Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam” (Trang 84 - 85)

II Đánh giá ưu nhược điểm trong quá trình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt nam.

1. Các giải pháp về sản phẩm

1.4. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

* Kiên quyết xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong tín dụng và ưu đãi xuất khẩu, chỉ phân biệt trên ngành hàng và thị trường xuất khẩu của Nhà nước trong từng thời kỳ. Cần tách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách ra khỏi tín dụng kinh doanh của ngân hàng thương mại bằng việc thành lập một ngân hàng chính sách và uỷ thác cho các tổ chức tín dụng cho vay theo các mục tiêu, chương trình đối với các đối tượng ưu đãi.

* Điều chỉnh chính sách tín dụng cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cho sản xuất nông sản trong đó theo hướng: thoả mãn tối đa nhu cầu tín dụng với lãi suất điều chỉnh theo mùa vụ và kiểm soát tín dụng.

* Cần mở rộng bảo lãnh tín dụng đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình có sản xuất, chế biến, thu mua hàng xuất khẩu, nhất là những mặt hàng mũi nhọn hiện nay. Cần sớm triển khai hình thức cho thuê tài chính nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt về vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.

* Hỗ trợ cho việc sản xuất các mặt hàng có tiềm năng nhưng gặp khó khăn do sự biến động của tỷ giá và thị trường xuất khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp chuyển hướng thị trường, tìm tới thị trường mới, mặt hàng mới nhằm khắc phục những ảnh hưởng đó.

Việt Nam là một nước nông nghiệp và cũng là nước xuất khẩu nông sản với nhiều mặt hàng đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên sản xuất còn nhỏ, mang tính tự cung, tự cấp, thiếu các vùng sản xuất được quy hoạch, tập trung, vì vậy việc quy hoạch sản xuất nông sản tập trung sẽ phải giải quyết các vấn đề sau:

* Quy hoạch vùng sản xuất nông sản xuất khẩu phải khai thác được một cách hợp lý so sánh trong nông nghiệp để tạo nguồn hàng xuất khẩu. Tính hợp lý

được thể hiện trước hết ở tính hiệu quả trong khai thác các yếu tố đó. Việc khai thác các yếu tố nguồn lực đó phải đảm bảo khả năng tái tạo để có thể khai thác lâu dài.

* Việc quy hoạch vùng sản xuất phải cho phép tạo nguồn hàng xuất khẩu tập trung có quy mô tương đối lớn, cho phép khắc phục tính phân tán, manh mún trong bố trí sản xuất nông nghiệp. Đây là một trong những điều kiện tiền đề để đảm bảo chữ tín với khách hàng nước ngoài về số lượng, chủng loại hàng và thời gian giao hàng.

* Quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông sản xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và xuất khẩu nông sản, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu. Cần có tầm nhìn đầy đủ để đảm bảo quy hoạch tổng thể và lâu dài. Muốn vậy quy hoạch vùng nông sản chủ yếu cần đảm bảo sự phối hợp đồng bộ các hoạt

động theo quy trình 7 khâu liên hoàn: sản xuất – thu hoạch – chế biến - đóng gói – bảo quản – vận chuyển – cảng khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam” (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)