1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế học quốc tế ii tác động của brexit tới hội nhập kinh tế quốc tế

29 109 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 230 KB

Nội dung

• Về thị trường đầu tư: không áp dụng đối với đầu tư nước ngoài yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa, cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận nguồnngoại tệ, khuyến khích tự do hóa đầu tư… Th

Trang 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, sự phát triển vượt bậc của các lực lượngsản xuất cùng với sự ra đời của các nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy mạnh mẽ tiếntrình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia Các quốc gia có nền kinh tế phát triểnmạnh cần mở rộng thị trường giao thương hàng hóa, đầu tư và chuyển giao côngnghệ ra nước ngoài, đồng thời tận dụng và khai thác được các nguồn lực từ bênngoài (tài nguyên, lao động và thị trường); từ đó gia tăng các ảnh hưởng kinh tế vàchính trị của mình trên trường quốc tế Song song đó, các quốc gia có nền kinh tếkém phát triển hơn cũng cần thúc đẩy tiến trình quan hệ hợp tác kinh tế với các nềnkinh tế lớn nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và cơ hội xuất khẩu hàng hóa,từng bước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước

Từ lợi ích mang tính hai chiều này, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã diễn

ra ở nhiều cấp độ và ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn với sự tham gia của hầu hếtcác quốc gia trên thế giới Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thếlớn và một đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay Xu thế này chi phối toàn bộcác mối quan hệ quốc tế và làm thay đổi to lớn cấu trúc của hệ thống thế giới cũngnhư bản thân các chủ thể và mối quan hệ giữa chúng

1.1.2 Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế:

Bất kỳ một quốc gia nào khi tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vựccũng như trên thế giới đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc của các tổ chức nóiriêng và nguyên tắc của hội nhập quốc tế nói chung

Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản của hội nhập:

• Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia

Trang 2

• Nguyên tắc tiếp cận thị trường

• Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

• Nguyên tắc áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết

• Nguyên tắc ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển

1.1.3 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế

Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư:

• Về thương mại hàng hóa: các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuếquan như QUOTA, giấy phép xuất khẩu…, biểu thuế nhập khẩu đượcgiữ hiện hành và giảm dần theo lịch trình thỏa thuận

• Về thương mại dịch vụ, các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả bốnphương thức: cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ,thông qua liên doanh, hiện diện

• Về thị trường đầu tư: không áp dụng đối với đầu tư nước ngoài yêu cầu

về tỉ lệ nội địa hóa, cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận nguồnngoại tệ, khuyến khích tự do hóa đầu tư…

Theo một số nhà kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế được chia thành năm mô hình cơ bản từ thấp đến cao như sau:

• Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA): Các nước thành viên dành chonhau các ưu đãi thương mại trên cơ sở cắt giảm thuế quan, nhưng cònhạn chế về phạm vi (số lượng các mặt hàng đưa vào diện cắt giảm thuếquan) và mức độ cắt giảm

• Khu vực mậu dịch tự do (FTA): Các thành viên phải thực hiện việc cắtgiảm và loại bỏ các hàng rào thuế quan và các hạn chế về định lượng (cóthể bao gồm cả việc giảm và bỏ một số hàng rào phi thuế quan) trongthương mại hàng hóa nội khối, nhưng vẫn duy trì chính sách thuế quanđộc lập đối với các nước ngoài khối

• Liên minh thuế quan (CU): Các thành viên ngoài việc cắt giảm và loại bỏthuế quan trong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sáchthuế quan chung đối với các nước bên ngoài khối

Trang 3

• Thị trường chung (hay thị trường duy nhất): Ngoài việc loại bỏ thuế quan

và hàng rào phi quan thuế trong thương mại nội khối và có chính sáchthuế quan chung đối với ngoài khối, các thành viên còn phải xóa bỏ cáchạn chế đối với việc lưu chuyển của các yếu tố sản xuất khác (vốn, laođộng…) để tạo thành một nền sản xuất chung của cả khối

• Liên minh kinh tế-tiền tệ: Là mô hình hội nhập kinh tế ở giai đoạn caonhất dựa trên cơ sở một thị trường chung/duy nhất cộng thêm với việcthực hiện chính sách kinh tế và tiền tệ chung (một đồng tiền chung, ngânhàng trung ương thống nhất của khối)

Như vậy, ta có thể thấy: để một tổ chức kinh tế có thể được hình thành, cầnthỏa mãn những yêu cầu sau: áp dụng cơ chế thị trường; có sự phối hợp và thốngnhất hành động giữa các quốc gia và cùng lãnh thổ, các quan hệ kinh tế quốc tế pháttriển tới mức cần được điều chỉnh, có các nước phát triển cao làm chỗ dựa cho cácquốc gia còn lại

Sự phát triển của các tổ chức kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy nền kinh tế pháttriển, cụ thể như sau:

• Thứ nhất, thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư và dịch vụ trong phạm

vi khu vực cũng như là giữa các khu vực với nhau Mức độ tự do hoá làkhác nhau nhưng không một khối kinh tế nào lại không đề cập chủtrương tự do hoá này

• Thứ hai, thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn

• Thứ ba, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá đời sống kinh tế thế giới

• Thứ tư, sự hình thành và phát triển của các khối kinh tế khu vực cũnggây ra một số vấn đề: khả năng bảo hộ mậu dịch của các khối kinh tế khuvực sẽ lớn và mạnh hơn; sức mạnh cạnh tranh của nó cũng lớn hơn, đedoạ các quốc gia yếu kém khác đồng thời tạo ra một tình thế mới đó làcác khối kinh tế có thể sẽ chi phối thế giới chứ không phải chỉ là một hayvài quốc gia

Trang 4

Brexit cũng xuất hiện trong năm 2012, khi mà ngày càng có nhiều người Anhphản đối EU và nghi hoặc về quan hệ giữa Anh và cộng đồng này Khi cuộc trưngcầu dân ý chính thức được mở ra vào ngày 23 tháng 6 năm 2016, Brexit đã trởthành một “từ khóa” được dùng để nói đến việc Anh rời khỏi EU nói riêng cũngnhư về cuộc trưng cầu nói chung.

Để hiểu rõ hơn về Brexit, chúng ta phải nhìn lại mối quan hệ giữa Anh và EUtrong suốt hơn 40 năm vừa qua Trước sự phục hồi và phát triển nhanh chính củaPháp và Đức, năm 1961, Anh nộp đơn tham gia vào tổ chức EEC (Cộng đồng Kinh

tế châu Âu) nhưng bị bác bỏ bởi Tổng thống Pháp lúc bấy giờ Cho đến năm 1973,nước Anh mới chính thức trở thành thành viên của EEC Nhưng cũng chỉ hai nămsau đó, một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra nhằm giải quyết vấn đề nhiều người dânAnh đòi rời khỏi EEC Với 67% dân số ủng hộ, Anh vẫn quyết định ở lại EEC Mốiquan hệ giữa Anh và EEC diễn ra tồi tệ nhất vào thời điểm “Ngày thứ tư đen tối”năm 1992 do Anh không thể bảo vệ được đồng Bảng Anh khỏi các cuộc tấn côngđầu cơ liên tục Nước Anh rút khỏi Cơ chế tỉ giá hối đoái của châu Âu Cũng trongnăm 1992, Anh quyết định không sử dụng đồng tiền chung Euro Mối quan hệ vàvai trò quan trọng của cả hai bên đối với nhau được thể thiện thông qua các chỉ sốthương mại EU trở thành đối tác lớn nhất của Anh khi chiếm tới 44% sản lượngxuất khẩu và 53% sản lượng nhập khẩu trong năm 2015 EU còn là nhà đầu tư lớncủa Anh, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho hơn 3 triệu người lao động.Ngược lại, Anh đã có đóng góp tới 8,5 tỉ Bảng vào ngân sách chung EU Tuy nhiên,người dân Anh cho rằng khoản đóng góp hàng năm trở thành một gánh nặng đối vớiquốc gia của họ, cùng với những đạo luật khắt khe mà EU ban bố đã tiêu tốn hàng tỉBảng của nước Anh

Trang 5

Rõ ràng là mối quan hệ giữa Anh và EU không phải lúc nào cũng “êm đẹp”,nhưng nhờ những thương lượng và thỏa thuận liên tục của các nhà lãnh đạo Anh vànhững người đứng đầu EU, mối quan hệ này đã được duy trì trong suốt 40 năm qua.Tuy nhiên, kể từ năm 2010, khi EU bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn trong

đó nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp năm 2010 và giờ là cuộc khủngkhoảng nhập cư, nhiều người Anh một lần nữa lại nghi hoặc về mối quan hệ giữaAnh và EU Liệu việc là một thành viên của EU có thực sự có lợi đối với Anh?Nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, nhưng có lẽ hơn cả là thuyết phục người dânbầu cho Đảng Bảo thủ của mình, năm 2013, Thủ tướng Anh David Cameron đã hứa

sẽ mở một cuộc trưng cầu dân ý quyết định số phận của Anh ở EU nếu Đảng Bảothủ của ông này chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện Anh Và giờ, để giữ đúnglời hứa của mình, Thủ tướng David Cameron đã quyết định mở cuộc trưng cầu dân

ý này vào ngày 23 tháng 6 năm 2016

Kết quả Người dân Anh đã quyết định rời khỏi EU với tỷ lệ số phiếu ra đi là52% so với số phiếu ở lại là 48% Tỷ lệ cử tri Anh đi bầu là 71,8% – tương đươngvới hơn 30 triệu người Đây là tỷ lệ cử tri cao nhất trong lịch sử kể từ cuộc bầu cửnăm 1992 Cuộc trưng cầu này đã cho thấy một sự phân hóa ý kiến sâu sắc giữa cácvùng trong nội bộ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Nước Anh và xứ Wales đều ủng hộ mạnh mẽ việc rời EU, với tỉ lệ phiếu bầurời đi lần lượt là 53,4% và 52,5% Trong khi đó, người dân Scotland và Bắc Irelandđều thiên về việc Anh ở lại EU, với tỷ lệ số phiếu ở lại là 62% và 55,8% Riêng thủ

đô London có tỉ lệ phiếu bầu ở lại là 59,9%, phiếu bầu ra đi là 40,1%

Vào ngày 29 tháng 3 năm 2017, trong văn bản gửi đến Chủ tịch Hội đồngChâu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Anh chính thức ban hànhĐiều 50 Từ đây bắt đầu đếm ngược hai năm cho đến thời điểm Vương quốc Anhchính thức rời khỏi EU Sau rất nhiều tranh cãi, Anh dự kiến sẽ rời Liên minh châu

Âu lúc 23 giờ ngày 29 tháng 3 năm 2019

1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến Brexit

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc Anh rời Châu Âu Về nguyên nhân chủ

quan, đã từ lâu, người dân Anh nổi tiếng là một sắc dân bảo thủ và thích đứng ngoài

Trang 6

cuộc chơi của châu Âu, như cái cách mà nước Anh đã từng khi làm bá chủ thế giớitrước Thế chiến thứ 2 Trong nội bộ nước Anh, luôn tiềm ẩn một lực lượng chính trịchống lại EU và chỉ chực chờ cơ hội rời bỏ EU Thậm chí sau khi gia nhập EU,nhiều nghị sĩ Anh còn chống lại việc tham gia vào Euro - đồng tiền chung châu Âu.Ngoài hiệp ước chung, các thành viên EU còn tham gia một hiệp ước tự do đi lại cótên là Shengen Nhưng vì muốn bảo vệ quyền lợi cho mình và với sự chống đốitrong nước, nước Anh cũng không tham gia hiệp ước Shengen.

Về nguyên nhân khách quan, trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng tài

chính bắt nguồn từ Mỹ (2008 – 2009) đã lan rộng toàn cầu, sau đó là khủng hoảng

nợ công của châu Âu khiến không ít thành viên EU rơi vào nguy cơ vỡ nợ, để rồikhủng hoảng di cư như một đòn chí mạng đẩy EU vào tình cảnh khó khăn Đây làkhởi nguồn cho sự bùng nổ ly khai của nước Anh khỏi EU, vì họ cho rằng nền kinh

tế nước mình – với biểu trưng là sức mạnh của đồng bảng Anh đã được khẳng địnhtrên thị trường thế giới, không đáng phải hứng chịu những hậu quả do các nướckhác trong EU gây ra

Tóm lại, có thể khẳng định rằng, hội nhập kinh tế quốc tế đã đang và sẽ là xuhướng phát triển chung của hầu hết các quốc gia, ngoại trừ một số nước vì các lí dođặc biệt mà thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế thương mại Và như thế, bất kì

sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng nào trên thế giới, ví dụ như sự kiệnBrexit đều sẽ có tác động mạnh mẽ đến vấn đề này

Trang 7

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT LÊN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA THẾ GIỚI, ANH VÀ EU, ASEAN

VÀ VIỆT NAM

Nước Anh trên nguyên tắc đã chính thức rời EU Cuộc bỏ phiếu tuy chỉ diễn ratại Anh nhưng đã làm lung lay toàn bộ khối EU với 28 nước thành viên còn lại VìAnh là một nền kinh tế lớn và có London là một trung tâm giao dịch tài chính củaChâu Âu Đồng thời Anh là cửa ngõ tài chính lớn kết nối thị trường gần 500 triệudân của EU và thế giới Do vậy, việc Anh rút khỏi khối liên minh Châu khiến Anh ,

EU và thậm chí là kinh tế thế giới gánh chịu những hậu quả lớn về kinh tế, chính trị

và xã hội

2.1 Brexit tác động đến vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Thế Giới

Việc Anh rời khỏi EU đã thực sự làm chao đảo nền kinh tế Thế Giới QuỹTiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo nguy cơ nước Anh rời khỏi EU có thể sẽ tácđộng mạnh tới hoạt động kinh tế và tạo ra những biến động trên các thị trường

2.1.1 Về mặt hội nhập và giao thương giữa các nước

Thị trường toàn cầu sẽ phản ứng tiêu cực, thậm chí dữ dội khi nước Anh rờikhỏi châu Âu, đồng thời, những rào cản được tạo ra từ Brexit sẽ tác động đến cáchoạt động thương mại,tiêu dùng, đầu tư và năng suất lao động, và điều này có thểdẫn đến hậu quả tiêu cực trong thời gian dài đối với sản lượng kinh tế Tất cả cácquốc gia có mối quan hệ kinh tế với EU nói chung sẽ chao đảo để tìm biện pháp vàmối quan hệ mới , đàm phán lại với riêng Anh để đạt được các thỏa thuận thươngmại Ví dụ đơn giản nhất, khi nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, liệu Mỹ có mất

đi cửa ngõ chính mở ra thị trường châu Âu? Là nhà đầu tư ngoại quốc số 1 tại AnhQuốc với hơn 500 tỷ đô la và khoảng một triệu công dân Hoa Kỳ đang làm việc trênquê hương của Shakespeare, các tập đoàn Mỹ đau đầu vì Brexit Thậm chí

London còn là địa điểm thích hợp để đặt văn phòng vì đồng ngôn ngữ, nhân lực chấtlượng cao, tài chính dồi dào và dễ dàng ra vào 27 nước EU còn lại Các công ty

Trang 8

Mỹ sẽ một phen điêu đứng khi trụ sở họ đặt tại London nhưng không thể tới được

27 quốc gia còn lại trong EU

Canada (một nước thuộc Liên Hiệp Anh và cũng là thành viên G7) sẽ gặp rấtnhiều rào cản khó khăn để đạt được các thỏa thuận đối với thị trường khu vực EU vìAnh là nước trung gian giúp Canada tiếp cận EU dễ dàng hơn rất nhiều và khi Anhkhông còn ở trong EU, các thỏa thuận thương mại tự do đang đi đến giai đoạn kếtthúc với EU sẽ bị đình lại vô thời hạn

2.1.2 Về mặt đàm phán, liên kết xây dựng các hiệp định quốc tế

Brexit ảnh hưởng đến các hiệp định kinh tế quốc tế vốn dĩ đã là tất yếu và lâunăm của khu vực EU và các châu lục khác EU hiện có giao dịch thương mại với 52quốc gia Nếu Anh rời EU, quốc gia này sẽ phải đàm phán lại thoả thuận thươngmại với các nước Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) có khả năng bịảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của EU có thể điều chỉnh nếu không cóAnh.Brexit cũng đe dọa tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu

tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) Nếu nước Anh ra khỏi EU, đàm phán về TTIP sẽsụp đổ tan tành, do có quá nhiều yếu tố vô định Đây mới chỉ là những dự báo cho

sự tác động tiêu cực đến hiệp định kinh tế này Nhưng nếu dự đoán trở thành hiệnthực thì rất nhiều quốc gia sẽ nằm trong hiệp định này sẽ một phen điêu đứng cùngnước Anh EU hiện có giao dịch thương mại với 52 quốc gia Nếu Anh rời EU, quốcgia này sẽ phải đàm phán lại thoả thuận thương mại với các nước Hiệp định thươngmại Việt Nam - EU (EVFTA) có khả năng bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quancủa EU có thể điều chỉnh nếu không có Anh

2.1.3 Về thị trường ngoại hối

GBP, EUR suy yếu trên đà suy yếu Anh rời khỏi EU khiến GBP thay đổikhoảng 15% so với mức trước cuộc bầu cử và có khả năng là đồng GBP trượt giámạnh Vì vậy HSBC quyết định hạ mức tỷ giá dự báo GBP/ USD và cho rằng cặp tỉgiá này sẽ giảm về 1.25 vào cuối quý 3 và giảm còn 1.2 vào cuối năm 2016 Ngoài

ra thì đồng EUR cũng sẽ chịu tác động tiêu cực nên HSBC hạ tỉ giá EUR/ USD vàocuối năm nay từ mức 1.2 xuống 1.1 Tỷ giá EUR / GBP ở mức 0.92 vào cuối năm

Trang 9

2016 so với mức dự kiến 0.75 trước đây Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản vẫnđang lưỡng lự giữa việc can thiệp hay đẩy mạnh nới lỏng định lượng (QE) Độngthái này sẽ đẩy tỷ giá USD/JPY vào ngưỡng 91-97 trong phạm vi đánh giá LittleMac của HSBC HSBC dự báo tỷ giá USD/JPY vào cuối năm nay sẽ giảm từ 115xuống mức 95.

Đồng Yên Nhật, Franc Thụy Sỹ tăng, Nhân dân tệ ổn định Tình hình bất ổnhậu Brexir sẽ khiến cho hành vi “ đầu tư an toàn” lan rộng ra khắp thị trường

Chỉ số “Risk On – Rish off” ( RORO – đầu tư theo mức độ chấp nhận rủi rocủa HSBC đã tăng cao trong vài tháng gần đây và sẽ trở thành động lực chính chocác biến động ngoại hối trong những tháng sắp tới HSBC cho rằng đồng tiền JPY

và CHF sẽ tăng giá trước tình hình bất ổn do Anh rời EU Điều này có thể gia tăng

áp lực đối với ngân hàng Trung ương tại Nhật và Thụy Sỹ, cả hai nước đều từng nỗlực rất nhiều trong quá khứ nhằm ngăn chặn sức mạnh đồng tiền vượt ngoài vòngkiểm soát Theo đó, tình trạng suy yếu của GBP và EUR khiến RMB ( đồng nhândân tệ) mạnh hơn các đồng tiền khác trong rổ nội tệ Vì vậy, đồng RMB sẽ hạ giá sovới USD nhằm cân bằng lại và duy trì trạng thái ổn định cho rổ Do đồng GBPchiêm 3.86% và đồng EUR chiếm 21.39% trong rổ CFETS RMB và bản chất cơ chếbiến động giá của những đồng tiền trên có khả năng dẫn đến tình trạng RMB biếnđộng cao hơn Dự đoán là GBP và EUR sẽ giảm 10% so với USD, ngân hàng nhândân Trung Quốc sẽ nâng tỷ giá điểu chỉnh USD/ CNY thêm 1,600 pip so với cùng

kỳ với giả định tỷ giá của những đồng tiền khác trong rổ so với USE không đổi vàviệc điều chỉnh bám sát mô hình rổ CFETS

Trang 10

2.2 Tác động của Brexit đến EU và nước Anh

2.2.1 Ảnh hưởng của Brexit đến EU

Thứ nhất, Brexit làm suy giảm ảnh hưởng của EU trên toàn cầu Về kinh tế,

bất ổn chính trị gây ra từ việc Anh rời khỏi EU sẽ làm tổn thương các nền kinh tế

ở châu Âu Nước Anh đóng một vai trò trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngânhàng Thế giới (WB) Giờ đây, việc quốc gia này rút khỏi EU sẽ làm suy yếu vị thếcủa một liên minh sở hữu thị trường chung lớn nhất thế giới Ủy ban châu Âu, Hộiđồng châu Âu, Nghị viện châu Âu và cả 6 nước thành viên sáng lập EU gồm Pháp,Italia, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg đã hối thúc Anh đàm phán về việc rời EU “càngsớm càng tốt”, mọi sự chậm trễ đều có thể kéo theo những hậu quả lớn cho cả Anh,

EU và thị trường toàn cầu

Thứ hai, Brexit làm cho EU mất đi một mắt xích cực kỳ quan trọng trong liên minh Châu Âu Thủ đô London có một vị trí rất quan trọng trong địa lý, trong kinh

tế và đặc biệt là trung tâm tài chính số 1 tại Châu Âu Việc hội nhập, giao thươngkinh tế, xã hội giữa các nước thành viên EU với Anh cũng khó khăn hơn trướcnhiều Mất đi trung tâm tài chính lớn nhất Châu Âu là một sự mất mát to lớn đối với

EU, vì EU phải mất rất nhiều thời gian tìm kiếm và xây dựng một trung tâm tàichính như thế Các dòng vốn đổ qua thị trường này cũng bị gián đoạn lại hoặc nếukhông cũng gặp nhiều khó khăn hơn Điều này làm cản trở đà tăng trưởng và tốc độhội nhập kinh tế của cả khu vực

Trang 11

Thứ ba, Brexit tạo ra những thay đổi và thách thức đối với quá trình toàn cầu hóa Nước Anh ra khỏi EU đặt ra thách thức rất lớn đối với tiến trình toàn cầu hóa.

Từ Brexit, hiệu ứng domino có thể xảy ra trên hai phương diện Thứ nhất, một loạt

các nước sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về những chuyện rất trọng đại như của nước

Anh Thứ hai, các đảng cực hữu nhân sự kiện Brexit cũng đòi hỏi tiến hành những

hoạt động tương tự Brexit đã khuyến khích làn sóng hoài nghi châu Âu(Eurosceptics) do các đảng cực hữu tại các nước thành viên khác,như Pháp, Hà Lan

và Slovakia Bà Marine Le Pen, lãnh đạo Đảng Mặt trận Dân tộc Pháp, hoan nghênhBrexit là “chiến thắng của sự tự do” Ông Geert Wilders, thủ lĩnh Đảng Tự do HàLan, cho rằng nước này xứng đáng có cuộc bỏ phiếu “Nexit” (Hà Lan rời EU).Bước đi này hoàn toàn có thể xảy ra bởi ông Wilders đang dẫn đầu trong các cuộcthăm dò về khả năng trở thành Thủ tướng tiếp theo của Hà Lan Các cuộc tổngtuyển cử tổ chức vào năm sau ở Pháp và Đức cũng nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởicác phong trào chống EU Còn tại Italia, một cuộc thăm dò mới đây cho thấy có đến48% người nói sẽ bỏ phiếu rời khỏi EU nếu có cơ hội

Thứ tư, Brexit gây ảnh hưởng tới nền kinh tế và việc hội nhập của các quốc gia trong khối liên minh Châu Âu EU Những thiệt hại về kinh tế cũng như ảnh

hưởng uy tín trên trường quốc tế là những nguy cơ mà EU sẽ phải đối mặt trong thời

kỳ hậu Brexit Các quốc gia có hàng hóa chủ yếu xuất khẩu vào Anh sẽ gặp khókhăn vì nước Anh rút khỏi EU Việc giao thương sẽ gián đoạn hơn vì các nước nàykhông thể đứng một mình thương lượng với Anh, họ phải cùng EU thương lượng lạivới Anh Việc này vừa gây mất thời gian với nhiều rào cản, quy tắc thương mại, nócản trở trực tiếp các hoạt động xuất nhập khẩu của các nước Những nước chịu ảnhhưởng kinh tế mạnh mẽ nhất của việc Anh rời EU là Ireland và Đức 32% hàng xuấtkhẩu của Ireland là đến Anh, và Anh là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Đức.Một ảnh hưởng kinh tế khác chính là việc EU sẽ gia tăng các chính sách bảo hộthương mại như tăng thuế quan cho hàng nhập khẩu và giảm thuế cho các doanhnghiệp trong nước Lí do cho sự điều chỉnh này là việc từ trước đến nay, trong EUluôn tồn tại hai phe: một bên ủng hộ các biên pháp bảo hộ thương mại, một bên ủng

hộ thị trường thương mại tự do- trong đó có nước Anh Thế nên, khi Anh rời đi, xuhướng gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại rất có thể xảy

Trang 12

ra.Các nước thành viên EU như Bỉ, Ireland, Hà Lan, Đức, Pháp – những bạn hàngchính lâu năm của nước Anh – sẽ bị thiệt hại rất lớn Cán cân thương mại của Đứcvới Anh có thể giảm 6.8 tỷ Euro/năm, trong khi thiệt hại đối với các doanh nghiệpPháp vào khoảng 3 tỷ Euro/năm Do vậy, các quốc gia này sẽ phải nỗ lực nhằm bùđắp những khoản thiếu hụt trong khoảng trống thương mại mà Anh đã để lại.

2.2.2 Ảnh hưởng của Brexit đến nước Anh

Rõ ràng là bản thân nước Anh chính là “nạn nhân” hứng chịu những hậu quảnặng nề nhất của Brexit Cuộc trưng cầu lịch sử này đã có những ảnh hưởng to lớnđến tình hình kinh tế- chính trị- xã hội của Anh Quốc.Quyết định rời khỏi EU sau

43 năm gắn bó của Anh đã gây nên một cú sốc đối với đất nước này Trong ngắnhạn, Brexit có thể đẩy nước Anh rơi vào tình trạng suy thoái, bởi EU chính là đốitác kinh tế quan trọng nhất của Anh

Tác động của việc Anh rời EU trước mắt là “một thập niên bất ổn” do Anh sẽphải cần rất nhiều thời gian để đàm phán các thỏa thuận thương mại với các nướctrong và ngoài EU Việc bỏ phiếu rời EU sẽ là điểm khởi đầu của một quá trình, chứkhông phải điểm kết thúc “Brexit” sẽ gây ra sự bất ổn trên các thị trường tài chính,lên tình hình đầu tư và ảnh hưởng tới giá trị đồng bảng Anh Hoạt động thương mạicủa Anh sẽ rơi vào tình trạng mất ổn định, do nước này cần phải đàm phán lại từngthỏa thuận với hơn 50 nước đang có các thỏa thuận thương mại với EU

a) Về tăng trưởng kinh tế

Hai năm kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân, các chuyên gia dự báo đưa ra mứcước tính mức độ thiệt hại từ quyết định Brexit (chỉ việc Vương quốc Anh rời khỏiEU) đối với kinh tế "xứ sở sương mù" vào khoảng từ 1-2% GDP, tương đương 20-

Trang 13

Các nhà kinh tế cho rằng, trong năm 2018, tác động của Brexit sẽ tiếp tục tíchdồn lại và có thể tương đương 2% GDP vào cuối năm nay Mặc dù mức tăng trưởngthu nhập thực tế có thể trở lại, song mức tăng trưởng tiêu dùng vẫn thấp hơn trungbình và những “cơn gió ngược” đối với đầu tư doanh nghiệp vẫn có thể dai dẳng.Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Mark Carney ước tính tác độngBrexit còn lớn hơn, căn cứ vào sự chênh lệch giữa dự báo của BoE trước cuộc trưngcầu (BoE dự báo Anh sẽ tiếp tục ở lại EU) và thực tế Phát biểu trước Hạ viện Anhhồi tháng 5/2018, ông Carney cho biết quy mô kinh tế Anh hiện thu hẹp hơn 1% sovới trước đây, bất chấp những gói kích thích tăng trưởng lớn của BoE, biện phápnới lỏng chính sách của Chính phủ Anh, cùng với nền tảng kinh tế toàn cầu và kinh

tế châu Âu mạnh hơn trước

b) Về tài chính

Dự đoán về bối cảnh kinh tế Anh hậu “Brexit”, Liên đoàn Công nghiệp Anh(CBI) - tổ chức đại diện các doanh nghiệp ở Anh cảnh báo, “Brexit” có thể gây tổnthất cho nền kinh tế Anh 100 tỷ bảng và gần 1 triệu việc làm Thị trường chứngkhoán ở Anh cũng đã có một phen chao đảo Chỉ số FTSE 250 – chỉ số cổ phiếu củacác công ty chủ yếu thu lợi nhuận tại Anh đã giảm 10% kể từ sau cuộc trưng cầu.Trong đó, các ngân hàng dường như là những tổ chức chịu thiệt hại nặng nề nhất

Cổ phiếu của các ngân hàng như Lloyds, Barclays và Royal Bank of Scotland đãgiảm mạnh ở các mức là 21%, 20% và 18% Các chuyên gia tính toán rằng kể từ saucuộc trưng cầu, thâm hụt ở nước Anh đã lên đến 935 tỉ Bảng Điều này có thể gây

áp lực lên giá trị cổ tức các doanh nghiệp cần trả cho cổ đông cũng như giảm khảnăng tăng lương và thuê thêm nhân công của các doanh nghiệp nước này

Ngay sau khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý Brexit được công bố, giá trịđồng bảng Anh đã giảm tới 9% Sự lao dốc của đồng bảng Anh vào rạng sáng ngày24/6 được giới đầu tư mô tả là “tồi tệ nhất kể từ năm 1985” Theo thống kê, con số9% là mức giảm lớn nhất trong một ngày đối với một đồng nội tệ Sự trượt giảm củađồng bảng Anh có sức công phá tương đương với sự sụp đổ của ngân hàng LehmanBrothers của Mỹ khơi mào cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008,

Trang 14

hay “Ngày thứ Sáu đen tối” năm 1992 khi đồng bảng Anh bị buộc phải rời khỏi Hệthống Ngoại hối châu Âu, tiền thân của đồng euro.

Bên cạnh đó, thủ đô London có trung tâm tài chính lớn nhất thế giới và là nơiđặt trụ sở của hơn 250 ngân hàng nước ngoài có quyền tiếp cận thị trường chungtheo các thỏa thuận quy chế thành viên EU của Anh Các dịch vụ tài chính chiếm tới10% tổng sản lượng quốc nội (GDP) của Anh Khu Tài chính London là nhà xuấtkhẩu các dịch vụ tài chính bán sỉ lớn nhất thế giới, tuyển dụng hơn 1 triệu người làmviệc

Việc rời khỏi EU khiến Anh phải thương lượng lại các điều khoản của bất cứquyền tiếp cận thị trường chung hậu quy chế thành viên nào, trong khi các trung tâmtài chính đối thủ của nó ở cả trong và ngoài EU như New York, Hong Kong, Tokyo,Frankfurt và Dublin đều sẽ tìm cơ hội trục lợi trong giai đoạn bất ổn này

c) Về sự chuyển dịch nguồn vốn đầu tư nước ngoài :

Việc Anh rời khỏi EU thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thay vì đổ vào Anh,

sẽ chuyển hướng sang Pháp hoặc Đức, Italy Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Anhgiảm đi đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Anh có ít cơ hội để đầu tư phát triển

và mở rộng sản xuất, điều này cản trở đà tăng trưởng kinh tế của Anh Ngoài ra, khitách rời khỏi Brussels, London sẽ đánh mất lợi thế nắm giữ vai trò là “lá phổi” tàichính của châu Âu, nơi cửa ngõ đón nhận luồng tư bản của thế giới vào thị trườngChâu Âu Nhìn tổng thể, chính phủ Anh ước tính, việc rút khỏi EU, quy mô nềnkinh tế nước này sẽ giảm 3.8%-7.5% tính đến năm 2030 Đây là một con số đángphải lo ngại với quốc gia này

d) Về vấn đề thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), “Brexit” sẽ làm gián đoạn các mối quan hệthương mại đã được xác lập và gây ra những thách thức lớn cho cả Anh và phần cònlại của châu Âu Các cuộc thương lượng nhằm đạt được các thỏa thuận hậu Brexit

sẽ kéo dài, tác động nặng nề tới lòng tin người tiêu dùng và giới đầu tư IMF cảnhbáo, Anh rời khỏi EU sẽ làm gián đoạn thương mại song phương, thu hẹp lợi ích cóđược từ việc hội nhập và hợp tác kinh tế như những gì các nền kinh tế đang có được

Ngày đăng: 28/08/2020, 09:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Việc giảm giá đồng Bảng Anh và Euro sẽ khiến các sản phẩm của Việt Nam đắt đỏ hơn ở Anh, trong khi sản phẩm của Anh lại có lợi thế trên thị trường toàn cầu cũng như hàng hóa Anh trở nên cạnh tranh hơn ngay cả trong thị trường nội địa Anh - tiểu luận kinh tế học quốc tế ii tác động của brexit tới hội nhập kinh tế quốc tế
i ệc giảm giá đồng Bảng Anh và Euro sẽ khiến các sản phẩm của Việt Nam đắt đỏ hơn ở Anh, trong khi sản phẩm của Anh lại có lợi thế trên thị trường toàn cầu cũng như hàng hóa Anh trở nên cạnh tranh hơn ngay cả trong thị trường nội địa Anh (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w