HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế ii tác động của brexit tới hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 29)

Việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là nỗ lực hội nhập lớn thúc đẩy tự do hóa thương mại và dịch vụ trong cộng đồng các nước khu vực Đông Nam Á Dù chặng đường này vẫn còn nhiều gian nan, song từ sự kiện Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu EU, ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng cần rút ra những bài học kinh nghiệm về quá trình hội nhập trong tương lai.

3.1 Đối với ASEAN

Thứ nhất, người dân các nước ASEAN phải là trọng tâm trong quá trình hội nhập kinh tế. Các chính sách của AEC cần được xây dựng dựa trên lợi ích của người dân thay vì để phục vụ lợi ích của tầng lớp lãnh đạo. Người dân cần thật sự nhận thức được việc tham gia vào cộng đồng kinh tế chung sẽ góp phần giải quyết các vấn đề chung, điều tiết kinh tế vĩ mô và gia tăng phúc lợi cho người dân.Trên cơ sở đó, chính người dân sẽ là lực lượng giữ vai trò quan trọng thúc đẩy tính hiệu quả của ASEAN. Sự kiện Brexit cho thấy, người dân Anh đã mất niềm tin vào vai trò của Hội đồng châu Âu, họ cảm thấy quyền lợi của mình bị đe dọa bởi những nguyên tắc hoạt động cứng nhắc của EU. Ngay từ đầu, người Anh luôn cảm thấy miễn cưỡng về việc mình là thành viên EU và không tham gia một số chương trình như thị thực chung và đồng tiền chung, điều này đã làm giảm ý thức về cộng đồng. Do đó, ASEAN cần phải tập trung xây dựng ý thức công đồng cho người dân nếu muốn cộng đồng hoạt động. AEC phải đưa ra các thỏa thuận kinh tế, thương mại dựa trên lợi ích cộng đồng, ủng hộ người dân rõ ràng hơn và giảm phụ thuộc vào thuyết “chảy dần xuống”. Quan điểm chảy dần xuống (tricke-down) cho rằng, cần làm lợi cho giới thượng lưu trước rồi cuối cùng, tầng lớp lao động và yếu thế cũng sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, quan điểm này cũng có thể dễ dẫn tới chủ nghĩa dân tộc cực đoan hoặc chủ nghĩa ly khai nếu như không dung hòa được các lợi ích giữa các bên.

Thứ hai, tăng cường mức độ hiệu quả của việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong các kênh hợp tác và hội nhập của ASEAN. Cụthểlà các quốc gia ASEAN cần chú trọng vào việc làm hài hòa lợi ích và tạo thế cân bằng động để không làm chênh lệch quá lớn năng lực hội nhập của từng thành viên. Từ sự kiện “Brexit” cho thấy quá trình áp dụng đồng tiền chung hoặc áp dụng các chính sách kinh tế, di chuyển lao động, vốn cần phải được xem xét thật thấu đáo trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Việc áp dụng những chính sách kinh tế, di chuyển lao động, vốn chưa thực sự hòa hợp của ASEAN trong AEC có thể gây phản ứng ngược đối với các nước thành viên. Do đó, việc xây dựng và tăng cường năng lực cho các thành viên còn kém phát triển và việc làm cần được ưu tiên trước hết. Những nỗ lực phải xuất phát từ tinh thần đoàn kết vì lợi ích chung trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Việc bất kỳ thành viên nào bị đặt ngoài cuộc chơi cũng sẽ khiến ASEAN không thể đạt được mục tiêu hội nhập.

Thứ ba, ASEAN cần chú trọng linh hoạt trong phương cách ứng xử với các thành viên cũng như tôn trọng các giá trị văn hóa và bản sắc riêng của từng quốc gia. Việc can thiệp quá sâu vào nội bộ quốc gia có khả năng tạo nên những phản ứng không tích cực và gây nên tâm lý bất mãn trong nội bộ khối. EU và những nguyên tắc hoạt động cứng nhắc đã khiến Anh cảm thấy bị hạn chế quyền tự chủ, và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến Brexit. Sự kiện Brexit cũng là cơ hội để các nước ASEAN nhìn nhận lại và đánh giá mức độ hội nhập mà các quốc gia muốn hướng tới, và những lợi ích sẽ đạt được ở mức độ hội nhập đó. Do đó, ASEAN cần có những nguyên tắc hoạt động linh hoạt phù hợp với bối cảnh hiện tại, tôn trọng và không can thiệp vào quyền độc lập tự chủ về đối nội và đối ngoại của các quốc gia thành viên. Trong khi EU hội nhập cả về kinh tế và chính trị thì việc ASEAN đặt trọng tâm hội nhập trên phương diện kinh tế và không hướng đến một tham vọng “siêu nhà nước” như EU là một điểm sáng giúp tránh được sự kiện Brexit lặp lại đối với ASEAN.

3.2 Đối với Việt Nam

Sự kiện Brexit đã cho thấy cần có một đường hướng được hoạch định lâu dài và có chiều sâu chiến lược khi tham gia hội nhập kinh tế. Sự chủ động trong việc

định hướng cho xu hướng phát triển của quốc gia đòi hỏi khả năng theo sát và dự báo những xu hướng địa chính trị và địa kinh tế khu vực và thế giới. Với ý nghĩa đó, Việt Nam cần tích cực theo sát và dự báo những biến động kinh tế và chính trị toàn cầu để có thể chủ động đề ra biện pháp quản lý và xử lý khủng hoảng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần hoạch định một chiến lược hội nhập lâu dài và dự liệu những biện pháp thích ứng với những đối tác cụ thể (trong và ngoài ASEAN) để xử lý hiệu quả những tình huống có thể xảy ra.

Trong giai đoạn hậu Brexit, ngoài thị trường châu Âu, Anh sẽ chú trọng đa dạng hóa thị trường thông qua mở rộng phạm vi sang châu Á nhằm giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia láng giềng. Xét về dài hạn, đây là cơ hội tốt để Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư với Anh. Việc tiếp cận thị trường Anh cũng là cơ hội để Việt Nam chủ động học hỏi và thích ứng với biến động địa kinh tế và địa chính trị từ sự kiện Brexit. Việc chủ động đề ra phương hướng để có thể đẩy mạnh quan hệ thương mại – đầu tư với Anh sẽ giúp Việt Nam thu nhận nhiều hơn những lợi ích về kinh tế.

Xuất phát từ cấp độ quốc gia, các nhà lãnh đạo Việt Nam nên tìm hiểu “tâm tư và nguyện vọng” của nhân dân để có phương thức ứng xử phù hợp. Với ý nghĩa đó, các cuộc điều tra xã hội học là rất quan trọng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức của người dân về ASEAN còn rất thấp. Và chỉ có ¼ dân số ASEAN thực sự hiểu biết về các sự kiện liên quan đến Cộng đồng kinh tế ASEAN. Trước thực tế đó, việc giáo dục cho người dân về chủ nghĩa khu vực và các tổ chức khu vực là rất quan trọng. Người dân Việt Nam cần hiểu biết về ASEAN và mối quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN. Việc triển khai một cuộc điều tra rộng rãi về nhận thức, thái độ của người dân Việt Nam về ASEAN sẽ cung cấp những cơ sở để hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam quảng bá hình ảnh và vai trò của ASEAN đến đông đảo bộ phận người dân.

KẾT LUẬN

Có thể nói, hội nhập quốc tế đang là xu thế lớn, chi phối mạnh mẽ mọi quan hệ quốc tế và ảnh hưởng sâu sắc đến các quốc gia. Trong bối cảnh ấy, việc Brexit diễn ra đã giáng một đòn mạnh lên tiến trình hội nhập quốc tế. Brexit gây ra những ảnh hưởng to lớn tới kinh tế - chính trị - xã hội không chỉ của riêng nước Anh hay EU mà cho toàn thế giới, trong đó có ASEAN và Việt Nam. Tuy nhiên, bất chấp những tác động tiêu cực từ Brexit, Anh và EU vẫn đóng vai trò quan trọng trong cán cân thương mại toàn cầu. Việc Anh rời khỏi EU cũng mở ra những cơ hội về quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế với Anh của Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần tận dụng tốt cơ hội này và chủ động xây dựng mối quan hệ tích cực với cả Anh và EU đề thúc đẩy phát triển thương mại trong tương lai.

Đối với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, Brexit còn mang đến bài học kinh nghiệm về quá trình hội nhập quốc tế. ASEAN cần chú trọng vào việc tạo lập niềm tin cho người dân, tạo lập sự bình đẳng giữa các nước thành viên và tạo sự đồng thuận trong phương cách ứng xử, theo đuổi các nguyên tắc linh hoạt và thực dụng để tránh một sự kiện Brexit không đáng có xảy ra ở ASEAN. Việt Nam cần thận trọng cân bằng lợi ích giữa các bên trong quá trình hội nhập, chú ý tăng cường nhận thức của người dân về vai trò và vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Trong quá trình hội nhập và phát triển của ASEAN, Việt Nam nên phát huy việc đề xuất, thúc đẩy các sáng kiến khu vực và giữ vai trò điều hòa quan hệ quốc tế tại khu vực với tư cách là một người chơi năng động, có tính xây dựng trong bàn cờ khu vực.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế học quốc tế ii tác động của brexit tới hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w