1998 1999 2000 2001 Mặt hàng Giá trịTỷ lệ
2.3. Thị trường Trung Quốc
2.3.1 Thị trường Trung Quốc đại lục a. Đặc điểm thị trường Trung Quốc đại lục
Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới với KNXK chiếm 47% GDP. Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về thể chế và trình độ phát triển. Trung Quốc vừa là bạn hàng quan trọng đầy tiềm năng, vừa là đối thủ cạnh tranh đặc biệt sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Nhu cầu của thị trường trong nước khá đa dạng và được xem như là một thị trường dễ tính do có nhiều tầng lớp dân cư với mức thu nhập khác nhau. Trên thị trường cũng tồn tại nhiều loại hàng hoá quy cách, chất lượng khác nhau xa đến mức chênh lệch giá đến tới hàng chục hàng trăm lần. Thị trường Trung Quốc là nơi cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội địa với các hãng nước ngoài, giữa các hãng trong nước với nhau.
Thực tế cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người Trung Quốc ngày càng cao, nhất là các mặt hàng thực phẩm, việc kiểm tra đối với hàng nhập khẩu ngày càng trở nên khắt khe hơn. Do đó các nhà xuất khẩu Việt Nam không thể không chú trọng đến chiến lược, kế hoạch xuất khẩu của mình sang thị trường Trung Quốc. Trong quan hệ với Việt Nam, các doanh nhân Trung Quốc thích làm biên mậu vì Chính phủ Trung Quốc khuyến khích biên mậu thông qua việc giảm 50% thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Vì vậy, các doanh nhân Trung Quốc thường sẵn sàng mua hàng biên mậu giá cao hơn chính ngạch. Tuy nhiên, kiểu kinh doanh này có thể
gây rủi ro cho các nhà xuất khẩu vì họ không được thanh toán thông qua ngân hàng.
b. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
Bảng 22: Tỷ trọng KNXK của Việt Nam sang Trung Quốc
Đơn vị: Triệu USD
1997 1998 1999 2000 2001 Tổng KNXK 9.185,00 9.360,30 11.541,40 14.482,70 15.030,00 Tổng KNXK 9.185,00 9.360,30 11.541,40 14.482,70 15.030,00 KNXK sang Trung Quốc 521,38 487,93 858,87 1.400,00 1.418,10 Tỷ trọng (%) 5,68 5,21 7,44 9,67 9,44
Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải Quan năm 1997- 2001.
Năm 1998 KNXK sang Trung Quốc có giảm nhưng sang năm 1999 lại tăng mạnh, từ 787,93 triệu USD lện 1.400 triệu USD. Thời kỳ 1991 – 1995 tỷ trọng KNXK sang Trung Quốc trung bình đạt 5,3%, đến năm 2000 con số này tăng lên 9,67%. Mặc dù tỷ trọng này không cao bằng tỷ trọng KNXK sang Nhật nhưng
cũng là con số không nhỏ so với Mỹ (7%). Nếu xét về thị trường quốc gia thì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn th ứ 4 của Việt Nam sau Nhật, Singapore và Đức.
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc tương tự nhau nhưng chính
điều đó giúp Việt Nam thâm nhập vào thị trường này được thuận lợi hơn. Đối với biên mậu các doanh nghiệp Việt Nam cần rất thận trọng trong việc chọn đối tác
đểđảm bảo khả năng thanh toán, quan hệ lâu dài.
Bảng 23: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
Mặt hàng 1997 1998 2001 Cà phê 3,56 2.028.887 2.606.057 Dầu thô 92,39 64,83 51,22 Gạo 87,77 86,72 591,44 Hải sản 3281 5154 240,01 Hàng dệt may 2,60 639,46 15,26 Hàng rau quả 24,85 10,45 15,26 Hạt điều 87,22 58,61 30,65 Than đá 19,12 5,23 18,65 Giày dép - 1,90 5,07 Tổng 521,38 487,93 1.418,10
Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan năm 1997, 1998, 2001.
Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phần lớn là hàng nông sản như cao su, điều, rau quả. KNXK nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tuy chưa lớn song Trung Quốc lại là thị trường xuất khẩu số một của chúng ta (đặc biệt là cao su). Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định Biên Mậu (2/1999); Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu chính ngạch cao su Việt Nam. Năm 2001,
Quốc đã bổ sung hạn ngạch nhập khẩu cao su của Việt Nam lên 50.000 tấn, điều này đã có những ảnh hưởng tích cực tới ngành cao su Việt Nam .
Năm 1998, kim ngạch của các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đều giảm mạnh nhất là gạo từ 3,18 triệu USD năm 1997 xuống chỉ còn 0,33 triệu USD; hàng dệt may từ 2,60 triệu USD xuống còn 0,37 triệu USD; hàng rau quả từ
24,85 triệu USD xuống 10,45 triệu USD; chỉ có mặt hàng hải sản là giữ được tốc
độ tăng trưởg xuất khẩu cao, sang năm 2001 đã đạt 240,01 triệu USD. Năm 2001 KNXK sang Trung Quốc đã tăng đạt 1,418 tỷ USD đó là do sự gia tăng của các mặt hàng dầu thô, gạo, hải sản, rau quả, than đá, giày dép, dệt may.
2.3.2 Thị trường Hồng Kông a. Đặc điểm thị trường Hồng Kông
Thị trường Hồng Kông là một thị trường chuyển khẩu, tái xuất lớn của thế
giới (lượng tái xuất chiếm tới 85% tổng KNXK của nước này). Đây là nền kinh tế
mở, dựa chủ yếu vào XNK nên khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở khu vực thì xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ nước này giảm hẳn kéo theo sự suy thoái của nền kinh tế và làm cho nhập khẩu giảm. triển vọng thương mại của Hồng Kông sẽ
phụ thuộc vào việc Trung Quốc, thị trường chính của Hồng Kông, có thể phục hồi
được nhu cầu trong nước và sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới, Do vầy, Hồng Kông chắc chắn sẽ có các hàn rào phi thuế quan để cản trở các hàng cạnh tranh với hàng đại lục, nên khi xuất hàng hoá sang thị trường này Việt Nam nên chú ý tới các tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng. Thị trường Hồng Kông là thị trường gần Việt Nam, vận tải thuận tiện, nhu càu nhập khẩu đa dạng với số
lượng không lứon lắm, hoàn toàn miễn thuế xuất nhập và các doanh nghiệp Việt Nam hiểu khá rõ về thị trường này nên chúng ta vẫn cần duy trì, thúc đẩy quan hệ
với họ, cần coi Hồng Kông là thị trường bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khác như Trung Quốc( đặc bệt là miền Nam), Đông Bắc Á, Trung Cận Đông, Châu Âu và Mỹ vì Việt Nam còn gặp khó khăn khi xuất khẩu trực tiếp sang thị
trường này.
b. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông
Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu sang Hồng Kông các mặt hàng: Hải sản, gạo, rau quả, nước mắm, hạt điều, dược liệu, đặc sản rừng và đồ trang sức. Các sản phẩm dệt may, giầy dép và các sản phẩm da của Việt Nam nhìn chung sẽ
phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc gần như đang độc chiếm thị trường Hồng Kông.
KNXK sang Hồng Kông tuy tăng đều từ năm 1991 (223 triệu USD) đến 1997 (472 triệu USD) giảm chút ít năm 1998 và 1999 chỉ đạt 235,7 triệu USD; năm 2000 và 2001 đã lấy được đà tăng trưởng (315,9 và 317,2 triệu USD). Nhưng tỷ trọng lại giảm từ 10,7% năm 1991 xuống 3,5% năm 1998 và năm 2001 chỉ còn 2,11%. Một mặt do sức mua của người dân Hồng Kông phục hồi chậm. Mặt khác
do các doanh nghiệp Việt Nam đang dần tiếp cận trực tiếp với bạn hàng nước ngoài, không cần thông qua môi giới với thương nhân Hồng Kông như trước nữa, như vậy đây là điều đáng mừng.
Một số hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông mang tính chất thời vụ, nên tham tán thương mại của Việt Nam ở Hồng Kông nên cung cấp các thông tin kịp thời và đầy đủ về lịch tiêu thụ này để Việt Nam có thể ký kết hợp đồng và chuẩn bị giao hàng cho kịp. Phương thức thanh toán tiền hàng của Việt Nam còn cứng nhắc, chủ yếu chỉ sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C. Việt Nam có thể nghiên cứu sử dụng phương thức thanh toán gửi bán hoặc D/A, D/P.
Bảng 24: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng 1997 1998 2000 2001 Cao su 2,32 0,54 5,42 2,86 Gạo 23,70 31,58 45,62 7,66 Hải sản 85,20 85,97 70,18 94,38 Dệt may 26,63 14,62 9,83 43,05 Hàng rau quả 1,79 5,09 3,32 4,33 Thủ công mỹ nghệ - - 12,11 7,82 Hạt điều 4,17 4,86 2,26 13,59 Giầy dép - 23,62 7,50 8,60 KNXK sang Hồng Kông 472,35 317,24 315,36 317,24 Tổng kim ngạch xuất khẩu 9,19 9,36 1448,30 1503,00 Tỷ lệ% 5,14 3,50 2,18 2,11
Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan năm 1997, 1998, 2000, 2001 2.3,3 Thị trường Đài Loan
Nếu không tính Trung Quốc thì Đài Loan là nước có mức tăng GDP cao nhất hiện nay ở khu vực Đông nam Á. Do thị trường xuất khẩu chính ở Đài Loan là Mỹ và các nước Châu Âu nên KNXK của Đài Loan không bị ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng Châu Á. Đài Loan đang dần chuyển đổi nền kinh tế sang sản xuất với công nghệ cao.
Quan hệ thương mại với Việt Nam: Đài Loan là bạn hàng xuất khẩu quan trọng thứ ba của Việt Nam sau Nhật Bản và Singapore. Giống Hàn Quốc, Đài Loan thường tạm nhập hàng của Việt Nam và xuất đi các nước thứ ba, đặc biệt là hai mặt hàng dệt may và giầy dép. Trong giai đoạn 1999 – 2000, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan tăng lên rõ rệt. Thứ nhất, do nền kinh tế Đài Loan đang và sẽ tăng trưởng mạnh, nhu cầu trong nước cao. Thứ hai, Đài Loan coi Việt Nam là một trọng điểm quan hệ kinh tế đối ngoại của mình theo chính sách “Nam tiến, Đông hiệp”: dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế đối
đẳng (MFN); dự thảo các hiệp định như Hiệp định thương mại, Hiệp định tránh
đánh thuế hai lần, Hiệp định lao động. Thứ ba, hiện nay do giá nhân công trong nước cao nên Đài Loan di chuyển các ngành sản xuất cần nhiều lao động ra nước ngoài đặc biệt tới các nước Đông Nam Á. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để đẩy nhanh xuất khẩu của mình. Ngoài ra, Đài Loan đã trở thành thành viên của WTO nên đã có những cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
Trong giai đoạn tới, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Đài Loan các mặt hàng: sản phẩm gỗ – thuế nhập khẩu được duy trì ở mức thấp nhất (0,25%) và không có yêu cầu khắt khe về bảo vệ rừng nhiệt đới; hải sản (hiện tại thuế vẫn còn hơi cao 35 – 40%); cao su; dệt may ( mức thuế thấp 12,5%); giầy dép (mức thuế thấp 55); rau quả; chè (mức thuế 25% có thể giảm xuống).
B. Châu Mỹ
2.4. Thị trường Mỹ
2.4.1. Đặc điểm thị trường Mỹ
Mỹ là thị trường đầy tiềm năng đối với tất cả các nước xuất khẩu. Mỗi năm thị trường Mỹ tiêu thụ gần 1500 tỷ USD hàng hoá, chiếm 68%GDP và 40% thu nhập dân cư, gồm nhiều loại hàng hoá khác nhau, từ hàng máy móc thiết bị đến hàng da giầy may mặc, nông sản, thực phẩm,… trong đó có nhiều nhóm hàng mà Việt Nam có thể xuất khẩu vào Mỹ với số lượng đáng kể. Trong lĩnh vực thương mại Mỹ chiếm 25% giá trị tổng kim ngạch ngoại thương thế giới. Thị trường Mỹ
là thị trường có dung lượng lớn nhưng cũng là thị trường khó tính, mặc dù có ít khắt khe hơn thị trường EU và Nhật Bản, đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng, bảo đảm vệ sinh công nghiệp. Trên thị trường Mỹ có hầu hết các loại sản phẩm, hàng hoá cạnh tranh có xuất xứ từ nhiều châu lục.
Các doanh nghiệp Mỹ không thích làm việc qua trung gian, coi trọng luật lệ và luôn đòi hỏi trả lời nhanh chóng, rõ ràng. Mặc dù chủ trương tự do hoá
thương mại nhưng Mỹ hiện nay có rất nhiều luật lệ quy định về kỹ thuật và chất lượng tạo thành các hàng rào phi thuế quan đối với hàng nước ngoài. Ngoài ra, Mỹ còn có các hiệp hội ngành hàng như Hiệp hội cà phê, Hiệp hội các nhà nhập khẩu hàng dệt may, Hiệp hội giày dép, hiệp hội chế biến kinh doanh hàng gia vị,… việc tham gia hoạt động của các Hiệp hội này có thể được xem là một biện pháp thâm nhập vào thị trường Mỹ hiệu quả nhất. Thông qua hiệp hội, các công ty xuất khẩu của Việt Nam có thể được tiếp xúc với các công ty thành viên qua mạng Internet, họp mặt, thư từ,… và điều quan trọng nhất là doanh nghiệp còn
được cung cấp các số liệu về tình hình kinh doanh, xu hướng giá cả cũng như các giải pháp giải quyết các vướng mắc về thủ tục kinh doanh.
2.4.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.
Bảng 25: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ
Đơn vị: Triệu USD
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Cà phê 3,25 73,23 86,31 59,21 69,93 60,02 Cao su 0,13 0,70 0,67 1,61 1,56 2,13 Gạo 100,24 63,50 39,03 4,95 10,66 7,16 Giầy dép - - 99.313,00 102.692,00 87,79 114,23 Thuỷ sản 28,53 42,55 81,55 125,60 304,36 482,42 Dệt may 8,74 23,04 26,34 34,71 49,57 47,46 Rau quả 1,23 5,03 2,56 - - 1,97 Hạt điều 12,48 14,65 16,73 21,18 44,70 44,07 Hoa quả - - - 3,21 2,18 - Dầu thô - - - 99,60 91,37 225,16 Loại khác 52,90 123,56 116,12 109,92 20,75 189,34 KNXK sang Mỹ 207,47 346,53 468,63 563,25 732,44 1.065,33 Tổng 7.260,00 9.185,00 9.361,00 11.540,00 14.480,00 15.030,00
Tỷ trọng % 2,86 3,77 5,00 4,88 5,06 7,09 Tốc độ
tăng
- 67,03 35,23 20,19 30,04 45,45
Nguồn: Cục diện KTTG và Việt Nam năm 2000 Thống kê của Tổng cục hải quan.
Hàng năm, KNXK của Việt Nam sang Mỹ chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng KNXK của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của thị trường Việt Nam sang Mỹ
năm 1996 mới chỉ đạt 207,468 triệu USD – một con số không nhỏ sau khi Mỹ
mới xoá bỏ cấm vận Việt Nam. Các năm sau, tốc độ tăng KNXK của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh: Năm 1997 tăng 67,03% so với năm 1996 đạt 346,543 triệu USD, nâng tỷ trọng trong tổng KNXK lên 3,77% từ 2,86% năm 1996. Năm 1998 và 1999 mặc dù nền kinh tế thế giới suy giảm mạnh mà đặc biệt là nền kinh tế Mỹ Nhưng KNXK của Việt Nam sang Mỹ vẫn đạt tốc độ cao. Năm 2001 đanh dấu sự kiện KNXK xuất khẩu sang Mỹ vượt quá con số 1 triệu USD. Đây là cố
gắng của cả các nhà xuất khẩu lẫn nhập khẩu Mỹ. Trong việc thực thi HĐTM song phương Việt Mỹ. Tốc độ tăng năm 2001 đạt 45,45% so với năm 2000.
2.4.3. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ
Hiện nay Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ các mặt hàng chủ yếu như cà phê, giầy dép, may mặc,… Việt Nam hiện đứng thứ 7 về giá trị xuất khẩu và thứ 5 về số lượng trong các nước xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ. KNXK mặt hàng cà phê của Việt Nam snag Mỹ là 86,3 triệu USD năm 1998 và giảm xuống còn 60,02 triệu USD năm 2001 do giá cà phê trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh. Thị trường Mỹ chủ yếu tiêu thụ cà phê Arabica (70%).
Mặt hàng dệt may của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ là găng tay sợi bông (19,86%), quần sợi nhân tạo (6,8%), áo dệt kim (7,55%), áo sơ mi vải bông (33,8%), vải tơ tằm (5,17%), thảm len và thảm từ sơ dừa (26,82%). Năm 1998, mặc dù nhiều thị trường phi hạn ngạch của Việt Nam giảm mạnh thì thị
trường Mỹ vẫn ổn định và đạt kim ngạch 26,4 triệu USD. Tuy nhiên con số này vẫn còn rất nhỏ bé, năm 1997 chỉ bằng 0,04% tổng KNNK hàng dệt may của Mỹ. Công cụ bảo hộ chính của ngành dệt và may Hoa Kỳ là hệ thống hạn ngạch. Hiện nay phía Mỹ đang soạn thảo hiệp định buôn bán hàng dệt may với Việt Nam.
Sau khi hiệp định Thương mại Việt Mỹ được phê chuẩn, KNXK giầy dép của Việt Nam sang Mỹ không tăng mạnh (năm 1998 đạt 99 triệu USD và tăng lên 114 triệu USD năm 2001), do chênh lệch giữa thuế ưu đãi và không ưu đãi không lớn. Ngoài ra, do khả năng cạnh tranh của mặt hàng này không cao nên phải nhường thị phần cho nước láng giềng Trung Quốc (hiện Trung Quốc đang là nước đứng đầu các nước xuất khẩu giầy dép sang Mỹ). Việt Nam hiện nay chủ
yếu sản xuất hàng gia công cho các nhãn hiệu nổi tiếng như Nike, Reebok… Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ hàng nguyên phụ liệu và tái xuất khẩu giày dép thành
phẩm sang Mỹ. Phần tái nhập vào Mỹ được hải quan Mỹ tính rất chi li để không phải đánh thuế nhập khẩu.
Hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đang vấp phải đạo luật không chấp nhận các Basa và các Tra của Việt Nam được mang tên