Các yếu tố xác định cầu tài sản của cải và xuất sinh lời dự tính
Trang 1Đề tàiLý thuyết tài chính tiền tệ:
TP HCM - 03/2011
Trang 2Nội dung chương 1 và chương 3:
Mở đầu và Kết luận Nguyễn Thanh Trà 25/03Nội dung chương 2, phần Của cải
Dương Trần Xuân LiênNguyễn Mạnh Tưởng
27/03Trình bày đề tài, lập bảng phân
công công việc, kiểm tra, lập mụclục, hoàn thiện đề tài
Dương Trần Xuân Liên 28/03Thiết kế Powerpoint Nguyễn Mạnh Tưởng Chưa hoàn thành
MỤC LỤC
Trang 3Chương 1: MỞ ĐẦU 4
Chương 2: NỘI DUNG 5
2.1 Các yếu tố xác định cầu tài sản 5
2.2 Của cải 5
2.2.1 Khái niệm 5
2.2.2 Lý thuyết lượng cầu tài sản đối với của cải 6
2.2.3 Độ co giãn của cầu theo của cải 6
2.3 Suất sinh lời dự tính 7
Trang 4Hãy tưởng tượng rằng bạn đang nắm giữ một số tiền lớn trong tay, và bạn muốnchúng sinh lời, bạn sẽ làm gì?
Đầu tư vào thị trường chứng khoán?
Nghe có vẻ hấp dẫn Đây là một kênh đầu tư thu hút rất nhiều vốn trên thị trường tiền tệ,đặc biệt khả năng sinh lời rất cao Thế nhưng, liệu chứng khoán có phải là sự lựa chọn tốiưu trong giai đoạn hiện nay khi mà nhiều chuyên gia nhận định rằng “Sân chơi chứngkhoán: Miếng bánh không dễ gặm”
Hay đầu tư vào bất động sản?
Bất động sản là thị trường đầy hấp dẫn bởi tỉ suất lợi nhuận cao và có tính rủi ro ít Đặcbiệt khi thị trường chứng khoán đang trong tình thế cũng rất khó khăn, chưa kể đến thịtrường bất động sản luôn có độ trễ khi các chính sách thay đổi và có thể sôi động dưới tácđộng nhiều yếu tố vô hình như quy hoạch mới phê duyệt, triển khai hạ tầng cơ sở mới…thì dường như bất động sản trở thành sự lựa chọn số một của nhiều nhà đầu tư Tuynhiên, mối lo lớn nhất vẫn là ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát và giá cả đầu vào cho cácdự án bất động sản.
Còn đầu tư vào vàng thì sao???
Giá vàng liên tục “lập kỷ lục” trong thời gian qua, khiến nhiều nhà đầu tư không ngầnngại bỏ ra những khoản tiền lớn đầu tư vào vàng Tuy nhiên, có thực sự là quá mạo hiểmkhi đầu tư vào vàng trong giai đoạn này, khi mà giá vàng đang tăng cao và khó nhận biếtlà giá vàng sẽ tăng hay giảm vì thị trường vàng hiện nay không đi theo quỹ đạo nào vàđang ngược với quy luật
Nên đầu tư vào đâu để mức rùi ro thấp nhất? Nên đầu tư như thế nào để mức sinh lời làcao nhất? Đầu tư với mức bao nhiêu là hợp lý? Hay đầu tư vào thời điểm nào là thíchhợp,… đó luôn là những câu hỏi khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi băn khoăn
Nhằm giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về “Lý thuyết lượng cầu tài sản” để từ đó có sựlựa chọn về đầu tư một cách hợp lý, nhóm chúng mình đã chọn đề tài: “Các yếu tố xácđịnh nhu cầu tài sản: Của cải và suất sinh lời dự tính”
Do hạn chế về mặt kiến thức cũng như nguồn dữ liệu, nên trong quá trình hoànthành đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sự đóng góp của quýthầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Trang 5Chương 2: NỘI DUNG
2.1.Các yếu tố xác định cầu tài sản:
Tất cả các loại tài sản, ví dụ tài sản tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, tài khoảntiền gửi hay là tài sản hữu hình như nhà cửa, máy móc, thiết bị… đều có giá trị nội tạihay giá trị của bản thân tài sản đó Khi quyết định mua (nắm giữ, đầu tư) một loại tài sản,người ta phải quan tâm đến các yếu tố sau:
Của cải: Là tất cả các nguồn lực kinh tế mà một người có được, trong đó
bao gồm tất cả các tài sản khác.
Suất sinh lời dự tính của loại tài sản này so với loại tài sản hay thế khác Rủi ro của loại tài sản này so với loại tài sản thay thế khác Rủi ro thường
được đo bằng mức độ không chắc chắn của suất sinh lời dự tính.
Tính thanh khoản của loại tài sản này so với các tài sản thay thế khác.
Tính thanh khoản là mức độ dễ dàng khi chuyển một loại tài sản thành tiềnmặt (nhanh chóng về mặt thời gian và có chi phí thấp).
Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi sẽ chỉ nghiên cứu tác động của 2 yếu tố,
của cải và suất sinh lời dự tính.
*Khi nghiên cứu tác động của một yếu tố (trong 4 yếu tố kể trên) lên nhu cầu về tài sản,chúng ta giả thiết các yếu tố còn lại không thay đổi.
2.2 Của cải:
2.2.1 Khái niệm:
Của cải là tổng giá trị tài sản và giá trị hiện tại của tài sản ảnh hưởng đến quyết
định của 1 người khi mua 1 loại tài sản nào đó trong danh mục đầu tư của họ Nói cách
khác, của cải là tất cả các nguồn lực kinh tế mà một người có được, trong đó bao
gồm tất cả các tài sản.
Trang 62.2.2 Lý thuyết lượng cầu tài sản về của cải:
Theo lý thuyết về lượng cầu tài sản, lượng cầu về một tài sản thường có tương
quan thuận với sự gia tăng của của cải Khi của cải tăng lên, lượng cầu về các loại tài
sản khác nhau sẽ tăng theo những mức độ khác nhau.
Ví dụ: Tại thời điểm một cá nhân A có số lượng của cải là 10 triệu, cá nhân này sẽ giữ
cho mình một lượng tiền mặt là 1 triệu (chiếm 10% tổng số của cải), tuy nhiên khi cánhân A có số lượng của cải là 100 triệu, thì lúc đó ông ta chỉ giữ tiền mặt là 5 triệu(chiếm 5% tổng số của cải), số còn lại ông ta dùng để đầu tư vào bất động sản, chứngkhoán…
2.2.3 Độ co giãn của cầu theo của cải:
Dễ dàng thấy được rằng, khi của cải tăng lên, chúng ta sẽ có nhiều khả năng kinhtế hơn để mua tài sản, chính vì vậy nhu cầu về tài sản tăng lên Tuy nhiên, điều này có thểkhông hoàn toàn chính xác đối với tất cả tài sản vì có một số loại mặt hàng mà nhu cầu vềchúng không tăng lên, thậm chí giảm đi khi thu nhập của chúng ta tăng lên VD: Khi thunhập của người dân tăng lên, thì lượng cầu đối với các mặt hàng cấp thấp sẽ giảm xuống.
Tuy vậy, nhu cầu về một loại tài sản nào đó tăng lên bao nhiêu lại tùy thuộc vào
độ co dãn cầu của loại tài sản đó theo của cải Độ co dãn cầu theo của cải của một loại
tài sản nào đó đo bằng số thay đổi về lượng cầu tài sản đó khi lượng của cải thay đổi
1%, giả sử rằng các yếu tố khác không đổi Mô tả bằng công thức:
Độ co dãn cầu theo của cải =
Ví dụ 1 : Nhu cầu mua xe máy Trung Quốc ở miền Tây tăng 30% khi thu nhập của nông
dân tăng 50% Lúc này độ co dãn theo của cải của xe máy Trung Quốc là 3/5.
Trang 7Ví dụ 2: Nếu nhu cầu mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 1.3 tức là
nhu cầu mua cổ phiếu tăng 130% khi của cải của nhà đầu tư tăng 100%.
Ví dụ 3: Giả sử của cải của bạn là $1000, bạn giữ $100 dưới dạng tiền tệ Tiếp theo, giả
sử rằng của cải của bạn tăng lên đến $50,000 nhờ tiết kiệm thường xuyên và bạn chọn giữ
$400 bằng tiền Độ co dãn cầu theo của cải đồi với tiền sẽ là:
Độ co dãn cầu theo của cải
Giả sử rằng khi của cải của bạn là $1000, bạn chỉ có $100 trái phiếu EE của chính phủMỹ Nhưng sau khi của cải của bạn tăng lên đến $50,000 bạn chọn mua $ 4.000 trái phiếuđể dành vào quỹ hưu trí Độ co dãn cầu theo của cải đối với trái phiếu sẽ là:
Độ co dãn cầu theo của cải
Như vậy khi của cải tăng, bạn sẽ thích giữ trái phiếu hơn là tiền Đối với mỗi $1 tăngthêm trong của cải, bạn sẽ chọn giữ $0.06 bằng tiền và $0.80 bằng trái phiếu.
2.3 Suất sinh lời dự tính: ( còn gọi là tỉ suất sinh lời dự tính)
Trong một số tài liệu, tỉ suất sinh lời dự tính còn được gọi là tỉ suất sinh lời mongđợi.
Để nghiên cứu tác động của yếu tố suất sinh lời dự tính (trong bốn yếu tố xác địnhnhu cầu tài sản) lên nhu cầu tài sản, ta giả thiết các yếu tố còn lại: của cải, rủi ro, tínhthanh khoản là không đổi.
2.3.1 Khái niệm:
Suất sinh lời dự tínhlà đại lượng cho chúng ta biết có thể nhận được bao nhiêu
tiền lời trên số vốn đầu tư vào một tài sản nào đó trong khoảng thời gian nhất định.
Trang 82.3.2 Lý thuyết lượng cầu tài sản đối với suất sinh lời dự tính:
Khi loại tài sản A có thể đem lại lợi nhuận lớn hơn tài sản B, nếu các yếu tố khác khôngthay đổi thì nhà đầu tư sẽ thấy tài sản A hấp dẫn hơn tài sản B và vậy nhu cầu về tài sảnA sẽ tăng lên Suất sinh lời dự tính của A tăng lên so với suất sinh lời dự tính của B theomột trong ba cách sau:
1 Suất sinh lời dự tính của A tăng lên trong khi của B không đổi.2 Suất sinh lời dự tính của A không đổi trong khi của B giảm.3 Suất sinh lời dự tính của A tăng nhiều hơn của B.
Có thể kết luận: Nếu suất sinh lời dự tính của một loại tài sản tăng (giảm) so với các tài
sản thay thế khác, giả sử các yếu tố khác không đổi, nhu cầu về tài sản đó sẽ tăng lên.
2.3.3 Công thức tính:
Cách tính suất sinh lời dự tính đối với một tài sản cụ thể: Là bình quân gia quyền
(còn gọi là bình quân trọng số) của tất cả các tỷ suất sinh lời có thể xảy ra trongtương lai với trọng số là xác suất để mỗi suất sinh lời có thể xảy ra.
Trong đó: E(R): Suất sinh lời dự tính.
Ri : Suất sinh lời dự tính có thể xảy ra trong trường hợp i.pi : Xác suất xảy ra trong trường hợp i mang lại suất sinh lợi Ri.
Ví dụ: Lãi suất trên thị trường hiện nay là 8%/năm, trái phiếu của công ty A có thể đem
lại những lãi suất sinh lời như sau nếu nắm giữ hết năm tới:
15% nếu lãi suất trong năm tới giảm xuống 7%/năm, xác suất lãi suất giảm xuống7% là 30%.
18% nếu lãi suất trong năm tới giảm xuống 6%/năm, xác suất xảy ra là 20%. 3% nếu lãi suất năm tới tăng lên 10%, xác suất xảy ra là 50%.
Như vậy suất sinh lời của trái phiếu này là:
( 30% × 15% ) + ( 20% × 18% ) + ( 50% × 3%) = 9,60%
Trường hợp không phải đối với một khoản đầu tư cụ thể mà đối với một danh
mục những khoản đầu tư đơn giản thì suất sinh lời là giá trị trung bình theo tỷ
Trang 9trọng suất sinh lời đối với những khoản đầu tư cụ thể trong danh mục Tỷ trọngnày là sự cân đối các giá trị đối với các khoản đầu tư.
Trong đó: wi : tỷ trọng đầu tư tài sản i trong danh mục,
E(Ri) : suất sinh lời dự tính của tài sản i.
Ví dụ: Suất sinh lời dự tính đối với một danh mục đầu tư theo giả định với bốn tài sản như sau:
Tài sản Tỷ trọng (wi) Suất sinh lời (%) Suất sinh lời dự tính(%)
Một phương pháp ước lượng chênh lệch của những suất sinh lời có thể có, Ri, sovới suất sinh lời dự tính E(Ri) là phương sai hay độ lệch chuẩn.
Đối với một khoản đầu tư cụ thể, phương sai:
Trang 102.3.4 Đường biên hiệu quả và lợi ích của nhà đầu tư:
Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của suất sinh lời dự tính đối với việc đầu tư, chúng ta đi
tìm hiểu khái niệm Đường biên hiệu quả.
Theo Lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại, đường biên hiệu quả miêu tả tập hợp nhữngdanh mục đầu tư có suất sinh lời lớn nhất cho mỗi mức độ rủi ro, hoặc rủi ro thấp nhấtcho mỗi mức suất sinh lời.
Hình 1.1 Đường biên hiệu quả đối với những danh mục đầu tư khác
Ví dụ của đường biên được thể hiện trong hình 1.1 Mỗi danh mục đầu tư nằm trên
đường biên hiệu quả có suất sinh lời cao đối với mức độ rủi ro bằng nhau hoặc rủi ro thấphơn đối với một suất sinh lời bằng nhau Như vậy, chúng ta có thể nói rằng danh mục Atrong hình chiếm ưu thế hơn danh mục C vì danh mục A có suất sinh lời bằng với danhmục C nhưng lại có ít rủi ro hơn Tương tự, danh mục B có ưu thế hơn danh mục C vì tuycùng mức độ rủi ro nhưng nó lại có mức suất sinh lời cao hơn.
Đường biên hiệu quả
CCTỉ suất sinh lợi
mong đợi
Độ lệch chuẩn
Trang 11Từ ví dụ trên,có thể rút ra kết luận: Không có một danh mục đầu tư nào nằm trên đường
biên hiệu quả có thể chiếm ưu thế hơn bất kì đầu tư nào khác trên đường biên hiệu quả.Tất cả những danh mục đầu tư này có những ước lượng suất sinh lời và rủi ro khác nhau,với suất sinh lời gia tăng thì rủi ro cao hơn Như vậy, đối với mỗi nhà đầu tư thì việc đánh
đổi giữa suất sinh lời và mức độ rủi ro là điều không thể tránh khỏi Hình 1.1 chỉ ra độ
dốc của đường cong hiệu quả giảm dần khi di chuyển hướng lên Điều này có nghĩa làmột sự gia tăng cùng một mức rủi ro khi di chuyển lên phía trên của đường biên hiệu quảthì chúng ta sẽ nhận được mức gia tăng nhỏ hơn của tỉ suất sinh lợi.
Trên thực tế, một nhà đầu tư sẽ quyết định đầu tư vào danh mục đầu tư được xemlà danh mục đầu tư tối ưu nhất Đó là danh mục đầu tư trên đường biên hiệu quả, tại đólợi ích đem lại cho nhà đầu tư là cao nhất Nó nằm tại điểm tiếp tuyến giữa đường biênhiệu quả và đường cong với mức hữu dụng cao nhất Mặt khác, lợi ích rủi ro – suất sinhlời là khác nhau giữa các nhà đầu tư, do vậy, việc lựa chọn danh mục cũng khác nhaugiữa các nhà đầu tư.
Chương 3: KẾT LUẬN
Lý thuyết lượng cầu tài sản là một lý thuyết rất quan trọng, được dùng để ứngdụng trong việc lựa chọn đầu tư sao cho hợp lý Bên cạnh hai yếu tố rủi ro và tính thanhkhoản thì của cải (Wealth) và suất sinh lời dự tính (Expected return) là hai yếu tố vô cùngquan trọng để xác định lượng cầu về tài sản.Lượng cầu về một tài sản thường có tươngquan thuận với sự gia tăng của của cải Khi của cải tăng lên, lượng cầu về các loại tài sảnkhác nhau sẽ tăng theo những mức độ khác nhau.Bên cạnh đó, các loại tài sản có cùngmức độ rủi ro và số tiền đầu tư tương đương nhau, nếu tài sản nào có lợi tức dự tính caohơn thì được yêu thích đầu tư hơn.
Nắm được điều này, mỗi người sẽ biết cách sử dụng nguồn vốn của mình một cáchtốt nhất đồng thời có được những kiến thức tổng quát nhất về sự hoạt động của thị trườngtiền tệ nói riêng và thị trường tài chính nói chung trong điều kiện kinh tế thị trường nhưngày nay.
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 CÁC NGUYÊN LÝ TIỀN TỆ NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Nguyễn Văn Luân – Trần Viết Hoàng – Cung Trần Việt NXB ĐHQG TP.HCM, 2007
2 ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Ts Phan Thị Bích NguyệtNXB Thống kê, 2006