1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC ĐẶC TRƯNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KTTT ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TỔ CHỨC KINH DOANH

23 175 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 723,44 KB

Nội dung

Bài tiểu luận học phần Quản trị học dành cho sinh viên đại cương theo mô tuýp tiểu luận đúng chuẩn đẹp. Bài tiểu luận nêu rõ Đặc trưng và tác động nền KTTT đến hoạt động quản trị TCKD, đồng thời nói về tình hình kinh tế nước ta hiện nay.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỚP: HQ5 – GE01 NHÓM TÁC GIẢ: 8

ĐỀ TÀI: ĐẶC TRƯNG VÀ TÁC

ĐỘNG KINH TẾ TRI THỨC ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TỔ CHỨC

KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

QUẢN TRỊ HỌC

TP.HCM tháng 12 năm 2017

Trang 2

❖ CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

_._._._._._._

Nhóm trưởng Nguyễn Thị Ngọc Anh Thành viên Nguyễn Vũ Khánh An

Đặng Thanh Bích Dung Nguyễn Ngọc Bích Hằng

WB: World Bank – Ngân hàng Thế Giới

UNESCO: United Nation Educational, Scientifical and Cutural Organization – Tổ

chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của LHQ

KTTT: Kinh tế tri thức

EU: European Union – Liên minh Châu Âu

Trang 3

MỤC LỤC:

LỜI NÓI ĐẦU: - 5

CHƯƠNG 1: KINH TẾ TRI THỨC - 6

1.1 Khái quát về sự xuất hiện của KTTT và nghiên cứu ban đầu về kinh tế tri thức - 6

1.2 Khái niệm về KTTT - 6

1.3 Đặc trưng chủ yếu của nền KTTT: - 7

1.3.1 Tri thức trở thành yếu tố chủ yếu nhất của nền kinh tế - 7

1.3.2 Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển đổi ngày càng nhanh theo hướng tăng nhanh giá trị gia tăng - 8

1.3.3 Tốc độ đổi mới nhanh, sản xuất công nghệ trở thành ngành sản xuất đặc biệt quan trọng - 9

1.3.4 Công nghệ thông tin và viễn thông được ứng dụng rộng rãi và ngày càng sâu trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội - 11

1.3.5 Đặc tính, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức thay đổi căn bản - 12

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG KINH TẾ TRI THỨC ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN - 15

2.1 Khái niệm quản trị tổ chức kinh doanh - 15

2.2 Các hoạt động quản trị tổ chức kinh doanh - 15

2.3 Tác động của nền Kinh tế tri thức đến các hoạt động quản trị tổ chức kinh doanh; nguồn nhân lực và văn hóa thời đại - 15

2.3.1 Hoạch định trong tổ chức kinh doanh. - 15

2.3.2 Tổ chức trong tổ chức kinh doanh - 15

2.3.3 Quản trị nhân sự trong tổ chức kinh doanh - 16

2.3.4 Lãnh đạo trong tổ chức kinh doanh - 16

2.3.5 Kiểm tra trong tổ chức kinh doanh - 16

2.3.6 Cơ cấu lao động xã hội – sự phát triển nhanh của công nhân tri thức. 17 2.3.7 Văn hóa - 18

CHƯƠNG 3: XU THẾ CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ TRI THỨC ( PHẦN MỞ RỘNG) - 19

Trang 4

3.1 Sự chuyển biến sang nền Kinh tế tri thức – một xu hướng lớn mang tính phổ biến - 19

3.2 Dự báo khái quát về xu thế phát triển của nền Kinh tế tri thức trong những giai đoạn sắp tới - 19

3.3 Thời cơ, thuận lợi, khó khăn đặt ra cho các nước đang phát triển trong quá trình tiếp cận và chuyển sang Kinh tế tri thức - 20

LỜI KẾT - 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO - 23

Trang 5

Đặc điểm nổi bật nhất của KTTT ( kiến thức) đã trở thành kinh tế hàng đầu của tăng trưởng kinh tế, vượt lên trên các nhân tố sản xuất cổ truyền – vốn và lao động Một đặc điểm lớn khác của KTTT là vai trò đặc biệt của kiến thức ngầm ( đặc biệt là

bí quyết và tay nghề) – công cụ để lựa chọn và khai thác thông tin ( kiến thức đã điển chê hóa) ngày nay đã trở thành dễ có hơn và rẻ hơn rất nhiều nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đầy sức mạnh

Trong khoảng mười năm gần đây, những nghiên cứu về KTTT đã tăng rất nhanh và hiện đang phát triển rất mạnh Song chúng ta không quên rằng lĩnh vực nghiên cứu này đã có một lịch sử năm chục năm, bắt đầu từ những nghiên cứu về công nghiệp kiến thức, xã hội hậu công nghiệp và kinh tế thông tin vào những năm

1960 và 1970, lúc đầu ở Mỹ, sau đó đến các nước công nghiệp khác, rồi các nước công nghiệp mới và một số nước đang phát triển

Bài tiểu luận này giới thiệu một cách khái quát các khái niệm cơ bản xuất phát,

sự xuất hiện của KTTT và hoạt động quản trị tổ chức kinh doanh Tiểu luận tập trung khai thác vấn đề đặc trưng và tác động của nền KTTT đến hoạt động quản trị tổ chức kinh doanh

Nghiên cứu về kinh tế tri thức là một lĩnh vực hiện còn đang phát triển Trong những trường hợp, chúng tôi có liệt kê ra các tài liệu để người đọc tiện theo dõi Một

số tài liệu chúng tôi không có nguyên bản mà biết được qua một số tài liệu khác, khi

đó để cho rõ ràng, chúng tôi ghi “ dẫn theo…”

Trang 6

CHƯƠNG 1: KINH TẾ TRI THỨC

1.1 Khái quát về sự xuất hiện của KTTT và nghiên cứu ban đầu về kinh tế tri thức

Sự phát triển của kinh tế trong lịch sử của nhân loại đã trải qua những giai đoạn

khác nhau Trước hết là kinh tế săn bắn và hái lượm tồn tại trong hàng nghìn năm Tiếp đó là kinh tế nông nghiệp kéo dài khoảng mười nghìn năm Rồi đến kinh tế công

nghiệp xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào đầu nửa sau thế kỉ XVIII Sau đó là Kinh tế tri thức, lúc đầu thường gọi là kinh tế thông tin, đã ra đời lúc đầu ở Mỹ vào đầu

những năm 1970 và rồi ở nhiều nước công nghiệp phát triển và ngày nay cả các nước công nghiệp mới (NICs) KTTT theo một số dự báo, đối với nước Mỹ, có thể sẽ kết

thúc vào khoảng năm 2020 để nhường chỗ cho một nền kỉnh tế mới khác – kinh tế

sinh học

Những nghiên cứu về KTTT đã có một lịch sử hơn 40 năm bắt đầu từ công trình của Fritz Machlup: “ The production and distribution of knowledge in the United States”( Sản xuất và phân phối tri thức ở Mỹ) xuất bản năm 1962 Công trình này lần

đầu tiên đưa ra khái niệm “Công nghiệp tri thức” ( knowledge industry) và lưu ý mọi

người về tầm quan trọng và đặc biệt là sự tăng trưởng nhanh chóng của khu vực kinh tế này

Đặc biệt, một báo cáo của Tổ Chức hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm

1996 đã vạch ra khung của vấn đề của KTTT có thể sử dụng làm cơ sở ban đầu cho

việc tiếp tục nghiên cứu về sự phát triển của nền kinh tế này Báo cáo viết: “ Từ “

Kinh tế tri thức” đã xuất hiện từ sự nhận thức về vai trò của tri thức và công nghệ

trong tăng trưởng kinh tế Đành rằng tri thức luôn luôn là một yếu tố trung tâm của phát triển kinh tế, song vấn đề là sự phụ thuộc của kinh tế một cách chặt chẽ vào sản xuất, truyền bá và sử dụng tri thức ngày nay đã được đặt lên trên hết.”

KTTT như một lực lượng sản xuất, chắc chắn sẽ có tác động mạnh mẽ đến kiến trúc thượng tầng xã hội, đến quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, và sẽ dẫn đến những biến động to lớn trong xã hội loài người

1.2 Khái niệm về KTTT

Khái niệm KTTT ra đời từ năm 1995 do Tổ chức OPCD nêu ra "Nền kinh tế tri

thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức trở thành yếu

tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống"

Bộ Thương mại và Công nghiệp nước Anh ( năm 1998) cho rằng một nền kinh

tế được dẫn dắt bởi tri thức là một nền kinh tế mà việc sản sinh và khai thác tri thức

có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của cải

Theo GS.VS Đặng Hữu, KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập

và sử dụng tri thức giữ vao trò quyế định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống

Trang 7

Tại hội thảo, Jean – Eric Aubert, chuyên gia hàng đầu của WB, nói cụ thể hơn:

“Phải phân biệt đó không phải là nền kinh tế dựa vào công nghệ và viễn thông! Kinh

tế tri thức là đặt tri thức, sáng tạo và các chính sách liên quan đến chúng vào trọng tâm của chiến lược phát triển cho tất cả các nước ở nhiều mức độ phát triển khác nhau”

Có thể nói, kinh tế tri thức là một giai đoạn phát triển mới của các nền kinh tế

sau kinh tế công nghiệp với vai trò của sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trong tăng trưởng kinh tế ngày càng trở nên quan trọng Tri thức đã trở thành nhân tố hàng đầu của sản xuất, vượt lên trên các nhân tố sản xuất cổ truyền vốn và lao động

Đây chính là cốt lõi của kinh tế tri thức

Khác với loại hình kinh tế trước đây, loại hình mà lấy công nghiệp truyền thống làm nền tảng, lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên thiếu thốn và ít ỏi làm chỗ dựa để phát triển sản xuất, KTTT lấy công nghệ cao làm lực lượng sản xuất, lấy trí lực – nguồn tài nguyên vô tận làm chỗ dựa chủ yếu, lấy công nghệ thông tin làm nền tảng

để phát triển.(hình 1.5)

Vậy KTTT là gì? KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống

1.3 Đặc trưng chủ yếu của nền KTTT:

Peter Drucker – một trong những người đi tiên phong nghiên cứu về tri thức và

xã hội tri thức, đã nói một cách khái quát về xã hội tri thức, nền KTTT như sau:

"Ngày mai sẽ đến gần hơn là chúng ta nghĩ Trong thế giới các nước phát triển, xã hội mới này sẽ quan trọng rất nhiều so với bất kỳ một nền kinh tế mới nào Xã hội đó rất khác với xã hội cuối thế kỷ XX và cũng khác với điều mà phần lớn chúng ta nghĩ Rất nhiều cảnh tượng của xã hội đó từ trước tới giờ chưa từng thấy, nhưng hầu hết chúng đã có sẵn và sẽ trỗi dậy nhanh chóng”

1.3.1 Tri thức trở thành yếu tố chủ yếu nhất của nền kinh tế

Trang 8

Cái khác biệt cơ bản nhất của KTTT so với kinh tế công nghiệp là tri thức trở

thành hình thức cơ bản nhất của vốn Trong nền KTTT, của cải tạo ra dựa vào tri

thức nhiều hơn là dựa vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động cơ bắp, tuy vốn và lao động vẫn là những yếu tố cơ bản không thể thiếu Sự tạo ra của cải, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chủ yếu là nhờ sử dụng tri thức mới, công nghệ mới Hoạt động quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức là thu nhận, tạo ra, quảng

bá và sử dụng tri thức mới trong tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, xã hội

Giá trị sản xuất được tạo ra nhiều nhất là từ tri thức Khi sử dụng nhiều công nghệ mới, tri thức quản lý mới, một hecta đất nông nghiệp có thể cho giá trị gấp nhiều lần mà chi phí vật chất không tăng, như thế giá trị gia tăng chủ yếu là do tri thức tạo ra; khi ngành cơ khí truyền thống chuyển lên tự động hoá, sử dụng CAD,

CAM, CNC, quang điện tử thì ngành đó trở thành ngành Kinh tế tri thức Các

ngành sản xuất, dịch vụ sử dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường (may đo qua mạng, bán hàng qua mạng ) cũng trở thành ngành kinh tế tri thức

Còn trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghiệp phần mềm thì rõ ràng giá trị tạo ra chủ yếu là do tri thức, các chi phí vật chất không đáng

kể, đó thực sự là những ngành kinh tế dựa vào tri thức Trong các ngành kiến trúc, xây dựng, việc sử dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý để thay thế cho việc khảo sát thủ công, sử dụng công nghệ mô phỏng, tự động hoá trong thiết kế,

sử dụng vật liệu mới, các thiết bị tự động hoá trong thi công cũng tạo ra giá trị gia tăng cao, giảm tiêu hao vật liệu, giảm hàm lượng lao động cơ bắp, các ngành đó đi theo hướng KTTT

Nền sản xuất đại cơ khí từng bước chuyển sang tự động hoá hoàn toàn; con người dần dần đứng ra ngoài quá trình sản xuất để làm chức năng chủ yếu là kiểm soát các quá trình ấy và sáng tạo ra cái mới có chất lượng hơn, hiệu quả hơn Có nhà khoa học cho rằng loài người đang từ "xã hội có phân công lao động" chuyển sang

"xã hội không còn phân công lao động", trong đó mọi công việc sản xuất đều do các

hệ thống tự động hoá đảm nhận, con người chỉ làm công việc kiểm soát, điều khiển

và sáng tạo cái mới; cũng có người cho rằng loài người đang từ "xã hội nguyên tử" tiến sang "xã hội bit" ( xã hội nguyên tử- xã hội dựa trên vật chất, xã hội bit- xã hội dựa trên thông tin)

Trong nền KTTT, giá trị gia tăng được tạo ra chủ yếu là do những yếu tố vô hình như sáng chế, phát minh, thiết kế mẫu mã, tiếp thị, dịch vụ tài chính, quản trị kinh doanh Giá trị gia tăng do các yếu tố đầu vào là nguyên liệu, năng lượng ngày càng giảm đi Hiện nay, giá trị của các tài sản vật chất của các công ty ở Mỹ và châu

Âu nói chung chỉ bằng 25% tổng giá trị của công ty Phần lớn giá trị của các công ty này phản ánh các yếu tố vô hình kể trên

Tỷ lệ giá trị do tri thức tạo ra so với tổng GDP là một chỉ tiêu chủ yếu đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế tri thức Năm 2000, tính chung cho

các nước OECD, giá trị do tri thức chiếm hơn 50% GDP

1.3.2 Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển đổi ngày càng nhanh theo hướng tăng nhanh giá trị gia tăng

Theo đà phát triển của khoa học và công nghệ, cơ cấu kinh tế trên thế giới đã thay đổi to lớn Trong thế kỷ XX, ngành nông nghiệp vốn đã từng là ngành ngự trị từ 10.000 năm trước đó, đã giảm đi nhanh chóng về tỷ trọng trong GDP Về khối lượng, sản xuất nông nghiệp đã tăng ít nhất 4-5 lần so với trước chiến tranh thế giới thứ

Trang 9

nhất; nhưng năm 1913 tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp trong thương mại thế giới chiếm 70%, đến nay chỉ còn 17% Công nghiệp chế biến cũng trên con đường đi xuống như vậy Từ chiến tranh thế giới thứ hai, sản phẩm công nghiệp chế biến ở các nước phát triển đã tăng ít nhất gấp ba lần, nhưng giá cả giảm đi nhanh chóng, trong lúc giá cả của những sản phẩm tri thức – giáo dục và chăm sóc sức khoẻ đã tăng gấp ba (có xét đến lạm phát) Trong 50 năm qua, sức mua tương đối của sản phẩm chế biến so với sản phẩm tri thức đã giảm chỉ còn 1/5 – 1/6 Số lao động trong các ngành công nghiệp chế biến ở Mỹ những năm 50 thế kỷ XX chiếm 35% lực lượng lao động, nay chỉ còn khoảng một nửa

Một đặc trưng cơ bản của nền Kinh tế tri thức là sự chuyển dịch cơ cấu theo

hướng gia tăng nhanh các ngành có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức: đó là

các ngành công nghiệp thông tin, công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ dựa vào xử lý thông tin, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, nghiên cứu phát triển công nghệ ; mặt khác, do quá trình sản xuất hàng hoá trực tiếp được tự động hoá ở trình

độ ngày càng cao, cho nên số người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm trong các nhà máy

giảm đi rất nhiều, trong khi đó số người làm việc ở văn phòng tăng lên (thực chất các

văn phòng này là những trung tâm, đầu mối xử lý, phân tích thông tin và biến những

thông tin đó thành yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh)

Tỷ lệ giá trị gia tăng công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế tạo đang tăng nhanh Hiện nay, ở Mỹ và nhiều nước phát triển, tỷ lệ đó đã đạt khoảng 25-30% Việc làm và thu nhập do khu vực công nghệ cao tạo ra đang tăng nhanh Việc làm trong các ngành sản xuất và phân phối hàng hoá giảm đi rất nhiều và được thay thế bằng việc làm trong các văn phòng xử lý và phân phối thông tin được trang bị rất hiện đại Từ 1980 đến 1998, riêng ở Mỹ, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã làm mất đi

44 triệu việc làm, nhưng đồng thời lại tạo ra 73 triệu chỗ làm việc mới, tức là đã tăng thêm 29 triệu việc làm Ở nước Mỹ hiện nay, 93 triệu người lao động (80% lực lượng lao động) không phải giành thời gian để làm ra các vật phẩm, mà họ chuyển sang làm việc ở các văn phòng xử lý thông tin, cung cấp các dịch vụ cho người dân

Như vậy, nền kinh tế tri thức cũng có thể gọi là nền Kinh tế văn phòng, hay nền

Kinh tế công nghệ cao

Xem xét cơ cấu kinh tế theo ba khu vực (nông nghiệp, công nghiệp và dịch

vụ) thì xu thế phát triển Kinh tế tri thức được thể hiện qua sự dịch chuyển cơ cấu

theo hướng tăng nhanh dịch vụ, giảm nông nghiệp Trong mấy thập kỷ qua, cơ

cấu của nền kinh tế thế giới đã dịch chuyển như sau:

Nguồn: World Bank, World Development Report 2003- 2004

Riêng đối với nhóm nước thu nhập cao thì tỷ lệ tương ứng của khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ năm 1999 là 2%, 34% và 64%

Do đó, cũng có người cho rằng nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dịch vụ

1.3.3 Tốc độ đổi mới nhanh, sản xuất công nghệ trở thành ngành sản xuất đặc biệt quan trọng

Trang 10

Trong nền KTTT, tốc độ hao mòn vô hình tăng lên theo xu hướng ngày càng

nhanh, cái có giá trị nhất là cái chưa biết, cái đã biết, đã được sử dụng thì mất dần

giá trị Tìm ra cái chưa biết tức là tạo ra cái mới và cũng có nghĩa là cái cũ bị thay

thế Vòng đời công nghệ, sản phẩm từ lúc mới nảy sinh, phát triển, chín muồi đến

tiêu vong ngày càng rút ngắn

Trong nền Kinh tế công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu là bằng

cách tối ưu hoá, tức là hoàn thiện cái đã có, để giảm chi phí sản xuất, còn trong kinh

tế tri thức thì quyết định năng lực cạnh tranh chính là sự sáng tạo ra cái mới có chất

lượng cao hơn, thời gian đi tới người tiêu dùng nhanh hơn Sự triển kinh tế là do sự

không ngừng đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm Do đó, nền kinh tế tri thức có

tốc độ hoạt động rất nhanh, “làm việc và kinh doanh theo tốc độ của tư duy”

Các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới (ở nước Mỹ hiện nay, mỗi năm có khoảng

40% doanh nghiệp đổi mới công nghệ); số doanh nghiệp cũ bị phá sản rất nhiều nhưng số doanh nghiệp mới dựa vào sáng chế, công nghệ mới, sản phẩm mới, nhất là

doanh nghiệp khoa học hay doanh nghiệp sáng tạo tăng lên rất nhanh; số chỗ làm

việc cũ mất đi nhiều, nhưng số chỗ làm việc mới được tạo ra còn nhiều hơn; tổng số chỗ làm việc không ngừng tăng lên Tại Mỹ, từ năm 1993 đến năm 1996, gần 40 vạn

doanh nghiệp vừa và nhỏ có tốc độ phát triển trên 20% mỗi năm (gọi là gazelle) đã

tạo ra hơn 70% việc làm mới Các gazelle sẽ làm chủ nền kinh tế mới

Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất; đúng như K

Marx đã dự báo: “Phát minh trở thành một nghề đặc biệt, và đối với nghề đó thì việc

vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố

có tính chất quyết định và kích thích” Công nghệ mới trở thành nhân tố hàng đầu

trong việc tạo ra năng suất, tăng trưởng và việc làm Do đó, các doanh nghiệp sản

xuất công nghệ (cũng có thể gọi là doanh nghiệp tri thức) phát triển rất nhanh Trong

các doanh nghiệp đó, khoa học và sản xuất được nhất thể hoá, không phân biệt phòng thí nghiệm với công xưởng, những người làm việc trong đó là công nhân tri thức, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất

Khu công nghệ cao là nơi biến các tri thức mới, các phát kiến khoa học mới

thành công nghệ và thành sản phẩm, đó là những “hạt nhân” của nền kinh tế tri

thức

Đầu tư mạo hiểm có xu hướng gia tăng mạnh trong nền kinh tế tri thức

Do sản xuất công nghệ trở thành ngành sản xuất cơ bản nhất, "sản xuất" ra các ngành khác, đem lại lợi nhuận nhiều nhất, cho nên trong giai đoạn hiện nay, chính phủ và các nhà doanh nghiệp ở nhiều nước đều rất chú trọng đầu tư cho việc ươm tạo, phát triển các công nghệ mới và các doanh nghiệp khoa học – công nghệ, doanh nghiệp sáng tạo (start-up) Loại hình đầu tư kiểu mới này có rất nhiều rủi ro, vì hoạt động nghiên cứu phát triển các sáng chế mới, sản phẩm mới có thể thành công mà cũng có thể thất bại, nhưng chỉ cần tạo ra và đưa vào ứng dụng một sáng chế có giá trị đối với quá trình đổi mới, thì lợi ích do nó đưa lại sẽ gấp rất nhiều lần chi phí đã

bỏ ra

Tạo ra tri thức là rất quan trọng, nhưng việc đưa tri thức đó vào các lĩnh vực của đời sống để tạo ra sự đổi mới lạicàng quan trọng hơn, có như thế thì tri thức mới có thể biến thành giá trị, trở thành nguồn vốn chủ yếu của sản xuất Đó là sự chuyển giao tri thức Chuyển giao tri thức thông qua nhiều con đường, như đào tạo để những người đã qua đào tạo sử dụng tri thức trong quá trình hành nghề (bác sĩ chữa bệnh,

Trang 11

kỹ sư xây dựng công trình ), thương mại hoá các sáng chế và các đối tượng sở hữu công nghiệp khác (hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua bán li xăng ), v.v Thế nhưng các trường đại học, các viện nghiên cứu thường vẫn rất khó khăn về nguồn vốn để biến những ý tưởng sáng tạo, những kết quả nghiên cứu của mình thành sản phẩm; nhiều khi muốn làm ra sản phẩm mẫu cũng không dễ Vốn đầu tư mạo hiểm sinh ra chính là để đáp ứng nhu cầu nhanh chóng thương mại hoá các kết quả nghiên

cứu khoa học, các ý tưởng mới, do đó đầu tư mạo hiểm có vai trò to lớn trong việc

đưa nhanh khoa học vào thực tế sản xuất kinh doanh; và như vậy, đầu tư mạo hiểm cũng là động lực cho nghiên cứu, sáng tạo, nâng cao năng lực khoa học công nghệ

1.3.4 Công nghệ thông tin và viễn thông được ứng dụng rộng rãi và ngày càng sâu trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội

Trong nền KTTT, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi và theo xu hướng ngày càng sâu vào mọi lĩnh vực Hầu hết các hoạt động kinh tế và xã hội đều dựa trên cơ sở công nghệ thông tin và thông qua mạng thông tin điện tử, đều được tin học hoá, hay số hoá Công nghệ thông tin không chỉ là một lĩnh vực khoa học công nghệ, một ngành kinh tế - kỹ thuật mà trở thành phương tiện chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, động lực quan trọng cho sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực Xã hội thông tin là tiền đề cho nền kinh tế tri thức Nền kinh tế tri thức cũng là nền kinh tế thông tin

Thương mại điện tử, chính phủ điện tử, làm việc từ xa, các văn phòng ảo, các tổ chức ảo, chữa bệnh trên mạng (chữa bệnh từ xa), giáo dục từ xa… đang làm thay đổi

hết sức sâu sắc cách thức sản xuất kinh doanh, cách thức tổ chức quản lý theo hướng tăng tốc độ, năng suất, chất lượng và hiệu quả Mạng Internet làm cho thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé Tri thức và thông tin không biên giới làm cho hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động liên kết mang tính toàn cầu Trong một xã hội mạng, các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng sôi động, nhanh nhạy, quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trực tiếp hơn, có thể dễ dàng thực

hiện sản xuất theo đơn đặt hàng; hình thức tổ chức sản xuất trở nên linh hoạt, cơ động hơn; sự liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa sản xuất với cung ứng nguyên

liệu, với thị trường tiêu thụ trở nên chặt chẽ, gắn bó hơn

Chi phí giao dịch sẽ giảm đi rất nhiều do thương mại điện tử có khả năng kết nối trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng, dẫn đến giảm thiểu nhiều khâu trung gian giữa các bên mua và bán Kết quả quan trọng nhất của việc triển thương mại điện tử là sự hạ thấp những rào chắn và chi phí đi vào thị trường APEC đã tổng kết rằng internet đã làm cho giá thành trong ngành sản xuất ô tô giảm 12-15% , trong ngành xây dựng giảm 7-8%, do chi phí cho việc cung ứng linh kiện từ khắp nơi trên thế giới đã giảm đi đáng kể (chi phí cho lập một đơn hàng giao dịch qua internet giảm đi 10 lần) Thương mại điện tử đã làm lợi cho nền kinh tế Mỹ hàng nghìn tỷ USD

Tổ chức quản lý qua mạng điện tử nhanh nhạy hơn, hiệu lực hơn, các quyết định chính xác hơn, thúc đẩy phát triển dân chủ, công khai, minh bạch Chính phủ điện tử kết hợp với cải cách hành chính sẽ làm tăng công năng và tác dụng các quyền và trách nhiệm của người dân sẽ giúp loại trừ được nạn phiền nhiễu, nạn tham ô, hối lộ Phát triển hình thức học tập từ xa (giáo dục điện tử) tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người học tập suốt đời, không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng; thúc đẩy phát

Ngày đăng: 03/02/2018, 21:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w