1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

35 303 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 115,02 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1. Giới thiệu về công ty 1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty may xuất khẩu Phương Mai. Công ty may xuất khẩu Phương Mai thuộc Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điện thoại: 8523373-8525054 FAX: 844524492 Công ty được thành lập theo Quyết định 02 NN-TCCB/QĐ ngày 02/10/1990 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập xí nghiệp may xuất khẩu. Xí nghiệp nằm ngay ven sông Lữ thuộc khu D phường Phương Mai- Quận Đống Đa- Hà Nội, có tổng diện tích mặt bằng là: 3.200m 2 .  Phía Đông Nam là sông Lữ  Phía Đông Bắc giáp khu nhà dân  Phía Tây Nam giáp với Công ty xây lắp và vật tư xây dựng Với nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất quần áo BHLĐ và may quần áo xuất khẩu. Cơ sở ban đầu của xí nghiệp gồm một dãy nhà kho khung Tiệp, một dãy nhà kho cấp 4 đã hỏng nát cùng với một số thiết bị máy móc cơ bản như: máy khâu, bàn là, máy chữ Đức, két sắt . Trong quá trình hoạt động xí nghiệp được đầu tư cải tạo lại nhà kho thành một xưởng sản xuất gồm hai tầng.Tầng 1 dùng làm kho chứa nguyên liệu, thành phẩm. Tầng 2 làm phân xưởng sản xuất và xây dựng thêm 1 dãy nhà tầng mới. Ngoài ra máy móc thiết bị cũng được mua sắm thêm, cụ thể là năm 1997 xí nghiệp mua thêm 50 máy may cùng với những phụ liệu và thiết bị điện. Sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, xí nghiệp may xuất khẩu Phương Mai đã gặp rất nhiều khó khăn do phần lớn các hợp đồng xuất khẩunằm ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Trong bối cảnh đó xí nghiệp đã tổ chức lại bộ máy quản lý, sắp xếp lại tổ chức sản xuất, đổi mới phương thức hoạt động và mua sắm thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhờ vậy xí nghiệp đã có thêm khách hàng mới và bước đầu chính thức ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng như: Nam Triều Tiên, áo, Bỉ Đầu năm 1992, xí nghiệp ký hợp đồng với Nhật Bản và đến quý 2/1992 đã chuyển giao chuyến hàng đầu tiên cho Nhật Bản đúng thời hạn và đạt chất lượng yêu cầu. Phải nói rằng, đây là một trong những thành công trong qúa trình tạo lập và tìm kiếm thị trường của xí nghiệp. Sau hợp đồng với Nhật Bản, khách hàng trong và ngoài nước đến quan hệ và tham quan, đặt hàng của xí nghiệp ngày một đông hơn. Đến tháng 3/1993, Nhà nước sắp xếp lại sản xuất theo Nghị định số 338- HĐBT/QĐ ngày 24/3/1993- đổi tên xí nghiệp thành công ty may xuất khẩu Phương Mai. Địa điểm hiện nay của công ty thuộc phường Phương Mai – quận Đống Đa – thành phố Hà Nội. Trong quá trình hoạt động công ty đã đầu tư, cải tạo lại nhà kho thành một xưởng sản xuất hai tầng. Tầng một được dùng làm nhà kho chứa nguyên vật liệu và thành phẩm. Tầng hai làm phân xưởng sản xuất. Bên cạnh đó, máy móc thiết bị cũng được mua sắm, bổ sung thêm. Năm 1997, công ty đã mua thêm 50 máy may công nghiệp Textima cùng những phụ liệu và thiết bị điện lắp cho dàn máy trị giá gần 65 triệu VNĐ. Đầu năm 1998, công ty đã đầu tư một dây chuyền máy khâu Tây Đức hiện đại cùng 100 bàn là treo Nam Triều Tiên. Là một doanh nghiệp có cơ sở vật chất tương đối tốt, đội ngũ lao động và quản lý có chuyên môn, công ty đã dần tạo được uy tín trên thị trường, ký được hợp đồng với nhiều khách hàng như: Triều Tiên, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapo, Đức, Bỉ, áo . Đặc biệt đầu năm 1995, công ty đã ký được hợp đồng hợp tác gia công dài hạn với hãng Lasen Hàn Quốc, tạo ra khả năng sản xuất ổn định, giải quyết được công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty. Trong qúa trình hoạt động công ty đã không ngừng đầu tư, mua sắm thêm máy móc thiết bị. Do đó máy móc, thiết bị của công ty rất hiện đại. Là một doanh nghiệp có máy móc hiện đại, dây chuyền sản xuất tương đối đồng bộ, khép kín nên năng suất lao động và giá trị sản lượng ngqày càng tăng. Và chính những yếu tố đó đã tạo cho công ty vững bước hơn khi nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á nổ ra đã ảnh hưởng nhiều đến công ty. Song với sự cố gắng của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty đoàn kết phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, xây dựng chiến lược mới nhằm đưa công ty ngày càng phát triển. Kết quả là cuối năm 2000 đầu năm 2001 công ty đã có thêm hợp đồng gia công xuất khẩu với hãng Vinex, Flexcal, Venture . để xuất khẩu sản phẩm sang Tiệp Khắc, Đức, Tây Ban Nha, Mỹ… Trong quá trình hình thành và phát triển của mình dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty xây dựng và phát triển nông thôn cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty may xuất khẩu Phương Mai đã đạt được những kết quả khả quan. Đó là nhờ vào một đội ngũ cán bộ công nhân trẻ khoẻ đã được đào tạo khá cơ bản, hệ thống máy móc thiết bị tương đối hiện đại cũng như sự giúp đỡ, ủng hộ của Tổng công ty. Tuy nhiên những khó khăn mà công ty phải đối mặt cũng không phải là ít như diện tích mặt bằng nhà xưởng còn chật hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu vệ sinh công nghiệp, vốn lưu động thiếu phải thường xuyên đi vay… Chính vì vậy, công ty cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục khó khăn tồn tại, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận, khẳng định sự phát triển đi lên trong cơ chế thị trường. 1.2. Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật ảnh hưởng đến việc nâng cao lợi nhuận. 1.2.1. Bộ máy quản lý. Trong quá trình xây dựng và phát triển để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt, công ty đã từng bước kiện toàn bộ máy quản lý cho phù hợp. Hình1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty may xuất khẩu Phương Mai Ban lãnh đạo công ty gồm: Giám đốc: trực tiếp phụ trách một số phòng ban chính, quản lý giám sát mọi hoạt động của công ty, chịu tránh nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như việc chấp hành luật hiện hành. Phó giám đốc: phụ trách sản xuất và kinh doanh trợ giúp giám đốc trong việc điều hành công ty. Giám đốc Phó giám đốc Phòng Bảo Vệ Phòng Kỹ Thuật Phòng Thiết bị Phòng Kế Toán Phòng Kế Hoạch Phòng Tổ Chức Ngoài ra, công ty còn có các phòng ban sau:  Phòng kế toán : có nhiệm vụ quản lý tiền, phân tích toàn bộ tình hình kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác kế toán tài chính theo đúng quy định của Nhà nước và Tổng công ty ngoài ra còn có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, tổng hợp, phản ánh trung thực về tình hình hiện có cũng như sự biến động của nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp trong mỗi kỳ hách toán. Đồng thời, tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính, kế hoạch thu nộp ngân sách và kế hoạch sử dụng vật tư tiền vốn.  Phòng kỹ thuật: triển khai thực hiện các đơn đặt hàng, dán mẫu lên bảng phân phối mẫu cho từng mẫu hàng, tham mưu xây dựng quy trình công nghệ bảo đảm yêu cầu kỹ thuật cho từng mẫu hàng cụ thể. Tham gia với các tổ sản xuất để thiết kế, bố trí sắp xếp dây chuyền sản xuất phù hợp với từng mã hàng, quản lý thiết bị, đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất.  Phòng kế hoạch sản xuất: Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho sản xuất, điều hành sản xuất theo kế hoạch được thông qua và hợp đồng sản xuất đã ký, tiếp nhận và cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra còn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của công ty, điều độ, bố trí cân đối sản xuất giữa các xí nghiệp may.  Phòng tổng hợp: Có nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác tổ chức lao động, tiền lương, tổ chức bộ máy quản lý sản xuất, triển khai nhiệm vụ của công ty đến các bộ phận khác. Bên cạnh đó thực hiện công việc hành chính tiếp tân quản lý phương tiện vật tư, truyền tin y tế.  Phòng thiết bị: Có nhiệm vụ thực hiện việc lắp đặt, sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, lập kế hoạch cung ứng thiết bị, sửa chữa bảo dưỡng và thay thế các máy móc thiết bị.  Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo đảm an ninh và an toàn trong nhà máy. 1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh. Công ty may xuất khẩu Phương Maicông ty thành viên của Tổng công ty xây dựng và phát triển nông thôn – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất, gia công sản phẩm may mặc trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó công ty còn tham gia kinh doanh sản phẩm, vật tư ngành may mặc dưới hình thức mua vào, bán ra và hưởng chênh lệch. Cụ thể công ty kinh doanh kinh doanh trên 4 lĩnh vực sau:  Sản xuất hàng xuất khẩu: là những mặt hàng mà công ty sản xuất để xuất khẩu. Các nguyên phụ liệu công ty có thể tự chọn mua hoặc do khách hàng cung cấp.  Gia công hàng xuất khẩu: là những mặt hàng mà công ty được bạn hàng thuê gia công để xuất khẩu. Nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp.  Kinh doanh vật tư ngành may mặc như vải, sợi, chăn, màn, quần áo may mặc….  Sản xuất để tiêu thụ trong nước bao gồm các loại. Các sản phẩm chủ yếu mà công ty đã sản xuất các sản phẩm cùng với giá cả phù hợp có thể cạnh tranh được với các cơ sở sản xuất khác. Các sản phẩm của công ty đã sản xuất: 1. áo Jackét 3 lớp . 4. Quần thể thao. 2. áo Jackét 2 lớp . 5. Váy hoa ngắn. 3. áo gió 1 lớp . 6. Váy hoa dài. Để thực hiện hoạt động của mình công ty đã xây dựng được cơ cấu tổ chức sản xuất. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất. Xưởng sản xuất của công ty được phân chia làm 4 phân xưởng, các phân xưởng đều có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một dâychuyền công nghệ khép kín để sản xuất sản phẩm theo hình thức đơn chiếc hay hàng loạt theo nhu cầu thị trường. - Phân xưởng 1: thường đảm nhiệm về may quần áo bảo hộ. - Phân xưởng 2,3: thường may hàng gia công xuất khẩu. - Phân xưởng 4 : phân xưởng thêu. 1.2.4. Công tác kế toán. Để nâng cao hiệu quả sản xuất và phục vụ cho việc chỉ đạo tập trung của ban giám đốc, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp, lập báo cáo và kiểm tra kế toán. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Phòng kế toán của công ty được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty. Các nhân viên kế toán chịu sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng và được tổ chức như sau: Công ty Phân xưởng may 4 Phân xưởng may 3 Phân xưởng may 2 Phân xưởng thêu 1 Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Kế toán nhập xuất th nhà phẩm, thanh toán lương v bà ảo hiểm Kế toán thu chi Thủ quỹ Kế toán t i sà ản cố định và xây dựng Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty, tổ chức hoạt động huy động vốn, chỉ đạo chuyên môn các nhân viên kế toán trong phòng. Kế toán trưởng là người điều hành, phụ trách công tác kế toán trong công ty và là người giúp việc cho giám đốc về công tác chuyên môn. Ngoài ra, kế toán trưởng còn là người chịu tráhc nhiệm thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu, tổng hợp số liệu và báo cáo. Một kế toán viên theo dõi vấn đề nhập xuất thành phẩm, thanh toán lương và bảo hiểm xã hội. Một kế toán viên theo dõi các khoản vốn vay, tiền gửi ngân hàng, các khoản thu chi hàng ngày của công ty phát sinh bằng tiền mặt và séc. Một kế toán viên theo dõi tài sản cố định và xây dựng cơ bản, phản ánh số liệu hiện có, tình hình tăng giảm tài sản cố định. Thủ quỹ có nhiệm vụ thu- chi và bảo quản tiền mặt trong công ty, thông báo thường xuyên tình hình thu – chi đảm bảo đúng chế độ thanh toán và thu chi. Chế độ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp. - Niên độ kế toán áp dụng từ ngày 1/1 đến ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam. - Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: theo tỷ giá ngân hàng Ngoại thương. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ. Các nguyên tác đánh giá tài sản. - Phương pháp khấu hao áp dụng: phương pháp khấu hao bình quân. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phản ánh theo giá trị thực tế. - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng: theo phương pháp công khai nhất quán. 1.2.5. Đặc điểm về lao động. Kể từ khi nền kinh tế có sự chuyển dịch từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, công ty đã có những chính sách nhằm thay đổi, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân lao động nhằm phù hợp với điều kiện kinh doanh mới. Hiện nay đội ngũ CBCNV của công ty như sau:  Tổng số lao động: 170 người (trong đó nữ chiếm 82%).  Tuổi đời bình quân: 22:35 tuổi  Cán bộ quản lý: 21 người (10 người trình độ đại học chiếm 40%, còn lại là trình độ cao đẳng và trung cấp) chiếm 12,35%.  Lực lượng lao động trực tiếp 149 người chiếm 87,64%. 1.2.6.Đặc điểm về tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật. Bảng 1: Tình hình tài sản năm 2001. Chỉ tiêu. nhóm TSCĐ Thiết bị Nhà cửa vật kiến trúc Tổng cộng Nguyên giá 2.107.039.84 1 706.431.399 2.813.453.24 0 Giá trị còn lại 737.518.657 406.215.814 1.143.734.47 1 Tỷ lệ từng loại TSCĐ theo giá trị còn lại 64,48% 35,52% 100% Nguồn: Công ty may xuất khẩu Phương Mai. Qua bảng trên, ta thấy tỷ lệ kết cấu giữa nhà cửamáy móc thiết bị của công ty tương đối hợp lý. Là một doanh nghiệp sản xuất nên tỷ lệ máy móc thiết bị chiếm 64,48% trong tổng số tài sản, điều này làm hạn chế sự tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và làm tăng khoản tiền khấu hao hàng năm. Một cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt sẽ là cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển. Ta đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định = DTT/ Giá trị TSCĐ. Năm 2000 hiệu suất = 15,475. Năm 2001 hiệu suất = 16,883. Hiệu suất tăng chứng tỏ tài sản cố định của công ty năm 2001 được sử dụng nhiều hơn, hiệu quả hơn. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu suất tăng chứng tỏ hoạt động sản xuất cũng tăng. 1.2.7.Đặc điểm về vốn. Tính đến năm 2001 thì công ty có tổng vốn: 1.563.589.805 đồng. Trong đó: Vốn cố định: 1.023.532.981 đồng. - NSNN cấp: 93.093.323 đồng. - Công ty tự bổ sung: 930.439.658 đồng. Vốn lưu động: 540.056.824 đồng (NSNN cấp). Công ty có đặc điểm là sản xuất hàng may mặc và bảo hộ lao động (ít), nguyên vật liệu chủ yếu là do các chủ hàng cung cấp bảo đảm thường xuyên. vì vậy nguyên vật liệu dự trữ rất ít, do đó công ty thường gặp khó khăn về vốn lưu động. Bởi công ty thường ký hợp đồng là sau hai tháng xuất hàng mới nhận được tiền của người mua nên công ty phải vay ngắn hạn của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là yếu tố làm giảm lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên có sự cải tiến về [...]... vẫn nhỏ, cần tăng thêm 2 2.1 Thực trạng lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai Đánh giá chung tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong những năm qua Để đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty, chúng ta đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn công ty, của từng bộ phận cấu thành lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuậnnhững nguyên nhân ban đầu ảnh... tỏ năm 2000 hoạt động công ty có sự giảm sút nhưng đến năm 2001 thì tỷ suất lợi nhuận vốn và vốn tự có không những cao hơn năm 2000 mà còn vượt qua được năm 1999 chứng tỏ năm 2001 hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tốt hơn Như vậy, căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối và chỉ tiêu lợi nhuận tương đối ta có thể khái quát tình hình lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai như sau: Năm. .. thành nên lợi nhuận của công ty, tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động bất thường này chưa phản ánh được tình hình kinh doanh của công tycông ty là một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc 3 Đánh giá chung quá trình nâng cao lợi nhuậncông ty may xuất khẩu Phương Mai 3.1 Những kết quả đạt được: Dựa vào sự phân tích ở trên ta có thể khẳng định rằng: Năm tài chính 2001 kết thúc với kết quả tốt hơn năm 2000... về mặt lượng cũng như tốc độ so với lợi nhuận sau thuế năm 2000 so với năm 1999 Xét trên tổng thể có thể nói rằng, hoạt động kinh doanh của công ty năm 2001 có bước phát triển tốt Tình hình lợi nhuận của công ty được biểu diễn qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Khái quát lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai Nguồn: Phụ biểu báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo quyết toán năm 1999, 2000,2001- Công ty. .. 116,39 triệu đồng Như vậy, qua đây ta thấy Lợi nhuận của công ty năm 2001 tăng lên so với năm 2000, một phần cũng là nhờ lợi nhuận hoạt động tài chính tăng lên Tuy nhiên, đối với công ty may xuất khẩu Phương Mai thì hoạt động sản xuất mới là lĩnh vực kinh doanh chính do vậy công ty cần chú trọng trong việc tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chính 2.4 Lợi nhuận từ hoạt động bất thường:... tư của doanh nghiệp chưa tốt Mua với giá cao, bán lại với giá thấp hơn điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Vì vậy công ty cần xem xét hoạt động này của mình Ta xây dựng biểu đồ thể hiện tỷ trọng của từng bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận trước thuế của công ty Có thể khẳng định rằng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế của công ty. .. tỏ công ty đang phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, làm ăn có hiệu quả hơn Thật vậy, năm 2000 lợi nhuận sau thuế của công ty là:215,0228 triệu đồng, chỉ bằng 84,13% lợi nhuận sau thuế năm 1999 Năm 2001, lợi nhuận sau thuế của công ty bằng 123,52% năm 2000 Lợi nhuận sau thuế năm 2001 là: 265,5944 triệu đồng, vượt mức năm 2000 là 23,52% do tổng lợi nhuận trước thuế tăng Cụ thể như sau: + Lợi. .. 2000,2001- Công ty may xuất khẩu Phương Mai Nhìn vào biểu đồ 1 ta thấy: Mặc dù năm 2000 lợi nhuận giảm so với năm 1999 nhưng năm 2001 lợi nhuận công ty đã tăng mạnh vượt qua cả mức năm 1999 Lợi nhuận sau thuế tăng là do : - Lợi nhuận trước thuế tăng : +74,37 (triệu đồng) Lợi nhuận trước thuế tăng do: - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng: +47,34 (triệu đồng) hay (117,26%) - Lợi nhuận từ hoạt... xưởng sản xuất, nhà làm việc của công ty ổn định và khang trang Bên cạnh đó, năm 2001 công ty đã đầu tư hệ thống máy móc thiết bị tương đối đồng bộ và hiện đại Công ty có một đội ngũ công nhân làm việc chính thức có tay nghề khá cao, chính vì vậy, hiệu quả công việc của công nhân cũng tương đối Như đã trình bày ở trên hạn chế lớn nhất đối với lợi nhuận của công ty là: Mặc dù lợi nhuận sau thuế năm 2001... phẩm Chính vì vậy những sản phẩm hỏng, sai quy cách khá nhiều nên công ty phải tốn thêm chi phí làm giảm lợi nhuậncông ty luôn trả lương cho công nhân đúng hạn, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động nhưng năng suất lao động của công nhân trong công ty so với công ty khác trong ngành chỉ xấp xỉ bằng hoặc thấp hơn tồn tại tình trạng này là do công ty may xuất khẩu Phương Mai hoạt động với quy . THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1. Giới thiệu về công ty 1.1. Khái quát. thêm. 2. Thực trạng lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai. 2.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong những năm qua.

Ngày đăng: 17/10/2013, 19:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty may xuất khẩu Phương Mai - THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty may xuất khẩu Phương Mai (Trang 4)
khép kín để sản xuất sản phẩm theo hình thức đơn chiếc hay hàng loạt theo nhu cầu thị trường. - THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
kh ép kín để sản xuất sản phẩm theo hình thức đơn chiếc hay hàng loạt theo nhu cầu thị trường (Trang 7)
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với tình hình thực tế của công ty - THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
m áy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với tình hình thực tế của công ty (Trang 7)
- Phương pháp tính các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng: theo phương pháp công khai nhất quán. - THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
h ương pháp tính các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng: theo phương pháp công khai nhất quán (Trang 9)
Bảng 2: Khái quát kết quả kinh doanh của công ty. - THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Bảng 2 Khái quát kết quả kinh doanh của công ty (Trang 11)
Bảng 3: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty.                                                                                          Đơn vị: % - THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Bảng 3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty. Đơn vị: % (Trang 13)
2.1.Đánh giá chung tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong những năm qua. - THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong những năm qua (Trang 14)
Nhìn vào bảng 4ở trên ta thấy: Lợinhuận sau thuế năm 2001 tăng so với năm 2000 một lượng là +50,5716 (triệu đồng) hay đạt 123,52%, còn lợi nhuận sau thuế năm 2000 lại giảm so với năm 1999  là :- 40,5484 (triệu đồng) hay chỉ bằng 84,13% lợi nhuận sau thuế  - THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
h ìn vào bảng 4ở trên ta thấy: Lợinhuận sau thuế năm 2001 tăng so với năm 2000 một lượng là +50,5716 (triệu đồng) hay đạt 123,52%, còn lợi nhuận sau thuế năm 2000 lại giảm so với năm 1999 là :- 40,5484 (triệu đồng) hay chỉ bằng 84,13% lợi nhuận sau thuế (Trang 15)
Bảng 5: Hệ thống chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. - THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Bảng 5 Hệ thống chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (Trang 17)
Theo bảng trên ta thấy: Doanh thu tiêu thụ nội địa năm 2001 so với năm 2000 của cả hai hoạt động sản xuất hàng nội địa và kinh doanh vật tư đều giảm - THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
heo bảng trên ta thấy: Doanh thu tiêu thụ nội địa năm 2001 so với năm 2000 của cả hai hoạt động sản xuất hàng nội địa và kinh doanh vật tư đều giảm (Trang 21)
Từ bảng 7 ta thấy: So với năm 2000 thì năm 2001, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng +2086,69 triệu đồng đạt 118,78% - THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
b ảng 7 ta thấy: So với năm 2000 thì năm 2001, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng +2086,69 triệu đồng đạt 118,78% (Trang 23)
Cụ thể ta xem xét bảng sau: - THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
th ể ta xem xét bảng sau: (Trang 25)
Bảng 11: Chi phí nghiệp vụ kinh doanh. - THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU PHƯƠNG MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Bảng 11 Chi phí nghiệp vụ kinh doanh (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w