩn KTKN Giúp mỗi GV mạnh dạn, chủ động, sáng tạo hơn trong xây dựng nội dung giảng dạy mà không quá phụ thuộc và nội dung SGK; Giúp giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương. Là cơ sở để đánh giá chất lượng học tập của HS; giúp cho nhà trường chủ động ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục đảm bảo tính thống nhất và sát thực điều kiện năng lực học sinh của địa phương, đảm bảo được mục tiêu giáo dục góp phần khắc phục được bệnh thành tích trong giáo dục. Khắc phục được tình trạng quá tải trong dạy học, phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh, ổn định dược chất lượng dạy học ở tiểu học. + Những khó khăn dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Giáo viên chưa mạnh dạn thựchiện điều chỉnh dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học . Việc điều chỉnh của giáo viên nhiều lúc còn mang tính hình thức và chưa thực sự mang lại hiệu quả . Khi dạy học theo chuẩn nhiều giáo viên chỉ quan tâm đến chuẩn cho học sinh yếu kém mà chưa quan tâm đến đối tượng học sinh khá giỏi; chưa cụ thể hoá mạnh dạn đặt ra chuẩn cho học sinh khá giỏi trong lớp mà còn phiến diện là cào bằng cho mọi trình độ học sinh. * Đánh giá sự phù hợp của chuẩn KTKN của từng môn học đối với khả năng, điều kiện học tập, phát triển của học sinh : Chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở tiểu học phù hợp với khả năng của các đối tượng học sinh tiểu học.Vì chuẩn là các yêu cầu cơ bản tổi thiểu về KTKN của các môn học, hoạt động giáo dục phải và có thể đạt được nên phù hợp với đối tượng học sinh trung bình. + Sự chưa phù hợp: Vì chuẩn Kiến thức kỹ năng ở tiểu học "là yêu cầu cơ bản tổi thiểu " nên chương trình và SGK hiện nay bám sát mức độ này không có định hướng cho công tác phát triển nâng cao học sinh khá giỏi. Chuẩn KTKN chỉ ra yêu cầu cho học sinh khá giỏi rất hạn chế, làm cho Gv khó định hướng trong công tác bồi dưỡng HSG. *) Đánh giá hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của giáo viên: Giáo viên dạy học theo Chuẩn KTKN vừa phải quan tâm đến HS yếu, không bỏ rơi HS yếu trong các giờ học, có những hướng dẫn riêng để hỗ trợ những HS yếu vươn lên đạt trình độ Chuẩn vừa phải tạo cơ hội phát triển cho HS có điều kiện, HS có năng khiếu. Dạy học theo Chuẩn KTKN hướng tới mọi đối tượng với những mục tiêu riêng, yêu cầu riêng nên sẽ làm cho giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, đem lại niềm tin và hứng thú học tập cho HS. Vì vậy đòi hỏi năng lực tổ chức, phân hoá đối tượng, kỹ năng xác đinh mục tiêu cho từng đối tượng. Hiện nay giáo viên đã thựchiện phù hợp với chuẩn ở mức độ trung bình. Cấu trúc của chương trình và SGK thì vẫn giữ nguyên, chuẩn KTKN là chỉ giảm bớt yêu cầu, nội dung của từng môn bài chứ chưa có sự hướng dẫn thay đổi nội dung sát với thực tế địa phương nên trong công tác bồi dưỡng HS khá giỏi giáo viên vẫn còn lúng túng bởi chưa có định hướng cho công tác này giáo viên còn sợ dạy cho HS khá giỏi là nâng cao hay quá tải . b) Triển khai nội dung dạy học môn thủ công, kỹ thuật ở tiểu học theo công văn số 7975/BGD ĐT - GDTH ngày 10/09/2009 về việc Hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kỹ thuật ở tiểu học. Điều chỉnh nội dung dạy học : Căn cứ vào đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của trường, trường lựa chọn nội dung giảng dạy 35 tiết / năm theo hướng dẫn đính kèm theo công văn 8323/BGDĐT-GDTH ngày 8/8/2007. Về điều chỉnh: Chủ yếu điều chỉnh về thời lượng và hình thức tổ chức tiết dạy. Khối lớp 4,5: Những tiết lắp ghép mô hình kỹ thuật học sinh thực hành không đủ thời gian giáo viên chủ động tăng thời lượng và cho học sinh làm thêm giờ . Lớp 4 : Trồng rau, hoa tổ chức cho học sinh thực hành trên vườn trường. - Hiệu quả : Học sinh có điều kiện thực hành lắp ghép trọn vẹn sau khi đã học và biết quy trình; giáo viên nắm bắt được học sinh chưa rõ còn lúng túng ở khâu nào bước nào để hướng dẫn thêm. Khối 1, 2,3: Không thay đổi thứ tự các bài dạy. Lớp 3 tăng thời lượng các bài cắt dán chữ VUI VẺ, chữ E Lớp 2: Tăng thời lượng các bài: Gấp, cắt dán biển báo giao thông. - Hiệu quả : Các em có thời gian để hoàn thành sản phẩm tại lớp. c) Thựchiện đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo Thông tư số 32/2009/BGD ĐT-GDTH ngày 27/10/2010. Thuận lợi: Cách đánh giá nhẹ nhàng, phù hợp với học sinh tiểu học, không nặng nề về điểm số, đánh giá bằng điểm và nhận xét lấy kết quả cuối kỳ, cuối năm quyết định cho cho kỳ hoặc cả năm học giúp cho học sinh luôn có sự lỗ lực phấn đấu. Các bài kiểm tra có điểm bất thường được kiểm tra lại là cơ sở để kiểm chứng là HS đó có sự tiến bộ vượt bậc hay vì một nguyên nhân tiêu cực nào đó mà được điểm cao hay điểm thấp bất thường. Điều này tránh việc đánh giá một cách chủ quan. Kết quả của bài thi thể hiện sự nỗ lực và kế thừa trong quá trình học tập của học sinh. d) Triển khai hoạt động cam kết, bàn giao chất lượng học sinh theo công văn số 7312/BGD ĐT -GDTH ngày 21/8/2009 và công văn số 4919/BGD ĐT - GDTH ngày 17/8/2010 về việc hướng dẫn thựchiện nhiệm vụ năm học 2009-2010, năm học 2010-2011. Trong những năm học gần đây, nhà trường đều tổ chức cho GV kí cam kết trách nhiệm ngay từ đầu năm học. Riêng công tác bàn giao chất lượng giáo dục các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 được nhà trường triển khai từ năm học 2009 -2010 thông qua việc cử GV nhận lớp của năm học sau tiến hành coi chấm các lần KTĐK, KSCL đầu năm, đây là việc làm được nhà trường coi là khâu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng HS. Kết quả KT cuối năm, KĐCL là tiêu chí để xếp loại GV; đồng thời là cơ sở xây dựng các giải pháp chỉ đạo công tác giảng dạy của giáo viên; là cơ sở để giúp GV điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học. Việc thựchiện cam kết, bàn giao đã gắn trách nhiệm và tạo động lực cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ và bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực. Đối với học sinh cuối cấp, năm học này nhà trường sẽ phối hợp với Trường THCS Mai Trung coi thi và chấm thi và bàn giao chất lượng cho THCS. 2. VIỆC THỰCHIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC TỪ NĂM HỌC 2007 - 2008 ĐẾN NAY. a) Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện: Nhà trường đã quán triệt và chỉ đạo Cán bộ giáo viên thựchiện tốt các công văn, hướng dẫn của cấp trên. Cụ thể là: - Công văn 896/BGD&ĐT - GDTH ngày 13/02/2006 về việc hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học. - Quyết định 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05/05/2006 ban hành chương trình giáo dục phổ thông -Cấp tiểu học. - Công văn số 9890/BGD&ĐT ngày 27/10/2007 về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn . - Thông Tư 32/2009/BGD ĐT ngày 27/10/2009 ban hành Quy định đánh giá xếp loại học sinh tiểu học . - Công văn số 7975/BGD ĐT - GDTH ngày 28/9/2007 về việc hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật Tiểu học. - Công văn số 624/BGD ĐT - GDTH ngày 05/02/2009 về việc Hướng dẫn thựchiệnChuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở Tiểu học. - Tổ chức bồi dưỡng GV trong hè theo kế hoạch của Phòng GD. - b/ Công tác chỉ đạo tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học : + Đối với cán bộ quản lý : Tham gia các đợt tập huấn của Sở giáo dục và Phòng giáo dục để về triển khai tập huấn lại cho tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường . Đi học bồi dưỡng các lớp để nâng cao trình độ ; thường xuyên tự học tự bồi dưỡng kiến thức kĩ năng quản lý, cập nhật thông tin ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo. + Đối với giáo viên: Giáo viên được học tập và bồi dưỡng chuyên môn theo chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III . Nhà trường chỉ đạo thảo luận, đúc rút kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc từ các nội dung của chương trình bồi dưỡng thường xuyên thông qua sinh hoạt chuyên môn tổ khối chuyên môn và cuối mỗi nội dung có tổng kết đánh giá quá trình học tập của giáo viên bằng các bài thu hoạch cá nhân và tất các các giáo viên đã đạt và được công nhận hoàn thành các nội dung chuyên đề một cách có hiệu quả. Chọn cử các giáo viên cốt cán, kết hợp với chuyên môn tham gia các đợt tập huấn cấp huyện, tỉnh hàng năm về triển khai tập huấn cấp trường cho toàn bộ giáo viên. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức cho giáo viên dạy thể nghiệm ngay trên lớp để đúc rút kinh nghiệm mục tiêu là hiệu quả chất lượng dạy và học.Giao quyền chủ động cho giáo viên tự lựa chon nội dung, hình thức tổ chức phương pháp lên lớp nhưng đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng sát đối tượng học sinh. Đổi mới cách dạy học theo hướng vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả cao. Tập huấn triển khai cho toàn thể giáo viên về công tác xây dựng trường học thân thiện ,học sinh tích cực. c) Việc sử dụng tài liệu bồi dưỡng và thiết bị dạy học về đổi mới PPDH: Nhà trường quy định mỗi GV đều xây dựng KH sử dụng đồ dùng cho cả năm. Hàng năm nhà trường đều mua sắm, bổ sung thêm SGK, ĐDDH số lượng còn khiêm tốn do nguồn kinh phí eo hẹp. Nhìn chung các tài liệu được GV sử dụng khá thường xuyên hiệu quả (Chuẩn KTKN, TL BDTX, bộ đồ dùng trên lớp, máy chiếu…). Các tài liệu, TBDH góp phần mang lại hiệu quả cho công tác đổi mới phương pháp DH. Phát động pphong trào thi đua làm ĐDDH. d/ Đánh giá hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học : Thuận lợi: Sở giáo dục, Phòng giáo dục thường xuyên quan tâm chỉ đạo. Nhà trường đã nắm bắt và triển khai tới tận giáo viên và được sự hưởng ứng tích cực từ phía GV. Giáo viên tiếp cận và đổi mới được cách dạy, học sinh bước đầu đổi mới được cách học, tạo hiệu quả dạy và học. Chất lượng giáo dục ổn định và từng bước được nâng lên. Học sinh được được học tập theo khả năng của mình . Khó khăn: Cơ sở vật chất của trường còn khó khăn, phòng học, phòng chức năng chưa đủ; các thiêt bị, đồ dùng DH vừa xuống cấp vừa không đồng bộ nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới PPDH. Việc sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy và khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng dạy học. Kết quả : Nhận thức về đổi mới PPDH của GV được nâng lên. Nhiều giáo viên đã tích cực nghiên cứu, mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học mới trong quá trình giảng dạy, đưa CNTT vào dạy học; do đó nâng cao chất lượng của lớp giúp học sinh học tập nhẹ nhàng, hiệu quả. 3. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT : Tiếp tục mở các lớp tập huấn, những buổi hội thảo trao đổi về phương pháp dạy học cho giáo viên trong huyện, trong tỉnh. Tổ chức các đợt tham quan học tập kinh nghiệm cho CBQL, GV tại các cơ sở GD có chất lượng GD tốt để CBGV viên có cơ hội học tập. Nơi nhận - Phòng GD&ĐT (để BC) - Lưu VT HIỆU TRƯỞNG (Ñaõ kí) NGUYEÃN LÖÔNG CHIEÁN . Trang Hòa, ngày 17 tháng 11 năm 2010 BÁO CÁO Đánh giá thực hiện chuẩn KTKN các môn học và đổi mới PPDH cấp tiểu học Thực hiện những nội dung hướng dẫn tại. dung đã triển khai và tổ chức thực hiện như sau : 1. VIỆC THỰC HIỆN CHUẨN KTKN CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC : a) Tổ chức dạy học theo chuẩn KTKN các môn học theo