THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA

39 503 0
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA) 2.1. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA) Như trên đã trình bày, hiện nay, PCA là đại diện duy nhất của Tập đoàn Kiểm toán quốc tế PKF international tại Việt Nam. Tập đoàn Kiểm toán quốc tế PKF International là một trong 10 tập đoàn kiểm toán và tư vấn lớn nhất trên thế giới với tổng số trên 400 văn phòng, trên 14.500 thành viên và nhân viên chuyên nghiệp tại trên 120 nước. Tổng doanh số của toàn tập đoàn trong năm 2007 là khoảng 2 tỷ USD. Chính vì là thành viên của PKF nên mọi quy trình kiểm toán, các tệp lưu trữ hồ sơ của PCA đều phải tuân theo mẫu chuẩn của PKF. Quy trình kiểm toán của PCA hiện nay đang tiếp cận theo quy trình kiểm toán của PKF. Tuy nhiên chúng vẫn đảm bảo tuân theo các quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tùy theo yêu cầu thực tế của khách hàng mà thời điểm tiến hành kiểm toán của PCA gồm 3 thời điểm là: - Sau khi BCTC năm của khách hàng đã lập xong. - Sau khi BCTC theo kỳ 6 tháng hoặc 9 tháng của khách hàng đã được lập. - Khi khách hàng có yêu cầu có thể là định kỳ hàng quý. Tuân thủ theo đúng quy định của tập đoàn, hiện nay quy trình kiểm toán của PCA đang tiếp cận theo quy trình kiểm toán của PKF gồm 08 bước như sau:  Bước 1: Tiếp tục khách hàng cũ hoặc chấp nhận khách hàng mới Quy trình kiểm toán bắt đầu khi PCA thu nhận một khách hàng. Thu nhận một khách hàng là một quá trình gồm 2 bước: Thứ nhất, đối với khách hàng cũ thì quyết định xem có tiếp tục kiểm toán hay không? Thứ hai, đối với khách hàng mới, PCA đã có sự liên lạc với khách hàng này và khi khách hàng yêu cầu được kiểm toán, PCA sẽ có sự đánh giá xem có chấp nhận yêu cầu này được hay không? Để trả lời 2 câu hỏi này KTV cần: Xác định những thay đổi so với năm trước (khách hàng hiện tại) hoặc tìm hiểu thông tin để nhận dạng khách hàng (khách hàng tiềm năng); đánh giá sự xung đột về lợi ích; đánh giá tính độc lập; từ đó xác định rủi ro có thể xảy ra và cách đối phó. Đối với khách hàng cũ, để tìm ra những thay đổi so với năm trước KTV cần phải làm những công việc sau: • Nhằm đảm bảo rằng những công việc lặp đi lặp lại đối với khách hàng không chứa đựng những rủi ro không thể chấp nhận, KTV thực hiện: o Xem xét về khả năng tin cậy vào tính chính trực của ban lãnh đạo công ty khách hàng và xem xét xem việc tiếp tục kiểm toán khách hàng này có làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty hay không. Cần xem xét các yếu tố sau: - Kinh nghiệm từ các năm trước - Những hiểu biết thu thập được từ các bộ phận khác trong công ty kiểm toán - Các phương tiện thông tin đại chúng - Mối quan hệ của khách hàng và các cơ quan quản lý - Quan điểm của khách hàng về tính trung thực hợp lý của các báo cáo tài chính o Nếu nghi ngờ về kết quả đánh giá ở trên, cần xem xét xem các rủi ro có thể được giảm thiểu bằng cách thực hiện các thủ tục ngăn ngừa không, ví dụ: - Các thủ tục bổ sung, đặc biệt là sự xác nhận của bên thứ ba - Các thủ tục soát xét bổ sung, ví dụ soát xét đảm bảo • Nhằm đảm bảo rằng PCA có khả năng để thực hiện các dịch vụ chuyên môn: o Xem xét xem KTV có đủ khả năng để thực hiện dịch vụ hay không. Xem xét xem công việc có yêu cầu gì đặc biệt hay không. o Đảm bảo rằng công ty kiểm toán có đủ nguồn lực để thực hiện công việc một cách hiệu quả và đúng hạn. • Nhằm đảm bảo rằng PCA và khách hàng đã thống nhất về phạm vi, điều khoản của hợp đồng; và không có sự kiện nào phát sinh làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa hai bên. o Xem xét các sự kiện có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với khách hàng, ví dụ: - Sự thay đổi quan trọng về đội ngũ lãnh đạo hoặc hình thức sở hữu của khách hàng; - Khách hàng thay đổi các chuyên gia tư vấn pháp luật - Sự thay đổi bất lợi về tình hình tài chính của khách hàng - Những vụ kiện tụng quan trọng giữa khách hàng và bên thứ ba. - Khách hàng thay đổi cơ bản hoạt động kinh doanh -Thay đổi về phạm vi công việc của kiểm toán viên - Thay đổi về trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý o Đảm bảo đã thực hiện các thủ tục phù hợp để đối phó với các vấn đề nêu trên, bao gồm cả việc đánh giá lại về tính độc lập và tính chính trực của ban lãnh đạo (nếu cần) o Xem xét xem có cần thiết phải điều chỉnh hợp đồng không. Đảm bảo rằng khách hàng đã thống nhất với các điều khoản mới của hợp đồng trước khi kiểm toán viên bắt đầu công việc. Đối với khách hàng mới, việc tìm hiểu thông tin để nhận dạng khách hàng mới này cần phải thực hiện các công việc: • Để đảm bảo rằng công việc kiểm toán đối với khách hàng này không chứa đựng những rủi ro lớn (rủi ro không thể chấp nhận), KTV cần: o Quyết định xem có thể tin tưởng vào tính chính trực của Ban lãnh đạo của Công ty khách hàng và việc tiếp tục giữ mối quan hệ với khách hàng này có làm ảnh hưởng đến uy tín của PCA hay không. Thông tin để có thể đưa ra quyết định trên có thể thu thập được bằng cách: - Thảo luận với bên giới thiệu khách hàng - Trao đổi với Công ty kiểm toán trước đây của khách hàng và trao đổi với bên thứ 3 - Thu thập thông tin từ kinh nghiệm của KTV và của bên thứ 3 như ngân hàng, tư vấn pháp luật và các đồng nghiệp trong ngành. - Thông tin cơ bản trên cơ sở dữ liệu. o Nếu KTV còn có sự hoài nghi về những thông tin vừa thu thập ở trên, KTV cần thực hiện các phương án bổ sung để giảm thiểu rủi ro như xác nhận của bên thứ 3 hoặc soát xét đảm bảo kiểm toán. • Để đảm bảo PCA có thể thực hiện một cuộc kiểm toán chuyên nghiệp thì KTV và lãnh đạo Công ty cần xem xét các yếu tố như: o Nhân sự có hiểu biết về ngành nghề hoặc các vấn đề có liên quan đến khách hàng o Nhân sự có kinh nghiệm, khả năng hoặc hiểu biết phù hợp về yêu cầu của báo cáo kiểm toán hoặc các yêu cầu pháp lý o Công ty có đủ nhân sự có năng lực để thực hiện hợp đồng o Sự tham gia của các chuyên gia nếu cần thiết o Các cá nhân có đủ điều kiện để thực hiện soát xét chất lượng kiểm toán o Công ty có khả năng hoàn tất hợp đồng kiểm toán đúng hẹn • Để đảm bảo rằng việc được bổ nhiệm làm kiểm toán viên của PCA là hợp lý và khách hàng hiểu được phạm vi công việc PCA là gì. KTV cần thực hiện các thủ tục như: o Gửi, và thu thập thư trả lời từ phía kiểm toán viên năm trước về các câu hỏi chuyên môn/kế toán tổng hợp (nếu có) o Xem xét nguyên nhân các kiểm toán viên trước đó không tiếp tục thực hiện kiểm toán tại khách hàng (nếu có thể) o Thu thập bản sao của biên bản bổ nhiệm đơn vị thành viên của PCA làm kiểm toán viên ( nếu có thể) o Thống nhất với khách hàng về các điều khoản của hợp đồng trước khi bắt đầu công việc o Tiến hành các kiểm tra cần thiết khác để đạt được mục đích chính và ghi nhận lại như một bằng chứng kiểm toán • Để đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động đúng theo pháp luật o Thu thập và lưu lại các tài liệu vể cơ cấu tổ chức và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp o Lưu hồ sơ những tài liệu liên quan tới các nhà chức trách có thẩm quyền và xem các tài liệu nà có hỗ trợ cho việc thu thâp thông tin từ các báo cáo của khách hàng ko o Tiến hành các kiểm tra cần thiết khác để đạt được mục đích này Sau khi đã thu thập được các thông tin trên đối với cả khách hàng mới và khách hàng cũ, KTV phải đánh giá sự xung đột về lợi ích. Đánh giá sự xung đột về lợi ích, KTV xem xét các yếu tố như: kế toán cho khách hàng, nhận quà biếu của khách hàng, kiểm toán khách hàng lâu năm, có quan hệ họ hàng hoặc thân nhân với khách hàng, có kiện tụng hoặc liên quan tài chính với khách hàng hoặc cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng ví dụ dịch vụ lương, thuế và các dịch vụ tư vấn khác. Đánh giá tính độc lập, đây là một bước công việc rất quan trọng, ảnh hưởng đến tính trung thực khách quan theo yêu cầu của chẩn mực đạo đức nghề nghiệp và làm cho người đọc báo cáo kiểm toán tin tưởng. Để đảm bảo tính độc lập được tuân thủ, KTV cần: • Liệt kê danh sách những yếu tố có ảnh hưởng đến tính độc lập của PCA • Biện pháp sử dụng để loại trừ hoặc giảm nhẹ những nguy cơ này. • Mức phí kiểm toán có phù hợp với công việc của KTV hay không? Xem xét khả năng thanh toán về phí kiểm toán của khách hàng. • KTV có hài lòng với việc BGĐ hoặc những người có liên quan không gây ra những áp lực cho công việc kiểm toán khiến cho việc đưa ra ý kiến gặp khó khăn? Trên cơ sở những nội dung đã thực hiện ở trên, KTV xác định các rủi ro có thể xảy ra và cách đối phó nếu thu nhận khách hàng. Sau khi đã dự tính được các khả năng có thể xảy ra, thì KTV căn cứ vào đó để đưa ra quyết đinh có chấp nhận khách hàng mới hoặc tiếp tục khách hàng cũ hay không?  Bước 02: Kế hoạch kiểm toán sơ bộ Sau khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, PCA sẽ đạt tới một hợp đồng kiểm toán. Đây là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán và khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác. Một kế hoạch kiểm toán sơ bộ bao gồm có: phạm vi và các điều khoản của cuộc kiểm toán, các công việc hành chính và chiến lược kiểm toán. • Phạm vi và các điều khoản của cuộc kiểm toán: Để xác định được nội dung của hợp đồng kiểm toán, PCA phải thỏa thuận với khách hàng để thu thập các thông tin: o Đơn vị có phải là một doanh nghiệp (hay tổ chức phi lợi nhuận), trụ sở đặt tại ở đâu và chịu sự điều chỉnh của cơ quan chức năng nào? o Công ty có phải là một công ty đa quốc gia, công ty niêm yết, công ty đại chúng hay không o Các hoạt động kinh doanh chính của công ty? o Công ty có là đơn vị thuộc sự điều chỉnh của cơ quan Nhà nước không và cơ quan nào điều chỉnh? o Vai trò của KTV là gì (ví dụ: thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính hay cung cấp dịch vụ bảo đảm về hợp nhất Báo cáo tài chính của Công ty Mẹ). o Các chuẩn mực được áp dụng trong cuộc kiểm toán? o KTV có phải là người lập báo cáo tài chính không? (xem xét liệu có vi phạm về tính độc lập hay không) o BCTC được lập theo chế độ kế toán nào? o Công ty có áp dụng các quy định cho các ngành nghề đặc thù hay ko? Nếu có thì là những quy định nào? o BCTC được lập theo nguyên tắc/luật nào? o KTV có quyền hay trách nhiệm phải báo cáo với cơ quan quản lý trong những trường hợp cụ thể? [...]... trưởng nhóm kiểm tra, soát xét lại Trưởng nhóm sẽ báo cáo, trao đổi với chủ nhiệm để có ý kiến kiểm toán cuối cùng 2.3 TỔ CHỨC LƯU TRỮ HỒ SƠ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA) Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong một cuộc kiểm toán, bao gồm 2 loại là: hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm Đối với các công ty kiểm toán, chúng... Bước công việc cuối cùng trong giai đoạn này, KTV cần thiết phải hoàn tất công việc kiểm toán bao gồm: hoàn tất hồ sơ kiểm toán, hoàn tất tổng thể công việc kiểm toán, báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán  Bước 8: Trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán Sau khi đã hoàn tất kiểm toán, PCA báo cáo những vấn đề cần thiết với ban lãnh đạo công ty khách hàng Thường thì Ban giám đốc công ty. .. cáo Hoàn tất kiểm toán 2.2 TỔ CHỨC NHÂN SỰ CHO MỘT CUỘC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA) Việc bố trí nhân sự cho một cuộc kiểm toán là rất quan trọng, quyết định trực tiếp tới chất lượng của kết quả kiểm toán, tiết kiệm được chi phí và thời gian Việc lựa chọn đội ngũ nhân viên nằm trong công tác chuẩn bị cũng là một yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán chung được thừa nhận CMKT... kiểm toán (ngay tại thực địa) không đòi hỏi quá 5 người và trong một số trường hợp có thể phải hỗ trợ cho KTV chính trách nhiệm theo dõi các công việc kiểm toán có quy mô lớn Nhiệm vụ của trợ lý cao cấp là: • Hiểu biết về nghiệp vụ kế toánkiểm toán, những quy định về kiểm toán, thuế và pháp luật tại địa phương, thủ tục cũng như là yêu cầu của kế toánkiểm toán quốc tế • Có kiến thức về kiểm toán. .. lược kiểm toán và đánh giá lại rủi ro  Bước 06: Thực hiện các thủ tục kiểm toán Thực hiện các thủ tục kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích hợp với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán Đây là quá trình triển khai một cách linh hoạt sản phẩm của bước 5 Do đó, trình tự thực hiện như sau: Thứ nhất, KTV tiến hành thử nghiệm kiểm soát bằng cách kiểm. .. và hồ sơ pháp lý SDĐN và đối chiếu so sánh Hồ sơ kiểm toántài sản của Công ty vì vậy tất cả các nhân viên đều không được giữ hồ sơ riêng mà chưa được phép của ban giám đốc và đều phải đảm bảo tính bí mật, an toàn, không được tiết lộ những thông tin về đơn vị được kiểm toán 2.4 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA) Với đặc điểm là đối tượng đi xác minh độ... cứ để lập kế hoạch kiểm toán, là sự ghi chép những bằng chứng thu được và ghi chép kết quả của việc thực hiện thử nghiệm, là dữ kiện cho việc lập báo cáo kiểm toán đồng thời cũng là căn cứ để chủ nhiệm kiểm toán, ban giám đốc kiểm tra, kiểm soát Chính vì tầm quan trọng đó mà hồ sơ kiểm toán cần phải được tổ chức lưu trữ một cách có khoa học, hợp lý và đầy đủ Tại PCA, hồ sơ kiểm toán chung được gọi... trình kiểm toán chuẩn của hãng kiểm toán PKF mà PCA đang từng bước áp dụng Quy trình này được tóm lược bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình kiểm toán của PCA Chấp nhận khách hàng mới, tiếp tục khách hàng cũ Kế hoạch kiểm toán sơ bộ Hiểu biết về khách hàng Đánh giá rủi ro Thiết kế thủ tục kiểm toán Thực hiện các thủ tục kiểm toán Trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo Hoàn tất kiểm toán 2.2 TỔ... chương trình kiểm toán rút gọn để thực hiện các công việc mà người đó được giao • Trong quá trình thực hiện kiểm toán cho khách hàng, người trợ lý cao cấp chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thời gian biểu cho từng bước kiểm toán cũng như là đào tạo và giám sát công việc của tất cả những người phân công thực hiện công việc Theo định kỳ, người trọ lý cao cấp phải cùng với nhân viên được phân công thực hiện... nhóm kiểm toán thường ở các mức kinh nghiệm khác nhau và có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực thống kê, vi tính …còn đối với những hợp đồng nhỏ thì chỉ cần một hoặc hai thành viên trong nhóm kiểm toán Mô hình chung như sau: Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức nhân sự cuộc kiểm toán CHỦ NHIỆM KIỂM TOÁN KTV CHÍNH TRỢ LÝ 1 TRỢ LÝ 2 Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong một cuộc kiểm toán được Công . THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA) 2.1. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA). quan chức năng nào? o Công ty có phải là một công ty đa quốc gia, công ty niêm yết, công ty đại chúng hay không o Các hoạt động kinh doanh chính của công ty?

Ngày đăng: 18/10/2013, 13:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Nội dung lưu trữ trong hồ sơ thường trực của PCA - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA

Bảng 2.1.

Nội dung lưu trữ trong hồ sơ thường trực của PCA Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 2.2: Nội dung lưu trữ trong hồ sơ năm của PCA (mã E) - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA

Bảng 2.2.

Nội dung lưu trữ trong hồ sơ năm của PCA (mã E) Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan