Hiện nay đa số các doanh nghiệp sản xuất TACN có quy mô nhỏ, vùng nguyên liệu không ổn định, công tác quản lý thiếu chặt chẽ, liên kết doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp sả
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ XUÂN TÌNH
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội - 2020
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ XUÂN TÌNH
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG VĂN BẰNG
Hà Nội - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định Các nội dung trong trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các ấn phẩm, tạp chí và website theo danh mục tham khảo của luận án
Tác giả luận án
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ động viên từ các thầy, cô, gia đình bạn bè và đồng nghiệp
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo, PGS TS Hoàng Văn Bằng đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài luận án với tất cả sự nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm cao
Tôi xin trân trọng cám ơn tới tập thể giảng viên, cán bộ Trường Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp một môi trường học tập chuyên nghiệp, thân thiện cho bản thân tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học - ĐHQGHN nơi tôi công tác, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn cũng như hoàn thành tốt quá trình học tập
Xin cảm ơn Tiểu ban quản lý dự án FIRST-IMBT “Tăng cường năng lực làm chủ công nghệ lên men sản xuất enzyme, probiotic đáp ứng nhu cầu trong nước và nâng cao khả năng tự chủ của Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, ĐHQGHN”
đã hỗ trợ tôi trong quá trình đi khảo sát, phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất TACN
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các chuyên gia, lãnh đạo quản lý trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp liên quan đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận án
Và cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong Gia đình đã luôn đồng hành, khích lệ động viên chia sẻ giúp tôi quyết tâm, hoàn thành luận án
NCS Lê Xuân Tình
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 7
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh 7
1.1.1 Các nghiên cứu về nội hàm của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 7
1.1.2 Các nghiên cứu về các cách tiếp cận năng lực cạnh tranh 12
1.1.3 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 16
1.2 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp 18
1.3 Đánh giá chung về các nghiên cứu trong và ngoài nước 20
1.3.1 Các vấn đề đã nghiên cứu 20
1.3.2 Khoảng trống cần nghiên cứu 26
Kết luận chương 1 28
CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI 29
2.1 Khái niệm và các lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 29
2.1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 29
2.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 30
2.1.3 Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp 32
2.1.4 Các lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 34
2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 41
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 46
2.3.1 Nhân tố vĩ mô 46
Trang 62.3.2 Nhân tố ngành 47
2.3.3 Nhân tố nội bộ doanh nghiệp 49
2.4 Các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp 51
2.4.1 Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp 51
2.4.2 Năng lực marketing của doanh nghiệp 52
2.4.3 Năng lực định hướng kinh doanh 52
2.4.4 Năng lực liên kết và hợp tác 54
2.4.5 Năng lực định hướng học hỏi 55
2.4.6 Năng lực thích nghi 56
2 5 Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 57
2.6 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 58
2.6 Kinh nghiệm của các tập đoàn trên thế giới và bài học nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi 60
2.6.1 Kinh nghiệm của một số tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi 60
2.7.2 Bài học rút ra cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 67
Kết luận chương 2 70
CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 71
3.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 71
3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 72
3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 72
3.3.1.Thiết kế thang đo 75
3.3.2 Thiết kế bảng hỏi 77
3.3.3 Quy trình chọn mẫu và thu thập, phân tích dữ liệu 77
Kết luận chương 3 82
CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 83
4.1.Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam 83
4.1.1 Tổng quan chung 83
4.1.2 Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam 89
Trang 74.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất
thức ăn chăn nuôi Việt Nam 92
4.2.1 Nhân tố vĩ mô 92
4.2.2 Nhân tố ngành 95
4.2.3 Nhân tố nội bộ doanh nghiệp 108
4.3 Năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam qua kết quả nghiên cứu định lượng 113
4.3.1 Thống kê mô tả các biến liên quan đến nghiên cứu 113
4.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 118
4.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất TACN 130
4.4.1 Kết quả đạt được 130
4.4.2 Hạn chế 133
4.4.3 Nguyên nhân của hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất TACN 137
Kết luận chương 4 142
CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 143
5.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế 143
5.1.1 Bối cảnh trong nước 143
5.1.2 Bối cảnh quốc tế 147
5.2 Mục tiêu, định hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập quốc tế 150
5.2.1 Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập quốc tế 150
5.2.2 Định hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi 153
5.3 Các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi 155
5.3.1 Nâng cao năng lực marketing 155
5.3.2 Nâng cao năng lực đổi mới và sáng tạo của các doanh nghiệp 157
Trang 85.3.3 Nâng cao năng lực tài chính và chất lượng nhân lực 160
5.3.4 Tăng cường liên kết và hợp tác của doanh nghiệp 162
5.3.5 Xác định định hướng kinh doanh đúng đắn 164
5.3.6 Đổi mới thiết bị và công nghệ, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp 165
5.4 Một số kiến nghị và đề xuất 167
5.4.1 Đối với Nhà nước 167
5.4.2 Đối với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 173
5.4.3 Đối với các hiệp hội 174
KẾT LUẬN 176
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 178
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 179 PHỤ LỤC
Trang 94 EVFTA Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và
Liên minh Châu Âu
5 FTA Hiệp định thương mại tự do
7 NLCT Năng lực cạnh tranh
8 TACN Thức ăn chăn nuôi
9 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
10 WTO Tổ chức thương mại Thế giới
Trang 10ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 1.1 Tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh
tranh và năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp 21
2 Bảng 2.1
Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về các nhân tố hình thành nên năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam
59
3 Bảng 3.1 Tiến độ thực thiện các nghiên cứu 74
4 Bảng 3.2 Thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh động của các doanh nghiệp sản xuất TACN 75
5 Bảng 4.1 Sản lượng TACN gia súc, gia cầm công nghiệp thời kỳ
6 Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn cung nguyên liệu TACN Việt Nam giai
7 Bảng 4.3 Tổng nhu cầu TACN tại Việt Nam từ năm 2015 – 2018 86
8 Bảng 4.4 Nhóm 20 nước hàng đầu thế giới về sản lượng TACN
9 Bảng 4.5 Sản lượng TĂCN theo từng khu vực 88
10 Bảng 4.6 Số lượng nhà máy TACN gia súc, gia cầm công nghiệp
11 Bảng 4.7 Công suất thiết kế của các cơ sở sản xuất TACN 91
12 Bảng 4.8 Sản phẩm chăn nuôi giai đoạn 2010 – 2017 99
13 Bảng 4.9 Số lượng đàn gia súc, gia cầm đến năm 2020 99
14 Bảng 4.10 Nhập khẩu TACN và nguyên liệu năm 2018 theo thị trường 106
15 Bảng 4.11 Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TACN năm 2018 107
16 Bảng 4.12 Thống kê mô tả nhân tố năng lực đổi mới và sáng tạo của
doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam 113
Trang 11iii
17 Bảng 4.13 Thống kê mô tả nhân tố năng lực Marketing của doanh
18 Bảng 4.14 Thống kê mô tả nhân tố năng lực định hướng kinh doanh
của doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam 116
19 Bảng 4.15 Thống kê mô tả nhân tố năng lực liên kết hợp tác của doanh
20 Bảng 4.16 Thống kê mô tả nhân tố kết quả kinh doanh của doanh
21 Bảng 4.17 Tổng hợp kiểm định thang đo cho biến độc lập và phụ
Trang 12iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
2 Hình 4.1 Thị phần các công ty cung cấp TACN tại Việt Nam năm
3 Hình 4.2 Thị phần các công ty cung cấp TACN tại Việt Nam năm
Trang 13v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
1 Sơ đồ 3.1 Mô hình xây dựng Bảng khảo sát và tiến hành điều tra
2 Sơ đồ 4.1
Phân tích đặc điểm các đơn vị đầu vào, trang trại chăn nuôi/hộ chăn nuôi và các đơn vị đầu ra trong chăn nuôi theo chuỗi liên kết giá trị
96
3 Sơ đồ 4.2 Doanh thu của một số doanh nghiệp sản xuất TACN
Trang 141
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn vừa qua bức tranh nền kinh tế toàn cầu đã có nhiều thay đổi tác động đến hầu hết các quốc gia Sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, chiến tranh thương mại, xu hướng hợp tác song phương và đa phương diễn ra mạnh mẽ… Nền kinh tế của các quốc gia ngày càng phụ thuộc và hợp tác lẫn nhau Điều này sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp trên toàn cầu Các doanh nghiệp ở mỗi quốc gia, trong các lĩnh vực khác nhau đang phải đối mặt với quá trình thay đổi, cạnh tranh và khủng hoảng (Trout & Rivkin, 2009) cũng như những thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng Trong thế giới đầy sự biến đổi và khó lường thì việc xây dựng chiến lược và nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của các doanh nghiệp dựa vào cách tiếp cận từ các lý thuyết cạnh tranh truyền thống như mô hình năm lực lượng cạnh tranh, mô hình Kim cương của Porter (Porter, 1981; 1990)…đã bộc lộ những hạn chế nhất định Điều này đòi hỏi các nghiên cứu
về NLCT của doanh nghiệp cần tiếp cận và đánh giá phù hợp với bối cảnh đặt ra, lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp ra đời và được xem một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu cạnh tranh của các doanh nghiệp Lý thuyết này liên tục được phát triển và được mở rộng trong môi trường động và hình thành nên lý thuyết năng lực động (Ambrosini và Bowman, 2009; Helfat và cộng sự, 2007) là cơ sở hình thành NLCT động của doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam để duy trì và nâng cao được NLCT ngoài việc nâng cao các NLCT truyền thống (theo các cách tiếp cận truyền thống) thì cần phát triển và nâng cao NLCT động, trong đó các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) cũng không nằm ngoài xu thế này
Hiện nay Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA…bên cạnh đó cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh
mẽ đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất TACN Việt
Nam là một quốc gia nông nghiệp (với hơn 70% dân số sản xuất nông nghiệp) với nguồn lao động dồi dào, nguồn nguyên vật liệu phong phú đa dạng, điều kiện về tự
Trang 152
nhiên và khí hậu thuận lợi là những lợi thế cho phát triển cho ngành chăn nuôi (Cục chăn nuôi, 2018) Từ những lợi thế trên, ngành chăn nuôi đã được Nhà nước coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia Do đó, Nhà nước tập trung phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hiện đại Dự thảo chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2040 cũng đã đặt ra mục tiêu: Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 đạt trung bình 4 - 5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trung bình 3 - 4%/năm Tuy nhiên, hiện nay chi phí TACN chiếm tỷ trọng lớn (65% - 70%) trong giá thành thành phẩm của ngành chăn nuôi, giá thành sản phẩm và là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của ngành chăn nuôi Mặt khác Việt Nam là một trong những nước tiêu dùng thịt lợn lớn của thế giới và đứng thứ 2 tại châu Á, chỉ sau Trung Quốc, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất TACN có vai trò quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam trong giai đoạn tới Trong thời gian qua, hàng năm Việt Nam phải chi hàng tỷ USD nhập khẩu các loại nguyên liệu TACN Do phụ thuộc nhập khẩu nên giá TACN trong nước luôn cao hơn 15 - 20% so với các nước trong khu vực (Nguyên Nga, 2016; Anh Phường, 2018) Hiện nay đa số các doanh nghiệp sản xuất TACN có quy mô nhỏ, vùng nguyên liệu không ổn định, công tác quản lý thiếu chặt chẽ, liên kết doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp sản xuất TACN trong nước bị lép vế trước các doanh nghiệp nước ngoài do họ phải đối mặt với tình trạng chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao (Phương Nguyên, 2019); sự mất giá của đồng Việt Nam, lãi suất vay cao; chất lượng TACN của một số doanh nghiệp trong nước không đảm bảo như công bố trên bao bì, năng lực marketing, năng lực nghiên cứu và phát triển, năng lực sáng tạo còn kém…Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng lợi về thuế, hỗ trợ từ công ty mẹ về giá nhập khẩu, công nghệ
và mua trả chậm, năng lực tài chính, năng lực marketing, năng lực đổi mới sáng tạo phát triển mạnh, có kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất TACN nước ta chưa thể bứt phá và phát triển thiếu ổn định Bên cạnh đó, các cam kết của Việt Nam đối với các Hiệp định thương mại tự do trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng đã ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp sản xuất TACN Nó đòi hỏi các doanh nghiệp sản
Trang 163
xuất TACN trong nước phải nhận thức được những tác động tiềm ẩn, đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, xu thế phát triển của ngành để có các dự báo và giải pháp thích ứng phù hợp
Nâng cao NLCT của doanh nghiệp được coi như là một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp củng cố và vươn đến một vị thế mà tại đó doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức do quá trình hội nhập và
sự phát triển của khoa học công nghệ mang lại Nếu không nâng cao được NLCT thì các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ thất bại trong quá trình hội nhập mà còn thất bại trên cả sân nhà Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó Muốn cạnh tranh được trên sân nhà cũng như hội nhập thành công thì các doanh nghiệp sản xuất TACN nước ta phải có các định hướng, giải pháp căn cơ để tận dụng cơ hội cũng như vượt qua thách thức, trong đó cần tập trung
nâng cao năng lực cạnh tranh động Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế”, làm luận án tiến sĩ để làm rõ thực trạng các NLCT của các doanh
nghiệp sản xuất TACN Việt Nam, từ đó rút ra được các hạn chế, nguyên nhân hạn chế
về NLCT của doanh nghiệp nhằm đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự
phát triển của các doanh nghiệp sản xuất TACN của Việt Nam
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Các mục tiêu của Luận án bao gồm:
•Đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế;
•Đánh giá được tác động từ các nhân tố năng lực cạnh tranh động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam;
•Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần năng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2035
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Trang 173 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: luận án tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất TACN của Việt Nam, tại các khu công nghiệp lớn vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, nơi tập trung nhiều các doanh nghiệp sản xuất TACN, chiếm hơn 60% tổng sản lượng của cả nước
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu NLCT của các doanh nghiệp TACN Việt Nam thông qua việc lấy dữ liệu để nghiên cứu thực trạng từ giai đoạn
2010 – 2018, thời điểm Việt Nam bắt đầu tham gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do FTA: Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA; các giải pháp hướng đến
2025 tầm nhìn 2035
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, trong đó đi sâu nghiên cứu về NLCT động của các doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam, các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh động và tác động của các nhân tố đó tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam
4 Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Trang 185 Những điểm đóng góp mới của luận án
Luận án đóng góp được các điểm mới sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn các nội dung lý luận về NLCT,
các quan điểm phân tích NLCT của doanh nghiệp, trong đo làm rõ nội hàm của năng lực cạnh tranh động và các nhân tố hình thành năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp
Thứ hai, thông qua phương pháp định lượng, luận án đã kiểm chứng, phân tích
được tác động và ảnh hưởng của các nhân tố năng lực cạnh tranh động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam như thế nào?
Thứ ba, luận án phân tích được thực trạng NLCT của các doanh nghiệp sản xuất
TACN Việt Nam và đề xuất ra các giải pháp căn bản để nâng cao NLCT cho các doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Thứ tư, luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên vận dụng lý thuyết về năng lực
cạnh tranh động để nâng cao NLCT cho các doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam
Từ kết quả nghiên cứu này có thể đem lại những ý nghĩa nhất định cho các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp liên quan trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, bảng biểu kết cấu của luận án được trình bày trong 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất TACN
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trang 207
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
1.1.1 Các nghiên cứu về nội hàm của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Ngày nay, trong quá trình phát triển các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức dưới bối cảnh trong nước và quốc tế ngày càng phức tạp
hơn Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới không
ngừng phát triển, cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, thì
áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp ngày càng lớn Năng lực cạnh tranh là một chủ đề được rất nhiều nghiên cứu đánh giá, phân tích trong giai đoạn vừa qua Các công trình đã nghiên cứu NLCT ở các cấp độ khác nhau như cấp quốc gia, cấp ngành, cấp doanh nghiệp và sản phẩm
Cấp quốc gia
Porter (1990) lập luận rằng định nghĩa có ý nghĩa duy nhất về NLCT ở cấp quốc gia là năng suất quốc gia Tuy nhiên Krugman (1994, 1996) chỉ trích quan niệm về NLCT quốc gia Ông cho rằng NLCT là lời hùng biện và cách nói năng suất Theo quan điểm của ông, tính cạnh tranh không liên quan gì đến sự cạnh tranh của các quốc gia Ông nhấn mạnh rằng các công ty cạnh tranh để giành thị phần, chứ không phải các quốc gia Còn theo Moon và Peery (1995), không nên nhầm lẫn khả năng cạnh tranh với năng suất vì nó là vị trí tương đối so với đối thủ cạnh tranh, trong khi năng suất là khả năng nội bộ của một tổ chức
Moon, Rugman và Verbeke (1998) định nghĩa NLCT quốc gia là khả năng của các công ty tham gia vào các hoạt động giá trị gia tăng trong một ngành công nghiệp
cụ thể ở một quốc gia cụ thể để duy trì giá trị gia tăng này trong thời gian dài bất chấp
sự cạnh tranh quốc tế Nó được coi là tập hợp các thể chế, chính sách và các yếu tố quyết định mức độ năng suất của một quốc gia (Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu [GCR], Diễn đàn kinh tế thế giới, 2013) Từ những quan điểm được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu khác nhau, có thể suy ra rằng khả năng cạnh tranh quốc gia là khả năng của
Trang 218
một quốc gia để cung cấp môi trường thuận lợi cho các quốc gia của mình, và do đó các ngành công nghiệp, phát triển thịnh vượng Mục tiêu là giúp tạo ra giá trị, tạo ra lợi nhuận và nâng cao sự thịnh vượng quốc gia cùng một lúc
Cấp độ ngành
Theo McFetridge (1995), một ngành công nghiệp cạnh tranh có thể được định nghĩa là bao gồm các công ty cạnh tranh liên khu vực hoặc quốc tế Một công ty cạnh tranh giữa các khu vực hoặc quốc tế nếu nó luôn có lãi trong một thị trường
mở Momaya (1998) đề xuất một định nghĩa mở rộng về NLCT của ngành bao gồm các bên liên quan Theo ông, đó là mức độ mà một ngành công nghiệp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, với sự kết hợp đặc biệt của sản phẩm/dịch vụ, giá cả, chất lượng và đổi mới và nhu cầu của các bên liên quan khác nhau, cũng như cung cấp nơi làm việc an toàn cho người lao động Có thể suy ra rằng một ngành có thể được coi là cạnh tranh nếu nó bao gồm các công ty mang lại lợi nhuận đầu tư sinh lợi
Cấp độ doanh nghiệp
Chikan (2008) định nghĩa NLCT của công ty là khả năng của một công ty để thực hiện bền vững mục đích kép của mình, tức là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về lợi nhuận Khả năng này có thể được nhận ra bằng cách cung cấp hàng hóa
và dịch vụ mà khách hàng đánh giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh Theo Cetindamar và Kilitcioglu (2013), khả năng cạnh tranh là một khả năng và tiềm năng của nó phải được hiện thực hóa trong các hoạt động hàng ngày của công ty
Có thể suy ra từ các định nghĩa đã nêu ở trên rằng khả năng cạnh tranh của công ty phụ thuộc vào khả năng thích ứng và khả năng hiện thực hóa lợi nhuận dài hạn Khi đề cập đến NLCT thì Porter đã chỉ ra rằng NLCT đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh (Porter, 1985, 1998) Phân biệt giữa lợi thế cạnh tranh và
NLCT, nghiên cứu của Porter (1998), đã khám phá những cơ sở cốt lõi của lợi thế
cạnh tranh trong từng doanh nghiệp Porter đã phân tích cách một doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ như thế nào Bên cạnh đó, Porter cho rằng, cường độ cạnh tranh trên thị trường của bất kỳ một ngành nào sẽ bị tác động của 5 lực lượng cạnh tranh: (1) Sức mạnh nhà cung cấp, (2) Nguy cơ thay thế, (3) Các rào cản gia nhập, (4) Sức mạnh khách hàng, (5) Mức độ cạnh tranh
Trang 229
Còn theo Eduardo de Oliveira và William (2013), khi đối mặt với các thách thức tài chính sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu công phu khác về NLCT như Momaya (2002), Ambastha và cộng sự (2005), hoặc Henricsson và các cộng sự (2004) Các nghiên cứu này đã hệ thống hóa, phân loại các nghiên cứu và đo lường NLCT thành 3 loại bao gồm: (1) Năng lực cạnh tranh hoạt động, (2) Năng lực cạnh tranh dựa trên khai thác, sử dụng tài sản và (3) Năng lực cạnh tranh theo quá trình
Trên cơ sở các lý thuyết thương mại và quản trị, Thorne (2004) đưa ra 2 quan điểm khác nhau về NLCT của doanh nghiệp đó là: Lý thuyết thương mại truyền thống cho rằng giá cả của hàng hóa, dịch vụ là tiêu chí chính để đo lường NLCT; còn theo quan điểm của Lý thuyết tổ chức công nghiệp, doanh nghiệp có NLCT cao là những doanh nghiệp có các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh hiệu quả như: thị phần cao, năng suất lao động cao, chi phí sản xuất thấp
Trong khi đó theo trường phái quản trị chiến lược thì NLCT giữa các doanh nghiệp được đo lường và so sánh thông qua 4 nguồn lực chủ yếu là nhân lực, tài chính, công nghệ và marketing Còn nghiên cứu của Sanchez & Heence (2004) cho rằng NLCT của doanh nghiệp dựa trên khả năng kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên theo quan điểm của Sanchez (2001) thì bản chất của NLCT chú trọng vào năng lực thay vì nguồn lực Cũng đồng quan điểm trên, Hitt và DeNisi (2003) coi năng lực là chìa khóa để duy trì lợi thế
cạnh tranh bền vững và đạt hiệu quả cao
Một số nghiên cứu khác lại cho rằng NLCT của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là quan niệm phổ biến được các nhà nghiên cứu, học giả đưa ra hiện nay (M Porter, 1985, 1998; Mehra, 1998; Ramasamy, 1995; Buckley, 1991; Schealbach, 1989) Theo quan niệm này thì NLCT là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh và khả năng thu được lợi nhuận của doanh nghiệp Như vậy nếu quan niệm như trên thì NLCT chủ yếu mang tính định tính mà khó định lượng cụ thể đối với doanh nghiệp Mặt khác, trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp cần phát triển năng lực động để tồn tại (Zhou và Li, 2010) và các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần
Trang 2310
phát triển nhiều năng lực tốt hơn so với các doanh nghiệp lớn để khắc phục hạn chế về quy mô nhỏ và hoạt động tốt hơn đối thủ cạnh tranh (Borch và Madsen, 2007; Terziovski, 2010)
Ngoài ra còn có các nghiên cứu của Krugman (1991); Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế; Hội đồng Năng lực cạnh tranh của Mỹ; Porter và Ketels (2008)
đã thảo luận NLCT, các vấn đề liên quan đến NLCT…
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt Dưới tác động mạnh mẽ của kỷ nguyên số, cùng với đó là việc Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng với khu vực và thế giới đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam
Vì thế, trước áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao NLCT Nâng cao NLCT không chỉ là nhu cầu cấp thiết, liên tục và lâu dài mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp và nền kinh tế… do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về NLCT của doanh nghiệp
Khi nghiên cứu nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Vũ Trọng Lâm (2006) đã khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về sức cạnh tranh của doanh nghiệp Đồng thời, tác giả còn phân tích các kinh nghiệm trong nước và ngoài nước về nâng cao NLCT của doanh nghiệp Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là quy mô nghiên cứu mới dừng lại ở Thành Phố Hà Nội mà chưa đánh giá được tổng thể các doanh nghiệp Việt Nam Bên cạnh
đó, nghiên cứu của Lê Xuân Bá (2007), đã trình bày một số cơ hội và khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Từ việc phân tích thực trạng NLCT của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, tác giả đã đưa ra một
số giải pháp nhằm tăng cường NLCT của các doanh nghiệp Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thắng (2008) tập trung phân tích NLCT của các công ty Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thách thức của việc hội nhập và đưa ra một số giải pháp để nâng cao NLCT của các doanh nghiệp trước những thách thức đó Điểm hạn chế của các nghiên cứu này là chưa đưa ra được mô hình nghiên cứu cụ thể khi đánh giá, phân tích NLCT của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
Trang 2411
Đối với ngành dịch vụ viễn thông, nghiên cứu của Lê Thị Hằng (2013) đã làm
rõ cơ sở lý luận về NLCT trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của doanh nghiệp Trên cơ sở các tiêu chí chung đánh giá NLCT của doanh nghiệp, tác giả đã xây dựng các tiêu chí đánh giá NLCT của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thông tin di động, bao gồm: chất lượng dịch vụ; giá cước; sự khác biệt của dịch vụ; hệ thống kênh phân phối; thông tin và xúc tiến thương mại; thương hiệu và uy tín dịch vụ Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu của Phạm Thu Hương (2017) đã đưa ra quan điểm về NLCT của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo lý thuyết năng lực, khác với các nghiên cứu trong nước trước đây chủ yếu tiếp cận NLCT theo lý thuyết cạnh tranh truyền thống Ngoài ra còn có các nghiên cứu của Phạm Văn Công (2009) đi sâu nghiên cứu NLCT của các doanh nghiệp trong ngành xăng dầu Hay nghiên cứu:
“Hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước nhằm nâng cao NLCT của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập” của tác giả Đinh Thị Nga năm 2010, tác giả nghiên cứu chính sách đánh giá để nâng cao NLCT của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập; Nghiên cứu: “Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới” của tác giả Trần Thị Anh Thư (2012) tập trung nghiên cứu phân tích lĩnh vực ngành viễn thông tại Việt Nam Tác giả Ninh Đức Hùng (2013) đã chỉ ra rằng trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện tốt vấn đề về đầu tư công, cung cấp tốt dịch vụ công sẽ tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi cho hộ sản xuất, thương lái và doanh nghiệp sản xuất và chế biến sản phẩm trái cây đáp ứng những yêu cầu và thay đổi của thị trường Đây là các giải pháp giúp nâng cao NLCT của ngành trái cây Việt Nam
Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước khác tập trung nghiên cứu về vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, kinh nghiệm về nâng cao NLCT của doanh nghiệp, thực trạng NLCT, giải pháp nâng cao NLCT của doanh nghiệp Việt Nam… (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005;
Vũ Trọng Lâm, 2006; Trần Sửu, 2006)
Mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh tuy nhiên
từ các nghiên cứu trên đã cho thấy rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng Đặc biệt là khi đánh giá NLCT của doanh nghiệp thì ngoài
Trang 2512
việc quan tâm và đánh giá các yếu tố hữu hình thì cần xem xét các yếu tố vô hình, nhất là trong điều kiện và bối cảnh mới
1.1.2 Các nghiên cứu về các cách tiếp cận năng lực cạnh tranh
Các lý thuyết về NLCT được các nhà nghiên cứu, học giả tiếp cận theo 3 cách cơ bản sau: lý thuyết thương mại truyền thống; lý thuyết tổ chức công nghiệp và cạnh tranh theo kinh tế học Chamberlin (1933) Nhìn một cách tổng thể cho thấy hướng nghiên cứu về năng lực cạnh tranh qua các nghiên cứu được chia thành các hướng như: (i) Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh truyền thống; (ii) Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo chuỗi giá trị; (iii) Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo định hướng thị trường; (iv) Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp; (v) Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo lý thuyết năng lực động Trong
đó lý thuyết năng lực động được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu trong thời gian gần đây để phù hợp với bối cảnh mới Qua các nghiên cứu cho thấy các lý thuyết về năng lực cạnh tranh đã làm rõ được các vấn đề cơ bản như:
Thứ nhất, Các lý thuyết thương mại truyền thống: NLCT của doanh nghiệp được
nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận chú trọng tới mặt cung (Khâu bán hàng) Có thể thấy theo cách tiếp cận chú trọng tới mặt cung thì giá cả là tiêu chí đầu tiên của NLCT Do
đó, giá cả của hàng hóa, dịch vụ được coi như là tiêu chí chính để đo lường và đánh giá NLCT Mặc dù vậy, lý thuyết thương mại truyền thống chưa dành sự quan tâm đúng mức về mặt cầu cũng như các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh, các nhân tố biến đổi Một số nghiên cứu đã chỉ ra cách tiếp cận này thường dẫn tới những sai lầm
cố hữu do chưa chú trọng đúng mức đến sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, cách tiếp thị của doanh nghiệp hay các yếu tố năng lực động
Thứ hai, lý thuyết tổ chức công nghiệp (IO - Industrial Organization): Được
phát triển và khái quát hóa thông qua mối quan hệ giữa cơ cấu của ngành, vận hành hay chiến lược của doanh nghiệp với kết quả kinh doanh của ngành Điểm cốt lõi của mô hình tổ chức công nghiệp là cơ cấu của ngành mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau sẽ quyết định chính đến kết quả kinh doanh Cơ cấu của ngành quyết định hành vi của công ty và điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngành Bên cạnh đó, nghiên cứu của Porter (1985, 1998) đã đưa ra một khung
Trang 2613
phân tích nhằm giúp một doanh nghiệp phân tích, đánh giá, dự báo toàn bộ ngành kinh doanh Từ đó giúp doanh nghiệp định vị được vị trí của mình trong ngành kinh doanh, hiểu được các đối thủ cạnh tranh và từ những phân tích, đánh giá, dự báo này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh Mô hình này một mặt giúp phân tích hiệu quả kinh doanh của ngành và mặt khác nó giúp đánh giá tiềm năng của từng ngành kinh doanh Ngoài ra, lý thuyết tổ chức công nghiệp cũng chỉ
ra những lợi thế khác biệt sẽ quyết định đến chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi
Thứ ba, lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp: tập trung phân tích cạnh
tranh dựa vào các yếu tố bên trong, đó là nguồn lực của doanh nghiệp (Wernerfelt, 1984; Nguyễn Thị Mai Trang, 2009, tr.158) Nguồn lực có thể trở thành năng lực động và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp là những nguồn lực thỏa mãn tiêu chí VRIN - có giá trị, hiếm, khó thay thế và khó bị bắt chước (Barney, 1986; Eisenhardt và Martin, 2000) Lý thuyết dựa trên nguồn lực (RBV - Resources-based view) đã được giới thiệu bởi các tác giả Lippman và Rumelt (1982), Diericks và Cool (1989), Grant (1991), Barney (1991, 1996), Peteraf (1993), Maijoor và Van Witteloostuijn (1996), Miller và Shamsie (1996), Markides và Williamson (1996) Theo nghiên cứu của Makadok (2001), lý thuyết dựa trên nguồn lực có hai mục tiêu
là phân loại các loại nguồn lực của doanh nghiệp và việc liên kết, phối hợp các nguồn lực của doanh nghiệp sẽ hình thành và tạo ra lợi thế cạnh tranh Do đó, trong cùng một ngành kinh doanh để có được các lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp thường
áp dụng những chiến lược kinh doanh khác nhau Theo Barney (1991), lý thuyết dựa trên nguồn lực tập trung vào các đặc trưng của nguồn lực đó là có giá trị, hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế Những đặc trưng này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến động Thế nhưng theo nghiên cứu của Sanchez và Heene (1996) trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt như hiện nay, việc phối hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt được mục tiêu chiến lược của mình Còn theo Teece (2014) thì năng lực động là “khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng
Trang 2714
với thay đổi của môi trường kinh doanh doanh nghiệp không chỉ dựa vào sự khác biệt về nguồn lực Đây là một trong những hạn chế của lý thuyết dựa trên nguồn lực khi chỉ tập trung vào các yếu tố nội tại mà không xem xét đến các yếu tố môi trường kinh doanh, những áp lực cạnh tranh của ngành kinh doanh cũng như bối cảnh khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng
Thứ tư, lý thuyết về năng lực động: Lý thuyết nguồn lực liên tục được phát
triển, đặc biệt nó được mở rộng trong thị trường động và hình thành nên lý thuyết năng lực động (Teece và cộng sự, 1997; Eisenhardt và Martin, 2000) Nghiên cứu của Barney (1991) chỉ ra rằng một công ty đạt được lợi thế cạnh tranh khi “thực hiện một chiến lược tạo ra giá trị không đồng thời được thực hiện bởi bất kỳ đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng nào” Còn theo Teece (2014) thì năng lực động là “khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh” Lý thuyết về năng lực động là một lý thuyết mới được nhiều nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm tiến hành với các quan điểm khác nhau về các nhân tố hình thành nên NLCT động của doanh nghiệp (Damanpour F, 1991; Lumpkin và Dess 1996; Sinkula và cộng sự, 1997; Anderson và Narus, 1998; Szeto, 2000; Desphandé và Farley, 2004; Homburg và cộng sự, 2007; Covin và Miles, 1999, Walter và các cộng sự, 2006, Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009; Bùi Quang Tuyến, 2017…)
Nghiên cứu James M Sinkula và cộng sự (1997) đã đánh giá tác động của năng lực định hướng học hỏi đến chiến lược marketing mà doanh nghiệp đang áp dụng Các yếu tố này thuộc năng lực định hướng học hỏi bao gồm: cam kết học hỏi của các thành viên trong doanh nghiệp, chia sẻ tầm nhìn với các thành viên trong doanh nghiệp và có tư tưởng tiếp thu những điều mới từ hoạt động quản trị điều hành doanh nghiệp Nếu xét trên quan điểm quản trị dựa trên năng lực thì việc sử dụng hiệu quả và kết hợp các nguồn lực như tài sản, vốn, năng lực sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng cao (Barney, 1991; Wernerfelt, 1984; Peteraf, 1993; Sanchez và Heene, 2010) Bên cạnh đó, năng lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được tạo ra bằng cách thêm khả năng, phối hợp nguồn lực và từ đó
Trang 2815
cho phép doanh nghiệp theo đuổi và đạt được các mục tiêu chiến lược Còn Sanchez và Heence (1996, 2004) thì các tổ chức được tổ chức như hệ thống mở các nguồn lực và dòng chảy nguồn lực được triển khai và phối hợp trong quy trình tạo ra giá trị và phân phối giá trị Tổ chức hoạt động có hiệu quả thì phải được thiết
kế và quản lý như các hệ thống mở tìm kiếm mục tiêu Quan điểm quản trị dựa trên năng lực đã được xây dựng thành một phương pháp tiếp cận bao gồm: (1) năng động, (2) hệ thống, (3) nhận thức và (4) toàn diện, để quản lý chiến lược (Sanchez
và Heene, 1996, 1997, 2004; Freiling và cộng sự, 2008) Bốn quan điểm này được gọi là “Bốn góc - nền tảng”, của lý thuyết năng lực, trong đó mỗi “nền tảng” có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình quản lý hiệu quả trong mỗi tổ chức
Lý thuyết NLCT dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp (RBV) tập trung chủ yếu vào sử dụng các nguồn lực sẵn có tại một thời điểm nhất định để giải thích kết quả của doanh nghiệp Trong khi đó, Lý thuyết NLCT dựa trên năng lực của doanh nghiệp (CBV) cho rằng NLCT được hình thành từ khả năng duy trì, phối hợp các nguồn lực và khả năng cho phép các công ty đạt được mục tiêu chiến lược của mình trong thị trường cạnh tranh gay gắt
Thứ năm, lý thuyết năm lực lượng cạnh tranh ngành: Lý thuyết này được
Porter đưa ra nhằm phân tích 5 lực lượng cạnh tranh trong ngành gồm: (1) đối thủ
cạnh tranh hiện tại, (2) đối thủ mới tiềm năng, (3) sản phẩm thay thế, (4) quyền
lực của nhà cung ứng, và (5) quyền lực của người mua 5 lực lượng cạnh tranh này
sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh và mức lợi nhuận của từng ngành Vì vậy, các lực lượng cạnh tranh trong ngành càng mạnh thì sẽ càng hạn chế khả năng hiện tại của doanh nghiệp trong việc tăng giá bán và lợi nhuận nhiều hơn Mỗi một lực lượng cạnh tranh có thể xem như một đe dọa vì nó sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Sức mạnh của mỗi lực lượng có thể thay đổi theo thời gian và môi trường kinh doanh Sự kết hợp giữa các lực lượng cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định mức độ hấp dẫn và lợi nhuận tiềm năng của một ngành Đây là một lý thuyết có ý nghĩa tương đối lớn trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 29Thompson và cộng sự (2007) đã chỉ ra 10 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của một doanh nghiệp bao gồm: Hình ảnh/uy tín, công nghệ, mạng lưới phân phối, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, chi phí sản xuất, dịch vụ khách hàng, nguồn nhân lực, tình hình tài chính và trình độ quảng cáo, khả năng quản lý thay đổi Tuy nhiên điểm hạn chế của nghiên cứu này mới chỉ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp và đánh giá NLCT dựa trên phương pháp cho điểm nhằm so sánh NLCT giữa các doanh nghiệp mà chưa xác định được mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố này đến NLCT của doanh nghiệp như thế nào Nghiên cứu
của Onar và Polat (2010) cũng đã phân tích các nhân tố tác động đến NLCT của doanh nghiệp bao gồm: (1) khả năng quản trị, (2) khả năng sản xuất, (3) khả năng bán hàng - marketing, (4) khả năng dịch vụ hậu cần logistics, công nghệ thông tin, (6) tài chính - kế toán, (7) nguồn nhân lực, (8) dịch vụ chăm sóc khách hàng, (9) cung ứng, (10) R & D, (11) quản trị công nghệ, (12) đổi mới và (13) quan hệ khách hàng Còn theo WEF (2004) có 2 nhóm nhân tố tác động đến NLCT của doanh nghiệp bao gồm nhóm các nhân tố bên trong và bên ngoài Các nhân tố bên trong bao gồm: Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp, Năng lực về thiết bị, công cụ, Chất lượng nhân lực, Năng lực tài chính, quy mô doanh nghiệp, năng lực marketing, Năng lực nghiên cứu phát triển Các nhân tố bên ngoài bao gồm: Thị trường, Thể chế - chính sách, Ngành hỗ trợ, Nguồn nhân lực, Kết cấu hạ tầng Nghiên cứu của Momaya và cộng sự (2005) đã xây dựng theo mô hình APP với 3 nhóm nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Các nhân tố thuộc về năng lực cạnh tranh dựa trên Tài sản; Các nhân tố thuộc về năng lực cạnh tranh hoạt động; Các nhân tố thuộc về năng lực cạnh tranh trong quá trình….Mô
Trang 3017
hình “Porter’s Five Forces” của Porter (1979) với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh Mô hình của Porter về “Năm lực lượng cạnh tranh”, được coi là một công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận Hơn nữa,
mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận Do đó, khi xem xét việc gia nhập hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó thì các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định Mặt khác, do tính động của môi trường kinh doanh, nên mô hình này còn được áp dụng để xác định trong một ngành kinh doanh thì khu vực cần được cải thiện để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn Bằng việc mô hình hóa các ngành kinh doanh, Porter chỉ ra rằng ngành kinh doanh nào cũng sẽ phải chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh Bên cạnh đó, nghiên cứu của Ambastha và Momaya (2004) đã đưa
ra lý thuyết về NLCT ở cấp độ doanh nghiệp cho rằng NLCT của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố: (i) Nguồn lực (nguồn nhân lực, cấu trúc, văn hóa, trình
độ công nghệ, tài sản của doanh nghiệp); (ii) Quy trình (chiến lược, quy trình quản
lý, quy trình công nghệ, quy trình tiếp thị); (iii), Hiệu suất (chi phí, giá cả, thị phần, phát triển sản phẩm mới) Nhưng nghiên cứu này chỉ dừng lại ở NLCT của doanh nghiệp nói chung mà chưa phân biệt về qui mô, địa lý, lĩnh vực hoạt động và đặc thù của mỗi ngành sản xuất
Các nghiên cứu trong nước cũng đã có các phân tích đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến NLCT của doanh nghiệp Nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2016),
đã xác định 8 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre gắn với đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của địa phương bao gồm: (1) Năng lực marketing; (2) Thương hiệu; (3) Năng lực tổ chức, quản lý; (4) Trách nhiệm xã hội; (5) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (6) Nguồn nhân lực; (7) Cạnh tranh về giá; (8) Điều kiện môi trường điểm đến Khi nghiên cứu về NLCT của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Văn Đạt (2016) đã chỉ ra được 9 yếu tố ảnh hưởng tới NLCT của doanh nghiệp bao gồm: (1) năng lực tài chính, (2) năng lực quản trị, (3) năng lực sản xuất và công nghệ, (4) năng lực Marketing, (5) văn hóa doanh nghiệp, (6) năng lực cạnh tranh thương hiệu, (7) xử lý tranh chấp thương mại, (8) thể chế và chính sách, (9) nguồn nhân lực địa
Trang 3118
phương Đối với NLCT của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu của Phạm Thu Hương (2017), đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam một cách có hệ thống, đồng thời đã đánh giá được mức tác động của các nhân tố này đến NLCT của doanh nghiệp nhỏ và vừa Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, nghiên cứu này đã bổ sung thêm
nhân tố năng lực thiết lập các mối quan hệ vào nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến
NLCT của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam… Tuy nhiên nghiên cứu này mới
đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến từng ngành cụ thể mà chưa xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT động của doanh nghiệp một cách rõ nét và hệ thống
1.2 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp
Về NLCT động cũng có nhiều nghiên cứu khác nhau, tiêu biểu phải kể đến nghiên cứu của Hồ Trung Thanh (2012) Kết quả nghiên cứu đã góp phần mở ra những nghiên cứu tiếp theo về NLCT động và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập toàn diện của Việt Nam Nghiên cứu nghiên cứu này cũng góp phần giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức quản lý kinh doanh nắm bắt rõ hơn về vai trò của NLCT động để từ đó có các biện pháp phát triển nguồn NLCT động trong doanh nghiệp trong ngành để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam Trong lĩnh vực du lịch, nghiên cứu của Nguyễn Phúc Nguyên (2016) đã chỉ ra các doanh nghiệp du lịch hiện nay đang phải cạnh tranh gay gắt dưới áp lực của hội nhập kinh tế toàn cầu Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp du lịch phải nâng cao NLCT của mình Trong bối cảnh đó, nhận diện, nuôi dưỡng và phát triển các nguồn lực để gia tăng năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp bách của doanh nghiệp Bài báo tập trung vào việc xác định các yếu tố tác động đến NLCT động Nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực du lịch đã chỉ rõ năng lực hấp thụ, năng lực thích nghi, năng lực sáng tạo, năng lực kết nối, năng lực nhận thức và định hướng thị trường là các thành phần cơ bản của NLCT động
Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thuộc trường Đại học Kinh tế TPHCM đã nghiên cứu: “Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp”, Nghiên cứu này đã giới thiệu
mô hình Năng lực cạnh tranh động, một mô hình cạnh tranh mới, được xây dựng
Trang 32Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009) đã tập trung nghiên cứu mô hình NLCT động của công ty TNHH SIEMENS Trên cơ sở các lý thuyết về nguồn lực động và thực tiễn, nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu các khía cạnh ảnh hưởng đến các nhân tố thuộc NLCT động của doanh nghiệp
Nghiên cứu về NLCT động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch Nguyễn Phúc Nguyên (2016) đã chỉ ra rằng có 5 yếu tố chính: (1) năng lực hấp thụ, (2) năng lực thích nghi, (3) năng lực sáng tạo, (4) năng lực kết nối, (5) năng lực nhận thức và định hướng thị trường ảnh hưởng tới NLCT động của doanh nghiệp du lịch Việt Nam Với kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nghiên cứu này, các nhân
tố ảnh hưởng tới NLCT tranh động thì nhân tố năng lực nhận thức và định hướng thị trường là nhân tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp du lịch đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành
Có nhiều nghiên cứu khác nhau đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng tới NLCT động của doanh nghiệp Đối với một doanh nghiệp thì nguồn lực được hình thành bởi hai dạng hữu hình và vô hình Nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp có thể kể đến như công nghệ hoặc quy trình sản xuất sản phẩm, nhà xưởng, máy móc, thiết bị… Nguồn lực vô hình của doanh nghiệp như khả năng đổi mới sáng tạo, khả năng lãnh đạo, năng lực marketing Trong hai loại nguồn lực trên thì nguồn lực vô hình khó phát hiện và đánh giá nhưng chúng thường tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp Nếu xét ở các nguồn lực vô hình trong việc hình thành năng lực cạnh tranh động thì năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp bao gồm các nhân
tố sau: Năng lực thích nghi (Gibson và Birkinshaw, 2004; Zhou và Li, 2010; Oktemgil & Gordon, 1997), Năng lực sáng tạo (Fabrizio, 2009; Wang, 2007;
Trang 3320
Terziovski, 2010), Năng lực hấp thụ (Cohen và Levinthal, 1990; Fabrizio, 2009;
Zahra và George, 2002; Zhou và Li, 2010), Năng lực kết nối (Walter và cộng sự,
2006; Adobor, 2006), Năng lực nhận thức và định hướng thị trường (Narver &
Slater, 1990; Day, 1994; Keh và cộng sự, 2007; Martin và Martin, 2005)
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008), trong quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt các doanh nghiệp cần phải phát triển các nguồn năng lực động để tồn tại và phát triển cũng như phát triển một cách bền vững Theo nghiên cứu này có yếu tố cấu thành và ảnh hưởng tới NLCT động của doanh nghiệp bao gồm 5 nhân tố: Chất lượng mối quan hệ, Nội hóa tri thức, Đáp ứng thị trường, Định hướng học hỏi, Định hướng kinh doanh Đồng thời, trong
nghiên cứu này còn đưa ra một số đề xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam đó là
ngoài việc đầu tư và phát triển các yếu tố hữu hình (Công nghệ, máy móc, thiết bị…)các doanh nghiệp cần phải tập trung vào các yếu tố vô hình Bên cạnh đó, nhân tố vô hình là các yếu tố chính hình thành nên NLCT động của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần đánh giá mức độ NLCT động của mình từ đó có các giải pháp để phát huy, cải thiện và phát triển các NLCT động
1.3 Đánh giá chung về các nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1 Các vấn đề đã nghiên cứu
Từ phân tích tổng hợp và luận giải các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước cho thấy:
Thứ nhất, có nhiều quan điểm khác nhau về NLCT cũng như NLCT của doanh
nghiệp Các học giả trong và ngoài nước đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến NLCT của doanh nghiệp như các nhân tố tác động đến NLCT và đánh giá thực trạng NLCT, các tiêu chí đánh giá NLCT Nhiều nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết cạnh tranh bắt nguồn từ nền tảng kinh tế học tổ chức và lý thuyết bắt nguồn từ nguồn lực của doanh nghiệp, hoặc phát triển thêm bổ sung thêm, làm rõ thêm các lý thuyết này trong quá trình nghiên cứu
Thứ hai, Về khung lý thuyết nghiên cứu: hầu hết các nghiên cứu trước đã có
đề cập, phân tích và sử dụng các mô hình nghiên cứu Các mô hình này đã đặt các doanh nghiệp trong một môi trường ngành cụ thể, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
Trang 3421
NLCT của các doanh nghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể Tuy nhiên các mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp chắc chắn có nhiều khác biệt so với các mô hình đã được nghiên cứu ở nước ngoài, cũng như tùy đặc thù của từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp
Thứ ba, Về phương pháp nghiên cứu: các nghiên cứu trước đã có những nghiên
cứu theo phương pháp nghiên cứu định tính hoặc phương pháp nghiên cứu định lượng hay đã kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
Bảng 1.1: Tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh động của doanh nghiệp
Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Porter (1990) 1990 NLCT ở cấp quốc gia là năng suất quốc gia
Krugman (1994, 1996) 1994,
1996
Cạnh tranh không liên quan gì đến sự cạnh tranh của các quốc gia, cạnh tranh là việc các công ty tranh giành để giành thị phần
Moon và Peery (1995) 1995 Khả năng cạnh tranh không phải là năng suất mà là vị
trí tương đối của công ty so với đối thủ cạnh tranh
Rugman và Verbeke
NLCT quốc gia là khả năng của các công ty tham gia vào các hoạt động giá trị gia tăng trong một ngành công nghiệp cụ thể
Diễn đàn kinh tế thế
giới (2013) 2013
NLCT quốc gia là tập hợp các thể chế, chính sách và các yếu tố quyết định mức độ năng suất của một quốc gia
Porter (1980) 1980
Các lực lượng cạnh tranh trong ngành gồm: (1) đối thủ cạnh tranh hiện tại, (2) đối thủ mới tiềm năng, (3) sản
phẩm thay thế, (4) quyền lực của nhà cung ứng, và (5)
quyền lực của người mua sẽ tác động đến khả năng sinh lời và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành
McFetridge (1995) 1995 Một ngành công nghiệp cạnh tranh là bao gồm các công
ty cạnh tranh liên khu vực hoặc quốc tế
Momaya (1998) 1998 NLCT ngành là mức độ mà một ngành công nghiệp thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng, với sự kết hợp đặc biệt của sản phẩm/dịch vụ, giá cả, chất lượng và đổi mới và
Trang 35Gold Smith và Clutter
Baker và và cộng sự
4 tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: (i) tỷ suất lợi nhuận, (ii) thị phần, (iii) tăng trưởng xuất khẩu, (iv) quy mô
Khả năng cạnh tranh là một khả năng và tiềm năng của
nó phải được hiện thực hóa trong các hoạt động hàng ngày của công ty: khả năng thích ứng và khả năng hiện thực hóa lợi nhuận dài hạn
Trang 3623
ngành sản xuất kinh doanh sẽ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: Sức mạnh nhà cung cấp, Nguy cơ thay thế, Các rào cản gia nhập, Sức mạnh khách hàng, Mức độ cạnh tranh
- Đã đưa ra một khung phân tích nhằm giúp một doanh nghiệp phân tích, đánh giá, dự báo toàn bộ ngành kinh doanh, giúp doanh nghiệp định vị được vị trí của mình trong ngành kinh doanh, hiểu được các đối thủ cạnh tranh
Makadok (2001);
Wilcox và Zeithmal
(2001)
2001 Các nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu có thể liên kết
với nhau để hình thành và tạo ra lợi thế cạnh tranh từ lợi thế so sánh
Thorne (2004) 2004
Đưa ra 2 quan điểm khác nhau về NLCT:
+ Lý thuyết thương mại truyền thống: giá cả của hàng hóa, dịch vụ là tiêu chí chính để đo lường NLCT
+ Lý thuyết tổ chức công nghiệp: doanh nghiệp có NLCT cao là doanh nghiệp có các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh hiệu quả (thị phần cao, năng suất lao động cao, chi phí sản xuất thấp)
Sanchez & Heence
NLCT của doanh nghiệp dựa trên khả năng kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh
Hitt và DeNisi (2003) 2003 Năng lực là chìa khóa để duy trì lợi thế cạnh tranh bền
vững và đạt hiệu quả cao của doanh nghiệp
Thompson và cộng sự
10 yếu tố bao gồm: Hình ảnh/uy tín, công nghệ, mạng lưới phân phối, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, chi phí sản xuất, dịch vụ khách hàng, nguồn nhân lực, tình hình tài chính và trình độ quảng cáo, khả năng quản lý thay đổi
Teece (2014) 2014
Năng lực động là “khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh doanh nghiệp không chỉ dựa vào sự khác biệt về nguồn lực
Zhou và Li, (2010) 2010 Trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp cần phát
triển năng lực động để tồn tại
Trang 3724
Eduardo de Oliveira và
William (2013) 2013 Các thách thức về tài chính sẽ làm giảm lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp
Ambastha và Momaya
Xây dựng lý thuyết về NLCT ở cấp độ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố: (i) Nguồn lực (nguồn nhân lực, cấu trúc, văn hóa, trình độ công nghệ, tài sản của doanh nghiệp); (ii) Quy trình (chiến lược, quy trình quản lý, quy trình công nghệ, quy trình tiếp thị); (iii), Hiệu suất (chi phí, giá cả, thị phần, phát triển sản phẩm mới)
Momaya và cộng sự
Xây dựng mô hình APP với 3 nhóm nhân tố tác động đến NLCT của doanh nghiệp: Các nhân tố thuộc về NLCT dựa trên Tài sản; Các nhân tố thuộc về NLCT hoạt động; Các nhân tố thuộc về NLCT trong quá trình Barney (1991) 1991
Doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh khi “thực hiện một chiến lược tạo ra giá trị không đồng thời được thực hiện bởi bất kỳ đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng nào
và khó bị bắt chước Celuch KG và cộng sự,
tế, … là các yếu tố có thể tạo ra năng lực động cho doanh nghiệp
+ Nhân tố bên ngoài bao gồm: Thị trường, thể chế - chính sách, ngành hỗ trợ, trình độ nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng
Onar và Polat (2010) 2010 (1) Khả năng quản trị, (2) khả năng sản xuất, (3) khả
năng bán hàng - marketing, (4) khả năng dịch vụ hậu cần logistics, công nghệ thông tin, (6) tài chính - kế
Trang 3825
toán, (7) nguồn nhân lực, (8) dịch vụ chăm sóc khách hàng, (9) cung ứng, (10) nghiên cứu và phát triển, (11) quản trị công nghệ, (12) đổi mới và (13) quan hệ khách hàng
2009 Nguồn năng lực động là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh
và đem lại kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Các công trình nghiên cứu trong nước
Vũ Trọng Lâm (2006) 2006 Đánh giá nguyên nhân và hạn chế của các doanh nghiệp
trong vấn đề NLCT khu vực Hà Nội
Lê Xuân Bá (2007)
2007 Phân tích một số cơ hội và khó khăn đối với doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
và thực trạng NLCT của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Lê Thị Hằng (2013) 2013
Xây dựng các tiêu chí đánh giá NLCT của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thông tin di động: chất lượng dịch vụ; giá cước dịch vụ; sự khác biệt hóa dịch vụ; hệ thống kênh phân phối dịch vụ; thông tin và xúc tiến thương mại; thương hiệu và uy tín dịch vụ
Phạm Thu Hương
Đưa ra quan điểm về NLCT của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo lý thuyết năng lực, khác với các nghiên cứu trong nước trước đây chủ yếu tiếp cận NLCT theo lý thuyết cạnh tranh truyền thống
Nguyễn Thành Long
8 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre bao gồm: (1) Năng lực marketing; (2) Thương hiệu; (3) Năng lực tổ chức, quản lý; (4) Trách nhiệm xã hội; (5) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (6) Nguồn nhân lực; (7) Cạnh tranh về giá; (8) Điều kiện môi trường điểm đến
Trang 3926
Huỳnh Thị Thúy Hoa
Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công
ty TNHH SIEMENS nguồn lực động và thực tiễn, nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu các khía cạnh ảnh hưởng đến các nhân tố thuộc năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp
Hồ Trung Thanh (2012) 2012
- Góp phần giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức quản
lý kinh doanh nắm bắt rõ hơn về vai trò của NLCT động
- Mở ra những nghiên cứu tiếp theo về NLCT động và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập toàn diện của Việt Nam
Nguyễn Phúc Nguyên
Cần nhận diện, nuôi dưỡng và phát triển các nguồn lực
để gia tăng năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp bách của doanh nghiệp du lịch Việt Nam
Năng lực hấp thụ, năng lực thích nghi, năng lực sáng tạo, năng lực kết nối, năng lực nhận thức và định hướng thị trường là các thành phần cơ bản của năng lực cạnh tranh động
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.3.2 Khoảng trống cần nghiên cứu
Trong giai đoạn gần đây, nghiên cứu NLCT có các bước tiếp cận mới Các công trình công bố về nghiên cứu NLCT và cạnh tranh động liên tục được xuất bản Tuy nhiên, việc nghiên cứu thường đi sâu vào các yếu tố riêng biệt, cụ thể của ngành, lĩnh vực Các nghiên cứu NLCT toàn diện trên quy mô ngành và doanh nghiệp sản xuất chưa được tiến hành nhiều, nhất là NLCT động để ứng dụng các lý thuyết về cạnh tranh động vào thực tế của doanh nghiệp Việc xây dựng tiêu chí đánh giá NLCT trong các nghiên cứu đã được đề cập, tuy nhiên tiêu chí đánh giá NLCT trong các ngành, các doanh nghiệp cụ thể là khác nhau Ở Việt Nam cũng chỉ có một số ít nghiên cứu về NLCT động của doanh nghiệp nhưng chưa đầy đủ và hệ thống, chưa có nhiều các nghiên cứu thực nghiệm về NLCT động của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường động nhiều biến đổi… nên cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung và làm rõ
Bên cạnh đó, khi nước ta ngày càng tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự
do một cách sâu rộng hơn, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành chăn nuôi nói chung và các doanh nghiệp sản xuất TACN nói riêng Thực tiễn hiện nay chưa
có các nghiên cứu nào ở quy mô luận án về NLCT động và tác động của các nhân tố hình thành NLCT động đến kết quả kinh doanh một cách có hệ thống trong lĩnh vực các doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam đây chính là khoảng trống cần tiếp
Trang 40Luận án sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, Hệ thống hoá và làm rõ hơn các nội dung về NLCT, các quan điểm
phân tích NLCT của doanh nghiệp, đặc biệt là NLCT động, đưa ra bộ tiêu chí đánh giá NLCT nói chung và NLCT động của doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam nói riêng
Thứ hai, Trên cơ sở vận dụng các mô hình từ các nghiên cứu trước đây, luận
án đề xuất được mô hình nghiên cứu, từ đó đi phân tích, đánh giá các nhân tố hình thành NLCT động có tác động, ảnh hưởng như thế nào tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam
Thứ ba, Phân tích, đánh giá thực trạng NLCT động của doanh nghiệp sản xuất
TACN Việt Nam giai đoạn vừa qua; đưa ra được những luận cứ có giá trị khoa học và thực tiễn cao Từ đó, luận án đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao NLCT của doanh nghiệp sản xuất TACN Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Thứ tư, Thông qua phân tích, đánh giá bằng phương pháp định tính và định
lượng, kết quả nghiên cứu của luận án đã khám phá ra hai nhân tố hình thành NLCT động đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đó là nhân tố năng lực đổi mới sáng tạo và nhân tố liên kết và hợp tác