trương đa phương hoá quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, tích cực thâm nhập các thị trường mới đã được thực hiện triệt để. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ
thương mại với hơn 100 nước và vùng lãnh thổ. Đây là một trong những yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn
định trong thời gian tương đối dài.
1. Vài nét về cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua. qua.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng có những thay đổi quan trọng trong 10 năm qua. Năm 1985 khu vực Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu còn chiếm tới 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta. Đến năm 1990 tỷ lệ này hạ
xuống còn 42,4%, năm 1991 giảm mạnh xuống 11,1%, năm 1995 còn 2,5% và
đến năm 2000 chỉ còn chiếm 1,2% kim ngạch xuất khẩu. Các nước Châu Á nổi lên đóng vai trò chính. Tỷ trọng của Châu Á trong năm 1991 (năm ta mất thị
trường XHCN) lên gần 77% nhưng những năm sau, nhờ nỗ lực khai thông hai thị
trường mới là Châu Âu và Bắc Mỹ, tỷ trọng của Châu Á đã giảm dần nhưng vẫn còn cao.
Bảng 15: Tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu thời kỳ 1991 – 2001
Đơn vị: % Thị trường Thời kỳ 1991-1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 ASEAN 22.1 24.5 21.2 24.6 21.4 18.1 21 Nhật Bản 30.2 21.3 17.7 15.5 15.5 18.1 17 Đài Loan 5.5 7.4 8.5 7.0 5.9 5.2 5.36 Hồng Kông 6.2 4.3 5.2 3.3 2.1 2.4 2.11 Hàn Quốc 3.3 7.7 3.9 2.4 2.8 2.4 2.7 Trung Quốc 5.3 4.7 5.7 5.0 7.5 10.6 9.44 Châu á 73.4 70.9 63.8 60.3 57.3 59.2 57.9 Các nước khối SEV 4.5 2.3 2.3 1.9 1.4 1.2 - Các nước EU 9.6 11.0 16.8 22.0 21.5 19.3 19.97
Châu Âu 14.8 15.4 22.7 27.0 25.7 22.0 20.5 Mỹ 1.6 2.8 3.0 4.9 4.4 5.1 7.1 Toàn Bắc Mỹ 1.7 3.3 3.7 5.8 5.2 5.8 7.5 Nam Mỹ 0.0 0.0 0.1 0.6 0.5 0.7 0.3 Châu Phi 0.5 0.2 0.1 0.2 0.4 0.2 0.2 Châu Đại dương 1.1 1.0 2.2 5.2 7.3 8.8 7.05
Nguồn: Niêm giám Thống kê và Tổng cục Hải quan
Trong số các nước Châu Á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn. Giai
đoạn 1991 – 1995, Nhật Bản thường xuyên chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta nhưng tỷ trọng của Nhật giảm đều qua các năm. Tới năm 1999 chỉ
còn 15.5% kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2000, tỷ trọng của Nhật đã tăng trở lại
đạt 18.1%. Tỷ trọng của các nước ASEAN, ngược lại, không có sự thay đổi lớn trong suốt thời kỳ 1991 – 1998 (năm 1991 chiếm 25,1%, năm 1998 cũng chiếm 25,1%). Từ 1998 trở lại đây tỷ trọng của ASEAN có xu hướng giảm, chủ yếu là do giảm xuất khẩu gạo.
Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường EU nói riêng và Châu Âu nói chung tăng khá đều trong những năm qua. Năm 1991 EU mới chiếm 5.7% kim ngạch xuất khẩu của ta nhưng năm 2000 đã chiếm 19.3%, góp phần đưa tỷ trọng xuất khẩu sang Châu Âu lên gần 22%. Bước đột biến trong quan hệ thương mại với EU đến năm 1992, khi ta ký với EU hiệp định khung về buôn bán hàng dệt may.
Quan hệ thương mại với Bắc Mỹ, trong đó chủ yếu là Mỹ, đã có bước phát triển nhanh kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ vào năm 1995. Tới năm 1995, năm đầu tiên bình thường hoá quan hệ, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đã đạt 170 triệu USD, đưa tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ 0% lên 3.1%. Đến năm 2000, dù hàng xuất khẩu của ta còn gặp nhiều khó khăn trên thị
trường Mỹ do chưa được hưởng quy chế MFN, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ
vẫn đạt 732 triệu USD, chiếm 5,1% kim ngạch xuất khẩu. Riêng thuỷ sản, trong 6 tháng đầu năm 2000 đã đạt gần 123 triệu USD, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm 1999. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2002 giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ đã đạt 480 triệu USD gấp 10 lần của cả năm trước.
Xuất khẩu sang thị trường Châu Đại dương ( chủ yếu là Australia) cũng đã có nhiều tiến bộ trong thời kỳ 1991 – 2000. Tỷ trọng của thị trường này trong xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 0,2% vào năm 1991 lên 8,8% vào năm 2000. Thị trường Châu Phi và Nam Mỹ không có biến chuyển rõ rệt trong toàn kỳ, cho tới nay vẫn chiếm chưa đầy 1% kim ngạch xuất khẩu của ta.
Điểm đáng chú ý trong thời kỳ 1991 – 2001 công tác đàm phán kiến tạo thị
trường đã được nâng cao một bước. Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với hơn 60 quốc gia trên Thế Giới. Tại hầu hết các thị trường xuất khẩu quan trọng, hàng hoá Việt Nam đều được hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN) hoặc cao hơn nữa là GSP. Nhờ đàm phán mà Nhật Bản đã dành cho ta chế độ thuế nhập khẩu tối huệ quốc vào năm 1999; xuất khẩu dệt may, giày dép và thuỷ sản vào EU
được mở rộng; thị trường Mỹ cũng dành quy chế tôi huệ quốc cho hàng hoá của ta sau khi Hiệp định thương mại song phương được phê chuẩn năm 2001.
Xét riêng trên khía cạnh thị trường, có thể nhận thấy công tác thị trường của ta chưa được tiến hành trên thế chủ động. Quá trình chuyển dịch thị trường chưa được định hướng trên tầm nhìn dài hạn, chủ yếu mới là sự tự thích ứng của các doanh nghiệp trước các thay đổi đột biến của tình hình. Từ chỗ phụ thuộc vào khối bạn hàng XHCN, xuất nhập khẩu của ta hiện nay lại chuyển sang dựa hẳn vào thị trường chấu Á với mức độ phụ thuộc thậm chí còn lớn hơn mức đã phụ
thuộc vào Liên Xô và Đông Âu trước đây. Vào cuối năm 1996, dù đã nỗ lực chuyển hướng, châu Á vẫn còn chiếm tới 71% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và việc này đã gây khó khăn lớn cho ta trong hai năm 1997 và 1998 vừa qua, khi khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế nổ ra trong khu vực. Nhiều thị trường mới, giàu tiềm năng chưa được quan tâm khai phá. Hàng hoá Việt Nam mất dần chỗ đứng trên thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu…. Cơ cấu thị trường, vì vậy, vẫn còn khá bất hợp lý, thậm chí trên phương diện nào
đó còn bất hợp lý hơn thời gian hơn trước đây.
Tồn tại trên là hệ quả của nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là nền kinh tế của nước ta có xuất phát điểm thấp, lại đang trong giai đoạn chuyển đổi nên tích luỹ nội bộ chưa cao. Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa hoàn toàn thuận lợi. Cơ cấu đầu tư chưa phù hợp. Sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, còn khá phân tán. Hoạt động xuất khẩu với ý nghĩa là khâu cuối cùng của chu trình sản xuất, bị ảnh hưởng là lẽ đương nhiên. Bên cạnh đó tuyệt đại đa số
các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng đầu tư phát triển sản xuất, tổ chức thông tin và tiềm lực thâm nhập thị trường còn yếu nên kinh doanh vẫn thiên về thụ động là chính, chưa chủ động vươn lên tìm tòi cơ hội kinh doanh, chưa quen với tư duy kinh doanh theo định hướng thị trường, khách hàng và chất lượng. Về phía Nhà nước, nhiều quan điểm, trong đó có những vấn
đề hết sức quan trọng như hội nhập kinh tế quốc tế, bảo hộ sản xuất trong nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu, phương thức quản lý nhà nước
đối với hoạt động xuất nhập khẩu… chậm được làm rõ trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nên chưa có được những định hướng rõ ràng và dài hạn ở tầm vĩ
mô. Nguồn lực có hạn bị dàn trải vào nhiều mục tiêu. Điều hành xuất nhập khẩu còn thiếu nhất quán, thiếu dứt khoát, có lúc có nơi còn tuỳ tiện, vừa tạo tâm lý thụ động, “đánh quả” trong các doanh nghiệp, vừa làm chậm quá trình hoàn thiện môi
Cuối cùng, bộ máy quản lý nhà nước về thương mại tuy đã có nhiều cố
gắng để theo sát tình hình thực tế nhưng nhìn chung vẫn còn khá thụ động và trì trệ. Sự liên kết giữa các định chế khá lỏng lẻo, chưa tạo thành một thể thống nhất với chuyển động hướng đích nên vừa cản trở quá trình ra quyết định nhanh và chính xác, vừa lãng phí nhân lực, vật lực. Công tác quy hoạch, kế hoạch, thu thập và phổ cập thông tin cũng như công tác xúc tiến còn có những bất cập, gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu.
Để có thể tìm hiểu sâu hơn về các thị trường nhập khẩu của Việt Nam đồng thời tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới, chúng ta cần nhìn lại tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường chính yếu trong giai đoạn vừa qua, để từ đó rút ra những bất cập còn tồn tại.