1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”

101 504 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam Chương I: Lý luận chung liên quan đến phát triển thị trường 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG I . THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CHIẾN LƯỢC HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU 1. Tầm quan trọng của thương mại quốc tế với tăng trưởngphát triển kinh tế Trong tác phẩm “Sự giàu có của các Quốc gia” A.Smith đã chỉ rõ: Thương mại quốc tế là một trong những hình thức đem lại sự giàu có và thịnh vượng cho mỗi dân tộc, là nhân tố đóng góp đáng kể cho tăng trưởngphát triển kinh tế. Thương mại quốc tế phát triển, thị tr ường được mở rộng, cho phép tăng chuyên môn hoá sản xuất, tiếp nhận công nghệ mới, khuyến khích phát minh sáng chế, nâng cao năng suất lao động dẫn tới tăng tổng sản phẩm quốc dân. Thương mại quốc tế cho phép các quốc gia mở rộng sản xuất trên cơ sở chuyên môn hoá một cách sâu sắc. Thương mại quốc tế mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Nó cho phép một n ước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước đó nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp không buôn bán. Ngày nay, Thương mại quốc tế còn là công cụ để hội nhập nền kinh tế các nước và hình thành kinh tế toàn cầu với một không gian rộng lớn, nhờ đó hiệu quả kinh tế xã hội không ngừng tăng lên làm tăng chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới cũng như ở mỗi quốc gia. Để đánh giá sự tác động của thương mại quốc tế vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân người ta sử dụng mối quan hệ tương quan giữa kim ngạch xuất nhập khẩu với GDP, kim ngạch xuất khẩu so với GDP, kim ngạch nh ập khẩu so với GDP và tương quan xuất khẩu so với nhập khẩu. Thương mại quốc tế ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế còn được tính toán bởi chỉ tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu và tăng trưởng xuất khẩu vào 1% tăng trưởng GDP. Nghĩa là để đạt được 1% tăng trưởng GDP thì kim ngạch xuất nhập Chương I: Lý luận chung liên quan đến phát triển thị trường 2 khẩu hay kim ngạch xuất khẩu phải tăng trưởng bao nhiêu phần trăm nếu chúng ta cố định các nhân tố khác. Tăng trưởng 1% GDP do đóng góp của tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu được tính theo chỉ số liên hoàn và so với năm gốc. Chỉ số liên hoàn được tính theo công thức: Chỉ số đóng góp so với thời kỳ gốc (t) được tính theo công thức: Các chỉ số trên cho ta thấy rằng để tăng trưởng 1% GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu, trong đó có tính đến tác động của cả nhập khẩu phải đạt mức tăng trưởng nhất định. Nếu trung bình cho thời kỳ 5 năm hoặc 10 năm, các chỉ số này sẽ có tác dụng dự báo các chỉ tiêu GDP tươ ng ứng với tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hoặc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tương ứng. 2. Chiến lược hướng về xuất khẩu Cơ sở lý luận của chiến lược hướng về xuất khẩu dựa trên nguyên lý của Keynes về tổng cầu chứ không phải tổng cung là yếu tố quyết định mức sản xuất (lý luận về tổng cầu hiệu quả). Từ đó, mở ra lập luận mới về nền kinh tế mở, lấy nhu cầu thị trường thế giới làm mục tiêu cho nền sản xuất trong nước. Tình hình đó đòi hỏi người ta phải có phương thức phù hợp, cách đi hợp lý, cấu trúc lại nền kinh tế sở tại, sao cho thích ứng với những đòi hỏi của thị trường thế giới. Đây chính là cơ sở lý luận của chiến lược hướng về xuất khẩu hay còn gọi là chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hướng ngoại. Đóng góp cho 1% tăng trưởng GDP của XK = Tỷ lệ tăng trưởng XK (%) thời kỳ (t+1) Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) thời kỳ t x XKt+1 GDPt+1 Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) Đóng góp cho 1% tăng trưởng GDP của XK = Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu (%) x XK GDP Chương I: Lý luận chung liên quan đến phát triển thị trường 3 Bản chất của chiến lược hướng về xuất khẩu là đặt nền kinh tế quốc gia trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường thế giới nhằm: phát huy lợi thế so sánh của quốc gia; buộc sản xuất trong nước phải luôn luôn đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm mau chóng nâng cao khả năng tiếp thị, tự do hoá thương mại; đáp ứng nhanh nh ạy nhu cầu thị trường (cả trong nước và quốc tế) với giá cạnh tranh không có một con đường nào khác là chuyển dịch cơ cấu nền sản xuất xã hội phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới. Quan điểm hướng về xuất khẩu được hiểu: “Sản xuấtxuất khẩu những sản phẩm hàng hoá mà thị trường thế giới cần chứ không ph ải sản xuất cái ta có”, không chỉ đối với sản phẩm xuất khẩu mà tất cả các sản phẩm sản xuất trong nước phải có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường trong nước. Nếu như đặc trưng của chiến lược thay thế nhập khẩu là mức bảo hộ cao, kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ, tỷ giá hối đ oái ít khuyến khích xuất khẩu thì đặc trưng của chiến lược hướng về xuất khẩu là mức bảo hộ thấp, hạn chế sử dụng hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu và các biện pháp hạn chế nhập khẩu, sử dụng nhiều biện pháp khuyến khích xuất khẩu, tỷ giá hối đoái ủng hộ xuất khẩu. Ưu thế của chiế n lược hướng về xuất khẩu là gắn sản xuất và nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, liên kết các nền kinh tế quốc gia với nhau, tạo ra không gian và nhu cầu kinh tế rộng lớn hơn nhờ liên kết và buôn bán quốc tế, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Đối với nước ta, chiến lược hướng về xuất khẩu có nhiều ý nghĩa lớn : - Xuấ t khẩu giúp cho việc tạo ra và tăng thu ngoại tệ để nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, - Hạn chế bảo hộ công nghiệp địa phương mà thực chất là nuôi dưỡng tính ỷ lại và thay thế vào đó là nâng đỡ và hỗ trợ cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu - Bảo đảm môi trường đầu tư cho các nhà tư bản n ước ngoài thông qua một hệ thống các chính sách khuyến khích và kinh tế tự do để thu hút đến mức tối đa vốn đầu tư của các công ty nước ngoài, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, Chương I: Lý luận chung liên quan đến phát triển thị trường 4 hiện đại hoá đất nước. Nhanh chóng đổi mới hiện đại hoá công nghệ sản xuất và công nghệ kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, - Chiến lược hướng về xuất khẩu vừa là tác nhân vừa là hệ quả và là sự bảo đảm thắng lợi cho quá trình tự do hoá thương mại, - Đẩy nhanh tiến trình hội nhập, có hiệu quả thương mại quốc gia với thương mạ i khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, khi áp dụng chiến lược hướng về xuất khẩu cũng có những nhược điểm: - Nền kinh tế định hướng hướng về xuất khẩu có thể gây ra sự mất cân đối trầm trọng giữa các ngành xuất khẩu và không xuất khẩu do tập trung hết khả năng cho xuất khẩu và các ngành có liên quan. Các ngành phục vụ cho xuất khẩu sẽ nhận được nhiề u chính sách ưu đãi, hỗ trợ, trong khi các ngành không xuất khẩu thì sẽ không được hưởng chính sách này, vì thế các ngành còn lại sẽ cũng có khuynh hướng hoặc là sản xuất kém hoặc là chuyển dần kinh doanh sang những hoạt động có liên quan tới xuất khẩu. Điều này khiến cho sự phát triển không đồng đều giữa các ngành kinh tế, - Mọi chính sách vĩ mô như điều chỉnh tỷ giả hối đoái, lãi suất ngân hàng do quá tập trung vào khuyế n khích xuất khẩu nên có thể dẫn tới những khủng hoảng kinh tế trầm trọng do mất giá đồng tiền, - Do ít chú ý tới các ngành công nghiệp phát triển thiết yếu nhất, nên mặc dù tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng nền kinh tế vẫn gắn chặt với thị trường nước ngoài nên dễ bị tác động bởi những sự biến đổi của các thị trường lớn, - Nguồ n tài nguyên thiên nhiên sẽ dần bị kiệt quệ do bị khai thác triệt để nhằm phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu, - Nếu quá tập trung vào xuất khẩu mà không coi trọng nhập khẩu thì trong dài hạn, nền kinh tế dễ bị rơi vào tình trạng tụt hậu, nhất là với các nước đang phát triển khi mà trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển. Chương I: Lý luận chung liên quan đến phát triển thị trường 5 II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG 1. Khái niệm và đặc điểm của thị trường. 1.1 Khái niệm Theo Samuelson, “thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá”. Với định nghĩa này, ông đã đơn giản hoá rằng, đây là một quá trình mua bán diễn ra trực tiếp giữa người mua và bán mà ít bị sự điều khiển hoặc các yếu tố bên ngoài chi phối tới cả quá trình. Nhưng với David Begg, thị trường được xem xét dưới nhiề u khía cạnh hơn “thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, quyết định của các công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh của giá cả”. Nói tóm lại, thị trường là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế để thực hiện việc trao đổi hàng hoá trong nền kinh tế hàng hoá và cụ thể hơn, ở đó cung cầu về hàng hoá gặp nhau và được thoả mãn. 1.2 Đặc điểm của thị trường Kinh tế thị trường được hiểu là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao dựa trên sự phát triển của phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi sản phẩm làm ra của những người sản xuất với nhau. Nền kinh tế thị trường bị chi phối bởi các quy luật khác nhau: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và quy luật lưu thông tiền tệ . Quy luật giá trị đòi h ỏi các nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá phải căn cứ vào giá trị xã hội trung bình của hàng hoá để sản xuất và trao đổi một cách bình đẳng ngang giá trên thị trường. Giá cả trên thị trường vận động xoay quanh trục giá trị trung bình của nền sản xuất xã hội, nếu các nhà sản xuất vi phạm quy luật giá trị thì sẽ dẫn tới thua lỗ và phá sản. Quy luật cung cầu hoạt động thông qua hai lực lượng cơ bản củ a thị trường là Cung và Cầu (Người bán – Người mua, Người sản xuất – Người tiêu dùng …) Chương I: Lý luận chung liên quan đến phát triển thị trường 6 thuộc hai khâu của quá trình tái sản xuất xã hội: sản xuất và tiêu dùng. Quy luật này nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng của Cung và Cầu. Cung cầu không tồn tại độc lập riêng rẽ với nhau mà thường xuyên tác động qua lại nhau. Mối quan hệ này xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp lại trên thị trường. Vì vậy, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lực lượng sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế th ị trường phải xuất phát từ những nhu cầu sẵn có hoặc tiềm năng của thị trường. Quy luật cạnh tranh là sự biểu hiện của quy luật lợi ích trong nền kinh tế thị trường. Trên thị trường, với sự tự do sản xuất kinh doanh của nhiếu chủ thể thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia thường dẫn tới sự cạnh tranh lẫn nhau trên tất các các ph ương diện: cạnh tranh về giá cả, chất lượng, và dịch vụ phục vụ khách hàng. Quá trình cạnh tranh này có thể xẩy ra giữa người mua với người bán, người mua với người mua và người bán với người bán với nhau. Muốn tồn tại và giành thắng lợi trên thương trường, các lực lượng của thị trường cần luôn bám sát quy luật cạnh tranh. Bởi cạnh tranh là một cuộc chạy đua không có đích cuối cùng làm cho giá c ả hàng hoá dịch vụ giảm xuống, chất lượng tăng lên, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của sản xuất – kinh doanh, không ngừng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, cạnh tranh tước quyền thống trị và độc quyền về kinh tế. Quy luật lưu thông tiền tệ chỉ ra trong thị trường, khối lượng tiền lư u thông phải phù hợp với tổng giá trị hàng hoá lưu thông trên thị trường. Nếu quy luật này bị vi phạm sẽ dẫn tới ách tắc trong lưu thông và gây khó khăn dẫn đến mất ổn định nền kinh tế. Do vậy, để tồn tại và phát triển thị trường hàng xuất khẩu, các thành phần tham gia vào thị trường đều phải tự giác tuân thủ theo các quy luật thị trường một cách nghiêm túc. Nói về thị trườ ng quốc tế, “thị trường quốc tế của một nước là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng có nhu cầu về những mặt hàng nào đó của nước đó” Chương I: Lý luận chung liên quan đến phát triển thị trường 7 2. Thị trường hàng hoá xuất khẩu 2.1 Hàng hoá xuất khẩu Hàng hoá xuất khẩu được hiểu gắn với khái niệm thương mại hàng hoá (phân biệt với xuất khẩu dịch vụ gắn với khái niệm thương mại dịch vụ) theo quy ước của Liên hợp quốc và WTO là những sản phẩm hàng hoá hữu hình được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất, gia công và các khu chế xuất với mục đích để tiêu thụ tại thị trường ngoài nước (xuất khẩu). Hàng tạm nhập tái xuất cũng được coi là hàng hoá xuất khẩu. Hàng hoá quá cảnh không thuộc diện của khái niệm hàng hoá xuất khẩu. Hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá khác biệt so với hàng hoá tiêu dùng ở trong nước. Những hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu. Chất lượng của hàng hoá phải cao, đảm bảo đáp ứng được các thông số về tiêu dùng, kỹ thuật và môi trường và đạt được tính cạnh tranh cao ở nước người nhập khẩu. Ví dụ: sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu vào khối EU hay Mỹ phải đạt các tiêu chuẩn trong hệ thống HACCP .Vấn đề nhãn mác hàng hoá gắn liền với uy tín của doanh nghiệp và rất được các nước công nghiệp phát triển quan tâm.Ví dụ, hàng hoá của Trung Quốc mang thương hiệu Made in China, hàng của Nhật Bản mang thương hiệ u Made in Japan, trong khi đó Việt Nam lại chưa chú ý đúng mức để phát triển hàng hoá xuất khẩu mang thương hiệu Made in Việt Nam bởi hàng của ta chất lượng kém, số lượng ít, khối lượng nhỏ. 2.2 Thị trường hàng hoá xuất khẩu 2.2.1 Khái niệm thị trường hàng hoá xuất khẩu Thị trường hàng hoá xuất khẩuthị trường trong đó người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá cao theo tiêu chuẩn quốc tế, mua bán theo hợp đồng với khối lượng lớn, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới. Xuất khẩu hàng hoá bao hàm c ả xuất khẩu Chương I: Lý luận chung liên quan đến phát triển thị trường 8 trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và xuất khẩu gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian). Chẳng hạn, một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hoá của Việt nam hoặc nhập hàng hoá của Việt nam rồi đem xuất khẩu sang thị trường khác cũng được coi là thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt nam. 2.2.2 Phân loại thị trường hàng hoá xuất khẩu Căn cứ vào vị trí địa lý:  Thị trường Châu lục  Thị trường khu vực  Thị trường nước và vùng lãnh thổ Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương  Thị trường truyền thống  Thị trường hiện có  Thị trường mới  Thị trường tiềm năng Căn cứ mức độ quan tâm và tính ưu tiên trong chính sách phát triển thị trường của nước xuất khẩu đối với các thị trường xuất khẩu:  Thị trường xuất khẩu trọng điểm hay thị trường chính. Đối với loại thị trường này, trong quan hệ ngoại thương, nước xuất khẩu có thể phải chấp nhận một số thiệt thòi về lợi ích trước mắt để thu được lợi ích lâu dài (nhất là trong đàm phán ký kết các hiệp định thương mại cấp Chính phủ). Đây là những thị trường mà một n ước sẽ nhằm vào khai thác chính và trong một tương lai lâu dài.  Thị trường xuất khẩu tương hỗ. Đối với loại thị trường này, nước xuất khẩu duy trì quan hệ giao thương theo nguyên tắc tương hỗ - tức là hai nước có quan hệ ngoại thương dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhau, nhất là trong việc mở rộng thị trường. Chương I: Lý luận chung liên quan đến phát triển thị trường 9 Căn cứ vào dung lượng và sức mua của thị trườngThị trường xuất khẩu có sức mua lớn  Thị trường xuất khẩu có sức mua trung bình  Thị trường xuất khẩu có sức mua thấp Căn cứ vào kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại giữa nước xuất khẩu với nước nhập khẩu:  Thị trường xuất siêu  Thị trường nhập siêu Căn cứ mức độ mở cửa của thị trường, mức bảo hộ, tính chặt chẽ và khả năng xâm nhập thị trường:  Thị trường “khó tính”  Thị trường “dễ tính” Căn cứ vào sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp của nước xuất khẩu:  Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh  Thị trường xuất khẩu không có ưu thế cạnh tranh Căn cứ vào các thoả thuận thương mại cấp Chính phủ và các yêu cầu của đối tác thương mại về việc có hạn chế hay không hạn chế định lượng nhập khẩu một số mặt hàng:  Thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch  Thị trường xuất khẩu không có hạn ngạch Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trường:  Thị trường độc quyền  Thị trường độc quyền “nhóm’  Thị trường cạnh tranh hoàn hảo [...]... 40.0% 20.0% 0.0% 1978 1980 1985 1990 1991 1992 1994 1997 1998 -20.0% Tăng trởng xuất khẩu Tăng trởng nhập khẩu th 1.2 Thõm ht cỏn cõn thng mi Trung quc 11 Chng I: Lý lun chung liờn quan n phỏt trin th trng 20.0% 10.0% 0.0% 1978 1980 1985 1990 1991 1992 1994 1997 1998 -10.0% -20.0% -30.0% -40.0% -50.0% -60.0% Thâm hụt /xuất khẩu Thõm ht thng mi ó cú thi k bng khong 50% tng giỏ tr xut khu (nm 1985) Trong... nhp khu v GDP ca Thỏi lan 25 20 15 10 5 0 1979 1989 1998 1999 1999-03 -5 -10 -15 -20 -25 Tăng trởng GDP Tăng trởng xuất khẩu Tăng trởng nhập khẩu th 2.2 Thõm ht cỏn cõn thanh toỏn ca Thỏi lan thi k 1979-1999 40 30 20 10 0 1979 -10 1989 1998 1999 -20 -30 -40 -50 Thâm hụt/GDP Thâm hụt /xuất khẩu 19 Chng I: Lý lun chung liờn quan n phỏt trin th trng Bng 2.1, th 2.1 v th 2.2 ó a ra mt bc tranh khỏi quỏt... 3.1 Tng trng xut nhp khu ca Hn quc 40 30 20 10 0 1979 1989 1998 1999 1999-03 -10 -20 -30 Tăng trởng GDP Tăng trởng xuất khẩu Tăng trởng nhập khẩu th 3.2 Thõm ht cỏn cõn thanh toỏn hn Quc thi k 1979 - 1999 50 40 30 20 10 0 1979 -10 1989 1998 1999 -20 -30 -40 Thâm hụt/GDP Thâm hụt /xuất khẩu 24 Chng I: Lý lun chung liờn quan n phỏt trin th trng Trong sut thi k t 1989 ti nay, Hn Quc luụn t thng d trong... ca Nht Bn 14 12 10 8 6 4 2 0 1979 1989 1998 1999 -2 -4 Tăng trởng GDP Tăng trởng xuất khẩu Tăng trởng nhập khẩu th 4.2 Thõm ht cỏn cõn thng mi ca Nht Bn 27 Chng I: Lý lun chung liờn quan n phỏt trin th trng 35.00 30.00 25.00 20.00 15.00 10.00 5.00 0.00 1979 -5.00 1989 1998 1999 -10.00 -15.00 Thâm hụt/GDP Thâm hụt /xuất khẩu Tỡnh hỡnh xut nhp khu ca Nht Bn sau nhng nm khng hong ó chuyn sang mt hng khỏc . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam Chương I: Lý luận chung liên quan đến phát triển thị trường 1 CHƯƠNG. khối lượng nhỏ. 2.2 Thị trường hàng hoá xuất khẩu 2.2.1 Khái niệm thị trường hàng hoá xuất khẩu Thị trường hàng hoá xuất khẩu là thị trường trong đó người

Ngày đăng: 18/10/2013, 17:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình phát triển - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
nh hình phát triển (Trang 1)
Thị trường cạnh tranh không hoàn hả o: một dạng của loại hình này đã - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
h ị trường cạnh tranh không hoàn hả o: một dạng của loại hình này đã (Trang 11)
2.1 Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Thái lan - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
2.1 Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Thái lan (Trang 19)
3.1 Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Hàn quốc - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
3.1 Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Hàn quốc (Trang 24)
4.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
4.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản (Trang 27)
Tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản sau những năm khủng hoảng đã chuyển sang một hướng khác đó là việc mở  rộng cửa cho các nướ c khác xu ấ t  khẩu vào Nhật Bản - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
nh hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản sau những năm khủng hoảng đã chuyển sang một hướng khác đó là việc mở rộng cửa cho các nướ c khác xu ấ t khẩu vào Nhật Bản (Trang 29)
Bảng 15: Tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu thời kỳ 1991 –2001 - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
Bảng 15 Tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu thời kỳ 1991 –2001 (Trang 44)
Bảng 16: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang ASEAN giai đoạn 1994 – 2002  - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
Bảng 16 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang ASEAN giai đoạn 1994 – 2002 (Trang 48)
Bảng 17: Trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN 1994 – 2001.  - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
Bảng 17 Trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN 1994 – 2001. (Trang 48)
1998 1999 2000 2001 Mặt hàng  Giá trịTỷ lệ - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
1998 1999 2000 2001 Mặt hàng Giá trịTỷ lệ (Trang 49)
Bảng 18: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang ASEAN - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
Bảng 18 Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang ASEAN (Trang 49)
2.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật bản. - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
2.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật bản (Trang 50)
Bảng 19: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
Bảng 19 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản (Trang 51)
Bảng 20: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
Bảng 20 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam (Trang 52)
b. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
b. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc (Trang 55)
Bảng 23: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
Bảng 23 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc (Trang 56)
Bảng 24: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
Bảng 24 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông (Trang 58)
được cung cấp các số liệu về tình hình kinh doanh, xu hướng giá cả cũng như các giải pháp giải quyết các vướng mắc về thủ tục kinh doanh - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
c cung cấp các số liệu về tình hình kinh doanh, xu hướng giá cả cũng như các giải pháp giải quyết các vướng mắc về thủ tục kinh doanh (Trang 60)
Bảng 26: 10 mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam có giá trị xuất khẩu cao nhất vào thị trường Mỹ  năm 2001  - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
Bảng 26 10 mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam có giá trị xuất khẩu cao nhất vào thị trường Mỹ năm 2001 (Trang 62)
Bảng 28: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
Bảng 28 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU (Trang 64)
2.6.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nga. - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
2.6.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nga (Trang 69)
nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về phía Nga, tình hình kinh tế suy thoái ngày càng trầm trọng cộng với hậu quả lan truyền của cuộc khủng hoảng tài chính  – tiền tệ Châu Á đã làm cho nhập khẩu của Nga giảm, khả năng thanh toán càng  bị hạn chế; phí và  - Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam”
nguy ên nhân khách quan và chủ quan. Về phía Nga, tình hình kinh tế suy thoái ngày càng trầm trọng cộng với hậu quả lan truyền của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á đã làm cho nhập khẩu của Nga giảm, khả năng thanh toán càng bị hạn chế; phí và (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w