Kinh nghiệm phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam” (Trang 29 - 33)

Nhật Bản là một nước bịảnh hưởng tương đối nặng nề hậu quả của chiến tranh và là một nước hoàn toàn thiếu nguyên liệu sản xuất. Nhưng chỉ sau chiến tranh thế

giới II, tức là vào những năm 50s hay 60s, nền kinh tế Nhật Bản đã khôi phục và phát triển một cách nhanh chóng đã làm cho vị thế của Mỹ và các nước Tây Âu lay động trên thương trường quốc tế. Hiện nay, sản phẩm dân dụng của Nhật (ôtô, xe gắn máy, hàng điện, điện tử) đã có mặt mọi nơi trên thế giới và chiếm được uy tín cao đối với khách hàng toàn cầu ở mặt chất lượng của sản phẩm.

-15.00-10.00 -10.00 -5.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 1979 1989 1998 1999

Hệ thống chính sách của Nhật Bản đã đem lại những đóng góp lớn lao cho sự thành công của mình.

Đối với kế hoạch và chính sách. Nhật Bản đã sử dụng hệ thống chính sách và Chính phủ chịu trách nhiệm cao nhất trong xây dựng kế hoạch công nghiệp. Kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản bao gồm việc làm rõ phương hướng kinh tế xã hội, chỉ rõ phương hướng chính sách của Chính Phủ nhằm thực hiện mục tiêu chương trình và trong hệ thống kế hoạch của mình, Chính phủ còn đưa ra những chỉ dẫn hoạt động cho các cơ sở kinh doanh.

Về chính sách tài chính. Nhật Bản hạn chế chi trong phạm vi thu, bảo đảm cân bằng ngân sách. Chính phủ luôn giữ mức thuế suất thấp đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước để khuyến khích họ sản xuất, tập trung tăng cường

đầu tư vào hiện đại hoá nhà máy. Thay vào việc lấy thuế làm nguồn thu chính cho Ngân sách, Chính phủ đã tăng cường sử dụng hình thức phát hành công trái để

vay tiền dân.

Chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương Nhật Bản liên tục thực hiện chính sách lãi suất thấp trong những năm sau chiến tranh thế giới II để khuyến khích các công ty trong nước tích cực sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Chế độ quản lý xí nghiệp. ở Nhật Bản, chế độ quản lý ở xí nghiệp rất độc

đáo, và có lẽ điều này đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự

nhanh chóng thành công của Nhật Bản. Thứ nhất, các công ty của Nhật Bản đã rất táo bạo, nhìn xa trông rộng. Các nhà quản lý ở các công ty của Nhật Bản không bao giờ nghĩ tới lợi ích trước mắt mà họ đã thực hiện tầm nhìn chiến lược, nhìn lâu dài tới sự phát triển và tồn tại của công ty. Các công ty sẵn sàng hoãn lợi nhuận tối đa trước mắt để tăng tỷ phần thị trường, sẵn sàng đầu tư vào kỹ thuật,

đề cao rèn luyện nhân viên, dồn sức vào hiện đại hoá nhà máy ngay cả khi nhà máy hiện có đã đáp ứng được nhu cầu trước mắt. Thứ hai, việc duy trì chế độ làm việc suốt đời cho công nhân theo chính sách của Nhật Bản khi người công nhân

thức quan trọng trong việc đóng góp trách nhiệm cho sự phát triển kinh doanh của công ty. Chế độ tiền lương trong công ty dựa vào thâm niên, hàng năm để giúp nhân viên không bị nhàm chán trong công việc, các công ty của Nhật Bản đã ứng dụng luân chuyển công việc cho nhân viên. Lấy làm việc theo nhóm là mục tiêu chính để hướng cho từng cá nhân trong quá trình làm việc. Các nhà quản lý cũng giảm tới mức thấp nhất sự cách biệt địa vị giữa nhà quản lý và công nhân. Thứ

ba, các công ty ở Nhật Bản đã áp dụng hệ thống kích thích cho nhân viên về vật chất, tinh thần, và truyền thống, chế độ tiền lương và thăng tiến trong công ty.

Đồng thời, các nhà quản lý của Nhật Bản rất tôn trọng sáng kiến của nhân viên, khuyến khích phát triển các sáng kiến trên tinh thần nhóm.

Nhật Bản đã thành công trong việc vượt lên làm chủ khoa học kỹ thuật hiện

đại. Sau chiến tranh thế chiến thứ II, các nước tư bản dồn phần lớn chi phí nghiên cứu vào mục tiêu quân sự, hay chinh phục vũ trụ thì Nhật Bản lại tập trung chủ

yếu vào nghiên cứu mục tiêu dân dụng. Trong lĩnh vực này, Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp nhập kỹ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngoài và duy trì nguyên tắc chỉ mua bằng phát minh hoặc thiết bị của nước ngoài rồi nghiên cứu, sử dụng làm chủ kỹ thuật đó, không để cho người nước ngoài sử

dụng kỹ thuật mới trên đất Nhật. Con người Nhật Bản được đào tạo với ý thức luôn săn tin, cùng xử lý thông tin và cùng tham gia quyết định.

Hơn nữa, sự kết hợp hài hoà giữa Chính phủ và giới kinh doanh ở Nhật trong chính sách ngoại thương đã tạo lên được sức cạnh tranh mạnh mẽ ở tầm quốc gia. Chính phủ Nhật Bản đã hoạch định chiến lược rõ ràng chuyển từ sản xuất hàng hoá có hàm lượng lao động cao sang phát huy sức mạnh truyền thống xuất khẩu các sản phẩm có nguyên liệu ngoại nhập để nhanh chóng mở rộng sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu. Chính phủ trợ cấp tiền để thúc đẩy loại bỏ những thiết bị cũ, chuyển đổi những ngành nghề đã qua thời kỳ hưng thịnh. Giải pháp được

đưa ra là: tìm kiếm phát triển công nghệ mũi nhọn để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước, trợ giúp các ngành sản xuất đã được lựa chọn nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Chính phủ Nhật còn khuyến

khích các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu phát triển và cải tiến các kỹ thuật

đã nhập khẩu.

Để tổ chức và đẩy mạnh xuất khẩu, các tổ chức xúc tiến thương mại đã

được ra đời. Các tổ chức này xây dựng điều tra ở hầu hết tất cả các nước, theo dõi những thay đổi về chính sách thuế quan, về thị hiếu tiêu dùng và tình hình cạnh tranh của các nước. Do đó, thông tin luôn được cập nhật và cung cấp kịp thời cho các nhà sản xuất trong nước. Ngoài ra, Nhật Bản còn cho thành lập các phòng trưng bày tại nước ngoài, tổ chức các cuộc triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm mới. Trong quá trình tổ chức thăm dò và tìm kiếm đối tượng có thể trở thành khách hàng, những hội nghị tối cao bàn về xuất khẩu trong đó có sự

tham gia của cả đại diện Chính phủ và giới kinh doanh được thành lập họp định kỳ bàn về mục tiêu xuất khẩu và đánh giá các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu được tổ

chức. Thông qua các cuộc hội nghị như vậy, kế hoạch và thực tế luôn đi đôi với nhau. Chính phủ (người lập ra các kế hoạch) lắng nghe và hiểu biết quá trình hoạt

động từ phía các doanh nghiệp.

Từ sau những năm 1970s, sau cuộc khủng hoảng kinh tế của mình và để

xoa dịu tình hình quan hệ với các nước trên thế giới (do Nhật Bản liên tục xuất siêu sang các nước nhất là Mỹ và Tây Âu), Nhật Bản đã phục hồi nền kinh tế, xoa dịu tình hình bằng cách đầu tư ra nước ngoài và tự kiềm chế xuất khẩu, mở rộng cửa cho hàng hoá nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa. Nghiên cứu cải cách các luật về phân phối và buôn bán theo cách đơn giản để tạo điều kiện cho sự thâm nhập dễ dàng của các công ty nước ngoài.

Đồng thời, Chính phủ còn đổi mới chiến lược kinh tế đối ngoại theo hướng hội nhập có hiệu quả vào những thay đổi của nền kinh tế thế giới. Cùng với tạo dựng và mở rộng nhu cầu trong nước, Nhật Bản đã tích cực điều chỉnh chiến lược kinh tế đối ngoại nhằm giải quyết những yêu cầu như: giảm lệ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nước ngoài, đa dạng hoá thị trường và sản phẩm xuất khẩu thích ứng với xu thế tự do hoá thương mại và kiềm chế xuất khẩu trong những trường hợp bất lợi cho nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là giảm thiểu sự mất cân

đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu gây tình trạng tách nền kinh tế Nhật ở chừng mực nhất định với thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam” (Trang 29 - 33)