1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA

13 381 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 22,55 KB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA) 3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA) Kiểm toán là loại hình hoạt động gia nhập vào Việt Nam chưa lâu, còn khá mới mẻ cả về lý luận lẫn thực tiễn. PCA lại mới chỉ có kinh nghiệm làm việc hơn 6 năm. Vì vậy trong thời gian qua, Công ty đang từng bước hoàn thiện mọi mặt không chỉ về công tác chuyên môn mà cả về mặt tổ chức quản lý nhằm mang lại cho khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất. 3.1.1. Ưu điểm Thứ nhất, Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với mạng lưới khách hàng khắp cả nước. Trách nhiệm được phân tách một cách cụ thể giữa các bộ phận nhưng vẫn được kiểm tra giám sát của ban giám đốc. Sự liên lạc trao đổi giữa văn phòng chính và 2 chi nhánh vẫn diễn ra liên tục, đều đặn, vượt qua sự giới hạn về địa lý. Thứ hai, Môi trường làm việc năng động, tích cực, tạo động lực làm việc cho các nhân viên. Đội ngũ nhân viên của Công ty nhiều giới trẻ, hòa đồng, thân thiện. Giữa các nhân viên trong một nhóm hay giữa các nhóm với nhau hoặc giữa các phòng ban thường xuyên có sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Công ty cũng thường tổ chức các buổi giao lưu, hội thi cho các nhân viên. Ban giám đốc khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến từ hoạt động chuyên môn đến công tác quản lý. Điều này giúp cho nhân viên phát huy năng lực đồng thời người quản lý từ đó có cách đánh giá năng lực của từng người được sát thực hơn, từ đó có cách phân công công việc một cách hợp lý nhất. Thứ ba, Công ty luôn có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển chuyên môn cho các nhân viên. Là doanh nghiệp mới sát nhập lại, khi đối tượng khách hàng tăng lên thì việc tuyển chọn đội ngũ nhân viên là điều được ban lãnh đạo của PCA dự kiến trước. Chính sách tuyển chọn nhân sự của Công ty khá chi tiết. Để xem xét tuyển vào làm việc tại Công ty, mỗi ứng viên phải được kiểm tra năng lực, tính cách và khả năng của cá nhân đó. Các nhân viên được tuyển dụng đều được đào tạo thông qua các buổi giảng bài, hội thảo trong nội bộ cũng như các khóa đào tạo tổ chức bên ngoài công ty, qua các tài liệu Công ty cung cấp và thông qua làm việc trực tiếp với khách hàng. Chương trình chính thức các bài giảng và các hội thảo được trình bày tại các văn bản được ban hành thay đổi hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng khuyến khích và giúp đỡ các nhân viên đạt được các bằng cấp nghiệp vụ chuyên môn. Ban giám đốc Công ty nhận đinh một trình độ chuyên môn tốt sẽ có giá trị rất lớn trong việc phát triển nghề nghiệp cho nhân viên và là một trong những điều kiện tiên quyết để được nâng bậc thành kiểm toán viên chính. Đông thời với bằng cấp chuyên môn như vậy sẽ đem lại rất nhiều thuận lợi, khách hàng của Công ty đều mong muốn các KTV chính của một cuộc kiểm toán đạt tới trình độ chuyên môn cao. 3.1.2. Nhược điểm và kiến nghị khắc phục Bên cạnh những mặt đã đạt được ở trên, vì thời gian hoạt động còn chưa nhiều nên công tác tổ chức quản lý của PCA cũng đang tồn tại một số nhược điểm mà Công ty cần chú ý khắc phục. Điều nổi cộm nhất trong công tác tổ chức quản lý của PCA là vấn đề về nguồn nhân lực. Số lượng nhân viên còn chưa nhiều nên trong mùa kiểm toán, Công ty còn gặp khó khăn trong việc bố trí nhân viên cho các khách hàng. Nếu tình trạng này không được giải quyết, sẽ dẫn đến mất đi khách hàng cũ hoặc không có khách hàng tiềm năng vì phải từ chối kiểm toán do thiếu người. Trong mùa kiểm toán, công việc của các KTV tương đối nặng nề, các nhân viên ở bộ phận tư vấn, định giá cũng phải hỗ trợ. Số lượng nhân viên nữ trong Công ty chiếm đại đa số, do đó việc bố trí công tác xa là khó khăn. Khối lượng luân chuyển nhân viên trong Công ty là tương đối lớn, vì vậy lượng nhân viên mới trong Công ty là tương đối cao. Công ty lại phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp cho các nhân viên mới, dẫn đến chi phí hoạt động sẽ tăng thêm. Tuy nhiên, những nhân viên này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi vào thực tế tại khách hàng vì lượng nhân viên có kinh nghiệm là không nhiều và không hướng dẫn được thường xuyên. Điều này đòi hỏi sự chủ động học tập và quan sát lớn của các nhân viên mới. Để khắc phục tình trạng này, trong khâu tuyển dụng nhân sự của Công ty cần chú ý một số điểm như: Cân đối tỷ lệ ứng viên nam và nữ, việc tuyển dụng bên cạnh kiểm tra trình độ năng lực chuyên môn cũng cần phải xem xét đến tư cách đạo đức của ứng viên. Ban lãnh đạo của Công ty nên quan tâm hơn nữa đến đời sống của nhân viên, đưa ra chính sách đãi ngộ hợp lý thì số lượng nhân viên luân chuyển sang đơn vị khác sẽ hạn chế. 3.2. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA) Tổ chức công tác kiểm toán là vấn đề trọng tâm của một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ kiểm toán. Chính vì chú trọng xây dựng, bổ sung và hoàn thiện quy trình kiểm toán mà PCA đã không ngừng mở rộng lĩnh vực hoạt động, duy trì được khách hàng cũ, chủ động tiếp cận được khách hàng mới, các dịch vụ cung cấp vì thế cũng phong phú hơn để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Với hơn 6 năm hoạt động, những ưu nhược điểm của Công ty cần được ghi nhận để tiếp tục phát huy hoặc sửa đổi, cải thiện. Với việc áp dụng quy trình kiểm toán chung của hãng kiểm toán PKF, quy trình kiểm toán của PCA là chưa tương xứng tuyệt đối với các giai đoạn của một cuộc kiểm toán BCTC theo quy định của CMKT Việt Nam. Thực chất, PKF đã chia nhỏ các giai đoạn lớn theo chuẩn mực thành các bước nhỏ (chi tiết xem ở bảng dưới đây). Sự khác biệt này là không lớn vì vẫn đảm bảo được những công việc cần thực hiện trong một cuộc kiểm toán. Đây có thể được xem là một sự sáng tạo linh hoạt việc ứng dụng các quy định của chuẩn mực vào thực tế kiểm toán để các công việc thực hiện được rõ ràng và cụ thể hơn. Do đó, những phân tích về ưu nhược điểm về quy trình kiểm toán của PCA dưới đây sẽ quy về theo đúng cách phân chia quy trình kiểm toán theo chuẩn mực. Bảng 3.1: Sự tương ứng giữa quy trình kiểm toán của PCA và CMKT Quy trình kiểm toán theo CMKT Quy trình kiểm toán của PCA  Giai đoạn I: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán. Bao gồm: • Bước 1: Chấp nhận khách hàng mới hoặc tiếp tục khách hàng cũ • Bước 2: Kế hoạch kiểm toán sơ bộ • Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán • Thu thập thông tin cơ sở • Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng • Bước 3: Hiểu biết về khách hàng • Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán • Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát • Bước 4: Đánh giá rủi ro • Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán • Bước 5: Thiết kế thủ tục kiểm toán  Giai đoạn II: Thực hiện kế hoạch kiểm toán • Bước 6: Thực hiện các thủ tục kiểm toán  Giai đoạn III: Hoàn thành kiểm toáncông bố báo cáo kiểm toán • Bước 7: Hoàn tất kiểm toán • Bước 8: Trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán 3.2.1. Ưu điểm. Là thành viên của PKF, một hãng kiểm toán hàng đầu trên thế giới, cách thức tiếp cận kiểm toán của PCA đã vận dụng được cách tư duy và làm việc khoa học của PKF nhưng vẫn đảm bảo tươmg xứng với các quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Đây là một sự nỗ lực lớn của ban giám đốc và toàn thể nhân viên của Công ty. Hiện nay, gần như toàn bộ các cuộc kiểm toán của Công ty đối với một khách hàng được thực hiện 1 năm một lần, khi báo cáo tài chính của khách hàng đã được lập xong. Theo cách thức này, quy trình kiểm toán của PCA có những ưu điểm chính như sau: Thứ nhất, trong giai đoạn lập kế hoạch. PCA đã tiến hành thực hiện những bước công việc chủ yếu theo như quy trình đã xây dựng phù hợp với hướng dẫn của CMKT. Việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán được lãnh đạo của Công ty giám sát và theo dõi chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro trong việc chấp nhận khách hàng. Tìm hiểu khách hàng là bước công việc quan trọng trong giai đoạn này, vì thế Công ty luôn có sự quan tâm thích hợp ví dụ: đối với khách hàng lâu năm, KTV vẫn tiếp tục cập nhật các thông tin mới về khách hàng, tìm hiểu những quy định của luật pháp mới được ban hành; đối với khách hàng mới, KTV chú trọng vào những khác biệt trong chế độ kế toán, đặc điểm ngành nghề kinh doanh . Đây là cơ sở cho việc xác định và đánh giá rủi ro cho phù hợp. Cách thức xác định trọng yếu là hợp lý vì có tính đến đặc thù của từng loại hình DN. Mức trọng yếu theo đó dễ xác định, làm cơ sở cho KTV thực hiện chọn mẫu kiểm toán và tiến hành các thử nghiệm kiểm toán đạt được hiệu quả, tránh được việc bỏ sót những đối tượng chứa đựng sai phạm trọng yếu. Việc đánh giá rủi ro cũng được xây dựng khoa học. Tổ chức nhân sự cho một cuộc kiểm toán được chú trọng đúng mức, việc phân công nhân viên đã có sự xem xét cả về năng lực, kinh nghiệm và đảm bảo tính độc lập, khách quan. Kế hoạch kiểm toán sơ bộ được xây dựng chi tiết rõ ràng như: trước khi ký kết hợp đồng, Công ty đều có buổi thảo luận với khách hàng xác định những nội dung của cuộc kiểm toán. Chương trình kiểm toán được thiết kế cho phù hợp với từng khách hàng. Kế hoạch kiểm toán được gửi trước cho khách hàng đển khi KTV xuống kiểm tra thực tế thì khách hàng đã chuẩn bị các tài liệu cần thiết, tránh việc lãng phí thời gian. Thứ hai, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. KTV đã tuân thủ nghiêm túc chương trình kiểm toán đã được xây dựng. Công việc mà KTV thực hiện đều được thể hiện trên giấy tờ làm việc. Giấy tờ làm việc được trình bày rõ ràng, khoa học. Thứ tự thực hiện các thủ tục kiểm toán là hợp lý ví dụ: Phân công công việc cho nhân viên được thực hiện đầu tiên, đối chiếu số liệu thực hiện trước các thủ tục khác để đảm bảo số liệu dùng để kiểm tra là số liệu chính xác, thủ tục phân tích thực hiện trước thủ tục kiểm tra chi tiết để làm giảm thiểu số lượng thủ tục cơ bản …. Trong giai đoạn này, KTV đã thực hiện việc thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến nhận xét của mình tương đối chuẩn xác. Thứ ba, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Kết quả của cả cuộc kiểm toán có cao hay không là phụ thuộc cuối cùng vào việc tổng hợp các thông tin trên giấy tờ làm việc đưa ra ý kiến kiểm toán. Chính vì vậy, công tác kiểm soát chất lượng cần phải được đề cao trong giai đoạn này. PCA đã có sổ tay kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Trước hết là soát xét giấy tờ làm việc của nhân viên. Việc soát xét được thực hiện trước hết là KTV chính đối với trợ lý, chủ nhiệm kiểm toán đối với KTV chính và trợ lý. Sau đó giám đốc sẽ soát xét lại toàn bộ. Báo cáo phát hành bằng tiếng nước ngoài phải được phiên dịch của Công ty kiểm tra. Trước khi phát hành báo cáo, tất cả các số liệu phải được kiểm tra đối chiếu. Tất cả các con số trong dự thảo báo cáo cuối cùng phải được đối chiếu với hồ sơ lưu giữ các giấy tờ làm việc. Mẫu phát hành báo cáo sẽ được lưu giữ trong một hồ sơ chính riêng biệt. Các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC cũng được trưởng nhóm kiểm toán xem xét cẩn thận để đánh giá ảnh hưởng của nó tới BCTC của khách hàng. Sau khi có kết luận kiểm toán, những ý kiến đóng góp cho khách hàng cũng được PCA thực hiện nghiêm túc và được khách hàng tiếp thu. Việc lưu trữ hồ sơ được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, khoa học. Ví dụ, hồ sơ kiểm toán được sắp xếp theo năm. Trong một năm, hồ sơ được sắp xếp theo từng khối trong Công ty, mỗi khối lại sắp xếp theo từng loại hình doanh nghiệp 3.2.2 Nhược điểm Những điều mà ban giám đốc và nhân viên của Công ty thực hiện ở trên là đáng ghi nhận. Tuy nhiên với tuổi nghề còn ít thì những hạn chế trong tổ chức kiểm toán là điều không thể tránh khỏi. Thứ nhất, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Có 3 công việc quan trọng hàng đầu trong giai đoạn này giúp giảm bớt thủ tục kiểm tra chi tiết, nâng cao chất lượng kiểm toán mà PCA còn thực hiện rất sơ sài gần như bỏ qua là: xác đinh trọng yếu, đánh giá rủi ro, tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng. Công ty đã có phương pháp tính toán và xác định mức trọng yếu, hướng dẫn và mẫu đánh giá hệ thống KSNB nhưng KTV khi thực hiện kiểm toán chưa chấp hành nghiêm chỉnh. Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB chủ yếu dựa vào phỏng vấn nhân viên khách hàng và cũng chưa được thực hiện đối với tất cả các khách hàng kiểm toán. Đánh giá trọng yếu, rủi ro thường chỉ dựa trên kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của KTV lâu năm. Do đó đánh giá rủi ro chỉ đưa ra ở dạng cao hay thấp mà chưa ước lượng được mức rủi ro cụ thể. Việc sử dụng mẫu có sẵn của PKF làm cho chương trình kiểm toán là giống nhau đối với mọi cuộc kiểm toán. Trong khi đó thì tính chất hoạt động và đặc điểm kinh doanh của các khách hàng khác nhau là không giống nhau. Do đó, chương trình kiểm toán là không phù hợp cho nhiều cuộc kiểm toán. Ngoài ra, chương trình kiểm toán được thiết kế cho từng khoản mục không phải theo chu trình nên việc thấy được những mối liên hệ giữa các khoản mục là khó, nhất là khi những khoản mục này được thực hiện bởi những KTV khác nhau. Điều này đòi hỏi trong quá trình thực hiện, các KTV phải có sự trao đổi, trưởng nhóm phải nắm bắt được mối liên hệ đó. Trong bước này, việc tiến hành họp thảo luận nhóm trước khi đi kiểm toán là chưa được thực hiện đầy đủ thường xuyên. Điều này có thể dẫn tới việc không thống nhất phương pháp kiểm toán, các nội dung chủ yếu không được thống nhất dễ dẫn đến việc kiểm tra tràn lan mà không phát hiện được sai sót. [...]... thúc kiểm toán Công ty chưa thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế khi mà thủ tục kiểm toán chính không thực hiện được Việc xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ là chưa được chú trọng Điều này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của báo cáo kiểm toán 3.3 KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA) Trên cơ sở những tồn tại trong tổ chức kiểm toán. .. Công ty cần thực hiện một cách nghiêm chỉnh các quy định trong sổ tay kiểm soát chất lượng Sổ tay kiểm soát chất lượng của Công ty xây dựng rất cụ thể chi tiết nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi cho toàn bộ nhân viên Thứ hai, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, Công ty cần thiết kế chương trình kiểm toán cho từng khách hàng một Việc đánh giá và xác định mức trọng yếu, rủi ro cũng như việc đánh. .. đánh giá hệ thống KSNB cần phải được thực hiện để làm cơ sở cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán cơ bản Trước khi thực hiện kiểm toán, cần họp nhóm kiểm toán để các tất cả các KTV trong nhóm định hướng được vùng, khoản mục cần chú trọng nhằm tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng kiểm toán Thứ ba, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, cần tận dụng tối đa các thủ tục phân tích để hạn chế kiểm. .. Quá trình tìm hiểu tổng quan về Công ty từ lịch sử hình thành, đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý đến việc đi sâu tìm hiểm công tác kiểm toán tại phòng Tư vấn của Công ty để viết lên báo cáo tổng quan này là thời gian vô cùng bổ ích, giúp em làm quen với cách thức tìm hiểu lấy thông tin, viết báo cáo tạo tiền đề tốt cho thời gian viết chuyên đề thực tập kiểm toán ở giai đoạn sau... xét tổng thể, đánh giá sự thuyết minh và trình bày BCTC, soát xét đảm bảo, những lưu ý cho cuộc kiểm toán năm sau Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ và sau ngày ký báo cáo kiểm toán cần quan tâm, xem xét để hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng kiểm toán và tăng úy tín của Công ty trên thị trường KẾT LUẬN Là sinh viên năm thứ 4, cơ hội được tiếp xúc với thực tế tại Công ty là một điều kiện... tiết Công ty cần phải xây dựng phương pháp chọn mẫu Những KTV có kinh nghiệm nên hướng dẫn phương pháp chọn mẫu cho các nhân viên mới Căn cứ vào đặc điểm hoạt động của từng khách hàng mà xác định những nghiệp vụ có nội dung bất thường để kiểm tra, phân tích Cuối cùng, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, những thủ tục kiểm toán sau cùng cần phải được thực hiện đầy đủ gồm: phân tích soát xét tổng thể, đánh. ..Chiến lược kiểm toán chưa được quan tâm vì thế làm giảm thiểu chất lượng công việc, chưa tối thiểu hóa được chi phí Thứ hai, trong giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán Điều dễ thấy trong chương trình kiểm toán là các thủ tục phân tích chưa được chú trọng làm tăng kiểm tra chi tiết và tăng chi phí kiểm toán Thủ tục phân tích mới chỉ dừng lại ở việc phân tích... tìm hiểu tổng quan trong 2 tháng, vì điều kiện nhận thức còn hạn chế, lại gặp nhiều bở ngỡ trong lần đầu xuống thực tế tại Công ty nên sự lĩnh hội của em còn vô cùng hạn hẹp, khiến cho bài viết của em mắc phải nhiều thiết sót Em mong nhận được ý kiến chỉ bảo, phê bình của Cô giáo cũng như của Công ty cho báo cáo này để báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Thạc... em được hoàn chỉnh hơn Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Thạc sĩ Tạ Thu Trang đã chỉ bảo tận tình sát sao cho em, ban lãnh đạo Công ty TNHH kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) đặc biệt là phòng Tư vấn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chương trình thực tập giai đoạn I ... dụng phân tích tỷ suất, phân tích tính hợp lý Khi tiến hành kiểm tra chi tiết, do khối lượng phải kiểm tra là lớn nên kiểm tra chọn mẫu được thực hiện Tuy nhiên phương pháp chọn mẫu là chưa được xây dựng nên có thể dẫn tới không chọn được mẫu đại diện Mẫu được chọn chủ yếu dựa vào số phát sinh lớn vì thế sẽ không phát hiện được những sai phạm có giá trị nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lũy kế hoặc dây chuyền đến . ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA) 3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY. chế. 3.2. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA) Tổ chức công tác kiểm toán là vấn đề trọng tâm của

Ngày đăng: 18/10/2013, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Sự tương ứng giữa quy trình kiểm toán của PCA và CMKT - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA
Bảng 3.1 Sự tương ứng giữa quy trình kiểm toán của PCA và CMKT (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w